Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chương III

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 23 trang )

Mục lục
Nội dung
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử
dụng để giải quyết vấn đề.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động
giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị

Trang
2
2
2
2
2
2
3
3
3
4
13
21



1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong
ngành giáo dục nước ta từ những năm 60 của thế kỉ XX. Trong cuộc cải cách
giáo dục lần 2, năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương
hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước.
Mặc dù phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đã được
chú trọng đổi mới, cải tiến nhiều, tuy nhiên nhìn chung phương pháp dạy học
lịch sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng yêu cầu đào
tạo. Có thể nói phương pháp dạy học lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự
lạc hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao
chất lượng giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo
viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc vai trò, vị trí của phương pháp dạy học,
chưa tiếp nhận những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học mà còn
tiến hành giảng dạy theo kinh nghiệm chủ nghĩa, đặc biệt chưa chú trọng phát
huy tính tích cực của học sinh. Năm học 2016-2017 môn Lịch sử nằm trong tổ
hợp bài thi thuộc lĩnh vực khoa học xã hội được học sinh lựa chọn để đăng kí
thi. Vì vậy việc đưa ra phương pháp phù hợp để phát huy tính tích cực của học
sinh nhằm nâng cao chất lượng môn học là điều cần thiết đặc biệt đối với học
sinh trường THPT Nguyễn Hoàng nơi tôi đang công tác.
Yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả dạy học bộ môn.
Vậy thế nào là phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung,
trong dạy học lịch sử nói riêng, làm thế nào để phát huy tính tích cực của học
sinh trong dạy học lịch sử thông qua từng khóa học, chương, bài học cụ thể….đó

chính là lí do tôi lựa chọn đề tài Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh trong dạy học chương III: Việt Nam từ năm 1945 đến năm
1954 (Lịch sử 12 - chuẩn) với mong muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao
chất lượng bộ môn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận phương pháp dạy học lịch sử, đề tài đi sâu vào đề xuất
một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy
học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Do điều kiện về mặt thời gian ,đề tài chỉ đi vào đề cập một số biện pháp
khi dạy học chương III: Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Lịch sử
12 – chuẩn)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; Phương pháp điều tra khảo
sát thực tế, thu thập thông tin; Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra một số biện pháp đê giảng dạy chương III:
Việt Nam từ 1945-1954 như sử dụng sách giáo khoa, sử dụng hệ thống câu hỏi,
2


sử dụng đồ dùng trực quan và đặc biệt việc sử dụng đồ dùng trực quan trong
kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút và kiểm tra 45 phút nhằm giúp học sinh phát
huy được tính tích cực, sáng tạo của mình.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Vấn đề phát huy năng lực hoạt động độc lập, tích cực của học sinh trong
dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng từ lâu đã được các nhà lí luận dạy
học cũng như giáo viên ở trường phổ thông đặc biệt quan tâm. Họ đều thừa nhận
rằng một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học là

phải chú trọng đến vai trò của người học, coi học sinh là chủ thể của quá trình
dạy học.
Trong học tập lịch sử, quá trình nhận thức của học sinh được bắt đầu bằng
quan sát (tri giác) tài liệu, từ đó nhớ, hình dung lại để hình thành những mối liên
hệ tạm thời tương ứng (biểu tượng). Biểu tượng là dấu ấn ghi lại trong ý thức
các em những hình ảnh về sự kiện, hiện tượng lịch sử đã được tri giác. Song để
hiểu sự kiện, hiện tượng quá khứ, phải tìm ra bản chất của chúng, tức là hình
thành khái niệm lịch sử. Muốn làm được việc này phải thông qua các thao tác tư
duy như: đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp...vạch ra dấu hiệu bản chất. Quá
trình này không tự diễn ra mà đòi hỏi phải có sự kích thích nhất định cho tư duy.
Yêu cầu tìm ra bản chất của sự kiện, hiện tượng quá khứ là những biểu hiện của
những nhiệm vụ nhận thức nảy sinh ra trên cơ sở tri giác. Chính các câu hỏi
“như thế nào?”, “tại sao?”... sẽ kích thích óc tìm tòi, sự phân tích, so sánh và
khái quát hoá của học sinh. Như vậy, trong các hoạt động nhận thức lịch sử của
học sinh (tri giác, nhớ, hình dung, tưởng tượng, tư duy...) thì tư duy có vai trò
quan trọng. Nếu không có hoạt động của tư duy thì không thể nhận thức được
bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Rõ ràng, phát triển các hoạt động nhận thức tích cực, độc lập, đặc biệt là tư
duy độc lập của học sinh có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy
học.
2.2. Thực trạng vấn đề
Những năm gần đây, việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông đã có nhiều
tiến bộ về nhận thức, nội dung và phương pháp dạy học, đa số giáo viên đã có sự
say mê, tâm huyết với nghề, nhiều học sinh đã yêu thích môn lịch sử. Nhưng
nhìn chung, bộ môn lịch sử vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng
nước ta hiện nay. Chất lượng bộ môn khá thấp, tập trung ở những lí do sau:
Thứ nhất, nhiều giáo viên chưa nhân thức được tầm quan trọng của việc đổi
mới phương pháp dạy học lịch sử và hướng đổi mới là phát huy tính tích cực,
độc lập nhận thức của học sinh trong học tập. Để thực hiện điều này, một số giáo
viên đã vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học, trong đó có biện pháp “hỏi

