I. MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:
Dạy học ngày nay ở nước ta và trên thế giới không chỉ dừng lại ở việc
truyền thụ cho học sinh những tri thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được
trước đây, mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực
sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới
phù hợp với hoàn cảnh của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Vì lẽ đó, người giáo viên
cần phải nghiên cứu cải thiện chất lượng dạy học
Nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi trung học phổ thông , chúng ta thấy học sinh
phổ thông rất có ý thức trong học tập, thích nghiên cứu, tự học và thích tìm tòi
nhưng các em cũng rất dễ sa đà nếu nhà trường và gia đình không quan tâm
đúng mức đến tâm tư, nguyện vọng của các em. Do đó, cần có hình thức dạy học
vui vẻ, cuốn hút để thực hiện thắng lợi mục đích của quá trình dạy học. Thực tế
cuộc sống luôn tác động đến các em, làm hình thành ở các em động cơ học tập
có thể tích cực hoặc ngược lại. Vì lẽ đó, chúng ta cần làm cho các em thêm yêu
môn học hơn để phát huy tối đa những yếu tố tích cực và hạn chế những động cơ
tiêu cực không có lợi cho quá trình dạy học.
Nghiên cứu các quan điểm của quá trình dạy học, tôi thấy đa số các tiết dạy
thường là thầy chỉ đạo, học trò có hoạt động tích cực và biết tự điều chỉnh để
học tốt hơn. Như vậy, yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm một
hình thức dạy học mới phù hợp hơn.
Nghiên cứu về các nhiệm vụ của người giáo viên vật lí, tôi thấy cần phải chú
ý tới việc vừa dạy học, vừa phát triển tư duy nhận thức của học sinh.
Nghiên cứu các hình thức dạy học vật lí, tôi nhận thấy rằng hình thức dạy
học thông qua trò chơi có thể góp phần thực hiện tốt mục đích của quá trình dạy
học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn ở các trường trung học phổ thông giai đoạn hiện
nay.
Vì tất cả những lí do nêu trên mà tôi đã lựa chọn hình thức dạy học thông qua
trò chơi để tăng cường tri thức, kỹ năng vật lí cho học sinh. Với sáng kiến “Thiết
kế trò chơi vật lí cho trường trung học phổ thông”, tôi mong muốn sẽ đem đến
nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế đóng góp vào việc hình thành và phát
triển nhân cách học sinh, tạo tiền đề để học sinh được vững bước vào cuộc sống
lao động trong tương lai.
I.2. Mục đích nghiên cứu:
- Về lý thuyết: Đưa ra nguyên tắc thiết kế một số trò chơi vật lí, qui trình
thiết kế và hướng dẫn sử dụng một số lệnh trong Powerpoint để hỗ trợ cho thiết
kế.
- Về thực nghiệm: Tổ chức được ít nhất 3 tiết dạy trong một học kì có
lồng ghép trò chơi vào bài giảng.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Bản thân hiện đã và đang hướng dẫn trên đối tượng học sinh lớp
12B2,12B3 – trường THPT Yên Định 2, hầu hết các em đều có nguyện vọng thi
vào đại học khối A, 1số đã được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi cấp Tỉnh
1
Tôi chia thành 2 nhóm đối tượng: nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.
I.4. Phương pháp nghiên cứu:
I.4.1. Nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu các trò chơi qua tài liệu, trên internet và trên truyền hình.
- Tổng hợp và lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc thù của môn học.
- Xây dựng nguyên tắc trò chơi dựa trên lý thuyết đã nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số công cụ hỗ trợ cho việc thiết kế trò chơi trên phầm
mềm powerpoint 2007.
I.4.2. Nghiên cứu thực nghiệm:
- Thiết kế trên phần mềm powerpoint một số trò chơi vật lý.
- Bước đầu tổ chức thực nghiệm ở các lớp mà tôi đang giảng dạy.
2
II. NỘI DUNG:
II. 1. Những yêu cầu của một trò chơi vật lí:
Vật lí học là khoa học thực nghiệm, vì vậy người học vật lí cần thiết
phải thực hiện thành thạo các hành động vật lí như: thiết kế, chế tạo dụng cụ thí
nghiệm, mô hình hóa một hiện tượng hoặc một thực thể vật lí cho đến các hoạt
động cụ thể như lắp ráp thực hiện thí nghiệm, sử dụng thông thạo các máy đo,
lấy số liệu, phán đoán kết quả,… Như vậy, muốn học tốt vật lí thì phải luôn thực
hiện tốt các hành động vật lí.
