Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số phương pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội facebook nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 12c6 trường THPT nguyễn quán nho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 22 trang )

Mục lục
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………21
...............................................................................................................................1
1 . Mở đầu.............................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm....................................................................4
2.1 . Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...................................................4
Báo Tintuc.vn ra ngày 07/11/2016: Ngăn giới trẻ sống ảo, mất phương
hướng....................................................................................................................4
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............4
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề..........................................7
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.............................................................................18
3. Kết luận, kiến nghị........................................................................................20
3.1. Kết Luận...................................................................................................20
3.2. Kiến nghị..................................................................................................20
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………21


1 . Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Mạng xã hội là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên
Internet với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian.
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội, ở Việt Nam người dùng chủ
yếu sử dụng Facebook hoặc Zalo. Mục đích của mạng xã hội là tạo ra một hệ
thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một
cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về không gian và thời gian [5].
“Facebook là mạng xã hội ra đời năm 2004 tại Đại học Harvard do Mark
Zuckerberg sáng lập”[6]; sau một thời gian phát triển, Facebook trở thành mạng


xã hội hàng đầu trên thế giới. Facebook hiện nay gồm có những chức năng sau:
trò chuyện, tải hình ảnh, bình luận, khả năng tìm kiếm bạn bè dễ dàng... Ngày
nay Facebook đã trở nên phổ biến và gần gũi với mọi người nhất là đối với giới
trẻ.
Trường THPT Nguyễn Quán Nho là trường đóng trên địa bàn dân cư
nghèo, xa trung tâm. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn mà rất nhiều phụ huynh
học sinh phải đi làm ăn xa nhà, không có điều kiện chăm sóc cho con em. Lớp
12C6 có 16/38 phụ huynh (chiếm tỷ lệ 42%) không thường xuyên có mặt tại gia
đình. Các bậc phụ huynh này đều trang bị cho con em mình một chiếc điện thoại
để tiện liên lạc với gia đình. Ngoài ra để phục vụ cho học tập năm cuối cấp mà
có đến 33/38 học sinh của lớp 12C6 đều có sử dụng điện thoại thông minh có
chức năng truy cập Internet. Hầu hết các học sinh của lớp đều sử dụng mạng xã
hội Facebook, bên cạnh một số mặt tích cực đem lại như: học tập, giao tiếp, tìm
kiếm thông tin bổ ích… thì mạng xã hội Facebook đã khiến nhiều học sinh sao
nhãng việc học tập cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.
Quỹ thời gian tự học của các em giảm đi do dành quá nhiều thời gian cho các
hoạt động trên mạng. Facebook còn tiềm ẩn nguy cơ khi những thông tin, nội
dung, hình ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ với người thân, bạn bè…
nhưng vô tình bị kẻ xấu lợi dụng và sử dụng vào mục đích xấu, hoặc là người sử
dụng Facebook chưa có ý thức, vô trách nhiệm trong việc đưa thông tin xấu lên
mạng gây ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ của học sinh. Tất cả những vấn đề
này có tác động tiêu cực đến đời sống và việc học của học sinh.
Hiện nay, tuy biết mạng xã hội Facebook có tác động tiêu cực đến học
sinh nhưng trong nhà trường THPT Nguyễn Quán Nho chưa có tài liệu nào bàn
về vấn đề này. Các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khi nhắc nhở học
sinh học tập chỉ đề cập đến tác hại của mạng xã hội Facebook với học sinh một
cách chung chung, đại khái và chưa có biện pháp để khắc phục các ảnh hưởng
tiêu cực đó. Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số Phương pháp
khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội Facebook nhằm nhằm nâng
cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 12C6 - Trường THPT

Nguyễn Quán Nho” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2016-2017 với
mục đích được trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp các phương pháp mà tôi đã và
đang áp dụng rất có hiệu quả tại ngôi trường tôi đang công tác và cũng hy vọng
cách làm này sẽ được bổ sung, hoàn thiện và nhân rộng trong Trường THPT
2


Nguyễn Quán Nho nói riêng và các trường trên địa bàn giáo dục của tỉnh Thanh
Hóa nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu về những ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đối với xã hội
nói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng.
Tìm hiểu và nghiên cứu các phương pháp để tạo hứng thú trong học tập
cho học sinh, giúp học sinh nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp chủ nhiệm 12C6 trường
THPT Nguyễn Quán Nho, từ việc nghiên cứu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến
kết quả học tập của học sinh là việc sử dụng mạng xã hội Facebook không đúng
cách giáo viên chủ nhiệm sẽ đề ra các biện pháp khắc phục những ảnh hưởng
tiêu cực nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho các em.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm đọc, nghiên cứu,
phân tích các tài liệu liên quan. Rút kinh nghiệm trong thực tiễn giáo dục. Từ đó
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Sử dụng phiếu
điều tra về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook trước và sau khi tác động. Từ
đó đề ra những giải pháp phù hợp để nâng chất lượng học tập và rèn luyện cho
học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê để
xử lý số liệu, so sánh kết quả thu thập trước và sau khi tác động.


3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 . Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Mạng xã hội Facebook nếu như được sử dụng đúng cách và hợp lý thì sẽ
mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, nó như một chiếc cầu nối giúp mọi
người có thể gần nhau hơn, có thể chia sẻ và nói chuyện với nhau cho dù bạn ở
nơi đâu, đặc biệt Facebook còn là một công cụ rất hữu ích giúp cho việc kinh
doanh và quảng bá thương hiệu được hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu việc dùng
Facebook không đúng cách thì nó có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm
trọng, có thể gây hại đến sức khỏe, hạnh phúc và kết quả học tập của bản thân.
Trên cơ sở nghiên cứu Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi
mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế.
Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2016-2017 của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017 của trường
THPT Nguyễn Quán Nho.
Ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook đến kết quả học tập của học sinh
và các biện pháp khắc phục là đề tài tương đối mới mẻ ở trường THPT và chưa
có nhiều tài liệu đề cập đến. Sau đây là một số nghiên cứu được đăng trên các
báo điện tử:
Báo Dân Trí.com.vn ra ngày 29/01/2013: Khi học trò bơ phờ vì “phây”.
Báo Thanh Niên.vn ra ngày 01/04/2013: Ảnh hưởng của Facebook đối với việc
học tập.
Báo Bariavungtau.com ngày 06/10/2016: Ảnh hưởng của mạng xã hội đến lối
sống của giới trẻ.

