Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 10 chuyên đề cấu trúc của tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.14 KB, 20 trang )

PHẦN I.

MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạng
mà hưng thịnh, nguyên khí suy thế nước yếu mà thấp hèn…" Câu nói bất hủ của
tiến sĩ Lê, Thân Nhân Trung cho thấy ông cha ta từ xa xưa đã coi trọng nhân tài
và coi những nhân tài là tương lai của đất nước.
Ngày nay công việc ôn thi học sinh giỏi là vấn đề trọng tâm, quan trọng là
tiêu chí đánh giá thi đua của các trường THPT, vấn đề này càng được nóng lên
khi sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa gủi công văn thăm dò thay đổi hình thức
thi của sở "có thể trong năm học 2017 -2018, chuyển từ hình thức thi lớp 12
sang thi chương trình của lớp 10 và lớp 11" mặc dù chưa có quyết định chính
thức nhưng đã có rất nhiều trường trong năm học vừa qua đã bắt đầu ôn tập rất
kĩ cho học sinh lớp 10.
Nhưng đối với trường THPT Bỉm Sơn có một điều đặc biệt, năm học
tháng 4/2008 thầy trò chúng tôi đã hành quân và tận thành phố Hồ Chí Minh để
tham gia cuộc thi Olympic 30/4 được tổ chức hàng năm cho các trường chuyên
mặc dù kết quả không cao nhưng thầy và trò chúng tôi đã rút ra được rất nhiều
bài học. Chứng kiến sự vất vả nhưng đầy quyết tâm đó UBND thị xã Bỉm Sơn
đã ủng hộ cho chúng tôi tổ chức cuộc thi vào năm 2009 cho đến nay. Ban đầu có
4 trường tham gia nhưng sau đó nâng lên thành 9 trường phía Bắc của tỉnh
Thanh Hóa trong đó có các trường mạnh như: Hậu Lộc I; Ba Đình- Nga Sơn; Hà
Trung; Thạch Thành I…Đây là sân chơi trí tuệ đã thu hút được rất nhiều học
sinh tham gia. Là cơ hội cho giáo viên, học sinh nâng cao kiến thức của lớp 10 11 và phát hiện bồi dưỡng nguồn học sinh giỏi cho học sinh giỏi tỉnh và học sinh
giỏi quốc gia.
Nhiều năm ôn thi học sinh giỏi tỉnh, ôn thi đại học môn Sinh học, tôi nhận
thấy chương trình chủ yếu nằm ở lớp 12. Giáo viên và học sinh không chú ý
nhiều đến chương trình lớp 10- 11. Kì thi Olympic Bỉm Sơn lại chú trọng vào
lớp 10 -11 và môn Sinh học 10 trường Bỉm Sơn luôn dẫn đầu về số huy chương


Vàng và Bạc.
Để đạt được kết quả đó chúng tôi đã chú ý ôn tập cho học sinh cận thận
phần kiến thức cơ bản sau đó vận dụng kiến thức để giải quyết các câu hỏi khó,
câu hỏi vận dụng thực tế.
Chính từ lí do trên tôi đã chọn đề tài: "Bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Sinh học 10 - Chuyên đề: Cấu trúc của tế bào"
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nhằm hướng dẫn cho học sinh khai thác kiến thức cơ bản trong chương:
Cấu trúc tế bào.

1


Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi khó
trong đề thi học sinh giỏi.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Lấy học sinh đội tuyển lớp 10 hàng năm làm nghiên cứu, kết quả thi của
từng năm được đánh giá và rút kinh nghiệm cho các năm tiếp theo.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Về lí luận: Nghiên cứu qua các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo….
- Về thực nghiệm:
+ Giảng dạy trực tiếp đội tuyển học sinh giỏi lớp 10.
+ Cho làm bài kiểm tra đánh giá thường xuyên.
+ Phiếu tham dò ý thức học tập của học sinh đối với mỗi chuyên đề.
+ Tổng hợp, so sánh đánh giá kết quả sau mỗi kì thi Olympic Bỉm Sơn từng năm
và đúc rút kinh nghiệm.

2



PHẦN II.

NỘI DUNG.

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
- Đối với chương trình môn sinh lớp 10 được cấu trúc có 3 phần chính:
+ Giới thiệu chung về thế giới sống: Học sinh phải hiểu được các cấp tổ chức
của thế giới sống; đặc điểm của các cấp tổ chức của thế giới sống
+ Sinh học tế bào: Học sinh phải hiểu được các thành phần hóa học cấu tạo nên
tế bào là gì? Từ các thành phần hóa học đó hình thành nên các bào quan trong tế
bào như thế nào? Trong các bào quan đó những bào quan nào tham gia chuyển
hóa vật chất và năng lượng cho tế bào và bào quan nào tham gia vào quá trình
nguyên phân, giảm phân?
+ Sinh học vi sinh vật: Trên cơ sở những hiểu biết về cấu tạo tế bào nhân sơ và
tế bào nhân thực để nghiên cứu quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi
sinh vật; sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
- Chương "cấu trúc của tế bào" là chìa khóa để mở cho các chương tiếp theo.
Các em học sinh phải nắm được nguyên tắc cấu tạo, chức năng và nguồn gốc
hình thành của các bào quan trong tế bào từ đó vận dụng kiến thức cơ bản để
giải thích những câu hỏi nâng cao trong các đề thi.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM.
- Năm học 2009- 2010 là năm đầu tiên tôi ôn đội tuyển Olympic Bỉm Sơn kết
quả không cao do chưa có kinh nghiệm tuyển chọn học sinh, chưa có kinh
nghiệm trong giảng dạy tôi không dạy kĩ phần kiến thức cơ bản đã yêu cầu học
sinh làm các câu hỏi vận dụng dẫn đến học sinh lúng túng không trả lời được
hoặc trả lời được nhưng không chính xác.
- Năm 2010 - 2011 là năm thứ hai tôi ôn luyện tôi đã tìm ra các nguyên nhân
thất bại của mình và tìm cho mình một hướng đi mới như sau:
+ Công tác tuyển chọn học sinh: thường diễn ra vào tháng 10 hàng năm, tôi

