Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và ứng phó với biến đổi khí hậu có hiệu quả vào giảng dạy sinh học 11 chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 20 trang )

Đề tài: “Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và ứng phó với biến
đổi khí hậu có hiệu quả vào giảng dạy Sinh học 11 - Chuẩn”.
1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Từ buổi sơ khai hình thành Trái đất cho đến ngày nay. Sinh vật tồn tại và
phát triển được là nhờ có nguồn năng lượng. Năng lượng là yếu tố có tầm quan
trọng đặc biệt, đảm bảo cho mọi hoạt động sống diễn ra bình thường, là nhu cầu
thiết yếu để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, là nguồn động
lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi, có sự giàu có về tài nguyên năng
lượng, nhưng tài nguyên năng lượng có thể khai thác để cung cấp cho nhu cầu
của xã hội không phải là vô tận. Với sự phát triển của thế giới cũng như nước ta
hiện nay thì việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và
các nguồn năng lượng nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt, không
những thế trong quá trình khai thác và sử dụng đã gây nên sự mất cân bằng trong
hệ sinh thái dẫn đến biến đổi khí hậu, hiện nay Trái đất đang nóng dần lên kéo
theo hàng loạt hậu quả khác như: nước biển dâng lên, hiện tượng El-nino hoạt
động mạnh cả về cường độ lẫn tần suất, vào đầu năm 2016 ở Việt Nam xảy ra
hiện tượng ngập mặn và hạn hán kéo dài ở Đồng Bằng Sông Cửu Long lớn nhất
hơn 100 năm qua dẫn đến con người và động vật không có nước ngọt để sử dụng,
cây trồng khô héo gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Đầu
tháng tư xuất hiện hàng loạt các trận mưa đá vào ngày 3 tháng 4 năm 2016 ở
huyện tỉnh Tuyên Quang lớn nhất 30 năm trở về đây làm 2000 ngôi nhà, hàng
trăm hecta hoa màu bị hư hỏng… Không những thế hàng loạt các khu công
nghiệp đã thải ra môi trường lượng chất thải rất lớn gây ra hiện tượng động vật
chết hàng loạt vào đầu tháng tư ở các tỉnh miền Trung tại vùng biển Vũng Áng,
đầu tháng năm ở sông Bưởi chảy qua tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó trên thế giới ở
các vùng Ấn Độ, Pakistan và Châu Phi hứng chịu những đợt hạn hán, ước tính
đến năm 2020 có 75 triệu đến 250 triệu dân Châu Phi không có nước sử dụng,
sản lượng nông nghiệp cũng sẽ giảm 50%, đến năm 2050 mức nhiệt độ trung
bình tăng từ 1,1o C đến 6,4o C; 30% loài động - thực vật hiện nay có nguy cơ tuyệt


chủng. Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt hạn hán đang trở thành mối đe
dọa tới sức khỏe dân số toàn cầu, tỉ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo ngày một tăng
cao, các đại dịch bùng phát trên toàn cầu đối với gia cầm, gia súc và nhất là con
người như: bệnh đầu nhỏ ở trẻ em do vi rút Zuka gây nên vào năm 2016, dịch
Ebola năm 2014 gây 7000 trường hợp tử vong; dịch MERS năm 2012 gây hội
chứng hô hấp có mặt ở 25 quốc gia và 1179 người nhiễm; dich cúm H1N1 năm
2009 ở 214 quốc gia có 18000 người chết; dịch SARS năm 2002 có 800 người tử
vong ( nguồn tổ chức y tế thế giới - WHO ); ước tính đến năm 2050 toàn thế giới
lây nhiễm vi rút cứ 3 giây có 1 người chết ( nguồn VTC 1, chương trình: nông
thôn – chuyển động ).
Từ những nguyên nhân và hậu quả trên, một vấn đề đặt ra cho con người là:
“Sử dụng năng lượng tiết kiệm và ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền
vững”. Chính vì vậy mà việc sử dụng năng lượng và giữ cho môi trường trong
1


lành là trách nhiệm của cả cộng đồng, của toàn xã hội, của mỗi Quốc gia và hơn
thế nữa nó lại là trách nhiệm của các ngành - các cấp mà trong đó ngành Giáo dục
là một lực lượng nòng cốt, bởi không một đối tượng giáo dục nào có thể tốt hơn
học sinh – thế hệ tương lai của Đất nước của toàn xã hội.
Trong quá trình dạy môn Sinh học tôi luôn chú trọng vào việc tích hợp kỹ
năng sống, sử dụng năng lượng tiết kiệm và việc bảo vệ môi trường sống nhưng
tôi thấy ý thức học sinh còn hạn chế về việc vận dụng kiến thức khoa học vào sử
dụng năng lượng tiết kiệm cũng như bảo vệ môi trường sống.Với những đặc thù
của học sinh trường tôi, tôi đã mạnh dạn lồng ghép nội dung: “Giáo dục sử dụng
năng lượng tiết kiệm và ứng phó với biến đổi khí hậu có hiệu quả vào giảng dạy
Sinh học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm đổi mới phương pháp, phát triển tư duy và tạo dựng cho học sinh
những nhận thức và mối quan tâm đối với các nguồn năng lượng, sao cho các em