Hành động vật lí còn là cách suy nghĩ, cách làm bên những sự việc cụ
thể hàng ngày có tính chất vật lí. Khi tiếp xúc với những hiện tượng vật lí, quá
trình vật lí, học sinh biết đặt câu hỏi đúng chỗ, có khả năng giải thích các hiện
tượng và các quá trình ấy,…
Để học sinh có nhiều cơ hội thực thi những hành động vật lí thì chúng
ta nên lồng ghép nhiều phương pháp và phương tiện dạy học, nhằm thu hút học
sinh cả lớp tham gia hoạt động, trong đó có hình thức dạy học thông qua trò chơi
vật lí. Tức là từ trò chơi mà lồng ghép kiến thức vật lí vào, làm cho học sinh có
những giây phút thoải mái hoạt động, làm giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn đảm
bảo học tốt. Muốn trò chơi đem đến hiệu quả giáo dục cao thì cần phải thiết kế
trò chơi với các yêu cầu như sau:
- Trò chơi phải có mục đích giáo dục rõ rệt.
- Trò chơi phải có nội dung phong phú, dựa trên kiến thức chuyên
môn, mang tính khoa học và phải gắn liền với các yêu cầu giáo dục trong trường
và ngoài xã hội ở từng thời điểm cụ thể.
- Hình thức tổ chức phải gọn nhẹ, dễ hiểu, dễ nhớ, hấp dẫn, vui tươi,
lành mạnh và thời lượng vừa phải hợp lý.
- Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia, nhằm phát huy
sự ham hiểu biết, giàu trí tưởng tượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo léo, sôi nổi
nhưng không ồn ào, tư duy sâu sắc nhưng không quá trầm lặng.
- Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh. Song giáo viên có vai trò
rất quan trọng, là người hướng dẫn học sinh tổ chức trò chơi, khéo léo dẫn dắt
các em học sinh tự giác tham gia.
II.2. Một số trò chơi vật lí:
II.2.1. Trắc nghiệm vật lí:
- Nguyên tắc: Các câu trắc nghiệm được lựa chọn trong chương trình
học sách giáo khoa, mỗi câu có một lựa chọn đúng nhất trong 4 lựa chọn A, B,
C, D. Các đội sẽ được chuẩn bị trước các bảng trả lời với các chữ cái “A, B, C,
D”. Mỗi đội sẽ thảo luận trong thời gian qui định và đưa ra đáp án đúng nhất
bằng cách giơ đáp án trả lời theo yêu cầu của ban tổ chức (có thể là 10 giây sau
khi nghe ban tổ chức đọc xong câu hỏi). Đội nào có số câu trả đúng nhiều hơn sẽ
chiến thắng.
- Phương tiện tổ chức: Thiết kế các câu trắc nghiệm, quy định thời
gian trả lời câu hỏi trên powerpoint và trình chiếu trên máy tính.
- Hình thức chơi: Chia đội.
3
II.2.2. Trò chơi lật hình:
- Nguyên tắc: Khuất sau các câu hỏi là một bức tranh của nhà Khoa
học hoặc nội dung mà chúng ta cần truyền tải kiến thức tới học sinh. Chia bức
tranh thành nhiều mảnh nhỏ tùy theo số câu hỏi, mỗi mảnh sẽ mang nội dung
của một câu hỏi đố vui. Nếu học sinh trả lời đúng thì phần khuất sau câu hỏi đó
sẽ hiện ra và các em có thể đoán nội dung của bức tranh. Khi đã đoán đúng nội
dung bức ảnh thì trò chơi kết thúc (xem phụ lục 1).
- Phương tiện tổ chức: Thiết kế trò chơi trên powerpoint và trình
chiếu trên máy tính hoặc in trên giấy khổ lớn, hay có thể sử dụng bảng dính.
- Hình thức chơi: Chia đội. Các đội chọn câu hỏi và trả lời theo lượt.
Đội nào không trả lời được sẽ chuyển câu hỏi cho khán giả. Đội nào có nhiều
câu trả lời đúng sẽ chiến thắng.
II.2.3. Trò chơi miêu tả vật lí:
- Nguyên tắc: Người chơi sẽ cầm trên tay danh sách từ (hay khái
niệm vật lí) mà ban tổ chức yêu cầu miêu tả. Khi đó, người miêu tả có nhiệm vụ
dùng bất kì từ ngữ hoặc hành động nào (có thể là dùng định nghĩa, từ đồng
nghĩa, trái nghĩa, …, liệt kê các từ cùng nhóm hoặc có liên quan đến từ trong
danh sách) để diễn đạt cho đồng đội mình đoán đúng từ trong danh sách. Người
miêu tả không được nói bất kì từ nào trong danh sách với đồng đội của mình.
Đội nào đoán đúng nhiều từ hơn trong khoảng thời gian qui định sẽ chiến thắng
(xem phụ lục 2)
- Phương tiện tổ chức: Viết các từ cần miêu tả vào các tờ giấy và xếp
lại để người chơi bốc thăm ngẫu nhiên.
