Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học bài 8 + 9 + 10 tế bào nhân thực SH10 nhằm phát triển một số năng lực chung cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
TRONG DẠY HỌC BÀI 8 +9+ 10 “TẾ BÀO NHÂN THỰC”- SH10
NHẰM PHÁT TRIỂN MỘT SỐ “NĂNG LỰC CHUNG”
CHO HỌC SINH THPT

Người thực hiện: Vũ Thị Trọng
Chức vụ: TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực: Sinh học

MỤC LỤC
Trang
THANH HOÁ, NĂM 2017


MỤC LỤC
Trang
Phần I. Mở đầu
2
1. Lí do chon đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
4
3. Đối tượng nghiên cứu
4
4. Phương pháp nghiên cứu


4
Phần II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
6
1. Cơ sở lí luận
6
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
8
3. Áp dụng phương pháp đóng vai vào dạy học bài 8+9+10 “Tế
bào nhân thực” – Sinh học 10
9
4. Hiệu quả của sáng kiến
16
Phần III. Kết luận và kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo
21
Một số chữ viết tắt trong sáng kiến:
1. Trung học phổ thông: THPT
2. Học sinh:
HS
3. Giáo viên:
GV
4. Thí sinh:
TS
5. Sách giáo khoa:
SGK
6. Phương pháp dạy học: PPDH

2



Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu
cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định
hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính
hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình
thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định
hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng
tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học.
Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ
thông.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học” [8]1. Để thực hiện tốt mục tiêu về
đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận
thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát
triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng
này.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là
từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng

được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách
vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng
cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo
hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh
việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn
cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực gải
quyết các vấn đề phức hợp. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của
người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa,
nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh
hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các
phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy
nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc
1

Đoạn từ “Nghị quyết Hội nghị Trung ương ....... dạy và học” trích dẫn từ TLTK 8

3


“Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn
của giáo viên” [8]2
Có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học với những cách
tiếp cận khác nhau. Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện
thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ
chức, quản lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi
giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng
riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân. Có những
phương pháp nhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông
tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những

phương pháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức khác
nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương
pháp học tập trong bộ môn.Trong đó, phương pháp học tập một cách tự lực đóng
vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh
Trong tất cả các môn học của chương trình THPT, có thể nói Sinh học là
môn học mà HS ngại học nhất và khó học nhất vì đó là môn khoa học thực
nghiệm, là môn khoa học tự nhiên nhưng lượng lí thuyết nhiều và khô khan, bài
tập ít. Gần như trong sách giáo khoa chỉ đề cập đến lí thuyết mà không có các
dạng bài tập cụ thể nên việc phát triển năng lực cho HS là một việc làm rất khó
khăn với giáo viên. Mặt khác trong những năm gần đây, xu thế đề thi môn Sinh
trong kỳ thi THPT Quốc gia ngày càng dài và khó, HS thi khối B thì mục tiêu
hàng đầu là vào các trường thuộc khối Y – Dược nhưng những trường này điểm
chuẩn rất cao, những trường khác thì cơ hội tìm kiếm việc làm khi ra trường là
rất thấp, do đó số HS chọn thi đại học khối B ngày càng ít, môn Sinh lại càng
không quan trọng với các em học sinh (có nhiều em có tâm lí đó là môn phụ nên
chỉ cần cố gắng để đạt điểm trung bình là tốt). Mặt khác, đề thi THPT Quốc Gia
của môn Sinh có nội dung kiến thức trọng tâm vào chương trình 12, chỉ có một
phần nhỏ liên quan đến chương trình Sinh học 10, nên đối với cả những HS
chọn khối B để thi THPT Quốc Gia chương trình Sinh học 10 cũng được quan
tâm một cách chiếu lệ, đặc biệt là chương “Cấu trúc tế bào”. Vì vậy việc tạo
hứng thú cho học sinh khi học Sinh học 10 là rất quan trọng, đòi hỏi mỗi thầy cô
giáo tìm được những phương pháp dạy học phù hợp, kích thích được tư duy tìm
tòi, sáng tạo của HS từ đó hình thành nên sự đam mê và tình yêu đối với bộ môn
Sinh học, để học sinh không quay lưng lại với môn Sinh học nói riêng và khối B
nói chung. Do đó nếu người dạy không đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
theo hướng cho học sinh (HS) tìm tòi khám phá, từ đó tìm ra tri thức và tiếp
nhận tri thức một cách chủ động mà cứ giảng dạy theo phương pháp truyền
thống sẽ gây nhàm chán cho học sinh.
Xác định được nhiệm vụ trên, đội ngũ giáo viên ở các cấp học đã không
ngừng đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

của HS, trong đó phương pháp đóng vai được nhiều giáo viên lựa chọn.Có rất
2

Đoạn từ “Đổi mới phương pháp dạy học .......hướng dẫn từ giáo viên” trích dẫn từ TLTK số 8

4


nhiều nhà lý luận dạy học nghiên cứu về phương pháp đóng vai như: Vũ Hồng
Tiến, Võ Tiến Dũng, Trần Thị Thu Sương…Võ Tiến Dũng, Trường Cao đẳng sư
phạm Quảng Trị có bài “Hoạt động nhóm và phương pháp đóng vai trong dạy
học hóa học”. Hoàng Văn Đoạt (2006), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương
với đề tài “Vận dụng phương pháp thảo luận đóng vai, phương pháp giải quyết
vấn đề trong đổi mới dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở”.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 5 (40).2010, trang 195,
tác giả Trần Thị Thu Sương có bài viết “Sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học cho sinh viên hóa học”.
Như vậy việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học đã được
nghiên cứu từ khá sớm. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp đóng vai để cung
cấp kiến thức và rèn luyện cho HS các kỹ năng trong môn Sinh học 10 còn nhiều
hạn chế. Đặc biệt chưa tìm thấy đề tài nào nghiên cứu việc sử dụng phương pháp
đóng vai trong nội dung bài 8 +9 + 10 “Tế bào nhân thực – Sinh học 10” theo
kiểu thiết kế một cuộc thi.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Sử dụng phương
pháp đóng vai trong dạy học Bài 8+9+10 “ Tế bào nhân thực” - sinh học 10
nhằm phát triển một số “năng lực chung” cho HS THPT” góp phần thực hiện
yêu cầu đổi mới nội dung và PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập
của HS ở phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế, xây dựng giáo án dạy học theo phương pháp đóng vai trong dạy