có đủ kiến thức, có thái độ động cơ và kỹ năng có thể hoạt động một cách độc lập
hoặc phối hợp đề tìm giải pháp sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, bảo vệ môi
trường sống, giúp học sinh nhận biết Thế giới một cách tổng thể và toàn diện
hơn.
Trong trường THPT môn Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm có tính
lí luận và thực tiễn cao, gắn liền với đời sống sản xuất nhất là nền kinh tế Nông
nghiệp phát triển của nước ta hiện nay. Ngoài vấn đề nâng cao chất lượng học
tập, gây hứng thú, khơi dậy lòng ham học cũng như yêu thích bộ môn và khả
năng vận dụng kiến thức giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tiễn, thì
cần phải trang bị cho học sinh một lượng kiến thức nhất định về “ Sử dụng tiết
kiệm năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu ” cũng như bảo vệ sức khỏe
của các em và người thân. Nhất là qua các bài học giáo viên cho học sinh thấy
được nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt, nếu con người sử dụng không hợp lí
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính mình và đến tận các thế hệ sau này, cần giáo dục
cho học sinh ý thức được “ Hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn ” bằng các hành
động thiết thực: tiết kiệm điện - nước ở trường học cùng như ở nhà, không xả rác
thải bừa bãi… Bên cạch đó cần chú trọng giáo dục cho học sinh khả năng tuyên
truyền cho nhân dân địa phương, để từ đó mọi người có ý thức bảo vệ môi trường
sống ( trong khu dân cư ). Trong giáo dục có rất nhiều phương pháp và cần phải
kết hợp nhiều hình thức khác nhau, nhưng tôi thấy một trong những phương pháp
hữu hiệu nhất để gắn học sinh vào hoạt động thực tiễn đó là phương pháp lồng
ghép: “Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và ứng phó với biến đổi khí hậu có
hiệu quả” vào chương trình các môn học, nhất là môn Sinh học. Là một vấn đề
rất cần thiết, mong muốn với phương pháp này sẽ đóng góp một phần không nhỏ
vào chương trình “ Giờ Trái đất ” được phát động vào ngày 19 tháng 3 năm 2016
cùng tắt điện từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, mục tiêu Quốc gia về sử dụng
năng lượng tiết kiệm có hiệu quả theo công văn số 50/2010 Quốc hội XII ngày
28/6/2010 và chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biển đổi khí hậu năm
2008 theo ba giai đoạn: khởi động 2009- 2010, giai đoạn triển khai 2011-2015,
giai đoạn phát triển sau 2015.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:
2


- Học sinh thể hiện ý thức: “ Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và ứng phó với biến
đổi khí hậu ” qua các hoạt động ở nhà trường, gia đình và xã hội.
- Đề tài được thực hiện đối với học sinh khối 11 trường THPT Đinh Chương
Dương.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu nội dung này tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu có liên quan đến đề tài
như: môi trường, năng lượng, biến đổi khí hậu và tích hợp kỹ năng sống qua môn
Sinh học, tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, các tạp chí,….
- Phương pháp quan sát: thông qua dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, khảo sát
thực tế trong dạy học.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm: đánh giá kỹ năng của học sinh thông qua các bài tập,
bài kiểm tra, các câu hỏi vấn đáp…
2. Nội dung nghiên cứu:
2.1. Cơ sở lí luận:
“Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và ứng phó với biến đổi khí hậu có
hiệu quả” là một giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi
trường sống. Nó là một quá trình lâu dài, phải được thực hiện đồng bộ trong hệ
thống giáo dục Quốc dân và cộng đồng. Trường học là nơi tập trung nguồn lực cơ
bản cho tương lai, là môi trường giáo dục tốt nhất cho mọi nội dung trong chương
trình. Nếu đưa thành một môn học riêng thì nó rất là đơn điệu khô khan, hơn nữa
kiến thức về sử dụng năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu lại có liên quan
đến rất nhiều môn học khác như: Vật li, Hóa học, Địa lí , Giáo dục công dân,
Sinh học, ….Do đó, chủ trương của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo với mục tiêu “Đưa

các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và ứng phó với biến đổi khí
hậu có hiệu quả vào các chương trình giáo dục của các cấp học, các trình độ đào
tạo của hệ thống giáo dục Quốc dân nhằm trang bị cho học sinh – sinh viên
những hiểu biết về vấn đề năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng và các giải
pháp sử dụng năng lượng có hiệu quả, cùng với đó là có hoạt động ứng phó với
biến đổi khí hậu nhằm phát triển bền vững Đất nước”.
Môn Sinh học là một môn khoa học vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính
xã hội, mở ra cho học sinh một thế giới sống, hơn nữa chương trình Sinh học phổ
thông nghiên cứu vấn đề về các nguồn tài nguyên, tìm hiểu khám phá Thế giới
sống, nhất là quá trình phát triển của giới Thực vật cũng như giới Động vật nên
rất đa dạng, phong phú và gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Từ đó trong giảng
dạy bộ môn tôi luôn đề cao các phương pháp dạy học tích cực và kết hợp giữa
giáo dục kiến thức với rèn luyện kỹ năng để từ đó học sinh có thể vận dụng một
cách linh hoạt trong đời sống, nhất là học sinh luôn ý thức được cần làm gì giảm
thiểu được nguy cơ cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, và các đợt dịch bệnh xảy ra trong
những năm gần đây…
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Hiện nay con người đang sống trong môi trường bị ô nhiễm, cuộc sống luôn
bị đe dọa: sức khỏe ngày một giảm sút, tuổi thọ của con người ngày một giảm
3


