Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn GIẢNG dạy LỊCH sử địa PHƯƠNG ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHUYÊN LAM sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.46 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Nhận thức
2.3.2 Tổ chức thực hiện

1
1-3
3
3
3
4
4
4-6
6
6-7
7-14

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
III. KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15-16
17



I.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài

1


Lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử địa phương nói riêng có vai trò và ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối việc giáo dục thế hệ trẻ. Nó sẽ giúp học sinh hiểu biết và tự
hào về quá khứ, cội nguồn của dân tộc, giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm
của bản thân với quê hương, đất nước qua việc bảo tồn và phát huy các giá trị
truyền thống...
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của lịch sử dân tộc, là đối tượng
nghiên cứu của khoa học lịch sử, có quan hệ với lịch sử dân tộc và lịch sử thế . Lịch
sử là quá trình phát triển theo những xu hướng nhất định của các sự kiện trong thời
gian, không gian và những bối cảnh lịch sử cụ thể. Bất cứ một sự kiện, hiện tượng
lịch sử nào xảy ra đều mang dấu ấn, sắc thái địa phương, vì nó gắn với một vị trí
không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tính chất
quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có nhiều sự kiện lịch sử địa phương
đồng thời là sự kiện của lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Chính vì lẽ đó, sự hiểu
biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương,
hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu từ mối quan hệ
giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Do đó lúc sinh thời, Bác Hồ đã từng dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Tiếc rằng, trong nhiều năm qua, những tiết học về lịch sử địa phương ở trường
THPT vẫn còn nhiều bất cập về nhận thức, về nội dung giảng dạy, về phương pháp
thực hiện... Do đó, lịch sử địa phương chưa xứng tầm với vị trí và vai trò vốn có .
Thực tế trên chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả dạy – học lịch sử địa phương ở
nhà trường hiện nay chưa cao. Việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức thông qua

lịch sử địa phương vì vậy cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để giải quyết tình trạng này?. Theo tôi, một giải
pháp tích cực và thiết thực trước mắt chính là từ sự tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt đổi
mới phương pháp dạy học trong từng bài giảng của giáo viên.

2


Với những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài "Vận dụng kiến thức liên

môn giảng dạy lịch sử địa phương ở trường Trung học phổ thông chuyên
Lam Sơn”

1.2 Mục đích nghiên cứu
- Tôi vận dụng kiến thức liên môn giảng dạy phần lịch sử địa phương ở
trường THPT chuyên Lam Sơn thuộc lớp 12, cụ thể là: Vai trò của Thanh Hóa
trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954) và chống Mĩ (1954-1975)
- Với đề tài này, tôi sử dụng kiến thức một số môn học khác như Địa lí, Ngữ
văn, Âm nhạc, Toán, Tin học... để giảng dạy và làm nổi bật những nội dung trọng
tâm của tiết học.
- Quá trình thực hiện đề tài, tôi mong muốn thực hiện giờ học Lịch sử thực
sự là một giờ học hấp dẫn, có ý nghĩa giáo dục, giáo dưỡng và thực sự tạo được
hứng thú học tập và phát triển toàn diện cho học sinh.
- Tìm ra phương pháp dạy học theo hướng tích cực để giảm bớt sự khô khan
trong giờ học và đưa ra phương pháp bổ trợ nhằm kích thích sự hứng thú trong học
tập ở các em
- Góp một kinh nghiệm nhỏ bé trong việc giải quyết thực trạng việc dạy và
học lịch sử địa phương ở các trường trung học phổ thông nói chung và THPT
chuyên Lam Sơn nói riêng.


