Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Rèn luyện kỷ năng so sánh kết hợp kênh hình cho học sinh trong dạy học phần sinh học cơ thể thực vật, sinh học 11 bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.32 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Trang
Mục lục…..………………………………………………………………….......1
PHẦN I.
1.Lý do chọn đề tài:......................................................................................................3
Sau nhiều năm giảng dạy chương trình sinh học 11 tôi nhận thấy : sinh học 11 tập trung
đi sâu vào một lĩnh vực tương đối khó đó là Sinh học cơ thể thực vật và động vật, mặt
khác kiến thức này các em lại không gặp trong kì thi THPT quốc gia vậy nên nhiều lúc
không tạo được hứng thú học tập. Nhưng một thực tế rằng sinh học 11 là một kiến thức
gần gũi với mỗi bản thân chúng ta, liên quan đến tự nhiên , đến các hoạt động sản xuất
bởi nó ở phạm vi cá thể và hoạt động sống của cá thể sinh vật, đến cây, đến con mà chúng
ta tiếp xúc hàng ngày....................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu:...............................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu:..............................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu:.........................................................................................4
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:...................................................5
1.1. Cơ sở lí luận:...................................................................................................5
1.1.1 Kỹ năng so sánh...................................................................................................5
Góp phần đa dạng hoá phương tiện và đổi mới phương pháp dạy học đồng thời gây
hứng thú học tập cho học sinh...................................................................................6
Nhận thấy đa số các em muốn được áp dụng phương pháp này vào để giải quyết vấn đề
sinh học cở thể một cách dễ dàng, khắc sâu hơn...........................................................7
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc , giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề..........7
3.1. Quy trình rèn luyện kĩ năng so sánh.......................................................................7
3.2. Vận dụng quy trình để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh:............................8
Tùy từng nội dung cụ thể GV nên kết hợp kênh hình, kênh chữ trong SGK hoặc thông tin
khác.............................................................................................................................. 8
3.3. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh trong dạy học phần Sinh học cơ thể thực
vật............................................................................................................................... 12
3.3.1. Sử dụng tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh:...............................................12
3.3.2. Sử dụng trắc nghiệm ( có thể kết hợp kênh hình)rèn luyện kỹ năng so sánh:14


GV yêu cầu học sinh quan sát kênh hình điền vào chổ khuyết trong bảng trên....19
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường......................................................................................20
1. Kết luận:.................................................................................................................21

1


2


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sau nhiều năm giảng dạy chương trình sinh học 11 tôi nhận thấy : sinh học 11 tập
trung đi sâu vào một lĩnh vực tương đối khó đó là Sinh học cơ thể thực vật và động
vật, mặt khác kiến thức này các em lại không gặp trong kì thi THPT quốc gia vậy
nên nhiều lúc không tạo được hứng thú học tập. Nhưng một thực tế rằng sinh học
11 là một kiến thức gần gũi với mỗi bản thân chúng ta, liên quan đến tự nhiên , đến
các hoạt động sản xuất bởi nó ở phạm vi cá thể và hoạt động sống của cá thể sinh
vật, đến cây, đến con mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày.
Đồng thời trong quá trình dạy học, học sinh (HS) không chỉ được trang bị kiến
thức mà còn được trang bị cách chiếm lĩnh kiến thức, đó là các kỹ năng (KN) tư
duy. Thực tế hiện nay, giáo viên (GV) chú trọng cung cấp tri thức mà chưa chú ý
đến dạy cách học cho HS, do đó chưa hình thành được các năng lực tư duy trong
quá trình chiếm lĩnh và vận dụng tri thức.Vì thế càng không tạo được tính chủ
động trong việc tìm kiếm kiến thức
Một trong những KN cần thiết phải rèn luyện cho HS là KN so sánh. Với KN
này, người học rèn luyện tư duy so sánh được nhiều đối tượng khác nhau nhưng có
chung những thuộc tính, những mối quan hệ nhất định. Từ đó làm cơ sở cho các
KN tư duy tiếp theo như phân tích, tổng hợp, khái quát...để HS có thể tiếp thu tri

