Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử nhằm nâng cao khả năng tự học của học sinh qua chương IV phần LSTG lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT ĐẶNG THAI MAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN - ĐỊA LÍ 10

Người thực hiện: Lê Thị Chinh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HÓA, NĂM 2018
0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Quan niệm tự học
2.1.2. Vai trò của tự học
2.1.3.Quan điểm hướng dẫn tự học
2.1.4. Sự cần thiết của việc hướng dẫn tự học môn địa lí ở nhà
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Những thuận lợi
2.2.2. Những khó khăn


2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Đặc điểm phần “Địa lí tự nhiên đại cương”, địa lí 10 THPT
2.3.2 Các hình thức tự học ở nhà
2.3.3. Một số phương tiện để học sinh tự học ở nhà
2.3.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà trong phần địa lí tự nhiên
đị lí 10.
2.3.4.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bằng các dạng câu hỏi
2.3.4.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bằng các dạng bài tập
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Tự học là công việc suốt đời của con người trong xã hội học tập hiên nay, đặc
biệt trước sự phát triển như vũ bão của khoa học – kĩ thuật, của nền kinh tế tri
thức. Vì vậy nhu cầu tự học càng trở nên cấp thiết.
Trong dạy học, muốn đạt hiệu quả cao phải hướng vào việc phát huy năng
lực tự học của học sinh, phải kích thích và tạo động lực cho tự học; dạy học phải
lấy tự học làm mục tiêu và làm động lực. Muốn tự học có kết quả, người học
phải có một số kiến thức và kĩ năng cần thiết, một phần trong đó do nhà trường
trang bị, một phần quan trọng hơn là sự học hỏi và rèn luyện thường xuyên của
người học.
Đối với môn Địa lí khi có kĩ năng cần thiết, việc tự học sẽ trở nên thuận lợi
hơn rất nhiều. Tuy nhiên kĩ năng địa lí được hình thành và phát triên trên cơ sở
sử dụng các phương tiện học tâp địa lí

Việc tự học ở nhà của học sinh thực chất là giai đoạn tiếp tục của tiết học trên
lớp. Chổ khác nhau chính là trong giai đoạn này không có sự hướng dẫn trực
tiếp của GV. Tự học ở nhà đòi hỏi học sinh phải có phương tiện tự học và kĩ
năng để khai thác phương tiện đó.
Trong quá trình dạy học địa lí ở trường phổ thông nhiều giáo viên vẫn còn
coi nhẹ việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, do đó các em gặp không ít khó
khăn, đặc biệt là các em có học lực trung bình, yếu, kém. Tự học ở nhà có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh, nhưng các em không thể hoàn
toàn tự học nếu không có sự hướng dẫn của giáo viên.
Tự học thành công là một động lực quan trọng làm cho HS tự tin nhờ đó say
mê học tập. Đó là những điều kiện bên trong để phát huy sức sáng tạo của thế hệ
trẻ, đáp ứng nhu cầu của người lao động trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Trên cơ sở đó, tôi thực hiện đề tài: “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN
HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN - LỚP 10
”, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục và nâng cao hiệu quả

học tập địa lí cho HS.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Hướng dẫn học sinh cách tự học ở nhà trong phần địa lí tự nhiên lớp 10,
từ đó nắm vững các kiến thức đã được học đồng thời tìm tòi thêm các kiến thức
mới nâng cao.
Trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp trong việc sử dụng các phương
tiện trực quan giúp học sinh tự học ở nhà .
Đáp ứng được yêu cầu của kì thi THPT quốc gia sắp tới, cũng như giúp
học sinh làm bài tốt hơn trong kiểm tra thường xuyên và định kì.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Phần địa lí tự nhiên lớp 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.


2


Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thực nghiệm sư phạm,
phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp phân tích tổng
kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Quan niệm tự học
Theo GS.TS. Nguyễn Cảnh Toàn : “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ,
sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp, cùng với phẩm chất của mình,
cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan, không ngại khó, ngại
khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý chí thi đỗ, biết biến khó khăn
thành thuận lợi để chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học nào đó của nhân loại, biến
lĩnh vực đó thành sở hữu của mình ”
“Tự học có thể diễn ra dưới sự tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của thầy;
nhưng cũng có thể không có sự hướng dẫn của thầy; có thể được tiến hành theo
hình thức cá nhân, nhưng cũng có thể heo hình thức nhóm. Dù có hay không có
thầy – cô giáo, tự học cũng đòi hỏi người học phải nổ lực tối đa, tích cực, chủ
động và sáng tạo”.
Trong tự học địa lí, theo PGS.TS Nguyễn Đức Vũ : “Tự học địa lí, nghĩa
là người học phải tự mình làm việc với các nguồn tri thức cần học. làm việc ở
đây được hiểu cả về phượng tiện trí óc đơn thuần (phân tích, tổng hợp, so sánh,
khái quát hoá, trừu tượng hoá), cả về phượng diện hoạt động vật chất (vẽ biểu
đồ, vẽ lát cắt, trao đổi, tranh luận)”.
Quá trình tự học diễn ra qua 3 thời :
- Thời một: Tự nghiên cứu
Người học tự nghiên cứu; thu thập thông tin xung quanh vấn đề, xử lí
thông tin; đưa ra giả thuyết khác nhau; xác định các phương pháp, cách giải
quyết vấn đề thích hợp nhất, thử nghiệm giải pháp đó; tự tìm kiến thức mới,