- Hình thức chơi: Chia đội. Có thể chia mỗi lớp học thành 2 đội.
II.2.4. Đố vui ô chữ vật lí:
- Nguyên tắc:
+ Cách tạo ô chữ thường: Để có ô chữ vật lý có ý nghĩa và hay thì
chúng ta nên chọn chủ đề cho ô chữ. Chủ đề đó chính là nội dung của ô chữ
hàng dọc. Từ ô chữ hàng dọc này, chúng ta đặt từ khóa cho các ô hàng ngang.
Dựa vào từ khóa để đặt câu hỏi cho từng hàng ngang.
+ Ô chữ ở mức độ khó hơn: Tương tự như trên nhưng chủ đề của ô
chữ không nhất thiết phải đặt trong ô hàng dọc mà đặt trong từng ô riêng rẽ của
ô hàng ngang. Mỗi câu hỏi trả lời đúng ở ô hàng ngang sẽ cung cấp một từ khóa
cho chủ đề. Khi các từ khóa từ từ hiện ra thì chúng được xếp theo trình tự giải
đáp, sau đó người chơi phải sắp xếp lại tất cả các từ khóa và dự đoán chủ đề của
ô chữ. Chú ý, người chơi không nhất thiết phải trả lời hết các câu hỏi, khi đoán
đúng chủ đề thì trò chơi kết thúc. Đội nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ
chiến thắng (xem phụ lục 3).
- Phương tiện tổ chức: Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế trò
chơi và trình chiếu trên máy tính.
- Hình thức chơi: Chia đội hoặc sử dụng chơi cho cả lớp vào cuối tiết
học để củng cố bài.
4
II.2.5. Đố vui ba dữ kiện vật lí:
- Nguyên tắc: Đầu tiên ta đưa ra câu hỏi ở dạng khái niệm hoặc về
lịch sử vật lí, kiến thức vật lí, hiện tượng vật lí,.. Ví dụ như: Ông là ai? Đại
lượng nào? Hiện tượng gì? Sau đó đưa ra từng dữ kiện (thông thường là ba dữ
kiện) gợi ý dần dần cho câu trả lời đúng. Dữ kiện thứ nhất ở mức độ khó nhất
(hầu như chưa gợi ý gì), dữ kiện thứ hai ở mức độ trung bình (có gợi ý) và dữ
kiện thứ ba ở mức độ dễ nhất (gợi ý gần tới câu trả lời đúng) (xem phụ lục 4).
Nếu học sinh trả lời đúng ở dữ kiện thứ nhất sẽ được 30 điểm/câu, dữ kiện thứ
hai là 20 điểm/câu, dữ kiện thứ ba là 10 điểm/câu. Mỗi dữ kiện cách nhau 10
giây.
- Phương tiện tổ chức: Dùng phần mềm powerpoint để thiết kế trò
chơi và trình chiếu trên máy tính và học sinh dành quyền ưu tiên trả lời bằng
cách giơ tay hoặc bấm chuông (nếu có). Hoặc đơn giản hơn là viết các câu hỏi
theo thứ tự rồi cho học sinh bốc thăm, khi bốc được số nào thì ban giảm khảo
đọc từng dữ kiện theo thời gian qui định. Thực hiện theo cách này dễ làm và
không mất nhiều thời gian cho việc thiết kế trên máy tính.
- Hình thức chơi: Chia đội. Thực hiện ngay trên lớp học hoặc vào các
buổi sinh hoạt dưới cờ.
II.2.6. Hoa thơm tặng thầy:
- Nguyên tắc: Sử dụng một cây (hay nhánh cây) có nhiều cành, chuẩn bị
một số bông hoa (số loại hoa phụ thuộc vào số đội tham gia trò chơi). Mỗi đội
lần lượt lên hát hoa, ẩn dưới mỗi búp hoa là một câu hỏi, nếu trả lời đúng thì hoa
sẽ nở và dùng để tặng thầy cô. Trả lời sai thì bỏ qua câu hỏi đó và nhường quyền
hái hoa cho đội còn lại.
- Phương tiện tổ chức: Dùng cành cây trong tự nhiên hoặc tự làm theo ý
thích nhưng phải có thẩm mỹ. Hoặc có thể thiết kế trên powerpoint.
- Hình thức chơi: Chia đội. Mỗi đội sẽ chọn một loài hoa mà ban tổ chức
đưa ra. Đội nào trả lời nhiều câu hỏi nhất ứng với nhiều hoa nở trên cành sẽ
chiến thắng.
