1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những
tình huống tích hợp. Khơng thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí
luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ
năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong dạy học sẽ giúp HS
học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của
khối lượng tri thức tồn diện, hài hịa và hợp lí trong giải quyết các tình huống
khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại. Từ đó xây dựng ý thức và hành
động cho chính bản thân và cộng đồng [1].
Qua việc thực hiện chủ đề dạy học, sẽ giúp giáo viên bộ mơn khơng chỉ
nắm bắt kiến thức mình dạy mà cịn không ngừng trau rồi kiến thức của những
môn học khác để tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết các tình huống, các vấn
đề đặt ra trong mơn học một cách hiệu quả, đồng thời nâng cao kiến thức và kỹ
năng sư phạm cho giáo viên [1].
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy suy nghĩ tích cực, tư
duy sáng tạo trong học tập và vận dụng vào thực tiễn, đặc biệt là hứng thú tìm
hiểu. Cụ thể thông qua bài học, học sinh không chỉ nắm được kiến thức vật lí
cần thiết về “Mắt” mà cịn hiểu biết sâu sắc về “ cách bảo vệ mắt”, đồng thời
thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ đôi mắt và ý nghĩa cao đẹp của việc
hiến tặng giác mạc. Từ đó nêu được những biện pháp tuyên truyền phòng tránh
cận thị học đường và kêu gọi mọi người đăng kí hiến tặng giác mạc (nếu khơng
may qua đời do bệnh tật hay tai nạn), bảo vệ môi trường học tập và mơi trường
sống xanh, sạch, đẹp. Vì vậy, tơi đã đúc rút và cụ thể hóa thành sáng kiến kinh
nghiệm, muốn trao đổi, chia sẻ cùng đồng nghiệp. Đề tài nghiên cứu của tôi là:
“Hiệu quả thiết thực từ việc vận dụng phương pháp tích hợp kết hợp với hoạt
động trải nghiệm của học sinh vào chủ đề dạy học:
Mắt khỏe - Sáng tương lai, Vật Lí 11”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu vấn đề này, bản thân tôi muốn sau khi học xong, học sinh
không những nắm vững kiến thức mà còn thân thiện, gần gũi với thầy cô giáo,
bạn bè, tự tin phát biểu trước tập thể. Từ đó, các em có thể tìm đến thầy cơ, bạn
bè để giải thích những điều cịn vướng mắc. Các em có thể cùng nhau tham gia
để tăng thêm sự đam mê môn học, giúp các em phối hợp với nhau tốt hơn, sôi
nổi hơn và hiểu nhau hơn nữa [2].
Đặc biệt, phương pháp dạy học tích hợp với chủ đề “Mắt khỏe – Sáng
tương lại”, có ưu điểm vượt trội là: Người học tiếp thu kiến thức mới một cách
dễ dàng và khó qn. Bởi vì trong khi tìm hiểu, tập hợp rồi chọn lọc các thơng
tin theo yêu cầu của chủ đề dạy học, do phải đọc đi đọc lại nhiều lần, người học
sẽ nhớ lâu và làm chủ kiến thức, phát huy được tính tự chủ và độc lập trong
1
cơng việc, có trách nhiệm trong việc làm giàu kiến thức của chính mình. Trong
chủ đề dạy học này, giáo viên chỉ đóng vai trị người trợ giúp khơng phải là
người chỉ đường vạch lối.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Vật lí cơ bản 11- Tiết 61-62; Bài 31: Mắt
- Đối tượng học sinh lớp 11
- Số lớp kiểm chứng: 02
- Số lượng học sinh: 80 em
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Dựa trên tài liệu tập
huấn dạy học tích hợp liên môn của bộ Giáo Dục và Đào Tạo, các nguồn tài liệu
tham khảo trên mạng internet, SGK, SGV.... để xây dựng cơ sở lí luận cho vấn
đề nghiên cứu. Đồng thời kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin, tích hợp
với các mơn: Sinh học, tin học, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Văn học để khai
thác nội dung bài học.
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thơng tin: Thực hiện điều tra, khảo
sát, xử lí thông tin thực tế tại đơn vị để tiến hành nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thực hiện điều tra, xử lí số liệu
thực tế, so sánh và đối chiếu số liệu trước và sau khi thực hiện ứng dụng đề tài.
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Vận dụng kiến thức tích hợp trong dạy học là hình thức liên kết những
kiến thức của nhiều mơn học với mơn Vật lí, khơng những giúp học sinh tiếp thu
kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Mà cịn giúp học
sinh có những hoạt động trải nghiệm trong thực tế như HS có thể đóng vai trị
như một nhà khoa học, một bác sỹ, một phóng viên, một tuyên truyền viên...phù
hợp với chương trình giáo dục phổ thơng mới: “Trải nghiệm sáng tạo khơng thể
tách rời mơn học cụ thể. Vì bản chất của trải nghiệm sáng tạo là sự vận dụng
nội dung môn học để thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề khác nhau
trong cuộc sống. Vì thế, trải nghiệm sáng tạo đưa về các mơn học thì hợp lý ”PGS.TS Chu Cẩm Thơ (Giám đốc nghiên cứu và phát triển chương trình tốn
Pomah)[3].