– đáp” nhưng không ít giáo viên chưa nhận thức được điều này.
Thứ hai, một số giáo viên nhận thức được điểm mấu chốt của đổi mới
phương pháp dạy học là phải thay đổi quan niệm cũ trước đây: chuyển từ vai trò
thầy làm trung tâm sang trò làm trung tâm của quá trình dạy học. Giáo viên là
người hướng dẫn, điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Muốn vậy, phải
phát huy các năng lực nhận thức độc lập, phát triển tính tích cực học tập của các
3


em. Song về biện pháp phát huy tính tích cực trong nhận thức của các em thì
chưa tốt. Thứ ba, không ít giáo viên, nhất là giáo viên ở các vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa… ít được cập nhật thông tin khoa học, chưa nhận thức được
tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và chưa hiểu rõ
nội dung của công việc này. Vì vậy trong giờ học lịch sử, thầy làm việc là chủ
yếu, trò thụ động ghi chép còn khá phổ biến. Thứ tư, hiện nay sách giáo khoa
lịch sử đã được biên soạn theo tinh thần đổi mới, được sử dụng đại trà. Thực tiễn
sử dụng sách giáo khoa mới ở trường phổ thông cho thấy phương pháp dạy học
của giáo viên chưa theo kịp việc đổi mới nội dung của sách. Bài viết trong sách
trình bày ngắn gọn có tính gợi mở thì giáo viên chưa có đủ độ sâu về kiến thức
để hướng dẫn học sinh tìm ra những kiến thức chìm trong sách (ví như: nguyên
nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của sự kiện, đánh giá nhân vật…). Kênh hình
tăng lên so với sách cũ rất nhiều làm đa dạng nhận thức và bài học sinh động
hơn, học sinh học tập nhẹ nhàng hơn, song nhiều giáo viên chưa hiểu hết nội
dung kênh hình, hiệu quả sử dụng chưa cao. Vẫn còn nhiều giáo viên quan niệm:
hỏi thật nhiều là đổi mới, cho nên chỉ sử dụng câu hỏi mà không khai thác hết
các nguồn kiến thức khác.
Thứ năm, ở các trường phổ thông hiện nay, giáo viên chỉ tập trung vào các giờ
lên lớp, chưa quan tâm đến các hoạt động ngoài lớp.
Như vậy, việc học sinh không thích học lịch sử, chưa tích cực trong hoạt
động học tập nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phương pháp dạy học của giáo

viên. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp sư phạm giúp học sinh phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học lịch sử là vấn đề cấp thiết.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Trên cơ sở những nguyên tắc trong dạy học lịch sử, tôi đưa ra một số biện
pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học chương
III: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 (Lịch sử 12- chuẩn)
2.3.1. Sử dụng sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh
Sách giáo khoa là tài liệu học tập cơ bản của học sinh, đồng thời cũng là
chỗ dựa quan trọng, đáng tin cậy của giáo viên trong giảng dạy. Làm thế nào để
sử dụng tốt sách giáo khoa là vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì kết quả của học
sinh phụ thuộc phần lớn vào phương pháp sử dụng sách giáo khoa. Vậy làm thế
nào để việc sử dụng sách giáo khoa phát huy được tính độc lập, tích cực làm
việc của học sinh?
Có thể phân ra 3 phương pháp sử dụng sách giáo khoa như sau: sử dụng sách
giáo khoa để chuẩn bị bài giảng, phương pháp sử dụng sách giáo khoa trong quá
trính dạy học ở trên lớp, phương pháp sử dụng sách giáo khoa để học tập ở nhà
của học sinh.
* Sách giáo khoa để chuẩn bị bài giảng.
Trước khi soạn giáo án, giáo viên cần nghiên cứu nội dung toàn bài trong
sách giáo khoa, xác định kiến thức cơ bản của bài, hiểu rõ nội dung, tinh thần
mà tác giả mong muốn ở học sinh về từng mặt kiến thức, tư tưởng, kĩ năng. Khi
đã có cái nhìn toàn cục, khái quát, cần đi sâu từng mục nhằm tìm ra kiến thức cơ
bản của mục đó, sự liên quan của kiến thức đó với kiến thức toàn bài. Không
4


nên dàn đều về mặt thời gian cũng như khối lượng kiến thức của từng phần mà
xác định phần nào lướt qua, phần nào là trọng tâm. Mỗi bài cần phải xác định rõ
phần đóng góp cụ thể về mặt nội dung, tư tưởng, kĩ năng, kĩ xảo, các khái niệm

cần giải thích cho học sinh hiểu.
* Sử dụng sách giáo khoa trong quá trình dạy học trên lớp.
Trong quá trình học bài ở trên lớp, học sinh thường theo dõi bài giảng của
giáo viên rồi đối chiếu, so sánh với sách giáo khoa, thậm chí nhiều học sinh
không ghi theo bài giảng của giáo viên mà lại chép trong sách giáo khoa. Vì vậy,
bài giảng của giáo viên không nên lặp lại ngôn ngữ trong sách giáo khoa mà
nên diễn đạt bằng lời của mình.
Ví dụ Bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp (1946 – 1950)”, giáo viên lược thuật cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội
giam chân địch: “ Từ đầu tháng 12.1946, thực dân Pháp liên tục gây xung đột
với công an và tự vệ của ta, đặc biệt nghiêm trọng là vụ thảm sát tại Yên Ninh,
Hàng Bún ngày 17.12.1946. Trước hành động láo xược đó, ngày 19.12.1946,
Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến “…chúng ta thà hi sinh tất
cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Đáp
lại lời kêu gọi, các chiến sĩ tự vệ Hà Nội đã thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết
sinh”. Suốt hơn 20 ngày, cuộc chiến đấu không cân sức giữa ta và địch đã diễn
ra ác liệt tại các cửa ô, thực dân Pháp sau khi chiếm được các cửa ngõ, chúng
tập trung định tiêu diệt lực lượng của ta ở Liên khu I.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ giam chân địch, đêm ngày 17.2.1947, Trung
đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội.
Một biện pháp nữa thường hay sử dụng ở trên lớp là cho học sinh đọc
sách giáo khoa rồi tự các em tóm tắt, kể lại những nội dung cơ bản. Ví dụ khi
dạy phần chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 bài 18 “Những năm đầu của cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)”, giáo viên cho học
sinh đọc phần diễn biến chiến dịch, sau đó gọi một học sinh khác tóm tắt lại diễn
biến chiên dịch, những sự kiện nổi bật của trận đánh, sau đó giáo viên tổ chức,
hướng dẫn cho các em tìm hiểu kĩ hơn trên lược đồ kết hợp với lời giảng sinh
động.
Giáo viên cũng có thể cho học sinh đọc đoạn trích chữ nhỏ trong quá trình kết
hợp giảng bài.

* Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa học ở nhà.
Trước hết học sinh đọc toàn bộ bài viết trong sách giáo khoa (đã được
nghe giảng ở trên lớp) để nắm nội dung chung của bài học, hiểu những sự kiện,
những vấn đề lịch sử. Học sinh nhớ lại những điểm mà giáo viên đã giảng ở trên
lớp có liên quan đến nội dung sách giáo khoa , trước hết là dàn bài giảng, những
sự kiện cơ bản, những nét đặc trưng, việc đánh giá các sự kiện và nhân vật lịch
sử, những kết luận…. Khi hướng dẫn học ở nhà theo sách giáo khoa Lịch sử,
nên hướng dẫn có trọng điểm. Ví dụ, ở bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1950)”, cần chỉ rõ các sự kiện tiêu
biểu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp từ khi bùng nổ đến chiến dịch
Biên giới thu – đông 1950 như: tên sự kiện? Thời gian? Kết quả - ý nghĩa?...
5


2.3.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực học tập của
học sinh trong dạy học lịch sử
Câu hỏi được sử dụng phổ biến trong cuộc sống cũng như trong dạy học,
song câu hỏi trong cuộc sống không hoàn toàn giống với câu hỏi trong dạy học.
Trong cuộc sống khi người ta muốn hỏi ai một điều gì thì đối tượng hỏi chưa
biết điều đó, hoặc biết chưa rõ ràng. Nhưng câu hỏi trong dạy học lại khác, câu
hỏi giáo viên đưa ra cho học sinh đã được nhân loại khám phá, ghi trong sách
vở. Vì vậy, câu hỏi trong dạy học bao giờ cũng mang yếu tố mở, yếu tố nhận
biết, yếu tố khám phá hoặc khám phá lại, học sinh chỉ cần trả lời một cách thông
minh, sáng tạo là đủ. Sử dụng câu hỏi có tác dụng to lớn trong việc giáo dục cho
học sinh tư tưởng, tình cảm, đạo đức, hình thành nhân cách học sinh như thái độ
tự tin trong học tập, tính kiên trì…Sử dụng câu hỏi trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông còn có tác dụng rèn luyện năng lực nhận thức, đặc biệt là tư
duy độc lập, hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề, diễn đạt một vấn đề và hứng
thú học tập cho học sinh.
Ví dụ, khi dạy bài “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc

chống thực dân Pháp (1946 – 1950)”, mục “Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch
Biên giới thu – đông 1950”, giáo viên đưa ra câu hỏi: Tại sao Đảng ta lại chủ
động mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa
của chiến dịch như thế nào? Hay khi dạy “Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)” mục I: “Âm mưu của Pháp- Mĩ ở
Đông Dương: kế hoạch Na va” giáo viên đưa ra câu hỏi: “Trình bày nội dung
của kế hoạch Nava? Phân tích điểm mạnh, yếu của kế haọch Nava” hay mục II.
“Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên
Phủ năm 1954” mục 2. “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)” giáo viên đưa
ra câu hỏi: “Vì sao Điện Biên Phủ ban đầu không có tên trong kế hoạch Nava
nhưng một cách ngẫu nhiên lại được lực chọn để xây dựng thành điểm quyết
chiến chiến lược giữa ta và Pháp?”
* Nêu câu hỏi đầu giờ học.
Vào đầu giờ học, giáo viên có thể kiểm tra hay không kiểm tra kiến thức
bài cũ. Trước khi cung cấp kiến thức của bài học mới, giáo viên nên nêu ngay
câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh. Câu hỏi loại này thường là câu hỏi
có tính chất bài tập, muốn trả lời cần phải huy động kiến thức cơ bản của toàn
bài. Nêu câu hỏi đầu giờ học có 2 tác dụng lớn: thứ nhất là nó xác định rõ ràng
nhiệm vụ nhận thức của học sinh trong giờ học, thứ hai là hướng học sinh vào
những kiến thức trọng tâm của bài, huy động cao nhất các hoạt động của các
giác quan học sinh trong quá trình học tập: nghe, nhìn, kết hợp với tư duy có
định hướng. Ví dụ, khi dạy mục 2 “Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) ở
Bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 –
1954)”, giáo viên dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề: Thắng lợi của ta
trong đông xuân 1953 – 1954 buộc địch phải phân tán lực lượng ra nhiều nơi.
Chúng quyết định xây dựng Điên Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm mạnh
nhất Đông Dương, biến Điện Biên Phủ trở thành một “điểm hẹn lịch sử”. Vậy
tại sao chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đựơc xem là chiến dịch có tính chất
quyết định trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Các em cùng tìm hiểu.
6