Báo Tintuc.vn ra ngày 07/11/2016: Ngăn giới trẻ sống ảo, mất phương hướng.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng học sinh:
Bắt đầu từ cuối năm lớp 11 (năm học 2015-2016) trong lớp 11B6 đã có
những biểu hiện đi xuống về mặt nề nếp, một số học sinh trong các giờ học
không chú ý nghe các thầy cô giảng bài mà lén lút sử dụng điện thoại để vào
Facebook và thường xuyên bị giáo viên bộ môn phê vào sổ đầu bài ảnh hưởng
đến nề nếp của lớp như em Đặng Thị Linh, Dương Văn Tiến, Phạm Văn Cao
Thiên, Nguyễn Thị Hương... Một số khác hay chụp ảnh các bạn rồi đưa lên
Facebook để đùa nhau, bình luận gây cười chế giễu ảnh hưởng đến tình cảm bạn
bè... Cá biệt còn có hiện tượng học sinh gây gổ đánh nhau ngay trong lớp học
như trường hợp của Phạm Văn Cao Thiên và Lê Hoàng Tú Anh mà nguyên nhân
chính dẫn đến mâu thuẫn cũng do các em có những bình luận trái chiều trên
Facebook.
Qua khảo sát đầu năm học 2016-2017 tình hình sử dụng mạng xã hội
Facebook của học sinh lớp 12C6 như sau:
4


Không sử dụng

Thỉnh thoảng sử dụng

Số lượng

5

6

Sử dụng thường

xuyên
27

Tỉ lệ %

13.2

15.7

71.1

Về thời gian sử dụng Facebook trong 1 ngày (Trừ ngày chủ nhật của 33
học sinh có sử dụng Facebook):
Sử dụng dưới 1giờ
Số lượng

6

Sử dụng từ 1giờ đến 3
giờ
9

Tỉ lệ %

18.2

27.3

Sử dụng trên 3 giờ


54.5

18

Trong các ngày nghỉ thì thời gian sử dụng mạng xã hội Facebook đều tăng
rất nhiều so với ngày bình thường.
Các nhà tâm lí học đã giới thiệu một căn bệnh mới mang tên FAD
(Facebook Addiction Disorder) – chứng “nghiện” Facebook, thường xảy ra với
người trẻ tuổi. Nó là một loại nghiện hành vi, còn dễ gây nghiện hơn cả rượu,
thuốc lá… Một bộ phận trong giới trẻ hiện nay đang rơi vào tình trạng lạm dụng
Facebook quá đà ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của các em [4].
Khi các em “nghiện” mạng xã hội facebook các em có thể bị rơi vào các
trạng thái hoạt động tiêu cực như sau:
“Nghiện” mạng xã hội Facebook sẽ làm giảm sự tương tác giữa học sinh
với các thành viên trong gia đình, giữa các học sinh trong lớp với nhau. Nhiều
học sinh trong lớp dành quá nhiều thời gian cho các mối quan hệ trên mạng, các
em không quan tâm đến gia đình, những người xung quanh và bạn bè trong lớp.
Sau thời gian học tâp các em dành phần lớn thời gian để lên mạng, thậm chí có
em còn tranh thủ 5 phút ra chơi để lên mạng. Dần dần, các em coi trọng các mối
quan hệ “ảo” hơn gia đình và bạn bè trên lớp của mình. Việc làm này của các em
đã khiến người thân và gia đình buồn phiền, các mối quan hệ bạn bè không còn
thân thiết như trước đây nữa.
“Nghiện” mạng xã hội Facebook làm lãng phí thời gian học tập của học
sinh. Lứa tuổi học sinh lớp 12 thay vì phải dành phần lớn thời gian cho các hoạt
động học tập thì các em lại dành phần lớn thời gian để lên mạng. Sau thời gian
học tập ở trường là thời gian các em nghỉ ngơi, ôn bài, làm bài tập thì nhiều em
sử dụng khoảng thời gian đó để lên mạng xã hội. Em Nguyễn Văn Tiến một học
sinh trong lớp đã tâm sự với tôi: Mới đầu, em tham gia mạng xã hội Facebook
chỉ là cho có phong trào theo các bạn bè trong lớp nhưng dần dần nó lại trở
thành thói quen không thể bỏ được. Mỗi lần bật máy tính hoặc cầm điện thoại

mà không vào Facebook lại cảm thấy không yên. Đôi khi em vào Facebook chỉ
là viết những điều không đâu, hay đăng những bức ảnh “tự sướng”, rồi ngồi
chờ like hay comment mãi không dứt ra được.

5


“Nghiện” mạng xã hội Facebook làm sao nhãng mục tiêu thực sự của cá
nhân của học sinh, là nơi khiến một số học sinh đánh mất những phẩm chất tốt
đẹp của mình đây là một mối nguy hại vô cùng lớn gây hậu quả khôn lường cho
tương lai của thế hệ trẻ. Quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm học sinh
quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì chú tâm học tập để nâng cao
trình độ, các kỹ năng cơ bản cần thiết để thi đậu đại học hoặc tìm kiếm công
việc trong tương lai thì một số học sinh chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng
bàn phím” và nổi tiếng trên mạng.Thậm chí để được nổi tiếng, câu được nhiều
like nhiều em còn post lên mạng những hình ảnh, thông tin gây sock đối với
người đọc. Ví dụ cách đây không lâu, một học sinh đã đưa lên Facebook cái gọi
là “Bản tuyên ngôn học sinh” đã khiến không những các thầy cô giáo, phụ
huynh học sinh mà nhiều người đọc bức xúc, bàng hoàng. Hay việc không ít các
học sinh gây ấn tượng với bạn bè bằng cách thản nhiên chửi bới thầy cô trên
Facebook khi bị thầy cô nhắc nhở hoặc cho điểm kém vì không thuộc bài.
Những “Hội những học sinh ghét thầy, cô”; “Hội học sinh bá đạo”… trở thành
điểm tụ tập của các học sinh cá biệt. Không những thầy cô, bạn bè mà ngay cả
những người thân trong gia đình cũng là nạn nhân bị chửi bới trên Facebook
bằng từ ngữ “vô học”. Cách đây mấy tháng còn có một số hình ảnh của học sinh
ngồi trên tượng phật, bia mộ liệt sĩ… để chụp ảnh, câu like và bị cộng đồng
mạng lên án. Tuy hiện tượng này chưa từng xảy ra ở học sinh lớp 12C6 nhưng
đây là một thực trạng buồn cho nền giáo dục, cho thế hệ trẻ của một đất nước.
“Nghiện” mạng xã hội Facebook ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.
“Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì

càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Ánh sáng nhân
tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử làm ta cảm thấy khó ngủ hơn. Thiếu
ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần” [3]. Ví dụ,
em Dương Văn Tiến là một học sinh nghiện Facebook, qua tìm hiểu tôi được
biết có khi em sử dụng điện thoại vào Facebook đến 1, 2 giờ sáng. Vì vậy lúc
nào nhìn em cũng có cảm giác mệt mỏi và em thường xuyên ngủ ngục trong lớp,
ảnh hưởng đến việc học.
Mạng xã hội Facebook gián tiếp gây nên bạo lực học đường. Đây là một
mối lo lắng không chỉ trong gia đình, nhà trường mà toàn xã hội, sử dụng mạng
xã hội không văn minh, có những bình luận gây sock cho nhau dễ gây nên
những xích mích trên mạng. Chính những bạo lực trên mạng đã gây nên bạo lực
ngoài đời thật. Tất cả các học sinh đều có xu hướng tham gia các nhóm trên
mạng. Ví dụ: nhóm fan của các ca sĩ, diễn viên… Thậm chí các em tham gia
nhóm theo địa phương cư trú: Nhóm học sinh Thiệu Thịnh, nhóm học sinh
Thiệu Giang, nhóm học sinh Định Công… Các nhóm này đôi khi công kích, nói
xấu nhau gây mất đoàn kết dẫn đến bạo lực trên mạng và các em sẽ giải quyết
mâu thuẫn đó bằng bạo lực ngoài đời thật.
2.2.2. Thực trạng giáo viên:
Trước tình hình lớp 11B6 từ cuối năm học 2015-2016 có những biểu hiện
suy giảm về nề nếp, dẫn đến giảm sút về kết quả học tập, là một giáo viên tâm
huyết với nghề, với học sinh đã thôi thúc tôi không ngừng tìm hiểu để khắc phục
tình trạng trên, nâng cao hiệu quả học tập cho các em. Tuy nhiên những biểu
6


hiện đi xuống về học tập và nền nếp vẫn còn tiếp diễn ở một số tuần đầu tiên của
năm học mới. Sau khi tìm hiểu thông qua hội nghị lớp chủ nhiệm, hội nghị phụ
huynh học sinh, tâm sự với các thành viên trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp
12C6 đã tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng kết quả học tập của học
sinh không những không tiến bộ mà còn có biểu hiện đi xuống, một trong các

nguyên nhân đó là do các em “nghiện” mạng xã hội Facebook.
Vì vậy, yêu cầu đặt ra ở đây là để nâng cao chất lượng học tập và rèn
luyện cho học sinh ngoài sự nổ lực giảng dạy kiến thức giáo viên phải phát hiện
được các ảnh hưởng tiêu cực từ xã hội mang lại cho các em trong đó phổ biến
nhất là mạng xã hội Facebook, từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp nhằm
nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh.
2.3. Các giải pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
Sau khi phân tích tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của lớp chủ
nhiệm, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực do mạng xã hội Facebook mang
lại cho học sinh lớp 12C6 giáo viên chủ nhiệm đã đưa ra một số Phương pháp
khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao chất
lượng học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 12C6 - Trường THPT Nguyễn Quán
Nho.
2.3.1 Giải pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục học sinh 12C6 để học sinh
nhận biết tác hại của việc “nghiện” Facebook, một số lưu ý cho học sinh khi
sử dụng Facebook qua tiết sinh hoạt thứ 7 hàng tuần.
Sau khi tìm hiểu trên mạng Internet tôi đã trình bày cho học sinh các dấu
hiệu để các em nhận biết mình có bị nghiện mạng xã hôi facebook hay không và
các lưu ý khi sử dụng Facebook.
*Dấu hiệu nhận biết người “nghiện” Facebook:
- Mất hứng thú trong công việc, học tập: Một nghiên cứu gần đây cho
thấy, mạng xã hội là nguyên nhân chính khiến người dùng cạn kiệt nguồn cảm
hứng trong công việc và học tập.
- Danh sách mục tiêu đề ra chẳng bao giờ được thực hiện: Sự mất tập
trung thường xuyên xảy ra ở những người nghiện mạng xã hội. Chúng khiến
người dùng có tâm lý trì hoãn thực hiện các mục tiêu đề ra. Năng suất công việc
từ đó cũng bị giảm đi đáng kể.
- Vô thức dùng điện thoại trong khi chờ đợi: Việc dùng điện thoại để giết
thời gian mỗi khi rảnh rỗi là một thói quen không tốt. Có người nhận xét: “thế
hệ của chúng ta là thế hệ cúi đầu” khi dễ dàng bắt gặp cảnh nhiều người đồng

loạt cúi xuống nhìn màn hình điện thoại mọi lúc mọi nơi.
- Biến tất cả các sự kiện trong ngày thành status trên Facebook: Thay vì
viết nhật ký như trước đây, ngày nay học sinh có xu hướng “số hóa” tất cả các
sự kiện xảy ra trong ngày bằng những status trên mạng xã hội.
- Ngưng đọc sách đã lâu: Thói quen đọc sách đang dần bị mai một trước
sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Tuy nhiên, bản thân Zuckerberg – ông
chủ của Facebook chia sẻ: “Sách giúp bạn khám phá toàn diện một chủ đề để

7


đắm mình sâu hơn hầu hết các phương tiện truyền thông hiện đại. Tôi mong chờ
mọi người sẽ đọc sách nhiều hơn thay vì cắm cúi vào mạng xã hội của mình”.
- Thiếu quyết đoán: Mỗi lần cần đưa ra quyết định quan trọng, thay vì xác
định một phương án khả thi và lên kế hoạch nghiêm túc để thực hiện, chúng ta
thường tốn thời gian tham khảo ý kiến bạn bè trên mạng xã hội một cách không
cần thiết. Điều đó làm chúng ta thiếu đi sự quyết đoán cần thiết trong cuộc sống.
- Cảm thấy không ổn nếu thiếu mạng xã hội: Đó là cảm giác chung của tất
cả những ai trót “sống ảo” quá lâu trên mạng [1].
* Một số lưu ý cho học sinh khi sử dụng Facebook.
- Nếu có việc cá nhân cần liên hệ với bạn bè ta nên nhắn tin thay vì viết
lên tường.
- Nên cân nhắc trước những phát biểu của cá nhân,
- Nên trả lời các comment khi nó là câu hỏi của bạn bè.
- Không nên chỉ trích người khác khi họ bình luận.
- Không nên cập nhật trạng thái của mình liên tục mọi lúc, mọi nơi.
- Không nên đưa những thông tin không đúng sự thật, thông tin của người
khác khi chưa được sự đồng ý của họ, những thông tin nhạy cảm lên mạng.
- Không nên kết bạn với người lạ [2]
Để thực hiện giải pháp này tôi lên mạng Internet tìm hiểu các tác động