học bài 8+9+10 “Tế bào nhân thực” - Sinh học 10 nhằm phát triển mọt số “năng
lực chung” cho HS như năng lực tư duy sáng tạo, tự chủ; năng lực làm việc
nhóm; năng lực giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ...
3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học bài 8 +9 +10 “Tế bào nhân thực” chương trình sinh
học 10
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo
hướng tích cực hóa việc học của học sinh.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Sinh học 10 (Cấu trúc
tế bào).
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử
dụng phương pháp đóng vai trong nội dung bài 8 +9 + 10 “Tế bào nhân thực –
Sinh học 10” theo hướng phát nâng cao năng lực học tập của học sinh.
4.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến
làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
4.3. Phương pháp thực tập sư phạm
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT, tiến hành theo quy trình của đề tài
nghiên cứu khoa học giáo dục để đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.

5


4.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được.

6



Phần II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cơ sở lý luận
1.1.Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.Phương pháp dạy học tích cực
PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ
những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích
cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính
tích cực của người học. Tuy nhiên, để dạy học theo phương pháp tích cực thì
giáo viên phải nổ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.[6]3
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách
học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của
thầy. Chẳng hạn, có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng
giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp HS đòi hỏi cách dạy tích cực
hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng học, hoặc có trường hợp GV hăng hái
áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì HS chưa thích ứng, vẫn
quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, GV phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động
để dần dần xây dựng cho HS phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức,
từ thấp lên cao. Trong đổi mới PPDH phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự
phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công.
1.1.2. Năng lực chung:
Năng lực chung là những năng lực cơ bản thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền
tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp.
Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di truyền của
con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu
của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Gồm các năng lực như: Năng lực tư
duy phê phán, tư duy logic; Năng lực tư duy sáng tạo, tự chủ; Năng lực giải
quyết vấn đề; Năng lực làm việc nhóm- quan hệ với người khác; Năng lực giao
tiếp, làm chủ ngôn ngữ...[8]4

1.1.3. Phương pháp đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “làm thử” một
số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. [9]5
Thực tế giảng dạy môn Sinh học 10 ở trường THPT cho thấy việc sử dụng
các PPDH truyền thống càng làm cho HS có cách nhìn không thiện cảm về môn
học này, và nhiều HS ngày càng quay lưng lại với môn Sinh học nói riêng, với
khối B nói chung. Để tránh những hiện tượng này trong HS, việc mạnh dạn sử
dụng phương pháp đóng vai vào dạy học Sinh học 10 là rất cần thiết, đặc biệt
trong những năm gần đây với chương trình thay sách, đóng vai là phương pháp
được áp dụng khá phổ biến.

3

Đoạn “Phương pháp dạy học tích cực....... theo phương pháp thụ động” trích dẫn từ TLTK số 6
Đoạn “Năng lực chung....... làm chủ ngôn ngữ” trích dẫn từ TLTK số 8
5
Đoạn“Đóng vai....tình huống giả định” trích dẫn từ TLTK số 9
4

7


1.2. Ưu điểm của phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau:
- HS được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ
trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.
- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh.
- Khích lệ sự thay đổi, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo
đức và chính trị xã hội.

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các
vai diễn.
- Phát huy được những kinh nghiệm thực tế và tư duy sáng tạo của từng
cá nhân cũng như sự phối hợp chặt chẽ của cá nhân với tập thể nhóm.
- Lớp học sinh động, người học tiếp thu kiến thức thông qua những hoạt
động tích cực trong "vai diễn" của họ.[9]6
1.3. Hạn chế của phương pháp đóng vai
- Mất nhiều thời gian.
- Phải suy nghĩ "kịch bản", "diễn viên"...
- Đối tượng HS có tỷ lệ khá giỏi phải nhiều,
- Nếu số lượng HS nhiều, thiếu sáng tạo thì hiệu quả không cao.[9]7
1.4. Phương pháp tổ chức phương pháp đóng vai
Cách thức tiến hành phương pháp đóng vai thường theo các bước sau:
- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm một cách
tương đối đơn giản, không quá phức tạp và quy định rõ thời gian chuẩn mực,
thời gian đóng vai.
- Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công sắm vai
- Thứ tự các nhóm đóng vai
- Các HS khác theo dõi phóng vấn, nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần).
Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm
nào?
- Cuối cùng GV kết luận chốt lại về cách ứng xử cần thiết trong tình
huống nên sự cố gắng của HS và rút kinh nghiệm.
Cách thức tiến hành có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ  Các nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản 
Các nhóm đóng vai  Các nhóm khác theo dõi, nhận xét…  Giáo viên kết luận,
nhận xét
1.5. Một số lưu ý khi thực hiện phương pháp đóng vai
- Chọn vấn đề đóng vai có mục tiêu dạy học rõ ràng.
- Chọn người đóng vai có kiến thức hay kinh nghiệm tương tự vai diễn

hay chọn tình huống trong các nhóm đóng vai phải sát thực tế và đáp ứng mục
tiêu dạy học.
- GV giới thiệu vai diễn rõ mục đích, thống nhất tình huống.
6
7

