Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Xây dựng các bước tiến hành khi giảng dạy các bài toán về trao đổi chéo kép giúp nâng cao hiệu quả làm bài tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.72 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHI GIẢNG DẠY CÁC
BÀI TOÁN VỀ TRAO ĐỔI CHÉO KÉP GIÚP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ LÀM BÀI CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: Hà Văn Thế
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Sinh học

THANH HÓA NĂM 2016

1


MỤC LỤC
Phần I: Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
- Mục đính nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
Phần II: Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
A - Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
B - Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
C - Giải pháp đã sử dụng và tổ chức thực hiện để giải quyết vấn đề
1. Giải pháp
2. Tổ chức thực hiện
D - Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo


dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Phần III: Kết luận, kiến nghị
Tài liệu tham khảo

2


XÂY DỰNG CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHI GIẢNG DẠY CÁC BÀI
TOÁN VỀ TRAO ĐỔI CHÉO KÉP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÀM
BÀI CỦA HỌC SINH
Phần I: Mở đầu
- Lý do chọn đề tài: Do thực tiễn giảng dạy dạng bài tập này tôi nhận thấy sự
lúng túng, đôi khi nhận thức sai của một bộ phận không nhỏ học sinh khi áp
dụng công thức được đưa ra của các tác giả, khiến các em làm bài không đạt kết
quả. Sự lúng túng và đôi khi hiểu sai công thức ở các em là do các tác giả khi
đưa ra công thức và xây dựng đáp án còn chung chung, không rõ dàng cụ thể,
đôi khi có sự mâu thuẫn giữa các công thức ở các tác giả, các em còn gặp khó
khăn trong cách viết các loại giao tử đơn, giao tử kép từ kiểu gen đã cho hoặc
ngược lại từ tỉ lệ các loại giao tử hay tỉ lệ các loại kiểu hình đã cho xác định trật
tự và khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể. Ngoài ra, cách xác
định các tần số trao đổi chéo đơn và tần số trao đổi chéo kép của từng dạng bài
tập cụ thể các em cũng gặp khó khăn khi tính toán. Mặt khác, đôi khi người dạy
biết nhưng chưa thực sự quan tâm đúng mức trong giảng dạy để uốn nắn, chỉnh
sữa. Vì vậy, để giúp học sinh khắc phuc những hạn chế trên giáo viên cần có các
biện pháp giúp học sinh nhận thức được vấn đề để từ đó các em làm bài đạt
được kết quả cao. Trên cơ sở đó, tôi nhận thấy sự cần thiết của việc đưa ra
SKKN với đề tài có tên là “Xây dựng các bước tiến hành khi giảng dạy các
bài toán về trao đổi chéo kép giúp nâng cao hiệu quả làm bài của học sinh”
- Mục đích nghiên cứu: Giúp nâng cao hiệu qủa làm bài của học sinh, tạo niềm
hứng khởi ở các em, qua đó tạo niềm tin và yêu thích thêm môn học ở các em

góp phần năng cao hiệu quả giáo dục.
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả trong quá trình giảng dạy các bài toán về
trao đổi chéo kép của giáo viên đối với việc làm bài của học sinh THPT
- Phương pháp nghiên cứu: Xây dựng các bước tiến hành và tổ chức thực hiện
để đánh giá hiệu quả của đề tài.
Phần II: Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
A - Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Các bài toán về trao đổi chéo
kép là dạng bài tập mà những năm gần đây đã được sử dụng trong các kì thi,
nhất là trong các kì thi học sinh giỏi văn hoá, các kì thi học sinh giỏi máy tính
casio ở các tỉnh và khu vực, nhưng qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi nhận thấy các
công thức và vấn đề đưa ra để áp dụng trong làm bài của các tác giả không
thống nhất và chưa cụ thể rõ dàng trong từng dạng bài tập, gây khó khăn cho
người tiếp nhận và vận dụng khi làm bài, đôi khi còn dẫn đến sự tranh luận, sự
hiểu sai của cả người dạy lẫn người học, từ đó ảnh hưởng đến việc giảng dạy
của giáo viên và làm bài của học sinh.
B - Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trong quá
trình giảng dạy, giáo dục bản thân tôi nhận thấy ban đầu khi giáo viên chỉ cung
3


cấp cho học sinh các công thức được đưa ra của các tác giả trong các tài liệu
hiện có, rồi ra bài tập cho các em thì khi làm bài các em thường lúng túng,
không biết cách xác định từng loại giao tử đơn, giao tử kép, hơn nữa các em
cũng không định hướng được cách làm bài, đặc biệt các em thường nhẫm lẫn
giữa tần số trao đổi chéo kép lý thuyết với tần số trao đổi chéo kép thực tế trong
từng dạng bài tập cụ thể dẫn đến việc tính toán kết quả, cũng như việc xác định
trật tự và khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể bị sai. Mặt khác, tôi nhận
thấy hiện nay chưa có một tài liệu hay chuyên đề cụ thể nào đi sâu về dạng bài
tập này giúp cho người dạy và người học tìm hiểu, thảo luận để áp dụng vào
thực tiễn giảng dạy cho giáo viên và làm bài của học sinh. Do vậy, đây là vấn đề

