SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TỰ LÀM MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ĐƠN GIẢN
SAU KHI HỌC BÀI “CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG
CỦA MỘT VẬT CĨ MẶT CHÂN ĐẾ” (SGK VẬT LÍ 10 THPT)
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hoàng Thanh
Chức vụ: Giáo viên, tổ trưởng chun mơn
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Vật lí
THANH HOÁ NĂM 2017
1
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài…………............…...…….…………………
1.2 Mục đích nghiên cứu…………………...................…………
1.3 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………….….......………………
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận ..................................................................................
2.1.1 Chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy
học Vật lí ở trường phổ thơng................................................................
2.1.1.1 Các u cầu đối với việc chế tạo các dụng cụ thí nghiệm
đơn giản.........................................................................................
2.1.1.2 Sự cần thiết của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn
giản trong dạy học Vật lí.......................................................
2.1.1.3 Thí nghiệm Vật lí ở nhà là một loại bài tập mà giáo viên
giao cho từng học sinh hoặc nhóm học sinh thực hiện ở nhà.......
2.1.2 Tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập ..
2.1.2.1 Tính tích cực trong học tập của học sinh..........................
2.1.2.2. Năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập
2.2 Thực trạng vấn đề …………………………………..............
2.2.1 Tình hình giảng dạy của giáo viên.................................................
2.2.2 Tình hình học tập của học sinh......................................................
2.2.3 Tình hình thiết bị thí nghiệm..........................................................
2.2.4 Ngun nhân về thực trạng học tập của học sinh ................................
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề............................
2.3.1 Quy trình thực hiện........................................................................
2.3.2 Các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đã giao cho học sinh thực hiện
và một số sản phẩm của học sinh....................................................
2.3.2.1 Thí nghiệm nghiên cứu về trọng tâm vật rắn............
2.3.2.2 Thí nghiệm nghiên cứu các dạng cân bằng của vật rắn...
2.3.2.3 Thí nghiệm nghiên cứu mức vững vàng của vật có mặt chân
đế..........................................................................................
2.3.3 Tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm, tiến hành thí nghiệm
với thiết bị đã chế tạo............................................................................
2.4 Hiệu quả của giải pháp...................................................................
2.4.1 Đối với học sinh............................................................................
2.4.2 Đối với bản thân giáo viên............................................................
Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
3
3
4
5
5
5
6
6
6
6
6
7
7
7
7
9
10
12
12
12
13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận...........................................................................................
3.2 Kiến nghị.........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
13
13
15
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thế giới trên mọi lĩnh vực và để
đạt được mục tiêu xây dựng thành công Chủ nghĩa Xã hội, Đảng và nhà nước ta
luôn coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và đang thực hiện q trình đổi mới
giáo dục một cách tồn diện nhằm mục tiêu“ đào tạo con người Việt Nam phát
triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1] .
Luật GD đã nêu “ Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình
cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”
Vật lí là một mơn khoa học thực nghiệm vì vậy một trong những khâu quan
trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học Vật lí là phải tăng cường các
hoạt động thực nghiệm của học sinh trong quá trình học tập. Học sinh khơng
những cần được làm quen và tiến hành thí nghiệm trong giờ học chính khóa mà
cịn ở các giờ học tự chọn, khơng những trên lớp học mà cịn ở ngồi lớp, ở nhà.
Việc đưa thí nghiệm vào dạy học làm cho học sinh tiếp cận với con đường
nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học và tiếp thu các kiến thức một cách dễ
dàng và sâu sắc hơn. Thông qua hoạt động thực nghiệm vật lý, học sinh sẽ được
củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo; giáo dục tổng hợp và tinh thần làm việc tập thể;
kích thích sự hứng thú, phát huy cao độ tính tích cực và phát triển năng lực sáng
tạo.
Đặc biệt, hình thức tố chức cho học sinh tự thiết kế, chế tạo dụng cụ và tiến
hành các thí nghiệm đơn giản sẽ đem lại hiệu quả dạy học rất cao vì nó phù hợp
với đặc thù bộ môn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay là lấy
người học làm trung tâm. Lúc này học sinh tiến hành thí nghiệm Vật lí trong
điều kiện khơng có sự giúp đỡ, kiểm tra trực tiếp của giáo viên vì vậy địi hỏi
cao độ tính tự giác, tự lực, tích cực của học sinh trong học tập. Cũng khác với
các loại thí nghiệm khác, thí nghiệm Vật lí ở nhà chỉ địi hỏi học sinh sử dụng
các dụng cụ thông dụng trong đời sống, những vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền hoặc các
dụng cụ thí nghiệm đơn giản được học sinh chế tạo từ những vật liệu này. Chính
đặc điểm này tạo nhiều cơ hội phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong
việc thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ nhằm hoàn thành nhiệm vụ được
giao. [3]
1
Qua quá trình dạy học bài “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có
mặt chân đế” (SGK Vật lí 10 THPT), tơi nhận thấy bài học này khơng có thí
nghiệm theo u cầu của SGK, tuy nhiên kiến thức bài học có sự liên hệ thực tiễn
rất phong phú, rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Có thể
sử dụng rất nhiều dụng cụ và thí nghiệm đơn giản, dễ kiếm từ cuộc sống để minh
họa cho bài học. Chính vì vậy tôi đã giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh tự thiết
kế, chế tạo và tiến hành một số thí nghiệm đơn giản liên quan đến nội dung bài
học và nhận thấy hiệu quả rất tốt của hoạt động này. Vì vậy tơi xin trao đổi kinh
nghiệm với các bạn đồng nghiệp qua đề tài SKKN năm 2017 của tôi là: “PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC
SINH THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ LÀM MỘT SỐ THÍ
NGHIỆM ĐƠN GIẢN SAU KHI HỌC BÀI “CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN
BẰNG CỦA MỘT VẬT CĨ MẶT CHÂN ĐẾ” (SGK VẬT LÍ 10 THPT).