tiêu cực của Facebook, dấu hiệu nhận biết “nghiện” Facebook và một số lưu ý
cho học sinh khi sử dụng Facebook làm tài liệu tham khảo để nâng cao kiến thức
về mạng xã hội Facebook cho bản thân. Tôi dành thời gian vào Facebook
thường xuyên hơn trước đây. Trong Facebook của mình tôi kết bạn với tất cả
học sinh trong lớp 12C6. Thông thường ở trường THPT Nguyễn Quán Nho các
giáo viên rất ít khi kết bạn trên Facebook với học sinh, nhất là các học sinh cá
biệt. Việc kết bạn với học sinh giúp tôi biết thời gian học sinh sử dụng Facebook
trong một ngày, các thông tin các em đưa lên mạng và bình luận nếu có.
Vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ 7 (tuần 3 ngày 10/09/2016), tôi tổ chức bài
thi tìm hiểu về những ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội
Facebook đến lứa tuổi học sinh nói chung và bản thân các em nói riêng, tôi cho
các em thời gian 1 tuần để tìm hiểu và viết bài thu hoạch.
Buổi sinh hoạt tiếp theo cô trò sẽ cùng nhau thảo luận về vấn đề này. Tôi
thật sự bất ngờ vì đa số học sinh trong lớp sau khi tìm hiểu các em đều nêu được
những mặt tích cực và hạn chế của mạng xã hội Facebook. Chính các em còn đề
xuất một số biện pháp để làm giảm tác hại của Facebook đến bản thân như chỉ
nên truy cập Facebook vào một thời gian cố định trong ngày; Thời gian sử dụng
mạng Facebook để giải trí khoảng 30 phút một ngày là hợp lý; nên đăng xuất
sau khi không sử dụng Facebook nữa; không sử dụng điện thoại lên Facebook
trong khi học bài và khi chuẩn bị đi ngủ...

8


Hình 1: Hình ảnh minh họa tiết sinh hoạt lớp12c6 về ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook

Sau đó, tôi giới thiệu cho các em cách nhận biết mình có bị “nghiện”
Facebook hay không. Kết quả khảo sát cho thấy có đến gần 50% học sinh trong
lớp có biểu hiện “nghiện” mạng xã hội này ảnh hưởng đến kết quả học tập. Tôi
phân tích kết quả điều tra, nêu ảnh hưởng nghiêm trọng của việc “nghiện” mạng

xã hội Facebook đến bản thân các em, gia đình và xã hội từ đó để các em để
các em có quyết tâm thoát khỏi tình trạng trên. Tôi hướng dẫn cho các em một
số lưu ý cho học sinh khi sử dụng Facebook. Mục đích là để các em biết cách sử
dụng Facebook.
Đối với những trường hợp quá nghiện Facebook như Đặng Linh, Dương
Tiến tôi gặp riêng, tâm sự, lắng nghe tâm tư tình cảm của các em để có thêm
biện pháp giáo dục phù hợp.
Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 1: Đa số học sinh đều có thời gian
vào Facebook giảm rõ dệt. Ví dụ các em Đặng Thị Linh, Lê Thị Hà, Dương Văn
Tiến… là những em trước đây có thời gian vào Facebook nhiều nhất (5, 6 giờ
một ngày bình thường đã giảm xuống còn 1 – 2 giờ). Những em hay đưa hình
ảnh của bạn bè với mục đích gây cười chế giễu, câu like như em Đỗ Viết Toàn,
9


Lê Đình Hoàng… đã biết sử dụng Facebook đúng mục đích, văn minh, lịch sự.
Tình trạng “nghiện” Facebook của các em đã được khắc phục một phần.
Ngoài ra, tôi đã hướng dẫn học sinh trong lớp tạo ra một nhóm kín của
lớp bao gồm tất cả địa chỉ Facebook của lớp, nhóm kín đó ngoài việc thông báo
những kế hoạch của lớp còn là nơi cô trò có thể trò chuyện, bàn bạc các công
việc của lớp để cô trò có thể gần gũi nhau hơn.

Hình2: Hình ảnh nhóm kín của lớp 12C6

2.3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh 12C6 tìm hiểu, truy cập thông tin
bổ ích trên internet thay vì chỉ sử dụng mạng xã hội Facebook với mục đích
tán gẫu.
Rất nhiều học sử dụng phần lớn thời gian lên mạng cho những việc vô bổ,
không có tác dụng tích cực cho học tập. Riêng trong lớp 12C6 có tới 54.5% học
sinh có thời gian sử dụng Facebook trên 3 giờ. Nhưng trên thực tế Internet cung

cấp nguồn tài nguyên thông tin khổng lồ phục vụ cho học tập và trong cuộc
sống. Nếu các em biết cách sử dụng thời gian lên mạng đúng mục đích, phục vụ
cho học tập, nâng cao trình độ thì chắc chắn kết quả học tập của các em sẽ được
nâng lên rất nhiều.

Hình 3: Hình ảnh thực trạng sử dụng Facebook ở Việt Nam

Để thực hiện giải pháp này tôi sử dụng máy chiếu hướng dẫn các em cách
truy cập những trang thông tin bổ ích, phục vụ học tập, thư viện đề thi và kiểm
10


tra đặc biệt là các thông tin liên quan đến kỳ thi THPT Quốc gia, việc tuyển sinh
của các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Hình 4: Hình ảnh các diễn đàn, các trang học tập cần thiết cho học sinh

Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 2: tôi nhận thấy đa số các học sinh
trong lớp 12C6 đều biết cách truy cập, tìm kiếm thông tin trên Internet, Thay vì
chỉ lên mạng là vào Facebook các em đã biết vào các diễn đàn học tập, nâng cao
trình độ. Các em Vũ Đình Thịnh, Lê Thị Hồng… còn tham gia các lớp học trên
mạng với một số thầy cô như thầy Lê Văn Tỉnh (môn Lí), thầy Nguyễn Tuấn
Ngọc (môn Toán) trường THPT Thiệu Hóa và kết quả học tập của các em có sự
tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt em Vũ Đình Thịnh được xếp học lực giỏi năm học 20162017 là em duy nhất trong 3 lớp cơ bản C4, C5, C6 có lực học giỏi.
2.3.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn cho học sinh sử dụng mạng xã hội Facebook
để kết nối bạn bè, trao đổi học hỏi kinh nghiệm của nhau, phục vụ cho việc
học tập, nâng cao kiến thức.
Thay vì để cho các em học sinh tốn thời gian vô ích khi lên facebook tán
gẫu, bình luận lung tung, không cần thiết. Tôi đã dành thời gian trong các giờ
sinh hoạt 10 phút đầu giờ, hướng dẫn các em sử dụng faccebook một cách hợp

lý và hữu ích.
11


Tôi đã hướng dẫn các em học sinh biết chọn lọc danh sách bạn bè hữu ích
và cần thiết trên facebook. Qua đó các em có thể kết nối được với người thân,
bạn bè của mình, theo dõi được cuộc sống của họ.
Ví dụ 1: Thông qua Facebook các em biết được những thông tin về những
người bạn cũ đã chuyển đến nơi khác, các em vẫn thường xuyên trao đổi thông
tin với nhau, như trường hợp của các học sinh trong lớp đã chuyển trường: Mỹ
Linh, Khương Quân, Lê Tuấn… mặc dù không còn học cùng các bạn nhưng các
em vẫn biết được thông tin về trường, lớp, về các bạn.
Ví dụ 2: Tôi đã hướng dẫn các em có thể thành lập nhóm bạn có cùng sở
thích, đam mê để giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Như nhóm
học sinh yêu thích môn Toán do em Lê Thị Bình làm quản trị, nhóm học sinh
yêu thích môn Văn do em Trần Thị Minh làm quản trị… Đặc biệt các thành viên
là học sinh nữ lớp 12C6 còn tham gia một nhóm kín chỉ bao gồm các bạn nữ,
giáo viên nữ, thông qua nhóm này các học sinh nữ 12C6 còn được giáo dục sức
khỏe sinh sản, giáo dục giới tính…
Bên cạnh đó trong trường có rất nhiều thầy cô giáo sử dụng mạng
Facebook làm phương tiện để tương tác với học sinh ví dụ: Facebook Vinh
Hoàng, Thương Trần, Châu Nguyễn, Ngô Tâm, Nguyễn Quốc Vang, Thăng
Nguyễn, Tiến Trần… Thông qua mạng này nhiều thầy cô giáo đã chia sẻ những
bài tập cho học sinh của mình. Vì vậy, rất nhiều học sinh có tham gia kết bạn với
các thầy cô đều tiếp cận được các đề thi, có những thắc mắc gì thì có thể hỏi
thầy cô một cách trực tiếp thông qua mạng xã hội với mức chi phí vô cùng rẻ so
với sử dụng điện thoại.

Hình 5: Facebook của thầy Hoàng Công Vinh, cô Nguyễn Thị Châu trường THPT Nguyễn
Quán Nho về việc tương tác các tài liệu cho học sinh


Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 3: Sau khi thực hiện giải pháp 3, tôi
theo dõi các trang Facebook của các em, thấy thời gian truy cập giảm, thông tin
các em truy cập đã giúp ích hơn trong việc chia sẻ tài liệu học tập. Một số
facebook của em Nguyễn văn Đại, Dương Văn Tiến, Phạm Văn Tiến… trước
đây các em hay truy cập hoặc đăng những nội dung tiêu cực thì giờ đây các em
12


đã hứng thú hơn trong việc chia sẻ thông tin trong nhóm những người yêu Toán,
lấy tài liệu trên Facebook của thầy Hoàng Công Vinh, cô Trần Thị Thương…
Em Vũ Đình Thịnh là một học sinh đạt nhiều thành tích trong học tập của
lớp 12C6 chia sẻ với tôi: “Em không có nhiều thời gian lên mạng để tìm tài liệu
nhưng thông qua các chia sẻ của thầy cô em đã lựa chọn được tài liệu phù hợp
trong chương trình học.”
2.3.4. Giải pháp 4: Định hướng cho học sinh 12C6 Sử dụng mạng xã hội
Facebook để theo dõi thông tin, kế hoạch của lớp, nhà trường.
Từ nhiều năm nay, khi mạng xã hội Facebook phổ biến ở Việt Nam mọi
hoạt động của nhà trường đều được thầy hiệu trưởng Đỗ Thận Tuấn chia sẻ trên
Facebook THPT Nguyễn Quán Nho, nhằm mục đích để các thế hệ cựu học sinh
trên khắp thế giới được biết về hoạt động của nhà trường. Để học sinh lớp 12C6
có thể gặp gỡ giao lưu với những người bạn cùng chí hướng, những người thành
đạt trong học tập và trong cuộc sống, các anh chị cựu học sinh tôi đã định hướng
cho các em theo dõi thông tin trên nhóm công khai Facebook THPT Nguyễn
Quán Nho, các anh chị cựu HS có thẻ chia sẻ những thông tin định hướng nghề
nghiệp, các bài viết giáo dục kỹ năng sống đến học sinh trường THPT Nguyễn
Quán Nho. Từ đó có tác dụng tích cực đến việc hình thành nhân cách, kỹ năng
sống cho các em. Đặc biệt, việc giao lưu, kết bạn với các thế hệ cựu học sinh
của nhà trường sẽ giúp cho các em học sinh lớp 12C6 có nhiều cơ hội tìm kiếm
việc làm phù hợp sau khi ra trường. Do là lớp cơ bản nên mục tiêu phấn đấu của

đa số các em là thi đậu tốt nghiệp sau đó đi làm phụ giúp gia đình.
Đối với lớp 12C6, nếu có những thông tin liên quan đến hoạt động của
lớp hoặc có những nội dung cần bàn bạc thì các thành viên trong lớp sẽ trao đổi
qua nhóm kín của lớp. Hy vọng đó mãi là ngôi nhà chung của 12C6 cho dù sau
này các em có sống ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền tổ quốc.