Trích dẫn từ TLTK số 9
Trích dẫn từ TLTK số 9

8


- Tình huống nên để mở, GV không cho trước “kịch bản”, lời thoại.
- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Người đóng vai phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình trong bài tập đóng vai
để không lạc đề.
- Nên có các biện pháp khích lệ những HS nhút nhát tham gia.
- Nên hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng
vai.
- Rút ra được kết luận sư phạm: ý đồ đưa ra tình huống để đóng vai, mục
đích của kịch bản, kết quả sư phạm thu được v.v...[9]8
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Thực trạng dạy học Sinh học 10 ở trường THPT
2.1.1. Thực trạng dạy học của giáo viên
Nhìn chung, giáo viên cải tiến đổi mới phương pháp như sử dụng: phương
pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm… Tuy nhiên, việc sử
dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội
dung bài học chứ chưa chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy. Chỉ sử
dụng hệ thống sơ đồ trong SGK để minh học cho bài học, mà không có thêm các
sơ đồ tự thiết kế từ nội dung SGK hay liên hệ thực tiễn. Chưa chú ý sử dụng các

phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Mặc dù việc đổi mới PPDH đã diễn ra, nhất là trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, ở trường tôi, qua việc dự giờ thăm lớp, tôi nhận thấy vẫn còn tình
trạng dạy học theo phương pháp cũ và thiên về thầy đọc, trò chép,… người GV
ít chú trọng đến vấn đề phát huy tính tự học của HS, ít khi đặt ra vấn đề mang
tính chất tìm tòi cho HS phát triển năng lực tư duy, tự học và tự nghiên cứu vì
nghĩ rằng học sinh trường mình có tư duy không tốt, lực học nhìn chung đa số ở
mức trung bình, nếu thực hiện các phương pháp dạy học tích cực thì các em
cũng không làm được. Một số đồng chí đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy
học tuy nhiên chưa chú trọng đến việc sở dụng nhiều các phươg pháp để phát
triển năng lực cho HS đặc biệt là nhóm năng lực chung. Do đó, việc đổi mới
PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS của trường tôi là cấp bách và cần
thiết, đặc biệt là nhóm năng lực chung đối với HS khối 10.
2.1.2. Việc học của học sinh
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Sinh học 10
chiếm tỷ lệ trung bình rất cao. Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghi
chép chứ chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em còn làm việc riêng
trong giờ học, có khi lớp 35 – 40 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập
trung 4-5 em phát biểu xây dựng bài. Các em hầu như không có hứng thú vào
việc học tập môn Sinh học 10. Ở những lớp giáo viên sử dụng phương pháp
thuyết trình, đàm thoại tái hiện, thông báo… lớp học trầm, ít học sinh phát biểu
xây dựng bài, do đó hầu như năng lực của các em ít được phát triển. Ngược lại,
ở những lớp, GV sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm,
phiếu học tập, sử dụng băng hình… cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích
8

Trích dẫn từ TLTK số 9

9



tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi nổi hẳn, các em tích cực phát
biểu xây dựng bài, từ đó các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, nói năng lưu loát
hơn, quản lí được thời gian tốt hơn và đặc biệt là chủ động hơn trong việc tiếp
nhận kiến thức.
2.2. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Sinh học 10 ở
trường THPT hiện nay
Giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học. Bởi
để dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HS đòi
hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng thời giáo viên phải
có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Ở nhiều trường THPT chưa
có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của bộ môn như: chưa có
phòng thực hành bộ môn, chưa có các đồ dùng dạy học cần thiết…
Bên cạnh đó một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng dạy và học
Sinh học 10 như trên là do hiện nay môn này không được HS coi là môn học
chính vì khó học nên rất nhiều em không sử dụng môn này để thi ĐH cũng
không thi tốt nghiệp, (đặc biệt là đối với trường tôi – chất lượng đầu vào không
cao, HS có tư duy tự nhiên yếu nên đa số các em chọn các môn xã hội để thi).
Đối với các em sử dụng môn Sinh để thi thường cũng không chú trọng tới
chương trình Sinh học 10 vì nội dung thi nằm ở chương trình 12 là chủ yếu. Từ
đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lỏng, thả trôi trong ý thức học tập của
nhiều em HS.
3. Áp dụng phương pháp đóng vai vào dạy học bài 8+9+10 “Tế bào nhân
thực” – Sinh học 10.
Đối với ba bài học này với thời lượng chương trình theo phân phối là 2
tiết, nhưng theo quy định thì một tuần chỉ có 1 tiết Sinh, nên để sử dụng phương
pháp đóng vai, tôi đã xin đổi tiết để có 2 tiết liền nhau cho thích hợp. Về phần
cấu trúc của bài, tôi chia làm 3 phần lớn:
Phần I: Nhân tế bào
Phần II: Các bào quan trong tế bào chất.

Phần III: Màng sinh chất và các cấu trúc bên ngoài màng/
Trong sáng kiến này, tôi chỉ áp dụng phương pháp đóng vai đối với phần
II còn phần I và phần III, tôi sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi và sử dụng
hình ảnh trực quan. Phần đóng vai của HS được tiến hành trong thời gian
khoảng 35 – 40 phút.
Theo tôi, có thể áp dụng phương pháp đóng vai để dạy phần các bào quan
trong tế bào trong ba bài học này theo các cách sau đây:
Cách 1: Tổ chức bài dạy dưới dạng một cuộc thi “Tiếng nói của các
bào quan” (Cách này chỉ áp dụng để dạy phần các bào quan trong tế bào
chất. Phần Nhân tế bào và phần Màng sinh chất giáo viên dạy riêng)
Học sinh đóng vai là các bào quan trong tế bào đến tham dự cuộc thi giới
thiệu về đặc điểm cấu tạo của bản thân và chức năng của mình trong tế bào
Cách này được tổ chức theo trình tự như sau:

10


Bước 1: Từ tiết học trước giáo viên chia lớp thành 7 nhóm (5-6 người),
tương ứng với 7 loại bào quan
+ Nhóm 1: Mạng lưới nội chất
+ Nhóm 2: Ribôxôm
+ Nhóm 3: Bộ máy gôn ghi
+ Nhóm 4: Ty thể
+ Nhóm 5: Lục lạp
+ Nhóm 6: Không bào
+ Nhóm 7: Lizôxôm
Mỗi thành viên trong nhóm chủ động tìm hiểu về bào quan mà nhóm
mình được phân công thông qua các tài liệu SGK, tài liệu tham khảo, mạng
internet, rồi viết nội dung tìm hiểu được ra giấy nháp, đồng thời cử nhóm
trưởng, thư ký, người vẽ bào quan, đặc biệt là người đóng vai các bào quan.