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động cho học sinh thiết kế, chế tạo và tiến
hành các thí nghiệm đơn giản sau khi học bài “Các dạng cân bằng. Cân bằng
của một vật có mặt chân đế” (SGK Vật lí 10 THPT) nhằm củng cố, đào sâu, mở
rộng các kiến thức đã học, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo
của học sinh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thiết kế, chế tạo và tiến hành các thí nghiệm đơn giản liên quan
đến nội dung bài học “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân
đế” (SGK Vật lí 10).
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
Phương pháp thực hành thí nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học
Vật lí ở trường phổ thơng
2.1.1.1 Các u cầu đối với việc chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản
- Việc chế tạo dụng cụ thí nghiệm địi hỏi ít vật liệu. Các vật liệu này đơn giản,
rẻ tiền, dễ kiếm. [2]
- Dễ chế tạo dụng cụ thí nghiệm từ việc gia công các vật liệu bằng các cơng cụ
thơng thường như kìm, b, kéo, cưa, giũa. Chính nhờ đặc điểm này của các
dụng cụ thí nghiệm đơn giản, trong một số trường hợp, ta có thể làm được một
số thí nghiệm mà khơng thể tiến hành được với các dụng cụ có sẵn trong phịng
thí nghiệm. [2]
- Dễ lắp ráp, tháo rời các bộ phận của dụng cụ thí nghiệm. Vì vậy, với cùng
một dụng cụ thí nghiệm, trong nhiều trường hợp ta chỉ cần thay thế các chi tiết
phụ trợ là có thể làm được thí nghiệm khác. [2]
- Dễ bảo quản, vận chuyển và an tồn trong chế tạo cũng như trong q trình
bố trí, tiến hành thí nghiệm. [2]
- Việc bố trí và tiến hành thí nghiệm với những dụng cụ thí nghiệm cũng đơn
giản, không tốn nhiều thời gian. [2]
- Hiện tượng Vật lí diễn ra trong thí nghiệm với dụng cụ thí nghiệm đơn giản
phải rõ ràng, dễ quan sát. [2]
2.1.1.2 Sự cần thiết của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong
dạy học Vật lí
- Việc giao cho học sinh nhiệm vụ thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí
nghiệm đơn giản để tiến hành các thí nghiệm Vật lí có tác dụng trên nhiều mặt
góp phần nâng cao chất lượng kiến thức, phát triển năng lực hoạt động trí tuệ thực tiễn độc lập và sáng tạo của học sinh. [2]
- Do được tự tay chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để tiến hành các
thí nghiệm, học sinh nắm vững kiến thức hơn, chính xác và bền vững hơn.
Trong nhiều trường hợp, việc tiến hành thí nghiệm, giải thích hoặc tiên đốn kết
quả thí nghiệm địi hỏi học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở nhiều
phần khác nhau của Vật lí. Thơng qua đó, các kiến thức mà học sinh lĩnh hội
được củng cố, đào sâu, mở rộng và hệ thống hóa. [2]
- Việc sử dụng các thí nghiệm đơn giản trong dạy học Vật lí ở trường phổ
thơng cịn cần thiết, bởi vì với các thiết bị có sẵn trong phịng thí nghiệm, trong
nhiều trường hợp, “cái hiện đại” của các thiết bị này che lấp mất bản chất Vật lí
của hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm mà học sinh cần nhận thức rõ. [2]
- Lịch sử phát triển của Vật lí cho thấy: Những phát minh cơ bản thường gắn
với các dụng cụ thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu nguyên tắc của những thí
nghiệm do các nhà bác học đã tiến hành (thí nghiệm của Ga-li-lê về chuyển
động nhanh dần đều trên máng nghiêng, thí nghiệm con lắc Huy-gen xác định
gia tốc trọng trường, thí nghiệm của Tơ-ri-xe-li xác định áp suất khí quyển, các
thí nghiệm lịch sử về các định luật chất khí, các thí nghiệm của Fa-ra-đây về
cảm ứng điện từ...) góp phần chỉ ra cho học sinh thấy con đường hình thành và
3
phát triển các kiến thức Vật lí, bồi dưỡng cho học sinh các phương pháp nhận
thức Vật lí, đặc biệt là phương pháp thực nghiệm. [2]
- Nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và tiến hành các
thí nghiệm với chúng làm tăng hứng thú học tập, tạo niềm vui vủa sự thành công
trong học tập, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học
sinh. [2]
- Ngoài ra, dụng cụ thí nghiệm đơn giản tự làm cịn có ưu điểm là phục vụ rất
kịp thời và đắc lực cho việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, nâng cao
hiệu quả dạy học, thậm chí của từng giờ học. [2]
2.1.1.3 Thí nghiệm Vật lí ở nhà là một loại bài tập mà giáo viên giao cho từng
học sinh hoặc nhóm học sinh thực hiện ở nhà
- Khác với các loại thí nghiệm khác, học sinh tiến hành thí nghiệm Vật lí
trong điều kiện khơng có sự giúp đỡ, kiểm tra trực tiếp của giáo viên.Vì vậy, loại
thí nghiệm này đòi hỏi cao độ tự giác, tự lực của học sinh trong học tập. [3]
- Cũng khác với các loại thí nghiệm khác, thí nghiệm Vật lí ở nhà chỉ địi hỏi
học sinh sử dụng các dung cụ thơng dụng trong đời sống, những vật liệu dễ
kiếm, rẻ tiền hoặc các dụng cụ thí nghiệm đơn giản được học sinh chế tạo từ
những vật liệu này. Chính đặc điểm này tạo nhiều cơ hội phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh trong việc thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ nhằm
hoàn thành nhiệm vụ được giao. [3]
- Loại thí nghiệm này khác với các loại bài làm khác của học sinh ở nhà ở chỗ:
Nó địi hỏi sự kết hợp giữa hoạt động trí óc và hoạt động chân tay của học sinh.