1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Vận dụng kiến thức liên môn giảng dạy một tiết lịch sử địa phương ở
trường THPT chuyên Lam Sơn thuộc lớp 12, cụ thể là: Vai trò của Thanh Hóa
trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1946-1954) và chống Mĩ (1954-1975).
- Đơn vị nghiên cứu: Một số lớp 12 Trường THPT chuyên Lam Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu

3


- Trên cơ sở phương pháp luận sử học Mác- Lênin, sáng kiến được thực hiện dựa
trên các phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử, logic, liên ngành,
điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, thống kê, xử lý số liệu.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận.
Lênin từng viết “Lịch sử bao giờ cũng phong phú về nội dung, cũng đa dạng
về nhiều mặt, cũng sinh động hơn những điều mà chúng ta hình dung được”. Vì
vậy muốn học sinh học tốt môn lịch sử thì trong mỗi giờ học lịch sử giáo viên phải
lôi cuốn các em vào bài học thông qua các dẫn chứng minh họa từ kiến thức liên
môn.
Vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học lịch sử nói chung và phần lịch
sử địa phương nói riêng là hình thức sử dụng tri thức các môn học khác để làm
sáng tỏ vấn đề lịch sử, giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu kiến thức, biết vận dụng
kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết vấn đề liên
quan đến lịch sử, hình thành khả năng phân tích sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật
chi phối sự phát triển của lịch sử, góp phần giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em
trong quá trình học tập.
Trên thế giới, đây là một trào lưu dạy học và giáo dục phổ biến trong nhiều
thập kỉ qua. Ở Việt Nam thì được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Đây được coi là một quan

niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng
cao chất lượng giáo dục, làm cho người học nhận thức được sự phát triển của xã
hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực
của đời sống xã hội, khắc phục được tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức.
Đây là một giải pháp không mới nhưng phù hợp và hiệu quả để nâng cao chất
lượng bài học.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

4


- Hiện nay, các trường THPT thực hiện nội dung giảng dạy trên cơ sở phân
phối chương trình do nhà trường chủ động biên soạn căn cứ trên điều kiện thực tế
của đơn vị nhưng phải tuân thủ theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành từ năm học 2009-2010. Về thời lượng, đối với cấp THPT, lớp 12 là 2
tiết/năm học.
- Thực tế Trường THPT chuyên Lam Sơn cũng có thực trạng thầy cô dạy sử
thường rất ngại dạy các tiết lịch sử địa phương bởi nhiều lý do:
+Thứ nhất, Chương trình sử địa phương không có một bài dạy cụ thể nào,
phần lớn đều do các thầy cô chủ động biên soạn và thực hiện. Vì không có giáo án
thống nhất, lại bố trí ở cuối kỳ nên thường bị bỏ qua hoặc cho học sinh tự tìm hiểu
lấy. Điều này dẫn đến nhiều bất cập khi thực hiện triển khai tiết dạy lịch sử địa
phương.
+Thứ hai, môn sử vốn được xem là “môn phụ” nên giáo viên có rất ít giờ
trên lớp (thường mỗi khối lớp chỉ có 1-2 tiết/tuần), nếu vì lý do gì mà phải nghỉ học
tất nhiên sẽ chậm chương trình và 2 tiết dạy sử địa phương được thầy cô chủ yếu
dùng để dạy bù chương trình chậm.
+Thứ ba, mỗi một giáo viên có một quan điểm và thế mạnh khác nhau về nội
dung và phương pháp dạy lịch sử địa phương nên khó thống nhất nội dung này.
Thầy cô giáo muốn dạy tốt tiết lịch sử địa phương thường phải bỏ ra rất nhiều công

sức tìm tòi, sưu tầm tài liệu. Việc sưu tầm tư liệu phục vụ cho tiết dạy lịch sử địa
phương rất mất thời gian . Mặt khác, nguồn tư liệu về thần phả địa phương không
có căn cứ nào, chủ yếu dựa vào các câu chuyện truyền lại trong dân gian, vì thế
những kiến thức lịch sử địa phương có khi chính những người trông coi di tích
cũng không nắm vững nên việc cung cấp kiến thức lịch sử địa phương cho các thầy
cô giáo quả là điều khó.

