Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hướng dẫn học sinh lớp 12 cơ bản phân dạng và nắm được phương pháp giải bài tập phần giao thoa ánh sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.11 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 12 CƠ BẢN PHÂN DẠNG
VÀ NẮM ĐƯỢC PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN
GIAO THOA ÁNH SÁNG

Người thực hiện: Lê Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Vật lí

THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
1


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM................................................4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm..................................................4
2.1.1. Cơ sở của việc dạy - học bộ môn: Dạy học là quá trình tác động 2
chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó học sinh là chủ thể của quá trình
nhận thức, còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động nhận thức cho học
sinh. Nếu giáo viên có phương pháp tốt thì học sinh sẽ nắm kiến thức một
cách dễ dàng và ngược lại.................................................................................4
2.1.2. Cơ sở của kiến thức - kỹ năng:...............................................................4

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
- Từ vị trí của bộ môn vật lí trong cấp học THPT hiện nay:


Môn vật lí cũng như nhiều môn học khác được xem là môn khoa học
cơ bản, học vật lí càng cần phát triển năng lực tư duy, tính chủ động, độc lập,
sáng tạo của học sinh để tìm hiểu và lĩnh hội các tri thức khoa học. Trong khuôn
khổ nhà trường phổ thông, các bài tập vật lí thường là những vấn đề không quá
phức tạp, có thể giải được bằng những suy luận lôgic, bằng tính toán hoặc thực
nghiệm dựa trên cơ sở những qui tắc vật lí, phương pháp vật lí đã qui định trong
chương trình học; bài tập vật lí là một khâu quan trọng trong quá trình dạy và
học vật lí.
Việc giải bài tập vật lí giúp củng cố đào sâu, mở rộng những kiến thức
cơ bản của bài giảng, xây dựng, củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lí thuyết vào
thực tiễn, là biện pháp quý báu để phát triển năng lực tư duy của học sinh, có
tác dụng sâu sắc về mặt giáo dục tư tưởng. Vì thế trong giải bài tập vật lí việc
tìm ra phương án tối ưu nhất để giải nhanh, chính xác, đúng bản chất vật lí là
điều vô cùng quan trọng.
- Đặc trưng của môn vật lí lớp 12 THPT:
Chương trình vật lí lớp 12 THPT bao gồm cả cơ, quang, điên xoay chiều và vật
lí hạt nhân, hầu như đều là các kiến thức mới với các em, đã thế lí thuyết rất dài,
nhiều công thức phức tạp, nhiều hằng số với các đơn vị rất khó nhớ lại đòi hỏi
phải chính xác tuyệt đối. Từ đó đòi hỏi người giáo viên dạy bộ môn phải không
ngừng nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, phải có phương pháp tốt
trong ôn tập và kiểm tra.
-Từ thực tế của việc học tập bộ môn:
Nhiều học sinh có ý thức học môn vât lí để thi khối A, A1, nhưng phương pháp
còn bị động, đối phó, trông chờ, ỷ lại vào giáo viên.
-Từ yêu cầu ngày càng cao của thi cử:
2


Hiện nay, trong xu thế đổi mới của ngành giáo dục về phương pháp kiểm
tra đánh giá kết quả giảng dạy và thi tuyển trắc nghiệm khách quan đã trở thành