Giáo viên phát đồ dùng gồm 1/4 tờ giấy A 0, 1 bút dạ, hộp bút màu và yêu
cầu các nhóm sau khi nghiên cứu các nguồn tài liệu tham khảo thì thực hiện các
công việc sau: chia tờ giấy được phát thành 3 phần, 1 phần ngoài cùng vẽ hình
minh họa về bào quan đó (công việc này các nhóm làm ở nhà), tóm tắt 2 nội
dung chính về cấu tạo và chức năng mà các nhóm đã được phân công nghiên
cứu (Công việc này các nhóm làm trong 8 phút tại lớp) lên 2 phần còn lại, sau
đó lên bảng để thi giới thiệu “về mình” cho cả lớp (xem như khán giả) sau khi
trình bày xong thì dán bảng tóm tắt của nhóm đã chuẩn bị lên bảng (trong thời
gian 3 phút)
Bước 2: Các nhóm thảo luận, phân công công việc như giáo viên yêu cầu,
riêng bạn được giao nhiệm vụ vẽ hình thì tiến hành vẽ hình ở nhà, các nội dung
còn lại tiến hành trên lớp học dựa trên các nội dung mà các bạn tìm hiểu được ở
nhà.
Bước 3: Các nhóm lên thể hiện sau khi được MC gọi đến nhóm mình.
Bước 4: Ban giám khảo cho điểm đánh giá
Bước 5: Trao giải
Bước 6: Giáo viên cho các nhóm thảo luận về bài thi của các nhóm sau đó
kết luận, nhận xét, đánh giá chung về cuộc thi
Bước 7: Giáo viên đưa ra nội dung tóm tắt của bài học thông qua bảng
phụ để HS đối chiếu với kết quả tìm hiểu của nhóm mình cũng như các nhóm
khác.
Bước 8: HS cả lớp hoàn thiện nội dung bài học vào vở.
Cách 2: Tổ chức một buổi phỏng vấn (Cách này có thể được áp dụng cho
toàn bộ nội dung của cả 3 bài )
Cách này được tổ chức theo trình tự sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 9 nhóm nhỏ (4 – 5 HS ), tương ứng với
nhân + 7 bào quan + Màng sinh chất
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên yêu cầu trong thời gian 10
phút cả nhóm cùng nghiên cứu, soạn thảo “nội dung để trả lời phỏng vấn”, chọn
người đóng vai bào quan mà nhóm chịu trách nhiệm để trả lời phỏng vấn.


11


GV chọn 1 người làm dẫn chương trình (MC) phỏng vấn các nhóm về cấu
tạo chức năng và các vấn đề liên quan.
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “các tình huống, các câu hỏi mà
MC có thể đưa ra” và phân công đóng vai.
Bước 3: Đóng vai “kịch bản”. MC lần lượt mời đại diện 9 nhóm lên để trả
lời phỏng vấn bằng hệ thống câu hỏi đã được gợi ý trước để chuẩn bị
Bước 4: Cả 9 nhóm cùng theo dõi cuộc phỏng vấn, có thể đưa thêm câu hỏi
phụ đối với khách mời sau đó nhận xét, bổ sung cho MC (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá, tổng kết buổi phỏng vấn
Cách 3: Tổ chức một cuộc thám hiểm vũ trụ “Tế bào” (Cách này cũng có thể
áp dụng cho nội dung của cả 3 bài)
Bước 1: Giáo viên cử một học sinh đóng vai nhà thám hiểm và chia lớp
thành 9 nhóm, tương ứng với 9 nội dung gồm Màng sinh chất + 7 bào quan +
nhân, đồng thời sắp xếp thứ tự ngồi của các nhóm theo trình tự các nội dung
trong SGK
Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên yêu cầu trong thời gian 20
phút cả nhóm cùng nghiên cứu, soạn thảo xây dựng nội dung “kịch bản” giống
cách 1. Sau đó, nhà thám hiểm sẽ đi đến các bào quan để ghé thăm và đề nghị
các bào quan giới thiệu về mình (mỗi bào quan chỉ trình bày tối đa 3 phút).
Bước 2: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai.
Bước 3: Đóng vai “kịch bản”.
Bước 4: Các HS khác theo dõi, phỏng vấn, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
Bước 5: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá
Sau đây tôi xin giới thiệu “kịch bản” của lớp 10 A1 theo cách 1:
MC: Kính thưa cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn!

Thực hiện sự phân công nhiệm vụ của cô giáo ở tiết thứ 7 về việc tổ chức
cuộc thi "Tiếng nói của các bào quan” Hôm nay, lớp 10A1 long trọng tổ chức
hội thi này. Hội thi nhằm phát huy năng lực sáng tạo; khơi dậy niềm phấn khởi,
tình yêu đối với bộ môn Sinh học; đồng thời nâng cao ý thức học tập, quyết tâm
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao của tất cả các thành viên trong lớp.
Đến để chỉ đạo cuộc thi hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu cô giáo Vũ Thị
Trọng
- Xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của tất cả các thành viên của tập thể 10A1.
Tôi đề nghị chúng ta cho một tràng pháo tay chúc mừng
Là những người cầm cân nảy mực, những người đánh giá tài năng và trí
tuệ của các thí sinh hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu các thành viên ban
giám khảo và ban thư kí.
I. Ban Giám khảo: 1. Bạn: Nguyễn Thị Nguyệt
2. Bạn Mai Hà Anh
3. Bạn Lê Khả Bảo
4. Bạn Nguyễn Thị Kim Ngân
II. Thư ký Bạn Mai Thị Quỳnh

12


Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chúc mừng ban giám khảo, ban thư kí của cuộc
thi hôm nay .
Sau đây, tôi xin thông qua thể lệ cuộc thi: Sau thời gian chuẩn bị, mỗi tổ
phân công thành viên của tổ mình đóng vai bào quan mà tổ được phân công tìm
hiểu. Thành viên đó sẽ lên sân khấu để giới thiệu về mình, sau đó dán phần minh
họa bài thi lên bảng trong thời gian không quá 3phút. Phần dự thi sẽ được BGK
cho điểm vào phiếu điểm theo các tiêu chí: Thời gian (tối đa 10 điểm nếu quá
thời gian trừ đi nửa số điểm) nội dung và cách diễn đạt (Tối đa 30 điểm), bản
tóm tắt lưu lại trên bảng (Tối đa 10 điểm).

