Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giáo dục phòng, chống tham nhũng thông qua tiết ngoại khóa môn giáo dục công dân ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.9 KB, 24 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

MỤC LỤC
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
2. Thực trạng vấn đề
3. Cách tiến hành ngoại khoá
Giáo án Ngoại khoá " Giáo dục PCTN thông qua tiết ngoại khoá môn

1
2
2
4
4
4
5
5
7
8
10

GDCD ở trường THPT"
4. Hiệu quả của sáng kiến
III. PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC

15
18
20
21

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo về bệnh tham ô, lãng phí,
quan liêu. Người coi đó là một thứ giặc độc ác ở trong lòng, là “kẻ thù của
nhân dân”. Người cũng vạch rõ: tham ô, lãng phí nảy nở từ bệnh quan liêu, “ở
đâu có bệnh quan liêu thì ở đó chắc chắn có tham ô, lãng phí; nơi nào bệnh
Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

1


Sáng kiến kinh nghiệm

quan liêu càng nặng thì nơi đó càng nhiều lãng phí, tham ô”. Theo Người,
muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch nạn quan liêu.
Quan liêu sẽ dẫn đến mất dân chủ, độc đoán, chuyên quyền; đặc biệt, quan liêu
xa rời thực tiễn, xa rời quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng,
là nguy cơ lớn đối với Đảng cầm quyền. Để phòng chống bệnh tham ô, lãng phí,
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng
viên về nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện tốt “cần, kiệm, liêm, chính, chí
công, vô tư”; kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân.
Những năm gần đây, tình trạng tham nhũng, lãng phí ở nước ta nói chung
và Tỉnh Thanh Hoá nói riêng diễn biến rất phức tạp, đã và đang tác động tiêu

cực tới nhiều mặt của đời sống xã hội, làm hạn chế tới thành quả của công cuộc
đổi mới đất nước. Hàng loạt các vụ tham nhũng lớn, nghiêm trọng đã bị phát
hiện như PMU18, Vinashin và Vinaline, gần đây nhất là Cưu. TGĐ Ngân hàng
Agribank nhận 50.000 USD “ lót tay ” qua cửa kính ô tô, Vụ án Lâm Ngọc
Khuân và đồng bọn, Vụ án Phạm Thị Bích Lương và đồng phạm…Giá trị tài sản
bị thiệt hại, thất thoát liên quan đến tham nhũng lên tới hàng chục, hàng trăm,
thậm chí hàng nghìn tỉ đồng. Đây là những con số lớn, đáng lo ngại so với số thu
ngân sách hàng năm của Việt Nam. Vì vậy, tích cực phòng ngừa và kiên quyết
đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của toàn xã hội,
là quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân ta, nhằm xây dựng một bộ máy
lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong thời
kỳ mới.
Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng trong quá trình xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là
làm cho bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đáp ứng niềm tin của quảng
đại quần chúng nhân dân, giảm thất thoát về tài chính, ngân sách... Ngoài ra, còn
giúp cho mỗi công dân thấy được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng
Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Thời gian qua, cùng với việc ban
hành nhiều văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng; Đảng, Nhà nước ta
còn đặc biệt coi trọng việc xét xử các vụ án tham nhũng, coi đây là bài học để
răn đe, cảnh tỉnh những cá nhân tổ chức đang ngày một xa rời tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh, làm mất nhân phẩm, danh dự của chính mình và dần mất đi niềm
tin của dân vào Đảng, Nhà nước vào chế độ xã hội.
Để công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta đạt kết quả tốt,
chúng ta phải đồng thời thực hiện triệt để nhiều biện pháp, một mặt phải ra sức
đấu tranh “chống tham nhũng” , mặt khác cũng không nên xem nhẹ công tác “
phòng ngừa”, cần thiết phải đưa giáo dục phòng, chống tham nhũng vào các cơ
Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

2



Sáng kiến kinh nghiệm

sở giáo dục và phát huy hiệu quả của nó, để các em học sinh nhận thức được
những tác hại của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước,
đối với sự hình thành, hoàn thiện nhân cách, đạo đức của một con người…Từ đó
giúp các em – chủ nhân tương lai của đất nước có được niềm tin, định hướng
đúng đắn trong cuộc sống sau này.
Để thực hiện tốt việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng
dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, từ năm học 2013-2014, Thủ tướng Chính
phủ đã phê duyệt, phát hành các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống
tham nhũng dành cho giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp; giáo viên các trường trung học phổ thông; giảng viên, giáo viên các trường
hành chính…Đồng thời tăng cường kiểm tra công tác tổ chức thực hiện và giảng
dạy nội dung phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên,
trong quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THPT, bản thân tôi
nhận thấy chương trình giáo dục phòng, chống tham nhũng ở cấp THPT chỉ là
tích hợp kiến thức phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong một số bài dạy của
bộ môn Giáo dục công dân, kiến thức đọng lại cho các em chỉ là rất ít nếu không
muốn khẳng định là quá sơ sài, thiếu điểm nhấn. Theo tôi, trong mỗi năm học
ngoài việc tích hợp trong các bài giảng môn Giáo dục công dân THPT, có 2 tiết
Ngoại khóa về các vấn đề của địa phương và nội dung đã học, toàn cấp học sẽ là
6 tiết Ngoại khóa, trong 6 tiết này nên dành 2 tiết tổ chức Ngoại khóa “ Giáo dục
phòng, chống tham nhũng” với nhiều hình thức tổ chức phong phú, sinh động
như tổ chức các cuộc thi viết, đóng tiểu phẩm, rung chuông vàng, hùng biện…
Mục đích của tiết Ngoại khóa này là trang bị cho các em kiến thức cơ bản, trọng
tâm về vấn đề tham nhũng: Khái niệm, nguyên nhân, tác hại và biện pháp
phòng, chống tham nhũng cũng như phân biệt, giải quyết một số tình huống
tham nhũng thông thường trong đời sống hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Cuối