* Câu hỏi sử dụng trong giờ học.
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn phải biết đặt ra và giúp học sinh
giải quyết các câu hỏi có tính chất nhận thức kiến thức.Ví dụ, khi dạy bài 18
“Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 –
1950)” mục “Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ”, giáo viên
đưa ra câu hỏi “Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19.12.1946”?Loại câu hỏi về quá trình diễn biến, phát triển của sự kiện – hiện tượng lịch sử
như diễn biến của cuộc khởi nghĩa, diễn biến các cuộc cách mạng, cuộc chiến
tranh…. Loại này cũng thường gặp ở tất cả các loại bài. Chẳng hạn khi dạy bài
20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)”
mục “ Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)”, giáo viên đưa ra câu hỏi: “
Chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra như thế nào?”
- Loại câu hỏi nêu lên đặc trưng, bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch
sử, bao gồm sự đánh giá, thái độ của học sinh đối với các hiện tượng lịch sử ấy.
Ví dụ như khi dạy bài 18 “ Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1946 – 1950)” ở mục “Chiến dịch Biên giới thu – đông
1950”, giáo viên sử dụng câu hỏi “Tại sao ta chọn Đông khê làm điểm mở đầu
chiến dịch mà không phải Cao Bằng hay Thất Khê?” Muốn trả lời được câu hỏi
này, học sinh phải chú ý theo dõi, quan sát bản đồ để thấy được vị trí chiến lược
của Đông Khê. Giáo viên hướng dẫn các em đưa ra câu trả lời, rồi nhấn mạnh
các ý lớn: Giữa Đông Khê và Cao Bằng, nếu đánh Cao Bằng thì sẽ đụng đầu
với với lực lượng mạnh của địch, hệ thống phòng ngự vững chắc, muốn đánh
thắng phải tốn nhiều xương máu. Đồng thời nếu đánh Cao Bằng, địch sẽ rút tất
cả các cứ điểm từ Đông Khê đến Lạng Sơn, như vậy sẽ không tạo điều kiện cho
ta đánh quân rút chạy. Đông Khê là một cứ điểm, địch tương đối yếu (có một
tiểu đoàn) nhưng lại là vị trí trọng yếu, mất Đông Khê, địch phải cho quân ứng
cứu, Cao Bằng phải rút chạy… Ta có cơ hội tiêu diệt quan tiếp viện và quân rút
chạy của địch. Hơn nữa Đông Khê ở xa Hà Nội, nếu địch tiếp viện cũng mất
nhiều thời gian. Vì vậy ta quyết định đánh Đông Khê.

- Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và ý
nghĩa lịch sử của nó. Ví dụ: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 có ý nghĩa
như thế nào đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta? , Nguyên nhân thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Pháp là gì?.... Để trả lời những câu hỏi loại này,
học sinh dựa vào SGK để trả lời bằng ngôn ngữ của mình chứ không lặp lại sách
giáo khoa. Chẳng hạn ở bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân
Pháp kết thúc (1953 – 1954)”, giáo viên đưa ra câu hỏi “Những nguyên nhân
nào dẫn đến thắng lợi của quân dân ta ở Điện Biên Phủ và trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp?”, học sinh phải độc lập suy nghĩ, vận dụng toàn bộ
kiến thức đã học của chương, bài để rút ra câu trả lời. Giáo viên trên cơ sở sách
giáo khoa và sách giáo viên nêu ra các ý nhỏ: chủ quan – khách quan.
2.3.3. Sử dụng đồ dùng trực quan nhằm phát triển tư duy học sinh
Trong dạy học lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo
biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại
hoá lịch sử của học sinh.
7


Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu
sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt
vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực
quan. Ví dụ, xem bức ảnh “Cảm tử quân Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe
tăng Pháp” chúng ta không thể quên được cuộc chiến đấu anh dũng của quân và
dân Hà Nội chống thực dân Pháp trở lại xâm lược.
Trên cơ sở biện pháp chung về đồ dùng trực quan, tôi đưa ra một số biện pháp
khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử chương III: Việt Nam từ
năm 1945 đến 1954 (Lịch sử 12- chuẩn)
* Sử dụng đồ dùng trực quan để tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến
thức mới.
- Sử dụng câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung

kênh hình.
Trong quá trình hướng dẫn học sinh tổ chức lĩnh hội kiến thức mới, phát
huy tính tích cực học tập của các em, giáo viên nên kết hợp cho học sinh theo
dõi đồ dùng trực quan (lược đồ, bản đồ, tranh ảnh) với việc sử dụng câu hỏi gợi
mở từ dễ đến khó mang tính chất khái quát, yêu cầu các em phát huy cao độ
năng lực tư duy độc lập để rút ra kết luận có tính chất khái quát, giải quyết
những vấn đề trọng tâm của bài. Hoặc đối với Lược đồ chiến dịch Điên Biên
Phủ (1954), được sử dung khi dạy mục II “Chiến dịch lịch sử Điên Biên Phủ
(1954)” nhằm cụ thể hóa vị trí Điện Biên Phủ cũng như cách bố trí lực lượng
của địch và diễn biến. Giáo viên có thể gợi mở cho học sinh với các câu hỏi sau:
- Quan sát lược đồ, nhận xét vị trí Điên Biên Phủ?
- Tại sao địch quyết định xây dựng Điên Biên Phủ thành tập đoàn cứ
điểm mạnh?
- Biểu hiện nào chứng tỏ điều đó?

