Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số kinh nghiệm ôn thi THPT Quốc gia phần kỹ năng địa lý nhằm nâng cao chất lượng ôn tập cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Cẩm Thủy 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.5 KB, 12 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Ngày 9 tháng 9 năm 2014 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết
định số 3538/QĐ - BGDĐT về việc Phê duyệt dự án thi tốt nghiệp Trung học phổ
thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2015 nêu rõ: ”Từ năm 2015, tổ chức một
kì thi Quốc gia, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông và làm
căn cứ xét tuyển đại học, cao đẳng”...”Để được xét công nhận tốt nghiệp Trung học
phổ thông và xét tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, thí sinh phải thi 4 môn
gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn tự chọn trong số các
môn Vật lí, Hóa học, Sinh hoc, Lịch sử, Địa lí”...
Cẩm Thủy là một huyện miền núi, khả năng nhận thức của học sinh còn nhiều
hạn chế do vậy trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia đa số các em chỉ lấy kết quả
để xét tốt nghiệp. Địa lí cũng là một môn học luôn được nhiều học sinh lựa chọn là
môn thi thứ tư vì vậy đối với giáo viên phụ trách bộ môn vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu
kĩ về cấu trúc đề thi Trung học phổ thông Quốc gia đối với bộ môn mình, để làm sao
có cách ôn tập phù hợp nhất, đạt kết quả cao nhất.
Qua thực tế trực tiếp tham gia ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia năm học
2014 - 2015 tôi nhận thấy rằng để có kết quả tốt đối với bộ môn địa lí trước hết các thí
sinh cần nắm vững cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Thông thường dự kiến
gồm có 4 câu hỏi lớn, trong đó có thể mỗi câu hỏi lớn có 2 câu hỏi nhỏ. Cụ thể: Câu I
có 2 câu, trong đó một câu hỏi về tự nhiên và một câu hỏi về địa lí dân cư; Câu II yêu
cầu học sinh khai thác kiến thức trong Atlat; Câu III yêu cầu về vẽ biểu đồ và nhận xét,
giải thích biểu đồ; Câu IV cũng gồm 2 câu hỏi về địa lí ngành, địa lí vùng kinh tế và
vấn đề về Biển Đông.
Với đối tượng học sinh của một huyện miền núi từ kinh nghiệm ôn tập bản thân
tôi thấy rằng nên đầu tư nhiều thời gian tập trung ôn tập phần biểu đồ, đây là nội dung
mà học sinh dễ lấy điểm vì không đòi hỏi nhiều khả năng ghi nhớ máy móc mà đề bài
lại không yêu cầu học sinh phải lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp, tuy nhiên cái khó đối
với học sinh về phần biểu đồ chính là các em luôn băn khoăn bài này có phải xử lí số
liệu hay không và hướng nhận xét như thế nào cho phù hợp với yêu cầu. Xuất phát từ
thực tế đó, với kinh nghiệm của bản thân tôi xin chia sẻ về “Một số kinh nghiệm ôn thi


THPT Quốc gia phần kỹ năng địa lý nhằm nâng cao chất lượng ôn tập cho học sinh
lớp 12 tại trường THPT Cẩm Thủy 2” mà qua thực tế ôn tập trong năm học 2014-2015
đã có kết quả khả quan.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Giúp học sinh thực hiện tốt kỹ năng địa lí như: phân tích bảng số liệu, nhận dạng
được trường hợp nào phải xử lí số liệu còn trường hợp nào không phải xử lí số liệu,
nhận xét theo yêu cầu của từng dạng biểu đồ một cách chính xác.
Đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học đối với nội dung ôn tập phần kỹ năng thực
hành, có định hướng đúng trước khi vẽ biểu đồ.

1


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng về vấn đề “hướng dẫn ôn tập kỹ năng địa lý trong kì thi
THPT Quốc gia nhằm nâng cao chất lượng ôn tập bộ môn cho học sinh lớp 12 tại
trường THPT Cẩm Thủy 2”.
Tìm hiểu những dạng biểu đồ và cách xử lí số liệu của các dạng biểu đồ trong
chương trình môn học THPT.
Phân loại và hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ ngắn gọn cũng như một số thủ
thuật trong xử lí số liệu, nhận xét biểu đồ.
Minh họa ở một số dạng bài tập cụ thể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những cơ sở lí luận về biểu đồ, các trường hợp xử lí số liệu, nhận
xét biểu đồ, thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn của đề tài.
Nghiên cứu cách “hướng dẫn ôn tập kỹ năng địa lý trong kì thi THPT Quốc gia
nhằm nâng cao chất lượng ôn tập bộ môn cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Cẩm
Thủy 2” ở một số dạng bài tập cụ thể.

