Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP sơ đồ hóa TRONG CHƯƠNG ỨNG DỤNG DI TRUYỀN học NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ dạy học, ôn THI học SINH GIỎI và THPT QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.66 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ HÓA TRONG CHƯƠNG
ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
DẠY HỌC, ÔN THI HỌC SINH GIỎI VÀ THPT QUỐC GIA
CHO GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH LỚP 12

Người thực hiện: Lê Thị Ngà
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC

TIÊU ĐỀ

Trang

I.

MỞ ĐẦU

1

I.1.



Lí do chọn đề tài

1

1.2.

Mục đích nghiên cứu

2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4.

Phương pháp nghiên cứu

2

II.

NỘI DUNG

3

II.1. Cơ sở lí luận của sang kiến kinh nghiệm


3

II.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN

6

II.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

7

II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo

18

III.

dục, với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

20

III.1. Kết luận

20

III.2. Kiến nghị

20



I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình phổ thông, Sinh học hiện là một trong những bộ môn
khoa học có kiến thức vừa đa dạng vừa thực tế nhưng cũng có những phần rất
trừu tượng. Trong kì thi THPT Quốc gia thì môn Sinh đã và đang được thi dưới
hình thức thi trắc nghiệm còn thi học sinh giỏi thì thi theo hình thức tự luận.
Trong quá trình dạy học, các giáo viên đều phải rèn cho học sinh các kĩ năng học
tập và làm bài sao cho phù hợp với mỗi hình thức thi. Cho dù thi dưới hình thức
nào thì vấn đề cốt lõi vẫn là học sinh phải nhớ, hiểu và biết vận dụng kiến thức
đã học.
Theo Luật giáo dục 2005, khoản 2, điều 28 nêu rõ: “Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học
sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học: bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Đa phần kiến thức trong sách giáo khoa được trình bày theo kiểu văn bản
khiến cho học sinh khó nhớ, khó hiểu và khó vận dụng những kiến thức cần thiết
cũng như khó kết nối kiến thức các phần với nhau. Học sinh muốn khám phá
kiến thức, muốn biến kiến thức trong sách giáo khoa thành kiến thức của mình
để từ đó có thể vận dụng giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống cũng như
hoàn thành các câu hỏi trong các đề thi một cách dễ dàng thì phương pháp dạy
của giáo viên và phương pháp học của học sinh đóng vai trò quan trọng. Nội
dung kiến thức thì giống nhau còn chính phương pháp dạy, học khác nhau là một
trong những nguyên nhân đã tạo nên sự khác biệt giữa các học sinh. Một trong
những phương pháp để người giáo viên dạy học đỡ vất vả mà học sinh lại có thể
nhớ, hiểu, vận dụng được những kiến thức cần thiết trong học tập, thi cử và
trong cuộc sống là sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong quá trình dạy – học.
Hiện nay sách Sinh 12 cơ bản đang được hầu hết các trường trung học
phổ thông sử dụng làm tài liệu dạy học cho học sinh lớp 12. Trong sách Sinh học

12 cơ bản, chương IV- Ứng dụng di truyền học vào chọn giống là một chương
có phần kiến thức ứng dụng trong thực tiễn. Phần này đòi hỏi học sinh phải vừa
nắm vững kiến thức di truyền học đồng thời phải biết vận dụng để giải thích các
hiện tượng, các quá trình sinh học trong quá trình chọn và tạo giống mới nhằm
phục vụ sản xuất.
Với mong muốn làm thế nào để quá trình dạy học thật nhẹ nhàng mà các
em lại vẫn đạt được kết quả cao trong các kì thi, tôi đã vận dụng và xin được đưa
ra sáng kiến: "Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong chương ứng dụng di truyền
học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi học sinh giỏi và THPT Quốc gia cho
giáo viên và học sinh lớp 12".

1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, ôn thi học sinh
giỏi, ôn thi trung học phổ thông Quốc gia trong phần kiến thức của chương IVỨng dụng di truyền học cho giáo viên và học sinh lớp 12.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về việc sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học
chương IV- Ứng dụng di truyền học- Sinh hoc 12.
- SKKN này được áp dụng cho giáo viên dạy Sinh học 12 và học sinh lớp
12 cũng như cho các học sinh ôn thi học sinh giỏi và ôn thi THPT Quốc gia.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Qua khảo sát thực tế thì thấy:
Khi dạy đến chương IV- Ứng dụng di truyền học- Sinh hoc 12 thì đa số giáo
viên và học sinh đều có tâm lí ngại vì đây là phần kiến thức lí thuyết, ít giáo viên
sử dụng phương pháp sơ đồ hóa hoặc có sử dụng thì cũng chỉ sử dụng một số ít
sơ đồ đại diện hoặc sử dụng các sơ đồ có sắn từ sách giáo khoa hoặc từ nguồn
internet,… Đối với học sinh thì hầu hết các em học thụ động, chờ giáo viên cung
cấp thông tin, kiến thức rồi chép lại, có rất ít học sinh chủ động sử dụng phương