thức một cách có hệ thống, rèn luyện tư duy linh hoạt trong xử lí các tình huống
của quá trình tiếp thu tri thức. Qua đó, HS có thể chủ động trong học tập và ứng
dụng sáng tạo vào trong thực tiễn cuộc sống.
Vì vậy, trong quá trình học tập nhất thiết các em phải biết cách so sánh để
thấy được những gì chung nhất từ đó nhìn nhận một cách đầy đủ, chính xác các đặc
trưng cơ bản của cơ thể sống.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Rèn luyện kỹ
năng so sánh kết hợp kênh hình cho học sinh trong dạy học phần Sinh học cơ
thể thực vật - Sinh học 11- Bậc THPT” nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, tạo động lực và hứng thú cho học
sinh trong chương trình sinh học cơ thể thực vật sinh học 11
2. Mục đích nghiên cứu:
3


- Xây dựng được quy trình rèn luyện kỹ năng so sánh kết hợp kênh hình trong
dạy học phần Sinh học cơ thể thực vật, THPT.
- Tạo hứng thú nghiên cứu, học tập cho học sinh trong phần sinh học cơ thể
thông qua rèn luyện kỹ năng so sánh
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng: Các biện pháp và quy trình để rèn luyện cho HS kỹ năng so sánh
trong dạy học phần sinh học cơ thể, THPT.Trong phạm vi của đề tài tôi chỉ nghiên
cứu 1 số bài liên quan đến sinh học cơ thể thực vật
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý thuyết về so sánh và KN so sánh.
- Nghiên cứu các công trình có liên quan đến cải tiến phương pháp giảng dạy,
các tư liệu, sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu nội dung chương trình, sách giáo khoa Sinh học 11 cơ bản.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp
thống kê, xử lí số liệu.


4


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
1.1. Cơ sở lí luận:
1.1.1 Kỹ năng so sánh
So sánh là thao tác tư duy cơ bản nói chung và trong dạy học nói riêng theo một
quan điểm nhất định, vì nó gắn liền chặt chẽ với phân tích, tổng hợp để từ đó thực
hiện khái quát hóa, trừu tượng hóa đối tượng, thiết lập mối quan hệ nhân quả.
Trong nhận thức, cùng với sự hiểu biết sự vật, hiện tượng là cái gì và như thế nào,
còn phải hiểu được sự vật, hiện tượng này không giống sự vật, hiện tượng khác ở
chỗ nào? Muốn vậy cần phải thực hiện các thao tác so sánh, đối chiếu. Qua sự so
sánh, đối chiếu giúp HS phân biệt được các sự vật, hiện tượng đó, sắp xếp chúng
vào hệ thống nhất định và củng cố các khái niệm.
1.1.2. Các hình thức điễn đạt so sánh:
- Bằng lời:
So sánh bằng lời có ưu điểm là dễ tiến hành trên lớp, đơn giản, mất ít thời gian.
Tuy nhiên, nhược điểm của nó là có thể lan man, phụ thuộc nhiều vào khả năng
diễn đạt, ngôn ngữ, sự tự tin của HS. Qua so sánh bằng lời, mức độ khắc sâu kiến
thức của HS chưa cao, dễ lộn xộn, thiếu logic trong trình bày.
- Bằng bảng:
Bảng trong dạy học là dạng bảng kê nêu rõ, gọn theo thứ tự nhất định một nội dung
nào đó. Có nhiều dạng bảng song đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dạng phổ biến là
bảng so sánh. Bảng là dạng ngôn ngữ có khả năng khắc phục những khó khăn mà
ngôn ngữ khác không làm được.
- Bằng sơ đồ hình:
Sơ đồ hình là ngôn ngữ kí hiệu bằng các hình có tính trực quan về nội dung khoa
học. Đó là hình thức khái quát nội dung bằng kí hiệu vật chất hóa.