5


+Thứ tư, tiết dạy sử địa phương không có nội dung cụ thể trong chương
trình, nên không có cơ sở để kiểm tra đánh giá dẫn đến giáo viên có thể “mạnh ai
nấy làm”.
Vì những nguyên nhân trên, tiết dạy lịch sử địa phương đã từng bị xem nhẹ,
thậm chí là bỏ qua.
- Vận dụng kiến thức liên môn khiến giáo viên và học sinh gặp nhiều
khó khăn:
+ Một là, giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn
học khác.
+ Hai là, vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn
nên khi dạy kiến thức liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn nên không tránh khỏi
làm cho giáo viên có cảm giác ngại thay đổi.
+Ba là, đối với học sinh, dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến
THPT nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn
cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
+ Bốn là, xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và
việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ
huynh kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ), trong đó học
sinh trường chuyên có tư duy tốt nhưng thường học lệch nên chưa có niềm say mê
học lịch sử, thường mang tính đối phó.

- Tuy nhiên để có sáng kiến kinh nghiệm này thì bản thân tôi gặp một thuận
lợi rất cơ bản là từ năm học 2010-2011, Trường THPT chuyên Lam Sơn đã lắp máy
chiếu đa năng trên tất cả các phòng học. Thêm vào đó, tôi cũng biết thiết kế và sử
dụng giáo án điện tử nên việc thực hiện rất thuận tiện và thấy hiệu quả trực tiếp rõ rệt.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Nhận thức:

6


-Trc ht tụi phi xỏc nh ỳng v trớ v vai trũ ca lch s a phng
trng trung hc ph thụng.
- Th hai, tỡm hiu cỏc kin thc liờn mụn liờn quan n bi dy
- Th ba, vn dng kin thc liờn mụn thit k giỏo ỏn
- Th t, giao nhim v c th tng ni dung trong bi cho hc sinh tỡm hiu
trc nhm nõng cao hiu qu gi hc.
2.3.2.T chc thc hin
- Tụi ó ỏp dng kin thc liờn mụn dy phn Lch s a phng lp 12 vi ni
dung: Vai trũ ca Thanh Húa trong cuc khỏng chin chng Phỏp (1946-1954)
v chng M (1954-1975) nh sau:

LCH S A PHNG
Vai trũ ca Thanh Húa trong cuc khỏng chin chng Phỏp (1946-1954)
v chng M (1954-1975)
I. Mc tiờu bi hc
1. V kin thc
- Hiu rừ vai trũ to ln ca nhõn dõn Thanh Húa trong hai cuc khỏng chin
thn thnh ca dõn tc l khỏng chin chng Phỏp v chng M. Thanh Húa luụn
xng ỏng l hu phng ln trong hai cuc khỏng chin
2. V t tng:

- T ho v truyn thng v vang trong s nghip gi nc ca nhõn dõn
Thanh Húa.
- Giỏo dc truyn thng cỏch mng cho hc sinh vi s cm phc, bit n,
trõn trng nhng ngi con u tỳ ca quờ hng x Thanh, t ú t soi vo bn
thõn mỡnh trong quỏ trỡnh hc tp v rốn luyn .
3. V k nng:
- Củng cố kĩ năng trỡnh by, tng thut, đánh giá, phân tích
các sự kiện lịch sử để rút ra những nhận định v bi hc lch s.
7


- Kĩ năng cảm nhận lịch sử qua tranh ảnh và t liệu khác, kĩ
năng sử dụng cỏc bng biu so sỏnh, c bn .
II. Thit b v ti liu dy hc
- S liu v úng gúp ca Thanh Húa trong hai cuc khỏng chin.
- Bn hnh chớnh Vit Nam v Thanh Húa
- Phim v tranh nh t liu
- Mt s bi hỏt, clip v Thanh Húa
- Mỏy chiu.
III. T chc tin trỡnh dy- hc
1. Kim tra bi c:
2. Dn dc vo bi mi
Ci kờ chuyn c ngi nờn nh
Hoan - i cũn kia chc o quõn
Nhng vn th trn y nim lc quan ca vua Trn Nhõn Tụng ó khng
nh: Thanh - Ngh l ch da vng chc cho s nghip gi nc i Vit vo th
k XIII. Trong s nghip gi nc ca dõn tc t 1945 - 1975, Thanh Húa vn luụn
xng ỏng l nim tin yờu, l hu phng to ln v vng mnh ca c nc. Tit
hc hụm nay chỳng ta s tỡm hiu iu ú.
3. T chc cỏc hot ng dy- hc