13


Hình 6: Hình ảnh hoạt động của Hội cựu học sinh trường THPT Nguyễn Quán Nho

Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 4: Đa số học sinh 12C6 đã biết học
hỏi các anh chị lớp trên nhờ ngôi nhà chung Facebook THPT Nguyễn Quán
Nho, nhiều em đã biết những định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Tôi tin rằng
mối quan hệ khăng khít giữa cựu học sinh với nhà trường ngoài việc giáo dục
cho các em học sinh 12C6 tinh thần yêu trường, mến lớp, kính trọng thầy cô
giáo còn là nơi các em học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tập, chọn trường thi,
định hướng nghề nghiệp hoặc cơ hội việc làm sau khi ra trường… Trong nội bộ
lớp các em đã biết đoàn kết hơn, có công việc gì các em cũng bàn bạc công khai,
tổng hợp ý kiến của mọi người và cùng nhau chọn phương án hợp lý nhất.
2.3.5. Giải Pháp 5: Sử dụng “Bản mục tiêu phấn đấu trong năm học” là đòn
bẩy giúp học sinh có động lực trong học.
Một trong những lí do khiến học sinh “nghiện” mạng xã hội Facebook là
các em không có hứng thú trong học tập, các em không xác định được mục tiêu
học tập cho mình và phương pháp học phù hợp. Để có được kết quả học tập cao,
mỗi em học sinh cần tự xây dựng cho mình một kế hoạch học tập và mục tiêu
phấn đấu cụ thể. Qua đó giúp các em hình thành những thói quen tích cực của
bản thân, làm việc có kế hoạch, phân chia thời gian học tập một cách khoa học
và hiệu quả nhất. Mỗi học sinh phải đặt ra cho mình nguyên tắc học tập và rèn
luyện và phải nỗ lực để đạt được mục tiêu đó. Việc chăm chỉ học tập và rèn

luyện cho ngày mai lập nghiệp sẽ giúp các em dành phần lớn thời gian cho mục
tiêu của bản thân hạn chế tối đa thời gian sử dụng mạng xã hội vô bổ. Giáo viên
chủ nhiệm phải có định hướng nghề nghiệp cho học sinh và giúp các em xác
định được mục tiêu của bản thân sau khi học xong.
Để thực hiện giải pháp này ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm đã
cho học sinh viết bản mục tiêu phấn đấu trong năm học 2016-2017, có chữ ký
xác nhận của phụ huynh sau đó đóng thành tập treo phía sau bàn làm việc của
giáo viên. Bản “mục tiêu phấn đấu trong năm học” không phải viết cho có mà
tùy theo năng lực của từng đối tượng học sinh các em sẽ đề ra cho mình một
14


mục tiêu phù hợp mà bản thân có thể thực hiện được. Ví dụ: em Dương Văn
Tiến do học lực yếu nên có tâm lí chán học, kết quả học tập năm 10, 11 thường
xuyên bị xếp loại yếu nên mục tiêu phấn đấu của em năm lớp 12 là học lực trung
bình, hạnh kiếm khá.
Do là lớp cơ bản có kết quả đầu vào thấp nên tôi đã định hướng ngay từ
đầu năm học là 100% học sinh thi đậu tốt nghiệp (Trong đó 15/38 em thi đậu
Đại học).
Tổng kết học kì I năm học 2016-2017 vẫn còn một số em chưa hoàn thành
được mục tiêu mà bản thân đã đề ra từ đầu năm học đó là các em: Lê Hoàng Tú
Anh, Nguyễn Văn Đại, Lê Thanh Hải, Phạm Văn Cao Thiên, Dương Văn Tiến.
Tuy nhiên giáo viên chủ nhiệm không ngừng động viên khích lệ các em để các
em nỗ lực phấn đấu để có kết quả vượt bậc ở học kì 2 đặc biệt là kì thi THPT
quốc gia. Tôi luôn tin tưởng vào khả năng phấn đấu của các em và tạo điều kiện
tốt nhất để các em hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Việc phấn đấu để đạt được mục
tiêu cuối năm sẽ giúp các em chăm chỉ học tập, biết được mục tiêu thật sự của
cuộc đời trong giai đoạn này.

Hình 7: Bản mục tiêu phấn đấu năm học 2016 – 2017 của lớp 12C6


Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 5: Tổng kết học kì II và cả năm 100%
học sinh lớp 12C6 đã hoàn thành được mục tiêu phấn đấu về học tập và rèn
luyện có em hoàn thành vượt mức. Đặc biệt là các em: Nguyễn Văn Đại, Vũ
Đình Hoàng, Dương Văn Tiến, Phạm Văn Cao Thiên, Vũ Đình Hùng, Đặng Thị
Linh… Nhiều em đạt kết quả cao trong các kỳ thi thử THPT Quốc Gia do
trường, Sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức: em Vũ Đình Thịnh, em Lê Thị Bình,
em Lê Thị Hồng… Giáo viên chủ nhiệm tin tưởng với kết quả học tập như vậy
thì mục tiêu phấn đấu 100% học sinh lớp 12C6 thi đậu tốt nghiệp trong kỳ thi
THPT Quốc Gia tổ chức vào ngày 22/06/2017 là có thể thực hiện được.

15


2.3.6. Giải Pháp 6: Phối kết hợp với gia đình học sinh để tạo ra những hoạt
động thực tế bổ ích giúp học sinh 12C6 tự tin trong giao tiếp, rèn luyện kỹ
năng sống, nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện.
Thay thế thời gian sử dụng Facebook cho học sinh bằng các hoạt động
khác như thể dục thể thao, đọc sách báo, văn nghệ… Các gia đình nên có nhiều
buổi trao đổi chuyện trò thân mật với con em mình, cùng nhau làm việc nhà, tổ
chức những buổi vui chơi ngoài trời, dã ngoại, du lịch ngắn (nếu có điều kiện)
để giúp các em thân thiện hơn với gia đình mình, tăng cường sự gắn bó giữa các
thành viên trong gia đình với nhau, giúp các em tiếp xúc với môi trường sống
lành mạnh.
Để thực hiện giải pháp này tôi đều chuẩn bị các tài liệu để báo cáo với
phụ huynh trong các cuộc họp phụ huynh do nhà trường tổ chức hoặc trong các
cuộc họp đột xuất. Thông qua đó tôi hướng dẫn các phụ huynh các biện pháp để
họ quản lý học sinh trong thời gian các em ở gia đình và các biện pháp để gắn
kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. Chính những hoạt động này sẽ
hạn chế đáng kể thời gian các em lêu lổng trên mạng xã hội. Tôi đề nghị 100%