cách giải quyết vấn đề mới và tạo ra sản phẩm ban đầu có tính chất cá nhân
(kiến thức do cá nhân tự tìm ra).
- Thời hai: Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản (ghi chép lại sản phẩm ban
đầu), bằng lời nói; trình bày sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, thể hiện qua
sự hợp tác, trao đổi, đồi thoại, qua các tình huống giao tiếp với các bạn bạn và
thầy cô; tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội (thông qua môi trường xã hội cộng
đồng lớp học).
- Thời ba: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với bạn và thầy cô. Sau khi thầy
cô kết luận, người học căn cứ vào kết luận đó và ý kiến của các bạn để tự kiểm
tra đánh giá sản phẩm của mình. Từ đó sửa sai điều chỉnh thành sản phẩm khoa
học (tri thức), tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tình huống, cách giải
quyết vấn đề.

3


2.1.2. Vai trò của tự học
- Tự học giúp con người không ngừng nâng cao hiểu biết, rèn luyện cho người
học các hành vi, thái độ; giúp người học phát huy năng lục bản thân.
- Tự học giúp người học rèn luyện tính độc lập suy nghĩ, phát huy trí thông
minh. Vì tự học là quá trình đào sâu suy nghĩ nên có độc lập trong suy nghĩ mới
sáng tạo ra được.
- Tự học giúp con người khám phá ra nhiều điều bí mật, phát minh ra những vấn
đề mới, giúp con ngừoi làm chủ được thế giới tự nhiên và tôn trọng các quy luật
của tự nhiên.
- Tự học có vai trò rèn luyện trí nhớ, óc tư duy, ôn luyện các kiến thức đã học.
Nên cần phải đầu tư nhiều thời gian cho quá trình tự học.
- Tự học góp phần quyết định đến kết quả học tập của học sinh.

- Tự học còn cũng cố năng lực nhận thức sức mạnh của ý chí, nghị lực của bản
thân và phẩm chất của người học.
Vậy tự học có vai trò rất quan trọng “tự học, tự đào tạo là con đường phát
triển giáo dục tối ưu”. Giáo dục đào tạo theo hướng phát triển tự học sẽ tạo ra
những con người năng động, sáng tạo, có khả năng công tác tốt và có thể đưa ra
nhiều ý tưởng tốt phát triển cho ngành nghề góp phần vào phát triển xã hội.
2.1.3. Quan điểm hướng dẫn tự học
- Là hướng dẫn người học tự sử dụng các phương tiện tự học để tìm ra tri thức.
- Hướng dẫn tự học diễn ra dưới 2 hình thức : Hướng dẫn tự học ở trên lớp và
hướng dẫn tự học ở ngoài lớp : tham quan, nghien cứu, ngoại khoá, ở nhà,…
- Để việc tự học thuận lợi và đạt kết quả cao thì nhiệm vụ hướng dẫn của người
thầy và của những người có kinh nghiệm là vô cùng quan trọng.
- Hướng dẫn tự học của thầy nhằm tác động hợp lí, phù hợp với chu trình tự học
ba thời của trò, gồm: hướng dẫn; tổ chức; trọng tài, cố vấn, kết luận và kiểm tra.
- Quá trình dạy trên đây thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy của
người thầy và quá trình học của người trò qua từng thời kì, để người học chiếm
lĩnh tri thức. Ở phần hướng dẫn : tri thức (sản phẩm ban đầu) của trò mang tính
cá nhân. Ở phần tổ chức thể hiện qua sự hợp tác của cộng đồng lớp học, tri thức
cá nhân của phần hướng dẫn giờ đây mang tính xã hội. Đến giai đoạn 3 với vai
trò cuối cùng của người thầy, tri thức của người học tìm ra giờ đây mới thực sự
là khách quan khoa học.
2.1.4. Sự cần thiết của việc hướng dẫn tự học môn địa lí ở nhà
Đối với môn địa lí, việc hướng dẫn HS tự học ở nhà là rất quan trọng vì :
- Nhiệm vụ chủ yếu của môn địa lí là nghiên cứu về mối liên hệ giữa các sự vật
trong môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. Bản chất của khoa học địa lí là
khoa học về các mối quan hệ. Do vậy kiến thức rất rộng, khoa học địa lí rất
rộng.
- Hầu hết các kiến thức địa lí có liên hệ mật thiết với cuộc sống thực tế. Vì vậy
ngoài kiến thức từ trong sách vở, tài liệu, muốn học tốt môn địa lí phải có vốn
kiến thức thực tế, vốn sống phong phú.