bản thân tôi nhận thấy rất cần thiết cho cả người dạy lẫn người học.
C - Giải pháp đã sử dụng và tổ chức thực hiện để giải quyết vấn đề:
1. Giải pháp:
* Bước 1: Giáo viên cung cấp cho học sinh các công thức liên quan đến trao đổi
chéo kép và phân tích thêm giúp các em hiểu bản chất của các công thức đó
trong từng dạng bài toán cụ thể.
* Bước 2: Giáo viên phân dạng và ra bài tập ban đầu cho học sinh làm. Yêu cầu
học sinh làm bài độc lập để qua đó giáo viên đánh giá được những hạn chế của
học sinh khi làm bài.
* Bước 3: Giáo viên gợi ý cách làm bằng cách cung cấp cho học sinh những
thông cần thiết của từng dạng bài tập cụ thể, giúp các em định hướng được cách
làm bài.
* Bước 4: Trên cơ sở gợi ý cách làm bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết
của giáo viên, học sinh tiếp tục làm bài.
* Bước 5: Giáo viện hướng dẫn kết quả làm bài cụ thể giúp học sinh tự đánh giá
với kết quả làm bài của các em qua đó có được kinh nghiệm để làm bài tập theo
chuyên đề trong luyện thi.
* Bước 6: Giáo viên xây dựng bài tập theo chuyên đề cho học sinh ôn luyện qua
đó đánh giá sự tiến bộ trong kết quả làm bài của học sinh.
2. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Giáo viên cung cấp cho học sinh các công thức liên quan đến trao đổi
chéo kép và phân tích thêm giúp các em hiểu bản chất của các công thức đó
trong từng dạng bài toán cụ thể.
- Sự nhiễu (Interference) và hệ số trùng hợp (Coincidence) liên quan đến TĐC
kép:
+ Sự nhiễu (I): Thường thì sự trao đổi chéo ở một chỗ làm giảm xác suất trao
đổi chéo thứ hai gần kề nó. Đó là hiện tượng nhiễu hay sự nhiễu.
+ Hệ số trùng hợp (CC hay C):
. Để đánh giá kết quả của sự nhiễu người ta dùng hệ số trùng hợp.
. Hệ số trùng hợp (CC) = tỉ lệ % trao đổi chéo kép thực tế (O)/tỉ lệ % trao đổi

chéo kép theo lý thuyết (E)
fképTT

Hay Hệ số trùng hợp : C = fképLT
4


- Sự nhiễu (I) + Hệ số trùng hợp (C) = 1
+ Nếu sự nhiều (I) = 0 → Hệ số trùng hợp (C) = 1 → f kép LT = f kép TT, khi đó:
. Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết = Tích các tần số trao đổi chéo đơn
. Tần số của trao đổi chéo đơn = Tần số trao đổi chéo chỗ đơn + tần số trao đổi
chéo kép lý thuyết
+ Nếu sự nhiều (I) ≠ 0 → Hệ số trùng hợp (C) ≠ 1 → f kép TT = C. f kép LT, khi đó:
. Tần số trao đổi chéo kép lý thuyết = Tích các tần số trao đổi chéo đơn
. Tần số của trao đổi chéo đơn = Tần số trao đổi chéo chỗ đơn + tần số trao đổi
chéo kép thực tế
- Muốn trao đổi chép kép, trước hết phải xảy ra 2 trao đổi chéo đơn
+ Nếu trao 2 trao đổi chéo đơn xảy ra ở 2 chỗ không cùng lúc thì không xảy ra
trao đổi chéo kép
+ Nếu trao 2 trao đổi chéo đơn xảy ra ở 2 chỗ cùng lúc thì có xảy ra trao đổi
chéo kép
Ở bước này, tôi đã xây dựng công thức như trên là vì công thức của các tác giả
khi đưa ra trong các tài liệu có sự chung chung và không thống nhất như sau:
- Tần số trao đổi chéo kép = Tích các tần số trao đổi chéo đơn (1)
- Tần số HVG vùng = f đơn + f kép (2)
Hai công thức trên có sự không rõ dàng giữa tần số trao đổi chéo đơn và tần số
trao đổi chéo kép ở công thức (1) với tần số trao đổi chéo đơn và tần số trao đổi
chéo kép ở công thức (2), điều này dễ dẫn đến sự nhầm lẫn khi tính toán.
Hoặc không gọi tên được thành phần trong công thức tổng. Trong trường hợp
này chỉ biết được cách tính cụ thể của bài, không biết được tên gọi của từng

thành phân trong công thức tổng dẫn đến việc áp dụng cho từng bài tập cụ thể
(bài toán thuận và bài toán nghịch) dễ bị nhẫm lẫn.
Ví dụ: Trong một cá thể giả định, con cái thân bè, lông trắng, thẳng được lai
với con đực thân mảnh, lông đen, quăn tạo ra F 1 thân mảnh, lông trắng, thẳng.
Cho con cái F1 giao phối với con đực thân bè, lông đen, quăn thu được đời sau:
Thân mảnh, lông trắng, thẳng
169
Thân mảnh, lông đen, thẳng
19
Thân mảnh, lông đen, quăn
301
Thân bè, lông trắng, quăn
21
Thân mảnh, lông trắng, quăn
8
Thân bè, lông đen, quăn
172
Thân bè, lông đen, thẳng
6
Thân bè, lông trắng, thẳng
304
Hãy lập bản đồ di truyền xác định trật tự các gen và khoảng cách giữa chúng.
Ví dụ bài tập trên trên, các tài liệu thường xây dựng đáp án như sau:
aBD
abd
×
Abd
abd
169 + 172 + 6 + 8
× 100% = 35,5%

f (A-B) =
1000

- Kiểu gen của F1 là :