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, mơn Vật Lí là một trong những môn học được
kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Theo tơi hình thức thi trắc nghiệm chỉ đánh giá được năng lực hiểu biết kiến
thức, chứ chưa đánh giá được khả năng trình bày vận dụng vào thực tiễn
của học sinh.
Khi dạy theo phương pháp truyền thống thì học sinh chủ yếu là vận dụng
các công thức về mắt để giải bài tập và nếu có thì nhớ thêm cách khắc phục mắt
cận đeo kính phân kỳ, mắt viễn đeo kính hội tụ.
Trong thực tế giảng dạy của nhiều năm qua, bài “Mắt” là bài dạy tương
đối phức hợp, đòi hỏi cả người dạy và người học phải biết vận dụng, phát huy
kiến thức của nhiều môn học. Tuy nhiên, do thời lượng của bài học có hạn, nên
đa phần giáo viên chỉ chú trọng đến việc khai thác nội dung cơ bản kiến thức
mơn học chính và giải bài tập về mắt, mà ít quan tâm đến các kiến thức có liên
quan, hoặc chỉ mang tính chất nhắc lại, nhắc đến một cách hình thức, khơng tiến
hành các phương pháp hỗ trợ để các em hiểu một cách sâu sắc và vận dụng một
cách có hiệu quả nhất.
Xuất phát từ thực trạng và nhận thức trên. Để nâng cao hiệu quả dạy học, tơi đã mạnh dạn tìm tịi, thử nghiệm một số phương pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy học, phát huy được tính tự giác, tính tích cực chủ động của học
sinh thông qua các nhiệm cụ thể được phân công
3
2.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
2.3.1. Nội dung chính của chủ đề dạy học được thể hiện qua sơ đồ sau:
2.3.2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Xây dựng ý tưởng
Mắt là bộ phận thu nhận ánh sáng giúp con người nhìn thấy mọi vật xung
quanh. Vậy, mắt có cấu tạo phức tạp và tinh vi như thế nào?
Chúng ta có thể quan sát được những vật từ rất xa (chẳng hạn một ngôi
sao) cho đến những vật rất gần (chẳng hạn một trang sách). Làm thế nào để mắt
có thể nhìn rõ các vật đó mà khơng phải dịch chuyển?
Việc quan sát được các chi tiết nhỏ của vật, chẳng hạn đọc được chữ của
một trang báo hay nhận ra người quen trong một tấm ảnh nhỏ chụp nhiều
người,... phụ thuộc vào yếu tố nào?
Tại sao khi chiếu phim, cứ sau 0,033s đến 0,04s, người ta lại chiếu một
cảnh nhưng chúng ta có cảm giác quá trình diễn ra là liên tục.
4
Bên cạnh đó, tình trạng tật khúc xạ học đường cùng với số lượng lớn
người mù đang cần được ghép giác mạc đang là vấn đề lớn của toàn xã hội. Là
học sinh THPT, các em có những biện pháp gì để giữ gìn và bảo vệ đơi mắt sáng
khỏe, phòng tránh tật khúc xạ học đường, đồng thời nâng cao nhận thức cho
người dân về bệnh lý giác mạc, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hiến giác
mạc.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện
Bảng phân công nhiệm vụ và dự kiến các sản phẩm của chủ đề dạy học
Phân vai [2]
Nhà khoa học
Nhiệm vụ
Sản phấm
- Tìm hiểu cấu tạo mắt về Video hoặc bài thuyết trình
phương diện sinh học
cấu tạo của mắt .So sánh cấu
- Tìm hiểu cấu tạo mắt về tạo của mắt với máy ảnh.
phương diện quang học
- So sánh cấu tạo của mắt
với máy ảnh?
Nhà vật lý
Tìm hiểu về sự điều tiết của Video hoặc bài thuyết trình sự
mắt, điểm cực cận, điểm điều tiết của mắt.
cực viễn, năng suất phân li
của mắt
Nhà làm phim Tìm hiểu về hiện tượng lưu Video hoặc thí nghiệm về sự
24 hình trên ảnh của mắt
lưu ảnh của mắt.
giây
Bác sĩ chuyên - Tìm hiểu về các tật của - Bài thuyết trình về các tật
khoa mắt
mắt và cách khắc phục.
của mắt và cách khắc phục.
- Tìm hiểu về tình trạng cận - Bài thuyết trình, video, hình
thị ở các trường học tại địa ảnh tư vấn bảo vệ mắt
phương, nguyên nhân và
các giải pháp bảo vệ mắt và
phòng tránh cận thị học
đường.
