Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Rèn kĩ năng ôn luyện, làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn lịch sử kì thi THPT quốc gia năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.56 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU.
1.1.Lí do chọn đề tài.
Hồ Chí Minh đã viết cuốn “ Lịch sử nước ta” và dạy rằng:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Và “Trong số các bộ môn khoa học xã hội không có môn nào giáo dục chủ
nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí phấn đấu và rèn luyện nhân cách cho
thanh niên bằng bộ môn Lịch Sử, trước hết là lịch sử dân tộc”.(theo giáo sư Trần
Văn Giàu).
Thật vậy, môn Lịch Sử vốn có vai trò quan trọng và tác động to lớn đến giáo
dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, thực tế trong nhiều năm qua Lịch Sử là môn học, môn thi
luôn gây “nóng” trên các phương tiện truyền thông và tạo nên sự quan tâm, chú ý
bởi dư luận xã hội. Môn Sử nói riêng và các môn khoa học xã hội đang bị quay
lưng trong việc lựa chọn khối thi, ngành thi của học sinh. Việc học sinh bây giờ
ngại học Sử, ngán thi Sử là một sự thật bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đó
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy và học trong các trường THPT.
Đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT không chỉ là nhiệm vụ cấp bách của xã hội
đặt ra cho ngành giáo dục mà còn là nhu cầu nội tại của chính chúng ta – những
cán bộ, giáo viên trong mỗi trường học. Cụ thể hơn nữa, Tổ Lịch Sử - GDCD là
một bộ phận của trường THPT Yên Định 2 – ngôi trường đóng trên địa bàn xã Yên
Trường - huyện Yên Định – tỉnh Thanh Hóa. Là ngôi trường đã đạt được nhiều
thành tích được Huyện, Tỉnh và lãnh đạo Ngành ghi nhận. Những cống hiến của
nhà trường đã tạo nên bề dày, truyền thống và thương hiệu nhà trường được các
đơn vị bạn và nhân dân tin tưởng, đặt niềm tin. Nhà trường cũng đã nhận được sự
lãnh chỉ đạo, giúp đỡ của lãnh đạo Ngành, các cấp quản lí, ban ngành, đoàn thể,..Sự
hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình của HS và nhân dân trong vùng.
Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá của nền
giáo dục nước nhà và mục tiêu của nhà trường, anh chị em trong nhóm của chúng
tôi càng trăn trở, nghĩ suy và quyết tâm nỗ lực phấn đấu hơn nữa nhằm góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục.
Đáp ứng công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ trong giáo dục và


đào tạo, bắt đầu kì thi THPT Quốc Gia năm 2017, Bộ GD & ĐT quyết định học
sinh lớp 12 sẽ thi 04 bài thi độc lập gồm các môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ là bắt
buộc và một bài thi trong tổ hợp bộ môn Khoa học xã hội( gồm môn Lịch Sử- Địa
Lí- GDCD) hoặc Khoa học tự nhiên( gồm Vật Lí- Hóa Học- Sinh Học). Trong đó

1


9/10 môn thi sẽ làm bài thi theo hình thức trắc nghiệm thay cho thi truyền thống là
bài tự luận 180 phút., riêng môn Ngữ Văn là vẫn thi theo hình thức tự luận.
Sự đổi mới mang tính đột phá đã tạo ra bước phát triển mới từ tư duy đến
hành động của ngành giáo dục, nhà trường Yên Định II chúng tôi nói chung và môn
Lịch Sử nói riêng. Tuy nhiên, hiện tại chưa có tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về
vấn đề Rèn luyện kĩ năng ôn luyện và làm thi trắc nghiệm khách quan môn Lịch
Sử kì thi THPT Quốc Gia năm 2017 cho học sinh để gây hứng thú, phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS và đạt kết quả cao nhất. Chính vì vậy
tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm đúc rút của bản thân ngay trong năm học
2016-2017 khi thực hiện chủ trương đổi mới của Bộ GD & ĐT.
Với kinh nghiệm ít ỏi của mình tôi rất mong sự đóng góp của cấp trên, các
đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn nữa, rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho
bản thân và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch Sử nói riêng, chất
lượng giáo dục nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
+ Giúp giáo viên nhận thức được việc đổi mới kiểm tra đánh giá là vấn đề mang
tính cấp thiết, biến mục tiêu thành hành động, từ lí thuyết đến thực tiễn. Giúp giáo
viên trau dồi kiến thức, ngày càng sáng tạo với vai trò là người hướng dẫn để gây
hứng thú, kích thích các em tự hoc, tự nghiên cứu.
+ Giúp học sinh có kĩ năng lĩnh hội kiến thức, làm bài trắc nghiệm khách quan môn
Lịch Sử thông qua việc chủ động, tích cực, sáng tạo,... nhằm đạt kết quả cao nhất.
+ Tạo không khí, môi trường học tập thân thiện, hứng thú và bổ ích đối với cả thầy

và trò....
+ Vận dụng vào giảng dạy để nâng cao chất lượng môn Lịch Sử trong kiểm tra đánh
giá và thi THPT Quốc gia.
+ Đề xuất một số ý kiến với các cấp quản lí nhà nước và quản lí giáo dục.
Thông qua việc viết sáng kiến này tôi muốn đóng góp một phần kinh nghiệm
nhỏ bé vào công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT, đặc biệt là cơ hội học
hỏi phương pháp, kinh nghiệm của đồng nghiệp để tiếp tục bồi dưỡng về tri thức,
phương pháp và năng lực bản thân góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
+ Nghiên cứu kĩ năng lĩnh hội kiến thức cũng như làm bài tập, bài thi trắc nghiệm
khách quan môn Lịch Sử thông qua các kì thi của học sinh khối 12 và đặc biệt là
trong kì thi THPT Quốc Gia năm 2017.
+ Học sinh khối 12 trường THPT Yên Định II năm học 2016-2017
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2


