Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải bài tập phả hệ trong chương trinh sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.74 KB, 17 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bài tập phả hệ là dạng bài tập mô tả một hoặc vài tính trạng di truyền của
người qua nhiều thế hệ trong một gia đình gồm có nhiều thành viên có quan hệ
về mặt gia đình.
Bài tập phả hệ là dạng bài tập khó khi học sinh gặp thường rối không xác
định được cách giải. Nhưng dạng bài tập này thường có trong đề thi đại học ở
các năm và đề thi chon học sinh giỏi. Phần kiến thức phương pháp giải dạng bài
tập phả hệ ở trong chương trình sách giáo khoa đề cập rất ít và chỉ kiến thức cơ
bản. Mặt khác hiện nay cũng chưa có một tài liệu chính thống nào đưa ra
phương pháp giải dạng bài tập phả hệ. Nhưng thực tế thì tôi thấy ở trong các đề
thi tuyển sinh THPT quốc gia và đề thi chọn học sinh giỏi thì các bài tập tập
thuộc dạng phả hệ rất phức tạp đòi hỏi học sinh không chỉ phải nắm vững kiến
thức về di truyền người mà còn vận dụng cao để giải bài tập phả hệ một cách
chính xác và nhanh chóng đáp ứng với yêu cầu của đề ra.
Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên ngày nay không những phải cung cấp cho
học sinh một vốn kiến thức cơ sở mà điều quan trọng họ phải trang bị cho học
sinh kỹ năng vận dụng, tự làm việc, tự nghiên cứu để tìm hiểu và tự nắm bắt
thêm tri thức, đặc biệt là trong việc giải các bài tập. với những trăn trở về bộ
môn cộng với kinh nghiệm giảng dạy thực tế trong thời gian qua, tôi xin mạnh
dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm với nội dung: “ Một vài kinh nghiệm
hướng dẫn học sinh giải bài tập phả hệ trong chương trinh sinh học 12”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm trang bị cho học sinh các bước giải bài tập phả hệ.
- Giúp cho học sinh bước đầu biết chủ động tiếp cận các bước giải bài tập phả
hệ trong các kì thi nhằm từng bước nâng cao điểm số trong các kì kiểm tra....
- Tạo tính thống nhất cao trong quá trình tìm ra một phương tiện hữu hiệu
nhất để giúp giáo viên và học sinh có một con đường tiếp cận bài tập phả hệ có
hiệu quả nhất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Xác định ra được mục đích, yêu cầu của việc xây dựng các bước giải bài


tập phả hệ..
- Xây dựng được kế hoạch, nội dung và các bước giải bài tập phả hệ.
4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài :
- Phần bài tập phả hệ trong chương trình Sinh học lớp 12
- Hs lớp 12 C1, 12 C2 trường THPT Lam Kinh.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý thuyết :
- Tìm hiểu lý thuyết về bài tập phả hệ.
- Trao đổi với bạn bè đồng nghiệp thuộc bộ môn Sinh của các trường THPT
Thọ Xuân 4, Thọ Xuân 5, Lê Lợi, Lê Văn Linh, Lê Hoàn... để tìm ra các giải
pháp..
5.2. Nghiên cứu thực tiễn :
1


- Dự một số buổi chữa bài tập của đồng nghiệp trong nhà trường.
- Chọn chuyên đề, tổ chức thảo luận trong tổ, thống nhất các ý kiến...
- Chọn hai nhóm đối chứng và thực nghiệp đề tài.
B . NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lý luận
Giúp các em hiểu được bản chất của sơ đồ phả hệ và từ đó có thể vận dụng
giải các bài tập di truyền phả hệ .
Sơ đồ phả hệ là sơ đồ mô tả về một hoặc vài bệnh tật di truyền nào đó ở người
thông qua nhiều thành viên trong một đại gia đình có quan hệ với nhau về huyết
thống và vợ chồng.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Tôi đã trực tiếp giảng dạy nhiều đối tượng HS với nhiều mức độ nhận thức,
nhưng thực tế cho thấy khi gặp những bài tập di truyền phả hệ thì các em
thường tỏ ra lúng túng, không biết xác định cách làm như thế nào.Hoặc làm
nhưng thiếu tự tin với kết quả tìm được, không chắc chắn.