5


f (B-D) =

21 + 19 + 6 + 8
× 100% = 5, 4%
1000

a
35,5%
B 5,4% D
Trong ví dụ này, cần phân tích rõ cho học sinh thấy:
fkép TT =

6+8
× 100% = 1,4%
1000

fkép LT = 35,5% x 5,4% = 1,917%
→ Đã xảy ra hệ số trùng hợp ở ví dụ trên nên:
+ fkép ở công thức (1) chính là fkép LT
+ fkép ở công thức (2) chính là fkép TT
+ Tần số trao đổi chéo đơn ở công thức (1) chính là tần số HVG vùng ở công
thức (2) và khác với fđơn ở công thức (2). Do đó, ví dụ bài tập này sẽ được tôi

hướng dẫn chi tiết hơn qua việc áp dụng hệ thống công thức được xây dựng ở
trên và có sự bổ sung mục b (Bài tập 10) giúp các em nắm chức kiến thức.
- Ngoài ra, các tác giả cũng không đề cặp đến việc nếu xảy ra 2 trao đổi chéo
đơn thì khi nào thì sảy ra trao đổi chéo kép, khi nào không xảy ra trao đổi chéo
kép và khi không xảy ra trao đổi chéo kép thì làm thế nào để biết được trật tự và
khoảng cách giữa các gen trên NST (Bài tập 7).
* Bước 2: Giáo viên phân dạng và ra bài tập ban đầu cho học sinh làm. Yêu cầu
học sinh làm bài độc lập để qua đó giáo viên đánh gia được những hạn chế của
học sinh khi làm bài.
Dạng 1: Xác định tỉ lệ các loại giao tử, tỉ lệ kiểu hình trong
trao đổi chéo kép
BT 1. Xét 3 cặp gen dị hợp nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Nếu ở
một cá thể có trình tự sắp xếp các gen trên cặp nhiễm sắc thể này là

ABD
,
abd

khoảng cách tương đối trên nhiễm sắc thể giữa gen A với gen B là 20 cM; giữa
gen B với gen D là 15 cM và trong giảm phân xảy ra cả trao đổi chéo đơn lẫn
trao đổi chéo kép thì theo lí thuyết cá thể này tạo ra giao tử AbD có tỉ lệ là bao
nhiêu?
BT 2. Xét 3 gen liên kết theo trật tự sau:
A 30cM
B 20cM D
Một cá thể dị hợp về 3 cặp gen

AbD
abd
được lai với

, biết tần số trao đổi chéo
aBd
abd

kép bằng tích tần số trao đổi chéo đơn. Tỉ lệ kiểu hình A-B-D- theo lí thuyết là
bao nhiêu?

6


BT 3. Một cá thể có KG

ABD
abd
được lai với
. Giả sử tần số trao đổi chéo
abd
abd

giữa A/B là 20%; giữa B/D là 10%, biết tần số trao đổi chéo kép bằng tích tần số
trao đổi chéo đơn. Tỉ lệ kiểu hình A-B-D- theo lí thuyết là bao nhiêu?
Dạng 2: Xác định tỉ lệ các loại giao tử, tỉ lệ kiểu hình liên quan đến sự nhiễu
và hệ số trùng hợp trong trao đổi chéo kép
BT 4. Về trật tự khoảng cách giữa 3 gen X, Y và Z người ta nhận thấy như sau:
X------------------20-----------------Y---------11----------Z.
Hệ số trùng hợp là 0,7.
xyz
Xyz
x xyz thì tỉ lệ % kiểu hình không bắt chéo của F1 là bao nhiêu?
xYZ

ABD
BT 5. Một thể dị hợp tử về 3 gen
có A-B = 0,3; B-D = 0,2. Cho biết hệ số
abd

Nếu P :

trùng hợp là 0,7. Tính tỉ lệ các loại giao tử tạo thành?
BT 6. Xét ba gen liên kết theo trật tự: AB = 30cM; BC = 20cM. Nếu 1 thể dị
hợp tử về 3 gen