- Bằng đồ thị:
Đồ thị là một tập các đối tượng được gọi là các đỉnh (hoặc nút) nối với nhau bởi các
cạnh (hoặc cung). Đồ thị thường được vẽ dưới dạng một tập các điểm (các đỉnh nối
với nhau bẳng các đoạn thẳng (các cạnh). Nhưng khác với sơ đồ, đồ thị là một hình vẽ

5


biểu diễn sự biến thiên của một hàm số phụ thuộc vào sự biến thiên của biến số.
Kênh hình: Có thể sử dụng kênh hình SGK hoặc khai thác thêm các nguồn khác
Góp phần đa dạng hoá phương tiện và đổi mới phương pháp dạy học đồng thời
gây hứng thú học tập cho học sinh
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
Thực tế cho thấy những năm gần đây giáo viên đang nổ lực đưa các phương pháp
dạy học tích cực để khơi dậy sự tìm tòi sáng tạo tự học, tự nghiên cứu tiếp thu tri
thức của học sinh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp dạy học theo phương pháp
truyền thống, học sinh thụ động trong việc học và sáng tạo. Kĩ năng so sánh không
được sử dụng nhiều, một mặt do tính chủ động của học sinh chưa cao, kiến thức
còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn mặt khác do nội dung bài học tương đối dài
thời gian hạn chế nên không tổ chức được hoạt động so sánh cho học sinh. Trong
khi đó chương trình sinh học cơ thể thực vật 11 tuy khó nhưng được xây dựng
trên quan điểm hệ thống, giúp người học nhận thức được sự thống nhất giữa cấu
trúc và chức năng , mối liên hệ giữa các chức năng sống, sự sống và khác nhau
trong việc thực hiện các chức năng sống ở thực vật . Khi giảng dạy sinh học 11
phần sinh học cơ thể thực vật giáo viên chủ yếu cho học sinh nghiên cứu SGK,
kênh hình rồi tìm ra nội dung cần tiếp thu . Tuy nhiên học sinh sẽ nhanh quên và
không hiểu rõ bản chất của vấn đề cũng như không liên hệ được thực tế cho dù
kiến thức sinh học cơ thể là rất gần gũi với mỗi bản thân các em, liên quan đến
kiến thức sản xuất, chăn nuôi, liên quan đến môi trường sống xung quanh sinh vật
và con người.Kênh hình góp phần đa dạng hoá phương tiện và đổi mới phương

pháp dạy học.Góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh
Khi khảo sát về tình hình học sinh tại khối 11 của trường THPT Lê Văn Hưu về
khả năng tiếp nhận kiến thức và hứng thú với phương pháp so sánh tôi có số liệu
sau:
a. Kiến thức sinh học cơ thể thực vật sinh học 11
Mức độ

Khó

Trung bình

Dễ

Tỉ lệ học sinh

46,7%

32,2%

21,1%

b. Hứng thú với phương pháp dạy học so sánh kết hợp kênh hình:
Mức độ

Hứng thú

Bình thường

Không hứng thú


Tỉ lệ học sinh

56%

32,6%

17,4%

6


Nhận thấy đa số các em muốn được áp dụng phương pháp này vào để giải quyết
vấn đề sinh học cở thể một cách dễ dàng, khắc sâu hơn
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc , giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3.1. Quy trình rèn luyện kĩ năng so sánh
Qua nghiên cứu quan điểm của các tác giả Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành
về vấn đề rèn luyện KN kết hợp với cơ sở thực tiễn, tôi cho rằng quy trình rèn
luyện KN so sánh cho HS gồm các bước sau:
Bước 1: GV giới thiệu cho HS bản chất, ý nghĩa và trình tự các thao tác của KN so
sánh.( giới thiệu ở những bài đầu, các bài sau chỉ nhắc qua để học sinh vận dụng)
So sánh là sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối
tượng nhằm phân loại sự vật, hiện tượng thành những loại khác nhau....
+ Quy trình so sánh gồm 6 bước sau:
1: Nêu định nghĩa đối tượng cần so sánh.
2: Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so sánh.
3: Xác định những điểm khác nhau
4: Xác định những điểm giống nhau
5: Khái quát các dấu hiệu quan trọng giống và khác nhau của hai đối tượng so
sánh.
6: Nếu có thể được thì nêu rõ nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau

Bước 2: GV lấy ví dụ làm mẫu.
GV tiến hành thực hiện các thao tác so sánh thông qua các ví dụ cụ thể nhằm làm
cho HS biết được các bước thực hiện.
Bước 3: Tổ chức rèn luyện kỹ năng so sánh cho HS
Bước này gồm 2 giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: GV trực tiếp hướng dẫn HS thực hiện các thao tác so sánh.
GV đưa ra yêu cầu và trực tiếp hướng dẫn HS thực hiện các thao tác của quy
trình so sánh. Trong quá trình hướng dẫn GV có thể đưa ra các câu hỏi tương ứng
với trình tự các thao tác so sánh:
1. Đối tượng so sánh là gì?
2. Dựa vào những tiêu chí nào để so sánh các đối tượng?
3. Đối tượng so sánh có những điểm khác nhau nào?
7