Mặt khác, GV lại không có nhiều điều kiện để giúp HS làm quen với các
dạng bài tập phả hệ một cách có hệ thống, tài liệu tham khảo lại cũng không
viết nhiều và tập hợp có hệ thống riêng về dạng bài tập này.
3.Giải pháp và tổ chức thực hiện:
Để giúp học sinh giải nhanh và chính xác các bài tập tự luận cũng như chọn
được đáp án nhanh và chính xác các câu trả lời trắc nghiệm cần tiến hành các
bước sau:
* Bước 1: GV giúp HS phân loại được các dạng bài tập có liên quan đến phả
hệ , giới hạn được phạm vi kiến thức cần vận dụng ở mỗi dạng và thành lập
công thức để nắm bản chất của kiến thức, vận dụng linh hoạt công thức hình
thành kỹ năng trong giải quyết các bài tập có liên quan.
* Bước 2: HS nghiên cứu kĩ phả hệ, câu dẫn của đề; hiểu đúng bản chất các
ngôn từ xuất hiện trong một bài toán. Đọc đến từ nào thì HS phải biết liên hệ với
các kiến thức có liên quan để biết mình phải làm gì tương ứng.
* Bước 3: Ở mỗi dạng bài tập GV đưa ra phương pháp làm. Làm mẫu, thực hiện
những thao tác cụ thể, cần thiết để tìm ra đáp án trắc nghiệm nhanh nhất hoặc
trình bày bài tự luận ngắn gọn nhất.
3.1. Cụ thể các bước tiến hành:
3.1.2: Củng cố lý thuyết về phả hệ:

1) Bệnh:

2


2) Hội chứng:

3) Tật:
3



4) Loại tính trạng

4


3.2.2: Phân dạng giải bài tập:
* Dạng 1; Tính trạng đang xét nằm trên NST thường di truyền theo quy
luật phân ly.
1. Phương pháp chung
Bước 1 : Xác định gen gây bệnh do nằm trên NST thường hay giới tính. Quan
sát trên phả hệ và dựa vào kiến thức lý thuyết nhận thấy tính trạng đang xét
khi có tỷ lệ người mắc bệnh phân đồng đều ở cả 2 giới hoặc mẹ mắc bệnh, bố
không bệnh mà con gái bị bệnh , thì kết luận gen gây bệnh nằm trên NST
thường và di truyền theo quy luật phân ly.
Bước 2: Xác định gen gây bệnh là gen trội hay lặn bằng cách quan sát ở một
cặp bố mẹ nào đó trong phả hệ đã cho mà có cùng một kiểu hình, sinh con có
kiểu hình khác bố mẹ thì ki5,6,7ểu hình của bố mẹ là trội so với tính trạng kia.
Bước 3: Quy ước gen, từ đó xác định kiểu gen của từng thành viên trong phả hệ.
Bước 4: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen hoặc kiểu hình nào đó ở đời con ( đề
bài yêu cầu). Đây là phần dễ nhầm lẫn. Trong phả hệ luôn có những thành viên
biết chắc chắn kiểu gen và những thành viên chưa biết rõ kiểu gen mà mới chỉ
biết kiểu hình nên cần xác định rõ đó là những cá thể nào, tỉ lệ kiểu gen, là bao
nhiêu. Cách tính nhanh và chính xác nhất là áp dụng tính xác suất
Xác suất kiểu gen hoặc kiểu hình của đời con = ( tỷ lệ kiểu gen của bố ) x ( tỷ
lệ kiểu gen của mẹ) .
(Lưu ý : với những bài xác định khả năng xuất hiện ở đời con nhưng là con trai
hoặc con gái đầu lòng (thứ 2,3..) thì phải nhân với ½ vì Con trai/Con gái=1/1)
2. Vận dụng giải bài tập
Câu 1: (ĐH 2014) Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở

người do một trong hai alen của một gen quy định
I

1

2

4

3

II
5

6

9

8

7

11

10

Quy ước
: Nữ không bị bệnh
: Nữ bị bệnh
: Nam không bị bệnh

: Nam bị bệnh

III
12

13

14

?

