Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo quân đội tạp chí quốc phòng toàn dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.26 KB, 3 trang )

28/10/2015

Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo Quân đội ­ Tạp chí Quốc phòng toàn dân
Tòa soạn:
38A Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
ĐT: (043)8.457.044; (069)552.364
Fax: (043)7.479.956
Email:

Vấn đề chung Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Tổng kết thực tiễn Bình luận ­ Phê phán Nghiên cứu ­ Tìm hiểu Thông tin ­ Tư liệu Tạp chí và Tòa soạn
Thứ Tư, 28/10/2015, 20:17 (GMT+7)

Tìm kiếm

Nghiên cứu ­ Trao đổi | Tìm hiểu truyền thống quân sự | Tiến tới Đại hội XII của Đảng

Nghiên cứu ­ Tìm hiểu

  Nghiên cứu ­ Trao đổi

ENGLISH

QPTD ­Thứ Năm, 12/03/2015, 21:43 (GMT+7)

中文

ĐỌC TẠP CHÍ IN

Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo Quân đội
Đạo  đức  nghề  nghiệp  là  phẩm  chất  quan  trọng  hàng  đầu  đối  với  đội  ngũ  nhà  giáo  nói  chung,  nhà  giáo
Quân  đội  nói  riêng;  nó  là  nền  tảng,  động  lực  thôi  thúc  trách  nhiệm,  nhiệt  huyết  để  mỗi  nhà  giáo  phấn


đấu  hoàn  thành  sự  nghiệp  vẻ  vang  của  mình,  xứng  danh  với  nghề  cao  quý  trong  xã  hội.  Bởi  vậy,  bồi
dưỡng  đạo  đức  nghề  nghiệp  cho  đội  ngũ  nhà  giáo  Quân  đội  là  việc  làm  cần  thiết,  góp  phần  xây  dựng
môi  trường  sư  phạm  lành  mạnh,  nâng  cao  chất  lượng  dạy  ­  học  trong  các  nhà  trường  Quân  đội.

T IÊU ĐIỂM
Giá  trị  nhân  văn  Hồ  Chí  Minh  ­  nền  tảng
của sự phát triển xã hội

Nhân  kỷ  niệm  125  năm  Ngày  sinh  Chủ  tịch  Hồ  Chí
Minh, Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Ngọc Anh, Viện Hồ
Chí Minh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có
bài viết "Giá trị nhân văn Hồ Chí Minh ­ nền tảng của
sự phát triển xã hội" khẳng định, với bản chất và đặc
trưng phổ quát, giá trị cơ bản của tư tưởng nhân văn
Hồ Chí Minh là nền tảng phát triển xã hội, kiến tạo hệ
thống quan hệ xã hội mang đậm bản chất người và
giá trị làm người chân chính.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ trao Bằng khen cho các giáo sư, phó giáo sư quân đội năm 2014
(Ảnh: vov.vn)

Cũng  như  đội  ngũ  nhà  giáo  (ĐNNG)  trong  cả  nước,  ĐNNG  Quân  đội  có  nhiệm  vụ  cao  cả:  “dạy  chữ”  và  “dạy
người”.  Do  tính  chất  đặc  thù  của  hoạt  động  giáo  dục  ­  đào  tạo  (GD­ĐT)  trong  Quân  đội,  nên  trong  quá  trình
giảng  dạy  ngoài  việc  truyền  thụ  kiến  thức  cho  người  học,  nhà  giáo  Quân  đội  còn  trang  bị  chủ  nghĩa  Mác  –
  Lê­nin,  tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh,  đường  lối,  quan  điểm  của  Đảng,  kiến  thức  khoa  học  xã  hội  và  nhân  văn,  kiến
thức  quân  sự  ­  quốc  phòng,  chuyên  môn  nghiệp  vụ  và  các  kiến  thức,  nội  dung  bổ  trợ  khác.  Qua  đó,  giúp
người  học  hình  thành  thế  giới  quan  khoa  học,  phương  pháp  luận  mác­xít,  bồi  dưỡng  tư  duy,  năng  lực  thực
hành,  phẩm  chất  đạo  đức,  lối  sống,  phương  pháp,  tác  phong  công  tác  phù  hợp  cương  vị,  chức  trách  được
giao.  Đồng  thời,  họ  là  lực  lượng  tiên  phong  đấu  tranh  trên  mặt  trận  tư  tưởng,  lý  luận,  góp  phần  làm  thất  bại
chiến  lược  “Diễn  biến  hòa  bình”  của  các  thế  lực  thù  địch,  bảo  vệ  vững  chắc  trận  địa  tư  tưởng  của  Đảng  trong

