Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực thi của học sinh nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia qua dạy phần lịch sử việt nam lớp12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.92 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Một số phương pháp , kĩ năng ôn luyện và làm bài thi:
2.3.2. Đề thi có sự đổi mới - giáo viên phải thay đổi cách dạy:
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Đối tượng kiểm nghiệm:

Trang
1
1
1
2
2
3
3
4
5
5
13
14
15


2.4.2. Cơ sở thực nghiệm:

15

2.4.3. Kết quả kiểm nghiệm:

15

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
3.2. Đề xuất:
Tài liệu tham khảo

17

18


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển
năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…”. Để
thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết
số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp

dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
Môn lịch sử ở trường phổ thông có vị trí chức năng và nhiệm vụ quan
trọng
trong việc đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, Lịch sử là một môn học
đặc thù với những chuỗi sự kiện, diễn biến đã diễn ra trong quá khứ. Vì vậy,
nhiệm vụ của dạy học lịch sử là khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra
bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Hưởng ứng công cuộc đổi mới trong giáo dục ở nước ta hiện nay mà trọng
tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông là tập
trung đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn
lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình phát
huy tính chủ động, sáng tạo của người học, biết vận dụng kiến thức đã học để
giải quyết các tình huống thực tiễn nảy sinh, từ đó phát triển tư duy độc lập,
phát triển năng lực, tạo niềm tin và vui thích trong học tập cho học sinh, nhất là
đối với học tập môn Lịch sử - môn góp phần dạy chữ và dạy người .
Vậy làm thế nào phát triển được năng lực của học sinh trong quá trình học
tập môn Lịch sử để học sinh đạt điểm cao trong kì thi THPT quốc gia? Đó là
điều bản thân tôi hết sức trăn trở. Trong những năm vừa qua trong quá trình
công tác, bản thân tôi đã có nhiều đổi mới trong phương pháp dạy học nhằm
phát huy năng lực học tập của học sinh, nhất là phát huy năng lực học sinh
trong quá trình làm bài thi ở kì thi trung học phổ thông quốc gia để đạt điểm
cao và bước đầu đạt được kết quả khả quan.
Với lí do đó tôi mạnh dạn đưa ra Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng
lực thi của học sinh nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia qua
dạy phần Lịch sử Việt Nam lớp12.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã đặt ra mục tiêu cho đề tài là:
- Phải thay đổi được thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường Trung
học phổ thông hiện nay.


2


- Phải phát triển được tối đa năng lực học sinh trong quá trình làm bài thi
ở kì thi trung học phổ thông quốc gia môn Lịch sử để đạt điểm cao.
- Nâng cao được kết quả học tập môn Lịch sử ở trường Trung học phổ
thông.
- Tạo động lực để thúc đảy đổi mới phương pháp dạy và học môn Lịch
sử ở
trường phổ thông.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rút ra một số kinh nghiệm nhằm bồi
dưỡng năng lực thi của học sinh trường THPT Triệu Sơn 3, khi tham gia kì thi
THPT quốc gia để đạt điểm cao.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứ đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, giải thích, tổng hợp
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê xử lí số liệu.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong
nhà trường THPT là mục tiêu đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên
để đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi, đầu tư
nghiên cứu, đặc biệt phải biết lựa chọn và vận dụng phù hợp, sáng tạo các

phương pháp, kĩ thuật dạy học với từng nội dung, từng đối tượng học sinh.
Làm được việc này sẽ kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của nhiều học
sinh, sẽ nâng cao được hiệu quả học tập bộ môn, đặc biệt sẽ phát huy được tối
đa năng lực .
Ngày 09/9/2014, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định
3538/QĐ-BGDĐT phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và đại học, cao
đẳng ( gọi là kì thi THPT quốc gia). Trong đó môn Lịch sử nằm trong số những
môn tự chọn và môn thi theo hình thức tự luận. Việc kiểm tra, đánh giá ở môn
Lịch sử tuân theo quy luật nhận thức, đi từ biết đến vận dụng. Cụ thể:
Mức độ nhận biết: Kiểm tra kiến thức cơ bản về lịch sử trong chương
trình, sách giáo khoa nhưng tránh kiểm tra ghi nhớ máy móc quá nhiều sự kiện,
ngày tháng, con số. Mức độ này sẽ tập trung vào những phần trọng tâm cơ bản.
Mức độ vận dụng: đòi hỏi học sinh phải hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng
(phần kiến thức trọng tâm cơ bản đã đề cập ở trên), trên cơ sở đó biết khái
quát, xâu chuỗi những sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ giữa sự kiện
này với sự kiện khác - học sinh không chỉ học một sự kiện đơn lẻ mà là chuỗi
các sự kiện có mối quan hệ, ảnh hưởng tác động với nhau.
Như vậy, thay vì học thuộc lòng và nhớ sự kiện lịch sử như nguyên nhân,
diễn biến, ngày tháng, số liệu cụ thể….đề thi sẽ tập trung vào khả năng hiểu
biết lịch sử của học sinh. Thông qua những hiểu biết đó yêu cầu học sinh phát
hiện những mối liên hệ của sự kiện lịch sử này đối với các sự kiện lịch sử khác,
để từ đó hiểu sâu sắc hơn sự kiện lịch sử được học.
Vì vậy, làm thế nào để học sinh có thể đáp ứng được yêu cầu của đề ra?
Nên khi tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã đặt ra giả thuyết: Đề tài có thay đổi
được thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay hay không?
Đề tài có phát triển được năng lực học sinh khi làm bài thi để đạt điểm cao hay
không?... Câu trả lời là: Khi đề tài được áp dụng sẽ thay đổi được thực trạng
dạy và học môn Lịch sử, thay đổi được năng lực làm bài thi của học sinh khi
tham gia kì thi THPT
quốc gia hiện nay để đạt điểm cao.