[3]
- Với những đặc điểm trên, thí nghiệm Vật lí ở nhà có tác dụng trên nhiều mặt
đối với việc phát triển nhân cách của học sinh: Quá trình tự lực thiết kế phương
án thí nghiệm, lập kế hoạch thí nghiệm, chế tạo hoặc lựa chọn dụng cụ, bố trí
tiến hành thí nghiệm, xử lí kết quả thí nghiệm thu thập được góp phần vào việc
phát triển năng lực hoạt động trí tuệ - thực tiễn của học sinh. Việc thực hiện và
hoàn thành các công việc trên sẽ làm tăng rõ rệt hứng thú học tập, tạo niềm vui
của sự thành công trong học tập của học sinh. Việc thiết kế phương án thí
nghiệm, tiên đốn hoặc giải thích các kết quả thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải
huy động các kiến thức đã học, mà nhiều khi ở các phần khác nhau của Vật lí.
Nhờ vậy, chất lượng kiến thức của học sinh được nâng cao. Thí nghiệm Vật lí ở
nhà có tác dụng làm phát triển những kĩ năng, kĩ xảo thí nghiệm, các thói quen
của người làm thực nghiệm mà học sinh đã thu được trong các loại thí nghiệm
khác. [3]
- Loại thí nghiệm này cũng tạo điều kiện cho giáo viên cá thể hóa q trình
học tập của học sinh bằng cách giao cho các đối tượng học sinh khác nhau
nhiệm vụ chế tạo dụng cụ thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm với mức độ khó dễ
khác nhau, nơng sâu khác nhau và mức độ hướng dẫn khác nhau về cách chế
tạo, lựa chọn dụng cụ, tiến hành thí nghiệm... được thể hiện trong đề bài. [3]
- Khi sử dụng loại thí nghiệm này trong dạy học Vật lí, giáo viên cần bố trí
thời gian để học sinh báo cáo trước toàn lớp các kết quả đã đạt được, giới thiệu
4
những sản phẩm của mình, nhận được sự đánh giá của giáo viên và tập thể cũng
như động viên và khen thưởng kịp thời. [3]
- Thí nghiệm Vật lí ở nhà không những nhằm đào sâu, mở rộng các kiến thức
đã học mà trong nhiều trường hợp các kết quả mà học sinh thu được sẽ là cứ liệu
thực nghiệm cho việc nghiên cứu kiến thức mới ở các bài học sau trên lớp. Nội
dung của các thí nghiệm Vật lí ở nhà khơng phải là sự lặp lại ngun xi các thí
nghiệm đã làm ở trên lớp mà phải có nét mới, khơng đơn thuần chỉ là sự tiến
hành thí nghiệm với những hướng dẫn chi tiết. [3]
- Nội dung các loại bài làm ở nhà này rất phong phú, có thể ra nhiều dạng khác
nhau: Mơ tả phương án thí nghiệm, yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm, tiên
đốn hoặc giải thích kết quả thí nghiệm; cho trước các dụng cụ, yêu cầu học sinh
thiết kế phương án thí nghiệm để đạt được một mục đích nhất định (quan sát
thấy một hiện tượng, xác định được một đại lượng Vật lí); yêu cầu học sinh chế
tạo một dụng cụ thí nghiệm đơn giản từ các vật liệu cần thiết cho trước, rồi tiến
hành thí nghiệm với những dụng cụ này nhằm đạt được một mục đích nào đó...
Nội dung của các thí nghiệm Vật lí ở nhà có thể mang tính chất định tính hoặc
định lượng. [3]
2.1.2 Tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập
2.1.2.1 Tính tích cực trong học tập của học sinh
a) Khái niệm tính tích cực trong học tập
Tính tích cực trong học tập là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự cố
gắng cao về nhiều mặt trong học tập. Học tập là một trường hợp riêng của nhận
thức “một sự nhận thức làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo
của giáo viên” (P.N.Erddơniev, 1974). Vì vậy, nói tới tích cực học tập thực chất
là nói đến tích cực nhận thức. Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động
nhận thức của học sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị
lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức. [7]
b) Các biểu hiện của tính tích cực trong học tập
Tính tích cực của học sinh trong học tập biểu hiện qua các hành động cụ
thể như: tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập; sẵn sàng, hồ hởi đón
nhận các nhiệm vụ; tự giác thực hiện các nhiệm vụ; mong muốn được đóng góp
ý kiến với giáo viên, với bạn bè; cố gắng hồn thành cơng việc bằng mọi cách;
thường xun trao đổi với bạn bè;…
2.1.2.2. Năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập
a) Khái niệm năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật
chất hoặc tinh thần, tìm ra các mới, giải pháp mới, cơng cụ mới, vận dụng thành
cơng những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới. [7]
b) Các biểu hiện của sự sáng tạo trong nghiên cứu vật lí
Những hành động của học sinh trong học tập có mang tính sáng tạo như:
đưa ra được các phương án thiết kế, chế tạo dụng cụ; đề xuất được những sáng
kiến kĩ thuật để thí nghiệm chính xác hơn, dụng cụ bền đẹp hơn; đưa ra dự đốn
kết quả các thí nghiệm; so sánh được các phương án thí nghiệm; vận dụng kiến
5
thức để giải thích hiện tượng vật lí, kết quả thí nghiệm hoặc các ứng dụng trong
kĩ thuật;...