phụ huynh lớp 12C6 sử dụng mạng giáo dục Việt Nam vnedu và đăng ký gói
cước với bưu điện để cập nhật thường xuyên kết quả học tập và rèn luyện của
con em mình ở trường. Ngoài ra trong một số trường hợp không liên lạc được
với phụ huynh thì tôi cùng ban cán sự lớp trực tiếp tới gặp gia đình để trao đổi,
tìm hiểu nguyên nhân và động viên học sinh. Có những trường hợp học sinh
mâu thuẫn với bố mẹ nhưng lại tâm sự với giáo viên chủ nhiệm tôi luôn là cầu
nối giữa phụ huynh và các em để các em hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của gia
đình, để những vướng mắc trong gia đình các em được xóa bỏ.
Kết quả sau khi thực hiện giải pháp 6: Phụ huynh được trang bị một số
kiến thức để quản lý việc truy cập Internet của học sinh tại gia đình. Đồng thời
được sự hậu thuẫn từ phía gia đình mà học tập và rèn luyện của học sinh đều có
sự tiến bộ. Trường hợp em Đỗ Văn Tùng, em ham chơi, nghiện mạng xã hội nên
thường xuyên nghỉ học, kết quả học tập giảm sút. Sau khi giáo viên chủ nhiệm
đến gặp gia đình trao đổi các biện pháp giáo dục học sinh cho phụ huynh thì học
sinh có sự tiến bộ rõ rệt, học kì II em được xếp học lực khá, hạnh kiểm tốt.
Ngoài ra sau khi thực hiện giải pháp này tôi còn mở rộng được mối quan hệ với
phụ huynh học sinh, tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa giáo viên, nhà trường
và phụ huynh trong việc giáo dục học sinh đặc biệt là các học sinh cá biệt, hay
nghỉ học, chậm tiến bộ.
2.3.7. Giải pháp 7: Phối kết hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn trường, nhà
trường trong việc giáo dục học sinh.
Việc giáo dục học sinh, nâng cao chất lượng học tập và nề nếp không phải
là việc làm một mình giáo viên chủ nhiệm. Muốn đạt được kết quả cao nhất phải
có sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn, Đoàn
trường và nhà trường.
Để thực hiện giải pháp này đầu tiên tôi trao đổi với các giáo viên bộ môn
tuyệt đối không để cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Tất cả những
học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học thì các giáo viên bộ môn đều thông tin
16



lại cho giáo viên chủ nhiệm biết để có biện pháp xử lý theo qui định của nhà
trường. Trong năm học 2016 – 2017 vừa qua tất cả lớp 12C6 có 3 trường hợp
học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. Dù các em sử dụng với mục đích gì
đều vi phạm nội quy của trường, lớp. Giáo viên chủ nhiệm yêu cầu các em này
viết bản kiểm điểm hứa không tái phạm có xác nhận của phụ huynh. Vì vậy
trong các giờ học trên trường hầu như học sinh lớp 12C6 không sử dụng điện
thoại di động chất lượng giờ dạy tăng cao.
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn phối hợp với Đoàn trường, nhà trường
trong các buổi sinh hoạt đầu tuần tuyên truyền cho học sinh cách ứng xử văn
minh, lịch sự khi tham gia mạng xã hội Facebook. Thầy Nguyễn Đình Thăng bí
thư Đoàn trường còn hướng dẫn các em cách tháo gỡ những khúc mắc trong
cuộc sống thay vì sử dụng bạo lực. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với Đoàn
trường tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh giúp tăng cường sự
giao lưu tiếp xúc “thực” giữa các em học sinh, tạo môi trường cho các em được
hòa mình vào những hoạt động sôi nổi, bổ ích sau những giờ học. Ví dụ: hội thi
văn nghệ nhân dịp 20/11, 26/3; Thi đấu bóng đá nam – nữ nhân dịp 26/3; Cuộc
thi hát Tiếng Anh; Cuộc thi âm vang xứ Thanh phiên bản trường; Thi trồng hoa
giữa các lớp…

Hình 8: Một số hình ảnh, video học sinh lớp 12C6, học sinh toàn trường tham gia các hoạt
động văn nghệ, TDTT… do đoàn trường tổ chức

17


Kết quả thực hiện giải pháp 7: Trong tất cả các phong trào thi đua của nhà
trường tôi đều khuyến khích học sinh trong lớp tích cực tham gia, tuy thành tích
từ những cuộc thi của lớp không cao nhưng lợi ích nó mang lại cho các em
không hề nhỏ chính khoảng thời gian “thực” này sẽ giúp các em có sự cân bằng

trong cuộc sống, thay vì sống “ảo” với mạng xã hội Facebook. Các thành viên
của lớp 12C6 rất tích cực trong các hoạt động chung, gắn kết thêm tình cảm bạn
bè trong lớp. Ngoài ra qua các hoạt động này các em còn được giáo dục thêm về
kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp…
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Một số Phương pháp khắc
phục ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook nhằm nhằm nâng cao chất lượng
học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 12C6 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho”
vào công tác chủ nhiệm lớp 12C6 năm học 2016-2017 trường THPT Nguyễn
Quán Nho tôi nhận thấy sáng kiến đã mang lại hiệu quả tích cực, khắc phục
được tình trạng học sinh “nghiện” Facebook, ảnh hưởng đến kết quả học tập và
rèn luyện. Các học sinh trong lớp đều phấn khởi cố gắng hoàn thành mục tiêu đề
ra trong năm học. Kết quả có sự tiến bộ vượt bậc trong năm học 2016-2017 vừa
qua.
Về học tập:
Kết quả học tập của học sinh lớp 11B6 năm học 2015-2016.
Số lượng
Tỉ lệ %

Giỏi
1
2.44

Khá
15
36.59

Trung bình
22
53.66


Yếu
1
2.44

Kém
0
0

Kết quả học tập của học sinh năm lớp 12C6 năm học 2016-2017.
Số lượng
Tỉ lệ %

Giỏi
1
2.63

Khá
24
63.16

Trung bình
13
34.21

Yếu
0
0

Kém

0
0

Về nề nếp:
Kết quả xếp loại nề nếp của học sinh lớp 11B6 năm học 2015-2016.
Số lượng
Tỉ lệ %

Tốt
26
63.41

Khá
8
19.51

Trung bình
2
4.88

Yếu
3
7.32

Kết quả xếp loại nề nếp của học sinh lớp 12C6 năm học 2016-2017.
Số lượng
Tỉ lệ %

Tốt
31

81.58

Khá
5
13.16

Trung bình
2
5.26

Yếu
0
0

Trong năm học vừa qua đã khắc phục được tình trạng học sinh sử dụng
điện thoại trong giờ học, học sinh đi muộn, đánh nhau… Trong bảng xếp loại nề
nếp của nhà trường mặc dù là lớp có điểm bình quân đầu vào thấp nhất khối
nhưng lớp 12C6 xếp thứ hạng 9/21 (trường có 21 lớp), được Đoàn trường, các
18


thầy cô giáo bộ môn công nhận là lớp có nề nếp tiến bộ trong năm học 20162017.
Ngoài áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong phạm vi lớp chủ nhiệm 12C6,
tôi còn áp dụng các giải pháp nêu trên trong việc giáo dục nề nếp cho học sinh
trường THPT Nguyễn Quán Nho thông qua một số tiết dạy Tin học của mình.
Những tiết học cuối cùng trong năm học 2016-2017 ở các lớp sau thời gian
hướng dẫn các em ôn tập hè, chuẩn bị cho năm học mới cô trò đều thảo luận về
những mặt tích cực, hạn chế của mạng xã hội Facebook và các biện pháp khắc
phục nhằm nâng cao chất lượng học tập được học sinh các lớp tích cực tham gia
thảo luận sôi nổi.