AbC
được lai phân tích thì tỷ lệ các kiểu hình theo lý thuyết là
aBc

bao nhiêu trong các trường hợp sau:
a. I = 0
b. I = 0,2
Giải sử rằng tần số của các cá thể có TĐC kép = Tích các tần số TĐC đơn.
Dạng 3: Xác định trật tự sắp xếp các gen, kiểu gen, khoảng cách giữa các
gen trên NST, hệ số trùng hợp và sự nhiễu trong trao đổi chéo kép
BT 7. Cho F1 dị hợp tử 3 cặp gen lai phân tích, Fb thu được như sau :
165 cây có kiểu hình: A-B-D88 cây có kiểu hình: A-B-dd
163 cây có kiểu hình: aabbdd
20 cây có kiểu hình: A-bbD86 cây có kiểu hình: aabbD18 cây có kiểu hình: aaB-dd
Biện luận và xác định kiểu gen của cây dị hợp nói trên và khoảng cách giữa các
gen trên NST?
BT 8. Biết tỉ lệ % mỗi giao tử trao đổi chéo 1 chỗ A/B là 10%; tỉ lệ % mỗi giao
tử trao đổi chéo 1 chỗ B/C là 9%; tỉ lệ % mỗi giao tử trao đổi chéo 2 chỗ A/B và
B/C là 1%.

a. Xác định khoảng cách giữa các gen trên NST và lập bản đồ di truyền?
b. Tính hệ số trùng hợp?
BT 9. Xét 3 cặp gen dị hợp nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Nếu
quá trình giảm phân ở một cá thể đã tạo ra 8 loại giao tử với thành phần alen và
tỉ lệ như sau : ABD = abd = 2,1% ; AbD = aBd = 12,9% ; ABd = abD = 28,5%
và Abd = aBD = 6,5%. Hãy xác định:
a. Trình tự sắp xếp các gen trên cặp nhiễm sắc thể này và khoảng cách tương đối
giữa chúng là bao nhiêu cM?
b. Hệ số trùng hợp và sự nhiễu?
7


BT 10. Trong một cá thể giả định, con cái thân bè, lông trắng, thẳng được lai với
con đực thân mảnh, lông đen, quăn tạo ra F1 thân mảnh, lông trắng, thẳng. Cho
con cái F1 giao phối với con đực thân bè, lông đen, quăn thu được đời sau:
Thân mảnh, lông trắng, thẳng: 169
Thân mảnh, lông đen, thẳng: 19
Thân mảnh, lông đen, quăn: 301
Thân bè, lông trắng, quăn:
21
Thân mảnh, lông trắng, quăn: 8
Thân bè, lông đen, quăn:
172
Thân bè, lông đen, thẳng:
6
Thân bè, lông trắng, thẳng: 304
a. Hãy lập bản đồ di truyền xác định trật tự các gen và khoảng cách giữa chúng?
b. Tính hế số trùng hợp và sự nhiễu?
* Bước 3: Giao viên gợi ý cách làm bằng cách cung cấp cho học sinh những
thông cần thiết của từng dạng bài tập cụ thể, giúp các em định hướng được cách

làm bài.
Dạng 1: Xác định tỉ lệ các loại giao tử, tỉ lệ kiểu hình trong
trao đổi chéo kép
Giáo viên gợi ý cách làm bằng cách cung cấp cho học sinh các thông tin sau:
- Giao tử trao đổi chéo đơn được sinh ra do đảo các cặp gen ở 2 đầu, giao tử trao
đổi chéo kép được sinh ra do đảo cặp gen nằm ở giữa.
VD: Kiểu gen

ABD
xảy ra trao đổi chéo kép, khi đó:
abd

+ 2 loại giao tử sinh ra do trao đổi chéo chỗ đơn A -B là: Abd và aBD
+ 2 loại giao tử sinh ra do trao đổi chéo chỗ đơn B -D là: ABd và abD
+ 2 loại giao tử sinh ra do trao đổi chéo kép là: AbD và aBd
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử sinh ra do TĐC chỗ đơn = Tần số TĐC chỗ đơn/2
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử sinh ra do TĐC kép = Tần số TĐC kép/2
- Trong phép lai phân tích thì tỉ lệ từng loại giao tử của cơ thể mang tính trạng
trội chính là tỉ lệ kiểu hình thu được của phép lai
Dạng 2: Xác định tỉ lệ các loại giao tử, tỉ lệ kiểu hình liên quan đến sự nhiễu
và hệ số trùng hợp trong trao đổi chéo kép
Giáo viên gợi ý cách làm bằng cách yêu cầu học sinh thực hiện như sau: Trước
hết, cần phân biệt giữa tần số TĐC kép lý thuyết với tần số TĐC kép thực tế liên
quan đến hệ số trùng hợp và sự nhiễu. Sau đó, tính tần số TĐC kép thực tế theo
giả thiết đã cho của bài tập. Cuối cùng, từ kiến thức đã có ở dạng bài trước các
em tính tỉ lệ từng loại giao tử, qua đó tính được tỉ lệ mỗi loại kiểu hình của phép
lai.
Dạng 3: Xác định trật tự sắp xếp các gen, kiểu gen, khoảng cách giữa các
gen trên NST, sự nhiễu và hệ số trùng hợp trong trao đổi chéo kép
Giáo viên gợi ý cách làm bằng cách cung cấp cho học sinh các thông tin sau:


8


- Trong phép lai phân tích, cơ thể mang tính trạng trội khi xảy ra trao đổi chéo
kép sẽ tạo ra 8 loại giao tử từ đó cho ra 8 loại khiểu hình. Do vậy, nếu phép lai
chỉ cho ra 6 kiểu hình thì không xảy ra trao đổi chéo kép, khi đó các giao tử còn
thiếu chính là các giao tử trao đổi chéo kép, dựa vào loại giao tử này cùng với
giả thiết của bài để xác định trật tự các gen trên NST và khoảng cách giữa
chúng.
- 2 loại giao tử sinh ra do trao đổi chéo kép chiếm tỉ lệ nhỏ nhất
- 2 loại giao tử liên kết (không xảy ra TĐC) chiếm tỉ lệ lớn nhất
- Chú ý đến các cặp gen bị đảo ở giữa và ở 2 đầu để xác định các loại giao tử
của từng kiểu TĐC đơn, TĐC kép
- Chú ý đến mối liên quan và công thức tính tần số TĐC kép lý thuyết với tần số
TĐC kép thực tế.
* Bước 4: Trên cơ sở gợi ý cách làm bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết
của giáo viên học sinh tiếp tục làm bài.
* Bước 5: Giáo viện hướng dẫn kết quả làm bài cụ thể giúp học sinh tự đánh giá
với kết quả làm bài của các em qua đó có được kinh nghiệm để làm bài tập theo
chuyên đề trong luyện thi.
Dạng 1: Xác định tỉ lệ các loại giao tử, tỉ lệ kiểu hình trong
trao đổi chéo kép
BT 1. Xét 3 cặp gen dị hợp nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Nếu ở
một cá thể có trình tự sắp xếp các gen trên cặp nhiễm sắc thể này là

ABD
,
abd


khoảng cách tương đối trên nhiễm sắc thể giữa gen A với gen B là 20 cM; giữa
gen B với gen D là 15 cM và trong giảm phân xảy ra cả trao đổi chéo đơn lẫn
trao đổi chéo kép thì theo lí thuyết cá thể này tạo ra giao tử AbD có tỉ lệ là bao
nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Tần số TĐC kép là: f kép = 20%x15% = 3%
- AbD là giao tử sinh ra do trao đổi chéo kép nên tỉ lệ = 3% / 2 = 1,5%
BT 2. Xét 3 gen liên kết theo trật tự sau:
A 30cM
B 20cM D
Một cá thể dị hợp về 3 cặp gen

AbD
abd
được lai với
, biết tần số trao đổi chéo
aBd
abd

kép bằng tích tần số trao đổi chéo đơn. Tỉ lệ kiểu hình A-B-D- theo lí thuyết là
bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Tần số TĐC kép là: f kép = 30%x20% = 6%
- Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do TĐC kép là: ABD = abd = 6%/2 = 3%
- Do đây là phép lai phân tích nên tỉ lệ kiểu hình chính là tỉ lệ giao tử, suy ra tỉ lệ
kiểu hình A-B-D- = ABD = 3%
9


BT 3. Một cá thể có KG


ABD
abd
được lai với
. Giả sử tần số trao đổi chéo
abd
abd

giữa A/B là 20%; giữa B/D là 10%, biết tần số trao đổi chéo kép bằng tích tần số
trao đổi chéo đơn. Tỉ lệ kiểu hình A-B-D- theo lí thuyết là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
- Tần số TĐC kép là: f kép = 20%x10% = 2%
- Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do TĐC kép là: AbD = aBd = 2%/2 = 1%
- Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do TĐC chỗ đơn A/B là: Abd = aBD = (20%-2%)/2
= 18%/2 = 9% ( hay Abd = aBD = 10% -1% = 9%)
- Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do TĐC chỗ đơn B/D là: ABd = abD = (10%-2%)/2
= 8%/2 = 4% ( hay ABd = abD = 5%% -1% = 4%)
- Tỉ lệ 2 loại giao tử liên kết (không xảy ra TĐC) là:
ABD = abd = (100% - 2% - 18% - 8%)/2 = 36%
- Do đây là phép lai phân tích nên tỉ lệ kiểu hình chính là tỉ lệ giao tử → Tỉ lệ
kiểu hình A-B-D- = ABD = 36%
Dạng 2: Xác định tỉ lệ các loại giao tử, tỉ lệ kiểu hình liên quan đến sự nhiễu
và hệ số trùng hợp trong trao đổi chéo kép
BT 4. Về trật tự khoảng cách giữa 3 gen X, Y và Z người ta nhận thấy như sau:
X------------------20-----------------Y---------11----------Z.
Hệ số trùng hợp là 0,7.
Nếu P :

xyz
Xyz

x xyz thì tỉ lệ % kiểu hình không bắt chéo của F1 là bao nhiêu?
xYZ

Hướng dẫn giải:
- Tỉ lệ bắt chéo kép lý thuyết: f képLT = 20% x 11% = 2,2%
fképTT

