Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Phát huy tính tự lập trong học tập và đời sống cho học sinh lớp 11b4 trường THPT triệu sơn 2 năm học 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.56 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
1.Mở đầu………………………………………………………………................2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………….....3
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề……………………………………………………..3
2.1.a. Khái niệm về tính tự lập…………………………………………………...3
2.1.b. Lợi ích của tự lập………………………………………………………….4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm……………....4
2.2.a .Đặc điểm học sinh lớp 11B4- trường THPT Triệu sơn 2……………........4
2.2 b. Một số biểu hiện về việc thiếu tính tự lập trong học tập và đời sống của học
sinh lớp 11B4 - năm học 2016- 2017.............................................................4
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề………………………………….....6
2.3 a. Điều tra hoàn cảnh thực tế của một số gia đình có học sinh hay vi
phạm……………………………………………………………………………..6
2.3.b.Đặt mục tiêu rèn luyện kỹ năng cần thiết cho các em học sinh ………......6
2.3.c. Giao việc cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh……………….......7
2.3. d. Rèn luyện cho học sinh tính tự quản và biết tự học tự lập kế hoạch theo quỹ
thời gian của bản thân……………………………………………………...........8
2.3.e .Rèn luyện cho học sinh biết chủ động trau dồi kiến thức của mình khi tiếp
thu bài giảng của thầy, cô giáo trên lớp cũng như sau khi tan học…….............9
2.3.g .Thông qua những mẫu chuyện kể về những tấm gương biết sống, học tập
một cách tự lập để giáo dục học sinh……………………………………............9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân,
đồng nghiệp, nhà trường. ……………………………………………...............12
3. Kết luận và kiến nghị……………………………………………………......14
Tài liệu tham khảo…………………………………………………....................16

1


1.Mở đầu.
* Lí do chọn đề tài.


Trong xã hội hiện đại ngày nay có rất nhiều vấn đề đang xảy ra xung quanh
chúng ta nói chung và con trẻ nói riêng, đặc biệt là đối với học sinh lứa tuổi 16- 17
tuổi, lứa tuổi mà các em luôn cho rằng mình đã là << người lớn>>,nên các em
luôn thâý những việc làm của mình là đúng và luôn thấy bố mẹ , thầy cô là những
người cấm cản các em trong nhiều vấn đề của cuộc sống.(1)
Thế nhưng trong thực tế với bố mẹ Việt Nam chúng ta không có bố mẹ nào
lại dám <<thả>> con mình ra khi con mình đã 17- 18 tuổi, thậm chí còn lớn hơn
thế nữa. Bố mẹ luôn lo lắng, không cho các con đi chơi khuya, không cho thức
khuya,(2) luôn chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho con để con đi học: Quần áo, giầy dép,
thức ăn, luôn nhắc nhở con từng li từng tí...Nói chung tâm lí chung của các bậc
phụ huynh luôn là: Con cái dù có lớn nhưng trong mắt họ nó vẫn luôn là đứa trẻ
cần được chăm sóc, bảo vệ. Vì sợ con không làm được, nhìn con làm chậm chạp,
ngứa mắt, sợ con làm hỏng, gia đình có người giúp việc...Từ đó mà đối với nhiều
gia đình Việt Nam hiện đại đã vô tình làm cho con quên mất khả năng tự lập của
bản thân, khiến cho con trẻ không những không tiến bộ mà trở thành các chú <công nghiệp>> trong xã hội.
Đối với học sinh lớp 11, các em đã bước sang tuổi 17-18, cái tuổi mà không còn
bao lâu nữa các em đã phải bước ra để tự lo cho mình cuộc sống tự lập,nhưng
phần lớn các em vẫn bị phụ thuộc vào bố mẹ, thầy cô giáo. Các em chưa tự làm
chủ được mình. Ở nhà công việc chưa tự giác , đến trường thầy cô lúc nào cũng
phải nhắc nhở mặc dù có những việc thường rất nhỏ.
Chính vì vậy mà đối với tôi là một giáo viên chủ nhiệm lớp luôn tiếp xúc và
thường xuyên phải nhắc nhở các em nên tôi thấy mình cần thiết phải giáo dục cho
các em ý thức sống và học tập một cách tự lập để sau này các em ra đời ít phụ
thuộc vào người khác và cũng từ đó phần nào giúp các em bỏ đi những sai lầm mà
các em sẽ mắc phải trong cuộc sống nên tôi chọn đề tài :Phát huy tính tự lập
trong học tập và cuộc sống cho học sinh lớp 11B4 – trường THPT Triệu Sơn 2
năm học 2016- 2017.
*Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu đề tài này trước hết nhằm giáo dục cho học sinh cách tự lo và tự

biết chăm sóc bản thân và cũng có trách nhiệm với bản thân trong cuộc sống.
- Nghiên cứu đề tài còn để các em có thái độ học tập đúng đắn trên lớp, chủ động
trong việc tìm hiểu kiến thức và lĩnh hội kiến thức chứ không nên phụ thuộc quá
nhiều vào thầy, cô giáo và bạn bè.
* Đối tượng nghiên cứu.
- Đề tài tập trung vào đối tượng là học sinh THPT, cụ thể là học sinh lớp 11 B4trường THPT Triệu Sơn 2.

