Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội giai đoạn 1954 đến 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 97 trang )

1

MỤC LỤC
Trang phụ bìa…………………………………………………………...............
Bảng chữ cái viết tắt…………………………………………………………....
Mục lục………………………………………………………………..............1
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
TƯỢNG ĐÀI DANH NHÂN TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ 1954 ĐẾN
2016……………………………………………………….............................14
1.1. Khái niệm điêu khắc tượng đài danh nhân...............................................14
1.1.1. Khái niệm danh nhân………………………………………… 14
1.1.2. Khái niệm điêu khắc tượng đài…………………...……………15
1.1.3. Xác định khái niệm "Điêu khắc tượng đài danh nhân"………...17
1.2. Khái quát điêu khắc tượng đài danh nhân tại Việt Nam……..…………18
1.2.1. Khái quát sơ lược về điêu khắc tượng đài danh nhân tại Việt
Nam………………………………………………………………………….19
1.2.2. Khái quát điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội………….23
Tiểu kết……………………………………………………………………....30
Chương 2: NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU
KHẮC TƯỢNG ĐÀI DANH NHÂN TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1954 ĐẾN
2016………………………………………………………………………….31
2.1. Nội dung thể hiện của tượng đài danh nhân tại Hà Nội giai đoạn từ 1954
đến 2016……………………………………………………………………..32
2.1.1. Vinh danh nhân vật tiêu biểu trong lịch sử đất nước…..............33
1


2.1.2. Vinh danh các danh nhân văn hóa, khoa học …………...….…38
2.1.3. Vinh danh các vị lãnh tụ cách mạng Việt Nam và quốc tế……42
2.2. Hình thức thể hiện của tượng đài danh nhân tại Hà Nội giai đoạn từ 1954


đến 2016 …………………………………………………………………….45
2.2.1. Không gian trong tượng đài danh nhân tại Hà nội……………..45
- Không gian quy hoạch cảnh quan …………………………………..47
- Không gian tự thân tác phẩm ……………………………………….50
2.2.2. Bố cục hình khối trong tượng đài danh nhân tại Hà Nội …..…51
- Bố cục .…………………………………………..............................51
- Hình khối ……………………………………………………..........53
2.2.3. Chất cảm trong tượng đài danh nhân tại Hà Nội ………………56
- Chất cảm từ bề mặt của chất liệu …………………………………..56
- Kỹ thuật tạo chất ……………………………………………….......59
Tiểu kết………………………………………………………………………62
Chương 3: THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU
KHẮC TƯỢNG ĐÀI DANH NHÂN TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ 1954
ĐẾN 2016......................................................................................................63
3.1. Những thành công của nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà
Nội giai đoạn 1954 đến 2016………………………………..……….…..….63
3.2. Những hạn chế của nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội
giai đoạn 1954 đến 2016………………………….…………………………66
Tiểu kết………………………………………………………………………74
KẾT LUẬN…………………………………………………………….........73
2


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...75
PHỤ LỤC……………………………………………………………………79

3


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hà Nội - miền đất thiêng của dân tộc Việt Nam, "nơi lắng hồn thiêng
sông núi ngàn năm" [3, tr.5]. Nơi đây đã sản sinh và hun đúc biết bao danh
nhân hào kiệt – là những tấm gương sáng trong suốt chiều dài lịch sử dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Từ buổi đầu lập nước đến nay, trải qua hàng ngàn năm, chưa lúc nào
trên mảnh đất này lại vắng bóng những con người làm nên lịch sử với tất cả
tài trí, sức lực của mình. Họ xây dựng, gìn giữ quê hương, họ có vai trò quan
trọng trong xã hội, góp phần quyết định tới dòng chảy lịch sử của dân tộc. Họ
đã khắc tên mình và tên quê hương vào lịch sử bằng danh tiếng, chiến tích và
công lao trong trọn một đời tận tụy cống hiến cho quê hương, cho Tổ quốc.
Hơn 60 năm sau ngày giải phóng, Hà nội đã xây dựng được một số
tượng đài, phù điêu ngoài trời. Những tác phẩm nghệ thuật này đã miêu tả các
mốc son đáng nhớ gắn liền với lịch sử 1000 năm của Thăng long – Hà Nội.
Nổi lên trong đó là tượng đài danh nhân, chiếm một số lượng lớn trong tổng
số tượng đài hoành tráng được xây dựng tại Hà Nội. Có khoảng hơn 20 tác
phẩm điêu khắc tượng đài danh nhân đa dạng về nội dung, chất liệu, bố cục.
Có rất nhiều tác phẩm là điểm nhấn, đóng vai trò quan trọng trong cảnh quan
quy hoạch. Bên cạnh đó những tác phẩm này còn mang giá trị nghệ thuật sâu
sắc, phong cách tạo hình độc đáo, thể hiện được tinh thần, tôn vinh được giá
trị văn hóa, lịch sử lâu đời của thủ đô Hà Nội.
Quá trình tìm tòi, nghiên cứu, thu thập thông tin, hình thành nên ý
tưởng và sáng tác cực kỳ quan trọng đối với người nghệ sĩ khi sáng tác phẩm
nghệ thuật nói chung và điêu khắc tượng đài nói riêng. Điều này càng quan
trọng hơn khi thể hiện tượng đài điêu khắc các vị danh nhân, bởi ngoài khía
4


cạnh về nghệ thuật, tác phẩm còn phải thể hiện được yếu tố tình cảm, lòng
kính trọng biết ơn của thế hệ đi sau đối với những công lao mà những vị danh

nhân đó mang lại cho đất nước, dân tộc.
Tượng đài danh nhân tại Hà Nội ngoài khía cạnh nghệ thuật, còn có ý
nghĩa ghi nhớ, ca ngợi, vinh danh những danh nhân đã kiên cường và dũng
cảm trong sản xuất và chiến đấu, những danh nhân văn hóa, những nhà giáo
dục, nhà khoa học, nhà nghệ sĩ. Nâng cao được kiến thức về vũ trụ và nhân
sinh, ít nhất là hiểu được đạo lý làm người, lòng biết ơn công lao to lớn đối
với các thế hệ trước. Ngoài ra còn ý nghĩa về giáo dục, là làm mọi người biết
tự hào về ông cha mình và học tập những thái độ, hành vi tốt đẹp của ông cha,
từ đó cố gắng tu dưỡng đạo đức, làm điều thiện, tránh điều ác để không hổ
thẹn trước thanh danh những người đi trước.
Các tượng đài danh nhân được thể hiện với các dáng vẻ khác nhau,
nhưng tựu chung lại đều toát lên được hình tượng, tính cách, con người danh
nhân lúc sinh thời mà tài năng, những cống hiến của họ đã làm rạng danh cho
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Cho đến nay, đã có một số bài viết
và công trình nghiên cứu đề cập đến điêu khắc tượng đài và tranh hoành tráng
tại Hà nội. Nhưng vẫn chưa có đề tài nghiên cứu tập trung chuyên sâu về điêu
khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội. Xuất phát từ lý do đó, tôi chọn đề tài
"Nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội giai đoạn 1954
đến 2016" là đề tài nghiên cứu của mình nhằm mục đích nâng cao kiến thức
chuyên môn của bản thân, đánh giá thành công và hạn chế của điêu khắc
tượng đài danh nhân tại Hà Nội và góp phần vào công việc nghiên cứu và
sáng tác điêu khắc tượng đài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhà xuất bản khoa học và xã hội đã phát hành cuốn "Lược sử mỹ thuật
Việt Nam" của tác giả Nguyễn Phi Hoan năm 1970 [2]. Cuốn sách trình bày
5