4. Đối tượng so sánh có những điểm nào giống nhau?
5. Có thể rút ra kết luận gì từ việc so sánh các đối tượng?
6. Tại sao có sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng so sánh?
+ Giai đoạn 2: GV đưa ra bài tập và yêu cầu HS vận dụng quy trình so sánh
để tự lực thực hiện lệnh của GV.
Trong giai đoạn này cần đưa ra bài tập từ đơn giản đến phức tạp.
Bước 4: GV tổ chức cho HS diễn đạt kết quả, nhận xét, đánh giá. HS tự hoàn thiện
KN.
Đối chiếu với các bước trong quy trình so sánh, GV tiến hành phân tích, nhận
xét kết quả mà HS tự lực thực hiện. Qua đó, HS tự hoàn thiện KN so sánh.
Khi rèn luyện KN chúng ta phải tuân thủ 4 bước nói trên, sản phẩm của bước
trước là điều kiện cho bước tiếp theo thực hiện. Khi HS đã thành thạo thì có thể bỏ
qua bước 1 và 2. GV có thể sử dụng quy trình trên với nhiều mức độ: GV định
hướng, GV – HS cùng thực hiện (khi HS chưa có KN, KN còn yếu) ─> GV định
hướng, HS tự thực hiện (đã được rèn luyện về KN) ─> HS tự định hướng, HS tự

thực hiện (đã thành thạo về KN).
3.2. Vận dụng quy trình để rèn luyện kỹ năng so sánh cho học sinh:
Tùy từng nội dung cụ thể GV nên kết hợp kênh hình, kênh chữ trong SGK hoặc
thông tin khác.
Bước 1: GV giới thiệu cho HS bản chất, ý nghĩa và trình tự các thao tác so
sánh (bước này nêu ngắn gọn và chỉ giới thiệu ở những bài đầu)
Bước 2: GV lấy ví dụ làm mẫu: so sánh vận chuyển các chất qua dòng mạch
gỗ và dòng mạch rây, theo trình tự các bước:
Bước 1: GV đưa ra hoặc cho học sinh tìm hiểu nêu được định nghĩa dòng
mạch gỗ và dòng mạch rây.
Bước 2: Phân tích dòng mạch gỗ, dòng mạch rây từ đó xác định tiêu chí so
sánh gồm: cấu tạo, thành phần dịch, động lực đẩy, dòng vận chuyển.
Bước 3: Từ các tiêu chí so sánh ở bước 2, GV xác định những điểm khác nhau
về cấu tạo, thành phần dịch, động lực đẩy, dòng vận chuyển (bảng 3.1)

8


Hình 3.1: Sự lưu thông giữa mạch gỗ và mạch rây
Tiêu chí
Cấu tạo
Thành phần dịch
Động lực
Dòng
vận

Dòng mạch gố

Dòng mạch rây


chuyển
Bảng 3.1. So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
Bước 4: Dựa vào sự phân tích ở bước 2, GV xác định điểm giống nhau giữa
dòng mạch gỗ và dòng mạch rây: Đều làm nhiệm vụ vận chuyển các chất trong
cây, nhờ động lực vận chuyển có trong mỗi dòng.
Bước 5: Sau khi so sánh, GV rút ra nhận xét về vai trò của dòng mạch gỗ và
dòng mạch rây đối với hoạt động sống của cây, sự phù hợp về cấu tạo và chức năng
của dòng mạch gỗ và dòng mạch rây.
Bước 6: GV nêu rõ nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau.
Bước 3: Tổ chức rèn luyện KN so sánh cho HS
+ Giai đoạn 1: GV đưa ra yêu cầu và trực tiếp hướng dẫn HS thực hiện các
thao tác của quy trình so sánh.

9


Ví dụ: GV yêu cầu HS quan sát kênh hình và so sánh quang hợp ở các nhóm
TV C3, C4, CAM

Thực vật C3

Thực vật C4
Hình 3.2: Pha tối của thực vật C3, C4 và CAM

. Trong quá trình hướng dẫn GV có thể đưa ra các câu hỏi tương ứng với trình
tự các thao tác so sánh:
1. Đối tượng so sánh là gì?
2. Các tiêu chí để so sánh quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM ?
3. Điểm khác nhau trong quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM ?
4.Những điểm giống nhau giữa quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM?