15

16

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác
suất sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III.14 III.15 là
A. 4/9
B. 29/30
C. 7/15
D. 3/5
Giải: Nhìn vào sơ đồ phả hệ ta thấy Cặp vợ chồng I( 1-2) không bị bệnh sinh
con bị bệnh , Tính trạng bệnh do gen lặn quy đinh . Mặt khác bố không bị
bệnh sinh ra con gái bị bệnh nên gen gây bệnh nằm trên NST thường quy định .
Quy ước gen : A- không bị bệnh trội hoàn toàn alen a- gây bệnh
- Xét cặp vợ chồng sô 7 và 8 :
5


Vợ ( 1/3AA : 2/3Aa) x chồng Aa

2A,1a
1A, 1a
-> Con (14) bình thường : (2AA : 3Aa )
- Dể thấy cặp vợ chồng (10 – 11):Aa x Aa
- > con(15) bình thường : 1AA:2Aa
(14) x (15): 2AA:3Aa x 1AA:2Aa
7A, 3a
2A, 1a
- > Xác suất sinh con đầu lòng không mang alen lặn (AA) = 7/10. 2/3 = 7/15.
Câu 2:Cho sơ đồ phả hệ sau:

Cặp vợ chồng (1) và (2) ở thế hệ thứ II mong muốn sinh hai người con có cả
trai, gái và đều không bị bệnh trên. Cho rằng không có đột biến xảy ra, khả năng
để họ thực hiện được mong muốn là bao nhiêu?
Giải:
+ Xét trội – lặn: Bố mẹ ở thế hệ I đều bị bệnh sinh ra con ở thế hệ II có cả bệnh
và không nên tính trạng bệnh là tính trạng trội (A), và tính trạng bình thường là
lặn (a)
+ Xét gen nằm trên NST thường hay NST giới tính: Bố ở thế hệ I mang gen trội,
con gái sinh ra ở thế hệ II bình thường (aa), do đó gen nằm trên NST thường.
+ Cá thể II-1 bị bệnh có bố mẹ kiểu gen Aa nên kiểu gen II-1 là: (1/3AA : 2/3
Aa)
+ Cá thể II-2 bình thường nên có kiểu gen aa (100%)
+ Để con của cặp II-1 và II-2 sinh ra không bị bệnh (aa) thì II-1 phải có kiểu gen
Aa (2/3). Vậy ta có phép lai: Aa x aa → 1/2 Aa : 1/2 aa. Tỉ lệ con sinh ra bình
thường trong phép lai là 1/2, sinh 2 đứa bình thường thì tỉ lệ là 1/2. 1/2 = 1/4
+ Bài toán cần tìm xác suất sinh 2 người con trai và gái đều không bị bệnh, do
gen nằm trên NST thường nên xác suất sinh trai và gái ở mỗi lần sinh là 1/2.
Nhưng có 2 trường hợp đó là trai trước, gái sau hoặc gái trước, trai sau. Như vậy
xác suất sinh 2 người con trong đó có 1 trai và 1 gái là: C12 . 1/2. 1/2 = ½

→ Vậy xác suất bài toán cần tìm là: 2/3 . 100% . 1/4. 1/2 ≈ 8,33% ,
Câu 3. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số người bị
mắc một bệnh di truyền đơn gen là 9%. Phả hệ dưới đây cho thấy một số thành
viên (màu đen) bị một bệnh này. Kiểu hình của người có đánh dấu (?) là chưa
biết.
6


I

2

1

II

Nam bị bệnh
7

3

4

Nữ bị bệnh

6

5

?


III

Nam không bị bệnh

8

9

Nữ không bị bệnh

10

a) Gen gây bệnh có nhiều khả năng bị chi phối bởi quy luật di truyền nào? Tại
sao?
b) Xác suất cá thể con (?) sinh ra từ cặp vợ, chồng II3 và II4 mắc bệnh (tính
theo %) là bao nhiêu? Nêu cách tính.
Giải:
a) Quy luật di truyền chi phối:
- Nhận thấy I1 và I2 không bị bệnh sinh con II 7 bị bệnh → bệnh do gen lặn quy
định.
- Nếu gen gây bệnh nằm trên NST X (không alen tương ứng trên Y) thì cá thể
nam III9 cũng bị bệnh nhận alen alen lặn (X a) từ mẹ II7 (XaXa); Nếu gen gây
bệnh nằm trên Y (không alen trên X) thì I2 cũng bị bệnh vì con trai II6 bị bệnh.
Những khả năng trên đều không phù hợp bài ra
→ Vậy bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy
luật phân ly Men đen.
b) Xác suất cá thể con (?) bị bệnh sinh ra từ cặp vợ, chồng II 3 và II4 (tính theo
%) là:
- Gọi P(A), q(a) lần lượt là tần số các alen A và a. Ta có q 2 aa = 0,09 → q(a) = 0,3;