2.2 Thực trạng vấn đề
Trên cơ sở thực tế dạy học bộ môn Vật lí ở trường THPT Yên Định 3,
huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, tơi nhận thấy một số thực trạng sau:
2.2.1 Tình hình giảng dạy của giáo viên
- Ở nhiều bài học, giáo viên vẫn mang nặng phương pháp truyền thụ,
thuyết trình, thơng báo.
- Giáo viên gần như chỉ tiến hành thí nghiệm biểu diễn trong các bài có
u cầu sử dụng thí nghiệm tối thiểu; ít chế tạo thêm các dụng cụ thí nghiệm;
- Các giáo viên rất ít tổ chức hướng dẫn cho học sinh tự thiết kế, chế tạo
và tiến hành các thí nghiệm vật lí.
- Đối với bài học “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt
chân đế” (SGK Vật lí 10) khơng có thí nghiệm được cấp vì vậy giáo viên giảng
dạy chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, chưa có giáo viên nào tổ chức
hoạt động cho học sinh tự thiết kế, chế tạo và tiến hành các thí nghiệm đơn giản
liên quan đến nội dung bài học.
2.2.2 Tình hình học tập của học sinh
- Kết quả học tập của rất nhiều học sinh chỉ ở mức độ nhớ các khái niệm,
hiện tượng, công thức và vận dụng được các công thức để giải các bài tập.
- HS chưa vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lí
trong thực tế, khơng biết về các ứng dụng của kiến thức vật lí trong đời sống và
kĩ thuật.
- Học sinh chưa hứng thú, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập.
- Các kĩ năng thực nghiệm còn rất yếu.
- Học sinh chưa từng được thiết kế, chế tạo các thí nghiệm đơn giản;
- Khả năng diễn đạt, thuyết trình của học sinh về một vấn đề còn rất kém,
thường lúng túng khi diễn đạt ý tưởng của mình hoặc điều muốn hỏi.
2.2.3 Tình hình thiết bị thí nghiệm của nhà trường
- Nhà trường được trang bị khá đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm tối thiểu
cho dạy học nội khóa theo yêu cầu SGK và các thiết bị thí nghiệm sử dụng tốt
và hiệu quả.
- Tuy nhiên các thí nghiệm khơng có trong danh mục thiết bị thí nghiệm
tối thiểu thì khơng được cấp vì vậy nhiều bài học trong SGK có nêu thí nghiệm
nhưng khơng có dụng cụ để tiến hành, trong đó có bài “Các dạng cân bằng. Cân
bằng của một vật có mặt chân đế” (SGK Vật lí 10)
- Các thiết bị thí nghiệm đơn giản tự làm rất ít.
2.2.4 Nguyên nhân về thực trạng học tập của học sinh
Việc dạy và học theo chương trình nội khố vẫn cịn rất nặng nề do điều
kiện thời gian hạn hẹp, trang thiết bị thí nghiệm chưa đầy đủ để tất cả các học
sinh đều được tham gia tiến hành thí nghiệm, việc dạy học trên lớp chưa tăng
cường hoạt động, phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học
sinh; các em ít được trực tiếp tiến hành các thí nghiệm và ít có điều kiện để vận
6
dụng kiến thức vào thực tiễn, nhiều em còn cảm thấy chưa u thích mơn học và
khơng tích cực trong học tập.
Trong dạy học nội khóa đã được trang bị một số thiết bị thí nghiệm tối
thiểu tuy nhiên những thiết bị chế tạo sẵn đó đơi khi khơng gần gũi và quen
thuộc với thực tiễn nên các em khó liên hệ và vận dụng vào cuộc sống. Đa số
các dụng cụ thí nghiệm được cấp đều là thí nghiệm định lượng phục vụ mục
đích nghiên cứu khảo sát các định luật vật lí, ít thí nghiệm định tính về các hiện
tượng vật lí.
Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc thay đổi phương pháp dạy học
nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả đối với mọi đối tượng học sinh và tất cả các
nội dung kiến thức.
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trước thực trạng đó, tơi thấy một trong những giải pháp để khắc phục là
đối với những bài học, những chương trong SGK có nội dung phù hợp, giáo
viên có thể tổ chức hoạt động cho HS tự thiết kế, chế tạo các dụng cụ thí nghiệm
đơn giản và sử dụng các dụng cụ đó để tiến hành các thí nghiệm để HS được vận
dụng kiến thức bài học giải thích các hiện tượng Vật lí có liên quan nhằm củng
cố, mở rộng các kiến thức trong chương trình nội khóa; rèn luyện khả năng vận
dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng Vật lí trong thực tiễn; rèn luyện kĩ
năng thực hành; kích thích sự hứng thú, tính tích cực và phát triển năng lực sáng
tạo của HS.
Và bài “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế”
(SGK Vật lí 10 THPT) là một bài rất phù hợp để áp dụng hình thức tổ chức trên
vì bài này khơng có thí nghiệm theo u cầu của SGK, tuy nhiên kiến thức bài
học có sự liên hệ thực tiễn rất phong phú, rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong
đời sống và kĩ thuật. Có thể sử dụng rất nhiều dụng cụ và thí nghiệm đơn giản,
dễ kiếm từ cuộc sống để minh họa cho bài học.