khái quát về lịch sử mỹ thuật Việt Nam tương đối hưng thịnh trong giai đoạn
phong kiến khi có mối liên hệ chặt chẽ với kiến trúc tôn giáo của dân tộc. Tác

giả Nguyễn Phi Hoan cũng đã giới thiệu về điêu khắc Việt Nam từ thời kỳ
Bắc thuộc cho đến triều đại phong kiến Việt Nam và thời Pháp thuộc. Trong
giai đoạn thời dân chủ cộng hòa, buổi đầu cách mạng và từ hòa bình lập lại ở
miền Bắc cho đến năm 1970, điêu khắc có được nhắc đến nhưng không nhiều.
Tác giả có đề cập đến sự chuyển biến của điêu khắc dưới tác động của văn
hóa phương Tây nhưng chưa thấy xuất hiện nghệ thuật điêu khắc Tượng đài
danh nhân.
Cuốn "Sáng tác mỹ thuật" (1977-1979) trình làng sau thống nhất đất
nước năm 1975, là một trong những ấn phẩm mỹ thuật giới thiệu sáng tác mỹ
thuật của các nghệ sỹ hai miền Bắc và Nam[5], [6]. Tuy có giới thiệu một số
tác phẩm tượng vườn như "Kim đồng"(1975) và "Trong công viên" (1976) của
Hứa Từ Hoài… nhưng cuốn sách chưa có các bài viết liên quan đến điêu khắc
tượng đài.
Tác phẩm "Mỹ thuật việt Nam thời kỳ 1975 – 2005" do nhà xuất bản
Mỹ thuật xuất bản năm 2006 cũng chưa chú ý đến nghiên cứu về nghệ thuật
điêu khắc tượng đài danh nhân, đặc biệt là tượng đài danh nhân tại Hà Nội.
Đây là cuốn sách ảnh giới thiệu các tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu trong giai
đoạn 1975 – 2005 [26]. Trong đó, ta có thể thấy điêu khắc tượng đài danh
nhân chưa nhiều, chủ yếu là tượng đài: "Bác Hồ với thiếu nhi" (1990) của
Diệp Minh Châu, "Song Sly" (1983) của Hứa Từ Hoài, "Tri kỷ" Nguyễn Xuân
Thành, "Lê Quý Đôn" (1990) của Hà Trí Dũng, tượng đài "Mẹ Suốt" (2002)
của Trần hoàng Cơ.
Bài viết "Điêu khắc điểm lại chặng đường 70 năm" của nhà điêu khắc
Trần Tuy trong công trình Mỹ thuật hiện đại Việt nam do Nhà xuất bản Mỹ
Thuật công bố năm 1996 [9], đã giới thiệu khái quát về nghệ thuật điêu khắc
6


Việt Nam và những tác giả tiêu biểu qua các giai đoạn. Mặc dù công trình có
nêu về nhu cầu xây dựng tượng đài và điểm qua một số tượng đài, nhưng điêu

khắc tượng đài tại Hà nội nói chung và điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà
Nội nói riêng chưa phải là vấn đề nghiên cứu được tác giả chú trọng trong
công trình này.
"Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20" [10] của Nguyễn Quân do nhà xuất bản
Tri thức ra năm 2010 đã trình bày tổng quát về nền mỹ thuật Việt Nam từ
những năm đầu thế kỷ 20 cho đến năm 2000. Trong cuốn sách, tác giả đã đề
cập đến sự thay đổi trong đề tài sáng tác. Nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh
nhân chưa được đề cập và nhắc đến.
"Tác giả, tác phẩm hội họa, điêu khắc nữ nghệ sĩ Việt Nam thế kỷ 20"
do nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin năm 2004 [22], chủ yếu giới thiệu về tác
giả và tác phẩm chứ chưa đề cập đến vấn đề điêu khắc tượng đài. Công trình
cũng đã giới thiệu sáng tác của các tác giả nữ qua từng giai đoạn, đã chuyển
từ tượng đài, tượng chân dung…với chủ đề anh hùng trong chiến tranh và hòa
bình tổ quốc như tác giả Trần Thị Chúc, Nguyễn Thị Huyên, Vũ Bạch Hoa,
Nguyễn Thị Hòa….sang các hình thức và chủ đề hiện đại hơn như Phùng Thị
Cúc, Hoa Bích Đào, Phan Thị Gia Hương….
"Mỹ thuật Việt Nam hiện đại" công trình do Nguyễn Lương Tiểu Bạch
chủ biên cùng các tác giả Bùi Như Hương, Phạm Trung, Nguyễn Văn Chiến
là cuốn sách đầu tiên đã hệ thống các tư liệu theo dòng lịch sử mỹ thuật Việt
Nam. Công trình này đã trình bày lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại từ đầu
thế kỷ 20 đến thời kỳ đầu đổi mới, sau năm 1986 [1]. Trong phần viết Mỹ
thuật Việt Nam thời kỳ tiền đổi mới 1975 – 1985, các tác giải đã có những
đánh giá chung về đặc điểm nghệ thuật của giai đoạn này và nhận xét về nhu
cầu xây dựng tượng đài kỷ niệm chiến thắng của dân tộc sau năm 1975 là rất
lớn. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng ở nhận xét chung mang tính khái
7


quát về điêu khắc mà chưa mang tính nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật
điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội.