Đối tượng: Học sinh lớp 12C-xét điểm đại học, 12C1 và 12C2-xét điểm tốt
nghiệp năm học 2014-2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hướng dẫn ôn tập phần kĩ năng địa lí là một nội dung quan trọng trong chương
trình địa lí do vậy cần được chú trọng ở cả bậc THCS và THPT, tuy nhiên trong thời
lượng cho phép cũng như từ thực tiễn ôn tập tôi chỉ đi sâu tìm hiểu về thực trạng cũng
như định hướng ôn tập phần kỹ năng địa lí ở các trường hợp cụ thể như trường hợp nào
phải xử lí số liệu, còn trường hợp nào không phải xử lí số liệu và cách nhận xét cho đối
tượng học sinh lớp 12 tại trường THPT Cẩm Thủy 2.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích; tổng hợp; so sánh; phân loại;
nghiên cứu tài liệu.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông
tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu; phương pháp thực nghiệm sư phạm.
B. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hệ thống kiến thức tàng trữ trong SGK Địa lí 12 rất lớn. Hệ thống kiến thức này
tồn tại song song với hệ thống kĩ năng địa lí có trong chương trình. Vì vậy nói đến kiến
thức địa lí bao giờ cũng nói đến hệ thống kĩ năng tương ứng. Hệ thống kĩ năng này
được giáo viên rèn luyện thông qua dạy học ở trên lớp, phần được rèn luyện thông qua
các bài thực hành ở nhà nhưng quan trọng hơn cả là phần rèn luyện kĩ năng qua các bài
thực hành chính khóa. Hiện nay các nhà trường THPT đang chú trọng cải tiến dạy học
các bài thực hành, song còn gặp một số khó khăn nhất định, khó khăn lớn nhất là
nguồn tài liệu hướng dẫn thực hành địa lí 12 chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
2


Vẽ biểu đồ là một trong những kĩ năng quan trọng trong môn địa lý, thể hiện rõ
nhất đặc trưng của bộ môn này. Trong các bài kiểm tra học kì, cuối cấp ở trường phổ
thông và đặc biệt là qua các kì tuyển sinh ĐH-CĐ, và trong thời gian gần đây là kỳ thi

THPT Quốc gia yêu cầu mới của Bộ GD-ĐT là đặc biệt chú trọng đến phần kĩ năng địa
lý mà chủ yếu là kĩ năng xử lí số liệu, vẽ và nhận xét biểu đồ. Thang điểm cho phần kĩ
năng thường chiếm tỉ lệ khá cao (khoảng 30% tổng số điểm bài thi). Tuy nhiên trên
thực tế, để đạt được điểm tối đa của câu hỏi phần kĩ năng này lại rất khó. Nhiều học
sinh còn vẽ sai loại biểu đồ do không phân biệt được bài này có cần xử lí số liệu hay
không.
Muốn khắc phục tình trạng trên người giáo viên dạy địa lý cũng như học sinh
khi học bộ môn này cần phải hiểu và nắm vững những yêu cầu cơ bản về cách nhận
dạng trường hợp nên hay không nên xử lí số liệu từ đó mới vẽ được dạng biểu đồ đúng
theo yêu cầu mà không sử dụng số liệu sai.
2. Thực trạng của vấn đề hướng dẫn ôn tập kỹ năng địa lí trong kỳ thi THPT
Quốc gia nhằm nâng cao chất lượng ôn tập bộ môn cho học sinh lớp 12 tại trường
THPT Cẩm Thủy 2.
Thực tế trực tiếp giảng dạy bộ môn địa lí tại trường THPT Cẩm Thủy 2 tôi nhận
thấy rằng, qua các kì thi tốt nghiệp phổ thông, các kì thi học sinh giỏi điểm bài làm
phần thực hành của học sinh thường thấp do kĩ năng thực hành của các em còn yếu.
Nguyên nhân của tình trạng này là do hiện nay chúng ta chưa có một tài liệu nào
hướng dẫn cụ thể chi tiết về cách nhận dạng trường hợp nào phải xử lí số liệu, trường
hợp nào không phải xử lí số liệu cho học sinh. Mặt khác, nhiều lúc học sinh cũng gặp
phải trường hợp lưỡng lự khi chọn loại biểu đồ thích hợp để vẽ.
Qua nghiên cứu cấu trúc đề thi THPT Quốc gia, tôi thấy rằng nội dung câu hỏi
thực hành không còn yêu cầu học sinh phải lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp mà thay
vào đó là đề bài đã cho sẵn dạng biểu đồ. Ví dụ đề THPT Quốc gia năm 2015 nội dung
câu hỏi thực hành là vẽ biểu đồ kết hợp (giữa cột chồng và đường) thể hiện diện tích
và giá trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.
Mặc dù đề bài đã yêu cầu rất rõ dạng biểu đồ và chỉ cần học sinh thể hiện trên biểu đồ
đúng theo số liệu đã cho là đảm bảo yêu cầu, song nhiều học sinh vẫn không khỏi lúng
túng với việc bài này có nên xử lí số liệu hay không.
Lúng túng trong vấn đề có nên xử lí hay không xử lí số liệu trong bài thực hành,
cách nhận xét như thế nào cho phù hợp với từng dạng biểu đồ đang còn phổ biến đối