2.3.1 Quy trình thực hiện
- Bước thứ nhất: giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh. Giáo
viên định hướng và giúp đỡ trong quá trình học sinh tham gia thiết kế, chế tạo
các dụng cụ thí nghiệm và tiến hành các thí nghiệm về “Các dạng cân bằng.
Cân bằng của một vật có mặt chân đế”.
- Bước thứ hai: Tổ chức cho học sinh một tiết để các nhóm ra mắt sản
phẩm, trình bày và thuyết trình về các thí nghiệm mà nhóm mình đã chế tạo.
2.3.2 Các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đã giao cho học sinh thực hiện và
một số sản phẩm của học sinh
Tôi sẽ giao cho học sinh các nhiệm vụ học tập gồm: 03 nhiệm vụ chế tạo
dụng cụ thí nghiệm về trọng tâm của các vật rắn; 03 nhiệm vụ chế tạo dụng cụ
thí nghiệm để nghiên cứu sự cân bằng của vật có mặt chân đế; 05 nhiệm vụ
nghiên cứu các dạng cân bằng của vật rắn;
7
2.3.2.1 Thí nghiệm nghiên cứu về trọng tâm vật rắn
* Thí nghiệm 1: Thí nghiệm nghiên cứu trọng tâm của các vật rắn mỏng, phẳng
có hình dạng khác nhau
+ Mục đích: Xác định trọng tâm của các vật rắn mỏng, phẳng và có hình
dạng khác nhau. Nhận xét về vị trí trọng tâm của các vật.
+ Chế tạo vật mỏng, phẳng: Dùng tấm bìa giấy cứng (cắt từ các vỏ hộp
các tông) hoặc từ một miếng tôn sắt cắt thành các vật có hình dạng khác nhau
như sau:
.
Hình3. Các vật rắn mỏng phẳng có hình dạng khác nhau
Có các phương án sau để xác định trọng tâm của các vật rắn mỏng, phẳng:
Phương án 1: Xác định trọng tâm bằng cách dùng dây dọi
Phương án 2: Xác định trọng tâm bằng cách dịch vật dần ra ngoài mép bàn
Phương án 3: Xác định trọng tâm bằng cách đặt vật tựa trên đầu nhọn
Các dụng cụ cần thiết và bố trí thí nghiệm cho các phương án như các hình sau:
Hình 4. Xác định
trọng tâm bằng cách
dùng dây dọi
Hình 5. Xác định trọng Hình 6. Xác định trọng
tâm vật rắn bằng cách
tâm của vật rắn bằng
dịch vật ra ngoài mép bàn cách đặt vật tựa trên
8
đầu nhọn
+ Nhận xét: Phương án 3 cho kết quả chính xác nhất và dễ tiến hành nhất,
nhưng không sử dụng để xác định trọng tâm của những vật mỏng, phẳng có
dạng hình vành khăn hoặc đường như phương án 1 và 2.
+ Kết quả: Trọng tâm có thể nằm trên vật hoặc ở ngồi vật.
*Thí nghiệm 2: Thí nghiệm xác định trọng tâm của vật hình khối (củ khoai tây)
+ Mục đích: Vận dụng đặc điểm của trạng thái cân bằng của vật được treo
để xác định trọng tâm của vật hình khối (củ khoai tây)
+ Các dụng cụ cần thiết và bố trí thí nghiệm như hình 7.
+ Tiến hành: Treo củ khoai lên, xuyên 1 que thẳng dọc theo phương dây treo.
Làm như vậy với các vị trí khác trên củ khoai.
Hình 8. Hệ vật cân bằng
trên điểm tựa
* Thí nghiệm 3: Thí nghiệm nghiên cứu xem cần gắn kết các vật như thế nào để
được một hệ cân bằng trên điểm tựa (ý nghĩa của việc xác định trọng tâm)
+Mục đích: Tìm hiểu ý nghĩa của việc xác định trọng tâm vật rắn.
+ Các dụng cụ cần thiết và bố trí như hình 8.
+ Tiến hành: Đặt viên đất nặn tại các vị trí khác nhau trên thước để tìm vị trí
đặt sao cho hệ cân bằng.
+ Kết quả: hệ vật có điểm tựa cân bằng khi trọng tâm của hệ đặt trên điểm
tựa.
2.3.2.2 Thí nghiệm nghiên cứu các dạng cân bằng của vật rắn
* Thí nghiệm 4: Thí nghiệm nghiên cứu các trạng thái cân bằng của một cái
thước được treo.
+ Mục đích: Minh họa và tìm đặc điểm của các
trạng thái cân bằng của cái thước có trục quay cố
định.
+ Các dụng cụ cần thiết và bố trí như hình 9.
+ Tiến hành: treo thước cân bằng ở các vị trí
khác nhau của trục quay rồi xác định đặc điểm của
các dạng cân bằng.
9
+ Kết quả: Trạng thái cân bằng bền (trục quay ở trên trọng tâm) có vị trí
trọng tâm thấp nhất so với vị trí lân cận. Trạng thái
cân bằng khơng bền (trục quay ở dưới trọng tâm) có Hình 9. Nghiên cứu các
vị trí trọng tâm cao nhất so với vị trí lân cận. Trạng dạng cân bằng của cái
thái cân bằng phiếm định có trục quay đi qua trọng thước có trục quay
tâm.
* Thí nghiệm 5: Thí nghiệm nghiên cứu các
trạng thái cân bằng của quả bóng bàn khi đặt
trên các mặt nhẵn có dạng khác nhau
+ Mục đích: Minh họa và tìm đặc điểm của
các trạng thái cân bằng của quả bóng khi đặt
trên các mặt nhẵn có dạng khác nhau.