cùng là giáo dục ý thức trách nhiệm của một con người, một công dân tốt đối
với xã hội trên hết đó là “Nói không với tham nhũng” và nâng cao ý thức phòng,
chống tham nhũng.
Từ những lý do trên, tôi mạnh rạn nghiên cứu đề tài “ Giáo dục phòng,
chống tham nhũng thông qua tiết Ngoại khóa môn Giáo dục công dân ở
trường THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Qua việc nghiên cứu và ứng dụng đề tài này trong thực tiễn giảng dạy
môn GDCD ở trường THPT, bản thân tôi muốn giáo dục, rèn luyện cho các em ý
thức trách nhiệm của một công dân đối với cộng đồng, xã hội- một phẩm chất
quan trọng của đạo đức là tư tưởng, thái độ PCTN. Trên cơ sở giúp các em có
những hiểu biết nhất định về PCTN, tiết Ngoại khóa còn là sân chơi để các em
nhận diện, đóng vai giải quyết một số tình huống tham nhũng thông thường
trong đời sống hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

3


Sáng kiến kinh nghiệm

Đối tượng nghiên cứu: Thông qua tiết Ngoại khóa môn Giáo dục công
dân để giáo dục kiến thức phòng, chống tham nhũng cho học sinh ở trường
THPT Yên Định 1.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Nhóm phương pháp lý thuyết
- Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá .
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp quan sát.
+ Phương pháp thống kê .
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

4


Sáng kiến kinh nghiệm

II.PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm .
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng được Đảng và Nhà nước ta khởi
xướng từ nhiều năm nay. Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức khó khăn,
phức tạp, gắn liền với công tác xây dựng Đảng, hoạt động quản lý Nhà nước và
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tham nhũng ngày nay đã và
đang trở thành một nguy cơ đe dọa đến sự phát triển của xã hội, của đất nước
cũng như sự tồn vong của chế độ. Mặc dù đã đạt được những kết quả quan
trọng, tạo được sự chuyển biến nhất định về tình hình tham nhũng trong những
năm qua, chỉ số Cảm nhận tham nhũng của Việt Nam đã có những chuyển biến
nhất định nhưng thực trạng tham nhũng hiện nay vẫn còn nghiêm trọng, đang là
nỗi bức xúc của nhân dân và là thách thức rất lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vì
vậy, đòi hỏi trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong hoạt động quản lý
Nhà nước, bên cạnh cácnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, còn phải đặc biệt
quan tâm đến các nhiệm vụ tâm trong công tác PCTN.
Luật phòng chống tham nhũng được Quốc hội khoá XI tại Kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 29-11-2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-6-2006 được coi
là một liệu pháp mới cho cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng. Với 48 điều

trên tổng số 92 điều là các quy định về “phòng ngừa tham nhũng”, có thể nói tư
tưởng phòng ngừa được thể hiện rất rõ nét trong Luật phòng chống tham nhũng
năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012).
Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị
định, quyết định, chỉ thị để cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XI), Luật phòng chống tham nhũng, Chiến lược quốc
gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước của
Liên Hợp quốc về Chống tham nhũng…Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đây thực sự là một cơ hội quý để mỗi người
luôn nỗ lực học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ
trương của Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống tham nhũng, lãng phí vào công
việc thực tế hằng ngày. Các cấp ủy đảng, chính quyền luôn có quyết tâm chính
trị cao, có tác phong, phương pháp khoa học, hiệu quả. Luôn nêu cao tinh thần
cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh không để những phần tử cơ hội, biến
chất, các thế lực thù địch lợi dụng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí ở nước ta hiện nay để chống lại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI.
Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

5


Sáng kiến kinh nghiệm

Tham nhũng trở nên khó ngăn chặn vì những người tham nhũng không
còn là một cá nhân đơn lẻ, mà là kết cấu chặt chẽ khó phá vỡ. Đó là liên kết
trong cơ quan, trong ngành: “ Các hành vi tham nhũng liên kết thành một dây,
khi xử lý cấp dưới thì cấp trên bao che, bảo lãnh”, hoặc một liên kết khác nữa là:
“Người thực thi pháp luật phòng chống tham nhũng và người có hành vi tham
nhũng câu kết, thông đồng, thỏa hiệp với nhau để né tránh các biện pháp xử lý”.

Vì vậy, để PCTN đòi hỏi phải mạnh mẽ, rứt khoát, phải có sự phối hợp đồng bộ
của nhiều cấp, nhiều ngành. Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng và của luật
PCTN thì phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị và toàn dân mà trước hết và chủ yếu là của các cấp ủy đảng và
người đứng đầu các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở. Đối với công tác
phòng chống tham nhũng phương châm thực hiện là vừa tích cực, chủ động
phòng ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó phòng ngừa
là cơ bản. Do vậy, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách
nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân về phòng chống tham
nhũng trở thành một trong những giải pháp phòng ngừa rất quan trọng. Tuy
nhiên, giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo về PCTN là vấn đề mới ở nước ta, chính vì
lẽ đó mà thời gian qua việc giáo dục về PCTN, trong các cơ sở giáo dục, đào tạo
chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung PCTN chưa được đua vào chương
trình đào tạo, bồi dưỡng để giảng dạy, học tập thường xuyên trong các nhà
trường.
Qua nghiên cứu công tác giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo của một số quốc
gia cho thấy để nâng cao hiệu quả công tác PCTN của nhiều quốc gia trong khu
vực và trên thế giới đã đưa nội dung giáo dục PCTN vào trong nhà trường, như
Thụy Điển, Trung Quốc, Singapo…Qua giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo kiến thức
về PCTN cho cán bộ, công chức, sinh viên, học sinh, nhiều quốc gia đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong đấu tranh chống tệ nạn này nhất là trong việc
phòng ngừa các hành vi tham nhũng. Điểm đáng chú ý là mặc dù đều đưa nội
dung PCTN vào trong nhà trường, song đối tượng, phương pháp, cách thức giáo
dưỡng, đào tạo ở mỗi quốc gia rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tếxã hội, truyền thống văn hóa và trình độ nhân thức của đối tượng được giáo dục,
bồi dưỡng, đào tạo ở mỗi nước. Tại Trung Quốc, phương pháp giáo dục học sinh
trong nhiều nhà trường là trương trình có những tiết học về những vụ án quan
chức tham nhũng song ấn phẩm dành cho cấp Tiểu học và Trung học cơ sở lại
tập trung vào các khía cạnh tích cực nói về văn hóa truyền thống, tính cách và
tiêu chuẩn đối với học sinh; quá trình học tập giáo viên và học sinh cùng thảo


Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

6


Sáng kiến kinh nghiệm

luận về nạn tham nhũng…Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu, tiếp thu
sáng tạo phù hợp vào điều kiện hoàn cảnh ở Việt Nam.
Xuất phát từ tình hình đấu tranh PCTN ở nước ta, Nghị quyết hội nghị lần
thứ ba BCH TW Đảng Khóa X, đã yêu cầu “ Đưa nội dung Luật PCTN …vào
chương trình giáo dục”, xác định đây là nội dung quan trọng nhằm nâng cao
hiệu quả công tác phòng ngừa tham nhũng. Thể chế hóa chủ trương quan điểm
của Đảng, Chương trình hành động của Chính phủ triển khai việc đưa nội dung
PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng.
Qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án “Đưa nội dung PCTN vào chương
trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng”, đến nay, đạo đức xã hội, ý thức trách nhiệm
của cán bộ công chức, sinh viên, học sinh về công tác PCTN ngày được nâng
cao, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả công tác PCTN trên phạm
vi cả nước.
2. Thực trạng vấn đề.
Theo Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ, việc
đưa nội dung giảng dạy về PCTN vào các nhà trường, cơ sở giáo dục, nhằm
nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về mục đích, yêu cầu của công tác
PCTN, trang bị cho học sinh các khái niệm, biểu hiện của tham nhũng; nguyên
nhân, tác hại của tham nhũng đối với xã hội. Bắt đầu từ năm học 2013 - 2014, ở
cấp THPT nội dung này đã được tích hợp vào môn học giáo dục công dân.
Thông qua việc lồng ghép, tích hợp nội dung PCTN vào môn giáo dục công dân
ở một số bài giảng trong chương trình, nội dung, thời lượng và hình thức tích
hợp đưa vấn đề PCTN vào chương trình giáo dục công dân nhằm giúp học sinh

có nhận thức đúng đắn, qua đó hình thành kỹ năng và thái độ trước vấn đề tham
nhũng ở nước ta hiện nay.
Thùc hiÖn Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chính
phủ, trong 3 năm qua, nhóm GDCD trường THPT Yên Định 1,®· phối hợp
cïng với BCH Đoàn trường, BGH nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa
về nội dung này trong các hoạt động văn nghệ, sinh hoạt chính trị đầu năm học,
thi tìm hiểu pháp luật về PCTN, trong đó có hơn 1300 bài viết tay và 76 bài
đánh máy . Với thời lượng 6 tiết Ngoại khóa được phân bố trong 3 năm học (lớp
10 đến lớp 12), nhãm chuyªn m«n ®· lựa chọn nội dung PCTN để đưa vào
các hoạt động ngoại khóa, như: Báo cáo chuyên đề, các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, rung chuông vàng hoặc các cuộc thi được tổ chức với nhiều hình thức
như: Viết bài, sân khấu hóa trong các tiết học, để học sinh không quá phụ thuộc
vào kiến thức sách vë, tạo điều kiện để tự học sinh nói lên hiểu biết, suy nghĩ
Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

7


Sỏng kin kinh nghim

cua mỡnh vờ nhng võn ờ liờn quan ờn tham nhng. Bờn cnh ú, nhiờu hỡnh
thc tiờp thu mi, nh: Xõy dng cac hot cnh, úng vai, úng kch, lam
video clip tuyờn truyờn c giao viờn khuyờn khich hc sinh thc hin, qua
ú, cac kiờn thc vờ PCTN c hc sinh tiờp cn mt cach nhanh chúng, d
dang va hiu qu. Mc dự kiờn thc vờ PCTN i vi em hc sinh cũn kha mi
m, nhng vi hỡnh thc ging dy hõp dn, sang to, nhiờu hot ng ngoi
khúa b ich ó giỳp cac em hc sinh hiu thờm vờ thc trng tham nhng va ý
thc hn vờ trach nhim i vi võn nn nay.
Tuy nhiờn, trờn thc tờ ging dy ni dung nay trng THPT Yên
Định1, bản thân tôi nhận thấy còn một s bõt cp, khú khn, vng