Quân  đội.  Xuất  phát  từ  mục  tiêu  đào  tạo  của  các  nhà  trường  Quân  đội  (NTQĐ)  cũng  như  đặc  điểm  hoạt  động
trong  môi  trường  quân  sự,  nên  cùng  với  phẩm  chất  chính  trị,  yêu  cầu  đặt  ra  đối  với  phẩm  chất  đạo  đức  nghề
nghiệp  (ĐĐNN)  của  ĐNNG  là  rất  cao.  Nó  không  chỉ  khẳng  định  phẩm  giá,  lòng  yêu  ngành,  yêu  nghề,  tích  cực
học  tập,  trau  dồi  trình  độ,  năng  lực,  phương  pháp  sư  phạm  và  tư  cách  của  người  thầy,  mà  còn  ảnh  hưởng
trực  tiếp  đến  tư  tưởng,  nhân  cách,  hành  vi,  tình  cảm  nghề  nghiệp  của  đội  ngũ  học  viên.
Nhận  thức  rõ  điều  đó,  những  năm  qua,  công  tác  bồi  dưỡng  ĐĐNN  cho  ĐNNG  luôn  được  các  NTQĐ  chú  trọng
và  thực  hiện  nghiêm  túc,  phù  hợp  với  đặc  điểm  của  từng  trường,  yêu  cầu  đặt  ra  với  từng  chuyên  ngành  quân
sự  và  mang  lại  hiệu  quả  thiết  thực.  Bởi  thế,  mặc  dù  còn  nhiều  khó  khăn,  bất  cập,  song  ĐNNG  Quân  đội  hiện
nay  cơ  bản  nhận  thức  rõ  trách  nhiệm  nặng  nề  và  vinh  dự  to  lớn  của  mình  đối  với  sự  nghiệp  dạy  “chữ”,  dạy
“người”;  tâm  huyết,  say  mê  với  nghề,  giữ  vững  chữ  “đạo”,  coi  trọng  chữ  “tâm”;  không  ngừng  học  tập,  trau  dồi
kiến  thức,  kỹ  năng  nghề  nghiệp,  luôn  là  tấm  gương  sáng  về  đạo  đức  cách  mạng,  ý  chí  nỗ  lực  vươn  lên.
Đồng  thời,  là  người  truyền  cảm  hứng,  thắp  lên  ngọn  lửa  đam  mê  nghề  nghiệp,  khơi  dậy  tình  yêu  quê  hương,
đất  nước,  khát  khao  cống  hiến  cho  lý  tưởng  cách  mạng  và  sự  nghiệp  xây  dựng  Quân  đội,  bảo  vệ  Tổ  quốc  để
học  viên  noi  theo.  Thông  qua  giáo  dục  phẩm  chất  ĐĐNN,  bồi  đắp  cho  ĐNNG  tinh  thần  “Tất  cả  vì  học  viên  thân
yêu”,  luôn  tích  cực  học  tập,  nghiên  cứu,  ham  mê  hiểu  biết,  khám  phá  cái  mới,  nắm  chắc  và  vận  dụng  sáng
tạo  các  nguyên  tắc,  phương  pháp  dạy  học,  nghiên  cứu  khoa  học  vào  quá  trình  giảng  dạy,  góp  phần  nâng  cao
chất  lượng  giáo  dục  đào  tạo  (GD­ĐT)  trong  các  NTQĐ.
Tuy  nhiên,  đối  chiếu  với  yêu  cầu  đề  ra,  việc  bồi  dưỡng  ĐĐNN  cho  ĐNNG  Quân  đội,  nhất  là  nhà  giáo  trẻ  vẫn
còn  hạn  chế,  làm  ảnh  hưởng  đến  việc  xác  định  động  cơ  nghề  nghiệp,  chất  lượng  giảng  dạy  trong  các  NTQĐ.