+ Các dụng cụ cần thiết như hình 10.
+ Tiến hành: Đặt quả bóng nằm cân bằng
trên mặt phẳng, cong lồi, cong lõm. Nhận xét
về các vị trí cân bằng của nó và tìm đặc điểm Hình 10. Quả bóng ở trạng thái
cân bằng khơng bền
của các vị trí này.
+ Nhận xét: Nguyên nhân gây ra các dạng
cân bằng của quả bóng là do độ cao tương đối của vị trí cân bằng so với các vị
trí lân cận.
*Thí nghiệm 6: Chế tạo một vật có thể thay đổi
được vị trí trọng tâm để nghiên cứu các dạng cân
bằng của vật rắn, từ đó rút ra phương pháp xác
định trọng tâm của một vật có hình dạng bất kì.
+Mục đích: Chế tạo một vật có thể thay đổi
vị trí trọng tâm
+ Vật được chế tạo như hình 11.
+ Tiến hành: Dịch chuyển hai thanh sắt đồng
thời để thay đổi vị trí trọng tâm của hệ. Quan sát
và xác định các trạng thái cân bằng của hệ.
+ Vận dụng: Muốn xác định trọng tâm của hệ
ta tìm vị trí đặt được vật ở trạng thái cân
Hình 11. Dụng cụ
bằng phiếm định. Trọng tâm của hệ ở vị trí
thí nghiệm có thể thay đổi được
điểm tựa.
vị trí trọng tâm
* Thí nghiệm 7: Chế tạo con lật đật
từ vỏ trứng
+ Mục đích: Chế tạo một con lật dật từ
vỏ trứng.
+ Các dụng cụ cần thiết: vỏ trứng; xi
lanh; cát khô; xi măng;…
10
+ Kết quả: Vỏ trứng có thể đứng thẳng trên mặt nhẵn, nằm ngang và có thể
lắc lư mà khơng đổ.
Hình 12. Những con lật đật
làm từ vỏ trứng
11
* Thí nghiệm 8: Chế tạo các hệ cân bằng từ các dụng cụ như: bút chì; bút bi;
dao díp; đinh…
+ Mục đích: Củng cố và vận dụng đặc điểm của dạng cân bằng bền của vật
rắn có trục quay
+ Các hệ cân bằng được tạo ra như trong hình 13.
.
.
.
Hình 13. Các hệ cân bằng bền được chế tạo từ bút chì, bút bi, dao díp, đinh,…
2.3.2.3 Thí nghiệm nghiên cứu mức vững vàng của vật có mặt chân đế
* Thí nghiệm 9: Thí nghiệm nghiên cứu sự cân bằng của vật có mặt chân đế
+ Mục đích: Nghiên cứu xem vật có mặt chân đế cân bằng hoặc đổ khi nào
+ Có hai phương án chế tạo dụng cụ như trong hình 14 và hình 15:
+ Tiến hành: thay đổi độ nghiêng của vật, quan sát phương dây dọi so với
mặt chân đế khi vật cân bằng hoặc đổ.
+ Kết quả: Vật cân bằng khi trọng lực đi qua mặt chân đế. Vật đổ khi trọng
lực rơi ra ngồi mặt chân đế.
Hình 14. Sự cân bằng
của vật có mặt chân đế
Hình 15. Sự cân bằng của một
khung hình hộp chữ nhật
* Thí nghiệm 10: Thí nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng các yếu tố: khối lượng
của vật, độ cao trọng tâm của vật, diện tích mặt chân đế đến mức vững vàng cân
bằng của vật rắn.
+ Mục đích: Nghiên cứu về mức vững vàng cân bằng của vật có mặt chân đế.
+ Dụng cụ thí nghiệm và bố trí như các hình sau:
+ Kết quả: Vật có khối lượng càng lớn, có độ cao trọng tâm càng thấp hoặc có
diện tích mặt chân đế càng lớn thì có mức vững vàng cân bằng càng cao.
12
Hình 16. Hai vật chỉ có
khối lượng khác nhau
Hình 17. Sự phụ thuộc của
mức vững vàng vào độ cao
của củ khoai
Hình 18. Sự phụ thuộc của
.
mức vững vàng vào diện tích
mặt chân đế
* Thí nghiệm 11: Làm tăng mức vững vàng của
cây nến; bật lửa; bút chì…
+ Mục đích: Vận dụng kiến thức các yếu tố
ảnh hưởng đến mức vững vàng cân bằng của vật
có mặt chân đế
+ Các dụng cụ cần thiết như trong hình 19.
+ Tiến hành: Nhỏ sáp nến nóng chảy vào các đế
gỗ rồi dán các vật khác vào. Đợi cho sáp nến đông
cứng lại tức là các vật đã được tăng diện tích mặt
chân đế. Tiến hành làm đổ vật và so sánh với khi
chưa dán đế.
Hình 19. Các vật được tăng mức
+ Kết quả: mức vững vàng của vật được tăng vững vàng bằng cách tăng diện tích
mặt chân đế
lên khi vật được gắn vào đế mới.
2.3.3 Tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm, tiến hành thí nghiệm với
thiết bị đã chế tạo
Thời gian: có thể sử dụng tiết học tự chọn hoặc tổ chức một buổi ngoại
khóa.
Các nhóm báo cáo sản phẩm, tiến hành thí nghiệm với thiết bị đã chế tạo
và trả lời các chất vấn và thắc mắc của giáo viên và các bạn học sinh khác.