Công trình "Kỷ yếu hội thảo khoa học Điêu khắc ngoài trời Việt Nam
hiện đại" do Trường đại học Mỹ thuật Hà Nội (nay là Trường Đại học Mỹ
thuật Việt Nam), Viện Mỹ thuật phối hợp với Nhà xuất bản Mỹ thuật xuất bản
năm 2006 [28], trong đó có những tham luận viết về điêu khắc ngoài trời,
tượng đài Việt Nam và các phần khác. Bài tham luận "Điêu khắc ngoài trời
và quy hoạch đô thị" của PGS. TS. KTS. Tôn Đại và bài tham luận "Điêu
khắc ngoài trời với kiến trúc cảnh quan đô thị" của KTS Lưu Trọng Hải, cũng
có nhắc đến một số tượng đài của Bác Hồ nhưng chỉ dừng ở việc phân tích
khía cạnh kiến trúc, không gian và quy hoạch đô thị của tác phẩm, phần lớn là
tượng đài chứ không đi vào phân tích nghệ thuật, hình khối và chất liệu.
"Khoa điêu khắc 1976 – 2008" do Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh xuất bản năm 2008 [19]. Cuốn sách là tập hợp các tác phẩm tiêu
biểu của chính các giảng viên khoa điêu khắc trong khoảng thời gian 1976 –
2008. Nó phần nào thể hiện quá trình phát triển và sự chuyển mình của điêu
khắc từ nội dung, hình thức, chất liệu, màu sắc… Đặc biệt, công trình cho
thấy các tác phẩm điêu khắc tượng đài nói chung và tượng đài danh nhân nói
riêng đã xuất hiện nhiều hơn.
"Tượng đài và tranh hoành tráng Việt Nam" do cục Mỹ thuật, Nhiếp
ảnh và Triển lãm – Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất bản năm 2010 [25],
cuốn sách đã mang đến cho người xem cái nhìn toàn cảnh về tượng đài và
tranh hoành tráng Việt Nam. Trong đó giới thiệu chủ yếu một phần lớn tượng
đài Danh nhân tại Hà Nội tính đến thời điểm cuốn sách xuất bản 2010. Tuy
nhiên cuốn sách chủ yếu giới thiệu về phần hình ảnh và cũng chỉ mang đến
cho người xem những tác phẩm chủ yếu của tượng đài danh nhân tại Hà Nội
như: Thánh Gióng, Nguyễn Trãi, Bác Hồ, Lý Thái Tổ, Lênin…Bên cạnh đó là
8


tên tác giải, chất liệu, kích thước, năm sáng tác, vị trí đặt…. chứ chưa đi sâu
vào phân tích nghệ thuật, hoặc chưa đề cập hết được các tác phẩm điêu khắc

tượng đài danh nhân.
"Hình tượng Bác Hồ trong điêu khắc tượng đài Việt Nam" là đề tài
luận văn (Tư liệu thư viện Viện Mỹ thuật Việt Nam) của Nguyễn Lương
Ngọc Thụy (khóa 2012 – 2015) [34] đã cho người xem cái nhìn tổng quan về
hình tượng Bác Hồ qua các tác phẩm tượng đài Bác Hồ tại việt Nam. Thông
qua phân tích hình tượng của Bác Hồ qua từng hình tượng và nội dung hoàn
cảnh để cụ thể hóa xây dựng nên bố cục, hình thể, phong thái, yếu tố tình
cảm, nội dung tác phẩm… cho người xem cái nhìn tổng quan về cách xây
dựng nội dung của điêu khắc tượng đài danh nhân ở Việt Nam, chứ chưa đưa
ra phân tích yếu tố nghệ thuật, yếu tố chất liệu. Chưa nêu được hết các danh
nhân tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng.
"Nghệ thuật điêu khắc ngoài trời ở Hà Nội giai đoạn 1975 đến 2015"
đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên (Tư liệu thư viện Viện Mỹ thuật Việt
Nam) của Lê Yến Nhi (2016) [24], đã cho người xem cái nhìn tổng quan về
lịch sử, sự hình thành và phát triển của nghệ thuật điêu khắc ngoài trời tại Hà
Nội giai đoạn 1975 đến 2015. Đề tài đạt giải và được đánh giá khá cao về
phân tích chuyên sâu dựa trên những yếu tố thành công và hạn chế của nghệ
thuật điêu khắc ngoài trời tại Hà nội. Đề tài đi sâu phân tích tất cả tượng ngoài
trời tại Hà Nội giai đoạn 1975 đến 2015, mới chỉ nêu và chưa phân tích hết
được các tượng đài danh nhân trước năm 1975 và phân tích riêng về đề tài
nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội.
"Danh nhân Thăng Long – Hà Nội" của tác giả GS. Vũ Khiêu, Nhà
xuất bản Hà Nội, xuất bản năm 2004 [35] nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng
Long – Hà Nội. Sách tập trung trong việc giới thiệu về tên các danh nhân văn
hóa và chiều sâu truyền thống văn hoá, cung cấp một cách nhìn khái quát về
9


lịch sử thủ đô thông qua chính những tấm gương danh nhân vốn là chủ nhân
của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Chứ không đề cập đến vấn đề về xây

dựng tượng đài vinh danh các danh nhân và yếu tố nghệ thuật trong điêu khắc
tượng đài danh nhân.
Ngoài ra còn có nhiều bài báo viết về nghệ thuật tượng đài Hà Nội như
"Tượng đài ở Hà Nội" của Nguyễn Ngọc Tiến đăng thứ 7 ngày 31/12/2011
trên trang Hà Nội mới [14],"Nghệ thuật tranh, tượng đài ngoài trời ở Hà Nội
sau 60 năm Thủ đô giải phóng – nhìn lại và suy ngẫm" của tác giả Ny San
được đăng vào thứ 3, ngày 25/11/2014 trên trang Văn hiến Việt Nam [36]. Và
một số bài được đăng trên các báo khác. Tuy đã có nhiều bài báo khác nhau
nhưng mỗi bài báo chỉ giới thiệu chung về tượng đài Hà Nội hoặc đề cập đến
hình tượng một danh nhân cụ thể, chưa có bài báo nào tổng hợp nghệ thuật
điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội.
Bên cạnh những sách báo nêu trên còn có nhiều tài liệu với nội dung
tương tự.
Tóm lại, đề tài nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân
tại Việt Nam nói chung và Hà nội nói riêng chưa nhiều. Các công trình nghiên
cứu đã xuất bản phần lớn là các sách ảnh giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu qua
các giai đoạn. Một số tác giả nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc tượng đài
danh nhân tại Việt Nam. Một số tác giả khác cũng nghiên cứu sự chuyển biến
về mặt tạo hình và chất liệu của tác phẩm điêu khắc tượng đài và mối quan hệ
của nó với không gian xung quanh, chỉ ra những thành công, hạn chế của tác
phẩm điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu của
một số công trình đi trước liên quan đến đề tài, đề tài tập trung về vấn đề
"Nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội giai đoạn từ 1954 đến
2016".
3. Mục đích nghiên cứu
10


Nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội giai
đoạn 1954 đến 2016 qua hình thức biểu đạt trên các yếu tố nội dung, hình

thức, bố cục, không gian và chất cảm.
Nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội giai
đoạn 1954 đến 2016 để thấy rõ được vai trò của nghệ thuật điêu khắc tượng
đài danh nhân - một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và dấu ấn cho Hà Nội.
Trên cơ sở nghiên cứu thành công và hạn chế của nghệ thuật điêu khắc
tượng đài danh nhân tại Hà Nội giai đoạn 1954 đến 2016, đề tài rút ra bài học
về sáng tác nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội trong giai
đoạn hiện nay.
Thông qua các tượng đài danh nhân mong muốn rút ra được những bài
học kinh nghiệp sáng tác cho bản thân.
Nêu lên đặc điểm tạo hình hình tượng danh nhân qua từng thể loại của
điêu khắc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội giai
đoạn 1954 đến 2016. Những nội dung chủ đề và hình thức nghệ thuật điêu
khắc tượng đài danh nhân ở Hà Nội giai đoạn này.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích và nghiên cứu về tượng đài danh nhân tại Hà
Nội trong khoản thời gian từ 1954 đến 2016, trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó đề tài còn có so sánh với các tượng đài danh nhân tại Hà Nội
trước năm 1954.
5. Phương pháp nghiên cứu
11


Phương pháp thực địa.
Tiến hành khảo sát các tác phẩm điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà
Nội. Trực tiếp quan sát, chụp ảnh, ghi chép số liệu tại thực địa. Đây là phương
pháp quan trọng nhằm thu thâp tư liệu về điêu khắc tượng đài danh nhân tại

Hà Nội. Thông qua tư liệu thu thập thực tế đầy đủ để làm cơ sở giải quyết nội
dung của đề tài nghiên cứu.
Phương pháp thu thập thông tin.
Phương pháp thống kê tài liệu: Sưu tầm hình ảnh, tư liệu bài viết….về
tượng đài danh nhân tại Hà Nội.
Phương pháp tổng hợp và phân loại: Sau khi kết thúc quá trình thống
kê sẽ tiến hành tổng hợp và phân loại từng tượng đài cụ thể.
Phương pháp nghệ thuật học, mỹ thuật học, sử dụng các kiến thức mỹ
thuật, mỹ học để phân tích các yếu tố tạo hình trên các tác phẩm tượng đài
danh nhân.
Phương pháp liên ngành nghiên cứu. Sử dụng các tài liệu lịch sử, địa
lý, văn hóa để nghiên cứu về danh nhân.
Phương pháp phân tích tài liệu: Luận văn phân tích tài liệu từ các
nguồn như sách, báo, tạp chí, internet….về tượng đài danh nhân tại Hà Nội.
Từ cơ sở đó, sàng lọc, phân tích, đánh giá, nghiên cứu để làm rõ hơn về nghệ
thuật điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là nghiên cứu mở đầu mang tính hệ thống về nghệ thuật điêu
khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội giai đoạn 1954 đến 2016.
Luận văn góp phần làm rõ lý luận về nghệ thuật điêu khắc tượng đài
danh nhân tại Hà Nội qua việc xác định khái niệm "Điêu khắc tượng đài danh
12


nhân", khái quát về các yếu tố tạo hình của nghệ thuật điêu khắc tượng đài
danh nhân tại Hà Nội.
Luận văn nghiên cứu tạo hình nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh
nhân tại Hà Nội qua các vấn đề nội dung và hình thức dựa trên yếu tố không
gian, hình khối và chất liệu.
Luận văn hoàn thành dựa trên những bài báo, nghiên cứu của các học

giả, kết hợp với nghiên cứu của cá nhân người viết. Qua đó đi sâu tìm tòi,
nghiên cứu về quá trình tạo hình điêu khắc tượng đài danh nhân dựa trên
những hình ảnh, bài viết miêu tả về danh nhân đó trong lịch sử đến khi tượng
đài được hoàn thành, qua đó rút ra một số kết luận về nghệ thuật tượng đài
danh nhân tại Hà Nội.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 72 trang, bao gồm phần mở đầu có 9 trang, kết luận 2
trang, nội dung 61 trang.
Luận văn được chia làm 3 chương.
Chương 1. Những vấn đề chung về nghệ thuật điêu khắc tượng đài
danh nhân tại Hà Nội giai đoạn 1954 đến 2016 (17 trang).
Chương 2. Nội dung và hình thức của nghệ thuật điêu khắc tượng đài
danh nhân tại Hà Nội giai đoạn 1954 đến 2016 (32trang).
Chương 3. Những giá trị và đóng góp nghệ thuật của tượng đài danh
nhân tại Hà Nội trong điêu khắc tượng đài danh nhân Việt Nam (12 trang).
Ngoài ra luận văn còn có tài liệu tham khảo 4 trang, phụ lục ảnh minh
họa 18 trang.

13


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
TƯỢNG ĐÀI DANH NHÂN TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN TỪ 1954 ĐẾN
2016
1.1. Khái niệm điêu khắc tượng đài danh nhân.
1.1.1. Khái niệm danh nhân.
Trong cuốn Từ điển tiếng việt thông dụng (1996), do Như Ý chủ biên,
Nxb Giáo dục. Ở mục danh nhân chỉ được định nghĩa một cách ngắn gọn
bằng ba chữ "Người nổi tiếng" [27]. Đó thực ra là kiểu duy danh từ chữ Hán:

Nhân – người, danh – nổi tiếng.
Theo cuốn Danh nhân Hà Nội (2004) có đưa ra khái niệm:"Danh nhân
là những người lúc sinh thời đã có nhiều đóng góp cho đất nước, cho quê
hương. Khi qua đời, họ vẫn tiếp tục được mọi người quý trọng và noi gương.
Có thể nói, họ trở thành những vị thần để mọi người thờ cúng.
Cùng với những danh nhân trở thành thần nhân, lại có những thần
nhân chỉ tồn tại trong huyền thoại đã trở thành những danh nhân đầy ấn
tượng trong lòng mọi người" [35, tr.7 - 8].
Trong trang bachkhoatrithuc.vn phần khái niệm có đưa ra:"Danh nhân
văn hóa là những con người, những nhân vật nổi tiếng kiệt xuất có tiếng tăm
và cống hiến lớn lao cho nền văn hóa dân tộc, được lịch sử, dân tộc, người
dân biết đến, ghi nhận và đánh giá cao, đại điện, tiêu biểu, biểu trưng cho
một nền văn hóa dân tộc" [41].
Theo trang unescovietnam.vn khái niệm danh nhân được định nghĩa:
"Danh nhân văn hóa là lĩnh vực không mới, nhưng lại rất phong phú và khá
phức tạp, ranh giới không dễ phân định rạch ròi: bởi lẽ nó liên quan đến
nhiều địa hạt khác nhau, nhất là nó gắn liền với lòng người, với những công
14


luận, với quá trình lịch sử phát triển xã hội, thời đại và không tách rời các
quy ước đạo, phong tục tập quán của cộng đồng, của dân tộc" [42].
Các định nghĩa trên tuy có nhiều cách biểu đạt khác nhau nhưng phần
nào đã giúp ta nhận diện những nét cơ bản về khái niệm "danh nhân". Tóm
lại, từ các định nghĩa nêu trên ta có thể đưa ra khái niệm: "danh nhân là chỉ
những cá nhân có tài năng xuất chúng, tài đức cao cả, có thân thế và sự
nghiệp lừng lẫy, đóng góp to lớn và xuất sắc vào tiến trình lịch sử - xã hội, có
ảnh hưởng rộng lớn trong cộng đồng, được cộng đồng khâm phục, kính trọng,
thừa nhận và noi theo".
Trong tượng đài danh nhân tại Hà Nội được chia ra 4 dạng:

+ Danh nhân văn hóa: Là khái niệm chỉ các tai năng lỗi lạc, đức cao cả,
các nhà văn, nhà hoạt động văn hóa có những trước tác văn học – nghệ thuật
nổi tiếng và có giá trị nhân văn cao quý, có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến
đời sống văn hóa của cộng đồng qua nhiều giai đoạn lịch sử, được lịch sử
thừa nhận và cộng đồng khâm phục, kính trọng, noi theo.
+ Danh nhân văn hóa thế giới: là khái niệm tôn vinh một cá nhân có tài
năng xuất chúng, đạo đức cao cả, có thân thế và sự nghiệp vĩ đại, mang tầm
ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và trí tuệ vượt ngoài phạm vi một quốc gia,
đại diện cao nhất cho phẩm chất và trí tuệ của một dân tộc về một lĩnh vực
nào đó tác động đến tiến trình lịch sử - xã hội các dân tộc, được cộng đồng thế
giới thừa nhận, khâm phục, kính trọng và tôn vinh.
+ Danh nhân lịch sử: là khái niệm chỉ các cá nhân tài năng và đức độ
mà sự nghiệp hoạt động có tầm ảnh hưởng sâu rộng và quan trọng đến lịch sử
phát triển của một dân tộc, được cộng đồng dân tộc thừa nhân, khâm phục và
tôn vinh.

15


+ Danh nhân cách mạng: Là khái niệm tôn vinh các cá nhân tài năng –
đực độ có sự nghiệp hoạt động cách mạng nổi tiếng, các lãnh tụ có đóng góp
to lớn và xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc, thống nhất
đất nước, mang lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân, có uy tín trong Đảng và
trong nhân dân, được cả dân tộc khâm phục, thừa nhận và biết ơn.
1.1.2. Khái niệm điêu khắc tượng đài.
- Khái niệm điêu khắc.
Theo Từ điển Thuật ngữ mĩ thuật phổ thông (2002), điêu khắc là :
"Nghệ thuật thực hiện những tác phẩm có không gian ba chiều (tượng tròn)
hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi) bằng cách gọt, đẽo, gò, đắp, gắn…
những khối vật liệu rắn chắc như gỗ, đá, kim loại… Điêu khắc còn là nghệ

thuật nặn tượng hoặc tạc tượng bằng đôi bàn tay khéo léo của người nghệ sĩ,
đồng thời là nghệ thuật đúc tượng thông qua việc đổ khuôn" [27, tr.65].
Từ điển Tiếng Việt (1977) của nhà xuất bản Đà Nẵng định nghĩa điêu
khắc là "loại hình nghệ thuật thể hiện hoặc gợi tả sự vật trong không gian
bằng cách sử dụng các chất liệu đất, đá, gỗ, kim loại… tạo thành những hình
nhất định" [36, tr.310].
Trong Kỷ yếu hội thảo khoa học: Điêu khắc ngoài trời Việt Nam hiện
đại (2006), kiến trúc sư Tạ Nam Chiến có đưa nhận định "Điêu khắc nói riêng
hay nghệ thuật nói chung là một hoạt động nhận thức của con người bằng
phương tiện hình tượng" [18, tr.31].
Thuật ngữ "điêu khắc" trong Tiếng Việt tương đương với thuật ngữ
"sculpture" trong Tiếng Anh, được từ điển oxford: learner's pocket dictinary
định nghĩa là "một tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng cách chạm khắc,
đẽo, gọt gỗ, đá… thành một khối rắn chắc" [37, tr.395].
- Khái niệm tượng đài.
16


Trong "Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng (phần
mỹ thuật)" ban hành kèm theo quyết định số 5/2000/QĐ – VHNT ngày
29/3/2000 của Bộ trưởng Bộ văn hóa Thông tin, tích mục a, điều 1, chương 1
có đưa ra khái niệm:
"Tượng đài là công trình văn hóa nghệ thuật biểu hiện nội dung tư
tưởng và tinh thần thời đại, mang hình thái xã hội đương thời, được thể hiện
bằng chất liệu bền vững, là bộ phận cấu thành của không gian kiến trúc đô
thị và cảnh quan thiên nhiên, có quy mô và hình thức nghệ thuật hoành tráng,
tác động đến nhận thức của xã hội". [40]
Theo cuốn từ điển Tiếng Việt thông dụng do tác giả Nguyễn Như Ý là
chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, tái bản lần 2, năm 2002, có đưa ra khái
niệm: "Tượng đài là công trình nghệ thuật, gồm một hay nhiều bức tượng,

phù điêu được xây dựng nơi công cộng ngoài trời để kỉ niệm những sự kiện,
nhân vật lịch sử có công lao với đất nước" [27, tr. 848].
Dựa trên cơ sở của những định nghĩa và phân tích tôi xin được đưa khái
niệm tượng đài như sau: "Tượng đài là công trình văn hóa nghệ thuật biểu
hiện nội dung tư tưởng và tinh thần của thời đại, mang hình thái xã hội
đương thời, được thể hiện bằng hình khối và chất liệu bền vững trong không
gian ba chiều, là bộ phận cấu thành của không gian kiến trúc, đô thị và cảnh
quan thiên nhiên, có quy mô và hình thức nghệ thuật hoành tráng, tác động
đến hình thức xã hội".
1.1.3. Xác định khái niệm "Điêu khắc tượng đài danh nhân"
Trong Từ điển Tiếng Việt (1997) của nhà xuất bản Đà Nẵng [18] và Từ
điển Thuật ngữ Mĩ thuật phổ thông (2002) của nhà xuất bản Giáo dục [10]
khái niệm "điêu khắc tượng đài danh nhân" chưa xuất hiện, mà chỉ có khái
niệm "điêu khắc" được giải thích như đã trình bày ở trên.
17