Hot ng ca giỏo viờn v hc sinh
* Hot ng tp th

Kin thc c bn
1. V trớ ca Thanh Hoỏ

- Trc ht tụi trỡnh chiu lc Vit Nam hc trong cuc khỏng chin
sinh nh hỡnh v trớ ca Thanh Húa v phỏt vn: chng Phỏp v chng M .
Tờn gi Thanh Húa cú t bao gi? í ngha ca tờn
gi ú?
=> Mc ớch l hc sinh cú th hiu kin thc
s ng v vựng t mỡnh ang sinh sng v hc
tp. Trờn thc t rt nhiu hc sinh khụng h bit gỡ
8


về kiến thức này.
- Sau đó tôi trình chiếu bản đồ hành chính Thanh
Hóa và tiếp tục phát vấn:
- Nêu vài nét về vị trị trí địa lí của Thanh Hóa?
- Học sinh trả lời và bổ sung cho nhau. Giáo viên
nhận xét và chốt lại ý chính.
=> Đây là nội dung mà tôi vận dụng kiến thức địa
lí để học sinh hiểu rõ không những về vị trí như
tiếp giáp những tỉnh nào? Địa thế sông, núi, rừng,
biển, tài nguyên khoáng sản ra sao?. Từ đó có thể
hiểu được vì sao vùng đất Thanh Hóa lại có vị thế
đắc địa như một vương quốc riêng và điều đó đã
tác động hình thành nên tính cách, phong tục của
người dân nơi đây? Tại sao gọi gọi là vùng đất đế

vương, đất “thang mộc”? Vì sao nhà Trần đã từng
phải cho người bí mật, đục núi, lấp sông nơi đây để
trấn yểm các huyệt mạch đế vương ? Hay tại sao
quân Tây Sơn trước khi tấn công quân Thanh lại
rút lui về phòng tuyến Tam Điệp?. Ngay cả Bác Hồ
cũng đã từng nói:
“ Xứ Thanh biển bạc rừng vàng
Ruộng đồng bát ngát, xóm làng liên miên”
- Tôi chuyển ý bằng một câu hỏi: Vậy Thanh Hóa

- Là địa bàn chiến lược đặc
biệt quan trọng.
+Hậu phương vững chắc

có vị trí như thế nào trong hai cuộc kháng chiến của hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ?
+Là cầu nối giữa chiến
- Tôi gọi học sinh trả lời, sau đó nhận xét và chốt ý. trường Bắc Bộ với Bình Trị
Một mục đích của tôi trong phần này là học sinh sẽ Thiên
hiểu hơn vì sao trong bối cảnh những tháng đầu

+ Là cửa ngõ tiếp giáp với
9


của cuộc kháng chiến toàn quốc, công việc bề bộn Tây Bác, Việt Bác và Thượng
khó khăn, đường xá xa xôi, nguy hiểm, Bác Hồ lại Lào
về thăm Thanh Hóa vào 20/2/1947...Sau đó chuyển
sang phần 2.
- Tôi khái quát hành động đánh phá địa bàn Thanh

Hóa của Pháp từ khi Pháp mở rộng chiến tranh
xâm lược 1946 trở đi . Đồng thời cung cấp số liệu