/>
TIN, BÀI XEM NHIỀU
Mấy vấn đề về xây dựng “Thế trận lòng dân”
trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Một số vấn đề về “Chiến tranh phi quy ước”

THÔNG TIN TIỆN ÍCH
TỶ GIÁ

Cập nhật : 20:03 ­ 28/10/2015


1/4


28/10/2015

Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo Quân đội ­ Tạp chí Quốc phòng toàn dân

Một  trong  những  hạn  chế  đó  được  Nghị  quyết  Trung  ương  8  (khóa  XI)  chỉ  ra  là  ĐNNG  và  cán  bộ  quản  lý  giáo
dục  bất  cập  về  chất  lượng,  số  lượng  và  cơ  cấu;  một  bộ  phận  chưa  theo  kịp  yêu  cầu  đổi  mới  và  phát  triển
giáo  dục,  thiếu  tâm  huyết,  thậm  chí  vi  phạm  ĐĐNN.  Trước  tác  động  tiêu  cực  của  mặt  trái  kinh  tế  thị  trường,
nhất  là  ảnh  hưởng  bởi  lối  sống  thực  dụng  đã  làm  cho  một  số  nhà  giáo  còn  có  sự  so  bì  giữa  cuộc  sống  trong
và  ngoài  Quân  đội,  thiếu  yên  tâm  công  tác.  Gần  đây,  một  số  ít  nhà  giáo  do  thiếu  tu  dưỡng,  rèn  luyện,  nên
trình  độ  chuyên  môn  thấp,  vi  phạm  kỷ  luật  đạo  đức,  lối  sống,  làm  giảm  uy  tín,  niềm  tin  của  người  học  đối  với
ĐNNG,  v.v.
Hiện  nay,  trước  yêu  cầu  của  sự  nghiệp  xây  dựng  Quân  đội  “cách  mạng,  chính  quy,  tinh  nhuệ,  từng  bước
hiện  đại”,  một  số  lực  lượng  tiến  thẳng  lên  hiện  đại,  bên  cạnh  việc  trang  bị  vũ  khí,  khí  tài  mới,  hiện  đại,  công
tác  đào  tạo  nguồn  lực  con  người,  nhất  là  đội  ngũ  cán  bộ,  sĩ  quan,  nhân  viên  chuyên  môn  kỹ  thuật  ngang  tầm
yêu  cầu  nhiệm  vụ  là  vấn  đề  cấp  thiết,  cần  quan  tâm  giải  quyết.  Để  đáp  ứng  yêu  cầu  đề  ra,  công  tác  GD­ĐT
trong  các  NTQĐ,  trực  tiếp  là  việc  bồi  dưỡng  phẩm  chất  ĐĐNN  của  người  thầy  có  ý  nghĩa  quyết  định  chất
lượng  đội  ngũ  cán  bộ.  Trong  bài  viết  này,  xin  nêu  một  số  giải  pháp  cơ  bản:
Trước  hết,  phải  tăng  cường  công  tác  tuyên  truyền,  giáo  dục  để  ĐNNG  Quân  đội  nhận  thức  sâu  sắc  về  vị  thế
của  nghề  giáo  dục  trong  xã  hội  và  sự  cần  thiết  phải  bồi  dưỡng  ĐĐNN  trong  tình  hình  hiện  nay.   Chủ  tịch  Hồ
Chí  Minh  luôn  coi  trọng  và  đánh  giá  rất  cao  nghề  dạy  học.  Người  cho  rằng,  đó  là  nghề  “rất  quan  trọng  và  vẻ
vang”;  “nghề  cao  quý  nhất  trong  những  nghề  cao  quý,  nghề  sáng  tạo  nhất  vì  nó  sáng  tạo  ra  những  con  người
sáng  tạo”.  Vì  thế,  trước  hết  là  phải  làm  cho  mỗi  nhà  giáo  thấm  sâu  tư  tưởng  đó,  nhận  thức  rõ  hơn  vị  thế  của
nghề  dạy  học  trong  xã  hội  nói  chung,  công  tác  GD­ĐT  trong  Quân  đội  nói  riêng  và  việc  bồi  dưỡng  ĐĐNN  là
cần  thiết.  Chỉ  có  như  vậy,  mới  xây  dựng  được  ĐNNG  thực  sự  yêu  nghề,  yêu  người,  hết  lòng  chăm  sóc,  giáo
dục  học  viên,  nâng  cao  thái  độ,  trách  nhiệm  trong  giảng  dạy;  thường  xuyên  tự  bồi  dưỡng,  học  hỏi  đồng
nghiệp  để  nâng  cao  trình  độ  chuyên  môn,  năng  lực  sư  phạm.  Nhờ  có  phẩm  chất  ĐĐNN  tốt,  nhà  giáo  Quân  đội