II.3. Qui trình tổ chức trò chơi vật lí:
Để thực hiện một trò chơi vật lí, người dạy vật lí cần phải thực hiện theo
một qui trình cụ thể như sau:
- Bước 1: Xây dựng thể lệ trò chơi. Thể lệ có thể dựa trên nguyên tắc đã
nêu, cũng có thể bỏ bớt hay bổ sung thêm tùy điều kiện thực tế.
- Bước 2: Lựa chọn nội dung, chủ đề cần tuyên truyền. Muốn xác định
được chủ đề thì phải trả lời câu hỏi: “Trò chơi đem đến cho học sinh kiến thức
mới gì? Hay khắc sâu nội dung gì mà giáo viên cần truyền tải, nhấn mạnh?”
- Bước 3: Xây dựng hình thức và kết cấu câu hỏi.
- Bước 4: Thiết kế trò chơi trên phần mềm. Lựa chọn phần mềm thích
hợp, sao cho đảm bảo dễ thiết kế, dễ sửa chữa, hiệu chỉnh, giao diện đẹp. Phải
thiết kế sao cho thí sinh lựa chọn từ câu hỏi một cách ngẫu nhiên. Mỗi lần thí
sinh chọn câu hỏi nào thì câu đó đổi màu hoặc nhấp nháy đồng thời xuất hiện
nội dung gợi ý. Nếu học sinh trả lời đúng, đáp án sẽ được mở ra, ngược lại, câu
hỏi đó vẫn là bí mật nhưng màu sắc phải khác để thông báo với người chơi rằng
5
câu hỏi này đã được chọn. Nên thiết kế trên một trang màn hình. Cần thiết lập
hiệu ứng thời gian, chuông đồng hồ, chấm điểm để trò chơi thêm sinh động, gay
cấn và hấp dẫn hơn .
- Bước 5: Tổ chức trò chơi.
- Bước 6: Tổng kết và rút kinh nghiệm.
II.4. Một số công cụ hỗ trợ thiết kế trò chơi trong Powerpoint 2007:
- Tạo liên kết trang:
+ Vào Insert\Shapes, lựa chọn đối tượng, vẽ lên slide.
+ Click phải lên đối tượng, chọn Hyperlink.
+ Trong hộp thoại Insert Hyperlink chọn <Place in this document>,
sau đó vào <Slide Titles> và chọn trang cần liên kết đến.
+ Mở đến trang đã liên kết, cũng thực hiện các bước tương tự để tạo
liên kết ngược lại vị trí ban đầu. Chú ý nên chọn hình mũi tên quay ngược trở lại
để dễ dàng lựa chọn khi trình chiếu.
- Tạo hiệu ứng đổi màu: Chọn đối tượng cần đổi màu, vào Animations\
Custom Animation\Add effect\Emplasic\Complementary Color 2.
- Tạo hiệu ứng biến mất: Chọn đối tượng cần biến mất, vào Animations\
Custom Animation\Add effect\exit, sau đó có thể lựa chọn kiểu biến mất tùy ý.
- Tạo hiệu ứng gỡ đối tượng: Tức là khi nhấp chuột vào đối tượng thì đối
tượng đổi màu (xem phần hiệu ứng đổi màu), sau đó biến mất (xem phần hiệu
ứng biến mất), khuất bên dưới là thông tin cần cung cấp sau câu trả lời đúng của
học sinh.
+ Xếp hiệu ứng theo thứ tự là đổi màu trước khi biến mất.
+ Vào dấu mũi tên bên phải hiệu ứng chọn Effect options.
+ Trong hộp thoại Diamond chọn Timing, sau đó đánh dấu check
vào Start effect on click of
. Tiếp theo vào danh sách chọn đối
tượng muốn nhấp chuột vào và chọn Ok.
- Tạo âm thanh: Cũng vào Effect options\Sound và chọn âm thanh cần
trình diễn.
II.5. Kiểm nghiệm thực tế:
Xuất phát từ thực tế giảng dạy, từ khả năng vận dụng của học sinh và
khả năng xử lí tình huống của học sinh, tôi thấy cần phải lồng ghép vào một
phương pháp dạy học mới để giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức bài học trong
sách giáo khoa. Vì vậy, tôi đã lựa chọn từng trò chơi và lồng ghép phù hợp vào
từng nội dung bài giảng. Thời gian lồng ghép thường là đầu tiết học với mục
đích kiểm tra bài cũ và cuối tiết học để củng cố bài. Thời gian tối đa cho việc tổ
chức trò chơi dạng này thường là khoảng 5 phút. Ngoài ra, tôi còn lồng ghép vào
tiết ôn tập cuối chương để rèn luyện cho học sinh biết tổng hợp kiến thức đã
học, phát hiện ra mối tương quan của toàn chương trình học để khắc sâu hơn nữa
kiến thức vật lí. Thời gian có thể khoảng 15 phút. Trong trường hợp này nên
phối hợp nhiều trò chơi để tăng sức hấp dẫn và thu hút được nhiều học sinh
tham gia.