5. Tại sao có sự giống nhau và khác nhau giữa quang hợp ở các nhóm thực vật
C3, C4, CAM ?
6. Ý nghĩa của các đặc điểm khác nhau ở 3 nhóm thực vật?
+ Giai đoạn 2: GV đưa ra bài tập và yêu cầu HS vận dụng quy trình so sánh
để tự lực thực hiện lệnh của GV.
Trong giai đoạn này cần đưa ra bài tập từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ: sử dụng bảng để rèn luyện KN so sánh từ mức 1 đến mức 4
Mức 1: Cho bảng, đặt các câu hỏi khai thác.
Mức 2: Điền khuyết bảng
Mức 3: Cho bảng đã kẻ khung và tiêu đề ở các cột, hàng, HS tìm, chọn nội
dung điền bảng

10


Mức 4: Cho tiêu chí. Thiết lập các dữ kiện và kẻ bảng
Mức 5: Tự tìm các tiêu chí và thiết lập bảng theo yêu cầu của GV
Cụ thể:
Mức 1: Cho bảng, đặt các câu hỏi khai thác.
Bảng 3.2. So sánh hô hấp và quang hợp
PTTQ
Năng

Hô hấp
C6H12O6+ 6 O2 ->6 CO2 + H2O + Q

Quang hợp
6 CO2 + 6 H2O -> C6H12O6 +

Giải phóng năng lượng ATP


6O2 + H2O
năng lượng quang năng thành

lượng

hóa năng (tích

lũy năng

lượng)
Nhận xét mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp ?
Mức 2: Điền khuyết bảng.
Quan sát hình ảnh sau tiếp tục hoàn thiện bảng so sánh

Bảng 3.3. So sánh vận chuyển chủ động và thụ động
Tiêu chí so sánh
Cơ chế
Tính chọn lọc
Năng lượng
Tác nhân hấp thụ
Con đường hấp thụ
Vai trò

Vận chuyển chủ động
Thuận građien nồng độ


Vận chuyển bị động
Không cần


Chất mang
Khuyếch tán
Chủ yếu

Điền vào chỗ trống trong bảng so sánh vận chuyển chủ động và thụ động?

11


Mức 3: Cho bảng đã kẻ khung và tiêu đề ở các cột, hàng, HS tìm, chọn nội
dung điền bảng.
Bảng 3.4. So sánh các kiểu ứng động ở thực vật
Tiêu chí so
sánh
Khái niệm
Nguyên nhân
Ví dụ

Ứng động sinh

Ứng động không sinh

trưởng

trưởng

Hoàn thành bảng so sánh ứng động sinh trưởng, ứng động không sinh trưởng
Mức 4: Cho tiêu chí. Thiết lập các dữ kiện và kẻ bảng.
Dựa vào các tiêu chí: Đối tượng, chất nhận CO 2, sản phẩm cố định CO2 đầu

tiên, con đường cố định, thời gian cố định, loại tế bào quang hợp ..Hãy lập bảng so
sánh pha tối ở thực vật C3, C4 và CAM?
Mức 5: Tự tìm các tiêu chí và thiết lập bảng theo yêu cầu của GV
Lập bảng so sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật. Giải
thích vì sao có sự khác nhau đó?
Bước 4: GV tổ chức cho HS diễn đạt kết quả, nhận xét, đánh giá. HS tự hoàn thiện
KN.
3.3. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng so sánh trong dạy học
phần Sinh học cơ thể thực vật
3.3.1. Sử dụng tình huống rèn luyện kỹ năng so sánh:
Ví dụ 1: Để so sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, GV nêu tình huống:
“Khi chúng ta chiết cành, sẽ gọt hết lớp vỏ xanh tức là mạch rây,còn lại mạch
gỗ. Nếu gọt ko hết lớp mạch rây thì cành đó hầu như ko ra rễ mới. Vì sao lại như
vậy? Hãy lập bảng so sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây để làm rõ điều này”
Tiêu chí
Cấu tạo

Dòng mạch gố
- Là những tế bào chết,

Dòng mạch rây
- Là những tế bào sống, gồm

gồm quản bào và mạch

ống rây và tế bào kèm

ống

- Các ống rây nối với nhau


-Thành tế bào có chứa

thành ống dài từ lá xuống rễ

linhin

12


Các tế bào nối với nhau
thành ống dài từ rễ lên
Thành phần


- Nước, muối khoáng

- Các sản phẩm axitamin,

Dịch

được hấp thụ ở rễ

saccarôzơ, vitamin...