thường động các em học sinh thi trượt đội tuyển các môn Toán, Hóa tham gia ôn
luyện môn sinh vì các em này có tư duy tốt hơn các em theo chính khối B.
+ Công tác giảng dạy: Đầu tiên tôi phải xây dựng hình tượng cho các em, sau đó
hướng các em đam mê môn học, định hướng cho các em tìm hiểu kiến thức cơ
bản trong sách giáo khoa sinh học 10, sau đó vận dụng kiến thức cơ bản vào giải
quyết các đề thi ở mức đơn giản và nâng dần nên đề thi cấp tỉnh, Olympic 30/4
và đề thi học sinh giỏi quốc gia.
- Chương cấu trúc của tế bào hiện nay đã được đưa vào đề thi học sinh giỏi tỉnh
năm học 2016 - 2017 nhưng hầu hết học sinh không làm được vì trong quá trình
dạy học giáo viên thường không chú ý, tài liệu tham khảo còn ít.
III. GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG.
3


A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
* TẾ BÀO NHÂN SƠ (Procaryota).
1. Hình dạng:
- Đa số vi khuẩn là cơ thể đơn bào, kích thước 1 - 3μm.
- Hình cầu (cầu khuẩn); hình phẩy (phẩy khuẩn); hình que (trực khuẩn), hình
xoắn (xoắn khuẩn).
2. Cấu tạo tế bào vi khuẩn.
Gồm 3 thành phần chính: Thành tế bào, màng sinh chất và thể nhân.
a. Thành tế bào:
- Dày tử 1 - 20nm và được cấu tạo từ peptidoglican
- Căn cứ vào cấu trúc khác nhau của thành tế bào chia vi khuẩn thành 2 nhóm:
Nhóm Gram dương (G+) và nhóm Gram âm (G-) [1]
- Một số vi khuẩn, bao bọc bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhày giúp tăng
sự bảo vệ hoặc bám dính vào tế bào chủ.
- Chức năng: Giữ cho tế bào vi khuẩn có hình dạng ổn định; phân loại vi khuẩn
G- và G+ giúp cho việc sử dụng kháng sinh để chống lại vi khuẩn một cách đặc

hiệu [9]
b. Màng sinh chất:
Nằm giáp với thành tế bào được cấu tạo từ lớp kép photpholipit và protein
c. Lông và roi.
- Lông: được cấu tạo từ protein giúp cho vi khuẩn tiếp hợp hoặc giúp bám dính.
- Roi: Giúp vi khuẩn di chuyển một cách xoay tròn [2]
d. Tế bào chất.
- Cấu tạo:
+ Bào tương dạng chất bán lỏng chứa nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ khac
nhau.
+ Riboxom có hằng số lắng 70S: được cấu tạo từ protein và rARN,không có
màng bao bọc.
+ Màn sinh chất có thể hình thành nên các nếp gấp gọi là mezoxom có vai trò
quan trọng trong sự phân bào, hô hấp hiếu khí [4]
- Chức năng: Trong tế bào chất xảy ra các quá trình tổng hợp protein, phân giải
đường để tích lũy năng lượng ATP.
e. Vùng nhân.
4


- Vi khuẩn không có màng nhân (gọi là nhân sơ) nhưng có bộ máy di truyền là
ADN xoắn kép dạng vòng, trần (không liên kết với protein histon) [1]
f. Flatmit.
Nằm trong tế bào chất, mỗi tế bào có 1 hoặc vài flatmit. Là phân tử ADN
dạng vòng, chứa thông tin di truyền quy định một số đặc tính của vi khuẩn như
tính kháng thuốc.
* TẾ BÀO NHÂN CHUẨN (Eucaryota).
1. Thành tế bào.
-Thành tế bào bao bọc bên ngoài tế bào có
tác dụng bảo vệ ổn định hình dạng tế bào.