8


Với các câu hỏi gợi mở trong từng phần giảng học sinh sẽ phải suy nghĩ
một cách tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức để tìm hiểu các nội dung
đưa ra.
Kết hợp bản đồ với tường thuật, thảo luận.
Ví dụ: khi dạy học mục IV Bài 18 “Chiến dịch Biên giới thu – đông
1950” đối với các lớp có học lực khá giỏi, thời gian cho phép, giáo viên yêu cầu
học sinh nghiên cứu lược đồ Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 kết hợp với
SGK để trả lời các câu hỏi gợi mở do giáo viên đặt ra: Vì sao ta chủ động mở
chiến dịch Biên Giới thu- đông năm 1950. Vì sao ta chọn Đông Khê làm điểm
tấn công đầu tiên trong chiến dịch Biên Giới 1950?

-


Lược đồ chiến dịch Biên Giới thu- đông 1950
Sử dụng tranh ảnh kết hợp với miêu tả, phân tích, đàm thoại.

Vận chuyển máy móc từ Hà Nội lên Việt Bắc năm 1947
Tranh ảnh tạo được biểu tượng, góp phần cụ thể hoá kiến thức, có tác
dụng làm cho học sinh yêu thích môn lịch sử. Do đó, để sử dụng tranh ảnh lịch
sử có hiệu quả, phát huy được tính tích cực hoạt động của học sinh cần kết hợp
9


với miêu tả có phân tích, đàm thoại. Khi dạỵ Bài 18: Những năm đầu cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946- 1950) mục II 1: Cuộc chiến
đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 giáo viên sử dụng bức ảnh trên phân tích ý
nghĩa của cuộc chiến đấu ở phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm tạo điều kiện cho công
cuộc di chuyển kho tàng, công xưởng, Trung ương Đảng, chính phủ về chiến
khu Việt Bắc năm 1947. Hay bức ảnh dưới đây thể hiện tinh thần chiến đấu của
“Quyết tử quân” góp phần cỗ vũ nhân dân ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp.

Cảm tử quân với bom ba càng sẵn sàng tiêu diệt quân Pháp
* Sử dụng đồ dùng trực quan để tổ chức học sinh củng cố kiến thức.
Sử dụng đồ dùng trực quan trong củng cố kiến thức đã học cho học sinh
mang lại nhiều hiệu quả hơn so với việc củng cố kiến thức bằng trao đổi đàm
thoại, nêu và trả lời câu hỏi đơn thuần. Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong
củng cố kiến thức gây được hứng thú học tập, giúp các em khắc sâu kiến thức.
Ví dụ, giáo viên sử dụng bản đồ “Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947” treo lên
bảng, yêu cầu học sinh dựa vào bản đồ để trình bày lại diễn biến của chiến dịch.
Hoặc cũng có thể ra bài tập về nhà cho học sinh (sau khi dạy xong bài 18): Dựa
vào lược đồ “Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 em hãy rút ra ý nghĩa chiến

dịch đối với cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946- 1950?”

Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947
10


- Đối với việc sử dụng tranh ảnh lịch sử để củng cố kiến thức đã học là
một việc làm tương đối khó, do vậy giáo viên nên kết hợp với hệ thống câu hỏi.
Qua đó giúp các em nắm vững chắc, hiểu sâu, nhớ lâu hơn những kiến thức đã
học, đồng thời rèn luyện kĩ năng quan sát, miêu tả, phân tích và rút ra kết luận
lịch sử cho học sinh.
- Giáo viên có thể sử dụng các sơ đồ, niên biểu, bảng biểu để ra bài tập về
nhà, củng cố kiến thức cho học sinh.
* Sử dụng đồ dùng trực quan để tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh.
Có nhiều cách để tiến hành kiểm tra, đánh giá trong đó việc sử dụng đồ dùng
trực quan là một biện pháp đạt hiệu quả cao. Việc kết hợp sử dụng đồ dùng trực
quan trong kiểm tra đánh giá có thể tiến hành trong nhiều trường hợp như kiểm
tra bài cũ, kiểm tra viết (15 phút, 45 phút…) khi kiểm tra chất lượng học sinh
đầu kì, giữa kì, cuối kì hoặc bài kiểm tra theo phân phối chương trình.
Kết hợp câu hỏi tự luận với sử dụng đồ dùng trực quan để kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh.
Ví dụ, khi kiểm tra mức độ tự học ở nhà của học sinh, giáo viên đặt câu
hỏi để học sinh suy nghĩ, nhận xét, đánh giá “Qua quan sát lược đồ diễn biến
chiến dịch Điện Biên Phủ em hãy nhận xét về các hướng tiến công của quân ta

Hoặc giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan để tiến hành kiểm tra bài cũ,
kiểm tra 15phút, 45phút.Ví dụ khi dạy xong bài 18: Những năm đầu cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946- 1950) Giáo viên đặt câu
hỏi kiểm tra bài cũ: Bức ảnh dưới đây gợi cho em nhớ tới sự kiện lịch sử nào?ý

nghĩ quan trọng sự kiện này đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân
ta?