p(A)= 0,7.→ Cấu trúc di truyền của quần thể tuân theo công thức Hacđi- Vanbec:
0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa
2pq

0, 42

- Tỉ lệ người có kiểu gen dị hợp tử trong quần thể p2 + 2pq = 0, 42 + 0, 49 = 0,46.
- Ta có sơ đồ lai: aa x Aa → 50% Aa (bình thường) : 50% aa (bị bệnh) → Xác
suất để sinh người con (?) của cặp vợ chồng II3 và II4 bị bệnh là: 0,46 x 0,5 =
23%.
Câu 4 : Sơ đồ phả hệ dưới đây là sự di truyền tính trạng màu tóc ở một gia đình.
Biết rằng gen A quy định tóc màu đen, alen a quy định tóc trắng (bạch tạng); giả
thiết các cá thể II3 và II6 không mang alen lặn.
Nữ tóc màu đen

I

Nữ tóc bạch tạng

2

1

Nam tóc màu đen

II
3

III


4
7

6

5
8

Nam tóc bạch tạng

a) Xác định kiểu gen của các cá thể 1, 2, 4, 5, 7 và 8.
7


b) Xác suất để II5 có kiểu gen dị hợp tử bằng bao nhiêu?
c) Nếu xảy ra sự kết hôn gần giữa III7 và III8 thì xác suất để cặp vợ chồng này
sinh ra người con đầu lòng mắc bệnh bạch tạng (tính theo %) là bao nhiêu?
Giải: Quy ước gen : Gen A- tóc bình thường trội hoàn toàn alen a- tóc bạch
tạng
a) Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình:
- Kiểu gen của I1, I2, III7: Aa; II4: aa; II5, III8: AA hoặc Aa.
b) Xác suất để II5 có kiểu gen dị hợp tử:
- Vì II4 có kiểu gen aa nên I1 và I2 phải có kiểu gen dị hợp tử Aa. Do đó II 5 có
kiểu gen là AA hoặc Aa. Xác suất để II5 có kiểu gen dị hợp tử là

2
.
3

c) Xác suất để một cá thể con nhất định từ phép lai III7 x III8 bị bạch tạng:

- Nhận thấy, III7 có kiểu gen dị hợp tử Aa; III 8 có kiểu gen AA hoặc Aa. Xác suất
2 1

1

để III8 có kiểu gen dị hợp tử là: 3 . 2 = .
3
- Vậy xác suất để một cá thể con bị bạch tạng (aa) sinh ra từ 3 thế hệ là:

1 1
. =
3 4

1
.
12

Dạng 2: Phả hệ mô tả 2 loại tính trạng trong đó một loại tính trạng nằm
trên NST thường và một loại tính trạng nằm trên NST giới tính .
1. Phương pháp chung.
Bước 1: Xác định loại tính trạng nào di truyền theo NST thường, loại tính trạng
di truyền theo NST giới tính.
+) Nếu tính trạng di truyền theo NST thường cách giải như ở dạng 1 và khi di
truyền tuân theo quy luật phân ly.
+) Nếu loại tính trạng di truyền theo NST giới tính X đoạn không tương ứng
trên Y thì gen bị bệnh chỉ biểu hiện phần lớn ở con trai, có sự di truyền
chéo….
+) Gen di truyền theo nhiễm sắc Y thì di truyền thẳng bố truyền cho con trai và
di truyền thẳng .
Bước 2 : Dựa trên phả hệ ta xác định loại tính trạng nào là trội, loại tính trạng