+ Qua thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Yên Định II.
+ Tham khảo các tài liệu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức môn Lịch
Sử, sách tham khảo về cách học và làm bài trắc nghiệm, trên mạng Internet,…
+ Lấy ý kiến từ phía học sinh.
+ Lấy ý kiến từ đồng nghiệp.
+ Kết hợp vận dụng sáng kiến vào giảng dạy trên lớp.
+ Phương pháp thử nghiệm; điều tra thông tin.
+ Phương pháp phân tích , tổng hợp, đánh giá, thống kê và xử lí số liệu,…Đánh giá
rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy có vận dụng sáng kiến để có điều chỉnh hợp lí.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII(1-1993), nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (121996) được thể chế hóa trong luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các chỉ

thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Luật giáo dục, điều 28.2 đã ghi ‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho HS’’
Ngày nay quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế có tính hai mặt, nó vừa
tạo ra thời cơ phát triển, vừa đặt ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia,
dân tộc. Một dân tộc muốn tồn tại và phát triển không thể không tính đến những
vận hội và thách thức mang lại. Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế làm tăng sự gắn kết,
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc, giữa các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội trên toàn thế giới.
Đối với giáo dục, toàn cầu hóa cũng tạo ra cơ hội và thách thức lớn, nó tạo
ra khả năng tăng cường trao đổi kinh nghiệm và khoa học giáo dục, tăng cường
cộng tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Đồng thời, xu thế hội nhập hiện nay còn
đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, giáo dục cần đào tạo con người
đáp ứng đòi hỏi mới của xã hội. Vì vậy, để hội nhập, phát triển mà không bị “ hòa
tan” trong xu hướng hội nhập quốc tế, điều quan trọng là phải phát triển khoa học công nghệ hiện đại, giáo dục tiên tiến, đặc biệt phải tiến hành đổi mới giáo dục và
đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực
người học (Dạy và Học tích cực- Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB
Đâị học Sư Phạm). Luật giáo dục (2005) nêu rõ mục tiêu giáo dục nước ta là “ đào
3


tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm
mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập của dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của người công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đây cũng là
những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và toàn cầu khi bước
vào thế kỉ XXI mà UNESCO đã nêu ra: “ học để biết, học để làm, học để chung

sống, học để khẳng định mình”. Để đạt được ba mục tiêu đó, cần phải đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của người
học.
Từ kết quả thi học kì I và các bài kiểm tra nhà trường THPT Yên Định II
cũng đã phân tích những mặt yếu, mặt mạnh và đã thống nhất điều chỉnh cách dạy
học theo hướng không chỉ tập trung kiến thức trọng tâm mà nâng cao kĩ năng làm
bài cho HS. Nhà trường cũng đã yêu cầu giáo viên cần tăng cường đổi mới phương
pháp và hình thức dạy học, áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực,
đổi mới nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng trắc nghiệm kết hợp với
tự luận trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kì, trắc nghiệm khách
quan(TNKQ) 100% trong nội dung các bài tập, luyện đề thi THPTQG và các đợt
thi thử theo kế hoạch của nhà trường( Nhiệm vụ, mục tiêu và Nghị quyết năm học
2016-2017 của trường THPT Yên Định II). Từ đó giúp HS trang bị kiến thức, kĩ
năng một cách vững chắc, vận dụng kiến thức và kĩ năng làm bài TNKQ linh hoạt,
sáng tạo.
Liên quan đến dạy và học cho HS lớp 12 trong năm học 2016-2017, Sở GD
& ĐT Thanh Hóa cũng đã có nhiều văn bản yêu cầu các trường THPT dạy học đủ
chương trình, đảm bảo kiến thức, kĩ năng, tổ chức dạy học và ôn tập phù hợp đúng
với đối tượng mục đích thi của HS, chú trọng phương pháp học, ôn tập và rèn luyện
kĩ năng làm bài theo đặc thù của từng môn thi, tăng cường công tác biên soạn câu
hỏi, bài tập có nội dung phù hợp với kì thi THPTQG để sử dụng trong quá trình dạy
học, kiểm tra đánh giá, nhận xét đánh giá tài liệu tham khảo để có ý kiến tư vấn học
sinh phù hợp.Tiêu biểu nhất là trong năm học 2016-2017 Bộ GD &ĐT đã chỉ đạo
Sở GD & ĐT Thanh Hóa tổ chức hai đợt tập huấn: Tập huấn cán bộ quản lí và
giáo viên các trường THPT về kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi
kiểm tra đánh giá . Và cũng đã chỉ đạo quá trình triển khai tổ chức thi THPT Quốc
gia không tạo ra áp lực, căng thẳng, tốn kém cho phụ huynh và HS.
Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo của Bộ, Sở GD & ĐT Thanh Hóa, tôi cho rằng
phần Lịch Sử được thi dưới dạng trắc nghiệm là phương án hợp lí. Vì nhiều năm
qua, tỉ lệ HS chọn môn Lịch Sử thi tốt nghiệp quá ít, chỉ những em nào thi khối C

4


mới chọn, nguyên nhân là học sinh không muốn học quá nhiều và bản chất của
môn Lịch Sử là gắn với nhiều sự kiện, khó thuộc và khó nhớ,…
Có ý kiến cho rằng, với hình thức thi trắc nghiệm HS không phải học thuộc
lòng quá nhiều, chỉ cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để
lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện bài thi. Điều này không ảnh hưởng đến việc
dạy học trong nhà trường vì các em có thể tự học, tự ôn bằng việc đọc sách giáo
khoa, không phải học thuộc lòng. Thậm chí hình thức thi này còn tạo nên “làn gió
mát” trong việc học tập chứ không làm xáo trộn việc dạy và học trong nhà trường
THPT(Nguồn: Internet)
Trong thực tế, nhiều năm dạy học ở trường THPT tôi luôn yêu cầu học sinh
lấy sách giáo khoa là tài liệu cơ bản, tài tiệu chuẩn để các em tự đọc sách, tự khai
thác và tự xử lí thông ti trong sách giáo khoa để chinh phục và tìm tòi tri thức. từ
đây các em biết vận dụng để làm bài thi dù đó là thi tự luận hay trắc nghiệm.
* Ưu điểm của hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn Lịch sử.
Việc chuyển Lịch Sử sang hình thức thi trắc nghiệm là phù hợp với tình hình
giáo dục hiện nay của nước ta, hình thức thi này cũng đã được áp dụng ở nhiều
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tính ưu việt của bài thi trắc nghiệm là sự
khách quan có thể đo lường và khẳng định chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể,
không phụ thuộc vào cảm tính của người chấm. Đồng thời bao quát được kiến thức
trải rộng khắp nội dung chương trình môn học. Đây không phải là lần đầu tiên Lịch
Sử được tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm. Giai đoạn 2006-2009, ngành GD
từng đát động đưa hình thức này vào trong các bài thi đánh giá kết quả học tập của
HS, nhiều giáo viên đã từng dạy và kiểm tra theo hình thức này. Cùng với sự chỉ
đạo của lãnh đạo các cấp Ngành và trực tiếp của nhà trường THPT, tôi tin tưởng
rằng đội ngũ giáo viên có đủ khả năng để thích ứng với phương án trắc nghiệm.
* Hạn chế của hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với môn Lịch sử.
Năm học 2016-2017 là năm đầu tiên môn Lịch Sử được thực hiện thi dưới