đáng kể . Do con người khai thác nguồn tài nguyên bừa bãi, trong sản suất nông
nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích làm cho nguồn lượng
thực, thực phẩm ngày càng mất an toàn dẫn đến đời sống của con người luôn bị
bệnh tật dình dập…
Bên cạnh đó môn Sinh học trang bị kiến thức rất rộng, bao gồm cả quá trình
xuất hiện cũng như quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể sống, có những
kiến thức mang tính trìu tượng khó nhận biết nên việc truyền thụ hay việc tìm
hiểu kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn đối với học sinh và giáo viên

còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là làm sao học sinh hiểu được để có những hành
động thiết thực vào cuộc sống cũng như sự tuyên truyền trong cộng đồng về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và có các ứng phó với biến đổi khí hậu, đó là:
2.2.1. Thực trạng của học sinh:
- Do đầu vào học sinh trường tôi còn thấp hơn so với mặt bằng chung của các
trường trong huyện. Nên khả năng về nhận thức tiếp thu và vận dụng kiến thức
không đồng đều, một số học sinh chưa tập trung, chưa tích cực trong giờ học,
thiếu tự tin còn rụt rè khi liên hệ thực tế hay lấy ví dụ… Mặt khác do đặc thù của
bộ môn và thay đổi trong thi cử nên nhiều lớp học sinh chưa thực sự tích cực,
chưa hào hứng, chưa có sự đầu tư về thời gian cho môn học nên chưa có hứng thú
với phương pháp thiết kế bài dạy của giáo viên.
- Với những nguyên nhân trên đã dẫn đến việc dạy học theo kiểu tích hợp chưa
đạt hiệu quả như mong muốn. Thực tế tôi đã khảo sát ý thức học sinh lớp
11B3,11B5 qua việc kiểm tra trắc nghiệm hiểu biết trong năm học 2014 – 2015
như sau:
+ Có 20 học sinh có ý thức
+ Có 12 học sinh chưa có ý thức.
+ Có 10 học sinh có ý thức nhưng vì lười nên chưa biến thành hành động.
Kết quả khảo sát trên cho thấy học sinh ý thức về vấn đề “ Sử dụng năng
lượng tiết kiệm và ứng phó với biến đổi khí hậu ” còn rất hạn chế.
2.2.2. Thực trạng của giáo viên:
- Thực tế trong giảng dạy giáo viên mới chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, do
sự hạn chế về mặt thời gian của tiết học nên một số giáo viên trong quá trình dạy
học còn ít liên hệ thực tế, chưa lấy ví dụ gần gũi với môi trường xung quanh với
các dạng năng lượng mà chúng ta đã và đang sử dụng hàng ngày, nhất là chưa
chú trọng vào việc giáo dục ý thức thái độ của học sinh với vấn đề biến đổi khí
hậu.
- Đồng thời qua thực tế dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp trong trường tôi thấy
môn Sinh học và các môn khoa học khác có rất nhiều nội dung tích hợp, nhưng
việc tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm vận dụng kiến thức của môn Sinh học

cũng như môn Sinh học vào các môn khác chưa thực hiện được, đây là một trong
những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập theo hướng tích
hợp của môn Sinh học nói riêng và các môn học khác nói chung.
Đứng trước thực trạng của học sinh và giáo viên đã nêu trên, tôi thiết nghĩ
làm thế nào để giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, luyện tập kỹ năng vận
dụng kiến thức Sinh học vào đời sống thực tiễn là yêu cầu đặt ra cho chính bản
thân tôi cũng như các giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học tại trường. Là giáo
4


viên say mê giảng dạy tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp dạy học “ Tích hợp giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm và ứng phó với biến đổi khí hậu có hiệu quả vào
giảng dạy Sinh học 11 - Chuẩn ” với nội dung các giải pháp như sau:
2.3. Các giải pháp thực hiện:
Để việc tích hợp trong giảng dạy được thực hiện lâu dài thì cần làm thế nào
để tích hợp được tự nhiên, không gò bó, không gượng ép, vừa đảm bảo được đặc
thù của bộ môn, vừa đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh, vừa lồng ghép được
các nội dung giáo dục vào các tiết học cụ thể để mang hiệu quả như mong muốn,
tôi đưa ra một số giải pháp sau:
- Xác định các mức độ tích hợp trong các bài học: trước tiên giáo viên cần xác
định nội dung cần tích hợp cụ thể là gì qua từng bài học ( xác định địa chỉ tích
hợp), sau đó căn cứ vào thời lượng của từng bài học mà xác định hình thức tích
hợp sao cho phù hợp ( tích hợp ở mức độ toàn phần, bộ phận,…)
- Những việc cần chuẩn bị cho bài soạn theo hướng tích hợp:
+ Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung cần tích hợp.
+ Cần vận dụng những kiến thức, kỹ năng của môn học vào thực tiễn một cách có
hiệu quả, nhất là giáo dục được ý thức của mỗi học sinh đối với sử dụng năng
lượng tiết kiệm và ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong sinh hoạt hàng ngày, ở
trường lớp, ở nhà, ở khu dân cư…
+ Chuẩn bị về cơ sở vật chất và thiết bị đồ dùng dạy học có liên quan đến bài

học.
- Một số hình thức tích hợp và ví dụ minh họa cho quá trình dạy học môn Sinh
học 11.
+ Vận dụng từng câu hỏi mang tính sát thực với nội dung bài học và có tính liên
hệ thực tế.
Ví dụ: Dạy bài 4: Vai trò của các nguyên tố hóa học. Giáo viên có thể tích hợp
ở mức độ liên hệ giáo dục ý thức sử dụng phân bón một cách hợp lí. Từ đó cho
học sinh hiểu rõ được sự ảnh hưởng xấu của phân bón đến môi trường, đến sức
khỏe con người nếu sử dụng không hợp lí, biết cách sử dụng tiết kiệm nguồn
năng lượng…
+ Tạo nhiều tình huống có vấn đề để thúc đẩy học sinh tìm tòi, giải quyết ( đặc
biệt là trước những vấn đề mang tính thời sự, tính toàn cầu của nhân dân )
Ví dụ: Dạy bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ. Giáo viên có thể tích
hợp vào phần 2: rễ cây phát triển nhanh qua bề mặt hấp thụ.
Đặt tình huống: Hiện nay mực nước biển trên toàn cầu tăng với tỉ lệ trung
bình 3,1 mm / năm, trong thời kỳ 1993 – 2003. Ở Việt Nam nước biển dâng từ 65
cm đến 100 cm so với thời kỳ 1980 – 1999.
Yêu cầu học sinh giải quyết bằng việc trả lời các câu hỏi sau:
Nguyên nhân vì sao mực nước biển ngày càng dâng cao?
Hậu quả ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của thực vật nói riêng, động vật
và con người nói chung?
Là người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em cần phải làm gì để giảm
thiểu mức độ gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính, hạn chế sự gia tăng nhiệt độ môi
trường, giúp cho thực vật phát triển tốt và ảnh hưởng ít nhất đến đời sống của
động vật và con người?
5