2


- Ngoài ra đề tài còn tập trung vào một nhóm đối tượng khác đó là những học sinh
có lối sống, học tập phụ thuộc và ỷ nại vào người khác, dặc biệt là con cái của
những gia đình có điều kiện.
* Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng trên cơ sở lý thuyết : Dựa vào cơ sở lý
luận thực tiễn, những việc làm cụ thể, tấm gương cụ thể.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế qua đối tượng học sinh.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp nghiên cứu sư phạm.
- Phương pháp sử dụng toán thống kê.
- Phương pháp kể chuyện.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
2.1.a. Khái niệm về tính tự lập
Tự lập được hiểu là cách sống của con người , là tự bản thân sẽ có những lập
trường , quan điểm riêng , từ đó tự quyết định tương lai , số phận của mình. Tự lập
là khi chúng ta sống không phụ thuộc ,dựa dẫm vào sự hỗ trợ của người khác để
sống.(2)
- Yếu tố tạo nên tính tự lập của mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào những
đánh giá của bản thân, cúng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không

cần lúc nào cùng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác. Có
được khả năng này là một điều tuyệt vời, bởi nó sẽ giúp các em trở nên vui hơn và
tự tin hơn. Từ đó khuyến khích các em cùng cố gắng, nổ lực hết mình để phát huy
khả năng của chính mình.Đối với những học sinh được giáo dục tính tự lậpvà bản
thân các em thích sự tự lập thì các em thường tự tin, hoạt bát, nhanh nhẹn và nổi
bật hơn so với những học sinh khác.
- Trong thực tế tính tự lập của học sinh đã được hình thành và được giáo dục từ
khi còn rất nhỏ, khi các em đi học mầm non, hay khi các em biết nhận thức thì
bố ,mẹ đã hướng dẫn để các em có được tính tự lập. Từ việc các em tự mặc
quần ,áo, tự đi giày. dép, tự đánh răng.... Tuy nhiên không phải học sinh nào khi
được hướng dẫn hay được giáo dục thì đều tạo ra tính tự lập. Có những em học
sinh vẫn thích được dựa dẫm vào bố, mẹ, thầy ,cô, hoặc , hoặc là bạn bè xung
quanh, các em tuy đã lớn song không tự túc trong tất cả các sinh hoạt cá nhân ở
nhà, khi đến lớp lại ỷ nại vào thầy, cô, bạn bè ,không chủ động học bài, không tự
tìm hiểu kiến thức nên khi thi kiểm tra chất lượng lại chỉ lo quay cóp bài trong khi
thi.
Phần lớn những học sinh chưa tạo ra tính tự lập cho bản thân mình là những học
sinh con nhà khá giả, hoặc được nuông chiều do là con út , đồng thời phần lớn
hiện nay các gia đình đều ít con nên bố, mẹ thường chủ động lo hết việc cho con.
Chính tâm lí đó đã làm cho các em không còn tính tự lập nữa mà lại thường ỷ nại
vào người khác. Vì vậy khi các em gặp khó khăn hoặc vấn đề không được như ý

3


muốn thì thông thường các em không biết xử lí như thế nào ,tâm lí tự ti rơi vào
tình trạng bế tắc.
Vì vậy giáo dục và phát huy tính tự lập trong cuộc sống và trong học tập của
các em học sinh tôi thấy là vấn đề cần thiết.
2.1.b. Lợi ích của tự lập.

Tự lập thường cho chúng ta những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống, về cơ bản tự
lập sẽ tạo ra cho chúng ta những lợi ích cơ bản sau đây:
- Mối quan hệ tốt hơn với gia đình và bạn bè.
Khi chúng ta sống tự lập chúng ta có nhiều thời gian để tập trung vào công việc
nhưng chúng ta cũng nhận ra sự quan trọng của gia đình, bạn bè và chúng ta
thường rất trân trọng những khoảnh khắc được sum vầy cùng những người thân
yêu của mình.
- Hiểu rõ hơn về những khả năng bạn có.
Sống trong môi trường tự lập mang lại nhiều cơ hội tìm hiểu bản thân như: Điểm
mạnh, điểm yếu, động lực, hành vi, ham muốn...Nó giúp chúng ta có ý thức và
hiểu được chính mình hơn khiến bạn ngày càng trưởng thành như mọi người.
- Học cách tận hưởng sự một mình của riêng bạn.
- Xoay xở tiền bạc tốt hơn.
- Sẵn sàng gánh vác thách thức và đảm nhận trách nhiệm.
- Có những qquyết định tốt hơn(3)
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.a .Đặc điểm học sinh lớp 11B4- trường THPT Triệu sơn 2.
Lớp 11 B4 trường THPT triệu Sơn 2 năm học 2016- 2017 có tổng số học sinh là
39 em, trong đó có 31 học sinh nữ và 8 học sinh nam
Thuận lợi của lớp: Lớp học với đa số các em là học sinh nữ với nhiều em có ý
thức tốt trong học tập và cuộc sống, đa số các em đều là con em gia đình thuần
nông nên các em cũng ý thức được trách nhiệm của mình trong việc học tập, vì
ngoài thời gian đi học ở trường các em còn phải dành thời gian để giúp đỡ bố, mẹ
cả việc nhà lẫn việc đồng áng.
Khó khăn của lớp: Khó khăn đối với lớp đó là trong lớp có một số em có hoàn
cảnh gia đình khá giả lại là con út trong gia đình nên bố mẹ, anh chị đều rất chiều
chuộng. Hơn nữa trong lớp có một số em có hoàn cảnh đặc biệt: Có 2 học sinh
khuyết tật có vấn đề nên đôi khi nói các em không nghe, có một số em bố mẹ do
điều kiện khó khăn phải đi làm ăn xa nên ít quan tâm đến con cái được. Đa số
những học sinh đó các em thường thờ ơ ít quan tâm đến người xung quanh cũng

như không thực hiện tốt những nội qui của lớp ,của trường đề ra.
2.2 b. Một số biểu hiện về việc thiếu tính tự lập trong học tập và đời sống của
học sinh lớp 11B4 - năm học 2016- 2017.
Tôi xin dẫn chứng một số trường hợp vi phạm do không có tính tự lập, sống quá
ỷ nại vào người khác của các em học sinh lớp 11B4 của tôi vẫn thường hay mắc
phải trong một thời gian khá dài mà tôi cũng phải vất vả lắm mới thay đổi được.