hình thức trắc nghiệm 100 %, điều này sẽ gây nhiều khó khăn đối với các em HS
lớp 12 chuẩn bị thi THPT quốc gia năm 2017 . Bởi mặc dù đã có một số tài liệu
tham khảo dưới dạng Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT , Hướng dẫn ôn tập trắc
nghiệm lịch sử 12 của các trường Đại học…để giúp các em tập làm quen với các
câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch Sử. Tuy nhiên, do hình thức thi này với dung lượng
kiến thức phổ rộng nên gây tâm lí lo lắng cho HS.
Không đánh giá hết được tư tưởng, tình cảm và thái độ của các em đối với
các sự kiện, nhân vật, vấn đề …Lịch Sử đặt ra, đặc biệt là những vấn đề “mở”.

5


* Sự tác động của việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá đến hoạt động học
tập, tư tưởng, tình cảm của học sinh.
Mục đích của việc đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá đối với môn Lịch Sử
không phải là xóa bỏ mọi hình thức truyền thống đã được thừa nhận và sử dụng
hiệu quả trước đó, thay thế hoàn toàn bằng hình thức kiểm tra mới, mà thay đổi
cách sử dụng chúng theo hướng tích cực, chủ động để nhằm phát triển ở người học
năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Do đó, cần đề cao vai trò của người
học: học bằng hoạt động, thông qua hoạt động của chính người học để chiếm lĩnh
kiến thức, hình thành năng lực và những phẩm chất của người lao động. Giáo viên
giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho học sinh có
thể thực hiện các hoạt động học tập một cách hiệu quả.. Những buổi ôn luyện thi
THPT quốc qia sau mỗi bài, chương, phần hoặc làm bài tập trắc nghiệm tổng quát,
luyện đề đã tránh được sự lặp lại về kiến thức và nhàm chán đối với HS. Vì vậy bản
thân tôi nhận thấy các em HS đều rất hào hứng, sôi nổi, tích cực và chủ động tham
gia trong tiết học môn Lịch Sử.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Qua điều tra từ phía giáo viên và học sinh tại trường THPT Yên Định 2 nói
riêng và một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đề tài thu được một số

kết quả sau:
* Khó khăn:
- Đa số HS không thích học môn Lịch Sử do chương trình và nội dung quá dài, các
em cho rằng phải học thuộc lòng với khối lượng kiến thức quá nhiều.
- Tình trạng xem nhẹ bộ môn vì không phải là môn học để theo đuổi trong tương lai
nên có tư tưởng học là để đối phó. Các em chỉ thích học những môn tự nhiên, ngoại
ngữ vì thuận lợi trong việc chọn nghề, đây cũng là một thực tế mà chúng ta phải
chấp nhận.
- Tình trạng dạy – học theo phương pháp đọc- chép vẫn còn phổ biến nên khi GV
viên đưa ra câu hỏi HS nhìn vào sách giáo khoa để trả lời nhưng không biết và
không hiểu mình đang nói những gì dẫn đến hệ lụy là khi kiểm tra quay cóp, chép
bài của bạn, nêú không thì “ bịa đặt” lịch sử.
- Một số GV chưa thực sự tâm huyết với tinh thần của công cuộc đổi mới nên chưa
có những phương pháp phù hợp để đáp ứng yêu cầu đặt ra.
- Cơ sở vật chất, kĩ thuật và các phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học còn nhiều hạn
chế.
* Thuận lợi:

6


- Chuyên đề này được thực hiện trong điều kiện Bộ GD & ĐT đã và đang chủ
trương triển khai đổi mới mạnh mẽ kiểm tra đánh giá, thi THPT Quốc Gia theo
hình thức trắc nghiệm khách quan đối với hầu hết các môn thi đã thực sự tạo nên
một luồng khí mới cho cán bộ quản lí, GV và cả HS.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT Tỉnh Thanh
Hóa, của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và các đồng nghiệp trong trường, các đơn
vị bạn.
Khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận lợi trên, trong năm học
qua tôi đã liên tục cập nhật và cố gắng nỗ lực tiếp cận chủ trương đổi mới của Bộ