nào là lặn.
Bước 3: Quy ước gen và xác định kiểu gen từng thành viên trong phả hệ. Tính
tỷ lệ giao tử ở cơ thể mang tính trạng trội chưa biết chắc chắn kiểu gen.
Bước 4: Tính kết quả kiểu gen hoặc kiểu hình mà đề bài cần yêu cầu riêng đối
với từng loại tính trạng bằng cách tính tỷ lệ giao tử của bố và của mẹ rồi nhân
lại.
Bước 5: Dùng phép nhân xác suất để tính kết quả chung của 2 loại tính trạng để
trả lời câu hỏi của đề bài.
Lưu ý: Để dễ dàng cho việc giải bài tập dạng 2 này nên tách riêng từng loại
tính trạng đang xét và các bước tiến hành giống như xét sự di truyền một tính
trạng,
8


3.2.3. Bài tập vận dụng
Câu 1 : Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên NST thường có 2 alen, alen A
- tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a - tóc thẳng. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục
do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của NST thể giới tính X quy
định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau
I
II

III

Quy ước
: Nam tóc quăn và không bị mù màu
: Nữ tóc quăn và không bị mù màu
: Nam tóc thẳng và bị mù màu

2


1
3

4

5

6

9

10

7

?

8

11

12

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp
vợ chồng III10 − III11 trong phả hệ này sinh con, Xác suất đứa con đầu lòng mang
alen trội về hai gen trên là bao nhiêu ?
Giải : - Xét sự di truyền tính trạng hình dạng tóc trên phả hệ ta thấy: Bên phía
người chồng II ( 5-6) tóc quăn sinh con trai III(9) tóc thẳng aa nên có kiểu gen
Aa. Vây người chồng III10 có kiểu gen ( A-) với xác suất (1/3 AA ; 2/3 Aa ); tỉ lệ

giao tử ( 2/3A; 1/3a). Tương tự người vợ III11 có kiểu gen A- với xác suất
1/3AA; 2/3Aa. tỉ lệ giao tử ( 2/3A; 1/3a) .
Xác suất cặp vợ chồng III 10 − III11 sinh con đầu lòng mang alen trội về tính
trạng dạng tóc: 4/9 AA + 4/9Aa = 8/9A-.
- Xét sự di truyền bệnh mù màu thể hiện trên phả hệ ta thấy: Người chồng III10
có kiểu gen XBY; Người vợ III11 có kiểu gen (XBX-) xác suất (1/2 XBXb ;
1/ 2XBXB); Tỷ lệ giao tử: 3/4X B; ¼ Xb. Vậy xác suất sinh con không mang alen
gây bệnh mù màu: 3/8XBXB +3/8 XBY +1/8 XB Xb = 7/8
- Xác suất để cặp vợ chồng 7,8 sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh về
2 bệnh trên. 8/9 x 7/8 = 7/9
Câu 2. Ở người, alen A quy định da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy
định da bạch tạng. Bệnh máu khó đông do alen lặn b nằm trên vùng không
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, alen B quy định máu bình thường.
Cho sơ đồ phả hệ
I

Nữ bị bệnh bạch tạng
Nữ bị bệnh máu khó đông,
Nữ bình thường,

II

Nam bị cả 2 bệnh
Nam bị bệnh máu khó đông
Nam bình thường

III
1

3


2

4

5

?

Biết bố người đàn ông ở thế hệ thứ ba không mang alen gây bệnh, không phát
sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ.

9


a) Cặp vợ chồng III2 – 3 sinh người con đầu lòng không bị bệnh. Xác suất
để người con đầu lòng không mang các alen bệnh là bao nhiêu?
b) Cặp vợ chồng III2 – 3 dự định sinh người con thứ 2. Tính xác suất để
người con thứ 2 là trai chỉ mắc 1 bệnh chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Giải:
a. * Về bệnh bạch tạng:
- Ông bà ngoại của người số 2 có da bình thường nhưng sinh ra con bạch tạng
chứng tỏ mang kiểu gen dị hợp Aa. Mẹ của người số 2 không bạch tạng nên có
kiểu gen là 1/3AA hoặc 2/3Aa, còn bố của người số 2 có kiểu gen AA  Người
số 2 có kiểu gen 2/3AA hoặc 1/3Aa  cho ra 2 loại giao tử là 5/6A; 1/6a
- Bố mẹ của người số 3 có da bình thường nhưng sinh ra con bạch tạng chứng
tỏ mang kiểu gen dị hợp Aa vì thế người số 3 có kiểu gen là 1/3AA hoặc 2/3Aa
 cho ra 2 loại giao tử là 2/3A; 1/3a
- Khi người số 2 và số 3 kết hôn với nhau theo lý thuyết tỉ lệ kiểu gen ở đời
con là:

10/18AA; 7/18Aa; 1/18aa  Tỉ lệ người con bình thường không mang alen
bạch tạng là 10/17.
* Về bệnh máu khó đông:
- Người đàn ông số 2 máu đông bình thường nên có kiểu gen XBY  cho ra 2
loại giao tử là 1/2XB; 1/2Y.
- Bố của người số 3 máu đông bình thường thường nên có kiểu gen XBY, mẹ
của người số 3 có kiểu gen XBXb (vì nhận giao tử Xb từ ông ngoại). Do đó người
con gái số 3 máu đông bình thường phải có kiểu gen 1/2XBXB hoặc 1/2XBXb 
cho ra 2 loại giao tử là 3/4XB; 1/4Xb.
- Khi người số 2 và số 3 kết hôn với nhau theo lý thuyết tỉ lệ kiểu gen ở đời
con là: 3/8XBXB : 1/8XBXb : 3/8XBY : 1/8XbY
 Tỉ lệ người con bình thường không mang alen máu khó đông là : 6/7
Như vậy xác suất để người con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ chồng
10 6
60
x =
≈ 50,42%
17 7
119
3 1
3
b. - Tỉ lệ người con trai thứ 2 mắc bệnh bạch tạng là: . =
8 18
144
1 17
17
- Tỉ lệ người con trai thứ 2 mắc bệnh máu khó đông là: . =
 Xác
8 18
144

3
17
5
suất để người con trai thứ 2 chỉ mắc 1 bệnh là:
+
=
≈ 13.9%
144
144 36

III2 – 3 không mang các alen bệnh là:

Câu 4 : Gen gây 2 bệnh di truyền ở người gồm thiếu máu và mù màu đỏ- lục
đều nằm trên nhiễm sắc thể X vùng không tương đồng. Phả hệ dưới đây cho
thấy một gia đình biểu hiện cả 2 bệnh này. Giả thiết không có đột biến mới liên
quan đến cả hai bệnh này trong gia đình.

10


I
II

III
IV

2

1


1

3

5

4

3

2

Nam mù màu

4

Nam thiếu máu
Nam mắc 2 bệnh

2

1

X

4

3

1


2 ?

5

Nam bình thường
Nữ bình

thường

Có 4 kết luận rút ra từ sơ đồ trên:
(1) Người II-2 có kiểu gen dị hợp tử về cả hai bệnh.
(2) Có ít nhất 2 người mang tái tổ hợp do trao đổi chéo trong giảm phân.
(3) Nếu IV-2 chưa sinh, mang hội chứng Klinefelter (XXY) đồng thời bị
bệnh mù màu thì lỗi không phân ly chắc chắn đã xảy ra ở giảm phân I trong quá
trình hình thành trứng.
(4) Cá thể III- 5 lập gia đình với một người đàn ông đến từ quần thể có
tần số alen mù màu là 1% thì xác suất sinh con đầu lòng là con gái và mắc bệnh
mù màu chiếm tỉ lệ 0,5%. Có bao nhiêu kết luận đúng?,
Giải: a : thiếu máu, A: bình thường , b : mù màu, B : bình thường
Người II-2 có kiểu gen dị hợp tử về cả hai bệnh.(1) --> Đúng
Có ít nhất 2 người mang tái tổ hợp do trao đổi chéo trong giảm phân: III2, II-1 hoặc II- 2,có thể có II-4, III-5 (2) --> Đúng
Nếu IV-2 chưa sinh, mang hội chứng Klinefelter (XXY) đồng thời bị bệnh
mù màu : XAbXAbY thì lỗi không phân ly chắc chắn đã xảy ra ở giảm phân I
trong quá trình hình thành trứng.
XABXab rối loạn phân bào I xảy ra ở tất cả tế bào:
+Không xảy ra HVG : XABXab và 0
+ Có HVG : XABXab , XABXaB , XAbXab, XAbXAb và 0 (3) --> Sai
- Cá thể III- 5 lập gia đình với một người đàn ông đến từ quần thể có tần số
alen mù màu là 1% thì xác suất sinh con đầu lòng là con gái và mắc bệnh mù