Và sau đây Cuộc thi Tiếng nói của các bào quan xin được bắt đầu.
Thí sinh đầu tiên thể hiện phần thi của mình là Mạng lưới nội chất đến từ tế bào
chất của tế bào
Nội dung bài thi của thí sinh Mạng lưới nội chất do bạn Nguyễn Phương
Nam đóng vai “Xin chào các bạn, hôm nay tôi – mạng lưới nội chất, người
hướng dẫn du lịch sẽ đưa các bạn đến tham quan thế giới của các bào quan. Tôi
xin giới thiệu bản thân tôi cho các bạn, tôi có cấu trúc là một hệ thống ống dẫn
phát triển rộng khắp tế bào chất được nâng đỡ bởi khung xương tế bào, Các
ống dẫn, nhanh rẽ thông với nhau và nối trực tiếp với màng ngoài của bác
nhân. Nhà tôi có 2 anh em, tôi – lưới nội chất trơn cấu tạo gồm nhiều túi dẹt
thông với nhau, hệ thống ống chia nhánh với nhiều kích thước khác nhau và
không có ribôxôm đính vào. Có nhiều enzim thực hiện chức năng tổng hợp lipit,
tổng hợp đường và phân hủy các chất độc hại cho tế bào. Khác với tôi – anh tôi
mạng lưới nội chất hạt có các ribôxôm đính trên bề mặt, phần không có hạt là
giai đoạn chuyển tiếp. Anh ấy có chức năng tổng hợp prôtêin để đưa ra ngoài tế
bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. Như bạn đã thấy anh em tôi đảm
nhận nhiệm vai trò trọng yếu trong tế bào. Cảm ơn các bạn đã lắng nghe, tôi
cảm thấy hạnh phúc khi là một bào quan trong tế bào”
MC: Tiếp theo xin được chào đón thí sinh mang số báo danh 02: Bộ máy gônghi
Nội dung bài thi của thí sinh Bộ máy gônghi do bạn Lê Thị Mai Chi đóng
vai “Xin chào các bạn, tôi là bộ máy gônghi, mọi người còn gọi tôi với nhiều
tên khác nhau như thể gônghi, phức hệ gônghi .... Tôi là một bào quan được tìm
thấy trong phần lớn nhân chuẩn, kể cả tế bào thực vật và động vật nhưng tôi
không tồn tại ở nấm, tôi được Camillo Gônghi (người Ý) phát hiện vào năm
1898 nên tôi được đặt tên Gônghi từ đó. Nói một chút về cấu trúc của tôi, tôi là
một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia. Nói
về chức năng, người ta ví tôi như một phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân
phối các sản phẩm của tế bào. Chị prôtêin được tổng hợp từ anh ribôxôm trên
anh lưới nội chất được gửi tới tôi bằng các túi tiết. Như vậy các bạn đã biết
chức năng của tôi khá quan trọng. Công việc của tôi là chế biến và đóng gói

các đại phân tử cho tế bào như prôtêin và lipit. Cuộc sống hàng ngày và những
công việc của tôi là như vậy, rất mong các anh chị bào quan quan tâm và giúp
đỡ tôi. Cuối cùng xin cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe ”
MC: Tiếp theo là thí sinh số báo danh 03: Ty thể

13


Nội dung bài thi của thí sinh Ty thể do bạn Ngô Châu Giang đóng vai
“Xin chào mọi người! Như các bạn đã biết tim là bộ phận quan trọng duy trì sự
sống cho con người và động vật. Vốn dĩ tim có thể bơm máu đều đặn liên tục
trong suốt quá trình sống như vậy là nhờ tế bào cơ tim tập trung với số lượng
lớn bào quan đặc biệt đó là tôi – ty thể, Tôi là một bào quan có hai lớp màng
bao bọc. Màng ngoài trơn không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào
trên có nhiều loại enzim hô hấp. Trong cơ thế tôi có chất nền chứa ADN và
ribôxôm. Mọi người thường ví tôi như một nhà máy điện cung cấp năng lượng
cho hoạt động sống của tế bào dưới dạng ATP, do tôi sở hữu nhiều enzim hô
hấp tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác hành
ATP, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào. Hình dạng, kích
thước và số lượng của họ hàng tôi ở các loại tế bào là khác nhau, tuy nhiên
chúng tôi đều có chức năng là nạp năng lượng. Tôi cũng như các anh em tôi rất
tự hào với vai trò của mình vì có thể nói nếu không có chúng tôi, động thực vật
bậc cao sẽ không tồn tại và phát triển được. Xin cảm ơn và mong tất cả mọi
người hãy cổ vũ cho tôi”
MC: Bào quan ribôxôm mang số báo danh 04
Nội dung bài thi của thí sinh ribôxôm do bạn Lương Thị Xuân đóng vai:
“Xin chào các bạn! Tôi có tên là ribôxôm, tôi rất vinh dự là bào quan có mặt ở
trong tất cả các loại tế bào sống. Cấu tạo của tôi gồm 2 tiểu phần, tiều phần
nhỏ đọc mARN trong khi tiểu phần lớn liên kết các axit amin để tạo thành chuỗi
poli peptit, Mỗi tiểu phần của tôi gồm 1 hoặc nhiều phân tử ARN ribôxôm và