pháp sơ đồ hóa cho phần kiến thức này.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Đề dạy kiến thức phần này bằng phương
pháp sơ đồ hóa, giáo viên và học sinh cần nghiên cứu, phân tích kiến thức trong
sách giáo khoa 12 cơ bản, 12 nâng cao, sách giáo viên 12, sách tham khảo,… để
có thể hiểu rõ bản chất của vấn đề, từ đó có thể tóm tắt kiến thức theo kiểu sơ
đồ; hiểu được ngôn ngữ trong sơ đồ, giải thích được đầy đủ hàm ý kiến thức
được thể hiện trong sơ đồ.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Để biết được hiệu quả của SKKN
như thế nào thì một biện pháp không thể không thực hiện đó là kiểm tra học
sinh. Các hình thức kiểm tra có thể là:
+ Kiểm tra vấn đáp: Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ; giải thích sơ đồ, hoàn
thành các sơ đồ điền khuyết, trả lời vấn đáp,…
+ Kiểm tra tự luận: Yêu học sinh trả lời các câu hỏi tự luận ở các mức độ
khác nhau.
+ Kiểm tra trắc nghiệm: Hiện nay thì phương pháp kiểm tra trắc nghiệm
được sử dụng khá phổ biến từ củng cố bài, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết hay
thi THPT Quốc gia…
Thông qua các bài kiểm tra, tôi đã thu thập điểm số ở các lớp mình dạy
sau đó quy đổi tỷ lệ % theo các mức từ thấp đến cao: điểm kém → điểm yếu →
điểm trung bình → điểm khá → điểm giỏi. Qua phân tích kết quả điểm số của
học sinh để biết được hiệu quả của việc áp dụng SKKN.

2


II- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm sơ đồ hóa
a. Sơ đồ hóa là gì ?
“Sơ đồ hóa là phương pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ

đồ. ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các ký hiệu khác nhau như hình vẽ lược
đồ, đồ thị, bảng biểu,…” [6]
b. Phương pháp sơ đồ hóa là gì ?
Phương pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật, hoạt động, cho
phép hình dung một cách trực quan các mối liên hệ giữa các yếu tố trong cấu
trúc của sự vật, cấu trúc logic của quy trình triển khai hoạt động (Tức là con
đường từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc hoạt động) giúp con người qui hoạch tối
ưu, điều khiển tối ưu các hoạt động [6].
c. Ý nghĩa của phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học ?
- Ưu thế tuyệt đối trong việc mô hình hóa cấu trúc cũng như mô hình hóa
logíc phát triển của các sự vật, hiện tượng, từ vi mô đến vĩ mô.
- Ưu thế nổi bật đó là khả năng diễn đạt rất thành công hai mặt tĩnh (cấu
trúc) và động (logic phát triển) của sự vật hiện tượng.
Trong dạy học, có thể sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy một khái niệm,
một bài học, một chương hoặc một phần. Tuy nhiên, không phải tất cả các nội
dung dạy học đều có thể sử dụng biện pháp sơ đồ hóa. Khi sử dụng biện pháp sơ
đồ hóa ta cần xét các phần tử của một tập hợp nào đó và mối quan hệ giữa các
phần tử[6] .
2.1.2. Vai trò của biện pháp sơ đồ hóa trong dạy - học Sinh học
a. Đối với giáo viên
Sinh học là môn học nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo, các quá trình sinh
lí, hóa sinh, các mối quan hệ giữa các tổ chức sống với nhau và với môi trường,
thì phương pháp chuyển tải bằng sơ đồ thường mang lại hiệu quả cao.
“Ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết nhưng vừa có tính khái
quát, trừu tượng và hệ thống cao. Sơ đồ cho phép học sinh tiếp cận với nội dung
kiến thức bằng con đường logic tổng – phân – hợp”[6].
Trong quá trình dạy học Sinh học, sử dụng biện pháp sơ đồ hóa sẽ giúp
giáo viên:
+ Thường xuyên nhận được thông tin liên hệ ngược từ học trò để điều
chỉnh học động dạy học phù hợp và kịp thời.

+ Nắm bắt nhanh, chính xác năng lực tư duy và trình độ nhận thức của
học sinh, từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ phù hợp.
+ Phát hiện kịp thời những học sinh tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém để có biện
pháp động viên, giúp đỡ kịp thời.
b. Đối với học sinh
*Hiệu quả thông tin:
- Tiếp cận với nội dung tri thức bằng con đường logic cùng một lúc vừa
phân tích đối tượng nhận thức thành các sự kiện, các yếu tố cấu thành, lại vừa
tổng hợp, hệ thống hóa các sự kiện, các yếu tố đó thành một chỉnh thể thống
3


nhất thuận lợi cho việc khái quát hóa, hình thành khái niệm khoa học – sản
phẩm của tư duy lý thuyết [6].
- Diễn đạt tối ưu mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc, giữa các chức năng
sinh học, giữa cấu trúc với chức năng của đối tượng nghiên cứu.
* Phát triển năng lực, nhận thức của học sinh:
- Phát triển các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu
tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa,…) và khả năng hình thành năng lực tự
học cho học sinh.
- Hiệu quả này lớn nhất khi việc sơ đồ hóa nội dung tri thức do học sinh
tiến hành. Học sinh sử dụng ngôn ngữ sơ đồ để diễn đạt nội dung sách giáo khoa
và tài liệu đọc được.
Đây là quá trình gia công chuyển hóa kiến thức, bằng phép gia công biến
hóa này sẽ rèn luyện được năng lực tư duy logic. Từ đó học sinh có thể:
+ Biết sáng tạo;
+ Tiết kiệm thời gian;
+ Ghi nhớ, hiểu biết vận dụng tốt hơn;
+ Rèn luyện kỹ năng đọc sách và tự nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa;
+ Rèn luyện phương pháp tư duy khái quát, có khả năng chuyển tải thông

tin cao để có thể ứng dụng trong các môn học khác.
2.1.3. Phương pháp sơ đồ hóa nội dung dạy học
a. Các mức độ sơ đồ [6]
Hiệu quả thấp nhất:
Sơ đồ chỉ được sử dụng
như một phương tiện
truyền đạt thông tin của
giáo viên (GV): GV
xây dựng sơ đồ rồi giới
thiệu cho học sinh (HS)
bằng phương pháp giải
thích minh họa.