Vậy sự thay đổi đó thể hiện như thế nào? Sự thay đổi đó là: Trước hết giáo
viên từ chỗ là người chủ động truyền tải cho học sinh tất cả những tri thức đã
được chuẩn bị sẵn, còn học sinh thì chăm chú để tiếp thu những tri thức mà
thầy đã truyền cho; sang chỗ giáo viên là người đóng vai trò chỉ đạo, định
hướng nội dung học tập cho học sinh, còn học sinh là người được chủ động
khám phá, chiếm lĩnh nguồn tri thức và vận dụng tri thức tiếp thu được vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn hiện nay. Tiếp theo là sự thay đổi về cách thức
4


làm bài thi của học sinh: từ chỗ học sinh phải học thuộc, nhớ máy móc các
năm tháng sự kiện sang chỗ học sinh nắm được bản chất các sự kiện, vấn đề,
hiểu được mối quan hệ lôgíc giữa các vấn đề, sự kiện lịch sử, hiểu được quy
luật phát triển của lịch sử... Rồi từ đó, rút ra các bài học vận dụng giải quyết
các vấn đề thực tiễn hiện nay.
Tóm lại, đề tài sẽ thay đổi hai vấn đề trọng tâm đó là: Thứ nhất là thay đổi
từ chỗ Thầy dạy cái gì? Học trò nắm được gì? sang việc Thầy tổ chức cho học
sinh học tập như thế nào? Học trò phải và sẽ làm gì? Thứ hai là thay đổi được
cách làm bài thi nhằm phát triển năng lực học sinh để học sinh đạt kết quả cao
trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia.
Từ việc thay đổi được cách dạy và học, cách làm bài thi như trên có thể
khẳng định học sinh không chỉ nắm vững hơn kiến thức, kĩ năng mà quan trọng
nhất là đã tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tối đa những năng lực của
bản thân, qua đó sẽ thay đổi được tư duy để giải quyết tốt hơn các tình huống
trong thực tiễn cuộc sống.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Làm thế nào để làm tốt bài thi môn Lịch sử? Đó là câu hỏi thường được đặt
ra đối với mỗi học sinh, nhất là khi học sinh tham gia kì thi THPT quốc gia để
làm căn cứ vừa công nhận tốt nghiệp bậc THPT, vừa xét tuyển vào các trường
đại học, cao đẳng.

Tuy nhiên thực tiễn làm công tác hướng dẫn học sinh ôn luyện để tham gia
các kì thi quốc gia nhiều năm, đặc biệt là kì thi THPT quốc gia tôi thấy có một
thực tiễn đó là: mặc dù vẫn có nhiều học sinh dù yêu thích môn lịch sử, lựa
chọn môn học này để thi nhưng lại khó khăn trong việc tìm ra phương pháp
học tập và kĩ năng làm bài thi. Không ít học sinh dù rất tự tin với kiến thức của
mình, nhưng lại lúng túng trong việc xác định các dạng câu hỏi trong đề thi.
Kết quả là, dù bài làm được hai ba tờ giấy thi , thậm chí dài hơn nhưng điểm
thi của bài không được cao và thậm chí là thấp, không tỉ lệ thuận với những
kiến thức lịch sử đã ôn luyện.
Vậy nguyên nhân vì sao? Các em cần phải điều chỉnh những gì khi ôn
luyện để khắc phục hạn chế trên và đạt được kết quả cao trong kì thi THPT
quốc gia? Làm thế nào để có tâm thế tốt nhất trước mỗi kì thi THPT quốc gia
đang đến gần?
Từ thực trạng nêu trên, cho thấy:
Vấn đề đặt ra đối với giáo viên nói chung và giáo viên dạy học môn Lịch
sử ở
trường Trung học phổ thông cần phải làm gì? Làm thế nào để thay đổi cách
học,
định hướng, bồi dưỡng cho học sinh có thể làm bài thi một cách tốt nhất, đáp
ứng được yêu cầu của đề thi, phát huy được năng lực của học sinh khi làm bài
thi? Việc áp dụng đề tài “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực thi của học
sinh nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia qua dạy phần Lịch sử
Việt Nam lớp12. ”
5


vào thực tiễn dạy học sẽ thay đổi cách dạy của Thầy và cách học của Trò.
Trong đó
Thầy là người tổ chức, định hướng các hoạt động học tập cho học sinh, Trò là
người được tự lực, chủ động trong việc tìm kiếm, chiếm lĩnh nguồn tri thức;

nguồn tri thức không còn bị gò bó chỉ là SGK. Từ thay đổi trên học sinh sẽ
phát huy được tối đa năng lực của bản thân trong học tập và phát huy được
năng lực của học sinh khi làm bài thi để đạt được hiệu quả cao nhất.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Một số phương pháp , kĩ năng ôn luyện và làm bài thi:
1. Vận dụng công thức “5W - 1How” - Viết tắt các từ khóa trong
Tiếng anh:
Để có thể hiểu được lịch sử, vận dụng được kiến thức lịch sử để giải
quyết các vấn đề thực tiễn nảy sinh, thì trước tiên học sinh cần phải nắm được
kiến thức cơ bản của lịch sử hay nói cách khác phải nắm được phần thông sử
tức làm nắm được các sự kiện lịch sử đã diễn ra theo tiến trình của thời gian,
qua từng giai đoạn lịch sử. Để giúp học sinh nắm được phần thông sử, tôi đã
hướng dẫn các em vận dụng công thức “5W - 1 How”. Công thức đó có nghĩa
là:
- What - Cái gì: Xác định được sự kiện lịch sử gì xảy ra và diễn ra như thế
nào?
Ví dụ: khi học phần quá trình tìm đường cứu nước của Nguỹen Ái Quốc
tôi đưa ra câu hỏi: Em hãy xác định mốc thời gian kết thúc hành trình tìm
đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Quá trình đó đã diễn ra như thế nào?
Với câu hỏi này tôi yêu cầu học sinh xác định được sự kiện xảy ra là sự
kiện gì? Sự kiện đó diễn ra như thế nào? Học sinh trả lời được hai câu hỏi của
tôi đưa ra đồng nghĩa với việc em đã nắm được quá trình tìm đường cứu nước
của Nguyễn Ái Quốc.
- When - Khi nào: xác định được sự kiện lịch sử xảy ra thời gian nào?
Ví dụ: Khi dạy phong trào công nhân 1919 - 1929 , tôi đặt ra câu hỏi: Sự
kiện nào đánh dấu bước phát triển của phong trào công nhân chuyển dần từ đấu
tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
Với câu hỏi này, tôi yêu cầu học sinh xác định được sự kiện đấu tranh của
công nhân nhà máy đóng tàu Ba Son vào thời gian tháng 8/1925.
- Who - Người nào: xác định sự kiện lịch sử xảy ra gắn liền với ai - tên

nhân vật, gai cấp, tầng lớp nào?
Ví dụ: khi dạy về hoạt động của tư sản dân tộc thời kì 1919 - 1929, tôi đặt
câu hỏi: Cuộc khởi nghĩa nào diễn ra đầu năm 30 của thế kỉ XX với tinh thần “
hoặc thành công nếu không thành nhân”?
Với câu hỏi này, tôi yêu cầu học sinh phải nắm được cuộc khởi nghĩa Yến
Bái diễn ra là một trong những hoạt động tiêu biểu gắn liền với bộ phận tư sản
dân tộc trong trào lưu dân tộc dân chủ trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời.