+ Giáo dục tích hợp qua tranh ảnh, các đoạn phim, bảng số liệu… Đây là phương
tiện trực quan tốt nhất để học sinh tiếp cận các nội dung về sự ảnh hưởng của môi

trường đến sinh trưởng, phát triển ở Thực – Động vật. Nhất là các tiết dạy có ứng
dụng công nghệ thông tin.
* Dưới đây là địa chỉ tích hợp Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và ứng phó
với biến đổi khí hậu có hiệu quả vào một số bài dạy môn Sinh học 11.
Bài 3.
Thoát hơi nước
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
- Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật.
- Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước.
- Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng
đến quá trình thoát hơi nước.
- Tích hợp vào phần I, III.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng:
+ Trực quan, phân tích, tổng hợp, liện hệ thực tế.
+ Làm thí nghiệm, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ cây xanh, tích cực trồng cây ở trường học và khu dân cư.
- Hình thành thái độ yêu thích thiên nhiên, quan tâm đến các hiện tượng của sinh
giới.
- Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu: + Tranh hình 3.1.2.3.4 sách giáo khoa phóng to. (Phụ lục)
+ Bảng 3: Kết quả thực nghiệm của Garô. (Phụ lục)
- Phiếu học tập số 1: ( Kỹ thuật KWL )
K : ( Điều đã biết )
W : ( Điều muốn biết )

L : ( Điều học được )
* Sự vận chuyển nước từ
* Vì sao nước và ion khoáng * Vai trò của thoát hơi
đất vào rễ lên thân, lá bằng từ rễ lên lá ?
nước là :
con đường nào?
……………………………
-…………………………
………………………
* Vì sao CO2 vào trong lá?
-…………………………
* Nước từ đất vào rễ rồi
…………………………….
-……………………….
được đưa đi đâu?
………………………
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu sách giáo khoa.
- Làm thí nghiệm chứng minh cây xanh thoát hơi nước. ( GV hướng dẫn từ tiết
trước, HS làm ở nhà và quan sát )
- Lớp được chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm cần chuẩn bị:
+ Một tờ giấy Ao .
+ Một bút dạ mực màu đen để viết vào giấy Ao .
+ Bốn cục nam châm.
6


III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp: ( 2 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )

Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở
những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
3. Tiến trình bài học:
Mở bài: Bài trước ta học một trong những động lực giúp cho dòng nước và
ion khoáng di chuyển từ rễ lên lá, đó là sự thoát hơi nước ở lá hay động lực đầu
trên. Vậy thoát hơi nước là gì, có ý nghĩa như thế nào? Qua trình thoát hơi nước
được diễn ra như thế nào?
Hoạt động của GV và HS:
Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của quá
I. Vai trò của quá trình thoát
trình thoát hơi nước.
hơi nước:
( Hoạt động nhóm, tích hợp, 07 phút )
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phần
I trong SGK , quan sát hình 3.1 trên máy
chiếu và liên hệ thực tế để trả lời các câu hỏi
sau:
+ H1: Nhu cầu của nước trong cây được sử
dụng như thế nào?
+ H2: hoàn thành PHT số 1, trong 03 phút.
GV giao nhiệm vụ đến từng nhóm.
Nhóm 1: trả lời câu hỏi 1.
Nhóm 2: làm phần điều đã biết của PHT.
Nhóm 3: làm phần điều em muốn biết.
Nhóm 4: làm điều học được.
- Tạo ra sức hút nước ở rễ: giúp
- HS: trả lời theo hướng dẫn của GV.
vận chuyển nước và ion khoáng,
+ Đại diện một nhóm đứng tại chỗ trả lời các chất tan đến các bộ phận khác

câu hỏi số một.
của cây.
+ Các nhóm nộp PHT, treo lên bảng.
- Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm nhận
nước, tránh cho lá cây không bị
xét. ( chéo nội dung PHT ).
đốt nóng khi nhiệt độ quá cao.
- GV: tổng kết PHT và chốt lại kiến thức.
- Tạo điều kiện để CO2 đi vào thực
- Tích hợp: GV yêu cầu HS liên hệ thực tế hiện quá trình quang hợp, giải
trả lời các câu hỏi sau.
phóng O2 điều hòa không khí.
+ H1: Vì sao dưới bóng cây lại mát hơn
dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
+ H2: Thoát hơi nước ở cây xanh có ý nghĩa
như thế nào đối với đời sống con người?
+ H3: Là HS em cần có những hành động
như thế nào để giữ cho không khí trong
lành?
- HS: trả lời.
- GV: giải thích nhấn mạnh .
+ Thoát hơi nước không những điều hòa khí
7


hậu mà còn nâng cao năng suất cây trồng
thông qua quá trình quang hợp, góp phần
nâng cao đời sống cho con người.
+ Là học sinh cần hưởng ứng tết trồng cây ở

trường học, nơi công cộng. Tuyên truyền
việc bảo vệ cây xanh, tạo điều kiện để cây
phát triển tốt như thường xuyên cung cấp
nước cho cây vào sáng sớm hoặc chiều tối
trong ngày nắng nóng, không xả rác thải
bừa bãi…
* Hoạt động 2: Tìm hiểu thoát hơi nước
qua lá. ( Vấn đáp, 13 phút )
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phần
II trong SGK và quan sát hình 3.2.3, bảng 3
trên máy chiếu để trả lời các câu hỏi sau.
+ H1: Tại sao nói lá là cơ quan thoát hơi
nước?
+ H2: Em có nhận xét gì về sự thoát hơi
nước ở mặt trên và mặt dưới ở lá cây trong
bảng thực nghiệm của Garô?
+ H3: Tại sao mặt trên của lá cây đoạn
không có khí khổng mà vẫn có sự thoát hơi
nước? Từ đó em hãy cho biết những cấu
trúc nào của lá cây tham gia vào quá trình
thoát hơi nước?
+ H4: Cây trên đồi và cây trong vườn, cây
nào có cường độ thoát hơi nước mạnh hơn?
- HS: trả lời.
- GV: nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