GD & ĐT và đạt những kết quả khả quan.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Năm học 2016 -2017 là năm đầu tiên thực hiện hình thức thi trắc nghiệm 100
% đối với môn Lịch Sử, Vì vậy câu hỏi lớn đầu tiên đặt ra đối với cả GV và HS là:
Môn Lịch Sử quá nhiều sựu kiện, con số, dữ liệu, khô khan và khó nhớ,...Trong khi
thi trắc nghiệm lại phổ rộng toàn bộ chương trình sách giáo khoa lớp 12 hiện
hành. Vậy học như thế nào cho dễ nhớ ?
Về vấn đề này không chỉ là sự quan tâm lớn của tất cả các em HS lớp 12 chuẩn bị
thi THPT Quốc Gia năm 2017 mà cả đối với tất cả GV dạy môn Lịch sử chúng tôi.
Chính vì thế nên tôi có một số điều muốn chia sẻ với đồng nghiệp và các em HS.
Xin các em cứ yên tâm rằng thi trắc nghiệm suy cho cùng cũng chỉ là là một “cái
thước” để đo , chẳng qua là thay cái thước dài bằng một loại thước khác mà thôi.
Kiến thức học để thi Sử như thế nào vẫn là trong chương trình sách giáo khoa
(sgk) hiện hành. Trên cơ sở đề minh họa (đề tham khảo) và đáp án của Bộ GD &
ĐT về thi trắc nghiệm môn Sử hãy chia sẻ với các em HS chuẩn bị thi THPT QG
năm 2017 những điều sau:
Thứ nhất, về cấu trúc và chương trình cơ bản của đề thi: Từ các đề thi
của Bộ GD & ĐT đã công bố, điều tối thiểu quan trọng đầu tiên mà các em cần
biết và hiểu là kiến thức các câu hỏi đề thi trắc nghiệm rải đều tất cả các phần, các
chương của chương trình sách giáo khoa Lịch Sử lớp 12 hiện hành. Các câu hỏi sẽ
có các cấp độ từ nhận biết đến thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao theo ma trận
của Bộ. Số lượng phần sử thế giới là 30% và lịch sử Việt Nam là 70% với các mức
độ và tỉ lệ theo ma trận (Bài giảng tập huấn Cán bộ quản lí và giáo viên THPT về kĩ
thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá. Môn Lịch Sử. Hà
Nội, năm 2016) như sau:
MA TRẬN TỔNG QUÁT – LÀM ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ
I. Phần lịch sử thế giới (12 câu hỏi)
7



- Số câu nhận biết = 4 câu
- Số câu thông hiểu = 4 câu
- Số câu vận dụng = 3 câu
- Số câu vận dụng cao = 1 câu
- Tổng số điểm phần lịch sử thế giới = 3,0 đ (Chiếm 30% số điểm của đề thi)
II. Phần lịch sử Việt Nam (28 câu)
- Số câu nhận biết = 8 câu
- Số câu thông hiểu = 8 câu
- Số câu vận dụng = 9 câu
- Số câu vận dụng cao = 3 câu
- Tổng số điểm phần lịch sử VN = 7,0 đ (Chiếm 70% số điểm của đề thi)
III. Phân loại mức độ câu hỏi cho đề thi (40 câu)
- Số câu nhận biết = 12 câu
- Số câu thông hiểu = 12 câu
- Số câu vận dụng = 12 câu
- Số câu vận dụng cao = 4 câu
- Số câu hỏi nhận biết và thông hiểu chiếm 60%. Số câu hỏi vận dụng và vận
dụng cao chiếm 40%.

8


MA TRẬN ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2017. Môn: Lịch sử
Chủ đề

Mức độ nhận thức

I. Phần lịch sử thế giới
(1945-2000)
1. Sự hình thành trật tự

TG mới sau CTTG 2
2. Liên Xô – Đông Âu từ
1945-1991. LB Nga
3. Các nước Á, Phi,
Mixlatinh (1945-2000)
4. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản
(1945-2000)
5. Quan hệ quốc tế (19452000)
6. Cách mạng KHKT và
toàn cầu hoá
Số câu:
II. Phần lịch sử Việt
Nam (1945-2000)
1. Việt Nam 1919-1930
2. Việt Nam 1930 – 1945
3. Việt Nam 1945-1954
4. Việt Nam 1954-1975
5. Việt Nam 1975-2000
Số câu:

Nhận
biết

Thông
hiểu

1

1


1
1
1

Tổng
số câu
Vận
dụng

Vận
dụng
cao

2
1

2

1

2

1
1

2
1

1


2
1

2

4

4

3

1

12

2
2
2
1
1
8

1
1
2
2
2
8

2

2
2
2
1
9

1
1

3

6
6
6
6
4
28

12

12

4

40

Tổng số 12

Tỉ
lệ/Tổng

số điểm

1

câu toàn bài:
Tỉ lệ % 30% = 30% = 30% = 10%
trên Tổng điểm




Lưu ý: Mỗi câu trắc nghiệm là : 0,25 điểm

30%


=

70% =

100% =
10đ

=

Giải thích cho HS hiểu các mức độ câu hỏi:
*Câu hỏi mức độ nhận biết:
9



- Chỉ yêu cầu HS sử dụng những thao tác tư duy đơn giản, chỉ đánh giá khả
năng nhận biết, tái hiện, ghi nhớ nội dung kiến thức lịch sử của HS.
- Tương đương cách hỏi thông thường trong đề thi Tự luận với các từ để hỏi
là nêu, trình bày, tóm tắt, liệt kê.
Ví dụ: Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là
A. ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động gây chiến tranh.
B. thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế.
C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. ngăn chặn sự đe dọa an ninh quốc tế.
( Trang 7, sách giáo khoa Lịch sử 12- chuẩn)
*Câu hỏi mức độ thông hiểu:
-Yêu cầu HS sử dụng những thao tác tư duy tương đối đơn giản không quá
phức tạp, trừu tượng như lí giải, giải thích các nội dung kiến thức lịch sử cơ bản.
- Tương đương cách hỏi thông thường trong đề thi Tự luận có từ để hỏi là
Giải thích, Lý giải, Như thế nào? Tại sao, Vì sao?
Ví dụ: Trật tự thế giới hai cực Ianta được hình thành trên cơ sở nào?
A. Những quyết định của Hội nghị Ianta.
B. Những thoả thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc.
C. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng với những thoả thuận sau Hội
nghị Ianta của ba cường quốc.
D. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp
quốc.
*Câu hỏi ở mức độ vận dụng:
- Yêu cầu HS sử dụng các thao tác tư duy cao hơn mức độ thông hiểu như so sánh,
phân tích, tổng hợp... nội dung kiến thức lịch sử. Đây là câu hỏi khó hơn, ở mức độ
hiểu, đòi hỏi học sinh bước đầu phải biết suy luận bằng phân biệt sự giống và khác
nhau, phân tích, tổng hợp hệ thống kiến thức để lựa chọn giữa các phương án.
- Tương đương cách hỏi thông thường trong đề Tự luận có từ để hỏi là so sánh,
phân tích, tổng hợp, lập bảng thống kê so sánh, đối chiếu các nội dung kiến thức
lịch sử.