Tuyên
viên
truyền Xây dựng các ý tưởng tuyên
truyền về tầm quan trọng
của đôi mắt khỏe, kêu gọi
mọi người chung tay bảo vệ
đơi mắt, biện pháp phịng
tránh cận thị học đường và
kêu gọi mọi người hiến giác
mạc.
- Poster tuyên truyền kiến thức
chung về tật cận thị và các
biện pháp phòng tránh tật cận
thị học đường.
- Hoạt động tuyên truyền cách
giữ gìn và bảo vệ đơi mắt khỏe
đẹp dành cho học sinh một
trường tiểu học trên địa bàn.
- Video tuyên truyền về ý
5
nghĩa của việc hiến tặng giác
mạc - một nghĩa cử cao đẹp.
Hoạt động 3: Thực hiện kế hoạch
Học sinh thực hiện theo kế hoạch đã lập.
Hoạt động 4: Trình bày sản phẩm và đánh giá
Nội dung
Cấu tạo mắt
Mục tiêu cần đạt [4]
Minh chứng
đánh giá
- Trình bày được cấu tạo mắt về phương - Đoạn phim và
diện sinh học.
bài thuyết trình
- Trình bày được sự tạo ảnh qua mắt.
- Từ đó, chỉ ra được cấu tạo mắt về
phương diện quang hình học.
- Chỉ ra được sự tương đồng và sự khác - Trả lời phản
nhau giữa máy ảnh và mắt.
biện của các tổ
- Đặt ra câu hỏi: Chúng ta có thể quan sát khác.
được những vật từ rất xa (chẳng hạn một
ngôi sao) cho đến những vật rât gần
(chẳng hạn một trang sách). Làm thế nào
để mắt có thể nhìn rõ các vật đó mà
khơng phải dịch chuyển?
Sự điều tiết của
mắt và năng
suất phân ly
của mắt
- Nêu được khái niệm sự điều tiết của -Video
thí
mắt, điểm cực cận, điểm cực viễn, khoảng nghiệm và bài
nhìn rõ của mắt.
thuyết trình.
- Chỉ ra được góc trơng một vật là gì và
định nghĩa năng suất phân li của mắt.
- Giải thích vì sao mắt nhìn được các vật - Trả lời phản
ở những khoảng cách khác nhau.
biện của các tổ
khác.
Hiện tượng lưu - Làm thí nghiệm hoặc video thí nghiệm
ảnh của mắt
về sự lưu ảnh của mắt. Từ đó giải thích tại
sao khi chiếu phim, cứ sau 0,033s đến
0,04s, người ta lại chiếu một cảnh nhưng
chúng ta có cảm giác q trình diễn ra là
liên tục.
- Video hoặc thí
nghiệm.
- Trả lời phản
biện của các tổ
khác.
Các tật của mắt - Trình bày được khái niệm, đặc điểm - Sản phẩm bài
6
và cách khắc (tiêu cự khi không điều tiết, điểm cực cận, thuyết trình.
phục
điểm cực viễn) của mắt bình thường, mắt
cận thị, mắt viễn thị, mắt lão thị.
- Trả lời phản
- Chỉ ra được cách khắc phục, cách sửa tật biện của các tổ
cận thị, viễn thị, lão thị.
khác.
Bảo vệ đơi mắt - Điều tra được tình trạng học sinh bị cận - Sản phẩm bài
sáng khỏe
thị ở một số trường trên địa bàn.
thuyết
trình,
- Chỉ ra các nguyên nhân và đưa ra các video, hình ảnh
minh họa.
biện pháp bảo vệ đôi mắt sáng khỏe.
- Nêu được ý nghĩa cao đẹp và sự cần - Trả lời phản
thiết của việc hiến tặng giác mạc, đem lại biện của các tổ
ánh sáng cho người mù do các bệnh lý khác.
giác mạc.
Hoạt động 5: Hoạt động trải nghiệm
Sử dụng các sản phẩm của dự án thực hiện hoạt động tuyên truyền bảo vệ
mắt, phòng tránh cận thị học đường, ý nghĩa cao đẹp của việc hiến tặng giác
mạc. (Thực hiện sau bài học)
2.3.3. GIÁO ÁN
Tiết 60, 61- Bài 31
CHUYÊN ĐỀ: MẮT KHỎE - SÁNG TƯƠNG LAI
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:
+ Môn Vật lí [4].
- Trình bày được cấu tạo quang học của mắt. Nêu rõ đặc điểm, chức năng
của các bộ phận.
- Chỉ ra vị trí của điểm vàng, điểm mù.
- Nêu được sự tương đồng giữa mắt và máy ảnh.
- Trình bày được khái niệm sự điều tiết và các khái niệm: điểm cực cận,
điểm cực viễn, khoảng nhìn rõ của mắt.
- Trình bày được khái niệm năng suất phân li của mắt, sự lưu ảnh trên võng
mạc và nêu được ứng dụng của hiện tượng lưu ảnh trên võng mạc.