Hiệu quả cao hơn:
GV xây dựng được sử
dụng như một phương
tiện tổ chức hoạt động tự
học của học sinh. GV tổ
chức cho học sinh tự lực
nghiên cứu sách giáo
khoa rồi yêu cầu HS:
- Sử dụng sơ đồ để diễn
đạt nội dung đọc được
- Điền tiếp sơ đồ khuyết
thiếu, sơ đồ câm.
- Tìm những bất hợp lý
trong sơ đồ, sửa lại
những bất hợp lý đó.

Hiệu quả cao nhất:

+ Sơ đồ hóa là sản
phẩm quá trình hoạt
động của HS.
+ Tiến hành sơ đồ
hóa chính là tiến
hành nhận thức sự
vật hiện tượng theo
phương pháp tổng phân - hợp.
+ Thông qua việc sơ
đồ hóa nội dung tri
thức, HS sẽ tự hình
thành cho
mình
phương pháp nhận
thức sự vật.

b. Các nguyên tắc xây dựng sơ đồ:
Tìm hiểu nguyên tắc của Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: Sơ đồ nội dung
dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức then chốt (cơ bản,
cần và đủ) của một nội dung dạy học và logic phát triển bên trong của nó. Sơ đồ
nội dung dạy học bao gồm sơ đồ nội dung cho một khái niệm, một bài, một
chương hoặc một phần [6]. Gồm 3 bước:
4


Bước 1: + Chọn kiến thức cần và đủ.
+ Rút gọn cho thật súc tích, có thể dùng ký hiệu
quy ước.
+ Đặt chúng vào các đỉnh trên mặt phẳng (có thể
có thứ tự hoặc không).


Các bước
lập sơ đồ
nội dung

Bước 2: Thiết lập các cung: Thực chất là nối các đỉnh
với nhau bằng các đoạn (có hướng hoặc vô hướng) để
diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với
nhau làm sao phản ánh được logic phát triển của nội
dung đó.
Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ: làm cho sơ đồ đúng với nội
dung được mô hình hóa về cấu trúc logic nhưng lại giúp
cho học sinh dễ dàng lĩnh hội nội dung đó và nó phải
đảm bảo mỹ thuật về mặt trình bày.

c.Các bước tổ chức bài giảng theo sơ đồ:
Giáo viên yêu cầu các em nghiên cứu sách giáo khoa
đúng nội dung bài học để hoàn thành các nhiệm vụ
được giao ghi trong các phiếu yêu cầu hoặc câu hỏi
hoặc ghi lên bảng.

Các bước tổ
chức bài
giảng theo
sơ đồ.

Học sinh tự nghiên cứu SGK để có thông tin, tìm câu
trả lời.
Học sinh phân tích nội dung bài học để xác định dạng
sơ đồ phù hợp.

Học sinh tự lập sơ đồ.
Thảo luận trước lớp về kết quả đã đạt được.
Giáo chỉnh lí để có các sơ đồ chính xác.
tinh viên
giản,rakhoa
họcbổvàsung,
thẩmcủng
mĩ cao
Giáo
bài tập
cố.

5


d. Phân loại sơ đồ
Trong dạy học Sinh học, tùy theo nội dung, tiêu chí mà chúng ta có thể
xây dựng các dạng sơ đồ khác nhau. Hiện nay, người ta thường chia sơ đồ thành
các dạng như sau:
Giữa cái chung và cái riêng

1. Căn cứ
theo mối
quan hệ trên
sơ đồ

Giữa toàn thể và bộ phận
Giữa nguyên nhân và kết quả
Sơ đồ rèn luyện kĩ năng phân tích,
tổng hợp.


2. Căn cứ
theo khả
năng rèn
luyện các
thao tác logic

Các
dạng sơ
đồ

Sơ đồ rèn luyện kĩ năng so sánh
Sơ đồ rèn luyện kĩ năng hệ thống
hóa kiến thức.
Mô hình hóa khái niệm.

3. Ký hiệu
sơ đồ

Biểu đồ, bảng biểu
Sơ đồ dạng nhánh, thẳng, vòng, lưới.
Sơ đồ nghiên cứu tài liệu mới

4. Theo mục
đích lí luận
dạy học

Sơ đồ củng cố, hoàn thiện kiến thức
Sơ đồ kiểm tra đánh giá
Sơ đồ đầy đủ


5. Theo mức
độ hoàn thiện

Sơ đồ khuyết thiếu
Sơ đồ câm

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
- Đổi mới phương pháp dạy học theo kiểu lấy học sinh làm trung tâm đã và
đang được các nhà trường áp dụng để dạy học cho học sinh với các mục đích:
+ Truyền tải được nội dung kiến thức phong phú, đa dạng cho học sinh;
6


+ Để phù hợp với phương thức kiểm tra đánh giá hiện nay;
+ Để học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi, kiểm tra,…
- Rất nhiều giáo viên và học sinh rất không thích dạy học phần kiến thức
ứng dụng của di truyền học. Trong khi đó kiến thức phần này vẫn đã và đang
tiếp tục là một phần trong các đề thi. Tuy nhiên, dạy kiến thức chương ứng dụng
di truyền học mà không áp dụng phương pháp sơ đồ hóa thì học sinh sẽ rất ngại
học và nếu học cũng khó nhớ, khó hiểu và khó vận dụng…
Để có thể nâng cao được hiệu quả dạy học và ôn luyện môn Sinh học nói
ứng dụng di truyền học nói riêng đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải đam mê
và kiên trì, sáng tạo,…
Khi dạy học theo các phương pháp truyền thống sẽ dẫn đến:
(1). Giáo viên rất vất vả trong các tiết dạy, nội dung không được truyền tải
hết trong thời gian của mỗi tiết hoc.
(2). Học sinh sẽ tập trung ghi bài mà không tham gia thảo luận nhóm, hoặc
chỉ tập trung thảo luận nhóm, trao đổi và quan sát hình ảnh mà không ghi bài.
Do đó, học sinh không thể hiểu bài để có thể nhớ hay vận dụng.