mc. Thứ nhất, về phía giao viờn: Giáo viên dạy mụn giao dc cụng dõn
trong nhà trờng cha c trang b y u kiờn thc PCTN, ngoài một số
buổi tập huấn chuyên đề PCTN theo yêu cầu cua Sở, kiến thức
mà giáo viên có đợc bằng con đờng tự học, tự tìm hiểu qua
các phơng tiện thông tin đại chúng nên không có hệ thống,
trong khi đó bài giảng PCTN theo yêu cầu của Bộ cha có sẵn
( chỉ là hớng dẫn tích hợp trong một số bài cụ thể ). Thứ hai:
Vic a ni dung PCTN vao ging dy la cụng vic mi va tng i khú, vỡ
mc hiu võn ờ tui cua cac em hc sinh THPT Yên Định 1 cũn mt
s hn chế, có th nm bt c mt s võn ờ c bn, cũn vic hiu sõu sc
vờ võn ờ tham nhng vn cũn nhng hn chờ, hơn nữa khi tìm hiểu
vấn nạn này không chỉ các em mà cả những ngời lớn đều có
chung một tâm lý là tham nhũng chỉ dành cho những ngời có
chức quyền, địa vị, tiền bạc còn các em thì không có nên nó
xa vời với các em, từ đó khó đọng lại kiến thức trong trí nhớ các
em mt cach sõu sc; Thứ ba: Mụn giao dc cụng dõn li cha c chỳ trng
nhiờu trong h thng cac mụn hc trong nha trng. Hn na, vi thi lng 2
tiờt/khi lp la khụng nhiờu. Mụn giao dc cụng dõn hin ti theo ch o cua
B GD&T phi tich hp rõt nhiờu mụn va cac hot ng khac nh: An toan
giao thụng, mụi trng, t nn xó hi, bỡnh ng gii, t võn sc kho sinh sn,
k nng sng va PCTN. iờu nay ó gõy khú khn khụng nh cho hot ng
ging dy cua giao viờn i vi mụn hc nay.
3. Cỏch tin hnh ngoi khúa.
Nhn thc sõu sc c tm quan trng cua vic õu tranh phũng, chng
tham nhng trong qua trỡnh xõy dng Nha nc Vit Nam xó hi chu ngha la
lam cho b may trong sch, vng mnh, ap ng niờm tin cua qun chỳng nhõn
Lờ Thi Thuy Giỏo viờn trng THPT Yờn inh 1

8



Sáng kiến kinh nghiệm

dân, giảm thất thoát về tài chính, ngân sách... Ngoài ra, còn giúp cho mỗi công
dân thấy được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng Nhà nước thực sự là
của dân, do dân và vì dân. Chính vì lý do nêu trên, tháng 10 năm 2015 vừa qua
Ban Nội Chính Tỉnh Uỷ đã phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về “Phòng,
chống tham nhũng” tới tất cả cán bộ công chức, viên chức, người lao động, các
tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn toàn Tỉnh và coi đây là việc
tham gia một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, gắn với thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”, quyết
tâm xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, quyết tâm hoàn thành xuất sắc các
chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra,
phấn đấu xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh khá vào năm 2020.
Trên cơ sở các bài dự thi dưới hình thức viết tay, đánh máy, thiết kế mô
hình sáng tạo, độc đáo do trường, Huyện Đoàn, Ban nội chính Tỉnh tổ chức, đa
phần học sinh, đoàn viên thanh niên trong nhà trường đã có những kiến thức
nhất định về vấn đề phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên, hình thức này các em
chỉ tham gia đảm bảo về mặt số lượng chứ chưa chú ý đến chất lượng, chưa thể
hiện rõ nét quan điểm, thái độ của mình đối với vấn đề này trong nhà trường và
xã hội hiện nay.
Như trên đã phân tích, khi nói đến vấn đề tham nhũng không chỉ các em
học sinh mà ngay cả đối tượng là những cán bộ, công chức đều có những quan
điểm sai lầm khi cho rằng tham nhũng chỉ gắn liền với những người có chức
quyền, địa vị xã hội, có tiền mới có hành vi tham nhũng chứ ít ai trong số họ
nghĩ rằng chính họ, những cô cậu học trò, những cán bộ giáo viên …lại có
những hành vi tham nhũng. Tham nhũng được coi đó là một thứ giặc độc ác ở
trong lòng, là “kẻ thù của nhân dân”, theo quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh quả là không sai. Ngày nay, tham nhũng len lỏi vào tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội, với những biểu hiện hết sức tinh vi, phức tạp. Vì vậy, tăng

cường công tác giáo dục phòng chống tham nhũng đối với học sinh, sinh viên,
cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân là việc làm có ý nghĩa thực tiễn sâu
sắc.
Với hình thức tổ chức giáo dục PCTN, qua tiết ngoại khóa môn GDCD ở
trường THPT Yên Định 1, trong năm học 2015- 2016, bản thân tôi nhận thấy có
sự chuyển biến đáng kể trong nhận thức của các em. Nếu như trước đây các em
thờ ơ, thậm chí không quan tâm đến vấn đề này thì giờ đây nó đã trở thành chủ
đề để các em thảo luận, trao đổi tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách tích cực,
tự giác. Chính vì những thay đổi đáng kể trong nhận thức của các em về vấn đề
Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

9


Sáng kiến kinh nghiệm

này nên bản thân tôi mạnh rạn trao đổi kinh nghiệm này với đồng nghiệp, hi
vọng sẽ góp phần thúc đẩy công tác đấu tranh PCTN lên một tầm cao mới.

GIÁO ÁN
GIÁO DỤC PCTN QUA TIẾT NGOẠI KHÓA MÔN GDCD Ở
TRƯỜNG THPT.
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC
1. Về kiến thức
- Giúp các em khắc sâu kiến thức phòng chống tham nhũng, thông qua hoạt
động ngoại khóa, trả lời câu hỏi, xử lý tình huống phù hợp với lứa tuổi học
đường.
2. Về kĩ năng
Biết vận dụng những kiến thức đã tìm hiểu qua các bài thi viết: Tìm hiểu pháp
luật về PCTN để giải quyết một số tình huống pháp luật phù hợp với lứa tuổi

3. Về thái độ
Có thái độ tôn trọng pháp luật, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp
luật và phê phán, đấu tranh với những hành vi làm trái quy định của pháp luật
về công tác đấu tranh PCTN.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Thuyết trình;
- Đàm thoại;
- Thảo luận nhóm/lớp;
- Kĩ thuật khăn trải bàn;
- Đàm thoại, thuyết trình;
- Phân tích xử lí tình huống.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách tham khảo: Công tác phòng chống tham nhũng chống lãng phí trong
trường học.
- Tranh ảnh hoặc băng hình về vấn đề phòng chống tham nhũng chống lãng phí
và xử lí vi phạm pháp luật ở nước ta;
- Máy chiếu .
IV. CÁC NĂNG LỰC CẦN ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

10


Sáng kiến kinh nghiệm

Góp phần phát triển cho học sinh năng lực tự nhận thức, năng lực tự điều
chỉnh hành vi của bản thân, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự
chịu trách nhiệm.