Tượng đài danh nhân là những tác phẩm điêu khắc được đặt trong
không gian ngoài trời về hình tượng các vị danh nhân. Một số tác phẩm được
đặt hàng hay thiết kế sao cho phù hợp với vị trí được chọn nhưng cũng có
những tác phẩm điêu khắc tượng đài danh nhân sau khi hoàn thành mới được
lựa chọn để trang trí cho không gian. Dù trong trường hợp nào thì tác phẩm
điêu khắc tượng đài danh nhân cũng phải có sự liên kết hài hòa với không
gian xung quanh về cả nội dung và hình thức thể hiện. Việc xác định rõ vị trí
đặt của tác phẩm trước khi sáng tác đóng một vai trò quan trọng trong việc
sáng tác tác phẩm. Đây cũng là một trong những điều cần lưu ý đối với nhà
điêu khắc để giúp cho tác phẩm của mình trở nên đẹp và hoàn thiện hơn.
Khái niệm điêu khắc tượng đài là công trình văn hóa nghệ thuật biểu
hiện nội dung tư tưởng và tinh thần của thời đại, mang hình thái xã hội đương
thời, được thể hiện bằng hình khối và chất liệu bền vững trong không gian ba

chiều, là bộ phận cấu thành của không gian kiến trúc, đô thị và cảnh quan
thiên nhiên, có quy mô và hình thức nghệ thuật hoành tráng, tác động đến
hình thức xã hội.
Khái niệm danh nhân là chỉ những cá nhân có tài năng xuất chúng, tài
đức cao cả, có thân thế và sự nghiệp lừng lẫy, đóng góp to lớn và xuất sắc vào
tiến trình lịch sử - xã hội, có ảnh hưởng rộng lớn trong cộng đồng, được cộng
đồng khâm phục, kính trọng, thừa nhận và noi theo.
Ta có thể xác định khái niệm "điêu khắc tượng đài danh nhân là loại
hình nghệ thuật xử lý hình khối và chất liệu trong không gian ba chiều từ các
chất liệu bền vững thể hiện hình tượng các vị danh nhân. Được đặt ở không
gian ngoài trời, là bộ phận cấu thành của không gian kiến trúc, đô thị và
cảnh quan thiên nhiên, có quy mô và hình thức nghệ thuật hoành tráng, tác
động đến hình thức xã hội ".
1.2. Khái quát điêu khắc tượng đài danh nhân tại Việt Nam.
18


Tượng đài danh nhân xuất hiện ở Việt Nam vào những năm cuối của
thế kỷ 19 với số lượng rất ít. Hầu hết các công trình tượng đài này đều do các
kiến trúc sư người Pháp thực hiện và bị dỡ bỏ vào năm 1945 chỉ còn lại tượng
đài Alexandre Yersin [H4.6]. Do thời gian tồn tại quá ngắn ngủi, tượng đài
danh nhân ở thời kỳ này gần như không nhận được nhiều sự quan tâm từ phía
người dân Việt Nam.
Tượng đài danh nhân được thiết kế và xây dựng bởi các nhà điêu khắc
Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1966. Sau 1975, cùng với công cuộc
phục hồi đất nước sau chiến tranh, tượng đài danh nhân đã được xây dựng
nhiều hơn trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Tượng đài danh nhân xuất hiện ở Việt Nam với nhiều ý nghĩa và có giá
trị văn hóa trong từng giai đoạn lịch sử. Trong tiến trình phát triển, tượng đài
danh nhân ở Việt Nam đã được định hình với rất nhiều chủ đề và được biểu

đạt với nhiều ngôn ngữ tạo hình khác nhau. Có giá trị nghệ thuật và đạt được
những thành công nhất định.
1.2.1. Khái quát sơ lược điêu khắc tượng đài danh nhân tại Việt
Nam.
Tượng đài danh nhân ở Việt Nam có cội nguồn từ nghệ thuật điêu khắc
truyền thống phương Tây, chủ yếu là kiến trúc đô thị Pháp thế kỷ 19. Sau khi
nằm chính quyền người Pháp bắt đầu tiến hành công việc cải tạo các đô thị ở
Việt Nam, làm đường phố sạch đẹp ngay ngắn, các công trình công cộng
mang phong cách kiến trúc của các đô thị Pháp cùng thời. Góp phần tạo nên
diện mạo mới cho cảnh quan, không gian nơi công cộng. Những tượng đài
danh nhân đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam có thể kể đến. Một trong những bức
tượng danh nhân đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội là tượng Nữ thần Tự do (1886)
[H.4.2], Paul Bert (1890) [H.4.3], Đức Mẹ [H.4.4]… Phong cách tạo hình của
những tượng đài danh nhân thời kỳ này mang đậm phong cách cổ điển, thể
19


hiện tinh tế với những chuẩn mực đã được xác lập từ thời phục hưng. Thời kỳ
này còn có tượng đài khác như Jean Dupuis (đài tử sĩ).
Trong số những tượng đài danh nhân ở Hà Nội thời kỳ này là tượng đài
vua Lê Thái Tổ [H.4.1], có thể coi là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử
nghệ thuật tượng đài của Người Việt Nam. Tượng đài vua Lê Thái tổ được
khởi công xây dựng 1888. Nằm trong quần thể đền thờ vua Lê, tượng đài
được làm bằng đồng cao 1,2m, đặt trên một cột đá và chia làm ba phần. Phần
thứ nhất là chân tượng đài gồm 5 cấp đá tròn. Cấp dưới cùng có đường kính
gần 7m, cao 0,2m, rộng 0,35m.
Nền tảng của nghệ thuật tượng đài danh nhân Việt Nam đã được tạo
dựng khá vững chắc trong giai đoạn 1954 – 1960, nhưng tượng đài chưa có
điều kiện xây dựng. Sau gần 70 năm, kể từ khi tượng đài vua Lê Thái Tổ được
dựng, nghệ thuật tượng đài danh nhân ở Việt Nam mới thực sự phát triển với

những công trình mang tính biểu tượng thực sự với đời sống thực của nó.
Tượng đài được phác thảo, xây dựng trong không gian thực, không chỉ còn là
những mô hình, phác thảo theo tỷ lệ tượng trưng.
Do hoàn cảnh chiến tranh, ở thời kỳ từ 1960 – 1975, tượng đài không
có điều kiện được xây dựng nhiều. Phần lớn các công trình tượng đài được
xây dựng đều sử dụng chất liệu chủ yếu là bê tông cốt thép, có kích thước
nhỏ, mang nặng ý nghĩa chính trị, tuyên tuyền cổ động phong trào. Sự ra đời
của các tượng đài này đã mở cho các nhà điêu khắc Việt Nam những cơ hội
được nghiên cứu, thể nghiệm những sáng tạo của mình phục vụ xã hội, làm
đẹp quê hương, đất nước. Nghệ thuật tạo hình Việt Nam nói chung, điêu khắc
tượng đài danh nhân nói riêng do vậy được phát triển trưởng thành và lớn
mạnh.
Trong giai đoạn này có thể kể đến tượng đài Tiếc thương (1966)
[H.4.7], của nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu. Tượng được đặt ở cổng nghĩa
20