(3). Đa số học sinh chưa biết cách học, cách ghi nhớ kiến thức mà chỉ học
thuộc một cách máy móc, học thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm,
không nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, không khai thác được kiến
thức trong tài liệu tham khảo hoặc không biết liên hệ thực tế cũng như không
biết liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Qua tìm hiểu thì việc sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học cũng
không phải là mới lạ đối với giáo viên và học sinh. Nhưng việc sử dụng phương
pháp sơ đồ hóa đối với chương ứng dụng di truyền học không phải giáo viên nào
cũng triển khai và cũng không dễ gì đối với học sinh. Khi triển khai phương
pháp này tôi thấy học sinh đã rất hứng thú và thấy yêu thích kiến thức của phần
ứng dụng di truyền học rất nhiều.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Trình tự nghiên cứu:
SKKN đã được nghiên cứu so sánh giữa 2 nhóm học sinh theo trình tự sau:
Bước 1: Chia các lớp học sinh thành 2 nhóm:
- Một nhóm học bằng cách ghi chép thông thường (nhóm đối chứng): 12I
và 12N;
- Một nhóm được học theo phương pháp sử dụng sơ đồ hóa (nhóm thực
nghiệm): 12P và 12 Sử;
Bước 2: Yêu cầu học sinh soạn bài trước ở nhà:
- Nhóm thực nghiệm sẽ tự lập sơ đồ hoặc hoàn thành các sơ đồ khuyết cho
trước,… cho các nội dung trong từng bài;
- Nhóm đối chứng chuẩn bị bài theo cách thông thường: trả lời các câu hỏi
cuối bài.
Bước 3: Tổ chức dạy học;
Bước 4: Kiểm tra, đối chứng kết quả:
Tổ chức kiểm tra học sinh bằng cách lồng ghép các bài tập trong các đề
kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì, kiểm tra chất lượng khối 12, ra bài tập trong quá
trình ôn luyện thi học sinh giỏi…
7



2.3.2. Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học
a. Đối với giáo viên: Để thiết kế một sơ đồ đối với một bài học, chúng ta có
thể thiết kế trên bảng; vẽ trên giấy hoặc chuẩn bị sẵn trong máy tính… Qua đó
có thể giúp học sinh hệ thống được kiến thức vừa học, khắc sâu được kiến thức
trọng tâm.
b. Đối với học sinh: Trước hết giáo viên phải giới thiệu một số dạng sơ đồ
cho các em làm quen, sau đó hướng dẫn các em xây dựng các sơ đồ riêng cho
mình.
Học sinh muốn lập được các dạng sơ đồ cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa
và các tài liệu tham khảo- đây là cơ sở để học sinh nắm vững kiến thức, xác định
kiến thức trọng tâm của bài, tìm hiểu về các quá trình thực hiện; sau đó học sinh
có thể tự lập sơ đồ trên giấy, trên máy tính, viết trực tiếp trên bảng,…
*Cách ghi chép trên sơ đồ

Ghi ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu;
Chọn những sự kiện quan trọng;
Ghi đúng trình tự các sự kiện.

2.3.3. Một số dạng sơ đồ có thể được lập trong các bài thuộc chương IV- Sinh
học 12 cơ bản như sau:
- Để truyền tải nội dung chương IV- sách giáo khoa 12 cơ bản, tôi đã sử
dụng các dạng sơ đồ chủ yếu là: sơ đồ phân nhánh và sơ đồ bảng biểu. Việc sử
dụng các sơ đồ này giúp các em vừa dễ dàng ghi bài cũng như lĩnh hội kiến thức
một cách dễ dàng.
- Để ôn tập thì tôi sử dụng các sơ đồ khuyết để học sinh có thể điền các
thông tin còn thiếu…
Sau đây là một số kiểu sơ đồ tâi đa vận dụng trong việc truyền tải kiến
thức chương IV- sách giáo khoa 12 cơ bản:

CHƯƠNG 4. DI TRUYỀN HỌC ỨNG DỤNG
I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHỌN GIỐNG
1. Khái niệm:
do con người chọn tạo ra,
có phản ứng như nhau trước cùng 1
điều kiện ngoại cảnh,
Giống là một tập hợp cá thể sinh vật
có những đặc điểm di truyền đặc trưng,
chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định;
thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai,
kĩ thuật sản xuất nhất định.
cải tiến các giống hiện có;
2. Nhiệm vụ của ngành chọn giống
tạo giống mới có năng suất cao,
phẩm chất tốt.
8


3. Quy trình tạo giống mới:
Gồm các bước:
Tạo nguồn nguyên liệu là biến dị di truyền
(biến dị tổ hợp, đột biến và ADN tái tổ hợp);
Đánh giá kiểu hình để chọn ra kiểu gen mong muốn;
Tạo và duy trì dòng thuần có tổ hợp gen mong muốn;
Đưa giống tốt ra sản xuất đại trà.
I. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI, CÂY TRỒNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN
DỊ TỔ HỢP (BDTH)
1. Các bước tạo BDTH bằng lai giống:
Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau
Lai giống để tạo các biến dị tổ hợp

Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn
Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết để tạo ra các giống thuần (làm giống)
Ví dụ: Giống lúa Peta (Indoanexia) × Giống lúa Dee-geo woo- gen (Đài Loan)
Takudan

× Giống lúa IR 8

IR 22
2. Tạo giống lai có ưu thế lai cao
2.1. Khái niệm ưu thế lai

IR – 12 – 178

CICA4

năng suất,
sức chống chịu
khả năng sinh trưởng
và phát triển

Ưu thế lai là hiện tượng con lai có

Ví dụ:

×

P:
♀ lợn Ỉ
×
♂ lợn Đại Bạch

F1: 10 tháng tuổi nặng 100 kg, tỷ lệ nạc trên 40%.
9

cao vượt
trội so với
các dạng
bố mẹ


2.2. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai
Giả thuyết siêu trội : AA < Aa > aa.
Ví dụ:
kiểu gen aa: quy định khả năng chịu lạnh 10oC.
Ở thuốc lá

kiểu gen AA:

quy định khả năng chịu nóng 35oC.

kiểu gen Aa: quy định khả năng chịu nhiệt độ từ 10oC → 35oC.
*Đặc điểm của ưu thế lai biểu hiện
rõ nhất trong lai khác dòng;
cao nhất ở F1 và giảm dần qua các
thế hệ tiếp theo.
2.3. Phương pháp tạo ưu thế lai
a. Lai khác dòng đơn:
Tự thụ phấn liên tục qua 5 – 7 thế hệ để tạo ra các dòng thuần.
Lai 2 dòng thuần khác nhau: dòng A × dòng B
dòng C
(Dùng làm sản phẩm)

b. Lai khác dòng kép
Để tạo ra giống lai mới có đặc tính tốt của nhiều dòng thường dùng ghép
lai khác dòng kép gồm nhiều dạng khởi đầu tham gia:
Lai kép 3 dòng
dòng A × dòng B

Lai kép 4 dòng
Dòng A × dòng B
dòng C × dòng D


C × D


M

×


N



M (làm sản phẩm)
F (làm sản phẩm)
c. Lai thuận và lai nghịch
Ưu thế lai phụ thuộc vào cả đặc tính của tế bào chất. Vì vậy, phép lai
thuận và lai nghịch cho hiệu quả ưu thế lai khác nhau → Sử dụng lai thuận
và lai nghịch để xác định xem hướng lai nào tạo ra cá thể lai có giá trị nhất.
Lai thuận: ♀ dòng A


× ♂ dòng B

Lai nghịch:

♂ dòng B × ♀ dòng A


Dòng C1
Dòng C2
Cây
trồng:
Cho
sinh
sinh dưỡng;
Nếu C1 biểu hiện UTL → chọn C1, nếu C2 biểu hiện UTLsản
→ chọn
C2.
- Nuôi cấy mô
2.4. Biện pháp duy trì và
củng cố ưu thế lai
10
Vật nuôi: Cho lai luân phiên


II. TẠO GIỐNG BẰNG GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO
1. Khái niệm:
2. Quy trình: gồm 3 bước:
lựa chọn tác nhân
Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến, cần

liều lượng của tác nhân
thời gian xử lý tối ưu
Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn
Tạo dòng thuần chủng
3. Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam:
Một số thành tựu tạo giống ở Việt Nam bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo

Tạo giống VSV

Tạo giống cây trồng

Đã thu được nhiều chủng vi sinh vật
có các đặc tính quý như:
+Xử lí bào tử của nấm Penicillium
bằng tia phóng xạ → chọn lọc →
chủng Penicillium có hoạt tính
pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban
đầu.
+Trên nấm men, vi khuẩn: người ta
đã chọn tạo được các thể đột biến sinh

Xử lí các tác nhân lí, hoá học đã thu
được nhiều giống cây trồng có năng
suất cao, phẩm chất tốt như:
+ Từ giống lúa Mộc Tuyền sử dụng tia
gamma gây ĐB tạo giống lúa Mộc
Tuyền 1 (MT1): chín sớm, thấp, cứng
cây, chịu chua, chịu phèn; NS tăng 1525%.
+ Xử lí các tác nhân lí hoá thu được
các giống lúa, đậu tương… có nhiều

đặc tính quý;
+ Sử dụng cônxisin tạo được cây dâu
tằm tứ bội có lá dày, NS cao…
+ Táo gia lộc xử lí NMU → táo má
hồng cho năng suất cao...

trưởng mạnh để sản xuất sinh khối→
chọn được những chủng VSV không
gây bệnh, đóng vai trò một kháng
nguyên, gây miễn dịch ổn định cho kí
chủ chống loài vi sinh vật đó, => tạo
được những vacxin phòng bệnh cho
người và gia súc.

11

Tạo vật nuôi
Chỉ được sử dụng
hạn chế ở một số
nhóm động vật thấp,
khó áp dụng cho các
nhóm động vật bậc
cao.


III. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
1. Công nghệ tế bào thực vật: có bốn kĩ thuật nuôi cấy tế bào thực vật
1.1. Sơ đồ quy trình tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào:
a. Nuôi cấy hạt phấn, noãn:
Các hạt phấn


Noãn chưa thụ

Nuôi trong MT nhân tạo
Các dòng tế bào đơn bội (có KG khác nhau)

nuôi cây invitrô
Mô đơn bội (n)

Chọn lọc Invivo
Các dòng tế bào có đặc tính mong muốn
lưỡng bội hóa

Nuôi dưỡng ở
môi trường nhân tạo

Các dòng TB lưỡng bội(2n)

lưỡng bội hóa
Các mô đơn bội
chất kích thích
Cây 2n hoàn chỉnh

Các cây đơn bội (n)
lưỡng bội hóa

Các cây lưỡng bội(2n)

Các cây lưỡng bội (2n)


Các cây được tạo ra từ các phương pháp này đều có kiểu gen đồng hợp
về tất cả các gen.
b. Nuôi cấy TB thực vật invivô tạo mô sẹo (nuôi cấy mô):
Quy trình:

Các tế bào sinh dưỡng (chồi, lá, rễ,...)
Nuôi cấy nhân tạo
Mô sẹo (gồm các TB chưa biệt hóa, có k/n sinh trưởng nhanh)
Các mô khác nhau
Các cơ quan khác nhau (rễ, thân, lá,...)
Cây hoàn chỉnh (2n).

* Ưu điểm: Bảo tồn các cây quý hiếm khỏi bị tuyệt chủng.

12


c. Lai tế bào xoma:
Cây loài A

Cây loài B

Tế bào sinh dưỡng A (2n)

Tế bào sinh dưỡng B(2n)

Bỏ thành Xenlulozơ

Bỏ thành Xenlulozơ


Tế bào trần A

Tế bào trần B
Nuôi trong cùng
MT nuôi dưỡng

Tế bào lai (4n= 2nA + 2nB)
Nuôi trong MT có chất kích thích sinh trưởng.
Cây lai
d. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xoma có biến dị:
Nuôi cấy các tế bào xoma trên môi trường dinh dưỡng
Các dòng tế bào có các tổ hợp NST khác nhau (biến dị dòng TB xoma)
nuôi trong môi trường nhân tạo
Giống cây 2n mới (mang biến dị tổ hợp)
1.2 Ưu thế của các kĩ thuật tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật
Các kĩ thuật tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật

Nuôi cấy tế bào TV Lai tế bào sinh dưỡng Chọn dòng tế bào
Nuôi cấy hạt
invitro tạo mô sẹo
(Dung hợp tế bào
phấn, noãn
xôma có biến dị
(Nuôi cấy mô)
trần)
Cây lưỡng bội Nhân

nhanh

các Tạo ra ra cơ thể lai Tạo các giống cây


tạo ra có kiểu giống cây quý hiếm mang bộ NST của 2 mới có kiểu gen
gen đồng hợp tử từ một cây có KG loài khác xa nhau mà khác nhau từ một
về tất cả các gen. quý, tạo nên một bằng phương pháp lai giống ban đầu.
quần thể cây trồng hữu tính không thể
13


đồng nhất về KG.
thực hiện được.
2. Công nghệ tế bào động vật
a. Công nghệ cấy truyền phôi:
*Quy trình:
Phôi lấy ra từ cơ thể cho phôi
Biến đổi các tế bào theo
Tách phôi
Phối hợp 2
hướng có lợi cho
hay nhiều phôi
con người
2 hay nhiều phần
nuôi dưỡng
nhân tạo
2 hay nhiều phôi
Cấy vào tử cung
các con mẹ(1)

Thể khảm
Phôi mới
(1)


Phôi đã biến đổi
Tách phôi
(1)

2 hay nhiều phô
(1)

2 hay nhiều cơ thể:
- Giống hệt nhau về
kiểu gen, kiểu hình;
- Áp dụng với các
ĐV quý hiếm, sinh
sản chậm, ít con,...

Vật nuôi mang
Cơ thể có
2 hay nhiều cơ
2 dòng TB
những đặc
thể mang đặc
khác loài
điểm mong
điểm mong
trong tương
muốn.
muốn
lai.
b. Nhân bản vô
tính: Quy trình nhân bản vô tính cừu Đôli:

Cừu cho nhân
Cừu cho TB trứng
(cừu cái 1)
(cừu cái 2)

Tế bào tuyến vú (2n)

Trứng (n)

Nhân (2n)

Trứng đã bỏ nhân

Cấy nhân của tế bào tuyến vú vào
trứng đã bỏ nhân
Tế bào trứng mang nhân của tế bào tuyến vú
Nuôi trong môi trường nhân tạo
Phôi sớm
Cấy vào tử cung của con cừu cái thứ 3
Cừu Đôli (2n)
(mang đặc điểm di truyền qua nhân của cừu cho nhân và
đặc điểm di truyền qua tế bào chất của cừu cho trứng.)
* Ý nghĩa
có ý nghĩa trong nhân bản ĐV biến đổi gen.
nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm
tăng năng suất trong chăn nuôi.
tạo ra các động vật mang gen người -> cung cấp cơ quan nội
14



tạng để thay thế, ghép nội quan cho người bệnh.
IV. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ GEN
1. Các kĩ thuật chuyển gen bằng cách dùng thể truyền
Phân biệt:
1.1. Kĩ thuật chuyển gen bằng Plasmid
Tách Plasmid từ vi khuẩn, tách gen
cần chuyển từ tế bào cho
Enzim cắt
Cắt Plasmid tạo ra các đầu dính

1.2. Kĩ thuật chuyển gen bằng thực
khuẩn thể lamda
Tách ADN của thực khuẩn thể lamđa,
tách gen cần chuyển từ tế bào cho
Enzim cắt
Cắt ADN của vi rút tạo đầu dính
Trộn thực khuẩn thể và
gen cần chuyển với nhau
Ezim nối Ligaza
ADN tái tổ hợp.

Trộn các Plasmid đã cắt hở các đầu
dính và gen cần chuyển với nhau
Ezim nối Ligaza
ADN tái tổ hợp

Lắp ADD tái tổ hợp vào
đầu thực khuẩn thể lamđa

Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào

nhận bằng phương pháp biến nạp.