6


- Where - ở đâu, nơi nào: Xác đinh sự kiện xảy ra gắn với địa điểm, không
gian nào?
Ví dụ: Khi học về chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi đặt câu hỏi: Vì sao Pháp Mĩ chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đòan cứ điểm mạnh nhất Đông
Dương?
Với câu hỏi này, tôi yêu cầu học sinh phải nắm được địa điểm, không gian
của
tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
- Why - Tai sao: giải thích được vì sao sự kiện lại xảy ra như vậy? Nghĩa là
phải bình luận, nhận xét, đánh giá, chứng minh, giải thích, lí giải… về sự kiện.
Ví dụ: khi học về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng
nổ tôi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao ta quyết định phát động cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ngày 19/12/1946?
Với câu hỏi này, học sinh phải vận dụng kiến thức phần tình hình nước ta
sau Hiệp định “Sơ bộ 6/3/1946” và “ Tạm ước 14/9/1946” để giải thích lí do vì
sao ta phải phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
lần 2.
- How - như thế nào - Vận dụng được kiến thức đã học như thế nào?
Nội dụng này tôi thường hướng dẫn học sinh sử dụng khi bài học có nội

dung có thể vận dụng, liên hệ để giải quyết vấn đề thực tiễn hiện nay.
Ví dụ: khi dạy về “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”, tôi đặt ra vấn
đề với học sinh như: Đối tượng đầu tiên Nguyên Ái Quốc muốn hướng tới
nhằm giác ngộ, giáo dục lí tưởng cách mạng khi Người về Quảng Châu - Trung
Quốc là ai? Ví sao?
Học sinh sẽ trả lời đối tượng Nguyễn Ái Quốc muốn hướng tới để giác
ngộ, giáo dục lí tưởng cách mạng là những thanh niên tiểu tư sản Việt Nam
đang hoạt động ở Quảng Châu - Trung Quốc. Vì thanh niên tiểu tư sản là là lực
lượng trẻ, khỏe, năng động có trình độ hiểu biết, dễ tiếp thu được lí tưởng cách
mạng, điều này chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng, cách sử dụng con người của
Nguyễn Ái Quốc.
Tiếp đó tôi đặt câu hỏi vận dụng nhằm phát triển năng lực của học sinh:
Vậy em hãy cho biết thanh niên hiện nay có trách nhiệm gì trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ tổ quốc? Với câu hỏi này học sinh vừa vận dụng được kiến
thức đã học, vừa thể hiện được vai trò trách nhiệm của bản thân đối với quê
hương đất nước.
Tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn học sinh vận dụng công thức “5W 1How” để học tập lịch sử thì tôi cũng lưu ý các em không nên máy móc. Vì
trong nhiều trường hợp lịch sử không cần phải chi tiết, cụ thể về ngày / tháng /
năm mà mang tính “ tương đối”: thời gian của sự kiện lịch sử rất đa dạng, có
thể được tính bằng phút (10giờ 45 phút ngày 30/4/1975, quân ta tiến vào Dinh
Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các Sài Gòn); có khi theo mùa Thu - Đông 1947
diễn ra chiến dịch Việt Bắc; hoặc thập kỉ, thế kỉ; đôi khi dùng cụm từ này chỉ
tương đối “ trong những năm” ( trong những năm 20 của thế kỉ XX , phong
7


trào yêu nước Việt Nam có hai khuynh hướng chính trị cùng tồn tại là tư sản và
vô sản…)…
Việc vận dụng công thức “ 5W - 1How” mục đích của tôi muốn định
hướng cho học sinh cách học lịch sử, để học sinh hiểu rằng kiến thức lịch sử

bao gồm 2 phần : phần “sử” là những sự kiện và hiện tượng lịch sử xảy ra
trong quá khứ, vì vậy dù muốn hay không chúng ta không thể thay đổi được,
và yêu cầu các em cần phải nắm vững phần “ sử” - kiến thức thông sử. Bên
cạnh đó khi hướng dẫn các em học phần “sử”, tôi luôn nhắc các em không thể
thay đổi kiến thức phần này được hoặc không được hiện đại hóa, xuyên tạc đối
với phần “sử” ( gồm 4W đầu).
Còn phần “luận” - Why, How đây mới là phần quan trọng đối với người
học lịch sử, điểm thi của các em cao hay thấp phụ thuộc vào phân luận, thường
chiếm 40% điểm số bài thi.
Ví dụ: Khi dạy về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng
nổ, tôi đặt ra câu hỏi: Nguyên nhân Đảng phát động cuộc kháng chiến toàn
quốc chống thực dân Pháp vào ngày 19/12/1946? Sao không phải là ngày 20
hoặc sớm hơn?
Đối với câu hỏi này, để “luận” được phần “sử”, các em cần ghi nhớ, xác
định được quá trình diễn ra của 4W ở trên (khác với học thuộc lòng, thuộc vẹt).
Trên thực tế không ít học sinh tuy biết được phần “sử”, nhưng lại không
thể giải thích, nhận xét, bình luận được sự kiện. Nhiều em tuy nhớ được chiến
thắng Điện Biên Phủ kết thúc ngày 7/5/1954, nhưng không lí giải được vì sao
lại gọi đây là chiến thắng lớn nhất của quân dân ta trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
Như vậy, các quan niệm, suy nghĩ lâu nay về học môn lịch sử rằng là chỉ
cần học thuộc lòng kiến thức trong sách giáo khoa, chỉ cần nhớ ngày / tháng /
năm lịch sử là sẽ được điểm cao không còn đúng, phù hợp với xu thế đổi mới
kiểm tra đánh giá theo xu hướng đánh giá và đề cao phát huy năng lực của học
sinh hiện này mà ngành giáo dục đang hướng tới.
2. Hướng dẫn học sinh vận dụng phương pháp học theo sơ đồ tư duy,
kết hợp với từ khóa.
Như chúng ta đã biết, độ dài bài thi không tỉ lệ thuận với điểm số của bài
thi, không nhất thiết các em cứ viết dài là bài sẽ được điểm cao, mà vấn đề cốt
lõi là các em phải xác định được nội dung câu hỏi trong bài thi để xác định