- Chất hữu cơ được tổng - Một số ion khoáng được sử
Động lực

hợp ở rễ
- Áp suất rễ


dụng lại
- Do sự chênh lệch áp suất

- Lực hút do thoát hơi

thẩm thấu giữa cơ quan

nước ở lá

nguồn và cơ quan chứa.

- Lực liên kết giữa các
phân tử nước với nhau
Dòng vận
chuyển

và với thành mạch gỗ
- Nước và ion khoáng từ - Chất hữu cơ được tổng hợp
đất đến mạch gỗ, đến lá

từ lá đến nơi sử dụng hoặc

và các thành phần khác

dữ trữ(thân, rễ)

của cây

Ví dụ 2: Để so sánh sự hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật, GV cho HS

quan sát hình ảnh về sự phát triển của hạt phấn và túi phôi:

13


Hình 3.4. Sự phát triển của hạt phấn và túi phôi
GV nêu tình huống: “Khi quan sát hình trên, một học sinh đã lập được bảng
so sánh sau (bảng 3.5):
Bảng 3.5. So sánh sự hình thành hạt phấn và túi phôi ở thực vật
Tiêu chí
Tế bào ban đầu

Diễn biến
Số lần NP

Kết quả

Hình thành hạt phấn

Hình thành túi phôi

Tế bào mẹ hạt phấn (trong
bao phấn)
TB mẹ hạt phấn (2n) GP
tạo 4 tế bào (n). Mỗi tế
bào (n) NP tạo 1 hạt phấn

Tế bào mẹ túi phôi (trong
noãn)
Tế bào mẹ túi phôi (2n) GP tạo

4 TB (n), 3 TB tiêu biến còn 1
tế bào NP 3 lần liên tiếp tạo túi
phôi.
3 lần
Từ 1 tế bào mẹ túi phôi cho
ra 1 túi phôi gồm: 2 tế bào
đối cực (n), 3 tế bào kèm
(n),1 tế bào trứng (n) và 1 tế
bào nhân cực (2n).

1 lần
Từ 1 tế bào mẹ hạt phấn
(2n) cho ra 1 hạt phấn (n),
mỗi hạt phấn gồm: 1 TB
sinh sản về sau tạo ra 2
giao tử đực (n), TB sinh
dưỡng (n) về sau tạo ống
phấn.

Cho học sinh thảo luận ,nhận xét xem tình huống trên đã chính xác chưa ,giáo viên
nhận xét và kết luận”
3.3.2. Sử dụng trắc nghiệm ( có thể kết hợp kênh hình)rèn luyện kỹ năng so
sánh:
Sử dụng trắc nghiệm trong dạy kiến thức mới như là biện pháp tổ chức tự
học của HS với sách giáo khoa. Nhờ hình thức tổ chức này mà HS có hướng cụ
thể để vận dụng điều đọc được trong SGK, tự gia công chế biến những điều đọc

14



được để tự trả lời .
Ví dụ 1: Bài ứng động: trắc nghiệm kết hợp kênh hình
Sắp xếp các kiến thức và hình ảnh sau cho phù hợp với các kiểu ứng động
A.Ứng động sinh trưởng............................
B.Ứng động không sinh trưởng................................
1. không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào cây
2. vận động theo đồng hồ sinh học
3. do ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ
4. do các chấn động, va chạm cơ học
5. hoa mười giờ nở hoa vào buổi sáng
6.lá trinh nữ cụp do va chạm

a

b

c

d

15


e

g

Hình 3.5: Các kiểu ứng động ở thực vật
Ví dụ 2: Sắp xếp phù hợp nội dung của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở
thực vật


Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính
Hình 3.6 : Sinh sản ở thực vật

1. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
2. có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái
3. không có sự đa dạng di truyền
4. tạo sự đa dạng di truyền tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
5. thích nghi với môi trường sống biến đổi.
6. sinh sản bằng bào tử
16


7. sinh sản ở thực vật có hoa
8. con cái giống nhau và giống mẹ
9. thích nghi với môi trường ổn định ,ít biến động.
A. Sinh sản vô tính……………..
B. Sinh sản hữu tính……………
3.3.3. Sử dụng bảng rèn luyện kỹ năng so sánh:
+ Để lập bảng so sánh GV yêu cầu HS tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các đối tượng, các chỉ tiêu cần liệt kê để đối chiếu, so sánh.
Bước 2: Căn cứ vào chủ đề và số đối tượng, số chỉ tiêu so sánh để xác định số
hàng, số cột phù hợp.
Bước 3: Căn cứ vào các bước trên để xác định cách trình bày bảng (kích
thước của bảng, kích thước các hàng, các cột, bố trí theo chiều ngang hay dọc…)
Bước 4: Kẻ bảng và ghi các số liệu vào ô tương ứng.
+ Tùy đối tượng HS, GV tổ chức ở các mức độ sau:
- Mức 1: Cho bảng, đặt các câu hỏi khai thác.

- Mức 2: Điền khuyết bảng.
- Mức 3: Cho bảng đã kẻ khung và tiêu đề ở các cột, hàng, HS tìm, chọn nội
dung điền bảng.
- Mức 4: Cho tiêu chí. Thiết lập các dữ kiện và kẻ bảng.
- Mức 5: Tự tìm các tiêu chí và thiết lập bảng theo yêu cầu của GV.

Ví dụ : So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

17


Hình 3.7: Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
Bảng 3.6. So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật
Tiêu chí

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm
Dạng cây
Nơi sinh trưởng
Đặc điểm bó mạch
Kích thước thân
Dạng sinh trưởng
Thời gian sống
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoàn thiện rồi rút ra kết luận
Tiêu chí

Sinh trưởng sơ cấp


Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Là hình thức sinh sản làm cho cây Là hình thức sinh sản làm
lớn và cao hơn do sự phân chia tế thân to ra do sự phân chia

18


bào mô phân sinh đỉnh

của mô phân sinh bên

Dạng cây

1 lá mầm và chóp thân 2 lá mầm

Thân 2 lá mầm

Nơi sinh trưởng

Mô phân sinh đỉnh

Mô phân sinh bên

Đặc

điểm


bó Xếp lộn xộn

Xếp chồng chất 2 bên

mạch

tầng sinh mạch

Kích thước thân
Dạng



Lớn

sinh Chiều cao

Chiều ngang

trưởng
Thời gian sống

Thường 1 năm

Thường nhiều năm

Ví dụ : So sánh quá trình cố định nitơ và quá trình chuyển hóa nitơ

Amôn hóa: “lên men thối”

Nitơ hữu cơ sinh vật (protein)  NH4+

Nốt sần rễ cây họ đậu

Hình 3.8: Quá trình chuyển hóa và cố định nitơ
Bảng 3.7. So sánh quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ
Tiêu chí so

Quá trình cố định nitơ

Quá trình chuyển hóa nitơ

sánh
Con đường

Vật chất hữu cơ -> vi
khuẩn amon hóa->NH4-> vi
khuẩn nitrat hóa-> NO3-

Kết quả

Chuyển nito phân tử cây không
hấp thụ được sang NH3 cây hấp
thụ được

Ý nghĩa
GV yêu cầu học sinh quan sát kênh hình điền vào chổ khuyết trong bảng trên