phương pháp chủ đạo trong kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học trong nhà
trường THPT. Điểm đáng lưu ý là nội dung kiến thức kiểm tra đánh giá tương
đối rộng đòi hỏi học sinh phải học kỹ nắm vững toàn bộ kiến thức của chương
trình, tránh học tủ học lệch. Đối với các kỳ thi ĐH và CĐ, học sinh không
những phải nắm vững kiến thức mà còn đòi hỏi học sinh phản ứng nhanh đối
với các dạng toán, đặc biệt là các dạng toán mang tính chất khảo sát mà các em
thường học.
- Kết quả bồi dưỡng HSG và học sinh vào các trường ĐH – CĐ:
Trong quá trình giảng dạy bản thân đã không ngừng học hỏi, tích lũy được
nhiều kinh nghiệm hay để có thể áp dụng trong thực tế. Việc bồi dưỡng học sinh
giỏi đã có kết quả nhất định. Trong các kỳ thi vào ĐH – CĐ hàng năm cũng có
nhiều học sinh đạt điểm cao.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:
+ Giúp học sinh lớp 12 ban cơ bản học tự chọn môn vật lí có thêm được các
kiến thức và kỹ năng cơ bản trong ôn tập phần “Giao thoa ánh sáng”,giúp các
em ôn luyên lí thuyết, phân dạng bài tập và có các phương pháp tối ưu để giải
các bài tập phần này.
+ Tìm cho mình 1 phương pháp để tạo ra các phương pháp giảng dạy phù hợp
với đối tượng học sinh nơi mình công tác, tạo ra không khí hứng thú và lôi cuốn
nhiều học sinh tham gia giải các bài tập, giúp các em đạt kết quả cao trong các
kỳ thi.
+ Được nghe lời nhận xét góp ý từ đồng nghiệp, đồng môn
+ Nâng cao chất lượng học tập bộ môn, góp phần nhỏ bé vào công cuộc CNH –
HĐH đất nước.
+ Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết qủa nỗ lực
của bản thân giúp cho tôi có nhiều động lực mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
Đề tài được sử dụng vào việc:
- Ôn tập chính khóa và ôn thi tốt nghiệp ( chỉ là phụ ).

- Ôn thi HSG và CĐ – ĐH ( là chính ).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập trên cơ sở: ôn tập lí thuyết, phân dạng
bài tập, giải các bài tập mẫu, ra bài tập ôn luyện có đáp án để học sinh tự làm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Là học sinh lớp 12C1, 12C2 trường THPT Yên Định 3.
Tham khảo cho học sinh lớp 12 Ban KHTN
- Thuận lợi:
+ Học sinh cuối cấp, có ý thức mục tiêu rõ ràng trong việc chọn nghề, chọn
trường, chọn khối.
+ Học sinh nông thôn, ít tệ nạn xã hội, có ý thức vươn lên để thoát khỏi đói
nghèo.
+ Một số ít học sinh có năng lực, có nguyện vọng thi vào các trường ĐH, các
trường cao đẳng…
3


- Khó khăn:
+ Số học sinh thực sự học được có ý thức tốt đều đã vào ban KHTN, một số
khác vào lớp 12C7.
+ Số học sinh ban cơ bản học tự chọn vật lí ở 2 lớp 12C1, 12C2 chỉ có:
25% có nhu cầu thực sự: có học lực TB khá quyết tâm học để theo khối
A, A1.
40% học để thi tốt nghiệp và theo khối (vì 2 khối này có nhiều ngành
nghề để lựa chọn), số này có học lực TB.
35% không thể thi khối khác (vì xác định không đậu đại học, cao đẳng sẽ
đi học nghề thì môn vật lí cũng rất cần thiết trong học tâp và xét tuyển sau này),
số này có học lực yếu, ý thức kém.
Sách giáo khoa vật lí 12 cơ bản và nâng cao, sách giáo viên, các chuyên đề, đề
thi và đáp án hàng năm, tài liệu từ internet…
1.4 Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện ôn tập cho học sinh lớp 12 hoặc dạy

vào giờ tự chọn.
- Phương pháp áp dụng vào việc:
+ Ôn tập chính khóa và ôn thi tốt nghiệp (chỉ là phụ).
+ Ôn thi học sinh giỏi và ôn thi vào đại học – cao đẳng (là chính ).

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ sở của việc dạy - học bộ môn: Dạy học là quá trình tác động 2 chi2 mm.
Câu 25: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai
17


khe là a = 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Nếu chiếu đồng thời
hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6 μm và λ2 = 0,5 μm thì trên màn có
những vị trí tại đó có vân sáng của hai bức xạ trùng nhau gọi là vân trùng. Tìm
khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân trùng.
A. 0,6 mm.
B. 6 mm.
C. 0,8 mm.
D. 8 mm.
Câu 26: Trong thí nghiệm I-âng, cho a = 2 mm, D = 2 m. Chiếu đồng thời hai
bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 μm và λ2 = 600 nm. Trên màn quan sát, gọi M, N
là hai điểm ở khác phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là
14,2 mm và 5,3 mm. Số vân sáng quan sát được trên MN của hai bức xạ là
A. 71.
B. 69.
C. 67.
D. 65.
Câu 27: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, cho khoảng cách giữa
hai khe là 1 mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn là 1 m. Người ta chiếu vào 2