màu chiếm tỉ lệ 0,5%.
P : XAbXaB x XAbY
Giao tử : ((1 –f )/2 XAb : (1 –f )/2 XaB : f/2 XAB : f/2 Xab ) x 0,01 XAb
Con gái mắc bệnh mù màu phụ thuộc vào tần số hoán vị gen xảy ra trong giảm
phân của cơ thể XAbXaB
(4) --> Chưa hoàn toàn chính xác vì chỉ đúng trong trường hợp không xảy ra
HVG. Vậy chỉ có 2 kết luận đúng.

11


3.2.4. Bi tp vn dng:
Câu 1. (ĐH 2010) Cho sơ đồ phả hệ sau:
I

II

III
?
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở ngời do
một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy
ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp
vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái mắc
bệnh trên là
A. 1/8.
B. 1/3.
C. 1/4.
D. 1/6.
Cõu 2: Cho s ph h sau:


S ph h trờn mụ t s di truyn mt bnh ngoi do mt trong hai alen ca
mt gen quy nh. Bit rng khụng xy ra t bin tt cỏ cỏc cỏ th trong ph
h. Trong nhng ngi thuc ph h trờn, nhng ngi cha th xỏc nh c
chớnh xỏc kiu gen do cha cú thụng tin l:
A. 8 v 13
B. 1 v 4
C. 17 v 20
D. 15 v 16
Cõu 3. C 2011 Cho s ph h sau

12


Quy ước :

: nam bình thường
: nam bị bệnh
: nữ bình thường
: nữ bị bệnh

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai
alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể
trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa
con gái bị mắc bệnh trên là
A.

1
3

B.


1
8

C.

1
6

D.

1
4

Câu 4: Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người.
I
II
III
IV
Nữ bị bệnh
Nữ bình thường
thường

Nam bị bệnh
Nam bình

Hãy cho biết điều nào dưới đây giải thích đúng cơ sở di truyền của bệnh trên
phả hệ:
A. Bệnh do gen trội nằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y qui
định.

B. Bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính X không có alen trên NST Y qui
định.
C. Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định.
D. Bệnh do gen trội nằm trên NST thường qui định
Câu 5. Quan sát phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh do đột biến gen gây ra
qua bốn thế hệ

13


A t bin gen ln trờn NST thng
B.t bin gen trờn NST gii tớnh Y
C. t bin gen tri trờn NST thng
D.t bin gen tri trờn NST gii tớnh X
Cõu6: Cho phả hệ sau, trong đó alen gây bệnh (kí hiệu là a)
là lặn so với alen bình thờng (A) và không có đột biến xẩy ra
trong phả hệ này.

Thế hệ
I
1

2

II
1

2

3


4

III.
1
2
3
4
Khi cá thể II.1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II.2 thì
xác suất sinh con đầu lòng là trai có nguy cơ bị bệnh là bao
nhiêu?
A.25%
B.12.5%
C.75%
D.100%
Cõu 7: Kho sỏt s di truyn bnh M ngi qua ba th h nh sau :
I
II
III

1

2

1

3

2


1

3

4

4

2

Xỏc sut ngi III2 mang gen bnh l bao nhiờu:
A. 0,335.
B. 0,75.
C. 0,67.
Cõu 8: Cho s ph h sau:

Nam bỡnh thng
Nam b bnh M
N bỡnh thng
N b bnh M

D. 0,5.

Bnh P c quy nh bi gen tri (P) nm NST thng; bnh Q c quy
nh bi gen ln (q) nm trờn nhim sc th gii tớnh X, khụng cú alen tng
ng trờn Y. Bit rng khụng cú t bin mi xy ra. Xỏc sut cp v chng
14


thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai

bệnh P, Q là
A. 6,25%.
B. 3,125%.
C. 12,5%.
D. 25%.
Câu9:Gen b gây chứng Phenylketoniệu về phương diện di truyền đây là bệnh
gây ra do rối loạn sự chuyển hóa phenyalanin. Alen B quy định sự chuyển hóa
bình thường, sơ đồ dưới đây, vòng tròn biểu thị giới nữ, hình vuông biểu thị giới
nam, còn tô đen biểu thị người mắc chứng Phenylketoniệu .