6
Vận dụng lí thuyết nêu trên vào thực tế, tôi đã tổ chức được các trò chơi
ở các lớp như 12B2, 12B3, 12B8 với trò chơi đã nêu ở trên. Kết quả là tất cả học
sinh đều hứng thú tham gia, kiến thức bài học nhớ lâu hơn. Hôm nào có trò chơi
là các em rất hứng thú học tập, tâm lí thoải mái và tham gia tích cực cho các
hoạt động giữa thầy và trò.
Cụ thể là năm học 2015-2016, tôi dạy 3 lớp 12 với tổng số có 132 học
sinh thì số học sinh đạt yêu cầu ở học kì I là 59 học sinh, chiếm tỉ lệ 44,6%. Kỳ
2 năm học 2015-2016 tôi đã áp dụng lồng ghép trò chơi vào một số bài học trên
lớp và trong tiết ôn tập cuối chương, kết quả mang lại cũng khả quan hơn với 84
học sinh đạt yêu cầu trên tổng số học sinh là 132, chiếm tỉ lệ 63,6%. Vậy tăng
19% so với khi chưa áp dụng lồng ghép trò chơi. Tuy kết quả đem lại chưa cao
lắm nhưng cũng khẳng định rằng phương pháp này đã mang lại hiệu quả trong
quá trình dạy và học. Vì vậy, trò chơi vật lí cần được nghiên cứu và lồng ghép
vào bài giảng vật lí để góp phần thực hiện tốt hơn mục đích dạy học.
III. KẾT LUẬN:
Các trò chơi này không chỉ được áp dụng trong tiết học, trong những buổi
ôn tập mà còn có thể mở rộng thành những buổi thi đua sinh hoạt dưới cờ.
Trường phổ thông có thể nghiên cứu và ứng dụng, đưa ra kế hoạch với từng chủ
đề hoạt động theo tháng. Ví dụ: Chủ đề tháng 2 là “Tháng Vật lí” và phát động
phong trào thi đua học tốt vật lí. Khi đó sẽ tổ chức một buổi thi giữa các khối
lớp, hoặc chọn mỗi lớp một học sinh, chia thành 2 đội chơi, kết hợp với trò chơi
dành cho khán giả. Có như vậy thì buổi sinh hoạt dưới cờ sẽ thêm đa dạng về
nội dung, phong phú về hình thức, kích thích tư duy của học sinh, góp phần tạo
tình yêu đối với môn học, đối với thầy cô, trường lớp, bạn bè.
Ngày nay, ngành giáo dục đang lồng ghép nhiều chương trình giáo dục
vào bài giảng, chú trọng giáo dục và giảng dạy theo hướng tích cực, chủ động,
sáng tạo nên việc lồng ghép trò chơi vào các tiết dạy là rất thuận lợi. Thông qua
trò chơi, học sinh không chỉ hiểu bài, mà còn biết nắm bắt vấn đề và giải quyết
vấn đề trong thực tế khi gặp phải một cách nhanh lẹ hơn. Để tạo nên những buổi
sinh hoạt định kì cho môn học, trường phổ thông nên hình thành Câu lạc bộ vật
lí. Với các trò chơi nêu trên, kết hợp với các buổi báo cáo khoa học, trình diễn
thí nghiệm vật lí, hóa trang vật lí,… sẽ tạo nên những buổi sinh hoạt lí thú, đa
dạng, đáng nhớ và ấn tượng, đồng thời bổ sung nhiều kiến thức vật lí mới kịp
thời cho học sinh. Khi đó, chắc chắc các em sẽ “yêu vật lý biết chừng nào” và
việc truyền đạt kiến thức không có gì là khó khăn nữa.
IV. Kiến Nghị
Đây chỉ là những kinh nghiệm của bản thân về cách đưa ra một số trò chơi
Vật Lý giúp học sinh linh hội thêm những kiến thức Vật lý, giảm bớt sự căng
thẳng, nhàm chán trong những tiết Ôn tập. Tôi mong được học tập và trao đổi
kinh nghiệm với đồng nghiệp để có những phương pháp tốt hơn, nhằm giúp cho
học sinh đạt kết quả cao nhất trong các kì thi đại học, cao đẳng và học sinh giỏi
cấp Tỉnh.
7
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm
2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết
Nguyễn Huy Đại
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thạc sĩ Nguyễn Văn Cần, Nghiên cứu, khai thác Visual Basic trong
Microsoft PowerPoint để thiết kế trò chơi đoán ô chữ phục vụ đố
vui để học và dạy học, email: , 2007.