4


Thứ nhất: Vấn đề thực hiện nề nếp, nội qui, qui định của nhà trường. Trong
vấn đề này mặc dù các em đã được phổ biến nhiều lần, cả trước lớp, trước trường
song vẫn còn nhiều học sinh vi phạm.
Ví dụ: Vào sáng thứ hai và thứ năm hàng tuần nhà trương yêu cầu học sinh phải
mặc đồng phục song có em không mặc, khi được cô giáo hỏi thì em vô tư nói rằng
em không biết áo của em mẹ để ở đâu mất rồi vì hôm nay mẹ đi vắng. Hoặc như
có những em ngủ dậy muộn nên đi học muộn cả sáng và chiều, khi được hỏi các
em bảo em ngủ quên do bố, mẹ đi vắng nên không ai gọi.
Một trường hợp khác là vi phạm qui định việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông bằng phương tiện xe đạp, xe máy điện, hoặc xe mô tô phân khối nhỏ,
trong khi đó các em có mũ treo ở trên xe nhưng lại không đội, khi được hỏi thì em
bảo rằng em không thích đội mũ bảo hiểm trên đường đi học mà em chỉ đội khi
gần đến trường để đối phó với trực ban nhà trường thôi...
Thứ hai: Trong vấn đề học tập trên lớp và học bài cũ ở nhà: Trong lớp có rất
nhiều em khi kiểm tra bài cũ không thuộc, điểm thường rất thấp chỉ vì về nhà các
em không chịu học bài, không chịu soạn bài và làm bài tập ở nhà, có những em
khi giao bài tập về nhà các em không tự giác làm mà chờ đến hôm sau có giờ thì
vội vàng mượn vở của bạn để chép. Điều đó càng làm cho các em trở nên ỷ nại,
lười biếng không tự giác.
Trong học tập trên lớp: Vẫn còn tình trạng học sinh ngồi học mà lại ngủ gật,

không có hứng thú học tập, khi được hỏi các em không có mục tiêu cho tương lai
hay sao? Các em chỉ cười và có em chỉ lắc đầu. Vì ngay cả bản thân các em ,các
em cũng không định hình được con đường đi trong tương lai của mình , có em chỉ
nghỉ đơn giản là bố, mẹ sắp xếp như thế nào thì các em sẽ làm như vậy.
Thứ ba: Trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình các em: Có nhiều phụ huynh
cũng phàn nàn về việc con cái ở nhà không biết làm một việc gì, từ việc thay quần
áo ra các em cũng vứt bừa bãi, lung tung khắp nhà, mẹ lại phải đi tìm từng cái để
giặt giũ, cất nhấc, hay đến việc con cái không thể tự mình nấu cho mình một bữa
ăn khi bố, mẹ đi vắng, khiến bố ,mẹ rất lo lắng.
Trong thực tế khi còn nhỏ, ai trong chúng ta cũng được cha mẹ chúng ta chăm
sóc, nâng niu.Lớn lên ta được mở mang hiểu biết nhờ sự chỉ dạy của thầy, cô, và
học hỏi từ bạn bè, từ thế giới xung quanh. Mặc dù chúng ta có nhiều sự giúp đỡ
nhưng rồi ai cũng sẽ phải trưởng thành, phải sống một cuộc sống của riêng mình.
Chính bởi vậy tự lập rất cần thiết trong cuộc sống.
Vậy sống tự lập là gì? Tự lập được hiểu là tự mình làm một việc gì đó mà không
cần đến sự giúp đỡ hay lệ thuộc vào ai. Khi có tính tự lập chúng ta sẽ có những lập
trường, quan điểm riêng, từ đó lựa chọn cho mình một con đường, một hướng đi
trong tương lai. Tự lập là cách sống trái với ỷ nại, dựa dẫm vào người khác hay
trông chờ vào vận may. Đây là một lối sống tốt, giúp con người trở nên tự tin, bản
lĩnh và làm chủ được cuộc sống của mình và gặt hái được thành công tốt hơn.

5


Công bằng mà nói thì hiện nay do cuộc sống của nhiều gia đình đã trở nên khá
giả hơn. Nhiều gia đình chỉ cần con cái học giỏi là được mà quên đi việc phải rèn
luyện cho con kỹ năng sống, con cái không tự lập được cũng vì thế.
Trước thực trạng đó , là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất trăn trở vì nó không
chỉ làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp mà quan trọng là chính thái độ thờ ơ, ỷ nài
của các em còn làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống tương lai sau này của các em.