mới  có  tinh  thần  say  mê,  sáng  tạo,  cần  cù,  chịu  khó,  tích  cực  học  tập,  nghiên  cứu  để  cống  hiến  sức  lực,  trí
tuệ  cho  từng  tiết  giảng,  bài  giảng;  biết  khắc  phục  khó  khăn  trong  cuộc  sống  để  hoàn  thành  tốt  nhiệm  vụ  được
giao.  Công  tác  tuyên  truyền,  giáo  dục  phải  được  tiến  hành  thường  xuyên,  bằng  nhiều  nội  dung,  hình  thức
phong  phú,  sáng  tạo,  sát  từng  đối  tượng;  gắn  giáo  dục,  bồi  dưỡng  của  tổ  chức  với  đề  cao  ý  thức  tự  học,  tự
rèn  của  người  thầy  và  tinh  thần  “tôn  sư  trọng  đạo”  của  người  học.  Cùng  với  đó,  phải  tạo  ra  phong  trào  tôn
vinh  rộng  rãi  trong  xã  hội  và  trong  Quân  đội  đối  với  sự  nghiệp  giáo  dục  và  ĐNNG;  tích  cực  đấu  tranh,  ngăn
chặn  những  nhận  thức,  hành  vi  không  đúng  về  nghề  dạy  học,  cùng  những  biểu  hiện  tiêu  cực  làm  ảnh  hưởng
đến  uy  tín  của  NTQĐ  cũng  như  phẩm  giá,  tư  cách  của  nhà  giáo.

EUR
GBP
USD

24451.59
33742.44
22270

24755.41
34299.32
22350
Nguồn : Vietcombank

GIÁ VÀNG
HCM
Hà Nội
Đà Nẵng

Cập nhật : 15:20 ­ 28/10/2015

SJC

SJC
SJC

33.730
33.730
33.730

33.950
33.970
33.970
Nguồn : SJC

THỜI TIẾT

Hà Nội

HÀ NỘI
29°C
Nguồn : TT Dự báo Khí tượng Thuỷ văn TƯ

Hai  là,  đẩy  mạnh  việc  học  tập  và  làm  theo  tấm  gương  đạo  đức  Hồ  Chí  Minh  theo  Chỉ  thị  03­CT/TW  của  Bộ
Chính  trị  (khóa  XI)  và  thực  hiện  Nghị  quyết  Trung  ương  4  (khóa  XI)  về  xây  dựng  Đảng  trong  các  NTQĐ.  Cùng
với  công  tác  giáo  dục,  đây  là  giải  pháp  tác  động  trực  tiếp  đến  nhận  thức,  định  hướng  nghề  nghiệp  của  mỗi
nhà  giáo  trước  diễn  biến  phức  tạp  của  đời  sống  xã  hội.  Bởi  vậy,  Đảng  ủy,  Ban  Giám  đốc  (Ban  Giám  hiệu)
các  NTQĐ  cần  triển  khai  thực  hiện  nghiêm  túc  hai  nội  dung  này  trong  công  tác  xây  dựng  Đảng,  rèn  luyện  đội
ngũ  cán  bộ,  đảng  viên  và  bồi  dưỡng  ĐĐNN  cho  ĐNNG.  Việc  học  tập  và  làm  theo  tấm  gương  đạo  đức  của
Bác  được  thực  hiện  một  cách  toàn  diện,  song  có  trọng  tâm,  trọng  điểm,  sát  với  ĐNNG.  Các  nhà  trường  cần
quán  triệt,  cụ  thể  hóa  để  họ  nắm  vững  tư  tưởng  của  Bác  về  ĐĐNN;  theo  đó,  đã  là  nhà  giáo  là  phải  yêu
người,  yêu  nghề,  yêu  trường,  yêu  CNXH,  điều  này  có  ảnh  hưởng  trực  tiếp  đến  chất  lượng  GD­ĐT.  Bởi  vậy,
“Thầy  cũng  như  trò,  cán  bộ  cũng  như  nhân  viên  phải  thật  thà  yêu  nghề  của  mình”.  Nắm  vững  tinh  thần  đó,