2. Tô Xuân Giáp, Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Minh Hoàng, Tìm hiểu khoa học qua trò chơi vật lý, Nhà
xuất bản trẻ, 2003.
4. Nguyễn Trí Hoàng, Thiết kế mẫu một số môđun giáo dục môi
trường ngoài giờ lên lớp, Nhà xuất bản giáo dục,1998.
5. Lê Phước Lộc và nhiều tác giả, Lý luận dạy học, Trường Đại học
cần Thơ, 2002.
6. Lê Phước Lộc và nhiều tác giả, Lý luận dạy học vật lý, Trường Đại
học cần Thơ, 2004.
7. Phạm Thị Năm và nhiều tác giả, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học
sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ, 2001.
8. Huỳnh Thị Xuân Thắm, Nguyễn Quốc Văn, Bùi Nguyên Vọng,
Thiết kế nội dung Câu lạc bộ Vật lí cho trường trung học phổ
thông, Đại học Cần Thơ, 2004.
9. Nguyễn Đức Thâm, Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh
trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội, 1999.
10. Bùi Sỹ Tụng và nhiều tác giả, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy
chương trình và sách giáo khoa thí điểm lớp 11 môn Hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, Nhà xuất bản giáo dục, 2004.
9
PHỤ LỤC 1: TRÒ CHƠI LẬT HÌNH
- Thể lệ: Xem phần 2.2.
- Nội dung ôn tập: Chương IV, V, VI.
- Mục đích giáo dục:
+ Giúp học sinh nhớ lại kiến thức của ba chương nêu trên.
+ Cung cấp thêm thông tin về nhà Vật lí nổi tiếng Albert Einstein.
CÂU 1
CÂU 2
CÂU 3
CÂU 4
CÂU 5
CÂU 6
CÂU 7
CÂU 8
CÂU 9
CÂU 10
NỘI DUNG CÂU HỎI
STT
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
Một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối
tiếp với tụ điện có điện dung C thành
một mạch điện kín gọi là mạch dao động
1
Mạch dao động là gì?
2
= 50(m)
Sóng có tần số là f=6MHz Vì λ = =
f 6.106
thuộc loại sóng nào?
Vậy sóng trên thuộc loại sóng ngắn.
3
Bộ phận nào dùng để biến
dao động âm thành dao Loa
động điện có cùng tần số?
4
Giải thích một số hiện tượng trong tự
Nêu ứng dụng của hiện
nhiên và ứng dụng trong máy quang phổ
tượng tán sắc ánh sáng?
lăng kính.
5
Định nghĩa khoảng vân Là khoảng cách giữa hai vân sáng hoặc
giao thoa?
hai vân tối liên tiếp nhau.
6
Kể tên các bộ phân cấu tạo
Ba bộ phận: Ống chuẩn trực, hệ tán sắc,
nên máy quang phổ lăng
buồng tối
kính?
c
3.108
10
7
Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron
Hiện tượng quang điện
ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng
ngoài là gì?
quang điện (ngoài).
8
Lượng tử năng lượng là gì?
Là lượng năng lượng mà mỗi lần một
nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay bức
xạ có giá trị hoàn toàn xác định và bằng
hf; trong đó f là tần số của ánh sáng bị
hấp thụ hay được phát ra, còn h là một
hằng số.
9
Phôtôn là gì?
Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi
là phôtôn. Hay phôtôn là 1 lượng tử năng
lượng của ánh sáng.
10
Ánh sáng huỳnh quang có Là ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh
đặc điểm gì?
sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Từ Đây là bức tranh của nhà Bức ảnh của Albert Einstein năm 1921,
khóa vật lí nổi tiếng thế kỉ 20?
khi lãnh giải Nô-ben về vật lí.
11
PHỤ LỤC 2: TRÒ CHƠI MIÊU TẢ VẬT LÍ
- Thể lệ: Xem phần 2.3.
- Nội dung cần ôn tập: Chương I. Dao động điều hòa. Chương II. Sóng cơ và
sóng âm. Vật lí lớp 12 ban cơ bản.
- Mục đích giáo dục:
+ Ôn lại các kiến thức đã học ở 2 chương nêu trên.
+ Giúp học sinh nhìn nhận được sự liên tục của kiến thức trong chương
trình học.
STT Từ yêu cầu miêu tả
1
Cách miêu tả gợi ý
Dao động cơ
Sự di chuyển qua lại của vật nào đó quanh một
vị trí cân bằng
2
x = A cos(ωt + ϕ )
Dạng của phương trình dao động điều hòa là gì?
3
Biên độ dao động
x cực đại được gọi là gì?
Chu kì
Khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao
động toàn phần gọi là gì?
5
Tần số
Nghịch đảo của chu kì là đại lượng nào?
6
Rađian
Đơn vị của tần số góc là gì?