11


Kiểm tra 15 phút khi dạy bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)” giáo viên sử dụng lược đồ hình 54
“Diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)” cùng với tranh ảnh liên quan
đến chiến dịch Điện Biên Phủ, kết hợp với câu hỏi tự luận “Qua quan sát các
hướng tiến công của quân ta và các bức ảnh trên em hãy lí giải tại sao chiến
dịch Điện Biên Phủ lại giành được thắng lợi to lớn như vậy?

g

12


Đối với bài kiểm tra 45 phút: Câu 1: Dựa vào lược đồ chiến dịch Việt
Bắc thu đông 1947, lược đồ Biên giới thu- đông 1950 em hãy giải thích tại sao
khẳng định từ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 đến chiến thắng Biên giới thuđông 1950 là bước phát triển của cuộc kháng chiến?
Câu 2: Qua 3 lược đồ: Dựa vào lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông
1947, lược đồ Biên giới thu- đông 1950 và lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ
1954 hãy chứng minh đường lối lãnh đạo tài tình của Đảng đưng đầu là chủ
tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
(1946- 1954)

Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947

13



Lược đồ chiến dịch Biên Giới thu- đông 1950
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Để kiểm tra hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm bản thân đã thực hiện 2
tiết dạy ở 2 lớp có trình độ học sinh như nhau đó là lớp 12B5 và 12B6 với cùng
một bài dạy đó là Bài 18 (Tiết 3) IV: Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên
Giới thu- đông năm 1950. Lớp 12B6 tôi không áp dụng biện pháp dạy học tích
cực, còn lớp 12B5 tôi áp dụng biện pháp: Sử dụng đồ dùng trực quan để tổ
chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới. Tiến trình bài dạy như sau:
Bài 18 – NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950)
Tiết:31
I. Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
Hoàn cảnh lịch sử ta mở chiến dịch Biên giới, tầm quan trọng của chiến
dịch và ý nghĩa quan trọng của chiến dịch đối với cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta.
2. Kĩ năng
- Có khả năng phân tích, đánh giá, so sánh,… để rút ra kết luận lịch sử về
những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa, đồ dùng trực quan khi học
tập
3. Thái độ, tư tưởng
- Nhận thức rõ âm mưu, bản chất hiếu chiến, tội ác của thực dân Pháp
trong cuộc chiến tranh xâm lược. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tinh thần yêu nước,
căm thù giặc
- Có thái độ khâm phục sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ trong

những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, củng cố niềm tin
vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
II Phương tiện dạy học chủ yếu
- Bản đồ giáo khoa điện tử về chiến dịch Biên Giới thu – đông năm1950
và tranh ảnh liên quan đến nội dung bài dạy.
14


III. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
? Dựa vào lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 em hãy cho biết ý
nghĩa của chiến dịch này.
3. Tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới
TG
Hoạt động của
Hoạt động của
Nội dung
giáo viên
học sinh
IV. Hoàn cảnh lịch sử mới và
chiến dịch Biên giới thu –
đông năm 1950
HĐCN: Tìm
1. Hoàn cảnh ta mở chiến
hiểu các sự kiện dịch
lịch sử thế giới * Thuận lợi:
có lợi cho Việt
- Ngày 1/10/1949, cách mạng
Nam?

Trung Quốc thành công, nước
- CM Trung
CHND Trung Hoa ra đời.
- Lực lượng kháng Quốc thành
- Từ năm 1950, các nước
chiến
của
ta công
XHCN lần lượt công nhận và
trưởng thành về (1/10/1949)
đặt quan hệ ngoại giao với ta.
mọi mặt
- Các nước
* Khó khăn:
- Cuộc kháng XHCN quan hệ - Tháng 5/1949, Mĩ giúp Pháp
chiến
của
ta với ta (1/1950) đề ra Kế hoạch Rơve: tăng
không còn đơn
cường hệ thống phòng ngự
độc, mà có sự ủng
trên đường số 4, thiết lập
hộ to lớn của bạn
“Hành lang Đông - Tây” hòng
bè quốc tế.
Đọc phần chữ cắt đứt con đường liên lạc giữa
- Do Pháp liên nhỏ Tr 136
ta với quốc tế và giữa Việt Bắc
tiếp thất bại trên
với đồng bằng, chuẩn bị tiến

các chiến trường
công lên Việt Bắc lần thứ hai
Đông Dương nên
để kết thúc chiến tranh.
Mĩ đã can thiệp,
 Kế hoạch Rơve đã gây khó
“dính líu” trực
khăn cho cuộc kháng chiến của
tiếp vào cuộc
ta
chiến tranh. Triển
khai kế hoạch Rơ
2. Chiến dịch Biên Giới thu ve:
đông năm 1950
a. Chủ trương của Ta: Tháng
- GV sử dụng 1.
6/1950, ta chủ động mở chiến
lược đồ chiến
dịch Biên giới nhằm:
dịch Biên giới
- Tiêu diệt một bộ phận quan
thu- đông 1950 để ? Mục đích ta
trọng sinh lực địch
giới thiệu khái
mở chiến dịch. - Khai thông đường sang
quát về khu vực
Trung Quốc và thế giới.
Biên Giới và mục
- Mở rộng và củng cố căn cứ
15



đích ta mở chiến
dịch
- GV sử dụng bức
ảnh 2.Thường vụ
BCHTW Đảng
nghiên cứu kế
hoạch chiến dịch
Biên giới, năm
1950 và 3. Bác
Hồ quan sát trận
Đông Khê năm
1950 và Phân
tích:Để khẳng
định tầm quan
trọng của chiến
dịch này Bác Hồ
đã ra mặt trận
cùng chỉ huy chỉ
đạo và động viên
bộ đội.

Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy
kháng chiến tiến lên.
- Bác Hồ ra mặt trận cùng
Bộ chỉ huy chỉ đạo và động
viên bộ đội chiến đấu.