2. Vai trò của nhân dân
Thanh Hóa trong cuộc
kháng

chiến

chống

Pháp (1946-1954)

quân dân Thanh Hóa đã đánh bao nhiêu trận, diệt
bao biêu tên, thu bao nhiêu vũ khí..Phần này tôi sử
dụng kiến thức địa lí thông qua việc so sánh các số
liệ bằng biểu đồ .
- Sau đó tôi minh họa bằng hai ví dụ :
+ Minh họa thứ nhất tôi nêu vấn đề để học sinh trả
lời : Các em có biết vì sao trong khuôn viên của cơ
quan Công an Tỉnh Thanh Hóa có tượng đài một
người phụ nữ tên là Nguyễn Thị Lợi và ở Sầm Sơn
cũng có một ngôi trường mang tên Trường THPT
Nguyễn Thị Lợi không ? Bà là ai ? Có chiến công
gì ?
- Sau khi học sinh nêu sự hiểu biết của mình, tôi
nhận xét, bổ sung, tạo biểu tượng về nhân vật qua
việc trình chiếu hình ảnh, tường thụât trận đánh để
minh họa cho tinh thần chiến đấu của một điệp báo
viên, dù không phải quê gốc ở Thanh Hóa, nhưng

trận đánh diễn ra trên quê hương Thanh Hóa dưới
sự tổ chức và dìu dắt của trưởng ty công an Thanh
Hóa lúc bấy giời là Hoàng Đạo..
+ Minh họa thứ hai bằng chính câu ca: « Thanh
10


Hóa ăn rau má phá đường tàu ». Học sinh sẽ hiểu
đây là hành động yêu nước của nhân dân Thanh
Hóa như thế nào để thực hiện lời kêu gọi của Bác
Hồ « Tiêu thổ kháng chiến ». Từ đó liên hệ với sự * Kiên quyết giáng trả mọi
xuyên tạc, biến tấu ngày nay của nhiều người.
âm mưu đánh chiếm và
- Tôi chốt ý bằng một câu hỏi: Vai trò đầu tiên của
phá hoại của kẻ thù, giữ
nhân dân Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến

yên “kho hậu cần” của

chống Pháp là gì ?.

cuộc kháng chiến.

- Đồng thời nêu vấn đề tiếp cho học sinh thảo luận
trả lời: Nhân dân Thanh Hóa còn làm gì cho cuộc
kháng chiến ?.
- Tôi nhận xét và bổ sung, đồng thời cung cấp các
số liệu về thanh niên nhập ngũ, thanh niên xung

* Đóng góp sức người, sức

của cho tiền tuyến, đặc
biệt là chiến dịch Điện
Biên Phủ.

phong, dân công phục vụ kháng chiến, xe đạp thồ,
thuyền các loại... thông qua tiếp tục vận dụng kiến
thức và kĩ năng của môn địa lí bằng các loại bảng
biểu, kết hợp trình chiếu một số hình ảnh minh hoạ
như : Anh Cao Văn Tỵ chở 320kg trên chiếc xe đạp
thồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Xe cút kít của
ông Bầm được trưng bày tại Bảo tàng Chiến thắn
lịch sử Điện Biên Phủ, mũ, quần áo, dép cao su, túi
xách… những vận dụng quen thuộc của dân công
Thanh Hóa dùng để phục vụ chiến dịch Điện Biên
Phủ...
=> Thông qua những đóng góp này học sinh sẽ
hiểu rõ vì sao trong lần thứ hai về thăm Thanh
Hóa, Hồ Chí Minh nói “ Bây giờ tiếng Việt Nam
đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện
11


Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có
một phần vinh dự đến đó” .

=> Ý nghĩa : Góp công góp

- Tôi đưa ra câu hỏi chốt ý: Những đóng góp của sức làm nên thắng lợi của
nhân dân Thanh Hóa có ý nghĩa gì trong cuộc cuộc kháng chiến chống Pháp,
kháng chiến chống Pháp?


đặc biệt là chiến thắng Điện

- Học sinh trả lời, tôi chốt ý và chuyển sang phần 3.