trong  thực  hiện  Chỉ  thị  03,  mỗi  cán  bộ,  giảng  viên,  giáo  viên  phải  xây  dựng  kế  hoạch  phấn  đấu,  đề  ra  nội
dung,  biện  pháp  cụ  thể,  phù  hợp,  làm  cơ  sở  để  điều  chỉnh  hành  vi,  xác  định  ý  chí  quyết  tâm,  nhất  là  trong
những  tình  huống  khó  khăn,  phức  tạp,  chi  phối  đến  tình  cảm,  lòng  yêu  nghề  của  ĐNNG.  Cấp  ủy,  cán  bộ  chủ
trì  các  khoa  giáo  viên  cần  quan  tâm,  giúp  đỡ,  tạo  mọi  điều  kiện  để  ĐNNG  phấn  đấu,  rèn  luyện;  lấy  nhân  tố
tích  cực  đẩy  lùi  tiêu  cực,  tạo  nhiều  điển  hình  tiên  tiến,  gương  “người  tốt,  việc  tốt”  trong  rèn  luyện  phẩm  chất
ĐĐNN  theo  tấm  gương  đạo  đức  Bác  Hồ.  Mặt  khác,  phải  tích  cực  khắc  phục  khuyết  điểm  theo  Nghị  quyết
Trung  ương  4  (khóa  XI),  nhất  là  đối  với  những  nhà  giáo  có  những  biểu  hiện  thoái  thác  nhiệm  vụ,  “chân  trong
chân  ngoài”,  thiếu  yên  tâm,  gắn  bó  với  sự  nghiệp  “trồng  người”  trong  Quân  đội.
Ba  là,   thường  xuyên  bồi  dưỡng  nâng  cao  năng  lực,  trình  độ  và  phương  pháp,  tác  phong  công  tác  tốt  cho
ĐNNG.  Thực  tiễn  chỉ  ra  rằng,  những  nhà  giáo  có  trình  độ  hạn  chế  sẽ  thiếu  tự  tin  trong  quá  trình  giảng  dạy  và
không  yên  tâm  gắn  bó  với  nghề.  Để  khắc  phục  tình  trạng  đó,  các  NTQĐ  cần  đào  tạo,  bồi  dưỡng,  trang  bị  cho
họ  có  trình  độ,  năng  lực  toàn  diện,  kiến  thức  chuyên  sâu  theo  lĩnh  vực,  môn  học  giảng  dạy  và  kỹ  năng,
phương  pháp  sư  phạm  tốt;  khả  năng  tư  duy  khoa  học  sáng  tạo,  biết  gắn  lý  thuyết  với  thực  hành,  lý  luận  với
thực  tiễn,  nhà  trường  với  đơn  vị  và  chiến  trường.  Ngoài  ra,  cần  bồi  dưỡng  cho  họ  có  phương  pháp,  tác
phong  khoa  học,  sâu  sát,  tận  tình  với  học  viên.  Do  đặc  trưng  của  NTQĐ,  nên  yêu  cầu  về    phương  pháp,  tác
phong  công  tác  của  ĐNNG  không  chỉ  thể  hiện  phong  thái,  chuẩn  mực  của  một  nhà  sư  phạm,  mà  còn  mang
phong  cách  của  người  lãnh  đạo,  chỉ  huy.  Cùng  với  phẩm  chất  chính  trị,  năng  lực,  ĐĐNN,  phương  pháp,  tác
phong  mẫu  mực  đã  góp  phần  tạo  nên  giá  trị  chân  chính  của  người  thầy,  có  tác  động  mạnh  mẽ  tới  tư  tưởng,
hành  động  của  người  học  để  họ  học  tập  phấn  đấu  và  noi  theo.  Như  vậy,  việc  bồi  dưỡng  phương  pháp,  tác
phong  công  tác  cho  ĐNNG  Quân  đội  chính  là  sự  kết  hợp  giữa  nhân  cách  của  một  nhà  sư  phạm  với  nhân
cách  của  người  lãnh  đạo,  chỉ  huy;  đó  là  sản  phẩm  của  loại  hình  hoạt  động  đặc  biệt  ­  hoạt  động  sư  phạm
quân  sự.
Bốn  là,  xây  dựng  môi  trường  sư  phạm  lành  mạnh,  tạo  điều  kiện  để  các  nhà  giáo  khẳng  định  mình  trong  thực
tiễn.  Môi  trường  sư  phạm  là  nơi  tạo  ra  những  giá  trị  chân,  thiện,  mỹ  của  những  người  làm  công  tác  giáo  dục.
Môi  trường  sư  phạm  tốt  sẽ  làm  cho  các  nhà  giáo  thêm  yêu  quý,  gắn  bó,  toàn  tâm  toàn  ý  với  nghề;  ngược
lại,  nếu  môi  trường  sự  phạm  không  tốt  sẽ  dễ  làm  cho  họ  chán  nản,  thiếu  quan  tâm  đến  công  việc  chung,
không  có  hứng  thú  trong  giảng  dạy.  Vì  vậy,  các  NTQĐ  cần  quan  tâm  xây  dựng  môi  trường  sư  phạm  lành
mạnh,  thân  thiện,  tiện  ích  nhằm  tạo  tình  cảm  thân  thiết,  khơi  dậy  khả  năng  lao  động  sáng  tạo  của  thầy  và  trò.