Ví dụ: Điểm giống nhau của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” với các chiến
lược chiến tranh trước đó của Mĩ là gì ?
A.Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa
B.Gắn “Việt Nam hoá” với “Đông Dương hoá chiến tranh”.
C. Được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể
của quân đội Mĩ.
10


D.Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, nằm trong
chiến lược toàn cầu của Mĩ.
* Câu hỏi ở mức độ vận dụng cao:
- Đây là câu hỏi ở mức độ cao nhất, yêu cầu đánh giá khả năng sáng tạo, vận dụng
kiến thức để đánh giá, nhận xét nội dung kiến thức lịch sử, liên hệ kiến thức với các
vấn đề thực tiễn. Câu hỏi đề cập tới các nội dung kiến thức khá sâu sắc và đòi hỏi
tư duy cao.
- Tương đương cách hỏi thông thường trong đề Tự luận có từ để hỏi là bình luận,
nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tiễn, rút ra bài học/kinh nghiệm…
Ví dụ: Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-1939 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là gì?
A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc.
B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc, phong kiến.
C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.
D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.
Thứ hai, nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa
Lịch Sử lớp 12 hiện hành của Bộ GD & ĐT theo cấu trúc và trình tự thời gian
của lịch sử thế giới hiện đại (1945-2000) và Lịch sử Việt Nam (1919-2000). Chủ
động khai thác thông tin và xử lí thông tin từ sách giáo khoa, chủ động và
theo dõi cập nhật về các tin tức thời sự đương đại.
Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạ1n lịch sử cụ thể từng phần, từng chương hãy

học các bài tổng kết phần, chương để rèn luyện kĩ năng khái quát hóa kiến thức và
xâu chuỗi vấn đề. Tất cả những kiến thức, những vấn đề và sự kiện cốt lõi nhất, nổi
bật nhất đều hiện hữu trong các bài tổng kết mà đa phần GV, HS không để ý.
Thứ ba, học tập bằng kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức.
Ở phần sử thế giới các em nên học và ôn theo từng vấn đề, chuyên đề với 6 nội
dung chủ yếu từ năm 1945 đến năm 2000 :
- Trật tự hai cực Ianta.
- Sự hình thành, phát triển và khủng hoảng, sụp đổ của hệ thống CNXH ở Liên Xô
và các nước Đông Âu.
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Á- Phi- MĨ La Tinh.
- Những chuyển biến quan trọng của CNTB sau Đại chiến 2.
- Sự mở rộng và đa dạng hóa của quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX.
- Sự bùng nổ của cách mạng KH-KT từ những năm 40 của thế kỉ XX và cách mạng
KH-CN ngày nay.

11


Ở phần lịch sử Việt Nam, học sinh nên học theo từng giai đoạn lịch sử trong
một quá trình liên tục của các sự kiện theo trình tự thời gian từ năm 1919 đến năm
2000(1919-1930; 1930-1945; 1945-1946; 1946-1954; 1954-1975; 1975-2000)
Mỗi sự mở đầu của từng giai đoạn đều được bắt đầu những sự kiện lớn đánh dấu
một thời kì phát triển của dân tộc trong những bối cảnh lịch sử khác nhau. Học sinh
cần nắm vững nội dung, nhiệm cụ cách mạng của mỗi giai đoạn từ đó rút ra mối
quan hệ tương tác, biện chứng của từng giai đoạn gắn liền với từng nhiệm vụ cụ
thể. Hoàn cảnh lịch sử thay đổi, đối tượng đấu tranh thay đổi thì chủ trương, khẩu
hiệu đấu tranh, hình thức đấu tranh cũng thay đổi.
Thứ tư, rèn luyện kĩ năng ôn luyện kiến thức bằng “sơ đồ tư duy”.
Đặc thù của môn Sử là hiện hữu nhiều mốc sự kiện, không gian, thời gian nên các
em hệ thống hóa kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức hiệu quả

hơn.Trong quá trình giảng dạy, tùy vào nội dung và tính chất của từng bài giảng,
sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi giai đoạn giáo viên có thể định hướng, hướng
dẫn HS làm “sơ đồ tư duy” dựa trên nguyên lý từ “ cây” đến “ cành” đến “nhánh”,
từ ý lớn sang ý nhỏ theo phương pháp “diễn dịch”, luận điểm, luận cứ, luận chứng.
Từ những kiến thức, sự kiện, vấn đề cơ bản của từng bài, từng chương, phần trong
sách giáo khoa hiện hành, thông qua sơ đồ tư duy các em sẽ tự biết cách tổng hợp
và xâu chuỗi kiến thức theo trình tự, trật tự kiến thức và lí giải các mối quan hệ tác
động biện chứng nhân quả giữa các vấn đề, sự kiện. từ đó các em sẽ thấy bài học
ngắn gọn hơn, xúc tích và dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Lúc đó kĩ năng tự học của các em
sẽ bớt nhàm chán khi ự học ở nhà.
Thứ năm, tự ôn luyện ở nhà.
Sauk hi học xong từng bài, chương hay từng phần trong chương trình” giảm tải”
của Bộ GD & ĐT, trên cơ sở tham khảo các tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp
hiện hành và với sự hướng dẫn của GV các em vừa tìm tài liệu về bài tập của phần
đó, vừa tập làm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến mảng kiến thức đó. Việc các
em chủ động tự mình làm các câu hỏi là một cách ôn kiến thức và rèn luyện kĩ năng
nhuần nhuyễn, tập làm quen với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để
giúp các em chuẩn bị tâm lí, tinh thần vững vàng và tự tin khi vào phòng thi và làm
bài thi.
Năm học 2016-2017 là năm đầu tiên môn Sử thi trắc nghiệm, một vấn đề lớn
thứ hai mà tất cả các em học sinh luôn quan tâm đó là làm bài thi trắc nghiệm môn
Lịch Sử ra sao để đạt được điểm cao. Về vấn đề này bản thân tôi và các đồng
nghiệp đang trực tiếp giảng dạy môn Lịch Sử tại trường THPT Yên Định II đã và
đang có một số lưu ý cho các em như sau:
12