- Mặt khác, hệ số trùng hợp: C = fképLT → f képTT= 2,2% x 0,7= 1,54%
+ Tỉ lệ bắt chéo chỗ đơn giữa 2 gen X-Y là: 20% -1,54% =18,46%
+ Tỉ lệ bắt chéo chỗ đơn giữa 2 gen Y-Z là: 11% -1,54% = 9,46%
- Vậy, tỉ lệ kiểu hình không xảy ra bắt chéo của F1 là: 100% - (18,46% + 9,46%
+ 1,54%) = 70,54%
BT 5. Một thể dị hợp tử về 3 gen

ABD
có A-B = 0,3; B-D = 0,2. Cho biết hệ số
abd

trùng hợp là 0,7. Tính tỉ lệ các loại giao tử tạo thành?
Hướng dẫn giải:
- Tần số TĐC kép lý thuyết: fképLT = 0,3x0,2 = 0,06
fképTT

- Mặt khác, hệ số trùng hợp: C = fképLT → f képTT = 0,7x0,06=0,042, khi đó:
+ Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do TĐC kép thực tế: AbD = aBd = 0,042/2=0,021
+ Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do trao đổi chéo chỗ đơn giữa 2 gen A-B: aBD =
Abd = (0,3 - 0,042)/2=0,129
+ Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do trao đổi chéo chỗ đơn giữa 2 gen B-D: ABd=
abD
10



= (0,2 - 0,042)/2=0,079
+ Tỉ lệ 2 loại giao tử liên kết: ABD = abd =[1- (0,042+0,258+0,158)]/2=0,027
BT 6. Xét ba gen liên kết theo trật tự: AB = 30cM; BC = 20cM. Nếu 1 thể dị
hợp tử về 3 gen

AbC
được lai phân tích thì tỷ lệ các kiểu hình theo lý thuyết là
aBc

bao nhiêu trong các trường hợp sau:
a. I = 0
b. I = 0,2
Giải sử rằng tần số của các cá thể có TĐC kép = Tích các tần số TĐC đơn.
Hướng dẫn giải:
a.
- Khi I = 0 ta có: I + C =1 → C = 1
fképTT

- Mặt khác, hệ số trùng hợp: C = fképLT → f képTT = f képLT = 0,3x0,2 = 0,06
+ Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do TĐC kép: ABC = abc = 0,06/2 = 0,03
+ Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do trao đổi chéo chỗ đơn giữa 2 gen A-B: Abc =
abC= (30%-6%/)2 = 0,12
+ Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do trao đổi chéo chỗ đơn giữa 2 gen B-C: Abc =
aBC = (20% -6%)/2 = 0,07
+ Tỉ lệ 2 loại giao tử liên kết : AbC = aBc = [ 1 − (0, 24 + 0,14 + 0, 06)] /2= 0,28
- Do đây là phép lai phân tích nên tỉ lệ KH chính là tỉ lệ của từng loại giao tử.
b.
- Khi I = 0,2 ta có: I + C =1 → C = 1- 0,2 = 0,8

fképTT

- Mặt khác, hệ số trùng hợp: C = fképLT → f képTT= 0,8x0,06 = 0,048
+ Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do TĐC kép thực tế: ABC = abc = 0,048/2 = 0,024
+ Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do trao đổi chéo chỗ đơn giữa 2 gen A-B: Abc =
abC= (30%-4,8%/)2 = 0,126
+ Tỉ lệ 2 loại giao tử sinh ra do trao đổi chéo chỗ đơn giữa 2 gen B-C: Abc =
aBC = (20% -4,8%)/2 = 0,076
+ Tỉ lệ 2 loại giao tử liên kết: AbC = aBc = [ 1 − (0, 252 + 0,152 + 0, 048)] /2= 0,274
- Do đây là phép lai phân tích nên tỉ lệ kiểu hình chính là tỉ lệ của từng loại giao
tử.
Dạng 3: Xác định trật tự sắp xếp các gen, kiểu gen, khoảng cách giữa các
gen trên NST, sự nhiễu và hệ số trùng hợp trong trao đổi chéo kép
BT 7. Cho F1 dị hợp tử 3 cặp gen lai phân tích, Fb thu được như sau :
165 cây có kiểu hình: A-B-D88 cây có kiểu hình: A-B-dd
163 cây có kiểu hình: aabbdd
20 cây có kiểu hình: A-bbD86 cây có kiểu hình: aabbD18 cây có kiểu hình: aaB-dd
Biện luận và xác định kiểu gen của cây dị hợp nói trên và khoảng cách giữa các
gen trên NST?
Hướng dẫn giải:
11


- F1 dị hợp tử 3 cặp gen lai phân tích cho ra 6 loại kiểu hình nên cá thể dị hợp
tạo ra 6 loại giao tử, 3 cặp gen liên kết không hoàn toàn và trao đổi chéo xảy ra
tại 2 điểm không cùng lúc (không đồng thời) → Không xảy ra trao đổi chéo kép
- 2 loại kiểu hình còn thiếu do TĐC kép là A-bbdd và aaB-D- → 2 loại giao tử
còn thiếu do TĐC kép là: Abd và aBD (1)
- 2 loại kiểu hình chiếm tỉ lệ lớn là: 165 cây có kiểu hình A-B-D- và 163 cây có
kiểu hình aabbdd → 2 loại giao tử liên kết là ABD và abd (2)