với các em học sinh tại trường THPT Cẩm Thủy 2 nhất là khi mới bắt đầu vào các thời
điểm ôn thi, mà đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 12 chỉ dùng kết quả kỳ thi THPT
Quốc gia để xét tốt nghiệp vì khả năng của các em cũng có phần hạn chế, vì vậy trong
định hướng ôn thi THPT Quốc gia phần thực hành giáo viên nên phân loại cho học
sinh nhận biết được một số dấu hiệu cơ bản để trả lời cho câu hỏi khi nào thi phải xử lí
số liệu, còn khi nào thì sử dụng bảng số liệu gốc từ đó có cách nhận xét phù hợp với
yêu cầu của đề ra.

3


Ví dụ: Cho bảng số liêu
Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta trong giai
đoạn 2005-2010 (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2005
2007
2008
2010
Ngành
Lâm nghiệp
15 886,3
16 704,9
17 203,3
18 714,7
Chăn nuôi
95 252,9
106 454,8
114 543,8
135 137,2

Thủy sản
104 875,7
125 730,8
133 606,2
153 169,9
Yêu cầu: 1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành
lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta trong giai đoạn 2005-2010.
2. Nhận xét và giải thích.
Kết quả
Lớp (sĩ số học sinh)
Số học sinh nhận dạng
Số học sinh nhận dạng sai
đúng
Số lượng
%
Số lượng
%
Lớp 12C (20HS)
14
70,0
6
30,0
Lớp 12C1 (45HS)
16
35,6
29
64,4
Lớp 12C2 (42HS)
18
42,9

24
57,1
Từ thực trạng trên với kinh nghiêm ôn tập của mình tôi mạnh dạn đưa ra một số
kinh nghiệm trong quá trình ôn tập mà qua thực tế bản thân thấy đã đạt được kết quả
khả quan trong ôn tập phần kỹ năng địa lí cho học sinh lớp 12 năm học 2014-2015
nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần kỹ năng địa lí trong ôn thi THPT Quốc gia
dành cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Cẩm Thủy 2.
3. Các giải pháp đã sử dụng để định hướng ôn tập phần kỹ năng địa lí.
3.1. Các trường hợp phải xử lí số liệu trước khi vẽ biểu đồ.
* Trường hợp 1: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ tròn hoặc miền thể hiện cơ cấu của đối
tượng mà chưa cho đơn vị phần trăm(%).
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu
Diện tích lúa cả năm phân theo vùng năm 2005 và năm 2010
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2010
Vùng
Cả nước
7 329
7 490
Đồng bằng sông Hồng
1 186
1 150
Đồng bằng sông Cửu Long
3 826
3 946
Các vùng khác
2 317
2 394

Yêu cầu: Vẽ biểu đồ tròn (r2005 < r2010)thể hiện cơ cấu diện tích lúa cả năm phân
theo vùng của nước ta.
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề bài