Một là, thí sinh phải biết phân tích và xử lí nhanh.
Không nhất thiết phải làm theo lần lượt thứ tự các câu hỏi, câu nào dễ thì làm
trước, câu khó thì làm sau. Trong thời gian 50 phút với 40 câu hỏi thì không nên

dành quá nhiều thời gian cho những câu hỏi khó mà mà mình không đủ kiến thức
và sự tự tin, thời giant rung bình mỗi câu khoảng 1,25 phút.
Hai là, phải tìm được từ “chìa khóa” của câu hỏi ( hay còn gọi là “từ
khóa”).
Đây chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề. Khi đọc xong câu hỏi, điều đầu tiên là
thí sinh phải tìm được “từ khóa” nằm ở đâu sau đó dùng bút chì khoanh tròn “ từ
khóa”, từ đó giúp thí sinh định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và
đáp án sẽ gắn liền với “ từ khóa” ấy. Đó được xem là cách để thí sinh giải quyết
nhanh nhất câu hỏi và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.
Ví dụ: Sau cách mạng tháng Tám, để giải quyết căn bản nạn đói, Chủ Tịch Hồ Chí
Minh kêu gọi
A. tăng gia sản xuất.
B. Phát động phong trào nhường cơm sẻ áo.
C. Nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ.
D. Quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.
Đáp án đúng: A. (trang 124, sách giáo khoa Lịch Sử 12- cơ bản)
Cụm từ “ chìa khóa” trong câu hỏi này là “ giải quyết căn bản nạn đói”.
Ba là, biết tính toán trả lời câu hỏi vừa nhanh và chắc chắn hơn.
Thời gian làm bài thi trắc nghiệm 50 phút với 40 câu hỏi nên cần tính toán khả
năng từ “ chậm và chắc” sang “nhanh và chắc”. Đây được xem như là “ Mẹo”
trong khi làm bài thi.
Ví dụ: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954) giành thắng lợi do
nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là
A. có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với
đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
B. toàn dân, toàn quân đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù trong lao
động sản xuất
C. xây dựng được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, mặt trận dân tộc
thống nhất, lực lượng vũ trang và hậu phương vững mạnh
D. tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng

tình ủng hộ của các nước XHCN, nhân dân Pháp và loài người tiến bộ,…
Đáp án đúng: A. (trang 155, sách giáo khoa Lịch Sử 12- cơ bản)

13


Lưu ý: Từ năm 1930 đến nay, bất kì câu hỏi nào khẳng định những thắng lợi to
lớn, mang tính bước ngoặt của nhân dân Việt Nam trong thời kì đấu tranh giành độc
lập, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc thì các em đều chọn
nhanh đáp án là sự lãnh đạo của Đảng.
Hoặc từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, yếu tố cơ bản nào đã đưa nền
kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới phát triển? Các em hãy chọn đáp án là
do các quốc gia đã áp dụng thành tựu của khoa học – kĩ thuật.
Bốn là, dùng phương pháp loại trừ.
Nếu thí sinh không nhớ chính xác đáp án một số câu hỏi để trả lời thì không nên
đoán mò hoặc làm theo kiểu” phủ xanh đất trống đồi trọc” một cách may rủi mà thí
sinh cần dung phương pháp loại trừ. Đưa ra phương pháp này tôi sẽ dẫn giải cụ thể
như sau:
Mỗi câu hỏi thường có 04 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau
nhiều lắm về nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng
“ mẹo” cộng thêm chút may mắn. Hơn nữa, thay vì đi tìm đáp án đúng, các em hãy
thử tìm phương án sai cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng
tốt. Cuối cùng khi các em không còn cơ sở để loại trừ nữa thì nên dùng cách phỏng
đoán để nhận thấy phương án nào khả thi hơn thì tô đáp án vào phiếu trả lời và đó
là kĩ năng cuối cùng của các em.
Ví dụ 1: Từ những năm 70 trở đi, để phát triển đất nước, Nhật Bản rất coi trọng
phát triển trên lĩnh vực nào?
A. Công nghiệp nặng và nông nghiệp.
B. Thương nghiệp và dịch vụ.
C. Giáo dục và khoa học kĩ thuật.

D. Quân sự và đối ngoại.
Đáp án đúng: C. ( nguồn: Internet)
Giải thích như sau :
- Đối với Nhật Bản, là quốc gia có địa hình, đất đai không thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn nên các em loại đi phương án
A.
- Chi phí cho quốc phòng rất thấp và đây không phải là thế mạnh để phát triển đất
nước Nhật ( loại đáp án D)
- Như vậy còn lại đáp án B và C, Trong khi đó đối với Nhật Bản con người được
coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu. và cũng từ đầu những năm 70
của thế kỉ XX đến nay với sự bùng nổ như vũ bão của khoa học- kĩ thuật đã tác
động đến toàn cầu và nước Nhật. Vậy các em sẽ chọn đáp án đúng là C.
Ví dụ 2:

14


“ Cuộc cách mạng màu sắc tư sản vào cuối thế kỉ XIX đã đưa quốc gia nào phát
triển thành một nước đế quốc trong thế kỉ XX?
A. Thái Lan.
B. Ấn Độ.
C. Trung Quốc.
D. Nhật Bản.
Đáp án đúng: D.(Đề thi đánh giá năng lực của Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 2017)
- Ở đây đáp án chắc chắn bị loại là B và C vì Ấn Độ và Trung Quốc đều trở thành
thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
- Chỉ còn Thái Lan và Nhật Bản đều tiến hành cải cách, duy tân thành công. Cả hai
cuộc cải cách, duy tân này đều mang màu sắc của cách mạng tư sản nhưng nước trở
thành đế quốc trong thế kỉ XX là Nhật Bản.
Năm là, tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án của đề thi.