đúng kiến thức cần trả lời trong câu hỏi, việc viết đúng, viết đủ ý mới là yếu tố
quyết định đến điểm số cao hay thấp của bài thi. Vì vậy, tôi hướng dẫn các em
sử dụng sơ đồ tư duy cả trong quá trình học và quá trình đọc, phân tích đề
trước khi làm bài, phải phác thảo ra ý chính cần giải quyết, tránh bị thiếu ý, sót
ý.
Ví dụ: Khi nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/2946, các
em phải có đủ 3 ý chính cùng các “từ khóa”: “Pháp công nhận” ta là một quốc
gia “tự do”; Ta đồng ý cho Pháp…; Hai bên đồng ý… nếu học sinh viết nhầm
từ tự do thành độc lập thì sai nghĩa của câu, sẽ không có điểm.
8


3. Hướng dẫn học sinh xác định, liên hệ những sự kiện lớn của lịch
sử thế giới có tác động trực tiếp đến lịch sử Việt Nam ở cùng thời kì:
Lịch sử Việt Nam là một bộ phận cấu thành lịch sử thế giới, nên sẽ chịu
ảnh hưởng trước những tác động lớn từ bên ngoài. Vì vậy quá trình hướng dẫn
các em học lịch sử Việt Nam tôi luôn luôn yêu cầu các em phải tìm ra sự liên
hệ giữa lịch sử Việt Nam với phần lịch sử thế giới đã học để từ đó các em thấy
được mối liên hệ tác động của tình hình thế giới đến cách mạng Việt Nam
Ví dụ: Trình bày những thắng lợi của quân Đồng minh từ cuối năm 1944
đến giữa tháng 8/1945 và cho biết những tác động của thắng lợi đó đối với
cách mạng Việt Nam.
Với câu hỏi này yêu cầu học sinh cần hải nhớ lại phần lịch sử thế giới thời
kì Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945), nhất là diễn biến của chiến tranh
trong giai đoạn cuối 1944 - 1945. Từ đó học sinh liện hệ với lịch sử Việt Nam
giai đoạn này và thấy được sự tác động của lịch sử thế giới đến tình hình Việt
Nam.
Ví dụ 2: Hãy nhận diện các thế lực đế quốc đang có mặt trên đất nước ta sau
ngày các mạng tháng 8/1945 thành công. Đế quốc nào là kẻ thù chính? Vì sao?
Với câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải nắm được những thế lực đế quốc

nào
vào nước ta và vào làm nhiệm vụ gì sau cách mạng tháng 8/1945. Muốn biết
được điều đó học sinh cần phải liên hệ với nội dung Hội nghị Ianta, nhất là
phần phân chia phạm vi chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước
thắng trận với những nước bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
4. Hướng dẫn học sinh vận dụng “ công thức” về đường lối, chủ
trương đấu tranh của Đảng khi học giai đoạn 1939-1945:
Thực tiến cho thấy, học sinh hay bị nhầm lẫn và rối rắm khi học về các chủ
trương đấu tranh của Đảng nhất là trong giai đoanh 1939-1945. Để khắc phục
hạn chế đó tôi hướng dẫn học sinh công thức xác định được 5 cụm từ khóa
dưới đây (Các nghị quyết của Đảng trong giai đoạn 1939-1945 bao giời cũng
đề cập đến nội dung này):
- Xác định đường lối chiến lược cách mạng ( đường lối chiến lược cách
mạng không bao giờ thay đổi): Đầu 1930, Cương lĩnh của Đảng đã xác định
cách mạng Việt Nam sẽ trải qua hai giai đoạn là làm cách mạng tư sản dân
quyền và thổ địa cách mạng, sau khi thành công sẽ bỏ qua giai đoạn tư bản chủ
nghĩa để tiến lên xã hội cộng sản.
- Xác định kẻ thù, nhiệm vụ cách mạng ( có thể thay đổi do hoàn cảnh lịch
sử).
Ví dụ: Trong giai đoạn 1936 - 1939, Đảng xác định kẻ thù cách mạng
không phải là đế quốc Pháp nói chung mà là bọn phản động thuộc địa và tay
sai; Hội Trung ương tháng 11/1939 xác định kẻ thù là đế quốc Pháp và tay sai;
Hội nghị Trung ương tháng 5/1941 xác định kẻ thù là đế quốc, phát xít Pháp Nhật và tay sai; Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng sau ngày Nhật đảo
chính Pháp xác định kẻ thù chỉ còn là phát xít Nhật và tay sai của chúng.
9


- Xác định lược lượng cách mạng và thành lập mặt trận dân tộc thống nhất (
có thể thay đổi do hoàn cảnh lịch sử).
Ví dụ: Tháng 7/1936, Đảng đưa ra chủ trương thành lập Mặt trận thống

nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận dân
chủ Đông Dương, tháng 11/1939 thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản
đế Đông Dương, tháng 5/1941 thành lập Mặt trận Việt Minh - mặt trận riêng
của Việt Nam
- Đưa ra khẩu hiệu đấu tranh ( có thể thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử )
- Xác định hình thức , phương pháp cách mạng ( có thể thay đổi thao hoàn
cảnh lịch sử ).
Để biết rõ vì sao Đảng lại thay đổi chủ trương đấu tranh qua các thời kì,
tôi yêu cầu học sinh phải bám sát vào bối cảnh lich sử thế giới và trong nước.
5. Hướng dẫn học sinh làm quen và ôn luyện thành thạo các dạng
câu hỏi thường gặp trong đề thi:
* Dạng câu hỏi có hai vế, vế đầu kết thúc bằng từ “nào?” hoặc từ “gì”,
vế sau yêu cầu làm rõ thông tin liên quan đến vế đầu.
Ví dụ 1: Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu 1930, phong trào yêu nước chống
Pháp ở nước ta diễn ra theo những khuynh hướng chính trị nào? Từ kết cục của
mỗi phương hướng, hãy rút ra nhận xét về con đường giải phóng dân tộc Việt
Nam?
Ví dụ 2: Thắng lợi quân sự nào của nhân dân ta đã tác động trực tiếp buộc
Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp đinh Pari về Việt Nam? Việc kí
Hiệp định Pari có ảnh hưởng như thế nào đối với cục diện chiến trường miền
Nam.
Với dạng câu hỏi này, tôi hướng dẫn học sinh khi làm bài không cần phải
làm
mở bài mà cần trả lời ngay để lấy điểm vế đầu ( thường là 0,5 điểm), nếu trả
lời sai vế đầu sẽ mất điểm cả câu, vì thế cần thận trọng khi đưa ra quyết định.
Vế đầu của dạng câu hỏi này thường có một ý trả lời, nhưng đôi khi có 2 -3
ý, nên phải căn cứ vào dấu “phẩy”, cụm từ “ từ…đến…” hoặc từ “và”. Ở ví dụ
2: yêu cầu các em phải nêu tên được 3 thắng lợi: thắng lợi của cuộc tấn công
và nổi dậy Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam buộc Mĩ phải ngồi đàm
phán với ta ở Pari ( Mĩ mới ngồi vào bàn đàm phán chứ chưa kí kết Hiệp định)