- Nêu được các tật của mắt và cách khắc phục các tật đó.
7
+ Mơn Sinh học.
- Trình bày được cấu tạo mắt về phương diện sinh học và nêu được chức
năng của các bộ phận.
- Chỉ ra được các nguyên nhân của tật khúc xạ học đường và đưa ra các
biện pháp phòng tránh tật khúc xạ học đường.
- Nêu được các biện pháp phịng tránh các bệnh về mắt.
+ Mơn giáo dục công dân : Ý thức trách nhiệm của người công dân trong xã
hội, giáo dục lối sống cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng trong đời sống
hàng ngày. Học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường nhằm hạn chế các
vấn đề ô nhiễm, dich bệnh về mắt nói riêng.
+ Mơn Văn học: HS biết dàn dựng, sắp xếp và xử lý các văn bản, tình huống
trong văn bản, biết viết và báo cáo các văn bản đó. Đồng thời HS biết và hiểu
được các câu ca dao, tục ngữ hoặc các câu thơ nói về tầm quan trọng của mắt để
từ đó có ý thức bảo vệ và giữ gìn đơi mắt khỏe đẹp.
+ Mơn Tin học: Có kỹ năng tìm kiếm thơng tin có liên quan trong bài học, biết
sử dụng máy tính, các phần mềm hỗ trợ học tập.
2. Về kỹ năng:
- Tính tốn, xác định được độ tụ của kính cận, kính viễn và kính lão
- Biết được chế độ ăn uống, sinh hoạt, học tập và vệ sinh mắt hàng ngày.
- Biết được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống xung quanh để
tốt cho mắt và biết cách tuyên truyền cho mọi người xung quanh nhận thức được
điều này và cùng thực hiện để chúng ta có một môi trường sống tốt nhất cho mắt
và cho sức khỏe con người nói chung.
3. Về thái độ
- Có ý thức tích cực trong các hoạt động , độc lập tư duy và hợp tác nhóm .
- Có thái độ đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường.
- Giáo dục ý thức bảo vệ mắt để phòng tránh các bệnh tật về mắt.
- Có thái độ tích cực, tinh thần, trách nhiệm cơng dân cao trong việc giữ gìn
và bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp, cũng như kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ đôi
mắt khỏe đẹp.
- Thường xuyên vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực
tiễn.
4. Các năng lực hình thành:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tự học.
- Năng lực tính tốn.
8
- Năng lực ngôn ngữ và giao tiếp.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực hợp tác.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Dạy học theo chủ đề
Thời gian thực hiện 2 tiết:
- Tiết 1: Xây dựng kế hoạch
- Tiết 2: Trình bày sản phẩm
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Có thể nói rằng đơi mắt là một trong những bộ phận quan trọng nhất của
cơ thể, người ta hay nói rằng: Mắt - cửa sổ tâm hồn, “giàu hai con mắt, có hai
bàn tay”. Nhờ có mắt, chúng ta có thể nhìn thấy vạn vật xung quanh. Chỉ khi
nhìn mọi vật quanh ta với đơi mắt chân thực nhất, ta mới thấy nó quan trọng thế
nào. Thế nhưng để có đơi mắt “khỏe - đẹp” là điều mà không phải ai cũng làm
được.
Trong bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo của mắt, các tật của mắt
và cách khắc phục đặc biệt là những biện pháp phòng tránh các tật về mắt trong
học đường.
Hoạt động 2: Lập kế hoạch thực hiện
(Thực hiện trên lớp - Tiết 1)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Xác định tên - Mắt là bộ phận thu nhận ánh - Xác định chủ để dạy học:
của chủ đề sáng giúp người nhìn thấy mọi vật “MẮT KHỎE - SÁNG
dạy học
xung quanh. Vậy, mắt có cấu tạo
TƯƠNG LAI”
phức tạp và tinh vi như thế nào?
- Chúng ta có thể quan sát được
những vật từ rất xa (chẳng hạn
một ngôi sao) cho đến những vật
rât gần (chẳng hạn một trang
sách). Làm thế nào để mắt có thể
nhìn rõ các vật đó mà khơng phải
dịch chuyển?
- Việc quan sát được các chi tiết
nhỏ của vật, chẳng hạn đọc được
chữ của một trang báo hay nhận ra
người quen trong một tấm ảnh nhỏ
9
chụp nhiều người,... phụ thuộc
vào yếu tố nào?
- Tại sao khi chiếu phim, cứ sau
0,033s đến 0,04s, người ta lại
chiếu một cảnh nhưng chúng ta có
cảm giác q trình diễn ra là liên
tục.
- Bên cạnh đó, tình trạng tật khúc
xạ học đường cùng với số lượng
lớn người mù đang cần được ghép
giác mạc đang là vấn đề lớn của
toàn xã hội. Là học sinh THPT,
các em có những biện pháp gì để
giữ gìn và bảo vệ đơi mắt sáng
khỏe, phịng tránh tật khúc xạ học
đường, đồng thời nâng cao nhận
thức cho người dân về bệnh lý
giác mạc, ý nghĩa và tầm quan
trọng của việc hiến giác mạc.