Việc áp dụng phương thức tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án của đề thi khi
mà đáp án thường “ na ná” giống nhau dễ bị rối( tức là nhiều phương án nhiễu),
khó phân biệt, khó tìm ra đáp án đúng nhất. Sau khi đọc xong câu hỏi thí sinh tự trả
lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem có phương án nào giống với câu trả lời của mình
đưa ra hay không. Chớ vội đọc ngay đáp án vì như thế rất dễ bị phân tán nếu như
kiến thức mình không thật sự chắc chắn.
Ví dụ: Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên truyền bá vào Việt Nam?
A. Lí luận đấu tranh giai cấp .
B. Lí luận cách mạng vô sản.
B. Lí luận giải phóng dân tộc.
D. Lí luận Mác – Lê Nin.
Đáp án đúng: C
Giải thích: Lí luận mà hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên truyền bá vào Việt
Nam phải đáp ứng được nhiệm vụ của một dân tộc thuộc địa, Đó là giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc phải được đặt lên
hàng đầu.
Sáu là, phân bố thời gian và nhớ không được bỏ trống câu nào.
Các em cần đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi xem những câu nào mình chắc chắn
đáp án đúng rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời. Sau khi làm hết
những câu “ trúng tủ” của mình, thí sinh chọn những câu hỏi đơn giản làm trước vì
bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như
bài thi tự luận. Chính vì vậy câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên
bạn hãy làm câu dễ trước để đảm bảo đạt tối đa điểm. Chú ý phân bố thời gian để
không bị bỏ sót câu nào, nếu không biết đáp án thì hãy sử sụng tất cả các phương
pháp mà tôi đã lưu ý ở trên và một phần may mắn cũng được. Điều cần là không
được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội dành cho bạn.
15



Bảy là, trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia năm 2017, HS cần phân
biệt một số dạng câu hỏi thường gặp để trên cơ sở đó có các phương án trả lời
cho từng dạng câu hỏi trắc ngiệm khách quan:
- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án trả lời đúng.
Ví dụ: Hội nghị Ianta ( Liên Xô) diễn ra khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
A. bùng nổ và ngày càng lan rộng.
B. đang diễn ra vô cùng ác liệt.
C. bước vào giai đoạn kết thúc.
D. đã kết thúc hoàn toàn.
Đáp án đúng: C. (trang 4, sách giáo khoa Lịch Sử 12- cơ bản)
Đây là dạng câu hỏi ở mức độ nhận biết nên yêu cầu thí sinh chọn đáp án đúng .
-Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án trả lời đúng nhất ( còn gọi là
câu hỏi nhiều lựa chọn, yêu cầu thí sinh chọn câu trả lời đúng nhất).
Ví dụ: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc hoành thành thống nhất đất nước về mặt
Nhà Nước là
A. tạo điều kiện đưa Miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội.
B. góp phàn nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
C. cơ sở để Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
D. tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
Đáp án đúng : D. (Hướng dẫn ôn tập TN Lịch Sử 12. NXB Đại Học Thái Nguyên).
-Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh hoàn thành bằng hình thức điền khuyết.
Ví dụ : Ý nào đúng để hoàn thiện dữ liệu sau:
Bộ máy tổ chức của Liên Hợp quốc gồm sáu cơ quan chính, trong đó…….là cơ
quan giữ vai trò trọn yếu để duy tri hòa bình và an ninh thế giới. ……….là cơ
quan hành chính, đứng đầu là……….với nhiệm kì 5 năm. Trụ sở của Liên Hợp
Quốc đóng tại………
A. Hội đồng Quản thác…Ban Thư kí… Tổng thư kí…Niu Ooc(Mĩ).
B. Hội đồng Bảo an…Ban Thư kí… Tổng thư kí…Vécxai(Pháp)
C. Đại hội đồng …Ban Thư kí… Tổng thư kí…Niu Ooc(Mĩ).
D. Hội đồng Bảo an…Ban Thư kí… Tổng thư kí…Niu Ooc(Mĩ).

Đáp án đúng: D. (Bộ đề TN Luyện thi THPT QG Năm 2017- KHXH. NXB Giáo
Dục Việt Nam. Tập 1).
- Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải kết nối hoặc sắp xếp đúng tứ tự logic của các
sự kiện, hiện tượng lịch sử. theo cách: Sự kiện nào có trước, có sau? sự kiện nào
quyết định sự kiện nào? Sự kiện nào là là nghuyên nhân, sự kiện nào là hệ quả,…
Ví dụ : Sắp xếp các sự kiện dưới đâytheo trình tự thời gian:
16


1. Mặt trận Việt Minh được thành lập.
2. Sự ra đời của khu giải phóng Việt Bắc.
3. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì được triệu tập.
A. (1), (3), (2).
B. (3), (1), (2).
C. (2), (3), (1).
D. (1), (2), (3).
Đáp án đúng: A. (trang 109, 113,114 sgk Lịch Sử 12- cơ bản).
-Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn văn bản.
Ví dụ: “ Chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng
chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và ý nghĩa chính trị quan trọng” là nhận định
của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến dịch nào trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam?
A. Việt Bắc thu-đông năm 1947.
B. Biên giới thu-đông năm 1950.
C . Trung Lào năm 1953.
D. Điện Biên Phủ năm 1954.
Đáp án đúng: D
-Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh phải lựa chọn ý phủ định khi câu hỏi cố tình sai
buộc thí sinh nêu quan điểm khoa học trước câu hỏi như vậy (câu phủ định)
Ví dụ: Trong đông – xuân 1953-1954, thực dân Pháp không phải tăng cường

quân cơ động chiến lược cho
A. Điện Biên Phủ.
B. Hòa Bình.
C.Xê nô.
D. Plâyku.
Đáp án đúng: B. ( Đề thi thử THPT QG lần 3 năm 2017 của Bộ GD&ĐT).
2.4. Hiệu quả của các giải pháp đã sử dụng đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Tôi đã sử dụng đề tài nghiên cứu này vào quá trình dạy học và đã đạy được
những kết quả định tính, cụ thể như sau:
+ Các GV được phỏng vấn, GV dạy thực nhiệm đều có ý kiến rằng: Việc rèn luyện
cho các em HS những kĩ năng để ôn luyện và làm bài trắc nghiệm khách quan môn
Lịch sử trong quá trình học tập là rất cần thiết. Đó là hai vấn đề lớn mà không chỉ
đối với thầy trò môn Lịch Sử chúng tôi quan tâm mà là nỗi trăn trở đối với tất cả
các em học sinh lớp 12 khi chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia năm 20162017. Các giải pháp, ví dụ đưa ra phù hợp phản ánh đúng thực tế dạy – học và sự
chỉ đạo của Bộ GD & ĐT, các cấp ngành chỉ đạo. Các biện pháp khả thi và hoàn
toàn có thể áp dụng được.
+ Nhiều HS không còn có tâm lí ngại hoặc sợ học môn Lịch sử.
+ HS chủ động, tích cực và hứng thú trong mỗi tiết học, làm bài tập và kiểm tra
đánh giá thường xuyên, định kì trên lớp.
17