4


Như vậy phân tích đề ta thấy, dạng biểu đồ cần vẽ theo yêu cầu của đề bài là
biểu đồ tròn, tuy nhiên để vẽ được biểu đồ tròn thì phải sử dụng số liệu đơn vị là %,
trong trường hợp này đề bài lại mới chỉ cho đợn vị của diện tích là nghìn ha do vậy thì
nhất thiết phải xử lí số liệu từ diện tích đơn vị nghìn ha sang đơn vị của cơ cấu là %.
- Bước 2: Xác định công thức thích hợp để xử lí số liệu

- Bước 3: Áp dụng công thức, xây dựng bảng số liệu mới
Bảng: Cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo vùng năm 2005 và năm 2010
(Đơn vị: %)
Năm
2005
2010
Vùng
Cả nước

100,0

100,0

Đồng bằng sông Hồng

16,2


15,4

Đồng bằng sông Cửu Long

52,2

52,7

Các vùng khác

31,6

31,9

- Bước 4: Vẽ biểu đồ tròn theo quy ước của bán kính và tỉ lệ % của bảng số liệu đã xử
lí.
- Bước 5: Nhận xét biểu đồ
Giáo viên cần định hướng được cho học sinh cách nhận xét biểu đồ hình tròn, ví
dụ như ở bài tập trên, đầu tiên cần phải nhận xét chung, trong câu nhận xét chung học
sinh cần nêu được cụm từ ”cơ cấu’’ diện tích lúa cả năm phân theo vùng của nước ta
đang có sự thay đổi (hoặc đang có sự chuyển dịch). Khi nhận xét các thành phần giữa
năm 2005 và 2010 thì cần nêu được cụm từ ”chiếm tỉ trọng” cao hay thấp, tăng hay
giảm.
Ví dụ 2 : Cho bảng số liệu
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của
nước ta giai đoạn 2000-2012
(Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
2000
2005

2010
2012
Khu vực kinh tế
Nông - lâm - ngư nghiệp

108 356

176 402

407 647

638 368

5


Công nghiêp - xây dựng
Dịch vụ
Tổng số

162 220
171 070
441 646

248 519
389 080
914 001

824 904
925 277

2 157 828

1 253 572
1 353 479
3 245 419

Yêu cầu: Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của
nước ta giai đoạn 2000 - 2012.
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề bài
Dạng biểu đồ cần vẽ theo yêu cầu của đề bài là biểu đồ miền, tuy nhiên để vẽ
được biểu đồ miền thì phải sử dụng số liệu đơn vị là %
- Bước 2: Xác định công thức thích hợp để xử lí số liệu (tương tự như biểu đồ tròn)

- Bước 3: Áp dụng công thức, xây dựng bảng số liệu mới
Bảng: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000-2012
(Đơn vị: %)
Năm
2000
2005
2010
2012
Khu vực kinh tế
Nông - lâm - ngư nghiệp

24,5

19,3

19,0


19,7

Công nghiêp - xây dựng

36,7

38,1

38,2

38,6

Dịch vụ

38,8

42,6

42,8

41,7

Tổng số

100,0

100,0

100,0


100,0

- Bước 4: Vẽ biểu đồ miền theo quy tắc biểu đồ miền.
- Bước 5: Nhận xét biểu đồ (tương tự như cách nhận xét biểu đồ tròn như ví dụ 1)
* Trường hợp 2: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
Ví dụ : Cho bảng số liệu
Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta
giai đoạn 2000-2010
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Đường sắt
Đường bộ
Đường
Đường biển
Đường
sông
hàng không
2000
6 258
144 572
57 395
15 553
45
2004
8 874
264 762
97 937
31 332
98
2008

8 481
455 898
133 028
55 697
131
2010
7 862
587 014
144 227
61 593
190
Yêu cầu: vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận
chuyển của từng ngành vận tải trong giai đoạn 2000-2012.