II. Thoát hơi nước qua lá:
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước:
( GV chỉ giới thiệu qua )
- Cấu tạo của lá thích nghi với

chức năng thoát hơi nước.
2. Hai con đường thoát hơi
nước:
* Qua khí khổng: ( chủ yếu )
- Cấu tạo:
Mỗi khí khổng có hai tế bào hình
hạt đậu. Mỗi tế bào có thành trong
mỏng, thành ngoài dày.
- Cơ chế: phụ thuộc vào hàm
lượng nước trong khí khổng.
+ Khi no nước thành mỏng của tế
bào căng ra làm cho thành dày
cong theo dẫn đến khí khổng mở
ra.
+ Khi mất nước thành mỏng hết
căng và thành dày duỗi thẳng làm
khí khổng đóng lại.
=> Vận tốc lớn , được điều chỉnh.
* Qua cutin:
- Lớp cutin càng dày thì sự thoát
hơi nước càng giảm và ngược lại.
=> Vận tốc nhỏ, không được điều
chỉnh.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các tác nhân ảnh III. Các tác nhân ảnh hưởng đến
hưởng đến quá trình thoát hơi nước.
quá trình thoát hơi nước:
( Vấn đáp, tích hợp, 10 phút )
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu phần III trong
SGK và liên hệ thực tế trả lời các câu hỏi
sau.

+ H1 : Có những tác nhân nào ảnh hưởng
đến quá trình thoát hơi nước ở lá?
8


+ H2: Trong các tác nhân trên tác nhân nào
quan trọng nhất.Vì sao?
+ H3: Tại sao buổi trưa có một số cây héo
trong khi các cây khác vẫn bình thường?
- HS: trả lời.
- GV: nhận xét, tổng kết.
- Tích hợp: GV yêu cầu HS liên hệ trong
đời sống sản xuất trả lời các câu hỏi sau.
+ H1: Nước có cần thiết đối với đời sống
của cây không. Vì sao?
+ H2: Quá trình thoát hơi nước đã tạo điều
kiện cho quá trình gì xảy ra? Quá trình này
có ý nghĩa như thế nào đến sự phát triển của
cây?
+ H3: Trong sản suất nông nghiệp và công
nghiệp đã ảnh hưởng như thế nào đến môi
trường sống của hệ thực vật?
+ H4: Là HS em cần phải có những hành
động như thế nào để giúp cây xanh phát
triển tốt?
+ H5: Hiện nay nguồn nước ngầm có nguy
cơ bị cạn kiệt, vậy trong sinh hoạt hàng
ngày em phải sử dụng nguồn nước như thế
nào?
- HS: suy nghĩ trả lời từng câu hỏi.

- GV: giải thích và nhấn mạnh.
+ Nước có vai trò rất quan trọng đối với
thực vật. Vì cần để hòa tan, vận chuyển các
chất đi nuôi cây….
+ CO2 khuếch tán vào trong cung cấp cho
quang hợp.
+ Trong nông nghiệp sử dụng thuốc hóa
học, công nghiệp các nhà máy gây ô nhiễm
môi trường ảnh hưởng xấu đến quá trình
thoát hơi nước…gây ô nhiễm môi trường.
+ Tạo điều kiện cho thoát hơi nước diễn ra
thuận lợi. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn
tài nguyên nước trong sinh hoạt hàng ngày.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu cân bằng nước
và tưới tiêu hợp lí cho cây.
( vấn đáp, 05 phút )
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu phần IV trong
SGK trả lời các câu hỏi sau.
+ H1: Cân bằng nước là gì?
+ H2: Như thế nào là tưới tiêu hợp lí?

- Nước: ảnh hưởng nhiều đến sự
thoát hơi nước thông qua việc điều
tiết độ mở của khí khổng.
- Ánh sáng: tác nhân gây đóng mở
khí khổng -> ảnh hưởng đến thoát
hơi nước.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến sự hấp
thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở
lá.

- Dinh dưỡng khoáng: ảnh hưởng
đến áp suất dung dịch đất, do đó
ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước ở
rễ -> ảnh hưởng đến thoát hơi
nước.

IV. Cân bằng nước và tưới tiêu
hợp lí cho cây:
- Cân bằng nước: là mối tương
quan giữa quá trình hấp thụ nước
và thoát hơi nước. Đảm bảo cho
cây phát triển bình thường.
- Cân bằng nước là tưới tiêu hợp lí
9


- HS: trả lời.
- GV: tổng kết.

như: tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng
cách…
Đáp án phiếu học tập:
K : ( Điều đã biết )
W : ( Điều muốn biết ) L : ( Điều học được )
* Sự vận chuyển nước
* Vì sao nước và ion
* Vai trò của thoát hơi nước là:
từ đất vào rễ lên thân,
khoáng từ rễ lên lá?
- Tạo ra sức hút nước ở rễ.