V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Bước 1: Ổn định lớp
- Bước 2: Kiểm tra sĩ số.
- Bước 3: Tiến hành ngoại khóa.
Giới thiệu mục tiêu, trọng tâm ngoại khóa:
Trên cơ sở các bài thi viết Tìm hiểu pháp luật về PCTN (Câu hỏi sẽ đính
kèm phần Phụ lục); Tích hợp PCTN ở một số bài trong chương trình GDCD
THPT, các em đã có những hiểu biết nhất định về pháp luật PCTN cũng như
công tác đấu tranh PCTN trong nhà trường và xã hội. Trong tiết ngoại khóa này,
Gv tổ chức cho học sinh vận dụng những kiến thức đã tiếp thu được để giải
quyết một số câu hỏi trong ô chữ, bình luận một số tình huống nhen nhóm hành
vi tham nhũng trong trường, trong lớp hoặc thiết kế một số mô hình thể hiện
mong muốn của bản thân đối với các cấp lãnh đạo, hoặc đề xuất, kiến nghị nâng
cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng trong nhà trường và
xã hội.
*Hoạt động 1: Phần thi khởi động(7 phút).
- Mục tiêu: Giúp các em có những ghi nhớ những thông tin liên quan đến
Luật PCTN ở nước ta và nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho đội của mình.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, tương ứng 4 tổ của lớp, nhóm trưởng là
các tổ trưởng. Lớp trưởng không thuộc nhóm nào, là người giúp GV quan sát
việc trả lời của các nhóm.
+ 4 nhóm sẽ nhận vật dụng của nhóm mình bao gồm bảng, bút dạ, giấy A4,
bút chì vẽ, tẩy, chuông trả lời.
- GV cho xem một số hình ảnh trên máy chiếu về Luật PCTN, sau khi xem
xong vi deo, yêu cầu các nhóm bốc thăm câu hỏi và trả lời nhanh câu hỏi của đội
mình.
Mỗi câu trả lời đúng, ghi về cho đội mình 20 điểm.
Câu 1: Luật PCTN ở nước ta, được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm
nào? Có hiệu lực thi hành ngày, tháng năm nào?

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

11


Sáng kiến kinh nghiệm

Câu 2: Cho đến nay, đã có bao nhiêu lần sửa đổi, bổ xung?
Câu 3: Luật PCTN gồm có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?
Câu 4: Chỉ thị 10/ CT- TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng chính phủ ban
hành về nội dung gì?
- GV Kết luận:
+ Câu 1: Luật PCTN số 55/ 2005/ QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội,
có hiệu lực ngày 01/06/2006.
+ Câu 2: Có 2 lần sửa đổi.
Luật số 01/2007/ QH11 ngày 04/08/2007 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật PCTN, có hiệu lực ngày 17/08/2007.
Luật số 27/2007/ QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hộ sửa đổi, bổ sung một
số điều của luật PCTN, có hiệu lực ngày 01/02/2013.
Câu 3: Luật phòng, chống tham nhũng gồm 8 Chương, 92 điều được

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ
8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Chủ tịch nước ký lệnh công bố số
26/2005/L/CTN ngày 09 tháng 12 năm 2005 và có hiệu thi hành từ ngày 01
tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2007, 2013.
Câu 4: Chỉ thị 10/ CT- TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng chính phủ ban
hành về nội dung: đưa nội dung giảng dạy về PCTN vào các nhà trường, cơ sở
giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về mục đích, yêu cầu
của công tác PCTN, trang bị cho học sinh các khái niệm, biểu hiện của tham
nhũng; nguyên nhân, tác hại của tham nhũng đối với xã hội.

*Hoạt động 2: Phần thi Tăng tốc (15 phút).
- Mục tiêu: Giúp các em nhận diện, xử lý những tình huống tham nhũng
len lỏi trong nhà trường. Từ đó, có những quan điểm, thái độ, hành vi đúng đắn
trong cuộc sống, cũng như nâng cao ý thức đấu tranh PCTN trong xã hội.
- Cách tiến hành: Với 4 nhóm đã phân chia từ đầu.
Có 4 câu hỏi tình huống với 4 màu: Xanh, đỏ, tím, vàng để các đội lựa
chọn ô màu cho đội mình. Trong thời gian 5 phút, các đội hội ý và nhóm trưởng
đại diện nhóm bình luận về tình huống đội mình.
Với lời bình luận đúng mang về cho đội mình 20 điểm.
Câu 1: Gói câu hỏi màu xanh.
Tình huống: Trong tiết học giáo viên vào lớp được vài phút thì có công việc
cần phải đi gấp, nhờ lớp trưởng quản lớp, nhắc các em ngồi trật tự tại chỗ nghiên
Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