1.Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950


16


2.Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương Đảng nghiên cứu kế hoạch chiến
dịch Biên giới, năm
1950

3.Bác Hồ quan sát trận địa Đông Khê trong chiến dịch biên giới 1950.

17


4. Hồ Chủ Tịch làm việc trước lều dựng tạm trên đường đi Chiến dịch Biên
giới năm 1950

TG

Hoạt động của
giáo viên
GV sử dụng bức
tranh 4. Bác Hồ
trước lều dựng
tạm ở Biên Giới
1950 5. Lược đồ
trận Đông Khê để
trình bày diễn
biến của chiến
dịch biên giới,
trong đó tập trung

vào tường thuật
hoặc lược thuật

Hoạt động của
học sinh
HĐ lớp: Em có
suy nghĩ gì về
địa bàn chiến
dịch và lực
lượng quân
địch tại đây?
- Qua quan sát
lược đồ, em hãy
xác định địa
bàn của chiến
dịch?

Nội dung
b. Diễn biến:
- Ngày 16/09/1950, ta tiến
công Đông Khê, sau 2 ngày, ta
chiếm Đông Khê.
- Thất Khê bị uy hiếp, Cao
Bằng bị cô lập, hệ thống phòng
ngự của Pháp trên đường số 4
bị cắt làm đôi.
- Thất Khê bị uy hiếp, Pháp rút
về Na sầm 8/10/1950
- Ngày 13.10, địch rút khỏi Na
Sầm, cuộc hành quân của địch

18


trận Đông Khê:
Biên giới Việt –
Trung là một dải
núi rừng từ tây
đến đông bắc Bắc
bộ. Đường quốc
lộ chiến lược dài
300 km qua các
tỉnh Cao Bằng,
Lạng Sơn và
Quảng
Ninh
“Giữa Đông Khê
và Cao Bằng, nếu
đánh Cao Bằng
thì sẽ đụng đầu
với các lực lượng
mạnh của địch, hệ
thống phòng ngự
vững chắc, muốn
đánh thắng phải
tốn nhiều xương
máu. Đông Khê ở
xa Hà Nội, nếu
địch tiếp viện
cũng mất nhiều
thời gian, vì vậy

ta quyết định
đánh Đông Khê.
GV: Đứng trên
núi cao nhìn
xuống đồn Đông
Khê như một tuần
dương hạm khổng
lồ giữa biển xanh
biên giới. Đông
Khê nằm giữa
đường số 4, cách
Cao Bằng 45km,
cách Thất Khê
24km, xung quanh
có vị trí kiên cố,
đóng trên đồi cao
như một bức
tường vững chắc
bao bọc.

- Tại sao ta
quyết định đánh
Đông Khê để
mở đầu chiến
dịch?
- Quan sát lược
đồ, em thấy địa
bàn diễn ra
chiến dịch Biên
giới gồm những

tỉnh nào?
Đọc phần chữ
nhỏ TR 138
? Kết quả của
chiến dịch Biên
Giới 1950

? Nêu ý nghĩa
của chiến dịch
Biên Giới
1950? Theo em
ý nghĩa quan
trọng nhất của
chiến dịch là
gì?

ở Thái Nguyên cũng bị đập
tan.
- Đường số 4 được giải
phóng (22-10-50)

c. Kết quả
- Sau hơn một tháng, chiến
dịch Biên Giới kết thúc thắng
lợi
-Ta đã loại khỏi vòng chiến
đấu 8.000 địch Giải phóng
biên giới Việt - Trung với 35
vạn dân, khai thông con đường
nối nước ta với các nước

XHCN.
- Chọc thủng “hành lang Đông
- Tây” của Pháp, phá vỡ thế
bao vây của Pháp.
- Kế hoạch Rơ-ve phá sản.
d. Ý nghĩa
- Con đường liên lạc của ta
với các nước XHCN được khai
thông.
- Pháp bị động, lúng túng
nhiều mặt.
- Ta mở ra bước phát triển mới
của cuộc kháng chiến:
Quân đội trưởng thành, giành
thế chủ động trên chiến trường
chính Bắc bộ.

19


4. Tổng kết và hướng dẫn học tập
a. Tổng kết: GV tổng kết nội dung bài học yêu cầu học sinh nắm hoàn
cảnh, chủ trương, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên Giới 1950
b. Hướng dẫn học tập: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong SGK và một
số câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1. Đến đầu 1950, cuộc kháng chiến của ta có nhiều thuận lợi,
thuận lợi nào có liên quan nhiều nhất đối với chiến dịch Biên giới?
A. 1-10-1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời.
B. Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và một số nước xá hội chủ nghĩa
công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

C. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực
dân Pháp lên cao.
D. Cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia phát triển mạnh.
Câu 2. Năm 1950 thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm mục
đích gì?
A. Mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cứ địa Việt Bấc.
B. Có lập cần cứ địa Việt Bắc.
C. Khoá cửa biên giới Việt - Trung, thiết lập hành lang Đông Tây
(từ Hải Phòng đến Sơn La).
D. Nhận được viện trợ về tài chính và quân sự của Mĩ.
Câu 3. Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới 1950?
A. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc khởi nghĩa của ta tiến lên một
bước.
B. Khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tê giữa ta và Trung
Quôc với các nước dân chủ thê giới,
C. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt Trung, mở rộng và củng cô căn cứ địa cách mạng.
D. Để đánh bại kế hoạch Rơ-ve.
5. Hoạt động nối tiếp: Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài 19
6. Rút kinh nghiệm: Việc sử dụng đồ dùng trực quan phải phù hợp với
nội dung bài dạy về số lượng và chất lượng để phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh
Sau khi dạy xong bài học GV đưa ra ở cả 2 lớp câu hỏi khảo sát nhanh
như sau: Dựa vào lược đồ trận Đông Khê em hãy cho biết vì sao ta chọn Đông
Khê mở màn cho chiến dịch Biên giới?theo em kết quan trọng ta giành được
trong chiến dịch Biên Giới 1950 là gì? Kết quả và đánh giá mức độ tích cực
chấm bài thu hoạch được đánh giá như sau:
*Về mức độ tích cực của học sinh
Tiêu chí đánh giá
Số lượt (học sinh) Tỉ lệ so với cả lớp (%)
Xung phong phát biểu bài