6


- Bước 1: phân tích đề bài, đây là dạng biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng, do
vậy phải xử lí số liệu ra tốc độ tăng trưởng đơn vị là %
- Bước 2: Xác định công thức tính tốc độ tăng trưởng
Lấy năm đầu tiên ứng với 100,0%.
Khi đó:

- Bước 3: Áp dụng công thức, xây dựng bảng số liệu mới
Bảng: Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận
tải nước ta giai đoạn 2000-2010
(Đơn vị: %)
Năm
Đường sắt
Đường bộ

Đường
Đường biển
Đường
sông
hàng không
2000
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
2004
141,8
183,1
170,6
201,5
217,8
2008
135,5
315,3
231,8
358,1
291,1
2010
125,6
406,0
251,3
396,0
422,2
- Bước 4: Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng theo quy tắc.

- Bước 5: Nhận xét biểu đồ
Đối với dạng biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng thì giáo viên cần định
hướng cho học sinh câu nhận xét chung là cụm từ ”tốc độ tăng trưởng” khối lượng
hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta giai đoạn 2000-2010 đều có xu
hướng tăng (hoặc giảm hoặc biến động), tuy nhiên mức độ tăng có sự khác nhau.
Khi nhận xét các đối tượng trong bảng số liệu hoặc trên biểu đồ thì nên nhận xét
theo thứ tự đối tượng tăng nhanh nhất đến thấp nhất hoặc ngược lại. Ví dụ đường hàng
không có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (dẫn chứng)...;đường sắt có tốc độ tăng
trưởng chậm nhất (dẫn chứng).
* Trường hợp 3: Khi đề bài yêu cầu tìm thêm 1 đối tượng mới
Trong dạy học kỹ năng địa lí, có rất nhiều công thức cần phải sử dụng để tìm đối
tượng thứ 3, nhưng thông thường đối với kỳ thi THPT Quốc gia thì có 2 công thức
thường xuất hiện trong các đề thi là công thức tính năng suất và công thức tính bình
quân lương thực theo đầu người.
Đối với trường hợp này, nếu học sinh trước khi vẽ biểu đồ theo yêu cầu mà
không tìm đối tượng thứ ba, thì khi vẽ biểu đồ có thể sử dụng số liệu sai từ đó dẫn đến
sai biểu đồ.
** Sử dụng công thức tính năng suất lúa:
Sản lượng
Năng suất (tạ/ha)
=

Diện tích

7


Ví dụ 1: Cho bảng số liệu
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1995 – 2012
Năm

1995
2000
2005
2010
2012
Diện tích(nghìn ha)

6 765,6

7 666,3

7 329,2

7 489,4

7 761,2

Sản lượng(nghìn tấn)

24 963,7

32 529,5

35 832,9

40 005,6

43 737,8

Yêu cầu:


Tính năng suất lúa giai đoạn 1995 - 2012
Vẽ biểu đồ...
- Bước 1: phân tích đề bài, xác định công thức tính và lập bảng tính năng suất.
Bảng: Năng suất lúa giai đoạn 1995 – 2012 (Đơn vị: tạ/ha)
Năm
1995
2000
2005
2010
2012
Năng suất

36,9

42,4

48,9

53,4

56,4

- Bước 2: Vẽ biểu đồ (tùy theo yêu cầu của đề)
** Sử dụng công thức tính bình quân lương thực theo đầu người
Sản lượng LT
BQLT =

(kg/ người)


Số dân

Ví dụ 2: Cho bảng số liệu
Dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1990 – 2012
Năm
Tổng số dân(triệu người)
Sản lượng lương thực(nghìn tấn)
1990

66 016

19 879,7

2000

77 635

34 538,9

2005

83 106

39 621,6

2010

86 927

44 632,2


2012

88 772

48 712,2

Yêu cầu: Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của dân số, sản lượng lương
thực và bình quân lương thực theo đầu người ở nước ta giai đoạn 1990-2012. Nhận
xét.
- Bước 1: phân tích đề, như vậy đề bài không yêu cầu rõ ràng tìm đối tượng thứ ba như
dạng bài trên, nhưng để vẽ được biểu đồ đường theo yêu cầu của đề bài thì trước tiên
giáo viên phải hướng dẫn học sinh biết cách tìm đối tượng thứ ba - đó là bình quân
lương thực theo đầu người.
- Bước 2: Áp dụng công thức, lập bảng số liệu
8


Bảng: Bình quân lương thực theo đầu người của nước ta giai đoạn 1990 – 2012
(Đơn vị: kg/người)
Năm
1990
2000
2005
2010
2012
Bình quân lương thực theo
301,1
444,9
476,8