trang quân đội Biên Hòa. Tạo hình của tượng theo phong cách hiện thực, lấy
hình mẫu của một người lính cộng hòa ngồi buồn một mình. Tinh thần của
tượng kết hợp với không gian đặt tượng cho người xem cảm giác nhớ nhung,
tiếc thương, đúng với chủ đề mà tượng muốn diễn tả.
Thời kỳ 1975 – 1985, nghệ thuật điêu khắc tượng đài danh nhân Việt
Nam dần được khẳng định. Nội dung đề tài được mở rộng thêm, ngôn ngữ tạo
hình cũng có nhiều dấu hiệu đa dạng hóa về phong cách, ngôn ngữ, bút pháp.
Phần lớn các công trình tượng đài danh nhân thời kỳ này đã bám sát được các
sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc, diên tả được chân thực hình tượng các vị
danh nhân, cũng như thần khí trong đề tài về các nhân vật lịch sử, các anh
hùng dân tộc. Có thể nói, mỗi công trình tượng đài danh nhân đều là mỗi
trang sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam, được khắc họa bởi ngôn ngữ điêu khắc
tượng đài mang tính chất hoành tráng

Chủ đề tôn vinh nhân vật danh nhân lịch sử văn hóa được nhiều nhà
điêu khắc khai thác như tượng đài Bác Hồ ở Cần Thơ của Song Văn, Bác Hồ
ở đảo Cô Tô của Nguyễn Phước Sanh, Bác Hồ với các cháu thiếu nhi ở Bình
Thuận của Lê Thược, Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân ở Tiền Giang của Nguyễn
Hải, Quang Trung ở Quy Nhơn của Lưu Danh Thanh, Lê Quý Đôn ở Thái
Bình của Hà Trí Dũng… Dạng chủ đề này cũng đã xuất hiện ở Sài Gòn trước
năm 1975 như các tượng đài Trần Hưng Đạo (cuối đường Hai Bà
Trưng), Phù Đổng Thiên Vương (đặt ở ngã sáu Phù Đổng), Trần Nguyên
Hãn (trước chợ Bến Thành), Lê Lợi (bùng binh Cây Gõ), Phan Đình
Phùng (trước Bưu điện Chợ Lớn), Quang Trung - Nguyễn Huệ (trước chợ
Nguyễn Tri Phương), An Dương Vương (giao giữa đường Nguyễn Tri Phương
- Ngô Gia Tự)…
Dạng chủ đề tưởng niệm những người hy sinh vì độc lập tự do của dân
tộc cũng được nhiều nhà điêu khắc quan tâm, sáng tác, trong đó có nhiều
21


tượng đài đẹp, có quy mô với nhiều hình thức biểu hiện khác nhau nhằm ghi
nhận những đóng góp âm thầm của các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Có thể kể
đến tượng đài Mẹ dũng sĩ ở Đà Nẵng của Phạm Văn Hạng, Mẹ Tổ quốc ở
Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Hải, Mẹ Suốt ở Quảng Bình của Phan
Đình Tiến, Mẹ Việt Nam anh hùng ở Quảng Nam của Đinh Gia Thắng…
Khi bước vào công cuộc Đổi mới năm 1986, tượng đài danh nhân ở
Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Nhiều công trình
đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực nghệ thuật, chức năng
chuyển tải thông tin lịch sử và chính trị. So với các giai đoạn trước, tượng đài
danh nhân ở thời kỳ này đã khắc phục được một số khuyết điểm từ xử lý
không gian, chất liệu và giá trị thẩm mỹ. Một số công trình đã có những đóng
góp tích cực cho diện mẹo của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam nói chung
và điêu khắc nói riêng. Đã có không ít những tượng đài thực sự trở thành

"điểm nhấn", làm đẹp không gian văn hóa cho địa phương, truyền tải nội
dung thông điệp về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam, không chỉ cho du
khách trong nước mà cả du khách nước ngoài. Quan trọng hơn cả, với sự xuất
hiện "nở rộ" của tượng đài danh nhân ở thời kỳ này, nghệ thuật tượng đài đã
khẳng định được vị trí của mình trong nền mỹ thuật Việt Nam, cũng như
trong đời sống xã hội của người dân Việt Nam đương đại.
Trong những năm gần đây khi điều kiện kinh tế của đất nước ngày càng
được cải thiện, việc xây dựng tượng đài có điều kiện phát triển, nhiều công
trình tượng đài danh nhân đã và đang được xây dựng nhằm tôn vinh công lao
của các anh hùng dân tộc, những chiến công vẻ vang của lịch sử và góp phần
giáo dục tinh thần "Uống nước nhớ nguồn", biết ơn các anh hùng liệt sĩ, bên
cạnh đó nhằm tôn vinh những danh nhân, hay kỷ niệm sự kiện lịch sử của địa
phương hoặc đất nước. Có thể kể đến tượng đài "Trần Hưng Đạo" ở thành
phố Nam Định, tỉnh Nam Định, tượng đài "Quang Trung" ở quận Đống Đa,
22


thành phố Hà Nội, tượng đài "Nguyễn Trãi" ở quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội, tượng đài "Đại thi hào Nguyễn Du" ở tỉnh Hà Tĩnh, tượng đài "Lý Thái
Tổ" tại Hà Nội…
1.2.2. Khái quát điêu khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội.
Sáu mươi năm qua, Hà Nội đã dựng được một số tượng đài danh nhân.
Những tác phẩm nghệ thuật này đã miêu tả một số mốc son đáng nhớ gắn liền
với lịch sử 1000 năm của Thăng Long – Hà Nội. Điểm lại mốt số tượng đài
trước và sau 1954 để thấy được những dấu ấn lịch sử trong toàn cảnh điêu
khắc tượng đài danh nhân tại Hà Nội.
Giai đoạn trước năm 1954 tượng đài tại Hà Nội.
Khái niệm tượng đài danh nhân và tượng đài đầu tiên được xuất hiện
tại Hà Nội bắt đầu từ cuối thể kỷ XIX. Trước đó, việc tưởng niệm các anh
hùng dân tộc (những người đã có công trong cuộc kháng chống phong kiến