1

2

3
5
4

a.Xác suất mang gen bệnh của người thứ gái (3) là
A. 1/2
B. 1/3 C. 2/3
D. 3/4
Câu 10. Bệnh bạch tạng do 1 gen nằm trên NST thường quy định. Khi khảo sát
tính trạng này trong 1 gia đình người ta lập được phả hệ sau:

Những cá thể biết chắc chắn kiểu gen dị hợp là:
A.I2, I4, II2, II3, II4, II5, II6, III1, III2
B.I1, II2, II2, II3, II4, II5, II6, III1, III2
C. Các cá thể mang tính trạng trội trừ I4, II7, III3, III4
D. Các cá thể mang tính trạng trội trừ I4, II7, III3, III4, IV1

Câu 11. Bệnh máu khó đông ở người di truyền do đột biến gen lặn trên NST X.
Khi khảo sát tính trạng này trong 1 gia đình người ta lập được phả hệ sau:
I
1
2

15


II
1
2
3
4
1. Nếu người con gái II3 lấy chồng bình thường thì xác suất sinh con trai đầu
lòng biểu hiện bệnh là bao nhiêu?
A.1/2
B. ¼
C. 1/8
D. 1/16
Câu12. Quan sát phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh qua ba thế hệ và cho
biết

A. Đột biến gen lặn trên NST thường
B .Đột biến gen lặn trên NST thưòng
C. Đột biến gen lặn trên NST giới tính X
D. Đột biến gen trội trên NST giới tính X
Đáp án bài tập tự luyện
Câu 1:D
Câu 2 C

Câu 3 C
Câu 4: D
Câu 5 B
Câu 6 B
Câu 7: C
Câu 8 A Câu 9 C Câu 10:D
Câu11 C
Câu 12B
4. Kiểm chứng và so sánh
1. Kết quả bài kiểm tra:
Năm học 2015-2016, khi luyện thi thi HSG chuyên đề bài tập phần di
truyền người, tôi có chia lớp ôn thi THPT quốc gia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 10
em, 1 nhóm thực nghiệm, 1 nhóm đối chứng cho đề tài của mình; sau khi tổ
chức cho HS làm bài kiểm tra tôi tiến hành chấm bài, kết quả như sau
Điểm
0-1 1.25- 2.25- 3.25- 4.25- 5.25- 6.25- 7.25- 8.25- 9.252
3
4
5
6
7
8
9
10
Nhóm TN
(20 HS)

0

0


0

0

3

4

7

3

2

1

Nhóm ĐC
(20 HS)

0

0

1

1

5


8

3

2

0

0

Điều đó cho phép kết luận học sinh ở nhóm thực nghiệm đạt kết quả tốt hơn
nhóm đối chứng.
2. Kết quả đội tuyển hs giỏi
Năm học
2013 - 2014
2014 - 2015
2015 2016
Số giải

2ba, 2kk

1 nhì, 1 ba, 2 kk

2 nhì, 2 ba, 2 kk
16


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua giảng dạy chương trình sinh học 12, luyện thi đại học cũng như bồi

dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Lam Kinh , khả năng tiếp thu và vận dụng
của học sinh để giải các bài tập phả hệ đã mang lại những kết quả khả quan: học
sinh đã nhận dạng nhanh các dạng bài tập phả hệ và giải chính xác các dạng bài
tập này.
2 . Kiến nghị:
Qua đề tài này tôi đã hệ thống, phân dạng, cách nhận biết nhanh và xây
dựng được phương pháp giảng dạy cho từng dạng phù hợp với học sinh. Chính
điều đó sẽ thuận lợi cho giáo viên khi dạy tiết giải bài tập trong quá trình bồi
dưỡng học sinh giỏi, cũng như luyện thi đại học đạt hiệu quả cao.
Sáng kiến của tôi trên đây có thể còn mang màu sắc chủ quan, chưa hoàn
thiện, vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các bạn đồng
nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn .
Xác nhận của thủ trưởng
đơn vị

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Lại Thị Đăng

17



×