4


- Địa lí còn là môn học về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong phạm
vi không gian lãnh thổ. Vì vậy các sự kiện, hiện tượng địa lí đề cập phải có tính
không gian nhất định. Như vậy là phải học với bản đồ để cụ thể hoá vị trí của
các sự kiện, hiện tượng địa lí.
- Các số liệu, biểu đồ chứng minh cho sự diễn biến của các sự kiện, hiện tượng
địa lí, để đánh giá một cách chính xác các vấn đề địa lí về mặt định lượng.
Với khối lượng kiến thức lớn như vậy nên thời gian học tập trên lớp học sinh
không thể tiếp thu hết mà cần thời gian để tự học ở nhà.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Những thuận lợi
- Sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những con người
năng động, sáng tạo, có khả năng chiếm lĩnh tri thức và làm chủ tri thức. Chính
vì vậy mà việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà trong dạy học địa lí nhằm phát
huy tính tích cực của học sinh được các cấp chính quyển và xã hội quan tâm.
- Khả năng tự học của học sinh đã và đang được hình thành : ở trường THPT
Đặng Thai Mai, lãnh đạo nhà trường và giáo viên luôn quan tâm đến vấn đề đổi
mới phương pháp giáo dục, chú trọng vào công tác tự học và tự bồi dưỡng, tăng
cường sử dụng đồ dùng và phượng tiện dạy học hiên đại có hiệu quả.
- Nhu cầu tự học đang được hình thành và phát triển trong toàn dân. Do sự
phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, quá trình quốc tế hoá đang
diễn ra nhanh chóng, sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới của nước ta đang đặt
ra những yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục, trong đó vấn đề tự học, tự
nghiên cứu được đặt lên hàng đầu.
- Điều kiện tự học ở nhà ngày càng thuận lợi : Chương trình, SGK, dụng cụ
học tập, tài liệu học tập, các phương pháp tự học ngày càng hoàn chỉnh; nhiều
sách tham khảo địa lí được xuất bản và lưu hành, thư viện trường THPT Đặng

Thai Mai năm nào cũng có kế hoạch bổ sung sách tham khảo đó là nguồn tư liệu
quý để phục vụ cho HS tự học ở nhà.
2.2.2. Những khó khăn
“Đối với môn địa lí, không có kĩ năng địa lí thì khó có thể tự học địa lí”. Đây
là một khó khăn lớn nhất trong quá trình tự học địa lí, điều đó đòi hỏi người học
phải có phương pháp tự học, ý thức tự học, lòng ham học, sự say mê tìm tòi tri
thức nhằm nâng cao trình độ và tinh thần phấn đấu bản thân.
Ngoài ra còn một số thực tế :
- Một bộ phận không nhỏ HS thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội.
- Một số GV chưa quan tâm hoặc chưa có phương pháp hợp lí hướng dẫn HS
tự học ở nhà.
- Nhiều HS của trường có hoàn cảnh gia đình khó khăn, HS đầu vào còn thấp
nên chưa tập trung cao độ cho việc học tập.
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Đặc điểm phần “Địa lí tự nhiên đại cương”, địa lí 10 THPT

5


Phần địa lí tự nhiên lớp 10 gồm có 4 chương : Bản đồ; Vụ trụ. Hệ quả
chuyển động của Trái Đất; Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí và
một số quy luật của lớp vỏ địa lí.
Chương I là chương về bản đồ. Trong chương này học sinh sẽ nắm được khái
niệm bản đồ, các phương pháp để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và
cách thức sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống. Kiến thức của chương này
có một vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập môn địa lí vì “bản đố là
ngôn ngữ thứ 2 của địa lí học”. Thông qua sơ đồ học sinh có thể so sánh sự
giống và khác nhau của các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản
đồ.
Chương II là chương về Vũ trụ và hệ quả chuyển động của Trái Đất. Trong

chương này học sinh sẽ nắm được khái niệm Vụ trụ, Hệ Mặt Trời, các hệ quả
chuyện động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả chuyển động xung
quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Chương III là chương nói về cấu trúc của Trái Đất và các quyển của lớp vỏ
địa lí. Đây là chương mà dung lượng kiến thức lớn. Trong chương này học sinh
sẽ được tìm hiểu cấu trúc của Trái Đất; biết được tác động của nội lực, ngoại lực
đến địa hình bề mặt Trái Đất; Tìm hiểu năm quyển của Trái Đất : Khí quyển,
thạch quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển. Ngoài ra, học sinh
còn được biết về sự phân bố khí áp, các loại gió trên Trái Đất, ngưng đọng hơi
nước trong khí quyển, sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất,…
Chương IV là chương về một số quy luật của lớp vỏ địa lí. Có các quy luật
mà học sinh phải nắm đó là : Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới
và quy luật phi địa đới. Khái niệm và nội dung của các quy luật này rất trừu
tượng, khó hiểu lại chứa đựng nhiều mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tự
nhiên.
2.3.2 Các hình thức tự học ở nhà
- Tự học cá nhân
- Đôi bạn tự học ở nhà
- Tự học ở nhà theo nhóm
- Tự học thông qua các phương tiện hiện đại như mạng internet….
- Tự học ở nhà với sự giúp đỡ kèm cặp của gia đình.
2.3.3. Một số phương tiện để học sinh tự học ở nhà
Đối với tự học ở nhà môn địa lí, sử dụng các phương tiện tự học ở nhà như sử
dụng phương tiện tự học ở trên lớp.Tuy nhiên vấn đề khó khăn ở đây là thiếu các
phương tiện học tập. Vì vậy, HS sử dụng phương tiện đơn giản, dễ sử dụng để tự
học ở nhà.
Một số phương tiện để tự học ở nhà như :
- Tự học ở nhà bằng SGK, sách bài tập địa lí.
- Tự học ở nhà bằng bản đồ giáo khoa địa lí, biểu đồ, bảng số liệu thống kê.
- Tự học ở nhà bằng sơ đồ.