Biên Phủ 1954

* Hoạt động tập thể

3. Vai trò của nhân dân

- Trước hết tôi gợi cho học sinh nhớ và trình bày Thanh

Hóa

khái quát âm mưu, thủ đoạn của Mĩ đối với miền kháng

chiến

trong
chống

cuộc


Bắc trong các cuộc chiến tranh phá hoại, đặc biệt là (1954-1975)
lần thứ nhất .
- Sau đó tôi đặt câu hỏi: Âm mưu và hành động
của Mĩ đối với Thanh Hóa trong các cuộc chiến
tranh phá phá hoại là gì?. Hãy nêu một vài tấm

gương tiê biểu của quân dân Thanh Hóa mà em
biết?.
- Tôi sử dụng công nghệ thông tin trình chiếu một
số đoạn phim tư liệu về chiến thắng Hàm Rồng Nam Ngạn ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 kết hợp
với âm nhạc như bài hát “Chào sông Mã anh
hùng”, “ Hoan hô các cụ già bắn rơi máy bay”, tranh
ảnh... để minh họa. Mục đích là để học sinh hiểu ,
sâu thêm về những năm tháng bi hùng của quê
hương, giáo dục tình cảm, đạo đức cho học sinh.
- Đồng thời tôi tiếp tục sử dụng kiến thức địa lí và
Toán thông qua việc lập các bảng biểu, tính phần
trăm các số lượng về trận đánh, số máy bay bị bắn
rơi, tàu chiến bị chìm, giặc lái bị bắt sống, thanh
12


niên nhập ngũ... của Thanh Hóa trong tỉ lệ phần
trăm của cả nước.
- Sau đó, tôi chốt luận điểm thứ nhất bằng câu hỏi:
Vậy, Thanh hó có đóng góp gì trong cuộc kháng - Giữ vững mạch máu giao
chiến chống Mĩ, đặc biệt là trong hai cuộc chiến thông Bắc Nam, nối liền con
tranh phá hoại?

đường chiến lược chi viện co

- Tôi đưa ra câu hỏi chốt ý: Những đóng góp của miền Nam.
nhân dân Thanh Hóa có ý nghĩa gì trong cuộc - Chi viện sức người, sức của
kháng chiến chống Mĩ?

hết sức to lớn cho tiền tuyến


* Hoạt động cá nhân

miền Nam

- Để củng cố bài học, tôi thiết kế một trò chơi lịch => Ý nghĩa : Góp một phần
sử có tên gọi “ Nhận diện lịch sử”

công sức làm nên thắng lợi

- Mô tả trò chơi : Có một vòng tròn 10 ô số, mỗi của cuộc kháng chiến chống
số ứng với một bức tranh lịch sử cùng một câu hỏi Mĩ
yêu cầu học sinh nhận diện. 10 học sinh sẽ chọn số
ngẫu nhiên để trả lời.
- Nội dung các bức tranh gồm: hình ảnh các cụ lão
dân quân Hoằng Trường-Hoằng Hóa bắn rơi máy
bay Mĩ, người lái chiếc xe Jeep áp giải Tổng thống
ngụy quyền Dương Văn Minh từ Dinh Độc lập đến
Đài Phát Thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng
Đào Ngọc Vân, anh hùng lấy thân mình cứu pháo
trong chiến dịch Điện Biên Phủ Tô Vĩnh Diện,
người hỏi cung tướng Đờcátxtơri Nguyễn Xuân
Tính, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Ngô
Thị Tuyển với kì tích tải một lúc hai hòm đạn nặng
tới 98 kg trong cuộc chiến tại Hàm Rồng Nam
Ngạn 1965, Trung đội nữ dân quân Hoa Lộc - đơn
13