19



2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Trong quá trình dạy học tôi áp dụng biện pháp rèn luyện KN so sánh kết hợp
kênh hình trong dạy học phần Sinh học cơ thể đã có tác dụng kích thích tính tích
cực trong hoạt động nhận thức của HS trong học tập.
Học sinh khai thác triệt để các tranh ảnh, kênh hình và kênh chữ trong sách giáo
khoa đã coi trọng vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh. Tạo những tình huống có
vấn đề kích thích sự ham hiểu biết để giải quyết vấn đề. Mâu thuẫn được giải quyết
chính là tự học sinh đã lĩnh hội trí thức mới.
Không khí lớp học sôi nổi, học sinh có hứng thú và được tham gia trực tiếp vào
hoạt động dạy học. Các em được thảo luận, tự tìm ra nội dung
Khi học thông qua việc thảo luận, tranh luận, mỗi cá nhân được trình bày ý kiến
qua đó người học được rèn luyện các kĩ năng về hoạt động tập thể phối hợp với
nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao
Dạy học có sử dụng các biện pháp rèn luyện KN so sánh góp phần đổi mới phương
pháp dạy học và phát triển các KN tư duy của HS.
Các câu hỏi, bài tập đưa ra trong các biện pháp đã kích thích tính tích cực sáng tạo,
tìm tòi, suy nghĩ của HS, các em đã chủ động tham gia giải quyết để lĩnh hội, củng
cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng so sánh. HS tích cực thảo luận và nghiên cứu tài
liệu để hoàn thiện yêu cầu của GV đưa ra.
Học sinh nắm vững kiến thức và vận dụng quy trình so sánh tốt. HS hiểu rõ các
bước của quy trình so sánh, từ đó có thể vận dụng vào những trường hợp cụ thể.
Sau mỗi tiết dạy tôi đã tiến hành kiểm tra 10 phút ở một số lớp, so sánh kết quả của
lớp dạy theo phương pháp so sánh kết hợp kênh hình( 11B1, 11B7) với lớp dạy
theo phương pháp khác (11B2, 11B8) kết quả thu được như sau:
DÙNG PHƯƠNG PHÁP MỚI
Lớp

Giỏi


11B1
11B7

Khá

Yếu

Lớp

Giỏi

Khá

19,5% 55,6% 24,9%

0%

11B2

9,4%

22,6% 62,7% 2,3%

10,2%

0%

11B8


4,3%

21,7% 68,2% 4,8%

45%

TB

DÙNG PHƯƠNG PHÁP KHÁC

44,8%

20

TB

Yếu


PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận, thực hiện mục đích của đề tài, đối chiếu với
nhiệm vụ đặt ra, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Hệ thống hóa được cơ sở lý luận của việc rèn luyện KN so sánh cho HS.
Quy trình rèn luyện KN so sánh cho HS trong dạy học phần Sinh học cơ thể
thực vật, THPT.
Xây dựng 3 biện pháp rèn luyện KN so sánh cho HS trong dạy học phần Sinh
học cơ thể thực vật: sử dụng tình huống, sử dụng bảng, sử dụng trắc nghiệm.
Kết hợp kênh hình để hỗ trợ năng cao hiệu quả kĩ năng so sánh
Áp dụng vào công tác giảng dạy của bản thân thấy rằng việc sử dụng các biện

pháp để rèn luyện KN so sánh kết hợp kênh hình cho HS trong dạy học phần Sinh
học cơ thể thực vật đem lại hiệu quả thiết thực

21


2. Kiến nghị:
Sau khi thực hiện tôi có một số kiến nghị sau:
Áp dụng phương pháp so sánh kết hợp kênh hình đem lại hiệu quả trong dạy học.
Vì vậy GV cần nghiên cứu thực hiện nhằm làm phong phú về phương pháp giảng
dạy cho bản thân, tích cực hóa hoạt động học tập.
Muốn rèn luyện KN so sánh thì nhất thiết HS phải có phần kiến thức nền tốt, do đó
đòi hỏi các GV giảng dạy phải chuẩn kiến thức, chuyên môn sâu.
Giáo viên cần khai thác thêm hệ thống kênh hình trên các nguồn tài liệu khác nhau
làm đa dạng thêm nguồn tư liệu và tận dụng triệt để kênh hình đó khai thác kiến
thức cho học sinh
Cần tăng cường bồi dưỡng cho GV về việc rèn luyện KN cho HS thông qua giảng
dạy bộ môn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2001), Lý luận dạy học sinh học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
2. Đinh Quang Báo (chủ biên) (2006), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy Sinh
học, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2007),
Sinh học 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2007),
Sinh học 11 ,Sách Giáo Viên NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo
khoa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội..


22


6. Vũ Văn Vụ(tổng chủ biên) Vũ Đức Lưu (đồngchủ biên), Nguyễn Như Hiền, Trần
Văn Kiên Nguyễn Duy Minh , Nguyễn Quang Minh. Sinh học 11 NC, NXB Giáo
dục, Hà Nội

23



×