- Tự học ở nhà bằng bảng kiến thức.
- Tự học ở nhà bằng máy vi tính có nối mạng internet.
6


2.3.4. Phương pháp hướng dẫn học sịnh tự học ở nhà trong phần địa lí tự
nhiên đị lí 10.
2.3.4.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bằng các dạng câu
hỏi
a. Câu hỏi :
Câu hỏi là dạng cấu trúc ngôn ngữ rõ ràng diễn đạt một yêu cầu, một câu
hỏi, một mệnh lệnh cần giải quyết.Câu hỏi được sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau của quá trình dạy học.
b. Quy trình ra câu hỏi cho HS về nhà thực hiện
Bước 1 : Lựa chọn câu hỏi phù hợp với nội dung bài học.
Bước 2 : Hướng dẫn HS thực hiện câu hỏi ở nhà
- Xác định mục đích, yêu cầu của câu hỏi bằng cách phân tích nội dụng câu hỏi.
- Liên hệ với nội dung kiến thức của bài học để lấy nội dung trả lời.
- Lập dàn ý và trả lời câu hỏi. (Đối với câu hỏi liên hệ thực tế, GV hướng dẫn để
HS liên hệ thực tế ở địa phương, đất nước để dẫn chứng, chứng minh).
Bước 3 : Kiểm tra, đánh giá việc trả lời câu hỏi của HS.
Các dạng câu hỏi về nhà :
c. Các dạng câu hỏi:
* Câu hỏi trong SGK
Ở cuối mỗi bài học trong SGK Địa lí lớp 10, phần Địa lí tự nhiên đều có các
câu hỏi nhằm hướng dẫn, định hướng cho HS về nhà tự học. Các câu hỏi này
thường theo sát nội dung kiến thức của bài học. Vì vậy GV cần sử dụng câu hỏi
này để hướng dẫn cho HS tự học ở nhà, đồng thời sử dụng những câu hỏi đó để
kiểm tra bài cũ học sinh tự học ở nhà vào đầu tiết học.
Ví dụ 1: Câu hỏi số 2, SGK trang 24: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục

mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Khi đó
trên bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao
+ GV hướng dẫn thực hiện
- Hướng dẫn xác định mục đích, yêu cầu của câu
+ Trả lời: Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh
Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày và đêm. Khi đó trên bề mặt Trái Đất không có
sự sống không. Do bề mặt Trái Đất quá nóng hoặc quá lạnh
Ví dụ 2: Câu hỏi số 1, SGK trang 24. Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam:
Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối.
* Hướng dẫn HS thực hiện:
Đây là câu hỏi vận dụng kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng trong tự
nhiên, vì vậy giáo viên hướng dẫn thực hiện như sau:
- Hướng dẫn xác định mục đích, yêu cầu của câu hỏi:
+ Mục đích: Giải thích hiện tượng có trong tự nhiên thông qua câu ca dao của
Việt Nam.
+ Yêu cầu:
* Câu hỏi nâng cao
7


Ngoài hệ thống các dạng câu hỏi trong SGK, để phát huy tư duy và mở rộng
kiến thức, GV cần tự biên soạn hoặc sưu tầm các các câu hỏi khác cho HS thực
hiện. Các câu hỏi này, GV nên tập trung vào các câu hỏi mở rộng, đi sâu hoặc
liên hệ thực tiễn vào kiến thức của bài học.
* Câu hỏi đi sâu vào kiến thức của bài học.
Ví dụ 1: Trong khi học bài 8 : "Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái
Đất", GV đưa ra câu hỏi : Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa
sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo với việc hình thành các nếp uốn và đứt
gãy.

Ví dụ 2: Trong khi học bài 11 – Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên
trái Đất, GV đưa ra câu hỏi: Quan sát hình 11.3, hãy nhận xét và giải thích sự
thay đổi của biên độ nhiệt độ ở các địa điểm nằm trên khoảng vĩ tuyến 520B.
Trả lời: Càng vào sâu trong lục địa thì biên độ nhiệt độ cao tăng. Do ảnh
hưởng của biển vào sâu trong đất liền giảm nhanh

* Câu hỏi liên hệ kiến thức bài học với thực tiễn
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 18: " Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố sinh vật", GV yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK trang 68:
Hãy tìm những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loại sinh
vật ở địa phương em ?
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 20: " Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn
chỉnh của lớp vỏ địa lí", GV đưa ra câu hỏi 3, SGK trang 76: Lấy một vài ví dụ
minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi
trường tự nhiên.
* Câu hỏi yêu cầu học sinh tìm từ các tài liệu khác
Ví dụ: Sau khi học xong bài 16: "Sóng. Thủy triều. Dòng biển", GV chia lớp
thành 6 nhóm về nhà làm nhiệm vụ:
- Nhóm 1, 2: Tìm các hình ảnh về tác hại của sóng thần.
- Nhóm 3, 4: Tìm các hình ảnh khai thác nguồn năng lượng mới từ thủy triều.
- Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về chiến thắng của Ngô quyền trên sông Bạch Đằng nhờ
vào lợi dụng hiện tượng thủy triều.
2.3.4.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bằng các dạng bài
Hình 11.3 – Biên độ nhiệt độ năm thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dương
tập
a. Bài tập về nhà
Bài tập về nhà là bài ra cho HS về nhà làm nhằm vận dụng những kiến thức đã
học, từ đó giải quyết nhiệm vụ mới nhằm hình thành kiến thức mới; củng cố
kiến thức đã học; rèn luyện kĩ năng; phát triển khả năng tư duy; năng lực hoạt
động độc lập; rèn luyện và hình thành các phẩm chất khác nhau cho HS.