Có thể nói rằng,sống tự lập là một lối sống tốt đẹp và cần thiết đối với tất cả
chúng ta, người xưa có câu:
Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.(2)
Sự tự lập luôn giúp cho con người có những thành công nhất định. Vì thế nên tôi
mong muốn giúp học sinh của mình phải học tập và sống, làm việc một cách tự
lập.
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3 a. Điều tra hoàn cảnh thực tế của một số gia đình có học sinh hay vi
phạm
- Trước tình hình học sinh của lớp tôi 11B4 có những vi phạm và những biểu hiện
vi phạm nội qui của nhà trường, của lớp, với cương vị là giáo viên chủ nhiệm lớp
tôi đã rất trăn trở và quyết định điều tra về hoàn cảnh của gia đình các em, trong
đó nổi bật có một số trường hợp sau đây:
+ Đối với trường hợp em học sinh thường hay đi học muộn cả sáng và chiều,
đồng thời thường xuyên vi phạm nội qui của nhà trường.
Em Trần Thanh Thế và Trần Thanh Kỷ là 2 học sinh khuyết tật, được tuyển thẳng
vào lớp 10, ban đầu 2 anh em này khá chăm học, nhưng chỉ sau 1 tháng thì bắt đầu
học hành chểnh mảng không chú ý ,từ cuối năm lớp 10 em Trần Thanh Thế đã bỏ
học, khi tìm hiểu thì tôi được biết nguyên nhân là do 2 anh em ham chơi điện tử,để
hạn chế con ra ngoài quán chơi bố, mẹ của 2 em đã mua cho một bộ máy tính. Bố
mẹ lại lo làm ăn, mẹ đi làm thuê, bố lại ở một nhà khác, còn để 2 anh em sống một
nhà, không quan tâm nhiều đến con cái, nên 2 anh em chơi điện tử suốt đêm, mai
không có ai gọi dậy cho đi học, không kịp chuẩn bị sách vở, không học bài cũ ,
không kịp đi dép quai hậu, không biết áo quần để chỗ nào rồi mặc bừa...
+ Trường hợp thứ hai là trường hợp của em học sinh thường xuyên ngủ gật trong
giờ học.
Em Nguyễn Quang Hùng là học sinh mới chuyển đến lớp tôi trong năm học 20162017, có bố mẹ đều là công chức nhà nước, cũng thường xuyên quan tâm con cái
nhưng sự quan tâm đó lại chưa đúng cách. Đó là đêm đến bắt con ngồi học thật
khuya mà không cần biết con đang học gì, làm gì, chỉ cần con ngồi học đến 12h là

được. Kết quả là việc học hành của con không chỉ không được cải thiện mà còn
ảnh hưởng nghiêm trọng, lên lớp em thường xuyên ngủ gật, học không tập trung,
sáng còn đi học muộn.

6


+ Trường hợp của một số em học sinh có hòan cảnh gia đình khá giả, được bố mẹ,
anh chị cưng chiều nên không biết tự mình làm gì ,cái gì cũng phụ thuộc vào gia
đình, từ quần áo, giờ giấc đi học, ăn uống, đến việc các em không chịu chuẩn bị
bài ở nhà, thái độ học tập chưa nghiêm túc, trong thi cử phụ thuộc bạn bè. Hơn
nữa các em gia đình khá giả nên nhiều khi các em cảm thấy việc học hành đôi khi
không phải là vấn đề duy nhất để kiếm tiền.
Sau khi điều tra ở các gia đình, tôi đã có những cách xử lí khác nhau và tác động
đến phụ huynh học sinh làm thay đổi quan điểm và các em đã có những tiến bộ rõ
rệt.
2.3. b. Đặt mục tiêu rèn luyện kỹ năng cần thiết cho các em học sinh lớp 11 B4.
Thông thường người lớn không muốn con cái mình phải gánh nhiều trách nhiệm
khi chưa thực sự sắn sàng. Từi yếu tố này một lần nữa bố, mẹ lại giúp các em làm
mọi việc như thường lệ mà khônh nhận ra rằng con mình thực sự đã lớn, con đã có
những nhận thức, hiểu biết và có đủ khéo léo, có những sự tự tin , chắc chắn có
thể bắt tay vào một công việc nào đó mà các em thậm chí còn chắc chắn hoàn
thành nó tốt hơn so với bố, mẹ ở nhà. Vậy để hình phát huy tính tự lập cho các em
thì bố, mẹ nên động viên , khuyến khích làm những công việc phù hợp với khả
năng của con mình, nhất là những việc con thích, kể cả đôi khi các em làm chưa
thành công xuất sắc nhưng chúng ta cũng nên khen ngợi các em để khuyến khích .
Nếu bố, mẹ kiểm soát trẻ quá chặt, quá lâu thì đương nhiên các em sẽ ngại việc
không muốn làm, từ đó dần dần các em sẽ ỷ nại vào bố, mẹ. Chắc hẳn ai cũng nhớ
câu: << Nếu bắt cho con một con cá, con sẽ có cá ăn trong một ngày. Nhưng nếu
dạy con bắt cá, con sẽ có cá ăn suốt đời>>. Xuất phát từ tư duy này tôi đặt ra mục

tiêu cho các em để các em phát huy tính tự lập của mình trong học tập và cuộc
sống. Vì vậy ngay từ khi vào năm học mới tôi đã đặt ra mục tiêu và yêu cầu các
em cùng thực hiện các kỹ năng, đó là:
- Trước hết các em phải biết tự phục vụ bản thân: Đây là một kỹ năng cần thiết , các
em đã được dạy từ khi còn rất nhỏ. Vậy thì các em đã bước sang tuổi 17-18 thì
việc tự phục vụ bản thân là việc làm cần thiết: Phải biết tự lo trang phục của
mình khi tới trường, tự lo ăn, uống , tự ngủ dậy đi học đúng giờ, tự giặt giũ, cất
nhấc đồ của mình mà không làm phiền đến cha, mẹ.
- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cho bản thân và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, trường
học: Có rất nhiều học sinh dù đã lớn ,song các em lại rất thiếu ý thức trong việc
giữ vệ sinh nơi công cộng, trường học: Ví dụ như: Các em ăn hoặc uống nước
xong là vứt luôn rác ra lớp học, sân trường, ngoài đường đi hay bất cứ chỗ nào có
thể.
- Kỹ năng hỗ trợ người khác: Các em sống trong gia đình có cha, mẹ, người thân,
trong trường học các em có thầy, cô, bạn bè thì các em phải biết sẻ chia công việc
với những người xung quanh. Sẻ chia không chỉ đơn giản là giúp nhau làm việc