- Thành tế bào thực vật được cấu tạo bằng
xenlulozo (các sợi xenlulozo liên kết với
nhau tạo thành tấm), trên thành có các cầu
sinh chất để liên hệ, ghép nối giữa các tế bào.
- Thành tế bào nấm được cấu tạo bằng kitin
(là một loại polisacarit thấm thêm N).
1. Màng sinh chất.
a.Cấu tạo:
- Lipit của màng:Các phân tử photpholipit có đuôi là axit béo kị nước, đầu là
nhóm photphat ưa nước. Chúng có thể tự quay dịch chuyển ngang, dịch chuyển
trên dưới đồng thời tạo nên tính ổn định.
- Colesterol tạo nên tính mềm dẻo của màng, khi tỉ lệ colesterol nhiều màng sẽ
bền, chắc.
- Protein của màng: Protein xuyên màng là những protein nằm xuyên qua khung
lipit có đầu ưa nước quay ra ngoài, đuôi kị nước quay vào trong; Protein rìa
màng là những protein bám mặt ngoài hoặc mặt trong của màng.
- Cacbonhidrat của màng: Cacbonhidrat liên kết với photpholipit (glicolipit)
hoặc protien (glicoprotein) có chức năng kết dính các tế bào thành mô và truyền
đạt thông tin giữa các tế bào.[10]
b. Chức năng của màng sinh chất.
Bao bọc bên ngoài tế bào, ngăn cách tế bào với môi trường vừa có tác
dụng bảo vệ tế bào; nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường;
thu nhận và truyền đạt tông tin; nhận biết tế bào; liên kết giữa các tế bào cạnh
nhau.
5


3. Tế bào chất và các bào quan:
3.1. Ti thể
Ti thể thường có hình hạt, hình sợi

hay hình trứng; đường kính 0,5 – 2
μm, dài 7 -10 μm.
-

Hình dạng, kích thước, số lượng và
vị trí tùy loại tế bào
-

- Ti thể có cấu trúc gồm 2 phần chính:
+ Lớp màng kép: màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp ăn sâu vào
khoangti thể tạo thành các mào trên đó chứa nhiều enzim hô hấp và chuỗi truyền
electron.
+ Chất nền: chứa nhiều chất vô cơ, chất hữu cơ, đặc biệt là hệ enzim
cacboxyl oxi hóa, enzim tổng hợp các chất axits béo.
Ngoài ra trong chất nền còn chứa AND dạng vòng, riboxom, các ARN nên ti thể
có khả năng tự tổng hợp protein cho riêng mình và có khả năng tự nhân đôi.
- Ti thể có chức năng quan trọng đối với tế bào: thực hiện hô hấp, tổng hợp năng
lượng ATP[6]
3.2. Lục lạp:
- Lục lạp chỉ có ở các tế bào có chức năng quang hợp của tảo, thực vật.
- Lục lạp có dạng hình trứng, kích thước 2 - 6μm
- Lục lạp có cấu trúc gồm 3 phần:
+ Lớp màng kép bao bọc bên ngoài, trong
suốt, trơn nhẵn.
+ Hạt grana: được cấu tạo từ các túi dẹt
tilacoit, xếp chồng lên nhau thành từng cọc.
Trên màng tilacoit chứa: hệ sắc tố quang, các
enzim, chuỗi chuyền electron. Hạt grana là
nơi diễn ra pha sáng của quang hợp.
+ Chất nền stroma: chứa các chất vô cơ, hữu

cơ đặc biệt là enzim; các phân tử ADN vòng,
hạt riboxom, ARN. Là nơi diễn ra pha tối của
quang hợp.[9]

6


- Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp tổng hợp các chất hữu cơ từ các
chất vô cơ CO2; O2 đồng thời chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành dạng
hóa năng trong các chất hữu cơ.
3.3. Lưới nội chất:
- Lưới nội chất được cấu tạo bằng màng đơn tạo thành các ống và xoang dẹt
thông với nhau.
+ Lưới nội chất hạt: mặt
ngoài có đính các hạt
riboxom thực hiện chức
năng tổng hợp protein để
đưa ra ngoài tế bào để cấu
tạo nên màng tế bào. Lưới
nội chất hạt gắn bên ngoài
màng nhân.
+ Lưới nội chất trơn: mặt
ngoài không đính các hạt
riboxom; phân bố khắp tế
bào chất; thực hiện chức
năng tổng hợp lipit, chuyển
hóa đường, phân hủy chất
độc hại.
3.4. Perôxixôm.
Perôxixôm có cấu trúc dạng bóng, được bao bọc bởi lớp màng đơn, có nguồn

gốc từ lưới nội chất trơn.
Perôxixôm có hệ enzim oxi hóa đặc trưng như catalaza, urat oxidaza tham
gia vào chuyển hóa lipit và khử độc cho tế bào [7]

7


3.5. Bộ máy Gôngi.
- Bộ máy Gôngi là hệ thống túi, màng
dẹp xếp chồng lên nhau theo kiểu
vòng cung tách biệt với nhau.
- Bộ máy Gôngi thực hiện chức năng
thu gom, bao gói, biến đổi, hoàn thiện
và phân phối các sản phẩm đến các
bộ phận khác nhau trong và ngoài tế
bào.
Bộ máy Gôngi thu nhận protein được
tổng hợp từ lưới nội chất gắn nhóm
cacbohidrat vào protein sau đó bao
gói và các túi tiết để phân phối.
3.6. Lizôxôm.
Lizôxôm là bào quan dạng túi được bao bọc bởi màng đơn, chứa hệ thủy
phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội bào; phân cắt các đại phân tử: protein, axit
nucleic, cacbohidrat, lipit; phân hủy các tế bào già, tế bào chết và liên quan
đến hiện tượng tiêu cơ của cơ thể như: thằn lằn đứt đuôi, nòng nọc có đuôi
tiêu biến.
3.7. Không bào.
- Không bào là bào quan dạng túi, bóng, được bao bọc bởi lớp màng đơn; có
ở tế bào thực vật và động vật bậc thấp như động vật nguyên sinh.Không bào
có nguồn gốc từ bộ máy gôngi và lưới nội chất trơn.