lá bằng con đường nào? - Vì thoát hơi nước là
- Giảm nhiệt độ bề mặt thoát
- Bằng con đường mạch động lực đầu trên, tạo
hơi nước, tránh cho lá cây
gỗ.
sức hút từ dưới lên.
không bị đốt nóng khi nhiệt độ
* Nước đất vào lá rồi
* Vì sao CO2 vào trong
quá cao.
được đưa đi đâu?
lá ?
- Tạo điều kiện để CO2 đi vào
- Nước được đưa đến tế - Nhờ thoát hơi nước khí thực hiện quá trình quang hợp,
bào, một phần thoát ra
khổng mở ra, khí CO2
giải phóng O2 điều hòa không
ngoài qua lá.
khuếch tán vào bên
khí.
trong.
IV. Tổng kết và hướng dẫn học bài: ( 5 phút )
1. Tổng kết: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau.
- Thoát hơi nước là gì. Ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước?
- Tại sao phải trồng nhiều cây xanh?
- Giữa trưa hè oi bức hay lúc trời mưa, khí khổng đóng hay mở?
2. Hướng dẫn học bài:
- Làm các câu hỏi và bài tập trong SGK vào vở bài tập.
- Đọc bài tiếp theo. Lấy mẫu lá ngô, lá đậu tương, lá khoai tây, lá đậu cô ve…
*************************************

Bài 47: Điều khiển sinh sản ở đông vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được.
1. Kiến thức:
- Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật.
- Nêu được sinh đẻ có kế hoạch là gì và giải thích được vì sao phải sinh đẻ có kế
hoạch.
- Nêu được khái quát vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống.
- Kể tên một số biện pháp tránh thai chủ yếu và trình bày được cơ chế tác dụng
của chúng.
- Tích hợp vào phần II.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng:
+ Quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.
+ Khả năng vận dung kiến thức đã học vào trong cuộc sống nhất là trong vấn đề
chăn nuôi.
+ Hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
- Có lối sống lành mạnh, ý thức trong việc kế hoạch hóa gia đình.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
10


1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu: Hình 1,2,3,4,5. Bảng 47 ở phần phụ lục.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về: Một số đàn vật nuôi, một số động vật quý hiếm.
- Một số dụng cụ tránh thai phổ biến: bao cao su, thuốc tránh thai, dụng cụ đặt
vòng…
- Phiếu học tập số 1: ( Kỹ thuật: Khăn phủ bàn )

Biện pháp làm tăng sinh sản ở động vật
Tác dụng Ứng dụng
1. Sử dụng hooc môn
Các biện pháp làm thay
Hoặc chất kích thích.
đổi số con.
2. Thay đổi yếu tố môi
trường
3. Nuôi cấy phôi
4. Thụ tinh nhân tạo
Các biện pháp điều khiến 5. Tách tinh trùng
giới tính
6. Sử dụng hooc môn
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu SGK.
- Lớp được chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm cần chuẩn bị:
+ Một tờ giấy Ao .
+ Một bút dạ mực màu đen để viết vào giấy Ao .
+ Bốn cục nam châm.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định lớp: ( 2 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Các hooc môn FSH, LH được sản xuất ra ở đâu, vai trò của chúng trong qua
trình sinh tinh trùng và sinh trứng?
3. Tiến trình bài học:
Mở bài: Tại sao cần tăng sinh sản ở động vật, nhưng cần giảm sinh đẻ ở người?
Hiện nay ở nhiều nước trong đó có Việt Nam nhu cầu lương thực, thực phẩm của
người dân chưa đáp ứng đủ. Mặt khác, tăng dân số nhanh cũng gây áp lực lên
nhiều mặt của đời sống, trong đó có việc cung cấp lương thực, thực phẩm. Vì vậy
một mặt cần năng cao năng suất chăn nuôi, cây trồng, mặt khác cần phải giảm

dân số.
Hoạt động của GV và HS:
Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu điều khiển
I. Điều khiển sinh sản ở động vật:
sinh sản ở động vật.
1. Một số biện pháp làm thay đổi số
( Hoạt động nhóm, 15 phút )
con:
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK và
a. Sử dụng hooc môn hoặc chất kích
quan sát một số hình 1,2,3 trên máy
thích tổng hợp:
chiếu để trả lời các câu hỏi sau.
- Tác dụng: Kích thích trứng chín hàng
+ H1: Hãy cho biết một số kinh nghiệm loạt, rụng nhiều trứng. Sử dụng trứng
làm tăng số con trong chăn nuôi?
để thụ tinh nhân tạo.
+ H2: Hoàn thành PHT số 1 trong 5
- Ứng dụng: Cá trắm, cá mè, trâu, bò…
phút?
b. Thay đổi các yếu tố môi trường:
11


+ H3: Điều khiển giới tính của đàn con
có ý nghĩa như thế nào trong chăn
nuôi?
+ H4: Tại sao phải cấm xác định giới
tính của thai nhi người?

- HS: + trả lời câu hỏi 1.
+ Hoàn thành PHT số 1 trong 5
phút. GV phân công nhiệm vụ đến từng
nhóm, các nhóm thảo luận và treo PHT
lên bảng.
GV: yêu cầu đại diện các nhóm
nhận xét chéo nội dung PHT.
GV: nhận xét.
+ Trả lời câu hỏi 3,4.
- GV: tổng kết .