và thắng lợi của quân dân hai miền trong năm 1972 ( cuộc tấn công chiến lược
ở miền Nam 1972 và chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không” cuối 1972 ở
miền Bắc) buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về kết thúc chiến tranh và lập lại hòa
bình ở Việt Nam 27/1/1973.
Đối vế hai của câu hỏi, để làm tốt các em dựa vào bối cảnh lịch sử cụ thể
để phân tích, lí giải, bình luận, nhận xét…
* Dạng câu hỏi cuối câu có cụm từ “ như thế nào” và yêu cầu làm rõ
nội dung liên quan đến cụm từ đó
Ví dụ 1: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần III (9/1960) xác định cách
mạng XHXC ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với cách mạng cả nước?
10


Vai trò đó được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu
nước
(1954 - 1975)?
Ví dụ 2: Sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng được thể hiện như thế
nào trong chủ trương, kế hoạch và tiến trình giải phóng hoàn toàn miền Nam?
Dạng câu hỏi này không khó, chỉ ở mức độ nhận biết và trình bày, các em
có thể đạt điểm tốt nếu ôn luyện kiến thức vững chắc.
* Dạng câu hỏi có hai vế yêu cầu “nêu và nhận xét” và “ trình bày và
nhận xét”...
Ví dụ 1: Trình bày và nhận xét về sự phát triển của phong trào công nhân
Việt Nam trong giai đoạn 1926 - 1929?.
Ví dụ 2: Trình bày và nhận xét về phong trào yêu nước của tiểu tư sản Việt
Nam trong nửa dầu những năm 20 của thế kỉ XX?
Dạng câu hỏi này yêu cầu thí sinh hai mức độ “ nhận biết” và “vận dụng”
có biểu điểm riêng ở từng vế của câu hỏi. Vì vậy các em nên trả lời vế “ nêu”
và “ trình bày” trước để được điểm ở mức độ nhận biết sau đó trả lời vế “nhận
xét”. Chẳng hạn ở ví dụ 2, sau khi nêu các phong trào yêu nước của tiểu tư sản

trong nửa đầu những năm 20 của thế kỉ XX, các em đưa ra 4 nhận xét:1: Mục
tiêu đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, kích lệ lòng yêu nước và
ý thức dân tộc. 2: Lực lượng nòng cốt của phong trào là tầng lớp tiểu tư sản trĩ
thức, dễ dàng tiếp thu những tư tưởng dân chủ tiến bộ. 3: Hình thức đấu tranh
phong phú như: mít tinh, biểu tình, bãi thị, bãi khóa, thành lập các tổ chức
chính trị…4: Là phong trào yêu nước mang tính chất dân chủ công khai. 5: Có
tác dụng chuẩn bị cho sự ra đời của các tổ chức cách mạng trong những năm
tiếp theo.
* Dạng câu hỏi thể hiện rõ sự phân hóa về trình độ tư duy của học
sinh, thường bắt đầu bằng các cụm từ “ vì sao..”, “lí giải”, “phân tích”, “
chứng minh”, “ bằng sự kiện có chọn lọc hãy làm sang tỏ”....
Ví dụ 1: Vì sao bước sang thu - đông 1950, Đảng và Chính phủ lại quyết
định mở chiến dịch Biên giới? Nêu ý nghĩa của chiến dịch.
Để trả lời tốt dạng câu hỏi này, các em phải bám sát vào bối cảnh lích sử
cụ
thể. Câu trả lời nên bắt đầu bằng từ “ vì”, “do” hoặc “ xuất phát từ”…
* Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh xác định đúng mốc thời gian xảy ra sự
kiện, sau đó làm rõ nội dung có liên quan đến sự kiện
Ví dụ 1: Hãy xác định mốc thời gian kết thúc cuộc hành trình tìm đường
cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Phân tích những yếu tố tác động đến sự lựa
chọn con
đường cứu nước của Người.
Ví dụ 2: Xác định mốc thời gian mở đầu công cuộc đổi mới đất nước của
Đảng và Nhà nước ta. Phân tích những yếu tố tác động đến chủ trương và
đường lối đổi mới đất nước của Đảng.

11


Dạng câu hỏi này tôi lưu ý học sinh câu hỏi có hai vế, mỗi vế sẽ có biểu

điểm riêng. Nếu trả lời sai vế đầu các em sẽ mất điểm cả câu, nên cần thận
trọng khi đưa ra quyết định và không nhất thiết phải cụ thể, chi tiết thời gian
bằng ngày/ tháng. Để trả lời tốt hai vế, các em dựa vào bối cảnh lịch sử có liên
quan.
* Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh làm rõ thông tin có liên quan đến một
văn bản đã được viết trong sách giáo khoa, yêu cầu các em nhận diện, sau
đó bình luận, lí giải và nhận xét...
Ví dụ 1: “ Bản chỉ thị nhận định: Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng
hoảng chính trị sâu sắc, song những điều kiện Tổng khởi nghĩa chưa chín
muồi. Phát xít Nhật…..”
Đọan trích trên là chủ trương trong hội nghị nào của Đảng Cộng sản
Đông Dương? Giải thích và nhận xét vì sao Đảng đưa ra chủ trương đó?
Dạng câu hỏi này tôi lưu ý học sinh câu hỏi cũng có hai vế, mỗi vế sẽ có
biểu điểm riêng. Nếu trả lời sai vế đầu các em sẽ mất điểm cả câu, nên cần phải
bám sát vào các “từ khóa” trong đoạn văn bản để xác định thời điểm xảy ra sự
kiện lịch sử. Để trả lời tốt vế sau, phải bám sát vào bối cảnh lịch sử của sự
kiện.
* Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh so sánh, đánh giá các sự kiện, hiện
tượng lịch sử trong cùng một thơi kì hoặc giữa các thời kì khác nhau
nhưng cùng loại
Ví dụ 1: So sánh chiến dịc ĐBP (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)
về : Mục tiêu mở chiến dịch, phương châm tác chiến và kết quả, ý nghĩa.
Ví dụ 2: Các chiến lược chiến tranh thực dân mới của Mĩ tiến hành ở miền
Nam Việt Nam (1961 -1975) có những điểm gì giống và khác nhau?
Nếu đề bài bắt đầu bằng mệnh đề so sánh, các em cần chỉ ra điểm giống và
khác nhau của đối tượng. Trong trường hợp đề bài yêu cầu các em chỉ cần chỉ
ra điểm giống hoặc khác nhau của đối tượng thì các em chỉ cần tập trung vào
những điểm giống hoặc khác nhau để làm rõ, phân tích..
* Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải đưa quan điểm, ý kiến của mình
về một nhận định nào đó có liên quan đến kiến thức trong sách giáo khoa,