- Không bào có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể:
Ở tế bào rễ cây, không bào chứa ion khoáng tạo áp suất thẩm thấu để hút
nước và muối khoáng. Ở tế bào cánh hoa, không bào chứa các sắc tố giúp thu
hút con trùng thụ phấn. ….
3.8. Trung thể.
- Là bào quan không có màng bao bọc, có mặt trong các tế bào động vật;
được cấu tạo gồm:
+ Trung tử: được cấu tạo bằng nhóm các bộ ba vi ống xếp thành khối trụ và
các vi sợi bao quang khoang trung tâm.
+ Chất bao quanh trung tử: gồm các vi ống xếp phóng xạ quang trung tử.
8


- Trung thể đóng vai trò quan trọng trong sự phân bào, tạo thành và định
hướng cho các vi ống, vi sợi hình thành nên thoi vô sắc giúp phân chia NST
ở kì sau của quá trình phân bào [8].
3.9. Ribôxôm.
- Riboxom có cấu trúc dạng hạt, không
có màng bao bọc, nằm rải rác trong tế
bào chất hay có mặt tại các bào quan
như lưới nội chất hạt, ti thể, lục lạp.
- Riboxom được cấu tạo từ 2 tiểu
phần bé và lớn có thành phần hóa học
là protein và rARN liên kết lại với
nhau nhờ liên kết hidro và ion Mg2+.
- Riboxom của tế bào nhân thực có tốc
độ lắng li tâm 80S gồm 2 tiểu phần
60S và 40S. Là nơi diễn ra quá trình
tổng hợp protein cho tế bào.
3. 10. Khung xương tế bào.

Được cấu tạo từ vi ống, vi sợi và sợi protein phân bố thành mạng lưới
trong tế bào có chức năng neo giữ các bào quan, giữ ổn định hình dạng tế bào
và tham gia vai trò vận động.
4. Nhân tế bào.
- Nhân tế bào được xem là
trung tâm điều khiển mọi hoạt
động sống của tế bào; mỗi tế
bào thường có 1 nhân nhưng
một số tế bào lại đa nhân như tế
bào cơ vân.
- Hình dạng nhân khác nhau
thường có hình cầu, hình khối…

4.1. Màng nhân.
- Cấu tạo giống màng sinh chất tuy nhiên có một số đặc điểm khác: màng
nhân được cấu tạo bởi 2 lớp màng, giữa 2 lớp màng có xoang màng; trên
9


màng nhân có các lỗ nhân thông với tế bào chất. Bên ngoài màng nhân
thường gắn với lưới nội chất hạt.
- Bao bọc bên ngoài nhân, ngăn cách nhân với tế bào chất có tác dụng bảo
vệ nhân đồng thời là nơi diễn ra hoạt động trao đổi chất giữa tế bào và chất
nhân.
4.2. Chất nhân gồm chất nhiễm sắc và dịch nhân.
Chất nhiễm sắc được cấu tạo gồm ADN kết hợp với protein histon tạo thành
dạng sợi mảnh bắt màu với thuốc nhuộm kiềm tính.
4.3. Nhân con (hạch nhân).
Trong nhân co một hoặc vài thể hình bắt màu đậm hơn chất nhiễm sắc được
gọi là nhân con. Nhân con được cấu tạo chủ yếu bằng protein (80 - 85%) và

rARN [7]
B. CÂU HỎI LÍ THUYẾT.
Câu 1. Điểm khác nhau của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực [8]
Trả lời
Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

- Kích thước bé 0.2 - 10μm

- Kích thước 5 - 10μm.

- Có ở vi khuẩn

- Có ở động vật, thực vật và nấm.

- Thành tế bào
peptitdoglican.

cấu

tạo

bằng - Thành tế bào thực vật cấu tạo bằng
xenlulozo; tế bào nấm cấu tạo bằng
kitin; tế bào động vật không có thành
tế bào.
- Không có vỏ nhầy.

- Một số có vỏ nhầy.


- Lông và roi có cấu tạo phức tạp bằng
- Lông và roi được cấu tạo đơn giản từ hệ vi ống kiểu cấu trúc 9+2.
các protein có tính đàn hồi.
- Tế bào chất có hệ thống nội màng và
- Tế bào chất không có hệ thống nội các bào quan có màng bao bọc, có hiện
màng và các bào quan có màng bao tượng chuyển động của chất nguyên
bọc, không có hiện trượng chuyển sinh.
động chất nguyên sinh.
- Không có mezoxom.
- Có màng sinh chất gấp nếp thành
mezoxom.
- Riboxom có độ lắng li tâm 80S.
- Riboxom có độ lắng li tâm 70S.
- Vùng nhân chưa có màng bao bọc, - Nhân có màng bao bọc, có nhân con;
ADN dạng vòng không liên kết với ADN thẳng liên kết với protein histon.
protein histon.
- Có platmit.

- Không có platmit.

10


Câu 2.Phân biệt cấu trúc, chức năng của protein xuyên màng và protein bám
màng. Vì sao nói 2 loại protein này có ảnh hưởng đến tính linh động của màng
sinh chất?[22]
Trả lời.
- Phân biệt:
Prôtêin xuyên màng

Cấu
trúc

Prôtêin bám màng

- Xuyên qua 1 lần hoặc nhiều - Bám vào phía mặt trong và mặt
lần.
ngoài của màng.
- Có sự phân hóa các vùng ưa - Không có vùng kị nước.
nước. Vùng kị nước không phân
cực nằm sâu trong lớp kép
photpholipit. Vùng phân cực ưa
nước lộ ra bề mặt màng.