/>

2/4


28/10/2015

Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo Quân đội ­ Tạp chí Quốc phòng toàn dân

Để  làm  được  điều  đó,  các  NTQĐ  cần  tập  trung  xây  dựng  theo  hướng  chính  quy,  mẫu  mực,  với  không  gian
xanh,  sạch,  đẹp,  trang  bị  đầy  đủ  các  thiết  bị  hiện  đại  cần  thiết  phục  vụ  cho  hoạt  động  giảng  dạy,  học  tập,
nghiên  cứu  khoa  học.  Đồng  thời,  duy  trì  nghiêm  các  quy  chế,  quy  định  trong  GD­ĐT,  lối  sống  có  kỷ  cương,
văn  hóa,  tăng  cường  đoàn  kết,  thống  nhất,  yêu  thương,  giúp  đỡ  nhau  cùng  hoàn  thành  nhiệm  vụ;  giải  quyết
hài  hòa  mối  quan  hệ  giữa  lãnh  đạo,  chỉ  đạo  và  điều  hành  huấn  luyện,  giữa  người  dạy  và  người  học,  không  để
cho  các  tệ  nạn,  tiêu  cực  thâm  nhập  vào  cơ  sở  đào  tạo.  Mặt  khác,  phải  tích  cực  hưởng  ứng,  thực  hiện  có
hiệu  quả  các  phong  trào  thi  đua,  các  cuộc  vận  động,  nhất  là  Cuộc  vận  động  “Phát  huy  truyền  thống,  cống  hiến
tài  năng,  xứng  danh  Bộ  đội  Cụ  Hồ”  và  phong  trào  thi  đua  “Dạy  tốt,  học  tốt,  rèn  luyện  tốt,  công  tác  tốt”,  nhằm
thu  hút  sự  tham  gia  nhiệt  tình,  trách  nhiệm  của  mọi  cán  bộ,  giảng  viên,  học  viên.  Qua  đó,  mỗi  người  thêm
yêu  ngành,  yêu  nghề,  gắn  bó  với  sự  nghiệp  đã  lựa  chọn,  thực  hiện  tốt  chức  trách,  nhiệm  vụ  được  giao,  góp
phần  nâng  cao  chất  lượng  dạy  và  học,  xây  dựng  nhà  trường  chính  quy,  tiên  tiến,  mẫu  mực.
Năm  là,  có  chính  sách  đãi  ngộ  thỏa  đáng  đối  với  ĐNNG  Quân  đội,  nhằm  động  viên  họ  yên  tâm  gắn  bó  với
nghề.  Thực  tiễn  hoạt  động  trong  các  NTQĐ  thời  gian  qua  cho  thấy,  có  nhiều  nguyên  nhân  dẫn  đến  một  số  nhà
giáo  chưa  tâm  huyết  với  nghề,  trong  đó  có  vấn  đề  về  đảm  bảo  chính  sách  và  tạo  điều  kiện  làm  việc.  Bởi
vậy,  cần  phải  nghiên  cứu,  xây  dựng  các  chính  sách  đãi  ngộ  nhà  giáo  một  cách  toàn  diện,  đồng  bộ,  như:  bồi
dưỡng,  sử  dụng,  phát  huy  vai  trò,  sở  trường  của  họ  trong  các  lĩnh  vực  hoạt  động;  chế  độ  tiền  lương,  phụ
cấp,  trợ  cấp  theo  chức  danh  khoa  học,  học  vị;  chế  độ  về  nhà  ở,  đất  ở;  khen  thưởng,  tôn  vinh  những  người
có  thành  tích  trong  giảng  dạy,  nghiên  cứu  khoa  học;  chính  sách  bảo  hiểm  xã  hội  và  các  chế  độ  an  dưỡng,
nghỉ  dưỡng,  chữa  bệnh,  tham  quan;  đầu  tư  trang  thiết  bị,  nâng  cấp  phương  tiện,  điều  kiện  đi  lại,  làm  việc,
sinh  hoạt  cho  nhà  giáo,  v.v.  Trước  mắt,  cơ  quan  chức  năng  tiếp  tục  nghiên  cứu,  xây  dựng,  trình  cấp  có  thẩm
quyền  ban  hành  chế  độ  đãi  ngộ  mới  đối  với  những  nhà  giáo  có  chức  danh  khoa  học  và  học  vị  đang  trực  tiếp
giảng  dạy  tại  các  cơ  sở  đào  tạo;  có  cơ  chế  trong  việc  nâng  lương,  thăng  quân  hàm  trước  niên  hạn  theo  Luật
Sĩ  quan  mới  để  động  viên,  khuyến  khích,  thu  hút  những  người  lập  thành  tích  đặc  biệt  xuất  sắc  trong  lĩnh  vực