rồi lí giải ( có thể là câu hỏi độc lập, hoặc vế thứ hai của mọt câu hỏi):
Đây là dạng câu hỏi mới, được nhận diện bàng 4 mệnh đề, với các cụm từ
sau:
- Phát biểu ý kiến về nhận định… Ví dụ 1: Phát biểu ý kiến về nhận định:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam không phải là cuộc cách mạng
bạo lực.
- Hãy làm sáng tỏ nhận định….Ví dụ: Đảng và Nhà nước ta tiến hành đổi
mới tháng 12/1986 là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa
xã hội
nước ta, là sự phù hợp với xu thế chung của thời đại.

12


- Có đúng hay không khi cho rằng… Vì sao? Ví dụ: Có đúng hay không
khi cho rằng: phong trào cách mạng Việt Nam 1930 -1931 là một bước phát
triển mới so với phong trào yêu nước trước đó? Lí giải.
- Có ý kiến cho rằng… Hãy đưa ra quan điểm của em về ý kiến trên. Ví dụ:
Có ý kiến cho rằng: Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc đóng vai trò quyết
định trực tiếp đối với sự nghiệp cách mạng cả nước. Trình bày quan điểm của
em về ý kiến trên.
Với dạng câu hỏi, tôi hướng dẫn các em khong cần làm mở bài mà trả lời
ngay để được điểm vế đầu, nếu trả lời sai vế một sẽ mất điểm cả câu, vì vậy
phải rất thận trọng khi đưa ra quyết định. Tôi hướng đẫn cách trả lời câu hỏi
này cho học sinh như sau:
Đầu tiên, dẫn toàn văn lời nhận định trên rồi khẳng định là đúng hoặc
sai. Tiếp đó, dùng phương pháp diễn dịch, kết hợp sử dụng các dữ liệu lịch sử
để phân tích, bình luận, lí giải, lập luận…. nhằm bảo vệ quan điểm riêng của
mình. Cuối cùng sử dụng phương pháp quy nạp để chốt lại vấn đề, khẳng định
lạ một lần nữa nhận định trên của mình là đúng.

Ví dụ: Có đúng hay không khi cho rằng: phong trào cách mạng Việt Nam
1930 -1931 là một bước phát triển mới so với phong trào yêu nước trước đó?
Lí giải.
Cách trả lời câu hỏi này như sau:
a. Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 là một bước phát triển
mới so với các phong trào yêu nước trước đó là một nhận định chính xác.
b. Nhận định trên chính xác, vì:
+ Trước hết đây là một phong trào cách mạng triệt để, có đường lối đấu
tranh đúng đắn, cùng một lúc chống lại hai kẻ thù của dân tộc là đế quốc Pháp
và phong kiến tay sai.
+ Phong trào diễn ra trên quy mô cả nước, mang tính thống nhất cao
(đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, tập trung chĩa mũi nhọn vào đế quốc và
phong kiến tay sai).
+ Về lực lượng : phong trào lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia, từ
công nhân, nông dân đến các tầng lớp nhân dân thành thị… lần đầu tiên giai
cấp nông dân sát cánh cùng công nhân trong cuộc đáu tranh chung.
+ Về hình thức đấu trnh thì phong phú, quyết liệt từ bãi công, bãi thị, mít
tinh, biểu tình … đến phá đồn điền, nhà lao. Bao vây các huyện đường buộc
bọn thống trị phải chấp nhận các yêu sách… làm tan rã bộ máy chính quyền
của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng ở một số nơi ở Nghệ
An và Hà Tĩnh.
Như vậy mới những kết quả đạt được ở trên thì nhận định phong trào
cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 là một bước phát triển mới so với các phong
trào yêu nước trước đó là chính xác.
Trên đây là một số dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi lịch sử của kì thi
THPT quốc gia hiện nay. Tuy nhiên tôi cũng lưu ý các em, dù là dạng câu hỏi
nào đi chăng nữa việc các em phải nắm vững kiến thức cơ bản là hết sức quan
13