- Tác dụng: Kích thích khả năng sinh
trưởng và phát triển nhanh hơn.
- Ứng dụng: ở gà đẻ 2 quả trứng / ngày.
c. Nuôi cấy phôi:
- Tác dụng:
+ Tăng nhanh số lượng các động vật
quý hiếm (động vật đơn thai)
+ Giải quyết được các vấn đề sinh sản ở
một số phụ nữ vô sinh.
- Ứng dụng: bò, ngựa…
d. Thụ tinh nhân tạo:
- Tác dụng:
+ Tăng hiệu quả thụ tinh.
+ Sử dụng hiệu quả các con đực tốt.
- Ứng dụng: một số loài cá nuôi, bò,
ngựa , tê giác…
2. Một số biện pháp điều khiển giới
tính:
- Tách tinh trùng:

+ Tác dụng: Chọn tinh trùng mang NST
giới tính X hoặc Y để thụ tinh với
trứng. Tạo ra đực cái theo nhu cầu chăn
nuôi.
+ Ứng dụng: bò, dê, gà, tằm…
- Sử dụng hooc môn:
+ Tác dụng: tạo được giới tính một số
loài theo yêu cầu.
+ Ứng dụng: một số loài cá…
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sinh đẻ có
II. Sinh đẻ có kế hoạch ở người:
kế hoạch ở người.
1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
( Vấn đáp, liện hệ bản thân và thực tế, - Khái niệm: Là điều chỉnh số con, thời
20 phút )
điểm sinh con và khoảng cách sinh con
- GV: yêu cầu HS nghiên cứu nội dung sao cho phù hợp với việc nâng cao chất
phần II, quan sát hình 4,5 và bảng 47
lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia
trên máy chiếu trả lời các câu hỏi sau.
đình và xã hội.
+ H1: Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
- Lợi ích của sinh đẻ có kế hoạch:
+ H2: Hiện nay, đất nước ta đang vận
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống, cải
động mỗi cặp vợ chồng nên sinh bao
thiện kinh tế, chăm lo sức khỏe, học
nhiêu con? Giới hạn tuổi nào thì không tập, giải trí…
nên sinh con? Khoảng cách giữa hai lần + Giảm áp lực về tài nguyên môi
sinh là bao nhiêu?

trường cho xã hội.
+ H3: Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch? 2. Các biện pháp tránh thai:
+ H4: Lợi ích của sinh đẻ có kế hoạch? - Tính ngày rụng trứng…..
+ H5: Hoàn thành bảng 47.
- Bao cao su….
+ H6: Nạo phá thai có được xem là
- Thuốc uống….
12


biện pháp sinh đẻ có kế hoạch không?
- Đặt vòng…..
Vì sao? Ảnh hưởng như thế nào đến
- Thắt ống dẫn trứng, dẫn tinh….
sức khỏe, nhất là ở trong độ tuổi vị
thành niên.
- HS: trả lời.
- GV: tổng kết.
* Tích hợp: GV yêu cầu HS suy nghĩ
và liên hệ thực tế trả lời các câu hỏi sau
+ H1: Hậu quả tăng dân số? Chúng ta
cần làm gì để hạn chế điều đó xảy ra?
+ H2: Nguyên nhân tuổi vị thành niên
mang thai ngoài ý muốn?
+ H3: Là người HS để cơ thể phát triển
khỏe mạnh mỗi chúng ta cần phải làm
như thế nào ?
- HS: trả lời từng câu hỏi.
- GV: giải thích, nhấn mạnh.
+ Dân số tăng nhanh chất thải sinh

hoạt, khói bụi, chất thải từ các dịch vụ,
y tế.....tăng là nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường, nguồn tài nguyên dần bị
cạn kiệt, nạn đói – dịch bệnh, suất hiện
các tệ nạn xã hội.
+ HS có lối sống lành mạnh. Có chế độ
ăn uống , học tập hợp lí. Vệ sinh cá
nhân và môi trường nơi học tập và nơi
sinh sống .Tập thể dục đều đặn và phù
hợp lứa tuổi. Không kết hôn dưới 18
tuổi, nhất là không quan hệ tình dục
trước khi lập gia đình, không sinh con
ngoài ý muốn. Và phải là một tuyên
truyền viên về giáo dục dân số
KHHGĐ, hưởng ứng ngày dân số ngày
11 tháng 7 và khai thác sử dụng tiết
kiệm nguồn điện – nước các tài nguyên
thường sử dụng trong đời sống…
IV. Tổng kết và hướng dẫn học bài: ( 5 phút )
1. Tổng kết: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau.
- Có những biện pháp nào để tăng số con trong chăn nuôi?
- Sinh đẻ có kế hoạch là gì? Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
- Đang còn ngồi trên ghế nhà trường có nên có thai hay không? Vì sao?
- Tại sao nữ dưới tuổi 19 không nên dùng thuốc tránh thai? Tại sao không nên
lạm dụng biện pháp nạo, hút thai?
- Phân tích câu thơ sau để nhận thấy những điểm sai hôn nhân thời xưa và thấy
được vai trò của luật hôn nhân và việc thực hiện sinh đẻ có kế hoạch hiện nay?
13



“ lấy chồng từ thủa mười ba
Đến khi mười tám em đà năm con”
2. Hướng dẫn học bài:
- Làm các câu hỏi và bài tập SGK.
- Đọc bài ôn tập.
***************************
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thực hiện giải pháp trên ở một số lớp 11 năm học 2015 – 2016. Tôi có
kiểm tra ý thức hiểu biết về việc “ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và ứng phó với
biến đổi khí hậu có hiệu quả ” của học sinh Lớp 11C2 đạt 38 / 41 HS ( 92,6%) và
lớp 11C4 đạt 33 / 36 HS (91,7%).
* Kết quả đánh giá mức độ nhận thức của học sinh khi được kiểm tra:
Các vấn đề giáo dục sử Lớp chưa được thực
Lớp đã được thực hiện
dụng NLTK và ứng phó hiện lồng ghép.
lồng ghép.
với BĐKH.
Đồng Phân
Không Đồng ý Phân
Không
ý
vân
đồng ý
vân
đồng ý
Tắt điện sử dụng khi ra
70,1% 24,2% 5,7%
95,25% 4,75% 0%
khỏi phòng.
Các ngành công nghiệp