Ngoài ra, tôi còn tham mưu cho Đoàn trường tổ chức buổi sinh hoạt tập
thể về vấn đề “mạng xã hội Facebook đối với lứa tuổi học sinh” được học sinh
toàn trường nhiệt tình hưởng ứng, trang bị cho phụ huynh lớp 12C6 một số kiến
thức để quản lý việc truy cập Internet của học sinh tại gia đình, tham mưu cho
các giáo viên chủ nhiệm khác trong việc giáo dục cho học sinh nhà trường biết
cách sử dụng Facebook văn minh, lịch sự, phát huy thế mạnh, hạn chế được tiêu
cực của mạng xã hội này.

19


3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết Luận
Trường THPT Nguyễn Quán Nho là trường đóng xa trung tâm huyện,
phần lớn học sinh trong trường đều là con em nông dân có hoàn cảnh kinh tế
khó khăn. Phụ huynh học sinh không có điều kiện chăm lo cho con em mình
một cách tốt nhất, hơn nữa rất nhiều phụ huynh đi làm ăn xa không thể thường
xuyên quan tâm đến học tập, tâm tư tình cảm của con em mình. Vì vậy giáo viên
chủ nhiệm không chỉ là thầy cô giáo giảng dạy các em về mặt kiến thức mà là
người cha, người mẹ thứ hai quan tâm, chăm sóc cho các em từ những điều nhỏ
nhặt nhất để kịp thời phản ánh với gia đình, có những biện pháp giáo dục phù
hợp giúp các em hoàn thiện bản thân.
Như vậy có thể kết luận về hiệu quả mang lại sau khi triển khai các giải
pháp đã nêu là: Đa số học sinh đã hiểu được lợi ích và tác hại của mạng xã hội
Facebook, khắc phục được tình trạng “nghiện” Facebook của học sinh lớp
12C6. Hầu như sau khi tôi áp dụng sáng kiến của mình trong công tác chủ
nhiệm lớp 12C6 thì kết quả học tập và rèn luyện của học sinh có sự tiến bộ rõ
rệt. Tất cả học sinh đều được trang bị các kiến thức để truy cập thông tin trên
Internet một cách hiệu quả, có ứng sử văn minh, lịch sự khi tham gia mạng xã
hội Facebook. Đồng thời sau thời gian áp dụng các phương pháp trên tôi đã rút

ra cho mình nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh khắc phục những
ảnh hưởng của mạng xã hội Facebook, tôi không chỉ áp dụng trong phạm vi lớp
12C6 nữa mà lồng ghép vào các tiết dạy ở cả các khối lớp 10, 11, 12, tham mưu
cho các giáo viên chủ nhiệm khác để giúp học sinh các lớp nâng cao nhận thức
của mình trước ảnh hưởng của công nghệ thông tin nói chung và các mạng xã
hội nói riêng. Khả năng ứng dụng đề tài này vào thực tế nhà trường THPT
Nguyễn Quán Nho và địa phương là hoàn toàn có thể ứng dụng được.
Tuy nhiên đề tài chỉ mới nghiên cứu được thực trạng và một số Phương
pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao
chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh lớp 12C6. Nếu điều kiện cho phép
tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài trên phạm vi toàn trường như sau:
“Một số Phương pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội
Facebook nhằm nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh
Trường THPT Nguyễn Quán Nho”.
3.2. Kiến nghị
Đối với giáo viên, phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về
công nghệ thông tin, biết khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ cho
công tác của mình. Không ngừng tìm hiểu, ngăn chặn những tác nhân gây hại
đến quá trình học tập của học sinh. Gần gũi với học sinh, hiểu hết những tâm tư,
tình cảm của các em từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
Đối với nhà trường, các tổ chức trong nhà trường thường xuyên định
hướng cho học sinh ý thức được những nguy cơ của việc sử dụng mạng xã hội,
những nguy hiểm khi chia sẻ thông tin và suy nghĩ của bản thân lên các trang
mạng này. Nhà trường có thể liên kết và mời công an, chuyên gia tư vấn, chuyên
20


gia tâm lý tổ chức các buổi trao đổi với học sinh, cung cấp cho các em những
thông tin pháp lý và thực tế để cảnh báo và giúp các em sử dụng mạng xã hội
theo hướng có lợi nhất.

Đối với Sở GD&ĐT nên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng thêm cho các
giáo viên chủ nhiệm trước tình hình xã hội diễn biến tương đối phức tạp như
hiện nay để kịp thời phát hiện được những mối nguy hại ảnh hưởng đến lứa tuổi
học sinh.
Đối với các cấp có thẩm quyền phải có các biện pháp ngăn chặn ảnh
hưởng tiêu cực từ mạng Internet đến người dân nói chung và lứa tuổi học sinh
nói riêng, cảnh báo được cấp độ nguy hiểm từ các trò chơi trên mạng cho phụ
huynh, nhà trường được biết để có biện pháp giáo dục học sinh kịp thời.
Với kết quả của đề tài này, tôi thiết nghĩ những giải pháp mà đề tài đã đưa
ra có thể là những gợi ý tốt để các thầy cô giáo trong và ngoài nhà trường áp
dụng trong việc giáo dục học sinh.
Rất mong được sự góp ý chân thành từ phía các đồng nghiệp để sáng kiến
kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của hiệu trưởng

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm
2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Dương Thị Tâm

21


Tài liệu tham khảo
[1]: />

ra ngày

31/12/2016. Tác giả: Minh Minh.
[2]: Kênh truyền hình VTC14.
[3]: ra ngày 15/10/2015.
[4]: ra ngày 18/03/2013. Tác giả:
Phạm thị Loan.
[5]:

/>
cua-gioi-tre-ngay-nay-72482/. Tác giả: Đỗ Thị Minh Hằng, Hoàng Thùy Linh.
[6]:

/>
ra

ngày

27/05/2015.

22



×