trọng hay còn gọi là phần thông sử. Có nắm vững kiến thức cơ bản thì các em
mới nắm được bản chất vấn đề và từ đó mới “luận” được sử tức là mới giải
thích, phân tích, đánh giá được vấn đề lịch sử.
2.3.2. Đề thi có sự đổi mới - giáo viên phải thay đổi cách dạy:
Với xu hướng đổi mới về thi trung học phổ thông quốc gia trong hai năm
vừa qua ( năm học 2013 - 2014 và năm học 2014 - 2015), đặc biệt là năm 2015
hướng mạnh đến đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh. Năng lực này được
hình thành trên nền tảng tri thức khoa học lịch sử, phải hiểu một cách tường
tận vấn đề lịch sử, sự kiện lịch sử, phải nắm chắc bản chất vấn đề lịch sử chứ
không phải chỉ thuộc vẹt, nhớ máy móc, nhớ quá chi tiết vụt vặt các sự kiện
lịch sử. Với cách ra đề thi như vậy một vấn đề đặt ra đối với giáo viên lịch sử
đó là cần phải thay đổi cách dạy học lịch sử cho phù hợp với xu hướng đổi mới
thi trung học phổ thông quốc gia hiện nay.
Chẳng hạn, khi dạy nội dung hiệp định Giơnevơ, giáo viên không nhất
thiết phải tóm tắt nội dung Hiệp định, cũng không bắt buộc học sinh phải tóm
tắt lại nội dung đó rồi ghi lên trên bảng, rồi từ trên bảng lại ghi vào trong vở.
Việc làm đó mất nhiều thời gian và không cần thiết, vì nội dung Hiệp định đã
được tóm tắt sẵn trong SGK.
Giáo viên nên yêu cầu học sinh sử dụng SGK, yêu cầu học sinh căn cứ
vào nội dung Hiệp định cho ý kiến về câu nói được viết lên bảng: "Hiệp định
Giơnevơ chia Việt Nam thành hai quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17",
rồi các em tự phát biểu. Sau đó, giáo viên chốt lại nội dung.
Để đổi mới phù hợp với đề thi trung học phổ thông quốc gia hiện nay
bản thân cá nhân tôi đã không ngừng nghiên cứu, tự học hỏi để thay đổi cách
dạy học của mình. Trong đó, tôi đề cao sử dụng các phương pháp dạy học mới
như phương pháp nêu vấn đề, phương pháp tư duy phản biện…
Ví dụ: Khi dạy về Nguyễn Ái Quốc tôi đưa ra vấn đề để học sinh tư duy
như: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh nào? Vì sao
Người lại chọn hướng đi của mình là sang châu Âu chứ không phải sang châu
Á như các bậc tiền bối?

Với cách đặt vấn đề như vậy tôi đã kích thích tư duy của học sinh, kinh
thích trí tò mò ham học hỏi của các em, tránh được lối dạy quen thuộc lâu nay
đó là giáo viên nêu một loạt các sự kiện quá trình ra đi tìm đường cứu nước của
Nguyên Ái Quốc từ 1911 đến 1925 giống như sách giáo khoa đã trình bày rồi
bắt các em phải nhớ.
Ví dụ: Khi dạy phần Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tôi đưa ra vấn đề:
Theo em, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã cần thiết hay
chưa? Sau đó tôi sử dụng phương pháp tư duy phản biện: tôi lấy ý kiến của hai
em học sinh có suy nghĩ trái ngược nhau, cụ thể: lấy 1 ý kiến có quan điểm là
cần thiết thành lập Đảng vào đầu 1930 và một ý kiến là chưa cần thiết lập
Đảng đầu năm 1930, sau đó tôi yêu cầu 2 em lên phản biện nhau, đưa ra các
dẫn chứng thuyết phục để bảo vệ ý kiến của mình. Qua đó, tôi bổ sung thêm
kiến thức để các em tự tìm ra đáp án của câu hỏi.
14


Với cách sử dụng phương pháp tư duy phản biện như vậy, trên thực tế tôi
thấy học sinh rất tích cực và chủ động trong giờ học lịch sử, các em ham học
học, chủ động tìm kiến thông tin, tư liệu để bảo vệ ý kiến của mình được
thuyết phục hơn. Nhờ vậy kiến thức của các em lĩnh hội được nhiều hơn, các
em hiểu sâu sắc vấn đề hơn, và quan trong hơn cả là các em có cái nhìn khác
hơn với học môn lịch sử đó là học lịch sử không phải là học vẹt, nhớ máy móc
các năm , tháng, sự kiện đã diễn ra.
Bên cạnh việc thay đổi phương pháp dạy học thì bản thân cá nhân tôi
cũng vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực theo hướng pháp triển tư duy học
sinh như: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật “KWLH” ( trong
đó K (Know) - những điều đã biết; W (Want) - những điều muốn biết; L
(learned) - những điều đã học được; H (How) - có thể vận dụng được gì).
Ví dụ: Khi học về Hiệp đinh Giơnevơ, tôi sử dụng kĩ thuật KWLH:
K

(Know)
- W (Want) - những L (learned) - H (How) - có thể
những điều em đã điều em muốn những điều em đã vận dụng được gì:
biết về Hiệp định biết về Hiệp định học được về Hiệp Từ Hiệp định
Giơnevơ
Giơnevơ
định Giơnevơ
Giơnevơ, theo em
có thể rút ra được
những bài học gì
cho công tác đấu
tranh ngoại giao
của Nhà nước ta
hiện nay để bảo
vệ toàn vẹn độc
lập, chủ quyền
của đất nước?
Học sinh trình Học sinh trình Học sinh trình Học sinh trình bày
bày ý kiến của bày ý kiến của bày ý kiến của ý kiến của mình
mình
mình
mình
Cách dạy như vậy, tôi nghĩ không chỉ kích thích tư duy sáng tạo của học
sinh, tạo không khí mới trong lớp học, giúp người học hưng phấn hơn khi tiếp
nhận kiến thức lịch sử mà ngưòi học sẽ có nhiều trí tuệ hơn. Đồng thời cũng
phù hợp với Ý tưởng của Bộ chính là dùng cách thi để tác động trở lại cách dạy
và học hiện nay, nhất là đối với môn Lịch sử, một bộ môn mà trong những năm
gần đây đang được cả xã hội quan tâm khi dường như lớp trẻ đang “quay lưng”
lại với lịch sử dân tộc.
"Khi dạy học Lịch sử, thầy cô nên hướng học sinh phát triển phẩm chất, năng

lực bằng cách đặt ra những câu hỏi để các em tự suy nghĩ, tự tranh luận, thảo
luận; từ đó đưa ra ý kiến của mình. Thầy cô không có trách nhiệm đưa ra câu
trả lời thay cho học sinh, không phải đưa ra đáp án có sẵn để học sinh học
thuộc lòng phục vụ cho thi cử...
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15