khe đồng thời hai bức xạ λ1 = 0,4 μm và λ2. Trên màn người ta đếm được trong
bề rộng L = 2,4 cm có tất cả 9 cực đại của λ1 và λ2 trong đó có 3 cực đại trùng
nhau, biết 2 trong số 3 cực đại trùng ở 2 đầu. Giá trị λ2 là
A. 0,6 μm.
B. 0,48 μm.
C. 0,54 μm.
D. 0,5 μm.
Câu 28: Chiếu đồng thời hai bức xạ nhìn thấy có bước sóng λ1 = 0,72μm và λ2
vào khe I-âng thì trên đoạn AB ở trên màn quan sát thấy tổng cộng 19 vân sáng,
trong đó có 6 vân sáng của riêng bức xạ λ1, 9 vân sáng của riêng bức xạ λ2.
Ngoài ra, hai vân sáng ngoài cùng (trùng A, B) khác màu với hai loại vân sáng
đơn sắc trên. Bước sóng λ2 bằng
A. 0,48 μm
B. 0,578 μm
C. 0,54 μm
D. 0,42 μm
Câu 29: Thực hiên giao thoa ánh sáng với nguồn gồm hai thành phần đơn sắc
nhìn thấy có bước sóng λ1 = 0,64 μm; λ2. Trên màn hứng các vân giao thoa, giữa
hai vân gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm đếm được 11 vân sáng.
Trong đó, số vân của bức xạ λ1 và của bức xạ λ2 lệch nhau 3 vân, bước sóng của
λ2 là:
A. 0,4 μm.
B. 0,45 μm
C. 0,72 μm
D. 0,54 μm
Câu 30: Thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young. Chiếu hai khe ánh sáng đơn sắc
có bước sóng λ1 = 0,6μm thì trên màn quan sát, ta thấy có 6 vân sáng liên tiếp
cách nhau 9mm. Nếu chiếu hai khe đồng thời hai bức xạ λ1 và λ2 thì người ta
thấy tại M cách vân trung tâm 10,8mm vân có màu giống vân trung tâm, trong
khoảng giữa M và vân sáng trung tâm còn có 2 vị trí vân sáng giống màu vân

trung tâm. Bước sóng của bức xạ λ2 là
A. 0,4 μm.
B. 0,38 μm.
C. 0,65 μm.
D. 0,76 μm.
Câu 31: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn phát sáng đồng
thời hai bức xạ đơn sắc, có bước sóng lần lượt là 0,72 μm và 0,45 μm. Hỏi trên
màn quan sát, giũa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung
tâm, có bao nhiêu vân sáng khác màu vân trung tâm?
A. 10.
B. 13.
C. 12.
D. 11.
Câu 32: Thực hiện giao thoa với ánh sáng trắng có bước sóng 0,4 μm ≤ λ ≤ 0,7
μm. Hai khe cách nhau 2 mm, màn hứng vân giao thoa cách hai khe 2 m. Tại
điểm M cách vân trung tâm 3,3 mm có bao nhiêu ánh sáng đơn sắc cho vân
sáng tại đó ?
A. 5 ánh sáng đơn sắc.
B. 3 ánh sáng đơn sắc.
18


C. 4 ánh sáng đơn sắc.
D. 2 ánh sáng đơn sắc.
Câu 33: Trong thí nghiệm I-âng người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng
trắng có bước sóng từ 0,4 μm đến 0,75 μm. Khoảng cách giữa hai khe là a = 2
mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m. Tại 1 điểm M trên màn cách
vân sáng trung tâm 3 mm có bao nhiêu bức xạ cho vân tối trong dải ánh sáng
trắng? A. 2.
B. 3.