nhiều phân tử prôtêin. Tôi có thể liên kết với mARN và sử dụng nó như một
khuôn mẫu để xác định chính xác trình tự các axit amin trong prôtêin vì vậy
chức năng của tôi là tham gia tổng hợp prôtêin và sau đây là những vấn đề khái
quát nhất về tôi (dán nội dung chuẩn bị lên bảng), rất mong mọi người đặc biệt
là ban giám khảo ủng hộ cho tôi, cuối cùng tôi xin chúc cuộc thi thành công tốt
đẹp! ”
MC: Xin chúc mừng phần trình bày hết sức dí dỏm của thí sinh Ty thể, sau đây
là phần dự thi của lục lạp đến từ tế bào thực vật
Nội dung bài thi của thí sinh lục lạp do bạn Bùi Thị Trúc đóng vai: “Xin
chào mọi người, tôi là lục lạp, tôi đến từ tế bào thực vật, tôi rất vui được tham
gia cuộc thi “Tiếng nói của các bào quan” để giao lưu học hỏi và hiểu biết hơn
về các bào quan khác xung quanh tôi cũng như giúp các bạn hiểu thêm về
những điều thú vị về tôi. Các bạn đã bao giờ hỏi “Tại sao lá có màu xanh
chưa?” đó là nhờ chất diệp lục trong tôi có màu xanh lục nên lá có màu như
vậy đấy. Các bạn ạ, tôi là bào quan chỉ có ở thực vật, cấu tạo của tôi gồm 2 lớp
màng bao bọc bên trong gồm chất nền cùng hệ thống các túi màng dẹt được gọi
là thilacoit, các thilacoit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc grana, các
grana trong tôi được nối với nhau bởi hệ thống màng. Trên màng thilacoit có
chứa nhiều diệp lục và enzim quang hợp. Trong chất nền còn có chứa ADN và
ribôxôm. Nhờ cấu tạo trên nên tôi có khả năng chuyển năng lượng ánh sáng
thành năng lượng hóa học, tôi tham gia vào quá trình quang hợp cung cấp oxi

14


cho các hoạt động sống của các sinh vật trên trái đất. À mà tôi cũng xin bật mí
một điều thú vị là mới đây thôi các nhà khoa học đã khám phá ra tổ tiên của tôi
là dòng họ vi khuẩn lam đấy. Tôi rất tự hào khi được tham gia vào việc bào vệ
môi trường làm cho bầu không khí trong lành hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng
nghe. Rất mong sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người, Tôi xin chân thành cảm ơn

và đây là những nét khái quát nhất về tôi”
MC: Xin được cảm ơn phần dự thi của thí sinh 05, tiếp theo là phần dự thi của
thí sinh Không bào
Nội dung bài thi của thí sinh không bào do bạn Lê Thị Linh đóng vai:
“Xin chào mọi người, tôi là không bào! tôi là một bào quan rất đặc biệt, tôi
không có hình dạng nhất định, hình dạng của tôi phụ thuộc vào nơi tôi có mặt,
Khi tế bào thực vật còn non hay trong tế bào động vật thì tôi rất nhỏ, khi tế bào
thực vật lớn, tôi trở thành một thể lớn hơn. Tôi được bọc bởi 1 lớp màng bên
trong chứa dịch không bào, tôi giống với cái túi có thể chứa nhiều thứ, chẳng
hạn. trong tế bào cánh hoa, tôi chứa các sắc tố tạo màu cho hoa để thu hút côn
trùng, không chỉ thế, tôi còn chứa các chất hữu cơ, các iôn khoáng tạo áp suất
thẩm thấu, trong các tế bào lá cây, tế bào ở đỉnh sinh trưởng tôi chứa các chất
dinh dưỡng hoặc các chất thải độc hại đối với một số tế bào ăn động vật. Sau
đây là những nét khái quát về tôi (dán nội dung nhóm chuẩn bị lên bảng)! Xin
cảm ơn tất cả mọi người!”
MC: Cuối cùng là phần dự thi của thí sinh mang số báo danh 07, bào quan
lizôxôm
Nội dung bài thi của thí sinh lizôxôm do bạn Lê Minh Quân đóng vai:
“Xin chào các bạn, tôi là lizôxôm- là bào quan quan trọng trong tế bào, ngày
hôm nay đến với cuộc thi này với mong muốn giới thiệu về bản thân để giúp các
bạn hiểu rõ hơn về tôi, Tôi được cấu tạo bởi một lớp màng bê trong chứa nhiều
enzim thủy phân, tôi có chức năng phân hủy các tế bào già, tế bào chết, tế bào
bị tổn thương không có khả năng phục hồi, tôi còn có thể phân cắt một số đại
phân tử hữu cơ như prôtêin, lipit, cacbohidrat...”
MC: Kính thưa quý vị! Sau phần thi sôi nổi đầy hào hứng cuộc thi “ Tiếng nói
của các bào quan” đã thành công tốt đẹp, và đây là thời điểm quan trọng nhất
của cuộc thi, tôi xin được công bố kết quả như sau:
Giải nhất thuộc về thí sinh Ty thể do bạn Ngô Châu Giang đóng vai
Thí sinh được giải nhì thuộc về thí sinh Lục lạp do bạn Bùi Thị Trúc đóng vai.
Thí sinh được giải 3 thuộc về 2 thí sinh bộ máy gôngi do bạn Lê Thị Mai Chi

đóng vai và thí sinh không bào do bạn Lê Thị Linh đóng vai
Xin chúc mừng các thí sinh còn lại đồng giải khuyến khích
Sau đây xin kính mời cô giáo lên trao giải và tổng kết nhận xét, đánh giá
hội thi