Khi báo cáo kết quả trước các thầy cô giáo một số em đại diện cho các
nhóm lúc đầu cịn tỏ ra chưa tự tin về khả năng thuyết trình của mình trước đông
13
người, nhưng sau đó các em đã tỏ ra rất tự tin và báo cáo rất lưu loát kết quả mà
nhóm của mình đã làm được.
2.4 Hiệu quả của giải pháp
2.4.1 Đối với học sinh
a, Những biểu hiện của tính tích cực trong hoạt động của học sinh
- Các em đều tự nguyện tham gia vào các hoạt động ngoại khóa một cách
tích cực, thoải mái, nhiệt tình. Các thành viên của mỗi nhóm đều thực hiện nghiêm
túc và hiệu quả nhiệm vụ của nhóm mình.
- Học sinh đều tích cực hồn thành nhiệm vụ của mình.
- Khi có vấn đề chưa hiểu hoặc khó khăn khơng giải quyết được thì các
em đã mạnh dạn nhờ giáo viên giúp đỡ.
- Khi giáo viên hướng dẫn, các em rất chăm chú lắng nghe và suy nghĩ rất
tích cực theo hướng giáo viên gợi mở. Sau đó, đa số các nhóm đều có thể tự tìm
ra cách giải quyết cho mình.
- Có nhiều em nghĩ ra phương án thí nghiệm để giải quyết nhiệm vụ được
giao thì các em đã mạnh dạn trình bày ý tưởng với giáo viên và các bạn cùng
nhóm.
- Có nhiều thí nghiệm khó thành cơng, như: chế tạo con lật đật từ vỏ
trứng, chế tạo vật có thể thay đổi vị trí trọng tâm.…nhưng các em cũng khơng
nản chí. Các em biểu diễn thí nghiệm nhiều lần và cố tìm hiểu nguyên nhân
cũng như tìm cách để thí nghiệm thành cơng hơn.
- Tất cả các nhóm đều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài
ra, các em cịn cố gắng để có sản phẩm đẹp, bền và có thể sử dụng trong giờ học
của các em khóa sau.
- Các em đều rất háo hức mong đợi đến buổi tổng kết để được ra mắt các
sản phẩm mà các em đã chế tạo được và giao lưu với nhóm khác.
b, Một số biểu hiện của tính sáng tạo của học sinh
- Hầu hết các nhóm đều đưa ra được cách chế tạo dụng cụ thí nghiệm. Ví
dụ như nhóm lớn 1: các em đã tìm được cách chế tạo các vật mỏng phẳng từ bìa
cứng; đưa ra được cách buộc dây treo vật; đưa ra được cách đánh dấu đường đi
qua trọng tâm cho trường hợp vật có dạng hình vành khăn hoặc dạng đường,…
- Trong khi chế tạo dụng cụ thí nghiệm các nhóm đều đề xuất được sáng
kiến để dụng cụ bền, đẹp hơn. Ví dụ: Nhóm lớn 2 đã nghĩ ra cách trang trí thêm
cho vỏ trứng để được những con lật đật ngộ nghĩnh,…
- Trong thí nghiệm có nhiều phương án, học sinh có thể so sánh được các
phương án. Ví dụ trong nhiệm vụ 1, có ba phương án để xác định trọng tâm của
vật rắn mỏng, phẳng. Nhóm lớn 1 đã suy luận được: nếu trong trường hợp xác
định vị trí trọng tâm của các vật là các hình mà trọng tâm nằm trên vật thì
phương án vật cân bằng trên điểm tựa là chính xác nhất và có thể dùng phương
án này để kiểm tra các phương án khác.
- Học sinh có thể vận dụng kiến thức thu được một cách linh hoạt trong
việc giải thích các hiện tượng thực tế. Các câu hỏi trong phần thi đố vui được
dùng để kiểm nghiệm điều này.
2.4.2 Đối với bản thân giáo viên
14
Quy trình đã lập có nội dung và phương pháp phù hợp đối với học sinh,
có tính khả thi và đạt được hiệu quả, mục đích dạy học. Đây là một bài học kinh
nghiệm và nguồn tham khảo để bản thân và các đồng nghiệp áp dụng vào giảng
dạy cũng như tiếp tục nghiên cứu, phát triển về nội dung và phương pháp hơn
nữa.
Tổ chức thành công hoạt động này là một luồng gió mới về đổi mới
phương pháp dạy học, góp phần thúc đẩy bản thân tơi và các đồng nghiệp tích
cực trau dồi, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ, tiếp tục hăng say đổi mới
phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả hơn nữa, đồng thời bồi đắp lòng yêu
nghề và sự tận tâm với học sinh.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Qua kết quả của việc tổ chức hoạt động giao các nhiệm vụ tự thiết kế, chế
tạo các dụng cụ thí nghiệm đơn giản và tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ đó
cho HS lớp 10 ở trường THPT Yên Định 3 Thanh Hóa theo nội dung, phương
pháp và hình thức đã xây dựng, tôi thấy hoạt động này đã đạt được hiệu quả dạy
học rất cao, nó đã khắc phục được những điểm cịn hạn chế của dạy học nội
khóa, đó là HS đã được làm thí nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn
nhiều hơn. Nhờ đó, các em củng cố, mở rộng, đào sâu thêm các kiến thức, rèn
luyện được kĩ năng, hình thành tình cảm thái độ đúng đắn. Hình thức mới mẻ và
nội dung hấp dẫn, phù hợp của hoạt động đã thu hút HS tham gia một cách tích
cực. Học tập một cách thoải mái, khơng gị bó tạo điều kiện cho HS chiếm lĩnh
tri thức một cách tự nhiên, kích thích sự ham hiểu biết, tìm tịi và sáng tạo, rèn
luyện cho HS thói quen học đi đôi với hành, gắn liền kiến thức lý thuyết với
thực tiễn, đem lại hiệu quả rất rõ rệt trong việc phát huy tính tích cực và phát
triển năng lực sáng tạo của HS.