Chức
năng

- Vận chuyển các chất qua màng. - Mặt ngoài: tín hiệu nhận biết các tế
bào, giúp tế bào ghép nối với nhau.
- Truyền tín hiệu.
- Mặt trong: xác định hình dạng tế
bào, giữ một số protein vào các vị trí
nhất định.

- Hoạt tính enzim.

- Nói hai loại protein này có ảnh hưởng đến tính linh động của màng sinh chất,
vì:
+ 2 loại protein này có thể thay đổi vị trí, hình dạng trong không gian → tạo nên
tính linh động, mềm dẻo cho màng.

+ Các phân tử protein có khả năng chuyển động quay, lên xuống giữa 2 lớp
màng.
+ Ngoài ra các phân tử protein phân bố tương đối đều trên màng, nhưng khi có
sự thay đổi nào đó nào đó của môi trường thì protein lại có khả năng di chuyển
tập hợp lại với nhau.
Câu 3.Hình sau mô tả cấu trúc của một số phân tử lipit.

11


a. Hãy nêu tên của các loại lipit I, II, III.
b. Nêu tên của các phần A, B của I và C, D của phân tử II.
c. Nêu một chức năng quan trọng của kiểu lipit I và kiểu lipit II [16]
Trả lời
a.Tên các loại lipit.I: Photpholipit.

II: Triglyxerit.

III: Steroit.

b. Các thành phần của I: A là đầu ưa nước, B là đuôi kị nước.
Các thành phần của II: C là glixerol, D là axxit béo.
c. Chức năng của I: Cấu tạo nên màng sinh học.
Chức năng của II: dự trữ năng lượng.
Câu 4. Hãy nêu các bằng chứng ủng hộ giả thiết ti thể có nguồn gốc cộng sinh
từ vi khuẩn. Tại sao nhiều nhà khoa học cho rằng "Ti thể xuất hiện trước lạp thể
trong quá trình tiến hóa"?[23]
Trả lời
Bằng chứng ủng hộ giả thiết ti thể có nguồn gốc từ vi khuẩn:
- Ti thể chứa ADN giống ADN của vi khuẩn: các phân tử ADN vòng, trần không

kết hợp với protein.
- Ti thể chứa riboxom giống riboxom của vi khuẩn: dạng riboxom có độ lắng
70S.
- Cơ chế tổng hợp protein trong ti thể tương tự như ở vi khuẩn.
- Ti thể có cấu trúc màng kép và phân đôi giống vi khuẩn: Trên màng của ti thể
và màng của vi khuẩn đều có hệ enzim hô hấp.
Nói "ti thể xuất hiện trước lạp thể trong quá trình tiến hóa" bởi vì:
Toàn bộ giới sinh vật nhân thực: động vật, thực vật và nấm đều có ti thể
nhưng chỉ có 1 nhóm sinh vật nhân thực (tảo và thực vật) có lạp thể → lạp thể
có lẽ xuất hiện sau trong quá trình tiến hóa.
Câu 5. Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về loại tế
bào của người có lưới nội chất hạt phát triển, một loại tế bào có lưới nội chất
trơn phát triển và giải thích chức năng của các loại tế bào này.[24]
Trả lời
- Chức năng chính của lưới nội chất hạt là tổng hợp các loại protein dùng để tiết
ra ngoài màng tế bào hoặc protein của màng tế bào cũng như protein của các
lizoxom.
12


- Chức năng của lưới nội chất trơn: Chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng
hợp lipit, chuyển hóa đường và giải độc cho tế bào.
- Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp
và tiết ra các kháng thể.
- Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển vì có chức năng giải độc
Câu 6.Loại bào quan trong tế bào nhân thực có chức năng làm cho tế bào có thể
gia tăng kích thước nhanh chóng nhưng lại tiêu tốn ít năng lượng. Hãy giải thích
chức năng của loại bào quan này?[25]
Trả lời.
- Bào quan đó là không bào. Không bào lớn (không bào trung tâm) hút nước và

gia tăng kích thước làm cho thành tế bào trương lên khi thành tế bào đã được
axit hóa làm giãn ra. Do vậy tế bào có thể nhanh chóng gia tăng kích thước rồi
sau đó mới tổng hợp thêm các chất cần thiết.
- Loại bào quan này ở thực vật còn có các chức năng dự trữ các chất dinh dưỡng,
chứa các chất độc hại đối với các tế bào, là kho dự trữ các ion cần thiết cho tế
bào; không bào ở cánh hoa còn chứa sắc tố giúp côn trùng đến thụ phấn và chứa
các chất độc giúp thực vật chống lại các động vật ăn thực vật.
Câu 7. Các tế bào động vật không có lizoxom, trong khi ở thực vật không có
bào quan này. Loại bào quan nào ở tế bào thực vật có thể thay thế chức năng của
lizoxom? Giải thích.[25]
Trả lời.
Tế bào thực vật không có lizoxom nhưng có không bào trung tâm. Loại
bào quan này có ở tế bào thực vật có thể thay thế chức năng của lizoxom ở tế
bào động vật.
Vì không bào cũng có nhiều enzim thủy phân và có chức năng phân giải
các chất hữu cơ cũng như thủy phân các bào quan và tế bào già.
Câu 8. Trong tế bào động vật có 2 loại bào quan thực hiện chức năng khử độc,
đó là 2 loại bào quan nào? Cơ chế khử độc của 2 loại bào quan đó có gì khác
nhau?[26]
Trả lời.
- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc trong tế bào động vật là: lưới
nội chất trơn, và peroxixom.
- Lưới nội chất trơn khử độc bằng cách gắn nhóm (-OH) vào chất độc chuyển
thành chất dẽ bị đào thải ra khỏi tế bào; peroxixom chỉ tham gia phân giải H 2O2
sản phẩm độc hại thành nước nhờ enzim catalaza.
13