15


MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CUỘC THI

H1: Các nhóm thảo luận H2: Tích cực hoàn thiện

H4: BGK nghiêm túc

H5: TS 01- Mạng lưới NC

H7: TS 03- Bộ máy Gônghi

H8: TS 04 – Ty thể

H3: MC vui tính

H6: TS 02 – Ribôxôm

H9: TS 05 – Lục lạp

16


H10: TS 06 – Không bào H11: TS 07 – Lizôxôm H12: Sản phẩm cuối cùng


H13: Hào hứng nhận giải thưởng

H14: GV hoàn thiện nội dung

4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua quá trình thực nghiệm, tôi đã sử dụng phương pháp đóng vai theo
phương án trên vào dạy học bài 8+9+10 “Tế bào nhân thực – Sinh học 10”.
Bài này được dạy song song cùng thời gian và chéo nhau với 2 loại giáo
án
- Giáo án thực nghiệm có sử dụng phương pháp đóng vai vào soạn bài và
giảng dạy.
- Giáo án đối chứng không sử dụng phương pháp đóng vai.
Sau khi dạy xong bài một thời gian, để kiểm tra độ bền của kiến thức, tôi
tiến hành kiểm tra khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh bằng hệ thống câu
hỏi trong đề kiểm tra 1tiết ngay sau tiết này theo phân phối chương trình .
Bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau:
4.1. Kết quả định lượng
- Lớp đối chứng (ĐC) : 10A2, 10A4
- Lớp thực nghiệm (TN): 10A1, 10A3
Lớp
Số
Số học sinh đạt điểm xi
HS 1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
Lớp 10A2 36
0
0
1
4
8
10
7
5
1
0

17


ĐC 10A4 38
Lớp 10A1 40
TN 10A3 37
Lớp
Lớp ĐC
Lớp TN

Số
HS
74
77


0
0
0

1
0
0

1
0
0

2
3
10
11
0
1
7
8
0
2
6
8
Bảng 1. Bảng tần suất

5
6
6


6
7
9

Số học sinh đạt điểm xi
2
3
4
5
6
7
8
1
3
7
18
21
12
11
0
0
3
13
16
12
16
Bảng 2. Bảng tổng hợp tần suất

0
6

5

0
2
1

9
1
11

10
0
4

xi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Lớp ĐC (%) 0 1.35 4.05 9.46 24.32 28.38 16.22 14.86 1.35
0
Lớp TN (%) 0
0
0 3.90 16.08 20.78 15.58 20.78 14.29 8.19

Bảng 3. Bảng phân phối tần suất
Qua kết quả nghiên cứu ta thấy rằng, ở 2 lớp thực nghiệm tỷ lệ đạt điểm
khá giỏi đều cao hơn 2 lớp đồi chứng. Ngược lại, tỷ lệ điểm trung bình và dưới
trung bình của 2 lớp đối chứng lại cao hơn. Điều đó phần nào cho thấy HS 2 lớp
thực nghiệm tiếp thu kiến thức nhiều hơn và tốt hơn. Một trong những nguyên
nhân đó là: Ở lớp thực nghiệm, lớp học diễn ra nghiêm túc, HS hứng thú học
tập, tích cực, chủ động “đóng vai”, số lượng học sinh tham gia xây dựng bài
nhiều làm cho không khí lớp học sôi nổi kích thích sự sáng tạo, chủ động nên
khả năng hiểu và nhớ bài tốt hơn.
Còn ở lớp đối chứng, lớp học vẫn diễn ra nghiêm túc, HS vẫn chăm chú
tiếp thu bài giảng, nhưng các em tiếp thu thụ động về kiến thức, giáo viên sử
dụng phương pháp truyền thống như thông báo, giải thích nên quá trình làm việc
thường nghiêng về giáo viên.
4.2. Kết quả định tính
Qua quá trình phân tích bài kiểm tra ở 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối
chứng và theo dõi trong suốt quá trình giảng dạy, tôi có những nhận xét sau:
- Ở 2 lớp đối chứng:
+ Phần lớn học sinh chỉ dừng lại ở mức độ nhớ và tái hiện kiến thức.
Tính độc lập nhận thức không thể hiện rõ, cách trình bày rập khuôn trong SGK
hoặc vở ghi của giáo viên.
+ Việc vận dụng trí thức đối với đa số các em còn khó khăn, khả năng
khái quát hóa và hệ thống hóa bài học chưa cao.
+ Giờ học trầm lắng, kém hứng thú, các em vẫn trả lời câu hỏi nhưng rụt
rè chưa nhiệt tình, chưa mạnh dạn, chỉ vào kiến thức SGK để trả lời mà chưa có
sự đầu tư thời gian để mở rộng thêm.
Tuy nhiên, vẫn có một số học sinh hiểu bài khá tốt, trình bày khá lôgic,
chặt chẽ.
- Ở 2 lớp thực nghiệm:
+ Phần lớn học sinh hiểu bài tương đối chính xác và đầy đủ
18



+ Lập luận rõ ràng, chặt chẽ. Tinh thần phối hợp làm việc trong nhóm tốt
+ Độc lập nhận thức, có khả năng “đóng vai”, trình bày vấn đề một cách
chủ động theo quan điểm riêng từng nhóm, không theo nguyên mẫu SGK hoặc
của giáo viên. Ví dụ: như nhóm của bạn Ngô Châu Giang, nhóm của bạn Bùi
Thị Trúc “đóng vai” lưu loát, sáng tạo…
+ Các em tham gia “đóng vai” với tinh thần say mê, hào hứng, không khí
giờ học thoải mái.
+ Tuy nhiên, vẫn còn một số ít học sinh chưa nắm vững nội dung bài học,
khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và vận dụng kiến thức chưa tốt, việc
thảo luận còn chiếu lệ, trình bày phần thi hời hợt.
4.3. Kết luận chung về thực nghiệm
Với kết quả thực nghiệm này, chúng tôi có thêm cơ sở thực tiễn để tin
tưởng vào khả năng ứng dụng phương pháp đóng vai theo hướng mà đề tài đã
chọn.
Qua thực nghiệm dạy học có sử dụng phương pháp đóng vai, tôi nhận
thấy:
- Hứng thú học tập của học sinh cao hơn, hoạt động thảo luận sôi nổi hơn
và hiệu quả cao hơn, kiến thức thu được của các em do có đầu tư nên sâu hơn,
HS tập trung để quan sát và phân tích, phát biểu xây dựng bài tốt hơn.
- Tăng cường thêm một số kỹ năng hoạt động học tập cho HS như quan
sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, kỹ năng làm việc độc lập, “đóng vai” và trình
bày một vấn đề trước tập thể.
- Hoạt động của giáo viên nhẹ nhàng, thuận lợi hơn để có thể tập trung
vào việc đưa HS vào trung tâm của hoạt động dạy học. Thông qua phương pháp
đóng vai, HS trong nhóm và giữa các nhóm phát biểu ý kiến, tranh luận, bổ sung
cho những người “đóng vai” tạo không khí học tập rất tích cực, nâng cao hiệu
quả tiếp thu, lĩnh hội tri thức của HS.
Do giới hạn về thời gian cũng như các điều kiện khác nên tôi chưa thực