3.2 Kiến nghị
Nhà trường và giáo viên cần có sự đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu
quả các thí nghiệm vật lí đã có hơn nữa; nên bổ sung thêm các dụng cụ thí
nghiệm cần thiết, có thể bằng cách tự chế tạo.
Giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức dạy học, đổi mới phương pháp
một cách hiệu quả, đặc biệt chú trọng vai trị trung tâm của học sinh trong qua
trình hình thành kiến thức và kĩ năng.
Nên tận dụng các giờ học tự chọn để tổ chức các hoạt động ngoại khóa
cho học sinh.
Giáo viên cần áp dụng hình thức tổ chức hoạt động tự làm thí nghiệm ở
nhà cho học sinh vào nhiều bài học và nội dung kiến thức khác nữa.
Xác nhận của BGH
Cam kết: đề tài SKKN do tôi tự viết,
không coppy của người khác, nếu sai
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
15
Ngày 16/4/2017
Tác giả:
Nguyễn Thị Hoàng Thanh
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục - 2005
2. Nguyễn Ngọc Hưng, Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm
đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Đại học sư phạm – Đại
học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Hưng, Thí nghiệm Vật lí ở nhà của học sinh, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội.
4. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi (đồng Chủ biên), Tô Giang, Vũ
Giang, Bùi Gia Thịnh, Sách giáo khoa Vật lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội
5. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xn Chi (đồng Chủ biên), Tơ Giang, Vũ
Giang, Bùi Gia Thịnh, Sách giáo viên Vật lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội
6. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002),
Phương pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thơng, NXB Đại học sư phạm, Hà
Nội.
7. Phạm Hữu Tòng (2004), Bồi dưỡng kỹ năng thiết kế phương án dạy học theo
hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học,
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên.
17
Mẫu 1 (2)
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hoàng Thanh
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Giáo viên Vật lí, tổ trưởng chuyên môn, trường
THPT Yên Định 3
TT
1.
2.
3.
Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)
Để học sinh nắm vững Sở GD&ĐT
hơn về đơn vị đo của tỉnh Thanh Hóa
các đại lượng vật lí
Quyết định số:
932/QĐ-SGD
Ngày 11/9/2008
Tổ chức hoạt động Sở GD&ĐT
ngoại khóa về quang tỉnh Thanh Hóa
học nhằm phát huy tính Quyết định số:
tích cực và phát triển 539/QĐ-SGD&ĐT
năng lực sáng tạo cho Ngày 18/10/2011
học sinh.
Áp dụng phương pháp
dạy học theo góc bài Sở GD&ĐT tỉnh Thanh
“Momen của lực. Điều Hóa Quyết định số:
kiện cân bằng của vật 753/QĐ-SGD&ĐT
rắn có trục quay cố Ngày 03/11/2014
định” (SGK Vật lí 10
Nâng cao) nhằm phát
huy tính tích cực và tự
chủ của học sinh trong
học tập.
Kết quả
Năm
đánh giá
học
xếp loại
đánh
(A, B,
giá xếp
hoặc C)
loại
C
B
20072008
20102011
20132014
C
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành năm 2007 cho đến thời điểm hiện tại.
18
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài…………............…...…….…………………
1.2 Mục đích nghiên cứu…………………...................…………
1.3 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………….….......………………
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận ..................................................................................
2.1.1 Chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy
học Vật lí ở trường phổ thơng................................................................
2.1.1.1 Các u cầu đối với việc chế tạo các dụng cụ thí nghiệm
đơn giản.........................................................................................
2.1.1.2 Sự cần thiết của việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn
giản trong dạy học Vật lí.......................................................
2.1.1.3 Thí nghiệm Vật lí ở nhà là một loại bài tập mà giáo viên
giao cho từng học sinh hoặc nhóm học sinh thực hiện ở nhà.......
2.1.2 Tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập ..
2.1.2.1 Tính tích cực trong học tập của học sinh..........................
2.1.2.2. Năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập
2.2 Thực trạng vấn đề …………………………………..............
2.2.1 Tình hình giảng dạy của giáo viên.................................................
2.2.2 Tình hình học tập của học sinh......................................................
2.2.3 Tình hình thiết bị thí nghiệm..........................................................
2.2.4 Ngun nhân về thực trạng học tập của học sinh ................................
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề............................
2.3.1 Quy trình thực hiện........................................................................
2.3.2 Các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đã giao cho học sinh thực hiện
và một số sản phẩm của học sinh....................................................
2.3.2.1 Thí nghiệm nghiên cứu về trọng tâm vật rắn............
2.3.2.2 Thí nghiệm nghiên cứu các dạng cân bằng của vật rắn...
2.3.2.3 Thí nghiệm nghiên cứu mức vững vàng của vật có mặt chân
đế..........................................................................................
2.3.3 Tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm, tiến hành thí nghiệm
với thiết bị đã chế tạo............................................................................
2.4 Hiệu quả của giải pháp...................................................................
2.4.1 Đối với học sinh............................................................................
2.4.2 Đối với bản thân giáo viên............................................................
Trang
1
1
2
2
2
3
3
3
3
3
4
5
5
5
6
6
6
6
6
7
7
7
8
9
11
12
12
12
13
19
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận...........................................................................................
3.2 Kiến nghị.........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
14
14
14
15
20
21