12


Sáng kiến kinh nghiệm

cứu bài học, học sinh nào không chấp hành, lớp trưởng ghi lại những bạn mất
trật tự lên bảng. Gần hết giờ, một số học sinh vi phạm bị ghi bảng mang những
đồ dùng có giá trị tặng cho lớp trưởng kèm theo lời đề nghị xóa tên của mình
trên bảng. Lớp trưởng liền vui vẻ nhận lời .
Hãy bình luận về việc làm của bạn lớp trưởng và tiết học.
Câu 2: Gói câu hỏi màu đỏ
Tình huống: Cô giáo chủ nhiệm phân công Lớp phó học tập (người mà cô
tin tưởng cả về học tập lẫn uy tín) vào các buổi học điểm danh số học sinh trong
lớp nghỉ học, bỏ tiết vào sổ Ghi tên ghi điểm và Sổ ghi đầu bài. Vài học sinh cá
biệt trong lớp nghỉ quá nhiều để chơi điện tử. Ban đầu những học sinh này có ý
định gặp riêng Lớp phó học tập mục đích dọa nạt, nhắc nhở không được ghi tên

của họ vào sổ theo quy định. Không được chấp nhận, các học sinh này chuyển
sang dụ dỗ, chiêu đãi bạn bằng những màn chơi Game Vip để không những
không bị ghi tên điểm danh mà Lớp phó còn có hành vi rõ ràng
bao che, bảo vệ những học sinh cá biệt trước GVCN.
Giả định em là học sinh trong lớp em có hiện tượng trên, em hãy nói lên
suy nghĩ của mình trước việc làm của các bạn?
Câu 3: Gói câu hỏi màu tím
Tình huống: Do cảm giác ngại ngùng trong các buổi họp phụ huynh vì
thành tích của con, em mình. Một số phụ huynh đã xin giáo viên bộ môn và
GVCN nâng điểm tổng kết cho con, em mình, điều này đã làm khó các thầy cô
giáo. Một số thầy cô đồng ý, nhưng một số thầy cô lại không tán thành.
Hãy bình luận về việc làm của phụ huynh, giáo viên trong tình huống trên?
Câu 4: Gói câu hỏi màu vàng
Tình huống: Vào trường chuyên, lớp chọn đang là mối quan tâm của các
bậc phụ huynh và học sinh chuẩn bị bước vào năm học mới. Nhiều bậc phụ
huynh không quản ngại khó khăn, tìm mọi cách để con em mình được vào
trường chuyên, lớp chọn, theo ý muốn, gây không ít phiền hà cho BGH, giáo
viên và cái nhìn không thiện cảm đối với nhiều học sinh, phụ huynh không có
điều kiện. Hãy bình luận về hiện tượng trên?
- Sau khi chuẩn bị xong, đại diện nhóm trình bày phần nội dung trả lời của
nhóm mình.
- GV Kết luận:
GV chốt đáp án cho từng câu hỏi:
Câu 1:
Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

13


Sáng kiến kinh nghiệm


+ Thể hiện hành vi thiên về lợi ích cá nhân.
+ Xuất hiện lòng tham.
+ Không làm tròn trách nhiệm của người lớp trưởng- Người được giao
nhiệm vụ.
+ Làm mất đi hình ảnh, danh dự của người đứng đầu, gương mẫu mà bạn
bè, GVCN tín nhiệm.
Câu 2:
- Về phía các bạn học sinh cá biệt trong lớp.
+ Hành động đó là không nên, cần nghiêm túc kiểm điểm bản thân, tìm mọi
cách sữa lỗi.
+ Đặc biệt càng không nên có hành động dọa nạt, nhắc nhở, đe dọa Lớp
phó của mình. Đây là hành vi vi phạm pháp luật.
+ Hành vi lôi kéo, chiêu đãi bạn như đã nói ở trên càng thể hiện vi phạm
nghiêm trọng về đạo đức, lối sống của người học sinh.
- Về phía Lớp phó học tập:
+ Hành vi của em đã đi quá giới hạn của người học sinh, trách nhiệm của
người được giao nhiệm vụ: Không trung thực, đồng lõa với hành vi vi phạm nội
quy, quy định của nhà trường, của ngành.
+ Làm mất niềm tin, sự quý mến của bạn bè trong lớp, đặc biệt là phản bội
lòng tin của GVCN.
Câu 3:
- Đối với phụ huynh học sinh: Quan điểm, suy nghĩ và hành động như vậy
là rất sai lầm chạy theo xu hướng thành tích. Nếu giữ quan điểm như vậy không
ai khác chính là con em ho sẽ không bao giờ xây dựng được cuộc sống thực mà
là sống ảo, có những không suy nghĩ không đúng đắn, thậm chí tiêu cực về cuộc
sống cho rằng mọi thứ cs thể có được một cách dễ dàng, ngay cả chính việc học
tập của mình.
- Đối với một số giáo viên không đồng ý nâng điểm: Có hành động đúng
đắn trong giáo dục học sinh.

- Đối với một số giáo viên không đồng ý nâng điểm: Có việc làm không
đúng, tiếp tay cho sự sai lầm của phụ huynh, mang tính phản giáo dục. Đồng
thời tiếp tay cho việc xây dựng cuộc sống ảo của học sinh.
Câu 4:
- Vào trường chyên lớp chọn đang là mối quan tâm của nhiều phụ huynh
hiện nay. Việc lựa chọn này có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Nếu con,
Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

14


Sáng kiến kinh nghiệm

em mình có đủ khả năng tiếp thu kiến thức nâng cao, thì lớp chọn là môi trường
thuận tiện để bồi dưỡng và phát huy hết năng lực sáng tạo của học sinh. Nếu
không, sẽ gây áp lực đáng kể cho các em, bởi từ chỗ các em không hiểu nội
dung bài học, không theo kịp bạn bè, đến chỗ dần mất dần kiến thức, gây tâm lý
chán nản học tập cho học sinh.
*Hoạt động 3: Phần thi về đích(10 phút)
- Mục tiêu: Giúp học sinh nhanh chóng trả lời những câu hỏi của đội mình
để mang số điểm về cho đội. Trong thời gian ngắn, yêu cầu học sinh sáng tạo
những hình ảnh về tham nhũng.
- Cách tiến hành: Yêu cầu học sinh 4 tổ thống nhất nội dung và dùng bút
chì phác họa trên tờ giấy A4 đã phát.
Sau thời gian quy định, học sinh nạp lại bản vẽ, giáo viên cho cả lớp xem
bức tranh của các đội và nhận xét, cho điểm.
( Sản phẩm của phần thi Về đích – Đính kèm ở Phụ lục 1)
GV nhận xét phần làm việc của cả 4 đội trong tiết ngoại khóa, lớp trưởng
đã được phân công tổng hợp điểm báo cáo trước lớp.
GV phân giải và phát thưởng cho các tổ.