- Phân cơng nhóm trưởng của
từng nhóm
Xây dựng các
tiểu chủ đề/ ý
tưởng
- Tổ chức cho học sinh phát triển - Hoạt động nhóm, chia sẻ
ý tưởng, hình thành các tiểu chủ các ý tưởng.
đề.
- Cùng giáo viên thống
- Thống nhất ý tưởng và lựa chọn nhất các tiểu chủ đề nhỏ.
các tiểu chủ đề: xác định cách
+ Cấu tạo mắt: đóng vai
thức thực hiện ý tưởng: đóng vai.
nhà khoa học để tìm hiểu
cấu tạo mắt về phương
diện sinh học (mắt có cấu
tạo như thế nào, đặc điểm,
chức năng của mỗi bộ
phận ra sao); tìm hiểu về
mặt quang học thì mắt cấu
tạo như thế nào; so sánh
sự tương đồng và khác
nhau giữa máy ảnh và
mắt.
+ Sự điều tiết của mắt,
điểm cực cận, điểm cực
viễn: đóng vai nhà vật lý
10
để giải thích ảnh của các
vật cách mắt những
khoảng khác nhau vẫn
được tạo ra ở màng lưới
được thực hiện bởi hoạt
động nào của mắt? Mắt có
thể nhìn rõ vật ở xa mắt
nhất, gần mắt nhất cách
mắt bao nhiêu?
+ Năng suất phân li của
mắt: đóng vai nhà vật lý
để tìm hiểu về góc trơng
vật và kích thước của ảnh
trên màng lưới, từ đó đưa
ra khái niệm năng suất
phân li của mắt.
+ Hiện tượng lưu ảnh của
mắt: đóng vai nhà làm
phim 24 hình trên giây,
làm một đoạn phim hoặc
làm thí nghiệm về sự lưu
ảnh trên võng mạc của
mắt.
+ Các tật của mắt và cách
khắc phục: đóng vai bác sĩ
chuyên khoa mắt chỉ ra
đặc điểm, nguyên nhân,
cách khắc phục các tật của
mắt (cận thị,viễn thị, loạn
thị).
+ Bảo vệ đơi mắt khỏe
đẹp: đóng vai Bác sỹ
chuyên khoa mắt tuyên
truyền về tầm quan trọng
của đôi mắt khỏe đẹp, kêu
gọi mọi người chung tay
bảo vệ đôi mắt, các biện
pháp phòng tránh tật cận
thị học đường, ý nghĩa cao
đẹp của việc hiến tặng
11
giác mạc.
Xác định sản - GV gợi ý bằng các câu hỏi giúp
phẩm
cần HS xác định nhiệm vụ cần thực
thực hiện
hiện cho mỗi tiểu chủ đề của dự
án.
- Căn cứ vào chủ đề học
tập và gợi ý của GV, HS
nêu ra các nhiệm vụ phải
thực hiện.
- Từ nhiệm vụ của dự án, GV gợi
ý giúp HS xác định sản phẩm phù
hợp để trình bày nhiệm vụ đã thực
hiện.
- Thảo luận và lên kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ:
Chia lớp thành 5 nhóm,
mỗi nhóm thực hiện 1 tiểu
chủ đề:
+Nhóm 1: Video giới
thiệu về cấu tạo mắt, bài
thuyết trình cấu tạo mắt về
phương diện quang học.
So sánh sự tương đồng
giữa mắt và máy ảnh.
+ Nhóm 2: Video về sự
điều tiết của mắt, bài
thuyết trình về năng suất
phân li của mắt.
+ Nhóm 3: Thí nghiệm tự
làm hoặc video về hiện
tượng lưu ảnh của mắt.
+ Nhóm 4: Hình ảnh, bài
thuyết trình về các tật của
mắt và cách khắc phục
+ Nhóm 5: Video, hình
ảnh, bài thuyết trình về
Giải pháp bảo vệ đơi mắt
khỏe đẹp; phịng tránh cận
thị học đường, kêu gọi mọi
người đăng kí hiến tặng
giác mạc.
Hoạt động 2: Thực hiện chủ đề dạy học
(Thực hiện vào thời gian ngoài tiết học trên lớp)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
12
- Thu thập thông - Theo dõi, hướng dẫn, giúp - Thực hiện nhiệm vụ theo kế
tin.
đỡ các nhóm.
hoạch.
- Thảo luận
nhóm để xử lý
thơng tin và lập
dàn ý báo cáo.
- Theo dõi, giúp đỡ các - Các nhóm phân tích kết quả
nhóm (xử lí thơng tin, cách thu thập được và trao đổi về
trình bày sản phẩm của các cách trình bày sản phẩm.
nhóm).