7


mà đó còn là sự hỗ trợ, lòng nhiệt tình, sự tương thân tương ái giữa con người với
con người. Biết hỗ trợ người khác là các em cúng đã biết sống vị tha, giàu tình
nghĩa, từ đó các em sẽ có cái nhìn tốt đẹp hơn về cuộc sống.
- Kỹ năng đối nhân, xử thế: Đây là một kỹ năng hết sức cần thiết đối với các em,
vì các em đã lớn, không còn bao lâu nữa các em sẽ bước ra ngoài đời sống cuộc
sống của các em, nên các em phải biết sống sao cho đúng, nói sao cho người khác
dễ nghe, sống hòa đồng, không nóng nảy, biết tự kiềm chế bản thân....(4)
2.3.c. Giao việc cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Để có tính tự lập mỗi học sinh phải có sự nổ lực , bền bỉ,có chí mạnh mẽ để vươn
lên, vượt qua thử thách, khó khăn, các em cần biết phải suy nghĩ xem mình cần

phải làm gì để có tính tự lập. Vì vậy việc giao cho các em những việc làm cụ thể
để các em tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình và tự lập kế hoạch để hoàn
thành việc làm đó trước giáo viên, trước các bạn và trước toàn trường. Công việc
nên phân đều cho mọi thành viên trong lớp chứ không tập trung ở một người
Ví dụ: Trong lớp cần có nhiều người giữ các trọng trách công việc khác nhau nên
tôi sẽ phân ra theo từng công việc phù hợp với khả năng của từng em, không có ai
bị lặp lại làm quá nhiều việc.
Trong đó: 1 lớp trưởng
1 bí thư + phó bí thư
1 lớp phó lao động
1 lớp phó đời sống
1 lớp phó văn thể
1 lớp phó học tập phụ trách chung ( trong đó lại giao cho từng cá nhân
học sinh học tốt các môn khác nhau chịu trách nhiệm về các môn đó).
4 tổ trưởng và 4 tổ phó giúp việc khi các tổ trưởng vắng mặt
1 thư kí ghi chép những công việc cần thiết của lớp diễn ra trong
ngày.
Như vậy với cách phân công công việc như vậy thì không tạo áp lực lên một
học sinh nào trong một ngày, đồng thời tôi cũng yêu cầu các em phải tự lập kế
hoạch để cho công việc của mình được hoàn thành tốt.
Sau mỗi tháng tôi đều tổng kết công việc của từng em, đánh giá và khuyến khích
các em làm tốt đồng thời cũng phê bình , nhắc nhở những em làm chưa tốt,
khuyến khích các em lần sau cố gắng.
Tóm lại với sự phân công này thì từ các ggiờ học trên lớp đến các hoạt động văn
hóa, thể dục thể thao, các hoạt động tập thể, các em đều có nhiệm vụ rõ ràng và
luân phiên thực hiện vao trò lãnh đạo. Có như vậy các em mới tự tin , năng động,
và luôn cố gắng thực hiện phần việc của mình với trách nhiệm cao nhất.
2.3. d. Rèn luyện cho học sinh tính tự quản và biết tự học tự lập kế hoạch theo
quỹ thời gian của bản thân.
- Rèn luyện tính tự quản trong học sinh.


8


Để giáo dục tính tự quản cho học sinh trong lớp ,trước hết tôi rèn tính tự quản cho
đội ngũ cán bộ trong lớp.Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ tự quản lý, điều hành,
giải quyết mọi công việc của tập thể khi không có giáo viên, người phụ trách.
Để có đội ngũ này tôi đã phải lựa chọn những học sinh năng động, nhiệt tình, có
tiếng nói trong lớp so với các bạn,đồng thời tôi phải tổ chức, hướng dẫn các em để
các em biết cách lập kế hoạch, biết ghi chép hồ sơ, sổ sách, viết báo cáo khi cần
thiết.(4)
-Yêu cầu học sinh biết lập kế hoach học tập theo quỹ thời gian và yêu cầu của
môn học.
Trước hết để giúp học sinh có được khả năng này, tôi đã tìm rất nhiều phương
pháp học tập hay, phương pháp mới để phổ biến rộng rãi cho các em, từ đó giúp
các em có khả năng tự lập trong học tập. Các em, có kỹ năng tự học hỏi, nghiên
cứu để hiểu bài sâu sắc , nhờ đó khi các em làm bài tập không phụ thuộc bạn bè,
khi làm bài thi không quay cóp.
Yêu cầu các em phải lập cho mình một kế hoach học tập phù hợp với quỹ thời
gian của từng em.
Tôi đã hướng dẫn các em lập một thời gian biểu trong một tuần( vì thời gian học
tập có thể có những thay đổi nên các em cũng phải thay đổi cho phù hợp), ngoài
việc các em lập thời gian cho các môn học được coi là chủ yếu thì các em cũng
phải dành thời gian cho các môn học khác nữa. Trong kế hoạch tôi vẫn yêu cầu
học sinh dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn.
Đồng thời sau mỗi ngày tôi cũng yêu cầu học sinh tự ghi chép lại những việc đã
hoàn thành , rồi tự phân tích, kết quả thực hiện, thời gian thực hiện...Từ đó điều
chỉnh lại cho thích hợp.
Trong quá trình các em thực hiện tôi cũng đã khuyên các em nên kiên định để
tập lập nên một thói quen làm việc đều đặn hàng ngày, áp dụng được điều này

chocác công việc khác sẽ giúp các em hình thành những thói quen cần thiết trong
cuộc sống.
2.3.e .Rèn luyện cho học sinh biết chủ động trau dồi kiến thức của mình khi
tiếp thu bài giảng của thầy, cô giáo trên lớp cũng như sau khi tan học.
Để rèn luyện kỹ năng này ,tôi đã hướng dẫn học sinh nên tìm đến các thư viện
tìm sách để đọc thêm , học nhóm với bạn bè cùng lớp hoặc tự rèn luyện tại nhà.
Luôn luôn đặt câu hỏi cho những kiến thức mới học để tìm hiểu kỹ hơn về kiến
thức, biết vận dụng nó vào thực tiễn chứ không phải đơn giản là chỉ học thuộc để
đối phó.
2.3.g .Thông qua những mẫu chuyện kể về những tấm gương biết sống, học tập
một cách tự lập để giáo dục học sinhtrong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
- Những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Câu chuyện thứ nhất: Tinh thần chịu đựng và vượt qua mọi khó khăn, gian
khổ để hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước, cứu dân của Bác.