Câu 9.Bào quan lizôxôm ở tế bào động vật được hình thành từ đâu? Tế bào cơ,
tế bào thần kinh, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu loại tế bào nào chứa nhiều

lizôxôm nhất? Giải thích.[14]
Trả lời
- Bào quan lizôxôm ở tế bào nhân thực được hình thành từ bộ máy golgi. Cấu
tạo dạng túi, màng đơn, chứa nhiều enzim thủy phân làm nhiệm vụ tiêu hóa nội
bào.
- Tế bào bạch cầu chứa lizôxôm nhiều nhất và nó đảm nhiệm chức năng tiêu diệt
vi khuẩn, tế bào già, tế bào bị tổn thương.
Câu 10.Bào quan nào chỉ có ở tế bào động vật, không có ở tế bào thực vật ? Nêu
cấu tạo và chức năng của bào quan trên ? Tế bào thực vật có thực hiện được
chức năng này không ? Tại sao?[13]
Trả lời
Bào quan đó là trung thể.
- Cấu tạo: Mỗi trung thể gồm 2 trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc.
Trung tử là ống hình trụ, rỗng, dài có đường kính khoảng 0,13μm gồm nhiều bộ
ba vi ống xếp thành vòng
- Chức năng: hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân bào.
- Tế bào thực vật không có trung thể nhưng vẫn hình thành thoi phân bào vì tế
bào thực vật vẫn có trung tâm tổ chức vi ống nhưng ở trạng thái phân tán.
Câu 11. a. Trình bày cấu trúc và chức năng của ti thể
b. Người ta cho một tế bào của khoai tây và một tế bào hồng cầu của
người vào nước. Điều gì sẽ xảy ra? Giải thích tại sao lại có hiện tượng đó.[15]
Trả lời
a. Cấu trúc, chức năng của ti thể:
- Cấu trúc: + Có hình cầu hoặc xúc xích, kích thước từ 2-5µm
+ Màng kép: Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành mấu
lõi (Crista) trên crista có chứa các enzim hô hấp.
+ Chất nền: Chứa nhiều enzim, ADN plasmit, ribôxôm ...
- Chức năng: Là nơi tổng hợp ATP trong quá trình hô hấp của TB, cung cấp năng
lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào
b. Nước được coi là môi trường quá nhược trương đối với tế bào → khi cho tế

bào khoai tây (thực vật) và hồng cầu vào nước, thì nước ở ngoài môi trường sẽ
đi vào tế bào, làm tế bào tăng thể tích.
14


Tế bào thực vật có thành xenluloz vững chắc nên chỉ hút nước đến giới hạn nhất
định → không bị vỡ, còn tế bào hồng cầu sau khi tăng thể tích đến một mức độ
nhất định thì sẽ bị vỡ ra.
Câu 12. Trong cơ thể người, loại tế bào nào không có nhân, loại tế bào nào có
nhiều nhân? Trình bày khái quát sự hình thành loại tế bào này.[21]
Trả lời
Tế bào không nhân là hồng cầu, hình thành từ tê bào tủy xương (có 1 nhân) sau
đó bị lizoxom phân giải để thực hiện chức năng; tế bào nhiều nhân là tế bào
bạch cầu
Câu 13. So sánh vị trí, cấu trúc, chức năng của màng sinh chất và màng nhân?
Hãy cho biết dòng di chuyển của prôtêin từ nơi tổng hợp đến màng sinh chất?
[12]
Trả lời
- Giống:
+ Đều được cấu trúc bởi các thành phần giống nhau: lớp kép phôtpholipit và các
phân tử prôtêin khảm - động trong lớp kép phôtpholipit, cacbohiđrat.
+ Đều có chức năng bảo vệ, có các lỗ màng để thực hiện trao đổi chất.
- Khác nhau:
Màng sinh chất

Màng nhân

- Vị trí: Bao bọc khối sinh chất bên - Vị trí: Bao bọc nhân và ngăn cách
trong tế bào.
giữa nhân và khối sinh chất.