phương Bắc xâm lược), thường là được tạc tượng đưa vào nhà thờ trong các
đền, miếu, đình. Đến dịp ngày sinh, ngày mất, hóa, các tượng thờ này được
đưa ra rước quanh làng.
Những tượng đài danh nhân đầu tiên xuất hiện tại Hà Nội đa phần đều
do người Pháp dựng nên, trong quá trình đô hộ và giao lưu văn hóa.
Tượng Nữ thần tự do [H.4.2] (được dân ta gọi là tượng Đầm xòe), là
tượng đầu tiên dựng ở Vườn hoa Đốc Lý (nay là Vườn hoa Lý Thái Tổ, bởi
có tượng Lý Thái Tổ dựng năm 2010), dựng năm 1889 do nhà điêu khắc
người Pháp là Frédéric Augustin Bartholdi, tác giả của tượng Nữ thần tự do
đã gửi phiên bản bằng 1/16 tượng đặt ở New York (Mỹ), cao 2,85m đến trưng
bày. Mục đích dựng tượng này người Pháp nhằm quảng bá cho tư tưởng “Tự
do - Bình đẳng - Bác ái”. Tượng được đưa đến Việt Nam ngày 15-3-1887, tại
Trường Thi (nơi tổ chức kỳ thi Hương ở Bắc kỳ, nay là Thư viện quốc gia,
23


phố Tràng Thi) lần đầu tiên diễn ra Triển lãm Kỹ nghệ Hà Nội do Thống sứ
Bắc kỳ bảo trợ. Một thời gian sau khi dựng tượng Paul Bert [H.4.3], bức
tượng Nữ thần tự do được người pháp cho chuyển đến dựng ở Vườn hoa Bách
Việt (tức Vườn hoa Cửa Nam -hay Place Neyret).
Năm 1890, nhân dịp Quốc khánh Pháp, người Pháp cho dựng bức
tượng Paul Bert – viên Toàn quyền Pháp tại Đông Dương [H.4.3] tại vườn
hoa Đốc Lý, và đổi tên Vườn hoa này thành Vườn hoa Paul Bert. Bức tượng
viên Toàn quyền Pháp to bằng người thực, được đúc bằng đồng mang từ Pháp
sang. Bức tượng thể hiện rõ tinh thần thực dân, miệt thị người Việt Nam qua
việc mô tả Paul Bert một tay cầm cờ Pháp, một tay giơ ra chỉ lên đầu một
người An Nam búi tóc, mặc bộ áo cánh ngồi khúm núm dưới chân.
Năm 1896, phía đối diện bên kia hồ Hoàn Kiếm, tượng đài vua Lê Thái
Tổ [H.4.1] được khởi công xây dựng. Nằm trong quần thể đền thờ vua Lê,
tượng đài được làm bằng đồng cao 1,2m, đặt trên một cột đá và chia làm ba

phần. Phần thứ nhất là chân tượng đài gồm 5 cấp đá tròn.Cấp dưới cùng có
đường kính gần 7m, cao 0,2m, rộng 0,35m. Cấp thứ hai và ba được làm tương
tự, bán kính thu nhỏ dần. Riêng cấp thứ tư tạo hình theo kiểu lượn sóng. Phần
thứ hai được kết theo kiểu nón trụ cao 1,1m với ba lớp đá. Các viên đá được
tạo kiểu hình thang ghép so le với nhau, giữa lớp nọ với lớp kia. Sát mép phía
trên cũng được tạo nhô ra thành một vành khăn cao 0,3m, bốn phía có bốn
mấu lớn hình chữ nhật (chiều dài 0,3m, rộng 0,2m). Phần thứ ba là phần thân
trụ được tạo bởi một khối đá tròn liền từ trên xuống dưới. Các rãnh soi lớn đặt
song hành chạy dọc xuống cả phần dưới và trên thân trụ. Phần thân còn lại
khoảng trên 2m được tạo thân trụ tròn để trơn. Đỉnh trụ được làm loe ra một
hình bát giác để đỡ bức tượng đồng. Pho tượng có tư thế đứng, tay trái chống
hông, tay phải cầm thanh kiếm, mũi kiếm chúc về phía mặt hồ, nét mặt quắc
thước nhưng vẫn đậm chất đôn hậu. Trang phục pho tượng được thể hiện là
24


loại áo long bào có đai thắt ở lưng. Thân áo có nhiều nếp lượn mềm mại, chảy
xuôi theo vạt mép…Tượng đài vua Lê Thái Tổ được xem là sự kết hợp giữa
nghệ thuật phương Tây với điêu khắc phương Đông. Về tổng thể, tượng mang
phong cách của nghệ thuật Hy Lạp trong cách thể hiện cột, bệ tượng và diễn
tả nhân vật. Dấu ấn của nghệ thuật tạo hình truyền thống được thể hiện cụ thể
trong từng chi tiết, từ họa tiết trên trang phục, mũ đến việc thể hiện chân dung
đều mang đặc trưng của tượng thờ thế kỷ XVIII, XIX… Điều quan trọng,
tượng đài vua Lê Thái Tổ không chỉ là sự kết nối không gian đặt tượng đài với
cảnh quan thiên nhiên, không gian linh thiêng với không gian bên ngoài một
cách hài hòa mà còn là đổi mới trong nhận thức lúc bấy giờ khi tạo tượng
nhân vật lịch sử ở nơi công cộng cho mọi người cùng chiêm ngưỡng.
Năm 1930, bức tượng bác sỹ A.Yesin (bán thân chất liệu đồng) [H.4.6]
do Báo "Tương lai Bắc kỳ "tặng Hội đồng thành phố được đặt ở Bờ Hồ, góc
Hàng Khay - Lê Thái Tổ nhưng sau đó tượng chuyển về Viện Vệ sinh dịch tễ.

Nay là vườn hoa A.Yesin (cạnh Chợ Đống Cao).
Năm 1931, trước đề xuất của Hội Tam điểm, một tượng bán thân nhà
văn, nhà tư tưởng người Pháp là Renan (1823-1892) đã được dựng ở Vườn
hoa Paul Bert, mặt tượng quay về phía ngân hàng. Renan là người tích cực
chống mê tín, ngu dốt, độc đoán, đề cao khoa học tư duy duy lý.
Tượng Jean Dupuis (23/5/1931) tại cảng Quai Clemenceau (tên thường
gọi là Bến Phà Đen) ở đầu cầu Long Biên, ngày nay là đường Trần Nhật
Duật, người Pháp dựng bức tượng vốn là một nhà buôn người Pháp, chỉ
đường cho các chiến thuyền Pháp xâm lược miền Bắc Việt Nam, mà nơi đổ
bộ đầu tiên của thủy quân Pháp là Bến Phà Đen. Phía dưới pho tượng chân
dung Jean Dupuis là phù điêu các chiến hạm Pháp cập Bến Phà Đen.
Tượng đài danh nhân tại Hà Nội giai đoạn 1954 đến 2016.

25


×