513,4
548,7
đầu người
- Bước 3: Áp dụng công thức để tính tốc độ tăng trưởng và vẽ biểu đồ
- Bước 4: Nhận xét (tương tự ví dụ ở trường hợp 2).
3.2. Các trường hợp không phải xử lí số liệu khi vẽ biểu đồ
- Đối với trường hợp này thì cách nhận dạng thường đơn giản hơn, đề bài cho đối
tượng gì thì yêu cầu vẽ biểu đồ về đối tượng ấy, sử dụng số liệu gốc để thể hiện trên
biểu đồ hay nói một cách đơn giản là không phải xử lí số liệu.
+ Đề bài cho bảng số liệu về cơ cấu(%)...yêu cầu vẽ biểu đồ tròn hoặc miền thể hiện
cơ cấu...
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu
Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta
năm 2006 và năm 2010 (Đơn vị : %)
Năm
2006
2012
Nhóm hàng
Tổng
Công nghiệp nặng và khoáng sản
Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
Nông - lâm - thủy sản

100,0
36,2
41,1
22,7

100,0
42,1

37,8
20,1

Yêu cầu: Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo
nhóm hàng của nước ta năm 2006 và năm 2010. Nhận xét
- Bước 1: Vẽ biểu đồ tròn theo yêu cầu
- Bước 2: Nhận xét (tương tự như ví dụ 1 - trường hợp 1)
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế
của nước ta giai đoạn 2005-2012 (Đơn vị: %)
Năm
2005
2007
2010
2012
Khu vực
Kinh tế nhà nước

24,9

19,8

19,2

16,9

Kinh tế ngoài nhà nước

31,3


35,4

38,8

35,9

Có vốn đầu tư nước ngoài

43,8

44,8

42,0

47,2

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

9


Yêu cầu: Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực

tế phân theo thành phần kinh tế của nước ta giai đoạn 2005-2012. Nhận xét
- Bước 1: Vẽ biểu đồ miền theo yêu cầu
- Bước 2: Nhận xét (tương tự như ví dụ 2 - trường hợp 1)
+ Đề bài cho bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng(%)...yêu cầu vẽ biểu đồ đường thể
hiện tốc độ tăng trưởng...
Ví dụ : Cho bảng số liệu
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá so sánh năm 1994
phân theo các loại cây trồng của nước ta giai đoạn 2000-2011
(Đơn vị : %)
Năm
Cây lương thực
Cây công nghiệp
Cây ăn quả
2000

100,0

100,0

100,0

2005

115,8

117,5

130,1

2009


126,8

147,7

158,5

2011

138,2

160,8

177,7

Yêu cầu: Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng
trọt theo giá so sánh năm 1994 phân theo các loại cây trồng của nước ta giai đoạn
2000-2011
- Bước 1: Vẽ biểu đồ đường theo yêu cầu
- Bước 2: Nhận xét (tương tự như ví dụ – trường hợp 2)
+ Đề bài cho bảng số liệu về diện tích và sản lượng; sản lượng và giá trị...yêu cầu vẽ
biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện diện tích và sản lượng; sản lượng và giá trị...
Ví dụ : Cho bảng số liệu
Sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản của nước ta giai đoạn 2005-2012
Năm
2005
2007
2010
2012
Sản lượng (nghìn tấn)


3 466,8

4 199,1

5 142,7

5 820,7

Giá trị sản xuất (tỉ đồng)

63 678,0

89 694,3

153 169,9

224 263,9

Yêu cầu: Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thủy
sản của nước ta giai đoạn 2005-2012
- Bước 1: Vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) theo yêu cầu
- Bước 2: Nhận xét
Qua biểu đồ ta thấy cả sản lượng và giá trị sản xuất thủy sản đều có xu
hướng tăng, tuy nhiên mức độ tăng có sự khác nhau
Giá trị sản xuất tăng nhanh hơn sản lượng, tăng từ ... lên...; gấp ...(dẫn
chứng)...
Sản lượng tăng chậm hơn giá trị sản xuất, tăng từ ... lên...; gấp ...(dẫn
chứng)...