9


Ngày mùng 5 tháng 6 năm 1911, cách đây tròn một thế kỷ, người thanh
niên Nguyễn Tất Thành- Nguyễn Sinh Cung lấy tên là Văn Ba làm phụ bếp cho
một tàu buôn của Pháp, rời Bến Nhà Rồng ra nước ngoài bắt đầu một hành trình
lâu dài, gian khổ tìm đường cứu nước. Người chọn Sài Gòn làm nơi ra nước ngoài
vì lúc đó Sài Gòn là trung tâm kinh tế, chính trị của chế độ thuộc địa Pháp ở Đông
Dương,ở đây có Bến Nhà Rồng tàu bè nước ngoài ra vào nhiều, là nơi ra đi thuận
lợi nhất tránh được sự kiểm soát gắt gao của mật thám Pháp.Người ra đi mang
theo một chí hướng lớn với một niềm tin sắt đá: Hẹn ngày trở về giải phóng tổ
quốc và giải phóng đồng bào thân yêu.
Khi ra đi Bác không có một đồng tiền trong tay , có người hỏi làm sao Bác
đi được thì Bác giơ 2 bàn tay của mình lên và bảo: Tiền ở đây chứ ở đâu.
Từ khi rời Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dã bước vào một hành trình vĩ đại:

Từ Bến Nhà Rồng , vượt đại dương đến Singapo, Người đã đi qua rất nhiều hải
cảng khác nhau trên đường sang Pháp, Từ Ha- Vơ-Rơ Người đến Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, An-giê- ri, Tuy- ni- di, Đông Phi, rồi Công Gô và hầu hết các cửa
biển Tây Phi.Từ Châu Phi Người sang Mỹ: Từ Mỹ Người lại vượt đại dương trở
lại Châu Âu. Người đã đến nhiều đất nước khác nhau, đã gặp nhiều màu da, tiếng
nói khác nhau, đó là cuộc sống tăm tối, cực khổ của nhân dân các nước thuộc
địa.Cũng chính từ đây, những nhận thức về giai cấp, tình cảm giai cấp và tinh thần
quốc tế vô sản đầu tiên đã hình thành ở Người.
Trong thời gian đầu hoạt động ở nước ngoài Người đã phải lao động gian khổ
để kiếm sống: Khi thì làm phụ bếp, khi thì làm thợ đốt than, rưa chảo, thái rau,
nhặt măng tây....Người đã không nề hà bất cứ việc gì để kiếm sống.
+ Câu chuyện thứ hai: Lòng ham mê học tiếng nước ngoài.
Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, mặc dù công việc bận rộn, gặp nhiều
khó khăn và gian khổ nhưng Bác Hồ vẫn ham học và tìm tòi với một quyết tâm sắt
đá. Ở đâu Người cũng học mà trước hết là học tiếng: Anh, Pháp ,Nga, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha..., tranh thủ học mọi lúc, mọi nơi; Học bạn bè cùng đi trên tàu,
cô sen, học anh thợ nấu bếp, thủy thủ trên tàu, học giáo sư người Anh...Bác Hồ
biết nhiều ngoại ngữ không phải hoàn toàn do năng khiếu mà điều chủ yếu là do
Người kiên trì, bền bỉ học tập và có cách học hợp lí nhất, thông minh nhất, tốn ít
công sức nhất mà lại đạt hiệu quả cao nhất.
Tháng 6 năm 1923 Bác Hồ bí mật rời Pháp sang Liên Xô. Trong thời gian một
năm rưỡi ở Liên Xô, Người đã tự học và sử dụng thành thạo tiếng Nga, một ngoại
ngữ khó học, bình thường một sinh viên đại học phải học 4 năm mới đọc thông,
viết thạo. Để sử dụng tiếng Nga thành thạo, Bác Hồ phải phấn đấu liên tục, vừa tự
học vừa thực hành nâng cao. Người đã viết nhiều bài bằng tiếng Nga đăng trên
báo Sự Thật của Đảng Cộng Sản Liên Xô và tạp chí Thư Tín quốc tế. (5)
Qua tấm gương học ngoại ngữ của Bác , đã để lại cho chúng ta, đặc
biệt là học sinh, sinh viên một bí quyết thành công khi học tiếng nước ngoài<< là
tinh thần chịu khó, bền bỉ, không nóng vội vì học ngoại ngữ là phải rèn luyện