- Từ (1) và (2) nhận thấy cặp gen bị đảo Aa nên là cặp nằm ở giữa → trình tự sắp
xếp các gen: B – A – D, kiểu gen là: BAD/bad
- Khoảng cách giữa các gen:
+ 2 loại kiểu hình chiếm tỉ lệ lớn là: [ (165+ 163)/540] x 100% = 61%
+ Khoảng cách giữa B và D là : 100% - 61% = 39% = 39cM
+ Khoảng cách giữa B và A là : [(20 +18)/540]x100% = 7% = 7cM
+ Khoảng cách giữa A và D là: [(88 + 86)/540]x100% = 32% = 32cM
BT 8. Biết tỉ lệ % mỗi giao tử trao đổi chéo 1 chỗ A/B là 10%; tỉ lệ % mỗi giao
tử trao đổi chéo 1 chỗ B/C là 9%; tỉ lệ % mỗi giao tử trao đổi chéo 2 chỗ A/B và
B/C là 1%.
a. Xác định khoảng cách giữa các gen trên NST và lập bản đồ di truyền?
b. Tính hệ số trùng hợp?
Hướng dẫn giải:
a.
- Khoảng cách giữa 2 gen AB với tần số là: 2x10% + 2x1% = 22%
- Khoảng cách giữa 2 gen BC với tần số là: 2x9% + 2x1% = 20%
- Khoảng cách giữa 2 gen AC là: 22% + 20% = 42%
- Bản đồ di truyền:
A 22cM B 20cM C
b.
- Tần số TĐC kép thực tế: f képTT = 2x1% = 2%
- Tần số TĐC kép lý thuyết: f képLT = 22%x20% = 4,4%
fképTT

- Hệ số trùng hợp: C = fképLT = 2%/4,4% = 45,5%
BT 9. Xét 3 cặp gen dị hợp nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Nếu
quá trình giảm phân ở một cá thể đã tạo ra 8 loại giao tử với thành phần alen và
tỉ lệ như sau : ABD = abd = 2,1% ; AbD = aBd = 12,9% ; ABd = abD = 28,5%
và Abd = aBD = 6,5%. Hãy xác định:
a. Trình tự sắp xếp các gen trên cặp nhiễm sắc thể này và khoảng cách tương đối

giữa chúng là bao nhiêu cM?
b. Hệ số trùng hợp và sự nhiễu?
Hướng dẫn giải:
a.
- 2 loại giao tử chiếm tỉ lệ nhỏ nhất sinh ra do TĐC kép: ABD = abd = 2,1% (1)
- 2 loại chiếm tỉ lệ lớn nhất là giao tử liên kết: ABd = abD = 28,5% (2)
12


- Từ (1) và (2) nhận thấy cặp gen bị đảo Dd nên là cặp nằm ở giữa đã sinh ra các
giao tử trao đổi chéo kép → Kiểu gen là: AdB/aDb
- Khoảng cách tương đối giữa cặp gen Aa với Dd là:
12,9% x2 + 2,1 x2% = 30 cM
- Khoảng cách tương đối giữa cặp gen Dd với Bb là:
6,5% x2 + 2,1x2% = 17,2cM
b.
- Tần số TĐC kép thực tế: f képTT = 2x2,1% = 4,2%
- Tần số TĐC kép lý thuyết: f képLT = 30%x17,2% = 5,16%
fképTT

- Hệ số trùng hợp: C = fképLT = 4,2%/5,16% = 81,4%
- Sự nhiễu: I = 1 – C = 1- 81,4% = 18,6%
BT 10. Trong một cá thể giả định, con cái thân bè, lông trắng, thẳng được lai với
con đực thân mảnh, lông đen, quăn tạo ra F1 thân mảnh, lông trắng, thẳng. Cho
con cái F1 giao phối với con đực thân bè, lông đen, quăn thu được đời sau:
Thân mảnh, lông trắng, thẳng: 169
Thân mảnh, lông đen, thẳng: 19
Thân mảnh, lông đen, quăn: 301
Thân bè, lông trắng, quăn:
21

Thân mảnh, lông trắng, quăn: 8
Thân bè, lông đen, quăn:
172
Thân bè, lông đen, thẳng:
6
Thân bè, lông trắng, thẳng: 304
a. Hãy lập bản đồ di truyền xác định trật tự các gen và khoảng cách giữa chúng?
b. Tính hệ số trùng hợp và sự nhiễu?
Hướng dẫn giải:
a.
- F1 toàn thân mảnh, lông trắng, thẳng nên thân mảnh, lông trắng, thẳng là những
tính trạng trội hoàn toàn so với thân bè, lông đen, quăn và F1 dị hợp tử về 3 cặp
gen.
- Quy ước: A/a: thân mảnh/bè; B/b: thân trắng/đen; D/d: lông thẳng/quăn
- Kết quả phân li F2 cho 8 loại kiểu hình, tỉ lệ xắp sĩ bằng nhau từng đôi một →
di truyền liên kết, có TĐC kép.
- F2 thu được:
aaB-D-; A-bbdd là các kiểu hình được tạo ra từ giao tử liên kết: aBD và Abd (1)
A-B-dd; aabbD- là các kiểu hình được tạo ra từ giao tử trao đổi chép kép: ABd
và abD (2)
- Từ (1) và (2) nhận thấy cặp gen bị đảoBb nên là cặp nằm ở giữa → trình tự sắp
aBD
abd
×
Abd
abd
169 + 172 + 6 + 8
× 100% = 35,5%
- Tần số TĐC đơn A-B: f (A-B)=
1000


xếp các gen: A – B – D, kiểu gen F1:

13


- Tần số TĐC đơn B-D: f (B-D)=

a

21 + 19 + 6 + 8
× 100% = 5,4%
1000

35,5%

B 5,4% D

b.
- Tần số TĐC kép thực tế: f képTT =

6+8
× 100% = 1, 4%
1000

- Tần số TĐC kép lý thuyết: f képLT = 35,5%x5,4% = 1,917%
fképTT

- Hệ số trùng hợp: C = fképLT = 1,4%/1,917% = 73%
- Sự nhiễu: I = 1 – C = 1- 73% = 27%

* Bước 6: Giáo viên xây dựng bài tập theo chuyên đề cho học sinh ôn luyện qua
đó đánh giá sự tiến bộ trong kết quả làm bài của học sinh.
D - Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
- Đối với hoạt động giáo dục: Do học sinh đã được giáo viên cung cấp kiến thức
và công thức có hệ thống, rõ ràng. Đồng thời, trên cơ sở các bước tiến hành
khoa học như trên ngay từ đầu nên qua thời gian rèn luyện tôi nhận thấy những
hạn chế, lúng túng của học sinh từng bước được khắc phục, số lượng học sinh
làm bài đạt kết quả cao tăng lên rõ dệt.
Kết quả cụ thể trong năm học 2015-2016:
Kết quả làm bài của học sinh
Các bài tập giáo viên ra ban đầu
Các bài tập giáo viên ra đối chứng theo
chuyên đề
Giỏi
Khá
Trung
Yếu
Giỏi
Khá
Trung
Yếu
bình
bình
%

39,4%

44,6%

16.0%


14,6%

65,8%

19,6%

0%

- Đối với bản thân: Khi đưa vào thực tế giảng dạy tôi cảm thấy thuận lợi hơn khi
truyền tải kiến thức về vấn đề trên cho các em, đồng thời bản thân tôi cũng nhận
thấy các em hiểu vấn đề nhanh chóng và ít bị nhầm lẫn khi làm bài, tạo niềm tin,
sự yêu thích môn học ở các em.
- Đối với đồng nghiệp và nhà trường: Khi đưa vào thực tiễn được đánh giá cao
và có tính sáng tạo, phù hợp với thực tiễn giảng dạy của nhà trường.
Phần III: Kết luận, kiến nghị
- Kết luận: Trong quá trình giảng dạy, luyện thi cho học sinh, tôi nhận thấy ban
đầu khi làm bài tập dạng này các em thường lúng túng, không xác định được
cách làm bài khi viết các loại giao tử, tỉ lệ từng loại giao tử nếu xảy ra trao đổi
chéo kép, đồng thời các em còn gặp khó khăn khi tính tần số trao đổi chéo đơn
và tần số trao đổi chéo kép trong từng dạng bài tập cụ thể, điều này khiến cho
các em gặp khó khăn trong việc xác định được trật tự và khoảng cách giữa các
gen trên nhiễm sắc thể hay các yêu cầu khác của đề bài. Trên cơ sở đó, tôi đã
tiến hành thực hiện từng bước như trên, qua đó giúp các em có được nhận thức
14


đúng và định hướng được cách làm bài, cuối cùng để cũng cố, rèn luyện tôi đã
xây dựng bài tập theo chuyên đề cho các em làm, bản thân tôi đã nhận thấy kết
quả làm bài của các em có sự tiến bộ rõ dệt.

- Kiến nghị: Do tính chất xúc tích của đề tài nên bản thân chỉ nêu những bài tập
có tính chất minh hoạ. Do vậy, để đề tài được thành công trước hết người học
cần nắm vững kiến thức cơ bản của các quy luật di truyền cũng như kiến thức
của dạng bài tập này, đồng thời có niềm đam mê, yêu thích đối với môn học, còn
đối với người dạy để nâng cao hiệu quả giaó dục cần xây dựng, mở rông thêm
các chuyên đề bài tập để rèn luyện cho học sinh giúp các em hoàn thiện kiến
thức qua đó làm bài đạt kết quả cao.
Mặt khác, trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn những hạn chế, sai sót rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để đề tài đi vào thực
tiễn.
Tài liệu tham khảo:
- Sách ôn luyện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học của Lê Đình Trung và
Trịnh Nguyên Giao- Nhà xuất bản giáo dục
- Đề thi Casio các tỉnh và khu vực những năm gần đây
- Các tài liệu tham khảo khác trên mang internet
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày tháng năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của
người khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hà Văn Thế

15




×