hiện thực nghiệm được trên quy mô lớn hơn. Chính vì thế mà kết quả thực
nghiệm chắc chắn chưa phải là tốt nhất.
Mặc dù vậy, qua thời gian giảng dạy, tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng
phương pháp đóng vai vào dạy học Sinh học là điều rất cần thiết ở một số bài,
góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo nên sự đa dạng trong phương pháp,
đặc biệt là phát triển được năng lực nhất là nhóm năng lực chung cho HS, đáp
ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học hiện nay.

19


Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận chính sau:
- Bước đầu hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng
phương pháp đóng vai trong dạy học bài 8+9+10 “Tế bào nhân thực”. Nhằm
phát triển năng lực tư duy sáng tạo, tự chủ, tính tích cực, năng lực làm việc
nhóm, năng lực giao tiếp làm chủ ngôn ngữ của HS đây là những năng lực chug
trong hệ thống năng lực cần phát triển cho HS khi đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát triển năng lực của người học.
- Hệ thống, phân tích được khái niệm, vai trò, ưu nhược điểm và một số
lưu ý khi sử dụng phương pháp đóng vai trong tổ chức dạy học bài 8+9+10 “Tế
bào nhân thực”.
- Có thể xây dựng thiết kế quy trình và sử dụng phương pháp đóng vai
trong dạy học Bài 8+9+10 “Tế bào nhân thực” theo 3 cách khác nhau.
- Tiến hành thực nghiệm ở 4 lớp 10A1,10A2, 10A3, 10A4. Những kết quả
bước đầu đã đánh giá được hiệu quả của phương pháp đóng vai trong dạy học
vừa nêu trên. Từ đó kết luận được phương pháp đóng vai đã mang lại hiệu quả
cao trong dạy học môn Sinh học 10
- Trong dạy học hiện nay việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy

học Sinh học 10 theo hướng nghiên cứu của đề tài này có thể áp dụng vào nhiều
bài trong chương trình Sinh học THPT và các môn học khác.
2. Kiến nghị
Qua nghiên cứu đề tài này, chúng tôi rút ra một số kiến nghị sau:
- Cần phát huy tối đa vai trò của phương pháp đóng vai
- GV cần có biện pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng “đóng vai” cho HS
lĩnh hội tri thức trong dạy học bài 8+9+10 “Tế bào nhân thực”.
- Cần nghiên cứu sử dụng phương pháp đóng vai cụ thể phù hợp đối với
từng đối tượng HS (trình độ trung bình hay khá, giỏi).
- Do số lượng HS ở lớp tôi nghiên cứu có số lượng HS phù hợp nên hiệu
quả tương đối tốt, phương pháp này không phù hợp với những lớp có số lượng
HS đông (lớn hơn 40 HS)
- Do trình độ HS nơi nghiên cứu đề tài thấp nên hiệu quả còn hạn chế vì
vậy cần nghiên cứu thêm ở những nơi có trình độ HS khá, giỏi để so sánh hiệu
quả.
- Khi sử dụng phương pháp đóng vai cần dành thời gian phù hợp cho việc
xây dựng “kịch bản” và “đóng vai”. Đồng thời có biện pháp kích thích những
HS khác tham gia “chất vấn”, đặc biệt là những học sinh nhút nhát.
- Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp đóng vai trong
dạy học Sinh học 10, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thiết kế để tạo cho HS
hứng thú và học tập tốt hơn.
- Do thời gian có hạn nên tôi mới đi sâu thiết kế, sử dụng phương pháp
đóng vai vào bài nghiên cứu theo 1 cách. Vì vậy có thể mở rộng thêm đề tài theo
các cách 2 và 3 để đánh giá so sánh kết quả thu được.
20


- Ngoài ra có thể nghiên cứu áp dụng phương pháp đóng vai vào dạy học
ở nhiều bài học khác trong chương trình sinh học THPT
Do khả năng và thời gian có hạn nên kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại

ở những kết luận ban đầu và nhiều vấn đề chưa đi sâu. Vì vậy không thể tránh
khỏi những thiếu sót, do đó tôi kính mong nhận được sự góp ý của quý vị để đề
tài dần hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết:

Vũ Thị Trọng

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục.
[2] Sách giáo viên sinh học 10 cơ bản - Nhà xuất bản giáo dục.
[3] Hướng dẫn dạy học sinh học ở trường phổ thông - Nhà xuất bản giáo dục.
[4] Lí luận dạy học sinh học - Nhà xuất bản giáo dục.
[5] Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và chuẩn kí năng sinh học 10 - Nhà
xuất bản giáo dục.
[6] Tài liệu BDTX Module 18 “Phương pháp dạy học tích cực” – Bộ Giáo dục
và Đào tạo
[7] Nghị Quyết số 29-NQ/TW, BCH TW Đảng khóa XI.
[8] Tài liệu tập huấn: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng
lực của HS – Bộ Giáo dục và Đào tạo
[9] Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet về phương pháp đóng vai
- Nguồn: Tailieu: text.123doc.org

- Nguồn:

22


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: VŨ THỊ TRỌNG
Chức vụ và đơn vị công tác: Tổ trưởng chuyên môn
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
1. Sử dụng thí nghiệm trong dạy Sở GD &
C
2007 - 2008
học phần chuyển hóa vật chất ĐT Thanh
và năng lượng ở thực vật
Hóa

2. Giúp học sinh có năng lực
Sở GD &
C
2012 – 2013
trung bình giải nhanh các bài ĐT Thanh
tập trắc nghiệm phần “Di
Hóa
truyền học quần thể” – Sinh
học 12

23



×