- Cấu trúc: Có cấu trúc màng đơn. Có - Cấu trúc:
các dấu chuẩn glycoprotein.
+ Có cấu trúc màng kép.
- Chức năng:
- Chức năng:
+ Thực hiện sự trao đổi chất giữa tế + Thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân
bào với môi trường ngoài tế bào.
và tế bào chất.
+ Bảo vệ toàn bộ khối sinh chất trong + Bảo vệ nhân.
tế bào.
* Dòng di chuyển của prôtêin từ nơi tổng hợp đến màng sinh chất:
- Prôtêin thường được tổng hợp tại ribôxôm trên lưới nội chất hạt rồi tạo thành
các túi tiết  bộ máy gôngi: bao gói  màng sinh chất.
Câu 14.So sánh lưới nội chất ở tế bào bạch cầu và lưới nội chất ở tế bào gan của
người. Giải thích sự khác nhau về lưới nội chất ở 2 loại tế bào đó.[11]
Trả lời
* So sánh lưới nội chất ở tế bào bạch cầu và lưới nội chất ở tế bào gan.
15


- Giống nhau: Đều là hệ thống màng bên trong TB nhân thực, tạo thành hệ thống
các ống xoang dẹp và ống thông với nhau, ngăn cách phần còn lại của TBC.
- Khác nhau: Ở TB bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển. Ở TB gan có lưới
nội chất trơn phát triển.
*Giải thích sự khác nhau:
- Lưới nội chất hạt có chức năng chính là tổng hợp các loại prôtêin dùng để tiết
ra ngoài TB hoặc prôtêin của màng TB cũng như prôtêin của các lizôxôm.
- Lưới nội chất trơn chứa các enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit,
chuyển hoá đường và giải độc.
- TB bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển vì chúng có chức năng tổng hợp và

tiết ra các kháng thể.
- TB gan có lưới nội chất trơn phát triển vì chúng có chức năng giải độc.
Câu 15.Phân biệt túi vận chuyển lizoxom, peroxixom và không bào.[27]
Trả lời.
- Là các túi vận chuyển đưa các chất đi khắp tế bào.
- Lizoxom chứa enzim thủy phân phân giải các thể lạ hoặc các chất cần cho tái
chế.
- Peroxixom chứa nhiều enzim dùng để gải độc các chất như ancol và tạo
catalaza để trung hòa hidroperoxit.
- Không bào là bào quan dự trữ một số chất cho tế bào, có thể tham gia vào việc
tiêu hóa thức ăn ở một số loại tế bào.
Câu 16.Các tế bào nhận biết nhau bằng các dấu chuẩn có trên màng sinh chất,
theo em các dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận
chuyển tới màng sinh chất như thế nào?[17]
Trả lời.
Dấu chuẩn là hợp chất glycoprotein: protein kết hợp với cacbohidrat.
Protein được tổng hợp ở các riboxom trên màng lưới nội chất hạt, sau đó
được đưa vào trong xoang của lưới nội chất hạt → tạo thành túi → bộ máy
gongi.
Cacbohidrat được tổng hợp tại lưới nội chất trơn sau đó được chuyển đến
bộ máy gongi.
Tại đây protein được hoàn thiện cấu trúc. Gắn thêm hợp chất polisacarit
→ glycoprotein hoàn chỉnh → đống gói → đưa ra bên ngoài bằng cách xuất bào.
Câu 17. Trong tế bào nhân thực những bào quan nào có khả năng tổng hợp
ATP? So sánh cấu trúc và chức năng của các bào quan đó?[19]
16


Trả lời.
* Trong tế bào nhân thực bào quan có khả năng tổng hợp ATP là ti thể và lục lạp:

ti thể tổng hợp ATP trong chu trình crep và chuỗi chuyền e hô hấp; còn lục lạp
tổng hợp ATP trong pha sáng của quang hợp.
* So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp:
- Giống nhau:
+ Đều là bào quan có cấu trúc màng kép trong tế bào nhân thực.
+ Bên trong chứa ADN dạng vòng, riboxom, protein và enzim.
+ Đều có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn trong tế bào nhân thực.
+ Đều là bào quan chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
- Khác nhau:
Ti thể

Lục lạp

- Màng trong gấp nếp → nhiều mào có - Màng trong không gấp nếp, không có
đính enzim hô hấp.
enzim hô hấp.
- Bên trong:

- Bên trong:

+ Xoang trong chứa các chất bán lỏng, + Stroma chứa enzim quang hợp.
enzim hô hấp.
+ Hạt granna: Gồm các tilacoit, trên
+
+ Xoang ngoài có chứa ion H
màng tilacoit có hệ sắc tố, enzim quang
hợp → đơn vị quang hợp, giữa các hạt
+ ADN vòng nhỏ.
có phiến màng.
- Có ở mọi tế bào nhân thực


- Chỉ có ở các tế bào thực vật thực hiện
chức năng quang hợp.

Câu 18. So sánh cấu trúc của tế bào thực vật và tế bào động vật. Sự giống nhau
và khác nhau đó phản ánh điều gì?[18]
Trả lời.
- Giống nhau:
+ Đều là tế bào nhân thực gồm 3 phần: màng tế bào, tế bào chất, nhân tế bào.
+ Cấu trúc nhân hoàn thiện: có màng nhân bao bọc, chất nhân gồm ADN liên kết
với protein histon và nhân con.
+ Tế bào chất có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc: ti thể,
lưới nội chất, bộ máy gongi, lizoxom, khung xương tế bào.
- Khác nhau:
Tế bào thực vật

Tế bào động vật
17


- Có thành tế bào bằng xenlulozo giữ - Không có thành tế bào nên hình dạng
cho hình dạng tế bào ổn định.
tế bào có thể thay đổi.
- Không có chất nền ngoại bào, liên kết - Có chất nền ngoại bào giúp liên kết
giữa các tế bào được thực hiện nhờ cầu giữa các tế bào.
nguyên sinh chất và thành tế bào.
- Có lục lạp, chứa sắc tố quang hợp.