GD­ĐT.  Trong  quá  trình  thực  hiện,  cần  chú  trọng  biểu  dương,  tôn  vinh  các  nhà  giáo,  trên  cơ  sở  tính  tới  đặc
điểm,  tính  chất,  điều  kiện  và  tính  đặc  thù  của  lao  động  sư  phạm  quân  sự.
Tăng  cường  bồi  dưỡng  ĐĐNN  là  một  yêu  cầu  khách  quan  trong  xây  dựng  ĐNNG  Quân  đội.  Thực  hiện  tốt  điều
đó,  sẽ  là  cơ  sở  quan  trọng  để  các  nhà  giáo  tận  tâm,  tận  lực  với  nghề,  ra  sức  phấn  đấu,  rèn  luyện,  hoàn
thành  tốt  chức  trách,  nhiệm  vụ,  góp  phần  nâng  cao  chất  lượng  GD­ĐT  và  nguồn  lực  con  người  trong  sự
nghiệp  xây  dựng  Quân  đội,  bảo  vệ  Tổ  quốc  hiện  nay.
TRẦN  THANH  SƠN,  Trường  Sĩ  quan  Lục  quân  1

TAG

Đạo đức nhà giáo
In bài

Ý KIẾN BẠN ĐỌC (0)
Họ và tên
Email
Tiêu đề

Gửi

CÁC TIN, BÀI ĐàĐƯA
Một số vấn đề về “Chiến tranh phi quy ước” 26/10/2015
Mấy vấn đề về xây dựng “Thế trận lòng dân” trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay 19/10/2015
Mấy vấn đề về hoạt động nghi binh trong chiến dịch tiến công 24/09/2015
Xây dựng đội ngũ giảng viên ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 ­ vấn đề và giải pháp 10/09/2015
70 năm xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân 01/09/2015
Thành công của Cách mạng Tháng Tám ­ nhìn từ góc độ nghệ thuật chỉ đạo chiến lược 17/08/2015
Chủ nghĩa yêu nước ­‒ động lực chính của Cách mạng Tháng Tám 14/08/2015
Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám, tăng cường xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc 11/08/2015
Một số vấn đề về nhận diện và phòng, chống khủng bố hiện nay 27/07/2015

Mô hình “Làng, bản văn hóa ­ quốc phòng” ở tỉnh Hòa Bình ­ kết quả và một số vấn đề đặt ra 23/07/2015

Xem theo ngày tháng

1

2 3 4 5  >   ...   >>

/>
3/4



×