10


không ngừng, để củng cố kỹ năng ngôn ngữ mới sử dụng được nó một cách sinh
động, hiệu quả
- Những câu chuyện về tấm gương biết tự nghiên cứu học tập và vươn lên trong
học tập dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
+ Câu chuyện thứ nhất: Cậu bé san bằng kỷ lục 16 năm của<< Đường lên
đỉnh Olympia>>.
Phan Đăng Nhật Minh trường THPT Hải Lăng, Quảng Trị được mệnh danh là
cậu bé<< Google>> nhờ khả năng trả lời nhanh và chính xác. Minh gây ấn tượng
với khán giả truyền hình cả nước qua chương trình << Đường lên đỉnh Olympia
năm thứ 17 khi giành 400 điểm trong vòng thi tuần, san bằng ký lục 460 điểm của
vòng thi tháng và chiến thắng thuyết phục ở vòng thi quý, trở thành nhà leo núi
đầu tiên có mặt trong cuộc thi chung kết.
Mẹ của Nhật Minh cho biết để có kết quả đó vừa là nhờ sự thông minh nhưng
cũng là do em ham học hỏi. Em tự mua sách về nhà, tự học các chương trình
trước, em tự nghiên cứu các bài tập và tìm cách giải các bài tập đó theo nhiều cách
khác nhau. Khi Minh mới học lớp 11 thì cậu đồng thời cũng đã tự học xong
chương trình lớp 12, khi được hỏi em có bí quyết gì thì Nhật Minh chia sẻ rằng em
không có bí quyết gì ngoài sự đam mê kiến thức và biết lập cho mình một thờigian
biểu phù hợp, em không những học giỏi mà chơi thể thao cũng giỏi.
+ Câu chuyện thứ hai: Con gái người lao công Sài Gòn Vào Harvard.
Trần Thị Diệu Liên sinh ra trong gia đình nghèo khó ở trong căn nhà xập xệ
rộng chưa tới 20m2 , vốn là chuồng heo, kho chứa củi. Nguồn sống của gia đình là
thu nhập bấp bênh từ nghề thiết kế biển quảng các của bố, nghề lao công vất vả
sớm hôm của mẹ. Nhưng Liên đã không ngừng học hỏi và phấn đấu, suốt 12 năm
em luôn là học sinh giỏi.
Sau khi thi đỗ vào một trường đại học ở TPHCM, Liên bảo lưu một học kỳ để
theo đuổi học bổng du học. Không phụ sự nổ lực và cố gắng của bản thân, tháng

4/ 2016 Liên đã nhận được học bổng toàn phần suốt 4 năm giá trị khoảng 7 tỷ
đồng của đại học Harvart, trường đại học danh giá bậc nhất thế giới.
+ Câu chuyện thứ ba: Cô gái người Dao giành học bổng thạc sĩ 47.000 Euro.
Chảo Thị Yến ở Bát Xát, Lào Cai, sinh ra trên một làng quê vốn còn có nhiều hủ
tục, nhiều nếp nghĩ không ủng hộ con gái học hành. Hết lớp 9 cô phải nghỉ học để
đi làm nương. Sau 3 năm thuyết phục người nà thì cuối cùng cô cũng được đi học
cấp 3 với ước mơ làm cô giáo, tuy nhiên cuộc sống đã làm cô thay đổi và trở thành
sinh viên đại học Lâm nghiệp.
Là người dân tộc nên Yến rất vất vả trong việc học tiếng Anh, cô chật vật và phải
làm rất nhiều việc để kiếm tiền tự lo cho cuộc sống và việc học của bản thân. Sau
này khi đi làm rồi cô gửi hồ sơ xin học bổng . Tháng 3/ 2016 cô nhận được học
bổng của Đức trị giá 47.000 Euro.
+ Câu chuyện thứ tư: Cô gái khiếm thị Việt Nam là sinh viên ưu tú ở Mỹ.

11


Trang Ha, cô gái đến từ Bình Dương , Việt Nam là cô gái bị khiếm thị bẩm sinh,
nhưng nhờ sự nổ lực của bản thân cô đã trở thành sinh viên của trường đại học
Arkansas- Fort Smith của Mỹ. Năm đầu tiên cô học giỏi với số điểm trung bình
đạt 4.0, đây là mức điểm tối đa.
Năm thứ hai, vượt qua cú sốc ngoại ngữ , dành hơn 1 tháng học thuộc đường tới
trường , đọc sách giáo khoa bằng chữ nổi, học cách sử dụng thiết bị công nghệ
phục vụ cho việc học và cho bản thân.
Trang tốn 3 tiếng để hoàn thành bài tập, gấp 3 lần một học sinh bình thường.
Mỗi khi bắt đầu một học kỳ mới, Trang lại mất thêm nhiều thời gian để học thuộc
đường tới lớp mới, tìm sách giáo khoa. Thế nhưng kết quả học tập sau năm đầu
tiên ở đai học đã chứng minh nghị lực phi thường của cô gái nhỏ bé Việt Nam trên
đất Mỹ.(6)
Tóm lại trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ và những khi hoạt động

ngoài trời như đi lao động, tôi thường hay đem những câu chuyện về Bác, về
những tấm gương biết tự mình học tập, biết tự lập trong cuộc sống để kể cho các
em nghe, nhằm khuyến khích tính tự lập trong các em, mong các em có được sự tự
lập trong học tập và tự tin hơn trong cuộc sống.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp, nhà trường.
Để kiểm tra tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã làm một cuộc khaỏ
sát nhanh ở lớp với cùng nội dung, thời gian trước và sau khi được rèn luyện tính
tự lập trong học tập và đời sống .
Nội dung phiếu khảo sát như sau:
Thứ tự

Nội dung khảo sát

Đã làm được

Làm được ít

Chưa
được

làm

1

Kỹ năng tự phục vụ bản
thân
2
Kỹ năng giữ gìn vệ sinh
bản thân và nơi công cộng

3
Kỹ năng biết quan tâm,
giúp đỡ người khác
4
Kỹ năng đối nhân, xử thế
5
Thiết lập tính tự quản, tự
lập kế hoạch học tập, làm
việc của bản thân
6
Kỹ năng tự trau dồi kiến
thức, chủ động ghi nhớ
kiến thức một cách lâu dài
Thời gian khảo sát lần 1 ( vào đầu năm học): Trước khi phổ biến các kỹ năng để
rèn luyện tính tự lập cho học sinh.