+ Đặc biệt, các em đã vận dụng các kĩ năng được hướng dẫn, rèn luyện để thực
nghiệm trong quá trình học tập của mình.
Trong học kì hai của năm học 2016-2017 tôi đã thực nghiệm bằng đánh giá hiệu
quả của đề tài tại các lớp 12C5, 12C6, 12C7 Trường THPT Yên Định II, kết hiệu
quả học tập môn Lịch Sử là khá rõ nét( đánh giá qua quá trình trực tiếp giảng dạy).
Cụ thể tôi tiến hành thực nghiệm đối chứng ở các lớp này vào học kì II của năm
học 2016-2017, còn học kì I chưa thực hiện. Sauk khi tiến hành đối chứng và thu

được kết quả giữa hai học kì của các lớp như sau:
Kết quả học kì I:
Lớp Sĩ số Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C5 46
15
32,6 24
52,2 7
15,2 0
0
12C6 42
1
2,4
18
42,9 23
54,7 0
0
12C7 44
1
2,3
22

50,0 21
47,7 0
0
Kết quả học kì II:
Lớp Sĩ số Giỏi
Khá
Trung bình Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12C5 46
20
43,5 24
52,2 2
4,3
0
0
12C6 42
3
7,1
21
50,0 18
42,9 0
0
12C7 44

3
6,8
24
54,2 17
38,6 0
0
Quá trình thực nghiệm với những kết quả trên đây bước đầu có thể thấy hiệu
quả thiết thực của việc vận dụng đề tài vào thực tiễn dạy học. Những lí luận và giải
pháp mà đề tài nêu ra mang tính khả thi và có thể áp dụng trong dạy học môn Lịch
Sử lớp 12.
Thông qua chuyên đề này, bản thân tôi và nhóm có cơ hội chia sẻ, học tập
lẫn nhau về phương pháp, trau dồi kiến thức, kĩ năng dạy học, kiểm tra đánh giá
theo hình thức trắc nghiệm khách quan để góp phần hoàn thiện bản thân và nâng
cao chất lượng giáo dục.Góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo. Là quá trình tự làm mới mình, bộ mặt nhà trường và địa phương từ đó đáp
ứng những đòi hỏi, nhu cầu cấp thiết về sự phát triển của xã hội.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
- Kết luận.
Thông qua thực hiện chuyên đề, bản thân tôi đã rút ra được những bài học
kinh nghiệm khá bổ ích, đó là kinh nghiệm thực tế về kĩ năng tổ chức và hướng dẫn
HS tự lĩnh hội tri thức. Sau đó được kiểm nghiệm lại hoàn chỉnh và áp dụng rộng
rãi hơn trong dạy-học ở những năm tiếp theo tại trường THPT Yên Định 2. Tôi
18


mong rằng sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ được bản thân, đồng nghiệp hoàn thiện
và phát triển hơn nữa. Vận dụng một cách sáng tạo vào giảng dạy đối với khối 12
toàn trường và đạt kết quả cao.
- Kiến nghị.
Do nhà trường đóng trên địa bàn xa với trung tâm của tỉnh, phần lớn nhân

dân trong vùng chủ yếu làm nghề nông nên gặp rất nhiều khó khăn, tác động trực
tiếp đến giáo viên, nhà trường. Vậy để có thể mở rộng, phát triển hơn nữa sáng kiến
kinh nghiệm của tôi, bản thân tôi có một vài kiến nghị sau:
+ Đề nghị sở Giáo Dục và Đào Tạo, các cơ quan, ban ngành quản lý, nhà trường
quan tâm, đầu tư và giúp đỡ về vật chất, trang thiết bị, khoa học kĩ thuật hiện
đại(các loại tài liệu, tư liệu, băng đĩa, hệ thống máy chiếu tranh ảnh, lược đồ,…) để
tôi và các đồng nghiệp tiếp tục hoàn thiện, phát triển và áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm của bản thân vào thực tiễn dạy-học.
+ Quan tâm, hỗ trợ về đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ - nhân
viên, nhà giáo của trường THPT Yên Định 2 nói riêng và ngành giáo dục nói chung
là động lực to lớn cho đội ngũ nhà giáo chúng tôi phát huy năng lực bản thân để
tiếp tục thực hiện đổi mới dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Nhà trường và các đồng nghiệp hãy vượt qua những khó khăn trước mắt, giúp đỡ
lẫn nhau, cố gắng nỗ lực hơn nữa để tiếp tục hưởng ứng chiến lược đổi mới căn
bản, toàn diện GD & ĐT.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 16 tháng 5 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm do mình viết, không sao
chép nội dung của người khác.
Tác giả

Trịnh Thị Loan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Lịch sử 12; Sách giáo viên lịch sử 12. NXB Giáo Dục.
19



2. Bộ đề trắc nghiệm luyện thi THPT Quốc gia năm 2017. Khoa KHXH. Nhà xuất
bản Giáo Dục(Tập 1), năm 2017.
3. Hướng dẫn ôn tập trắc nghiệm Lịch Sử 12. Nhà xuất bản Đại Học Thái Nguyên
năm 2017. Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2017.
4. Cuốn Dạy và Học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. Nhà xuất
bản Đại học Sư Phạm.
5. Nhiệm vụ, mục tiêu và nghị quyết năm học 2016-2017 của trường THPT Yên
Định 2.
6. Nghị quyết Trung Ương 4 khóa VII(1-1993) và nghị quyết Trung Ương II khóa
VIII(12-1996).
7. Luật Giáo Dục 2005.
8. Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học được pháp chế hóa trong chương II điều
28.2 của Luật Giáo Dục ( Sửa đổi và bổ sung năm 2010).
9. Các nguồn thông tin khác(nguồn Internet).
10. Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 của Bộ GD&ĐT năm 2017.
11. Đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2017.

20



×