- Xây dựng báo cáo sản
- Hồn thành
phẩm của nhóm.
báo cáo của
nhóm.
Hoạt động 3: Trình bày sản phẩm
(Thực hiện trên lớp – Tiết 2)
- Thời gian trình bày của mỗi nhóm khơng q 4 phút
- Nội dung câu hỏi và trả lời phản biện của các nhóm khác khơng q 3
phút. Đối với những câu hỏi có nội dung dài thì được giải đáp ở ngồi tiết học.
- Giáo viên chiếu giáo án Powerpoint tóm tắt, nhấn mạnh kiến thức của
chủ đề dạy học(5 ph)
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Tổ chức cho các nhóm báo - Nhóm trưởng báo cáo kết quả
cáo kết quả và phản hồi
(trình chiếu Powerpoint, video,
- Gợi ý các nhóm nhận xét, hình ảnh)
bổ sung cho các nhóm khác.
Báo cáo kết - Tổng hợp nội dung từ thông - Các nhóm tham gia phản hồi
quả
tin của các nhóm.
về phần trình bày của nhóm
- Nhận xét chung và trình bạn.
chiếu giáo án Powerpoint - Học sinh dựa vào các kết quả
tóm tắt kiến thức của chủ đề thu thập ghi kiến thức cần đạt
dạy học
vào vở.
(Giáo án Powerpoint và các sản phẩm của HS được trình bày ở phần phụ lục)
Hoạt động 5: TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ DẠY HỌC(5ph)
- Tổng kết
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học
13
sinh
Đánh giá quá trình - Tổng kết chủ đề dạy học.
thực hiện, rút kinh - Tổ chức các nhóm đánh giá
theo phiếu đánh giá, tuyên
nghiệm
dương nhóm, cá nhân.
- Gợi ý cho các nhóm tiếp tục
Hướng phát triển
triển khai chủ đề dạy học theo
của chủ đề dạy học
cả chiều rộng và chiều sâu
- Các nhóm tự đánh giá,
đánh giá lẫn nhau.
- Các nhóm nêu ý tưởng
phát triển chủ đề.
- Bài tập về nhà
Bài tập 1. Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 50cm [5].
a. Mắt người này bị tật gì?
b. Muốn nhìn thấy vật ở vơ cực khơng phải điều tiết, người đó phải đeo
kính có độ tụ bao nhiêu? (Kính đeo sát mắt)
Bài tập 2. Em hãy tìm hiểu các bệnh thường gặp về mắt trong mùa hè và các
biện pháp bảo vệ mắt.
Bài tập 3. Em hãy đọc bài báo sau [6].ờng gây ngập úng tại nhiều khu vực ở
(VietNamNet) - Một người hiến, hai người tìm lại ánh sáng
Một người hiến tặng giác mạc sẽ đem lại ánh sáng cho hai người mù.
Theo ông Hơn PGS-TS Đỗ Như Hơn, Giám đốc BV Mắt Trung ương, ước
tính Việt Nam có trên 50.000 người mù do bệnh lý giác mạc, cần được thực hiện
phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng. “Do nguồn giác mạc vô cùng khan
hiếm, lượng hiến tặng giác mạc thời gian qua mới chỉ đáp ứng được số lượng rất
nhỏ so với nhu cầu thực tế, nên hàng trăm nghìn bệnh nhân đang phải chấp nhận
sống trong cảnh mù lòa” – ông Hơn nói.
14
Ông Nguyễn Hữu Hoàng, Giám đốc Ngân hàng Mắt, BV Mắt Trung
ương, cho biết sau 5 năm đi vào hoạt động Ngân hàng Mắt mới chỉ tiếp nhận
461 giác mạc từ 235 người hiến giác mạc từ 14 tỉnh thành trong cả nước. Tuy
nhiên, số lượng người hiến giác mạc cịn q ít so với nhu cầu hơn đăng ký ghép
giác mạc hiện nay.
“Ngân hàng Mắt mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước, trong việc tiếp tục thực hiện công tác tuyên
truyền, vận động người dân hiến tặng giác mạc. Tiếp nhận giác mạc không chỉ ở
cộng đồng, mà còn xây dựng mạng lưới tiếp nhận giác mạc trong hệ thống các
bệnh viện để tăng cường chất lượng các hoạt động, cũng như thu nhận, đánh giá,
bảo quản giác mạc tốt hơn” – ơng Hồng nói.
Nếu là một bác sĩ chuyên khoa Kết – giác mạc phụ trách Ngân hàng mắt,
Bệnh viện Mắt trung ương, em sẽ làm gì để tuyên truyền, vận động người dân
hiến giác mạc, đồng thời có những giải pháp gì để xây dựng mạng lưới tiếp
nhận giác mạc trong hệ thống các bệnh viện để tăng cường chất lượng các hoạt
động, cũng như thu nhận, đánh giá, bảo quản giác mạc tốt hơn?