b. Tác dụng của bài tập về nhà
Bài tập về nhà có nhiều tác dụng trong quá trình dạy học:

8


- Tăng cường tính độc lập, thái độ tích cực làm việc, trách nhiệm làm việc của
HS trong học tập, nghiên cứu.
- Bài tập về nhà có tác dụng củng cố và mở rộng kiến thức bài học.
- Bài tập về nhà có tác dụng phát triển trí thông minh, rèn luyện thói quen thực
hiện các nhiệm vụ, bồi dưỡng kĩ năng tự học, tự nghiên cứu.
- Bài tập về nhà có tác dụng giáo dục những đức tính tốt cho người lao động
như: tinh thần vượt khó, ý thức hoàn thành nhiệm vụ.
c. Quy trình ra bài tập về nhà
Bước 1: Xây dựng bài tập về nhà
Bước 2: Hướng dẫn HS thực hiện bài tập về nhà
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện bài tập về nhà
d. Các dạng bài tập về nhà
* Bài tập với bản đồ - lược đồ, bảng số liệu
- Sử dụng bài tập với lược đồ ở cuối bài trong SGK.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 12 – Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính, GV
đưa ra bài tập về nhà số 3, SGK trang 48: Dựa vào hình 12.2 và hình 12.3, hãy
trình bày hoạt động của gió mùa vùng Nam Á và Đông Nam Á.

Hình 12.2 - Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 7

9


Sau khi giao bài tập cho HS, GV hỏi HS yêu cầu của bài tập này ? Sử dụng lược


Hình 12.3 - Các khu áp cao, áp thấp trong tháng 1
đồ nào ?
Đây là bài tập với bản đồ - lược đồ. Vì vậy cần bám vào lược đồ hình 12.2 và
12.3.
* Đối với lược đồ hình 12.2 GV hướng dẫn:
+ Đọc tên và xác định vị trí các áp cao, áp thấp (so với chí tuyến Bắc – Nam),
xác định các hướng gió thổi từ khu áp cao đến khu áp thấp (so với Xích đạo), vị
trí dãi hội tụ FIT ở châu Mĩ, châu Phi, châu Á.
+ Hãy giải thích sự hình thành các khu vực áp cao, áp thấp trong tháng 7 trên
hình 12.2. GV dựa vào kiến thức tàng trữ ở hình 12.1 để dẫn dắt HS đến việc
giải thích nguyên nhân hình thành khu vực cao, hạ áp trong tháng 7.
+ Vì sao dãi hội tụ trong tháng 7 lại lên cao như thế ?
+ GV hướng dẫn HS quan sát các mũi tên chỉ khối khí chuyển dịch từ áp cao chí
tuyến Ấn Độ Dương vượt qua xích đạo làm cho dãi hội tụ bị dẩy lên cao vượt
qua chí tuyến Bắc ở khu vực Ấn Độ và Nam Trung Hoa.
* Đối với hình 12.3, GV hướng dẫn:
+ Đọc lược đồ, xác định tên và vị trí các khu áp cao, áp thấp (so với chí tuyến
Bắc và Nam), xác định hướng gió thổi từ khu áp cao đến khu áp thấp (so với
xích đạo), vị trí dãi hội tụ FIT ở Nam Mĩ, Nam Phi và Đông Nam Á.
+ Giải thích các nơi có gió mậu dịch ? (Nguyên nhân do áp cao chí tuyến).
+ Nguyên nhân nào làm thay đổi khí áp ? (Do sự nóng lên, lạnh đi không đồng
đều giữa lục địa và đại dương theo mùa).
+ GV tổng hợp kiến thức cần nắm.
- Sử dụng tập bản đồ thế giới và các châu lục để ra bài tập về nhà.
Ví dụ 1: Dựa vào SGK và bản đồ Tự nhiên thế giới hoặc tập bản đồ thế giới và
các châu lục hoàn thành bảng sau:
Sông
Nơi bắt
Chiều dài Diện tích Nguồn cung cấp

nguồn
(km)
lưu vực
nước chính
2
(km )
Nin
A – ma – dôn
Vôn – ga
10


I – ê – nít - xây
* Bài tập với số liệu thống kê
Đối với bảng số liệu thống kê có nhiều dạng, mỗi dạng lại có cách nhận
xét, phân tích riêng đặc trưng: Dạng bảng nhiệt độ trung bình, biên độ
nhiệt độ năm, tổng lượng bức xạ,…
* GV hướng dẫn như sau:
- Xác định tên, đơn vị của bảng số liệu.
- Xác định nội dung bài tập đề xem bài tập yêu cầu gì (nhận xét, chứng
minh, phân tích, giải thích nguyên nhân,…).
- Tìm mối quan hệ giữa các cột, dòng, cột – dòng đề phân tích, tính toán.
Quá trình làm bài tập phải luôn đưa ra số liệu để chứng minh.
- Cách trình bày nội dung bài làm.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 11, GV yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK trang 43.
Dựa vào bảng số liệu: Sự thay đổi của nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt độ
năm theo vĩ độ địa lí ở Bắc bán cầu.
Nhiệt độ trung bình
Biên độ nhiệt năm(0C)
năm(0C)