10


+ Đề bài cho bảng số liệu về sản lượng và giá trị sản xuất, mà trong bảng số liệu có
cụm từ trong đó (hoặc chia ra)...thì yêu cầu vẽ biểu đồ kết hợp cột chồng và đường thể
hiện sản lượng và giá trị sản xuất...
...
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp và nhà trường
Sau khi nghiên cứu kĩ cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn địa lí, cũng như
nghiên cứu đối tượng học sinh lớp 12C, lớp 12C1 và 12C2, tôi đã tiến hành áp dụng
cách hướng dẫn học sinh ôn tập như đã trình bày ở trên, thực tế bằng kết quả của kỳ thi
THPT Quốc gia năm học 2014-2015 tôi thấy rằng phần kỹ năng địa lí đã góp phần
nâng cao điểm số cho học sinh, trong đó có học sinh đạt điểm 10 nhiều học sinh đạt
điểm 9 và 9,5, còn với đối tượng học sinh chỉ dùng kết quả để xét tốt nghiệp thì đa số
các em đều đạt điểm trung bình trở lên.
Cụ thể:
Số học sinh nhận dạng
Số học sinh nhận dạng sai
Lớp (sĩ số học sinh)
đúng
Số lượng
%
Số lượng
%
Lớp 12C (20HS)

20

100,0


0

0,0

Lớp 12C1 (45HS)

41

91,1

4

8,9

Lớp 12C2 (42HS)

39

92,9

3

7,1

Cụ thể bằng điểm
Điểm
Điểm giỏi
(9-10)


Điểm khá
(7-8)

Điểm TB
(5-6)

Điểm yếu
(3-4)

Điểm kém
(0-2)

Lớp
Lớp 12C (20HS)

8

10

2

0

0

Lớp 12C1 (45HS)

0

10


31

4

0

Lớp 12C2 (42HS)

0

12

27

3

0

(Theo thống kê kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia môn Địa lí tại trường THPT Cẩm
Thủy 2 năm học 2014-2015)
C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Như đã trình bày ở trên, kỹ năng địa lí là một nội dung quan trọng của môn địa lí
và đặc biệt là nội dung có trong chương trình của các kì thi như thi học kì, thi học sinh
giỏi các cấp, kì thi THPT Quốc gia..., vì vậy định hướng ôn tập phần kỹ năng cho học
sinh là vấn đề rất quan trọng và cần được định hướng từ cấp THCS.

11



Trong kỳ thi THPT Quốc gia, đối tượng học sinh chỉ dùng kết quả để xét tốt
nghiệp thì hầu hết khả năng nhận thức của các em còn hạn chế, đặc biệt là khả năng
ghi nhớ thông tin vì vậy trong quá trình ôn tập giáo viên cần dành nhiều thời gian để
hướng dẫn ôn tập phần kỹ năng cho học sinh - đây là nội dung không cần sự ghi nhớ
máy móc học thuộc.
Sau thời gian nghiên cứu, qua thực nghiệm, kiểm tra và xử lí kết quả. Bản thân
tôi thấy rằng bước đầu đã phân loại được cho học sinh cách nhận dạng các trường hợp
cụ thể về kỹ năng xử lí và sử dụng số liệu khi vẽ biểu đồ, nhận xét; giúp học sinh biết
cách sử dụng một số công thức tính toán thông dụng trong bài thực hành, từ đó nâng
cao kết quả của bài thi, kiểm tra.
Tuy nhiên đề tài mới chỉ đi sâu được cách hướng dẫn học sinh nhận biết từng
dạng biểu đồ phải xử lý số liệu và không phải xử lý số liệu từ đó có cách nhận xét phù
hợp với yêu cầu, chứ đề tài chưa hướng dẫn cho học sinh cách giải thích - đây cũng là
một nội dung trong phần yêu cầu của kỹ năng địa lí.
Bên cạnh đó đối tượng, địa bàn nghiên cứu, thực nghiệm hạn chế, mới chỉ dừng
lại là đối tượng học sinh lớp 12.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn ôn tập kỹ năng địa lý
trong kì thi THPT Quốc gia cho học sinh lớp 12 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
bộ môn địa lí. Tuy nhiên trong quá trình viết sáng kiến chắc chắn còn có nhiều thiếu
sót rất mong quý thầy giáo, cô giáo góp ý để chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau trong
công tác giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Bùi Thị Cúc


12



×