Trả lời đúng
Không chú ý hoặc làm việc
riêng

22
21
1

51,1
48,8
2,3
20


*Về chất lượng bài thu hoạch
Đạt loại
Số lượng (bài)

Tỉ lệ so với cả lớp (%)

Giỏi
6
14,0
Khá
24
55,8
Trung bình
11
25,6
Yếu

2
4,6
Kém
0
0
* Đánh giá chung:
Qua kết quả thu được, so sánh với kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng
kiến, ta thấy có sự chuyển biến tích cực về cả mức độ tích của học sinh và ở cả
chất lượng bài khảo sát. Cụ thể như sau:
*Về mức độ tích cực của học sinh
Số lượt
Tỉ lệ so
So với khảo sát lần đầu
Tiêu chí đánh giá
(học
với cả lớp
khi chưa áp dụng sáng
sinh)
(%)
kiến
Xung phong phát biểu bài
22
51,1 Tăng 2,75 lần
Trả lời đúng
21
48,8 Tăng 4,2 lần
Không chú ý hoặc làm việc
1
2,3
Giảm 3.0 lần

riêng
* Về chất lượng bài khảo sát
So với khảo sát lần
Tỉ lệ so với cả
Đạt loại
Số lượng (bài)
đầu khi chưa áp dụng
lớp (%)
sáng kiến
Giỏi
6
14,0
Tăng 6 lần
Khá
24
55,8
Tăng 1,6 lần
Trung bình
11
25,6
Giảm1, 45 lần
Yếu
2
4,6
Giảm5 lần
Kém
0
0
Không còn bài kém
* Bài học kinh nghiệm

Qua thực tiễn áp dụng sáng kiến tôi rút ra được một số kinh nghiệm như
sau:
Đối với giáo viên:
Năng lực nhiều giáo viên đã được nâng cao thể hiện ở khả năng thiết kế
tiến trình dạy học và tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. Khả năng sưu
tầm, xử lý tài liệu dạy học và thiết bị dạy học của giáo viên và học sinh được
nâng cao.
Đối với học sinh:
Ý thức học tập gắn với thực tiễn gây hứng thú cho học sinh giúp các em
phát huy tính tích cực
Tóm lại việc sử dụng đồ dùng trực quan cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới
không chỉ làm cho kiến thức học sinh tiếp thu trở nên sâu sắc mà còn giáo dục
cho các em những tư tưởng, tình cảm đúng đắn và phát triển kĩ năng quan sát,
phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử của các em.
21


3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí, chức năng và nhiệm vụ quan
trọng trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Nhưng hiện nay học sinh lại chưa
chú trọng học môn này. Tình trạng đó do nhiều nguyên nhân gây nên. Nhưng
phải thừa nhận một nguyên nhân rất quan trọng là do kết quả, chất lượng giảng
dạy của chính những giáo viên dạy lịch sử hiện nay, đặc biệt là việc duy trì kiểu
dạy truyền thống “thầy đọc, trò chép”, nhồi nhét kiến thức, học sinh thụ động
trong tiếp thu kiến thức. Từ đó có thể thấy việc xây dựng và phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh qua những giờ học lịch sử rõ ràng là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng và cũng hết sức nặng nề của người giáo viên dạy
môn lịch sử.
Học tập của học sinh là một quá trình nhận thức, vì vậy nói đến tính tích
cực học tập là nói đến tính tích cực của sự nhận thức. Tính tích cực nhận thức là

trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh thể hiện trong khát vọng học tập, cố
gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức.
Để giúp học sinh phát huy tính tích cực trong quá trình học tập môn lịch
sử ở trường THPT đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều biện pháp sư phạm.. Tuy
nhiên trong dạy học lịch sử không có biện pháp nào là vạn năng để phát huy tối
đa tính tích cực, chủ động trong quá trình học tập của các em. Việc sử dụng các
biện pháp sư phạm nói trên chỉ thực sự đem lại hiệu quả giáo dục khi được giáo
viên sử dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, tuỳ mục đích của bài và khả năng
nhận thức của các em.
Sau một thời gian vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy
phần Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến năm 1954, bản thân tôi đã nhận thấy rằng
những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới và với
những tiết dạy học theo hướng đổi mới. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích
cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt
trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Không
khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng và học sinh yêu thích môn học hơn. Tôi cũng hi
vọng với việc áp dụng đề tài này học sinh sẽ đạt được kết quả cao trong các kì
thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích môn học này hơn.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU
TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Luân

Tài liệu tham khảo
22



1. Nguyễn Thị Côi, Kênh hình trong dạy học Lịch sử ở trường THPT,
NXBĐHQG, HN,2000
2. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo
dục, HN, 1999.
3. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), SGK Lịch sử 12, NXB GDVN
4. Trung tâm Bản đồ giáo khoa: Các bản đồ treo tường về Lịch sử Việt Nam.

23



×