67,5% 22,9% 9,6%
94,7% 5,3%
0%
dẫn đến nguy cơ cạn kiệt
nguồn tài nguyên, gây ô
nhiễm môi trường.
Khai thác hợp lí nguồn
72,3% 20,8% 6,9%
92,3% 5,7%
2,0%
tài nguyên , có ý thức sử
dụng NLTK và ứng phó
với BĐKH có góp phần
vào việc cải thiện môi
trường .
Mỗi HS cần phải sử dụng 68,0% 22,5% 9,5%
91,0% 5,4%
3,6%
NLTK và ứng phó với
BĐKH có hiệu quả chính
là bảo vệ môi trường
sống.
HS cam kết sẽ tuyên 50,7% 21,7% 27,6% 90,5% 6,7%
2,8%
truyền cho những người
xung quanh.
Qua kết quả bài kiểm tra thì chất lượng nhận thức và hiểu biết về sử dụng
NLTK và ứng phó với BĐKH với tỉ lệ học sinh khá - giỏi của lớp thực nghiệm
cao hơn lớp đối chứng .
3. Kết luận. kiến nghị:

3.1. Kết luận:
Qua quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi rút ra một số kết luận sau :
- Các em nhận thức sâu sắc phần lớn các nguồn tài nguyên là có hạn nên cần khai
thác và sử dụng hợp lí. Tuyên truyền đến mọi người dân nơi bản thân các em sinh
14


sống về Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và ứng
phó với biến đổi khí hậu có hiệu quả.
- Ở nhà các em có ý thức nhắc nhở anh chị em cùng bố mẹ, bạn bè các em sử
dụng tiết kiệm điện – nước sinh hoạt, sử dụng các đồ dùng có dán nhãn mác tiết
kiệm điện, không xả rác bừa bãi, trồng cây ở nơi công cộng và bảo vệ cây xanh.
- Đến trường các em có ý thức tắt đồ dùng điện như: bóng đèn, quạt …khi không
cần thiết; vệ sinh lớp học và sân trường, không bẻ cây, …Các em cũng đã vận
dụng kiến thức học được vào các phong trào đoàn thể.
- Ý thức tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường của lớp 11C2, 11C4 cũng lan
tỏa đến các bạn học sinh khác, đến gia đình – địa phương nơi các em sinh sống
mà từ đó bạn bè, bố mẹ các em cũng có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng và
có những hành động không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và bảo vệ môi trường ở trường THPT
không chỉ áp dụng với môn Sinh học mà có thể áp dụng với nhiều môn học khác.
Đã đến lúc “ Mỗi GV phải là một nhà giáo dục về sử dụng tiết kiệm năng
lượng và bảo vệ môi trường để dạy học các môn trong nhà trường ”.
3.2. Kiến nghị:
- Nhà trường cần tạo thói quen tiết kiệm năng lượng và ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh với các hình dán nhắc nhở.
- Các tổ chuyên môn kết hợp với Đoàn thanh niên tuyên truyền cho học sinh hiểu
thêm về “ Giờ trái đất ”: “ Ngoài việc tắt đèn trong Giờ trái đất, bạn có thể làm gì
để tạo sự thay đổi cho mái nhà chung của chúng ta? ” đó là thông điệp mà nhà tổ
chức Giờ trái đất muốn gửi tới công dân toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

- Với nhà trường tổ chức những cuộc thi hiểu biết sử dụng NLTK và BVMT ,
buổi ngoại khóa và thăm quan một số nơi ô nhiễm môi trường cũng như khu sinh
thái . Cần triển khai các buổi rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn , bổ sung
thêm sách , tài liệu tham khảo về vấn đề năng lượng và môi trường .
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị:

Hậu Lộc, ngày 20 / 5 / 2016.
Tôi xin cam đoan đây là
SKKN của tôi viết, không
sao chép của người khác.

Hoàng Thị Tuyến.

15


Tài liệu tham khảo:
- SGK, sách giáo viên Sinh học 11.
- Tài liệu các đợt tập huấn về sử dụng năng lượng và biến đổi khí hậu ở trường
THPT.
- Số liệu các dịch bệnh từ nguồn: Y tế tổ chức thế giới – WHO.
- Số liệu về biến đổi khí hậu từ các tin tức thời sự của VTC 1 truyền hình Việt
Nam.
********************************
Phụ lục
1. Danh mục viết tắt:
NLTK: Năng lượng tiết kiệm.
BĐKH: Biến đổi khí hậu.
BVMT: Bảo vệ môi trường.
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình.

THPT: Trung học phổ thông.
GV: Giáo viên.
HS: Học sinh.
PHT: Phiếu học tập.
SGK: Sách giáo khoa.
H1:
Câu hỏi 1...
3. Những hình ảnh và bảng số liệu phục vụ trong bài giảng:
2.1. Bài 3: Thoát hơi nước.

16


Khí khổng đóng

Khí khổng mở

Hình 3. 4: Khí khổng
Bảng 3. Kết quả thực nghiệm của Garô.

17


2.2. Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh để có kế hoạch ở người.
* Hình 1: Điều khiển số con ở động vật.

Hình 1.1: Sinh sản tự nhiên.

Hình 1.2:Sinh sản sử dụng hooc môn.


* Hình 2: Thay đổi thời gian chiếu sáng trong nuôi gà.

Hình 2.1: Gà nuôi lấy trứng.

Hình 2.2: Gà nuôi lấy thịt.

* Hình 3: Thụ tinh nhân tạo.

18


Bảng 47: Các biện pháp tránh thai.

Hình 4: Hậu quả sinh đẻ không có kế hoạch.

Hình 4.1: Mật độ dân số

Hình 4.2: Tình trạng đói khát.

19


Hình 4.3: Khói khu công nghiệp

Hình 4.4: Cá chết hàng loạt

Hình 4.5: Rác thải bừa bãi

Hình 4.6: Dịch bệnh


Hình 4.7: Chiến tranh

Hình 5 : Các hình thức tuyên truyền, vận động KHHGĐ.

20



×