Cơ năng
Trong dao dộng điều hòa, đại lượng này được
bảo toàn?
Con lắc đơn
Vật nhỏ (khối lượng m) treo vào đầu sợi dây
không dãn (dài l), có khối lượng không đáng kể,
đầu trên cố định.
Gia tốc rơi tự do
Ứng dụng công thức tính chu kì của con lắc đơn
để đo đại lượng nào trên Trái đất?
Dao động tắt dần
Kéo con lắc đơn lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả
tay, con lắc có biên độ giảm dần gọi là?
Dao động duy trì
Con lắc đồng hồ được bù phần năng lượng mất
đi sau mỗi chu kì là?
Cộng hưởng
Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng
đến giá trị cực đại khi f=f0 là hiện tượng gì?
Giản đồ Frenen
Sử dụng phương pháp gì để tổng hợp hai dao
động điều hòa cùng tần số?
Sóng cơ
………….. là dao động lan truyền trong một
môi trường.
Sóng ngang
Các phần tử của môi trường dao động theo
phương vuông góc với phương truyền gọi là?
4
7
8
9
10
11
12
13
14
15
12
16
17
18
19
Sóng dọc
Các phần tử của môi trường dao động theo
phương trùng với phương truyền gọi là?
Chân không
Sóng cơ không truyền được trong môi trường
nào?
Bước sóng
………….. là quãng đường mà sóng truyền
được trong một chu kì?
Giao thoa
Hiện tượng hai sóng kết hợp gặp nhau tạo thành
các gợn sóng ổn định gọi là hiện tượng gì?
Sóng kết hợp
Hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số
và có hiệu số pha không đổi theo thời gian gọi là
hai nguồn gì?
Sóng dừng
Khi có dao động lan truyền trên sợi dây xuất
hiện các nút và các bụng gọi là?
Nút sóng
Những điểm đứng yên trên sợi dây có tên gọi là?
Bụng sóng
Những dao động mạnh nhất trên sợi dây có tên
gọi là?
Môi trường truyền
âm
Các chất rắn, lỏng, khí và chân không có thể gọi
chung là gì?
Âm sắc
……………. giúp ta phân biệt các nguồn phát
khác nhau.
20
21
22
23
24
25
13
PHỤ LỤC 3: ĐỐ VUI Ô CHỮ VẬT LÍ
- Thể lệ: Xem phần 2.4.
- Nội dung cần ôn tập: Toàn chương trình Vật lý lớp 12 ban cơ bản.
- Mục đích giáo dục:
+ Ôn tập toàn kiến thức vật lí 12.
+ Tạo cho học sinh khả nảng phản ứng linh hoạt trước các câu hỏi mình
gặp phải đối mặt.
1
M
Ạ
C
H
2
3
D
4
T
2
3
4
5
Ộ
N
T
Á
N
S
Ắ
C
O
A
Y
O
N
N
Á
Đ
I
Ệ
N
X
T
I
Ê
N
Đ
Ề
B
O
T
I
A
X
H
U
Y
Ế
T
P
H
O
T
S
Ó
N
G
D
Ừ
N
G
Ả
M
K
H
Á
N
G
P
H
Ó
N
G
X
Ạ
M
Á
Y
B
I
Chủ đề
STT
1
Đ
G
C
9
O
N
7
8
A
Ò
5
6
D
Ế
G
NỘI DUNG CÂU HỎI
CÂU HỎI
Một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với
một tụ điện có điện dung C thành một mạch điện
kín gọi là?
Hiện tượng ánh sáng trắng bị tách thành nhiều
chùm sáng có mà sắc khác nhau khi đi qua lăng
kính gọi là hiện tượng gì?
Đại lượng nào có thể tồn tại trong những mạch
điện có chứa tụ điện?
Dùng lý thuyết gì để giải thích về cấu tạo của
nguyên tử (hay giải thích quang phổ phát xạ và
hấp thụ của nguyên tử Hiđrô)?
Mỗi khi một chùm tia catôt – tức là chùm electron
có năng lượng lớn tới đập vào một vật rắn thì vật
C
H
I
Ề
U
P
ĐÁP ÁN
Mạch dao động
Tán sắc
Dòng điện xoay
chiều
Tiên đề Bo
Tia X
14
đó phát ra gì?
6
Dùng thuyết này để giải thích tính chất hạt của ánh
sáng?
7
Sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất
hiện các nút và các bụng gọi là?
8
Đại lượng này có tính chất cản trở dòng điện xoay
chiều và có tác dụng làm i trễ pha 900 so với u
9
Quá trình phân hủy tự phát của một hạt nhân
không bền vững gọi là quá trình gì?
Hàng Là một trong những thiết bị dùng trong nhà máy
ngang điện.