Cho thực khuẩn thể Lamđa xâm nhập
vào tế bào nhận (tải nạp).

Phân lập dòng vi khuẩn
mang gen của người.

Phân lập dòng vi khuẩn
mang gen cần chuyển.
2. Một số thành tựu tạo giống bằng công nghệ gen
2.1. Tạo giống vi sinh vật
a. Mục đích: Tạo được các dòng VSV biến đổi gen phục vụ cho các mục đích
khác nhau của con người.
b. Phương pháp
Biến nạp
Tải nạp
Tạo được các dòng VK mang gen người sản xuất các
HM chữa bệnh cho người.
c. Thành tựu
Tạo được các dòng VK làm sạch MT như VK phân giải
rác thải, dầu loang,...
Tạo các chủng vi sinh vật biến đổi gen

2.2. Tạo giống thực vật:
15


Mở ra nhiều ứng dụng mới cho trồng trọt: sản xuất các chất
a. Mục đích


bột, đường với năng suất cao, sản xuất các loại prôtêin trị liệu,
các kháng thể và chất dẻo,...
Rút ngắn thời gian tạo giống
chuyển gen bằng plasmit (T- plasmit),
chuyển gen bằng virut (VR đốm thuốc lá),
chuyển gen trực tiếp qua ống phấn,
kỹ thuật vi tiêm ở tế bào trần (protoplast),
dùng súng bắn gen,...

b. Phương pháp

Chuyển gen trừ sâu vào cây bông tạo giống cây bông
kháng sâu hại.
Tạo cà chua chuyển gen sản sinh ra êtilen.
Tạo giống lúa “gạo vàng„ có khả năng tổng hợp

c. Thành tựu

β– carôten.
2.3. Tạo giống động vật
Bơm thẳng đoạn ADN vào hợp tử
ở giai đoạn nhân non.
Sử dụng tế bào gốc.

Phương pháp Vi tiêm
(thông dụng nhất)

Sử dụng tinh trùng như một vectơ mang gen.
*Sơ đồ sử dụng tế bào gốc:


Phôi
Tách tế bào (1)
Tế bào gốc
Chuyển gen vào TB gốc(2)

TB gốc đã được chuyển gen
Cấy trở lại phôi(3)
Phôi mang các tế bào chứa gen cần chuyển

16


*Sử dụng tinh trùng như một vectơ mang gen:
Tinh trùng
Bơm gen cần chuyển vào tinh trùng
Tinh trùng mang gen cần chuyển thụ tinh với trứng
Hợp tử
Cơ thể mang gen cần chuyển
c. Thành tựu: Tạo được một số động vật chuyển gen: Nếu quan sát hình 26.4trang 104 sách giáo khoa nâng cao (sách cơ bản không viết kĩ), các em học sinh
sẽ rất khó hiểu nội dung được minh họa trong hình. Để giúp học sinh có thể hiểu
bài được thì sơ đồ cần được học sinh chuyển thành:
*Quy trình tạo giống bò đã chuyển gen bằng phương pháp vi tiêm:
Bò bố, mẹ
Lấy trứng, tinh trùng
Thụ tinh invitro tạo trứng đã thụ tinh
Hút trứng đã thụ tinh
Tiêm dung dịch chứa gen mới vào
nhân non ( phương pháp thêm gen)
Hợp tử mang gen cần chuyển (VD: gen của người)

phôi;
Cấy phôi vào ống dẫn trứng của bò mẹ
Bò con mang gen mới.

17


*Quy trình tạo giống bò đã chuyển gen bằng phương pháp chuyển gen đã cải biến:
Bò cần cải biến gen
Tế bào chứa gen cần cải biến
Nuôi cấy tế bào-> tách gen cần cải biến
Gen cần cải biến
Cải biến lại gen
Đưa gen cải biến vào tế bào xoma bằng kĩ thuật chuyển gen
Chọn dòng tế bào mang gen đã cải biến
Dung hợp với TB trứng đã loại nhân
Tế bào trứng có nhân của tế bào xoma mang gen đã cải biến
cấy vào tử cung của bò mẹ
Phôi
Bò con mang gen đã cải biến.
(phương pháp sửa chữa gen.)
* Khi giao bài tập cho HS có thể yêu cầu HS tự thành lập sơ đồ đầy đủ hoặc
cho sơ đồ khuyết thiếu hoặc sơ đồ câm,…
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường:
2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục:
*Đề kiểm tra: Để biết được hiệu quả SKKN, tôi đã sử dụng các đề kiểm tra:
- Một số câu hỏi tự luận trong các đề thi học sinh giỏi tỉnh các năm 2014,
2015, 2016, 2017;
- Đề kiểm tra trắc nghiệm: Sử dụng các câu hỏi trong các đề thi đại học,