VI. Luyện tập, củng cố (5 phút).
Nhận xét ưu điểm, hạn chế của tiết Ngoại khóa.
VII. Hoạt động tiếp nối (5 phút).
- GV hướng dẫn HS về nhà học bài và chuẩn bị nội dung của bài học tiếp
theo.
- Khuyến khích HS thu thập những thông tin tìm hiểu về những vụ án tham
nhũng và xử lí của pháp luật; các hoạt động phòng, chống tham nhũng của Nhà
nước và nhân dân ta.
- HS suy nghĩ sau bài học này bản thân rút ra được bài học gì.
GV Kết luận: “Tham nhũng” ngày nay không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc
gia mà trở thành vấn đề toàn cầu. Tham nhũng đã và đang phá hoại sự phát triển
ổn định, bền vững của mỗi quốc gia. Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt
Nam đang cùng nhau thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để phòng ngừa và đấu
tranh chống tham nhũng. Đề án đưa giáo dục PCTN vào trong trường học, các
cơ sở giáo dục là một quan điểm chỉ đạo đúng đắn, sáng suốt trong quá trình đấu
tranh PCTN ở nước ta hiện nay.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

15


Sáng kiến kinh nghiệm

Không chỉ trong nhận thức của các em học sinh mà ngay cả một số thầy cô
và các bậc phụ huynh học sinh đều suy nghĩ rằng tham nhũng là hành vi của
những người có chức, có quyền, có tải sản chứ mấy ai có suy nghĩ rằng tham
nhũng có mầm mống từ những những việc làm cụ thể của các em học sinh trong
nhà trường hiện nay. Những việc làm này bị ảnh hưởng, chi phối từ chính những
hành vi cụ thể hàng ngày của phụ huynh, người khác trong đời sống hàng ngày

hay được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng làm nhen nhóm
lòng tham dẫn đến hàng loạt các hành vi tham ô, tham nhũng của các em.
Chính vì lý do này, trong tiết ngoại khóa môn GDCD ở trường THPT Yên
Định 1, bản thân tôi muốn giáo dục cho các em tư tưởng, nhận thức đúng đắn về
nguyên nhân, tác hại và một số biện pháp đấu tranh phòng chống tham ô, tham
nhũng, lãng phí ở trong nhà trường cũng như xã hội hiện nay.
Sau khi tiến hành tổ chức dưới hình thức ngoại khóa của môn học ở một số
lớp trong nhà trường bản thân tôi nhận thấy có sự tác động lớn đến học sinh và
cả cán bộ giáo trong nhà trường. Nhiều thầy cô cũng tỏ ra khá quan tâm đến vấn
đề này. Còn các em khá thích thú, nhiều em còn dành thời gian tìm hiểu những
đại án tham nhũng ở nước ta hiện nay, các em quan tâm đến việc xử lý các vụ án
như thế nào và có những câu hỏi cho giáo viên. Nhiều chi đoàn còn đề xuất tổ
chức dàn dựng những tiểu phẩm về công tác đấu tranh PCTN… Nhóm học sinh
10A1: Nguyễn Tường Vy, Nguyễn Thanh Phương, Lê Anh Đức, Trịnh Trung
Thành mạnh rạn trình bày: “ Quả thực từ trước đến nay, chúng em có những
hiểu biết sơ sài, sai lầm về vấn đề này, cho đến khi nhận tài liệu làm bài thi tìm
hiểu PCTN do Đoàn trường, Huyện Đoàn tổ chức và tham gia buổi ngoại khóa”
BẢNG ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT LUẬT PCTN CỦA HS
TRƯỚC VÀ SAU KHI TIẾN HÀNH NGOẠI KHÓA
Có những hiểu biết nhất định về Luật PCTN và vận
dụng trong nhà trường.
Sau khi Ngoại khóa
TT
Lớp
Trước khi Ngoại khóa

1
2

10A1(Thực

nghiệm)
11A8(Thực
nghiệm)

SL(%) HS của
lớp

SL (%) hiểu
Luật

SL (%) hiểu Luật

45(100%)

7(16%)

42(93%)

50(100%)

5(10%)

45(90%)

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

16


Sáng kiến kinh nghiệm


12A5(Đối
41(100%)
6(15%)
6(15%)
chứng)
Qua bảng số liệu trên cho thấy sự tiến bộ rõ dàng trong nhận thức cũng
như hiệu quả của cách tiếp cận nội dung mang tính khô cứng như pháp luật
đối với lứa tuổi học sinh lại được các em đón nhận và thích thú tìm hiểu.
3