vị nữ đầu tiên của miền Bắc bắn rơi máy bay Mĩ

bằng súng bộ binh, huyền thoại sống Lò Văn
Bường bị giặc bắn vào mắt vẫn chống cự đến cùng,
người tham gia bắt sống tướng Đờcátxtơri Đào
Văn Hiếu, anh hùng Trần Đức, Lê Công Khai.
- Mục đích : Học sinh biết được những con người,
những chiến tích tiêu biểu không chỉ làm rạng danh
quê hương mà cò rạng danh non sông. Đặc biệt
trong mỗi thời khắc quan trọng của lịch sử đều có
có mặt của những người con Thanh Hóa. Từ đó,
giáo dục học sinh sự cảm phục, trân trọng, biết ơn,
thêm yêu quê hương và cố gắng xứng đáng với các
thế hệ cha ông.
- Tôi chốt lại bài học bằng một câu hỏi: Em biết gì
về những việc mà Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân Thanh Hóa đã tri ân những người có công với
nước? Liên hệ bản thân ?.(hoặc sau khi học xong
bài này em có dự định làm những gì để góp phần
tri ân
các thế hệ cha ông đã không ngại hi sinh xương
máu cho độc lập, tự do, hòa bình thống nhất của
Tổ quốc?
- Kết thúc bài giảng, cùng với những lời dặn dò
cho tiết học mới tôi sẽ lồng vào ca khúc “ Khúc
tình ca Thanh Hóa” của nhạc sĩ Nguyễn Trọng”
hoặc bài ráp qua video “Quê tôi Thanh Hóa”.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14



Nghiên cứu được tiến hành trên nhiều lớp 12 cả ban khoa học tự nhiên và Ban
khoa học xã hội trường THPT chuyên Lam Sơn như 12Hóa, 12 Anh, 12 Địa, 12
Văn, 12 Pháp. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học
tập của học sinh:
+ Đối với học sinh :
- Về góc độ trực quan thì giờ học đã gây hứng thú cho học sinh và có tính
giáo dục cao. Khi tôi đặt câu hỏi : Các em có biết vì sao trong khuôn viên của cơ
quan Công an Tỉnh Thanh Hóa có tượng đài một người phụ nữ tên là Nguyễn Thị
Lợi và ở Sầm Sơn cũng có một ngôi trường mang tên Trường THPT Nguyễn Thị
Lợi không?thì các em trao đổi thảo luận sôi nổi. Hoặc khi tôi tạo biểu tượng về tấm
gương của anh hùng Tô Vĩnh Diện với những phát hiện mới, Lò Văn Bường, Ngô
Thị Tuyển... thì cả lớp lặng đi, xúc động và cả những ánh mắt đầy cảm phục....Dù
đoán ra hay nhầm lẫn giữa anh hùng này với anh hùng kia thì các em cũng đã hiểu
được tinh thần chiến đấu anh dũng của quân dân ta, từ đó càng tin tưởng vào sự
lãnh lạo của Đảng và thêm yêu giá trị của độc lập tự do Các em có những cảm xúc
háo hức, tò mò, cảm phục, kính trọng, xúc động thích thú trong giời học như vậy
thì tôi cho rằng đó là một sự thành công của sáng kiến
- Em Vũ Chí Trung, lớp 12 chuyên Hóa chia sẻ : Qua những nhân vật, những
sự kiện lịch sử, sự hi sinh của những người con xứ Thanh, em như được bồi dưỡng
thêm tinh thần anh dũng, sự gan dạ, lòng trung thực và hiểu hơn về quê hương
Thanh Hóa. Em cảm thấy tự hào về quê hương mình, nơi em sinh ra và lớn lên....
- Em Nguyễn Diệu Linh lớp 12 chuyên Địa kể rằng : Trước đây nhà em ở
gần nhà bác Đào Ngọc Vân nhưng em chẳng có một ý niệm gì về bác. Hôm nay
được học em thấy thực sự bất ngờ vì đúng là ở Việt Nam, cứ « ra ngõ là gặp anh
hùng » mà em không biết...Bắt đầu từ hôm nay em có một dự định là sẽ tìm hiểu
những nhân vật lịch sử của quê hương Thanh Hóa, đang sống trên địa bàn Thành

15



phố Thanh Hóa và cả những nhân vật lịch sử được lấy để đặt tên các đường phố
Thanh Hóa.
+ Đối với bản thân, tôi rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình thiết kế
giáo án, nâng cao trình độ, cách tổ chức giờ học hiệu quả từ đó áp dụng vào các tiết
học lịch sử dân tộc góp một giải pháp « kéo » học sinh về với môn lịch sử.
+ Đối với đồng nghiệp, khi dự giờ các đồng nghiệp đánh giá cao về mọi mặt.
Chúng tôi đã nhận xét, góp ý, bổ sung hoàn chỉnh và hai năm học 2015-16 và 201617 đã lấy làm giáo án chung để dạy phần lịch sử địa phương.
Điều đó chứng minh rằng vận dụng kiến thức liên môn giảng dạy lịch sử địa
phương ở trường THPT là một trong những giải pháp có hiệu quả để nâng cao chất
lượng học tập của học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Lam Sơn. Kết quả cho thấy
chất lượng bộ môn được nâng cao, học sinh thấy yêu thích học môn lịch sử, giờ dạy
lịch sử thêm sinh động và hấp dẫn.