2.4.1. Đối tượng kiểm nghiệm:
Để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy
học, tôi chọn 2 lớp 12 của Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 3, cụ thể:
- Học sinh ở lớp đối chứng: 12G2 (năm học 2013 – 2014)
- Học sinh ở lớp thực nghiệm: 12H2 (năm học 2014 – 2015)
Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương
đồng nhau về tỉ lệ học sinh, kết quả điểm trúng tuyển vào lớp 10, ý thức học
tập của học sinh... đặc biệt là năng lực học tập và kết quả điểm kiểm tra môn
Lịch sử trước khi tác động. Và một điểm đặc biệt hơn nữa đó là: hai lớp tôi
chọn để đối chứng và thực nghiệm là hai lớp trường tôi phân là lớp cơ bản D nghĩa là lớp các em có xu hướng học 3 môn chính Toán- Văn - Ngoại ngữ để
thi khối D. Tuy nhiên, sau khi học hết 2 năm lớp 10 và lớp 11, tính khả thi khi
chọn khối D để thi là không cao nên 2/3 (30/44) em đã chuyển sang và học ôn
thi 3 môn Văn - Sử - Địa để thi đại học khối C.
2.4.2. Cơ sở thực nghiệm:
Tôi sử dụng kết quả kì thi đại học, cao đẳng năm học 2013 - 2014 và kết
quả kì thi trung học phổ thông quốc gia 2014 - 2015 của 2 nhóm học sinh ở 2
lớp 12G2 (2013 - 2014) - lớp đối chứng và lớp 12H2 (2014 - 2015)- lớp thực
nghiệm để làm cơ sở kiểm nghiệm.
2.4.3. Kết quả kiểm nghiệm:
* Kết quả thi đại học và cao đẳng của nhóm học sinh thi môn sử ở lớp đối
chứng 12G2 năm học 2013 - 2014 như sau:

Số học Điểm %
sinh dự 9-10
thi
30

0

0

Điểm
7,75
8,7
5
4

%

Điểm
6,75
7,5

%

Điểm
5,25
6,5

%

Điểm

3,25
5,0

%

Điểm
0
3

%

13,3

6

20,2

8

26,6

8

26,6

4

13,3

* Kết quả thi trung học phổ thông quốc gia của nhóm học sinh chọn môn Sử

để xét đại học, cao đẳng ở lớp 12H2 năm học 2014 - 2015 như sau:
Số học Điểm
sinh dự 9-10
thi

%

30

6,6

2

Điểm
7,75
8,7
5
6

%

Điểm
6,75
7,5

%

Điểm
5,25
6,5


%

Điểm
3,25
5,0

%

20

8

26,8

7

23,3

7

23,3

Điểm %
0
3
0

0


Như vậy, sau khi tổng hợp thông tin từ kết quả học sinh thi môn sử trong
kì thi đại học cao đằng năm học 2013-2014 và kết quả học sinh thi trung học
phổ thông quốc gia chọn môn Sử để xét đại học năm học 2014 - 2015cho thấy
như sau: Học sinh đạt điểm từ 5,25  7,5 ở hai lớp đối chứng 12G2 và lớp
thực nghiệm 12H2 thay đổi không đáng kể (12G2 năm học 2013 - 2014:
46,8%; 12H2 năm học 2014-2015: 51,1%). Tuy nhiên số học sinh đạt điểm từ
7,75  8,75 ở hai lớp đối chứng 12G2 và lớp thực nghiệm 12H2 tăng (12G2
năm học 2013-2014: 13,3% ; 12H2 năm học 2014 - 2015: 20%) và đặc biệt
trong kì thi trung học phổ thông quốc gia 2014-2015 đã có hai em ở lớp thực

16


nghiệm 12H2 đạt từ điểm 9 trở lên ( 1em đạt 9điểm - Em: Nguyễn Thị Hà
(12H2) và một em đạt 9,25 - Em: Lê Thị Hoa (12H2))
đồng thời số học sinh đạt từ 0 3 điểm ở lớp thực nghiệm là không có em nào.
Từ kết quả kiểm nghiệm trên cho thấy việc hướng dẫn học sinh ôn luyện và
làm bài thi theo hướng phát triển năng lực học sinh đã đưa lại những chuyển
biến rõ rệt:
- Điểm thi của các em trong kì thi trung học phổ thông quốc gia trong đó
chọn môn Lịch sử để xét đại học nhiều em đạt điểm cao.
- Bước đầu đã thay đổi được thực trạng dạy và học môn Lịch sử ở trường
Trung học phổ thông hiện nay.
- Đã phát triển được tối đa năng lực làm bài thi môn Lịch sử của học sinh.
- Đã tạo được hứng thú và nâng cao được kết quả học tập cho học sinh khi
học
tập môn Lịch sử.
- Đã tạo được hứng thú, động lực để giáo viên tiếp tục đổi mới phương
pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT.


17


3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Việc áp dụng đề tài “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực thi của
học sinh nhằm đạt kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia qua dạy phần
Lịch sử Việt Nam lớp12.” tại Trường THPT Triệu Sơn 3 sẽ thay đổi được thực
trạng dạy và học môn Lịch sử trong các trường Trung học phổ thông hiện nay.
Đặc biệt đã tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tối đa năng lực học tập
của bản thân trong quá trình học tập, đã thay đổi đáng kể nhận thức của học
sinh khi học và thi môn Lịch sử trong bối cảnh hiện nay. Đề tài có tính khả thi
cao và dễ phổ biến rộng rãi trong công tác hướng dẫn học sinh ôn luyện và làm
bài thi nhằm đạt điểm cao trong kì thi trung học phổ thông quốc gia ở những
năm học tiếp theo. Đồng thời tạo động lực tốt để các giáo viên Lịch sử ở các
trường THPT tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy và học môn Lịch
sử để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Bộ đề ra.
3.2. Đề xuất:
Để không ngừng phát triển năng lực học và làm bài thi nhằm đạt điểm cao
cho học sinh, trong quá trình dạy học Lịch sử tại trường THPT, đòi hỏi:
Đối với giáo viên, phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn để đổi mới được phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
Đối với các cấp lãnh đạo, cần phải quan tâm về cơ sở vật chất như: trang
thiết dạy học, mở ở các lớp bồi dưỡng, hội thảo về đổi mới phương pháp, hình
thức dạy học, khuyến khích và động viên giáo viên tích cực đổi mới phương
pháp, hình thức dạy học.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các đồng nghiệp sẽ quan tâm và
nghiên cứu để áp dụng. Từ đó sẽ thay đổi đáng kể thực trạng dạy học Lịch sử
trong trường THPT hiện nay.
XÁC NHẬN

CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 05 năm 2016
CAM ĐOAN KHÔNG COPY

Lê Thị Diệp

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Ôn tập môn Lịch sử
Nhà xuất bản giáo dục 2015
- Hướng dẫn ôn luyện thi THPT quốc gia môn Lịch sử 2015
Nhà xuất bản Đại học sư phạm năm
2015
- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Lịch sử
Nhà xuất bản ĐHSP 2010
- Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học
Nhà xuất bản ĐHSP 2010
- Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển
năng lực học sinh
Bộ GD& ĐT năm 2014

19



×