cao đẳng các năm 2013, 2014, 2015, 2016.
Bảng . Kết quả điểm kiểm tra
Kiểm
tra


số

Đối
tượng

12P
12
Sử

70

thực
nghiệm

12I,

70

đối

Lớp

Tiêu
chí


Điểm (xi)
3

4

5

6

7

8

9

10

Số bài 0

2

5

15

20

20


7

1

2,9

7,1
4

21,
4

28,
6

28,
6

10,
0

1,4

8

7

18

25


7

2

0

%

1 tiết
Số bài 1

18


12N

chứng

%

1,
4

11,4 10,
0

25,
7


35,
7

10,
0

2,8
6

0

Qua kết quả thống kê trên cho thấy: Giữa 2 nhóm đối tượng có sự chênh
lệch về kết quả kiểm tra. Trong đó:
- Các lớp thực nghiệm có điểm số phân bố từ 4 đến 10, các lớp đối chứng
phân bố từ 3 đến 9; tỷ lệ điểm dưới 5 ở các lớp thực nghiệm là 2,9%, các lớp đối
chứng cao hơn là 13,9; tỷ lệ điểm từ 8 đến 10 của lớp thực nghiệm là 40% còn tỷ
lệ này ở lớp đối chứng thấp hơn là 12,86%.
Như vậy, qua kiểm tra cho thấy hiệu quả dạy học chương ứng dụng di
truyền học tăng lên, giúp cho HS nắm vững kiến thức, có thể vận dụng kiến
thức, vững vàng tham gia các kì thi với tiêu chí đạt điểm tối đa.
2.4.2. Đối bản thân, đồng nghiệp, nhà trường:
* Với bản thân: Khi áp dụng SKKN vào dạy học và ôn luyện, bản thân tôi
thấy rất tự tin, có hứng thú trong dạy học; giảm bớt thời gian nói và viết; kiểm
tra, phát hiện được các được những học sinh có khả năng tư duy logic, có tư duy,
sáng tạo...
* Với đồng nghiệp: Các đồng nghiệp trong tổ bộ môn đều thấy SKKN thực
sự hiệu quả và cần được nhân rộng.
* Đối với nhà trường: SKKN được áp dụng không thể chỉ trong chương IVỨng dụng di truyền học mà có thể mở rộng sang các chuyên đề khác và các môn
học khác. Từ đó góp phần đẩy mạnh phong trào học tập chủ động, sáng tạo của
học sinh trong nhà trường.


19


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc áp dụng phương pháp sơ đồ hóa vào dạy học chương ứng dụng di
truyền học trong chọn giống cho thấy:
- Nội dung chương IV sách giáo khoa 12 cơ bản nên dùng phương pháp
sơ đồ hóa để dạy – học, ôn tập là phù hợp.
- Dạy học bằng sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong chương ứng dụng
di truyền học giúp giáo viên đỡ vất vả, học sinh nhớ bài, hiểu bài và vận
dụng các nội dung tốt hơn đồng thời các em thể hiện được sự thông minh,
sáng tạo của mình,…
SKKN góp phần giúp học sinh yêu thích môn Sinh học hơn, đồng thời
cũng giúp các em có thể vận dụng kĩ năng lập sơ đồ cho các phần khác của
môn Sinh học cũng như cho các môn học khác.
3.2. Kiến nghị
- SKKN chỉ mới xây dựng được một số biện pháp sơ đồ trong dạy học
chương IV- Ứng dụng di truyền học nhằm nâng cao chất lượng dạy – học, do
đó cần được nghiên cứu tiếp, vận dụng sâu sắc hơn và mở rộng ra những nội
dung khác trong chương trình Sinh học phổ thong và các môn học khác.
- Các đồng nghiệp và học sinh ở các trường nên tích cự vận dụng hiệu quả
dạy học và ôn luyện được nâng cao hơn nữa .
- Trong quá trình dạy học và ôn luyện cần kết hợp nhuần nhuyễn một số
phương pháp dạy học một cách hài hòa để đạt được hiệu quả cao trong dạy
học và ôn luyện cho học sinh như: Kết hợp biện pháp sơ đồ hóa và bản đồ tư
duy, kết hợp sơ đồ hóa và thuyết trình, kết hợp sơ đồ hóa với vấn đáp,…
trong dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Giáo viên cần tìm tòi, phát hiện, đồng rèn luyện cho học sinh cách lập sơ

đồ để các dạng bài tập Sinh học.
- Các em học sinh cần chủ động hơn nữa trong việc tự học đối với môn
Sinh học, không ngừng học hỏi và tìm ra các phương pháp để có thể nâng
cao được hiệu quả học tập và thi cử đối với môn Sinh học.
- Nhà trường cần hỗ trợ tốt các thiết bị dạy học để SKKN được phát huy
tối đa tác dụng của nó.
Do thời gian có hạn, SKKN có thể còn có những thiếu sót. Kính mong các
đồng nghiệp cùng các em học sinh đóng góp ý kiến để SKKN được hoàn
thiện hơn nữa.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2017
CAM KẾT KHÔNG COPY.

Lê Thị Ngà
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sinh học 12; Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ
Tuấn; NXB Giáo dục Việt Nam, 2016.
2. Sách giáo viên Sinh học 12; Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng
Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006.
3. Sinh học 12 Nâng cao; Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu, Trịnh
Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng; Nhà xuất bản giáo dục, 2007.
4. Kỷ yếu Hội thảo sinh học- Ứng dụng di truyền vào chọn giống, 2010.
5. Phương pháp sơ đồ hóa, Bùi Văn Phái, Sinh viên- nguồn Internet.
6. Trần Thái Toàn, GV trường THPT Thành Sen, Hà Tĩnh- " Sử dụng biện

pháp sơ đồ hóa để dạy học chương I - Cơ chế di truyền và biến dị, phần di
truyền học, sinh học 12 Ban Cơ bản"- SKKN năm học 2013- 2014.
7. Lê Thị Thủy, GV trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa- "Sử dụng
phương pháp lập sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương Sinh
sản cho giáo viên và học sinh lớp 11 ban cơ bản"- SKKN năm học 2015- 2016.
8. Một số nguồn tư liệu của các bạn đồng nghiệp trên internet.
9. Đề thi HSG lớp 12 tỉnh Thanh Hóa các năm 2014, 2015, 2016, 2017; đề thi
đại học, cao đẳng các năm 2013, 2014, 2015, 2016- Bộ GDĐT…

21



×