Thuyết Photon
Sóng dừng
Cảm kháng
Phóng xạ
Máy biến áp
15
PHỤ LỤC 4: ĐỐ VUI BA DỮ KIỆN VẬT LÍ
- Thể lệ: Xem phần 2.5.
- Nội dung ôn tập: Toàn bộ chương trình vật lý trung học phổ thông.
- Mục đích giáo dục:
+ Giúp học sinh phát hiện mối tương quan giữa toàn bộ chương trình
Vật lý trung học phổ thông.
+ Cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích của các nhà khoa học, cũng
như các hiện tượng vật lý,... thông qua các câu hỏi.
STT
Câu hỏi
Ba dữ kiện
Đáp án
1
Ông
ai?
là Dữ kiện 1: Ông là một trong số những nhà vật Ohm
lí học người Đức sinh năm 1787
(Ôm)
Dữ kiện 2: Ông học rất giỏi và đã đậu vào Đại
học tổng hợp Erlangen nhưng không đến
trường mà tự học đến học hàm giáo sư.
Dữ kiện 3: Tại Đại hội các nhà điện học toàn
thế giới năm 1881 nhất trí lấy tên Ông đặt cho
đơn vị điện trở?
2
Đây là Dữ kiện 1: Đây là một trong các bộ phận dùng Máy hạ áp
máy gì? để truyền tải điện năng đi xa.
(máy
Dữ kiện 2: Bộ phận chính của nó là các cuộn giảm áp)
dây và lõi sắt, thường được gắn ở nơi tiêu thụ
điện.
Dữ kiện 3: Nó có số vòng dây ở cuộn thứ cấp
nhỏ hơn ở cuộn sơ cấp.
3
Đại
Dữ kiện 1: Là một trong những đặc trưng của Bước
lượng gì? sóng hình sin.
sóng
Dữ kiện 2: Hai phần tử cách nhau một đại
lượng này thì dao động cùng pha.
Dữ kiện 3: Là quãng đường mà sóng truyền đi
được trong một chu kì.
4
Sóng gì?
5
Ông
ai?
là Dữ kiện 1: Ông là nhà Vật lí học người Mỹ Henry (H)
(1797-1878).
Dữ kiện 2: Ông là người phát hiện ra sự tự cảm
của cuộn dây.
Dữ kiện 3: Tên ông được lấy làm đơn vị đo độ
tự cảm của cuộn dây.
6
Đại
Dữ kiện 1: Đặc trưng cho sự cản trở dòng điện Dung
Dữ kiện 1: Dùng nó để thăm dò dưới đáy biển Siêu âm
Dữ kiện 2: Là loại sóng mà cá heo có thể nghe
được, nhưng tai người không nghe được.
Dữ kiện 3: Có tần số lớn hơn 20 kHz .
16
lượng
xoay chiều.
kháng
0
này tên Dữ kiện 2: Có tác dụng làm cho i sớm pha 90
gì?
so với u.
Dữ kiện 3: Kí hiệu là “ZC”.
7
Ông
ai?
là Dữ kiện 1: Ông là một trong số những nhà Frenen
khoa học vĩ đại người Pháp.
Dữ kiện 2: Năm 1819 ông được bổ nhiệm phụ
trách về hải đăng, từ đó ông phát minh ra loại
thấu kính mang tên Ông?
Dữ kiện 3: Ông là tác giả của phương pháp
giản đồ dùng để tổng hợp hai dao động cùng
phương, cùng tần số.
8
Máy gì?
9
Hiện
Dữ kiện 1: Hiện tượng này do Niu-tơn tìm ra
tượng gì? năm 1672.
Dữ kiện 2: Hiện tượng này thường gặp sau cơn
mưa rào nhẹ.
Dữ kiện 3: Là hiện tượng ta nhìn thấy dãi màu
biến thiên liên tục từ đỏ đến tím khi chiếu ánh
sáng trắng qua lăng kính.
10
Ông
ai?
Dữ kiện 1: Đây là một trong các bộ phận dùng Máy tăng
để truyền tải điện năng đi xa.
áp
Dữ kiện 2: Bộ phận chính của nó là các cuộn
dây và lõi sắt, thường được gắn ở nơi phát
điện.
Dữ kiện 3: Nó có số vòng dây ở cuộn thứ cấp
lớn hơn ở cuộn sơ cấp.
Hiện
tượng tán
sắc
ánh
sáng
là Dữ kiện 1: Là nhà vật lí người Đức.
AnhDữ kiện 2: Năm 1905, Ông đề ra thuyết lượng xtanh
tử ánh sáng hay thuyết photon.
Dữ kiện 3: Năm 1921 Ông nhận giải Nô-ben về
công trình giải thích các định luật quang điện.
17