Hoạt động 6: Trải nghiệm – sáng tạo
CÙNG HÀNH ĐỘNG:
Sử dụng các sản phẩm của dự án thực hiện hoạt động tuyên truyền
bảo vệ mắt, phòng tránh cận thị học đường; ý nghĩa cao đẹp của việc hiến
tặng giác mạc.
(Thực hiện sau bài học)
Dựa theo năng lực và sở trường của học sinh, chia lớp thành 3 đội theo 3
nhiệm vụ:
Nội dung
Thực hiện tun
truyền bảo vệ đơi
mắt và phịng tránh
cận thị học đường
tại
trường
và
trường tiểu học
trên địa bàn, chủ
đề Học đường
không cận thị.
Hoạt động của
giáo viên
- Theo dõi, hướng
dẫn, giúp đỡ các
đội (xử lí thơng
tin, cách trình bày
sản phẩm của các
nhóm).
Hoạt động của
Thơng điệp
học sinh
- Xây dựng các poster Hành động
tuyên truyền.
hôm nay –
- Thiết kế các mẫu An tồn cho
thời khóa biểu dành tương lai
cho học sinh tiểu học
chủ đề bảo vệ đơi mắt
- Tổng kết, đánh và phịng tránh cận
giá tun dương thị học đường.
các đội, cá nhân
- Vẽ tranh tuyên
truyền.
15
- Liên hệ với các
trường tiểu học và
tổ chức hoạt động
tuyên truyền.
Thực hiện tuyên
truyền ý nghĩa cao
đẹp của việc hiến
tặng giác mạc và
kêu gọi mọi người
đăng kí hiến tặng
giác mạc với chủ
đề: Một người
hiến giác mạc, hai
người tìm lại ánh
sáng.
Tham gia dọn vệ
sinh lớp học, vườn
trường với chủ đề:
Chung tay giữ gìn
mơi trường xanh –
sạch đẹp.
- Vẽ tranh, thiết kế Cho đi
các clip tuyên truyền. còn mãi
- Xây dựng lịch vệ
sinh lớp học.
- Thực hiện dọn vệ
sinh vườn trường.
- Tuần tra, kiểm tra,
nhắc nhở vệ sinh các
lớp.
là
Môi trường
hôm nay –
Cuộc sống
ngày mai.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.4.1. Hiệu quả
Phương pháp dạy học tích hợp kết hợp với hoạt động trải nghiệm của học
sinh vào chủ đề dạy học “Mắt khỏe – Sáng tương lại”, đã mang lại rất nhiều
hiệu quả vượt trội:
- Đưa bài học vào hơi thở cuộc sống
Dạy học theo chủ đề là tạo cơ hội cho người học được áp dụng những kiến thức
đã học vào thực tế cuộc sống bởi vì vấn đề được nêu ra phải xuất phát từ những
nhu cầu thực tế, có tính kích thích người học. Tính thực tế cao cũng chính là
động lực để người học chủ động và tích cực trong hoạt động học tập của mình.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm
Các thành viên cùng làm việc nhóm phải biết tổ chức phân cơng, chia sẻ, công
việc, học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau, tăng cường đồn kết, tăng cường tính kỷ
luật, có trách nhiệm với tập thể. Những kỹ năng làm việc nhóm là tối cần thiết
quyết định sự thành công của phương pháp dạy học này. Đây cũng là nhóm kỹ
năng sống thiết yếu đối với bất kỳ cá nhân nào trong cuộc sống hiện đại.
- Rèn luyện khả năng trình bày vấn đề và tư duy logic
Trong quá trình học tập theo mơ hình này, người học thường xun phải:
+ Tìm cách trình bày vấn đề một cách rõ ràng và logic.
16
+ Tư duy sáng tạo để tập trung giải quyết vấn đề phát sinh hoặc tìm lối ra cho
những khó khăn.
+ Bảo vệ ý kiến có tính xây dựng và hồn thiện kiến thức thơng qua thảo luận.
- Nâng cao kỹ năng sử dụng và khai thác công nghệ thông tin hiệu quả.
Trong khi thực hiện chủ đề, người học buộc phải sử dụng máy vi tính, Internet
để truy cập thông tin và xử lý thông tin cũng như sử dụng các cơng cụ hổ trợ để
hồn thiện sản phẩm. Với sự phổ biến của thế giới internet, con người ngày này
dường như chịu tác động khủng hoảng thừa thông tin. Thư viện khơng cịn là nơi
duy nhất để truy cầu kiến thức mà đơn giản chỉ cần một máy tính kết nối
internet. Trong cuộc sống hiện đại đó, kỹ năng khai thác thông tin, định loại
thông tin giúp con người có thể "tìm kim giữa một bể kim" và trở thành lợi thế
cạnh tranh cũng như chìa khóa thành cơng trong cuộc sống và q trình học tập.