00
24,5
1,8
0
20 B
25,0
7,4
0
30 B
20,4
13,3
0
40 B
14,0
17,7
0
50 B
5,4
23,8
0
60 B
-0,6
29,0
0
70 B
- 10,4
32,2




Hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên
độ nhiệt độ trung bình năm.
b. Bài tập tính toán, xử lí số liệu
Các bài tập tính toán trong phần địa lí tự nhiên 10 thường có các dạng sau:
- Bài tập tính múi giờ
- Tính góc nhập xạ
- Tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh
- Tính độ cao của một đỉnh núi
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 5: "Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả
chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất", GV yêu cầu HS làm bài tập 3
trong SGK trang 21.
* Hướng dẫn làm bài
-1 múi giờ = 150 kinh tuyến
- Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT ( Greenwich Mean Time).
- Những địa điểm nằm ở kinh độ đông thì giờ sớm hơn GMT
- Những địa điểm nằm ở kinh độ Tây thì giờ muộn hơn GMT.
Vĩ độ

11


Đáp án: Vậy giờ GMT đang 24h ngày 31 – 12 thì ở Việt Nam là 7h ngày 1 – 1.
Ví dụ 2: Tính giờ trên Trái Đất.
a. Một trận đấu bóng đá ở Anh được tổ chức vào lúc 15 giờ ngày 08/3/2009, được truyền hình
trực tiếp. Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các kinh độ ở các quốc gia trong bảng sau đây:

Vị trí
Việt Nam
Anh
Nga

Úc
Hoa Kỳ
0
0
0
0
Kinh độ
105 Đ

105 Đ
105 Đ
1050Đ
Giờ
15h
Ngày, tháng
08/03
b. Ở Việt Nam vào giờ nào trong ngày 08/3/2009 thì các địa điểm khác trên Trái
Đất có cùng ngày 08/3 nhưng giờ lại khác nhau? Giải thích tại sao?
* Giải
a. Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các quốc gia.
- Từ kinh độ của các quốc gia ta suy ra giờ các nước so với giờ ở Anh như sau: Nga sớm hơn
ở Anh 3 giờ, Việt Nam sớm hơn 7 giờ, Ôxtrâylia sớm hơn 10 giờ. Còn Hoa Kì muộn hơn 8
giờ => kết quả

Vị trí
Việt Nam
Anh
Nga
Úc
Hoa Kỳ

0
0
0
0
Kinh độ
105 Đ

105 Đ
105 Đ
1050Đ
Giờ
22h
15h
18h
1h
7h
Ngày, tháng
08/03
08/03
08/03
0/03
08/03
- Ở Việt Nam vào thời điểm 18 giờ ngày 8/3/2009 thì mọi nơi trên Trái Đất có
cùng ngày 08/3 nhưng có giờ khác nhau.
- Vì Việt Nam ở múi giờ số 7, mà múi giờ số 12 là nơi có ngày sớm nhất. Vậy
lúc đó múi giờ số 12 là 18 + 5 = 23 giờ ngày 8/3, còn múi giờ số 13 có ngày trễ
nhất, lúc đó là 0 giờ ngày 08/3.
* Bài tập với biểu đồ
Các bài tập với biểu đồ bao gồm: kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng nhận xét phân tích
biểu đồ, kĩ năng lập bảng số liệu biểu đồ.

a. Hướng dẫn HS cách nhận dạng để vẽ biểu đồ
Xem yêu cầu đề bài vẽ loại biểu đồ gì?
- Đối với dạng lời dẫn chỉ định:
Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện lượng mưa các
tháng trong năm của Việt Nam ?
- Đối với dạng lời dẫn kín: Như khi gặp các dạng đề bài yêu cầu: “Em hãy vẽ
biểu đồ thích hợp thể hiện…” hay “Em hãy vẽ biểu đồ thể hiện…”
Trong trường hợp này cần lưu ý đến chức năng của các loại biểu đồ.
+ Biểu đồ tròn, cột chồng, miền, vuông có ưu thế trong thể hiện cơ cấu.
+ Biểu đồ đường có ưu thế trong thể hiện nhịp điệu phát triển của sự vật địa lí.
+ Biểu đồ cột thể hiện tốt về quy mô, độ lớn,…của sự vật và hiện tượng địa lí.
b. Hướng dẫn HS cách vẽ các loại biểu đồ
- Lựa chọn vị trí vẽ biểu đồ thích hợp.
- Ghi tên biểu đồ (có thể ghi trên hoặc dưới biểu đồ), tên biểu đồ thường trùng
với yêu cầu của đề bài.
- Trình bày rõ ràng.

12


- Ghi đầy đủ kí hiệu và số liệu trên biểu đồ.
- Ghi chú biểu đồ phải theo thứ tự đề bài cho.
c. Hướng dẫn HS nhận xét biểu đồ
- Xem biểu đồ hình gì (cột, tròn, miền,…), các đơn vị trên biểu đồ tính bằng gì.
- Xem tên biểu đồ gì, đọc chú giải.
- Sử dụng các phép tính dựa vào các số liệu trong biểu đồ để so sánh, đối chiếu
rút ra nhận xét và kết luận cần thiết.
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau:
Địa phương
Nhiệt độ trung bình tháng