12


Tổng số học sinh của lớp 11B4: 39 em ( 100%).
Kết quả thu được như sau:
Trong đó ở các nội dung khảo sát được thể hiện như sau:
Thứ tự

Nội dung khảo sát

1

Kỹ năng tự phục vụ bản 17 em, chiếm 13 em, chiếm
thân

43,6 %
33,3 %

2

Kỹ năng giữ gìn vệ sinh
bản thân và nơi công
cộng
Kỹ năng biết quan tâm,
giúp đỡ người khác

3

Đã làm được

Làm được ít

20 em ,chiếm
10
em,
51,3 %
chiếm 25,6 %
12 em, chiếm 7 em, chiếm
30,8 %
17,9 %

4

Chưa
được

9
chiếm
%
9
chiếm
%
20
chiếm
51,3%
14
chiếm
%

làm
em,
23,1
em,
23,1
em,

Kỹ năng đối nhân, xử thế 11em, chiếm 14 em,chiếm
em,
28,2%
35,9 %
35,9
( áp dụng trong trường
hợp gặp phải một vấn đề
trong quan hệ bạn bè
hoặc gặp sự cố trong gia
đình)

5
Thiết lập tính tự quản, tự 10 em, chiếm 12 em, chiếm 17
em,
lập kế hoạch học tập, 25,6%
30,8 %
chiếm
làm việc của bản thân
43,6%
6
Kỹ năng tự trau dồi kiến 5 em, chiếm 9 em, chiếm 25
em,
thức, chủ động ghi nhớ 12,8 %
23,1 %
chiếm 64, 1
kiến thức một cách lâu
%
dài
Thời gian khảo sát thứ 2 ( vào cuối năm học): Sau khi học sinh đã được rèn
luyện,học tập các kỹ năng để có tính tự lập trong học tập và cuộc sống.
Tổng số học sinh của lớp 11B4:39 em ( 100%)
Kết quả thu được như sau:
Thứ tự
1
2

Nội dung khảo sát

Đã làm được

Làm được ít


Chưa
được

làm

Kỹ năng tự phục vụ 33 em,chiếm 5 em, chiếm 1
em,
bản thân
84,6 %
12,8 %
chiếm 2,6
%
Kỹ năng giữ gìn vệ 29 em,chiếm 7 em, chiếm 3em, chiếm

13


3
4

sinh bản thân và nơi
công cộng
Kỹ năng biết quan
tâm, giúp đỡ người
khác
Kỹ năng đối nhân, xử
thế

74,4 %


17,9%

7,7 %

23 em, chiếm 7 em, chiếm 9
em,
59 %
17,9 %
chiếm
23,1%
25em, chiếm 10 em, chiếm 4
em,
64,1%
25,6%
chiếm 10,3
%

( áp dụng trong
trường hợp gặp phải
một vấn đề trong
quan hệ bạn bè hoặc
gặp sự cố trong gia
đình)
5
Thiết lập tính tự 21 em, chiếm 13 em, chiếm 5
em,
quản, tự lập kế hoạch 53,8%
33,3 %
chiếm

học tập, làm việc của
12,8%
bản thân
6
Kỹ năng tự trau dồi 19 em, chiếm 18 em, chiếm 2
em,
kiến thức, chủ động 48,7%
46,1 %
chiếm 5,2
ghi nhớ kiến thức
%
một cách lâu dài
Tóm lại , sau khi được rèn luyện kiến thức , kỹ năng để có được tính tự lập
trong cuộc sống và học tập thì học sinh lớp tôi đã có những cải thiện đáng kể, tôi
đã không phải nhắc nhở nhiều, các em đã tự giác trong các giờ tự quản, khi không
có cô giáo chủ nhiệm, trong các sinh hoạt tập thể hoặc trong các giờ lao động.
Đồng thời việc chuẩn bị bài tập ở nhà, học bài trên lớp cũng cải thiện được rất
nhiều.
3. Kết luận và kiến nghị.
*Kết luận.
Tóm lại, đối với thế hệ trẻ thì việc tự lập là một điều vô cùng cần thiết, bởi rằng
nếu không tự lập ,không tự đưa ra quyết định cho bản thân mình thì mãi mãi
chúng ta chỉ là một người chạy phía sau, mất phương hướng với tất cả mọi điều
đang ở phía trước.
Chính vì tâm thế ỷ lại,dựa dẫm khiến cho các em không thể định hình được con
đường mình đi là đúng hay sai, và có thể các em sẽ lầm đường ,lạc lối. Thực trạng
này rất nhiều.
Đất nước chúng ta cần những con người tự lập, những con người biết tự đi trên
đôi chân của mình. Nhà trường chúng ta cần những học sinh tự giác học tập, biết
tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra chân lí mới cho cuộc sống, bởi rằng trong xu thế hội


14


nhập, toàn cầu hóa nếu không là chính mình , không có hướng đi riêng thì rất dễ bị
hòa tan.
*Kiến nghị , đề xuất.
- Đối với sở giáo dục và đào tạo: Tôi mong rằng sẽ có những hoật động giáo dục
thiết thực để giúp các em học sinh có được cho mình những hướng đi, sự lựa chọn
đúng đắn, phù hợp cho tương lai của các em.
- Đối với Nhà trường: Tôi mong muốn nhà trường sẽ có nhiều hoạt động ngoại
khóa để giáo dục tính tự lập trong học tập của học sinh.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị.

Tôi xin cam đoan nội dung sáng kiến
kinh nghiệm này là do tôi tự làm, không
sao chép.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Triệu Sơn, tháng 5 năm 2017
Người viết sáng kiến kinh nghiệm
Lê Thị Hà

15


Tài liệu tham khảo.
[1].Trích tâm lí học lứa tuổi học sinh THPT.
[2]. Trích Nghị luận văn học xã hội lớp 9 về tính tự lập của học sinh.
[3]. Trích dẫn trong trang web: .
[4. Trích báo GD&TĐ: Một số kỹ năng rèn luyện tính tự lập cho học sinh dân tộc

nội trú.
[5]. Trích những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
[6 ]. Trích báo điện tử về những tấm gương sáng năm 2016.

16



×