- Cá nhân hóa việc học
Bằng sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin, người giáo viên có những cơng cụ để
theo dõi tiến trình học của từng học viên, xây dựng mơ hình tư duy đặc thù cho
từng nhóm học viên. Điều này cho phép nâng cao hiệu quả của quá trình dạy và
học, cũng như hỗ trợ giáo viên trong quá trình thực hiện.
2.4.2. Kiểm nghiệm:
- Khi học, tất cả các em đều hứng thú, tích cực, nghiêm túc, chủ động lĩnh
hội kiến thức, biết vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn Vật lý, Sinh học,
Tin học, Mĩ thuật, Ngữ văn... để giải quyết tình huống.
- Sau khi học xong chuyên đề tôi yêu cầu các em xây dựng lại kiến thức
trọng tâm vào giấy dưới dạng sơ đồ tư duy (có minh họa).
Giáo viên đã tiến hành thử nghiệm tại lớp 11B8 theo tiến trình dạy học đã
thiết kế và lớp 11B7 theo phương pháp truyền thống. Và năm học vừa qua khi
áp dụng phương pháp này, tôi thấy thật bất ngờ với kết quả đạt được như sau.
Phương pháp dạy - học truyền thống:
Nội dung
Lớp 11B7
Kết quả học tập
Thái độ
( Mức độ hứng thú)
Giỏi
Khá
TB
Yếu
70%
12%
36%
46%
8%
Phương pháp dạy - học tích hợp:
Nội dung
Thái độ
Kết quả học tập
17
Lớp 11B8
( Mức độ hứng thú)
Giỏi
Khá
TB
Yếu
98%
25%
42%
33%
0%
Đặc biệt, học sinh lớp 11B8 rất hứng thú với các nhiệm vụ học tập được
giao. Khi thực hiện nhiệm vụ học các em được làm việc theo nhóm nhiều, được
tiếp cận nhiều hình thức học tập, đồng thời thái độ học tập của các em sơi nổi
hơn. Đó là kết quả của những hoạt động tích cực mà giáo viên đã tổ chức, hướng
dẫn cho các em trong quá trình dạy - học theo phương pháp tích hợp kết hợp với
hoạt động trải nghiệm.
2.4.3. Sản phẩm của học sinh
+ Video hình ảnh, bài thuyết trình cho sản phẩm của từng nhóm.
+ Sơ đồ tư duy học tập của học sinh.
+ Sản phẩm của các hoạt động tuyên truyền: tranh vẽ, poster về phòng tránh cận
thị học đường.
18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Sử dụng phương pháp tích hợp trong dạy – học giúp cho HS trong quá
trình học tập tất cả các em đều rất hứng thú, nghiêm túc, tích cực, chủ động tư
duy để lĩnh hội kiến thức. Cụ thể thông qua bài học, học sinh khơng chỉ nắm
vững kiến thức vật lí về “Mắt” và hiểu sâu sắc về “cách bảo vệ mắt”. Đồng thời
thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ đôi mắt và ý nghĩa cao đẹp của việc
hiến tặng giác mạc. Từ đó nêu được những biện pháp tuyên truyền phòng tránh
cận thị học đường và kêu gọi mọi người đăng kí hiến tặng giác mạc, bảo vệ mơi
trường sống ở cấp độ vi mô và vĩ mô.
Chủ đề dạy học này có thể áp dụng rộng rãi trong tất cả các trường THPT
ở các khu vực và vùng miền khác nhau.
3.2. Kiến nghị:
- Hiện nay HS THPT đang học tới 13 mơn học, trong đó mơn vật lý có nội
dung kiến thức khá nặng, mà để học theo phương pháp này thì HS cần đầu tư
thời gian nhiều hơn cho một bài học. Vì vậy, tơi mạnh dạn đề xuất các cấp có
thẩm quyền nên giảm tải bớt nội dung kiến thức môn học. Đồng thời tiếp tục
triển khai rộng rãi cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp để giáo viên có điều
kiện phát huy năng lực bản thân, ngược lại có cơ hội được học hỏi lẫn nhau
thông qua cuộc thi.
- Đối với Nhà trường: Cần khuyến khích động viên mỗi giáo viên nghiên
cứu, thực hiện và áp dụng những sáng kiến hay để đẩy mạnh phong trào nâng
cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường.
- Đối với Sở Giáo dục & ĐT: Cần quan tâm đầu tư thêm cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học hiện đại cho các trường học và có những định hướng về
nội dung phương pháp giảng dạy cho từng phân môn để giáo viên thực hiện tốt
nhiệm vụ “ trồng người”, giúp học sinh chủ động tìm tịi, sáng tạo và vận dụng
kiến thức một cách hiệu quả nhất.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của riêng tơi. Rất mong được sự
góp ý của đồng nghiệp và Hội đồng khoa học để đề tài được bổ sung, hồn thiện
hơn, có hiệu quả hơn. Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2017
Xác nhận của BGH trường
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Tác giả
19
Phạm Thị Nga
20