Nhiệt độ trung bình tháng
0
1( C)
7(0C)
Hà Nội
17
29,2
Huế
19
29,5
TP. Hồ Chí Minh
23
29,3
Vẽ biểu đồ cột ghép thể hiện nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7 của
các địa điểm trên.
Hướng dẫn vẽ biểu đồ
- Xác định loại biểu đồ cần vẽ: biểu đồ cột ghép
- Hướng dẫn cách vẽ:
+ Trục tung thể hiện nhiệt độ trung bình.
+ Trục hoành biểu thị các địa phương.
+ Khoảng cách giữa các cột phù hợp khoảng cách các năm.
+ Ghi số liệu lên các cột.
+ Ghi tên biểu đồ (có thể ghi trên hoặc dưới biểu đồ).
+ Lập bảng chú giải.
Ví dụ 2: Cho các bảng số liệu sau:
Địa điểm A:
Tháng
I
II
III IV V VI VII VIII IX X XI XII

0
Nhiệt độ( C)
9
11 13 15 19 21 23 20
17 15 12 11
Lượng
120 100 80 60 40 30 10 15
30 90 110 100
mưa(mm)
Địa điểm B:
Tháng
I
II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
0
Nhiệt độ( C) 9
11 13 15 19 21 23 20
17 15 12 11
Lượng
10 12 10 9
14 30 40 30
20 15 15 10
mưa(mm)
a.Biểu đồ thích hợp biểu hiện các bảng số liệu trên.
b. Qua các bảng số liệu trên hãy nêu tên các kiểu khí hậu tại các địa điểm A, B.
Cho nhận xét và giải thích các đặc điểm khí hậu trên.
Hướng dẫn HS:
a. Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ kết hợp cột (thể hiện lượng mưa) và đường (thể hiện
nhiệt độ). Mỗi biểu đồ vẽ đúng, chính xác, thẩm mĩ, trực quan, có tên, chú giải.
b. Nhận xét:
13



Nêu tên các kiểu khí hậu và đặc điểm của các kiểu khí hậu đó.
Địa điểm A: Kiểu khí hậu Địa Trung Hải
Địa điểm B: Kiểu khí hậu cận cực ôn đới
* Bài tập từ bảng kiến thức
Ví dụ 1: Sau khi học xong bài 3 để chuẩn bị bài 4 thực hành GV có thể giao bài tập về
nhà để HS hoàn thành bảng kiến thức sau: kết hợp với bản đồ hình 2.2, 2.3, 2,4 SGK trang
12, 13 và 14.

Tên bản đồ

Phương pháp biểu hiện
Tên phương pháp
Đối tượng biểu
Khả năng biểu
biểu hiện
hiện
hiện

Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 21 – Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới GV sử dụng
bảng kiến thức sau cho HS ôn bài.

Tên quy luật

Khái niệm

Nguyên nhân

Biểu

hiện

Quy luật địa đới
Quy luật phi địa đới

Quy luật
địa ô
Quy luật
đai cao

* Bài tập với sơ đồ hóa
Dạng 1: Điền kiến thức vào ô trồng thích hợp trong sơ đồ
Hãy hoàn thiện sơ đồ vòng tuần hoàn của nước ?

a. vòng tuần hoàn nhỏ của nước
b. vòng tuần hoàn lớn của nước
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
Bước 2: Hướng dẫn học sinh làm bài với sơ đồ
Bước 3 : HS trình bày, bổ sung.
Bước 4 : GV chiếu sơ đồ hoàn thiện để đối chiếu và chuẩn kiến thức. Đồng thời
đánh giá kết quả làm việc của HS.
14


Sơ đồ hoàn thiện vòng tuần
hoàn nhỏ của nước.

Sơ đồ hoàn thiện vòng tuần
lớn của nước


Dạng 2: Sắp xếp nội dung và dùng mũi tên nối các sơ đồ thích hợp.
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỐC
ĐỘ DÒNG CHẢY CỦA SÔNG

Độ dốc lòng sông

Độ dốc lớn
Nước chảy
chậm

Sông hẹp

Sông rộng

Nước chảy
nhanh

Nước chảy
chậm

Dạng 3: Xây dựng sơ đồ, cho HS tra cứu tài liệu học tập đề tìm kiến thức
mới

15


Ví dụ: dạy mục II - Các mùa trong năm - Bài 6: Hệ quả chuyển động xung
quanh Mặt trời của Trái Đất
Bước 1 : Giao nhiệm vụ
Dựa vào hiểu biết, kết hợp kênh chữ trang 23 SGK Địa lí 10, trao đổi theo cặp

đôi để trình bày những hiểu biết về các mùa theo dương lịch ở Bắc bán cầu.
Bước 2 : Giáo viên chiếu sơ đồ, HS làm việc theo cặp đôi.

Bước 3 : HS lên bảng trình bày, chỉ trên sơ đồ.
Bước 4 : Các HS khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn hóa kiến thức, chốt lại vấn
đề, kiến thức cơ bản cần nắm.
* Bài tập nhận thức
Dạng 1: Bài tập nhận thức liên hệ thực tế địa phương
Ví dụ: Hãy tìm hiểu những vấn đề môi trường ở địa phương em để hoàn thành
bảng sau:
Vấn đề môi
trường
Ô nhiếm
nước
Ô nhiễm
không khí
Ô nhiễm
tiếng ồn
Suy giảm đa
dạng sinh học
Vấn đề khác

Biểu hiện

Nơi xẩy ra

Hậu quả

Biện pháp
khắc phục


Dạng 2: Bài tập nhận thức đúng – sai, giải thích
Ví dụ: Vận dụng kiến thức đã học bài 15 và hiểu biết bản thân, hãy xác định
những câu sau đây đúng hay sai? Giải thích

16


Câu khẳng định
Đúng
a. Sông Nin là sông dài nhất thế giới.
b. Sông Amadôn là sông lớn nhất thế
giới.
c. Mỗi năm sông Vonga đóng băng gần 4
tháng.
d. Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho
sông Iênítxây là nước mưa và nước ngầm.