16


III. KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Một giờ học đạt hiệu quả phải là giờ học không chỉ tạo được cho học sinh
hứng thú học tập mà còn cần ở học sinh khả năng nắm bắt kiến thức và kĩ năng vận
dụng kiến thức ấy vào cuộc sống. Giờ học đó không thể được tạo ra trên cơ sở của
một giờ học đơn điệu, thiếu sự linh động, sáng tạo của người thầy. Việc dạy học đối
với bộ môn Lịch sử cũng vậy, muốn làm được điều đó mỗi thầy giáo, cô giáo luôn
phải có sự trau rồi tri thức, tìm tòi, sáng tạo không ngừng để nâng cao chất lượng
dạy học.
Giải pháp mà tôi trình bày ở trên đã được đúc kết kinh nghiệm từ quá trình
giảng dạy thực tế trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc. Kết
quả đạt được đã được kiểm nghiệm. Thầy trò hiểu nhau hơn khi tôi tìm được cách
thức truyền thụ kiến thức thích hợp. Học sinh ngày càng mạnh dạn, tự tin, say mê
tìm tòi, học hỏi trao đổi. Điều đó càng khiến tôi không ngừng tìm tòi nghiên cứu
kiến thức và phương pháp dạy học hiệu quả nhất. Đó cũng là động lực để tôi hoàn

thiện tốt vai trò của người giáo viên trong thời đại mới. Hi vọng giải pháp này sẽ
làm phong phú thêm vốn kinh nghiệm trong dạy học lịch sử cho đồng nghiệp.
Thiết nghĩ, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa nên có nội dung dạy thống
nhất chương trình cho phần lịch sử địa phương lớp 12 ở trường THPT, chọn những
sáng kiến kinh nghiệm phù hợp với khung chương trình đó áp dụng giảng dạy ở tất
cả các trường, vừa tránh khó khăn lúng túng cho giáo viên, vừa khích lệ những tâm
huyết của các giáo viên viết sáng kiến
Bài viết này chắc rằng sẽ còn nhiều thiếu sót, kính mong các đồng chí trao
đổi, góp ý để tôi rút kinh nghiệm, đồng thời góp phần làm cho bộ môn Lịch sử
thực sự được các em học sinh yêu mến. Xin trân thành cảm ơn.

17


Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Thanh Hoá ngày 10-5-2017
Tôi cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
này là của chính tôi. Tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm với lời cam đoan này
Người viết sáng kiến
Giáo viên

Trịnh Thị Hường

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1990), Lịch sử Thanh

Hóa, tập 1, NXN Khoa học xã hội, Hà Nội.
`2. Ban nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1994), Lịch sử Thanh
Hóa, tập 2, NXN Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Ban nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa (2002), Lịch sử Thanh
Hóa, tập 3, NXN Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Uur ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2000),
Địa chí Thanh Hóa, tậpp 1, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội
5. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2004),
Địa chí Thanh Hóa, tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
6. Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Bá Thẻ (2006), Từ điển nhân vật lịch sử
Việt Nam, NXB Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh
7. Tài liệu bồi dưỡng kiến thức lịch sử địa phương Thanh Hóa dành cho giáo
viên THPT cuả Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
8. Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp liên môn, lĩnh vực khoa học xã hội năm
2015 của Bộ giáo dục và Đào tạo
9. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học lịch .sử, NXB
Đại học sư phạm
10. Một số hình ảnh, clip, bài hát khai thác từ mạng Internet.

19



×