- Không có lục lạp.


- Có không bào trung tâm lớn.

- Không bào chỉ có ở động vật nguyên
sinh còn đông vật bậc cao không có.

- Không có trung thể.

-Trung thể giúp hình thành thoi phân
bào.

Câu 19. Nếu một người uống thuốc penicillin với một lượng lớn thì chỉ vài ngày
trong tế bào gan có một loại bào quan tăng gấp đôi, số lượng bào quan này chỉ
trở lại bình thường trong vòng 5 ngày khi thôi dùng thuốc. Điều này chứng tỏ
penicillin là chất như thế nào đối với cơ thể? Tên gọi, cấu tạo và chức năng của
bào quan có sự thay đổi đó?[19]
Trả lời
Pelicillin là chất độc đối với cơ thể và gan có chức năng khử độc.
Bào quan có sự thay đổi là mạng lưới nội chất trơn.
Cấu tạo:
- Lưới nội chất là hệ thống màng tạo thành các ống và xoang dẹt thông nhau.
- Trong xoang có chứa nhiều enzim tổng hợp lipit, chuyển hóa cacbohidrat và
enzim khử độc thuốc và chất độc.
Chức năng:
- Tổng hợp lipit: dầu thực vật, photpholipit, hoocmon có thành phần là steroit
như hoocmon sinh dục ở động vật có xương sống, tuyến thượng thận…
- Chuyển hóa cacbohidrat.
- Khử độc: phương thức chủ yếu là bổ sung thêm nhóm OH - làm cho nó rễ tan
do vậy đào thải khỏi cơ thể.
18



IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Trên đây tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi. Trong thực tế giảng dạy tôi thấy phương pháp trên học sinh dẽ hiểu bài
hơn, khắc sâu kiến thức trọng tâm hơn, học sinh say mê với môn học hơn; giúp
các em phát huy được tính tích cực chủ động trong học tập; đào tạo nguồn cho
học sinh giỏi tỉnh đạt kết quả cao năm học 2012 đứng thứ 4 toàn tỉnh; năm học
2015 đứng thứ 4 toàn tỉnh. Kết quả đội tuyển Olympic Bỉm Sơn từ năm học
2010 đến năm 2016
Năm học

Kết quả

Tháng
4/2010

Có 6 trường tham gia: Ba Đình - Nga Sơn; Thạch Thành I; Hà
Trung; Hậu Lộc I; Lê Hồng Phong. Trường Bỉm Sơn đứng nhất toàn
đoàn với 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương
đồng (100% có huy chương)

Tháng
4/2013

Có 9 trường tham gia: Ba Đình - Nga Sơn; Thạch Thành I; Hà
Trung; Hậu Lộc II; Lê Hồng Phong…. Trường Bỉm Sơn đứng nhất
toàn đoàn với 3 huy chương vàng, 2 huy chương bạc và 2 huy
chương đồng (100% có huy chương)

Tháng

4/2016

Có 3 trường tham gia, trong đó trường Bỉm Sơn có 3 em đạt giải cao
nhất với điểm số vượt xa trường bạn. (100% đạt giải)

Sáng kiến kinh nghiệm là một phần tại liệu trong tài liệu ôn thi Olympic
Bỉm Sơn đã được tổ sinh trường THPT Bỉm Sơn sử dụng rất hiệu quả cả trong
ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

19


PHẦN III. KẾT LUẬN
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học tôi đã rút ra những bài
học kinh nghiệm sau:
- Kế hoạch chọn nguồn phù hợp.
- Người thầy phải xây dựng cho các em những thần tượng, chỉ ra cho các được
tại sao trong những hoàn cảnh khó khăn như thế họ làm được tại sao mình
không làm được từ đó các em thấy cái tôi của bản thân – sự khát khao chiến
thắng – lúc đó các em sẽ vượt lên chính bản thân mình.
- Phát huy khả năng tự học - tự nghiên của học sinh bằng cách cung cấp tài liệu
phần "cấu trúc của tế bào" cho các em tự học bằng cách trả lời các câu hỏi có
định hướng; sau đó yêu cầu học sinh tự đặt câu hỏi và trả lời cho từng bào quan
trong tế bào; sau đó tôi chốt lại nội dung kiến thức theo logic từ ngoài vào trong
hoặc ngược lại thì các em nhớ rất lâu.
- Trong chuyên đề này tôi thực hiện 3 bài kiểm tra viết thời gian 180 phút theo
mức độ tăng dần kiến thức khó; sau đó yêu cầu học sinh chấm chéo và cô giáo
chấm lại sau cùng như thế học sinh nhớ lại kiến thức tốt hơn.
- Nguồn tài liệu tham khảm sách nâng cao, sách đại học, các đề thi cấp trường,
cấp tỉnh, Olympic và cấp quốc gia.

Công tác ôn thi học sinh giỏi cấp trường có ý nghĩa rất lớn cho việc tạo
nguồn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh, đón đầu đổi mới hình thức thi học sinh giỏi
tỉnh trong năm học 2017 - 2018. Là tài liệu bổ sung cho công tác ôn thi học sinh
giỏi trong thời gian tới.
XÁC NHẬN
CỦA HIỆUTRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

Phùng Thị Thúy Hà

20



×