Sai

Tại sao

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
a. Đối với giáo viên
Việc hướng dẫn học sinh tự học với các phương pháp khác nhau phù hợp
với tuwngf đối tượng HS đã thực sự phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cao
trong dạy và học.
Về phía giáo viên: phần lớn giáo viên trong tổ, nhóm đi dự giờ đều thấy
được lợi ích của việc hướng dẫn học sinh tự học bằng hệ thống các câu hỏi hoặc
các dạng bài tập, thông qua bản đồ bảng số liệu….Từ đó học sinh khắc sâu được

kiến thức trên lớp đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh
Về phía học sinh: đa số học sinh hiểu bài, hứng thú tham gia các hoạt
động, làm việc tích cực. Các em đã có ý thức tự học, tự tìm tòi, vì vậy kiến thức
các em thu lượm được sẽ “bền” hơn.
Tôi đã chọn đối tượng thực nghiệm là các lớp 10A4,10A5,10A6 để tiến
hành dạy theo phương pháp này. Và kết quả thu được như sau:
Học kì I, năm học 2017 – 2018:

Đối tượng
điều tra
10A4,10A5, 10A6
(120 học sinh)

Chưa tự học ở
nhà
85 học sinh
(70.8%)

Có tự học ở nhà
35 học sinh
(29,2%)

Tự làm tốt các
bài tập ở nhà
0 học sinh
(0%)

Học kì II, năm học 2017 – 2018:

Đối tượng

điều tra
10A4,10A5, 10A6
(120 học sinh)

Chưa tự học ở
nhà
0 học sinh
(0%)

Có tự học ở nhà
90 học sinh
(75,0%)

Tự làm tốt các
bài tập ở nhà
40 học sinh
(25%)

Sau khi dạy xong bài 16 " Sóng. Thủy triều. Dòng biển”, tôi đã tiến hành
kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của học sinh với câu hỏi: “Em hãy cho biết
ở vùng chí tuyến, bờ nào của lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều, bờ nào của lục
địa có khí hậu khô? Tại sao?”.
Kết quả được trình bày trong bảng như sau:

Lớp
10A4,10A5, 10A6
(120 học sinh)

Giỏi
SL

35

%
29,2

Khá
SL
55

%
45,8

Trung bình
SL
%
30
25

Yếu
SL
%
0
0

17


Nhìn vào bảng trên có thể thấy được kết quả học tập của học sinh khá cao. Cụ
thể tỉ lệ khá giỏi đạt hơn 70%, không có yếu.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Trong quá trình tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, việc hướng
dẫn học sinh tự học ở nhà trong phần địa lí tự nhiên lớp 10 đã tạo ra không khí
lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú, tích cực và độc lập trong quá trình lĩnh hội tri
thức, mà còn giúp học sinh hình thành các năng lực như: năng lực tư duy tổng
hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê… Từ đó cũng giúp
hình thành ở học sinh phương pháp học tập mới, từ tiếp thu thụ động sang chủ
động tìm tòi, phát hiện kiến thức, phát huy hết khả năng tư duy và tính tích cực
của mình.
Những kết quả trên cho thấy việc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà có ý
nghĩa rất lớn trong việc nhận thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học trong nhà trường. Mặc dù trong phạm vi đề tài này tôi chỉ áp dụng ở
phần địa lí tự nhiên lớp 10, nhưng phương pháp này có thể áp dụng ở nhiều phần
khác. Từ đó giúp học sinh biết cách khai thác các nguồn kiến thức từ nhiều
phương tiện khác nhau.
3.2. Kiến nghị
Thứ nhất: Các nhà trường cần trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ
dùng… để tạo điều kiện cho giáo viên trong việc nghiên cứu và sử dụng kênh
hình trong giảng dạy. Hiện nay do điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, nên
hầu hết các trường trung học phổ thông đều chưa có phòng máy riêng, vì vậy
việc áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu đa năng, để tiện
cho việc chưa được phát huy. Vì vậy tôi xin có ý kiến đề xuất là mỗi trường nên
được trang bị phòng máy để đáp ứng nhu cầu học ngày càng cao của học sinh.
Thứ hai: đối với giáo viên, cần được sưu tầm nhiều hơn các dạng câu hỏi,
các bài tập, các bản đồ lược đồ để học sinh về nhà hoàn thiện kiến thức đồng
thời tìm kiến thức mới.
Thứ ba: trong quá trình học tập, học sinh phải trang bị cho mình các đồ
dùng học tập cần thiết. Đồng thời phải tự lực thực hiện các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra
để thể hiện tính sáng tạo và khả năng tư duy của chính mình.


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Lê Thị Chinh

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tập huấn “Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh” – Bộ Giáo dục và đào tạo, năm 2014.
2. Hướng dẫn khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, tác
giả Lê Thông- Vũ Đình Hòa- Phạm Ngọc Trụ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2010.
3. Tài liệu tập huấn “Giáo dục kĩ năng sống trong môn Địa lí” – Bộ Giáo
dục và đào tạo, năm 2010
4. Những phương pháp dạy học tích cực - NXB Hà Nội
5. Sách giáo khoa và sách giáo viên địa lí 10 - NXB GD

19


20




×