C. 4.
D. 5.
Câu 34: Hai khe I-âng cách nhau a = 1 mm được chiếu bằng ánh sáng trắng
(0,4 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm), khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m. Tại điểm A
trên màn cách vân trung tâm 2 mm có các bức xạ cho vân tối có bước sóng
A. 0,60 μm và 0,76 μm.
B. 0,57 μm và 0,60 μm.
C. 0,40 μm và 0,44 μm.
D. 0,44 μm và 0,57 μm.
Câu 35: Hai khe I-âng cách nhau 1 mm được chiếu bằng ánh sáng trắng (0,4
μm ≤ λ ≤ 0,76 μm), khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m. Tại điểm A trên
màn cách vân trung tâm 2 mm có các bức xạ cho vân sáng có bước sóng
A. 0,40 μm; 0,50 μm và 0,66 μm.
B. 0,44 μm; 0,50 μm và 0,66 μm.
C. 0,40 μm; 0,44 μm và 0,50 μm.
D. 0,40 μm; 0,44 μm và 0,66 μm.
Câu 36: Thực hiện giao thoa ánh sáng qua khe I-âng, biết a = 0,5 mm, D = 2 m.
Nguồn S phát ánh sáng trắng gồm vô số bức xạ đơn sắc có bước sóng từ 0,4 μm
đến 0,76 μm. Xác định số bức xạ bị tắt tại điểm M trên màn E cách vân trung
tâm 0,72 cm?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 37: Thực hiện giao thoa ánh sáng qua khe I-âng, biết khoảng cách giữa hai
khe là 0,5 mm, khoảng cachs từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 2 m.
Nguồn S phát ánh sáng trắng gồm vô số bức xạ đơn sắc có bước sóng từ 0,4 μm
đến 0,75 μm. Hỏi ở đúng vị trí vân sáng bậc 4 của bức xạ đỏ còn có bao nhiêu
bức xạ cho vân sáng nằm trùng tại đó?
A. 3.

B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 38: Trong thí nghiệm giao thoa I-âng đối với ánh sáng trắng khoảng cách
từ 2 nguồn đến màn là 2 m, khoảng cách giữa 2 nguồn là 2 mm. Số bức xạ cho
vân sáng tại M cách vân trung tâm 4 mm là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Câu 39: Trong thí nghiệm giao thoa áng sáng dùng khe I-âng, khoảng cách 2
khe a = 1 mm, khoảng cách hai khe tới màn D = 2 m. Chiếu bằng sáng trắng có
bước sóng thỏa mãn 0,39 µm ≤ λ ≤ 0,76 µm. Khoảng cách gần nhất từ nơi có
hai vạch màu đơn sắc khác nhau trùng nhau đến vân sáng trung tâm ở trên màn
là A. 1,64 mm
B. 2,40 mm
C. 3,24 mm
D. 2,34 mm
Câu 40: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng
ánh sáng trắng có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Khoảng cách giữa hai khe
là 0,8 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m.
Trên màn, tại vị trí cách vân trung tâm 3 mm có vân sáng của các bức xạ với
bước sóng
A. 0,48 μm và 0,56 μm
B. 0,40 μm và 0,60 μm
C. 0,45 μm và 0,60 μm
D. 0,40 μm và 0,64 μ
ĐÁP ÁN
19



Câu
Đáp
án
Câu
Đáp
án
Câu
Đáp
án
Câu
Đáp
án

1
C

2
D

3
A

4
C

5
A

6

A

7
C

8
B

9
B

10
D

11
B

12
C

13
C

14
D

14
A

16

C

17
B

18
A

19
B

20
A

21
A

22
A

23
D

24
A

25
B

26

D

27
A

28
C

29
A

30
A

31
D

32
C

33
C

34
D

35
A

36

B

37
A

38
B

39
D

40
B

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) SKKN ” Huớng dẫn học sinh lớp 12 ban cơ bản phân dạng và nắm
được phương pháp giải bài tập phần: Mẫu nguyên tử Bo, quang phổ
phát xạ của nguyên tử Hidro’’
2) SGK vật lý 12 nâng cao
3) SGK vật lý 12 cơ bản
4) Sách BT vật lý 12 nâng cao
5)Sách BT vật lý 12 cơ bản
6) Giải toán vật lý 12 tập 3
7) Các đề thi cao đẳng, đại học và đáp án hàng năm

20


21




×