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

17


Sáng kiến kinh nghiệm

III. KẾT LUẬN

Là một giáo viên giảng dạy môn GDCD, đảng viên, đoàn viên thanh
niên của ngôi trường có bề dày truyền thống 50 năm xây dựng và trưởng
thành - Trường THPT Yên Định 1, bản thân tôi luôn mong muốn xây dựng
một môi trường công tác tốt - trong sạch, lành mạnh, không có tham ô,
tham nhũng, lãng phí và tệ quan liêu. Muốn làm được điều đó, trước hết
bản thân phải nêu cao tinh thần gương mẫu, thực hiện tốt phẩm chất đạo
đức cao quý của người cán bộ giáo viên, đảng viên, nói đi đôi với làm. Xây
dựng quan điểm sống, lối sống trong sáng, lành mạnh, thân thiện và đoàn
kết. Bên cạnh đó, không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công

nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Tích cực đấu tranh chống lại những
hành vi xâm phạm lợi ích của tập thể Nhà trường. Đặc biệt, khi phát hiện
hành vi tham nhũng, dám mạnh rạn đấu tranh và tố cáo hành vi với tổ chức
có thẩm quyền. Trong bài giảng theo chương trình GDCD THPT nhất thiết
phải lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng nhằm trang bị cho các
em học sinh những hiểu biết nhất định về tác hại của tham nhũng, nguyên
nhân và một số biện pháp phòng, chống tham nhũng cũng như trách nhiệm
của học sinh đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Từ đó, giáo dục
cho các em ý thức xây dựng lối sống tránh xa tệ tham nhũng - Đó mới là
điều quan trọng của tương lai.
Trăn trở với vấn nạn tham nhũng của xã hội hiện nay, bản thân tôi
mong muốn tổ chức cho các em nhiều những diễn đàn, sân chơi, buổi
ngoại khóa, cuộc thi… để các em nâng cao hiểu biết của mình trong công
tác đấu tranh PCTN. Qua tổ chức mô hình “ Giáo dục phòng, chống tham
nhũng thông qua tiết Ngoại khóa môn Giáo dục công dân ở trường THPT”

bản thân tôi nhận thấy tâm lý hưởng ứng nhiệt tình và thái độ nghiêm túc
tìm hiểu Luật PCTN ở nhà trường THPT Yên Định 1, năm học vừa qua là
đáng, ghi nhận, biểu dương. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của buổi
ngoại khóa và nhân rộng mô hình này tới các chi đoàn khác ở các nhà
trường khác, trong quá trình thực hiện cần lưu ý một số vấn đề và một số
kiến nghị với nhà trường cũng như Sở GD& ĐT sau đây:
Thứ nhất: Về công tác chuẩn bị.

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

18


Sáng kiến kinh nghiệm


- Đối với giáo viên: Chuẩn bị kỹ nội dung bài giảng, hệ thống câu hỏi,
video, hình ảnh minh họa, máy chiếu và hệ thống âm thanh cũng như
bút dạ, giấy A4, bút chì, chuông bấm.
- Đối với học sinh: Tham gia viết bài thi Tìm hiểu pháp luật PCTN do
Đoàn trường, Huyện Đoàn và các tổ chức trong trường phát động; tìm
hiểu Luật; có thái độ nghiêm túc khi ngoại khóa.
Thứ hai: Đối với nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất như phòng máy, thiết bị âm thanh
và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đôn đốc, nhắc nhở
học sinh nghiêm túc học tập, hoặc tham gia các bài thi viết tìm hiểu Luật
PCTN.
Thứ ba: Đối với Sở GD& ĐT Thanh Hóa.
- Phát hành các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng dành cho giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa
bàn; Đồng thời tăng cường kiểm tra công tác tổ chức thực hiện và giảng dạy nội
dung phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Thay bằng hình thức thi viết Tìm hiểu pháp luật PCTN, Sở GD& ĐT

có thể triển khai bằng hình thức sáng tác thơ ca, kịch, tranh vẽ… nội dung
về PCTN .
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy Ngoại
khóa PCTN trong môn GDCD ở trường THPT Yên Định 1. Do điều kiện về mặt
thời gian nghiên cứu chưa có nhiều, kinh nghiệm bản thân còn hạn chế. Rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc!
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2016
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Lê Thị Thủy

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

19


Sáng kiến kinh nghiệm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
3. Chỉ thị số 33 CT/TW ngày 3/1/2014 của Bộ chính trị.
4. Chỉ thị số 19 CT/TU ngày 10/6/2014 của BTV Tỉnh uỷ Thanh Hoá
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Luật Phòng, chống tham nhũng, số 55/2005/QH11 của Nước Cộng hòa
Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005.
8. Luật phòng, chống tham nhũng số 55/2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ
sung một sổ điều theo Luật số 01/2007/QH12.
9. Luật phòng, chống tham nhũng số /2005/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung
một sổ điều theo Luật số 01/2007/QH13.
10. Tài liệu tham khảo về phòng, chống tham nhũng - Viện Khoa học thanh

tra thuộc Thanh tra Chính phủ - Xuất bản năm 2012.
11. Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 12/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ, việc đưa nội
dung giảng dạy về PCTN vào các nhà trường, cơ sở giáo dục., đào tạo từ năm
học 2013-2014.
12. Đỗ Đức Hồng Hà, Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí trong trường
học, NXB Văn hóa, thông tin, Hà nội năm 2014.

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

20


Sáng kiến kinh nghiệm

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 2
(Có thể dùng hệ thống câu hỏi này cho Phần thi Tăng tốc của lớp khác)
Thảo luận nhóm trả lời những câu hỏi về pháp luật PCTN .
- Mục tiêu: HS hiểu được tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải
đấu tranh phòng, chống tham nhũng một cách quyết liệt, nguyên nhân, cơ chế
phát hiện tham nhũng và một số biện pháp đấu tranh PCTN.
- Cách tiến hành:
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, tương ứng 4 tổ của lớp, nhóm trưởng là các
tổ trưởng. Lớp trưởng không thuộc nhóm nào, là người giúp GV quan sát việc
trả lời của các nhóm.
+ 4 nhóm sẽ nhận vật dụng của nhóm mình bao gồm bảng, bút dạ, giấy A4, bút
chì vẽ, tẩy, chuông trả lời.
+ Mỗi nhóm có 2 lần lự chọn câu hỏi, trong thời gian 30 giây phải đưa ra được
đáp án, nếu không có câu trả lời nhóm khác có quyền dành cơ hội trả lời trong 5
giây tiếp theo, nếu trả lời đúng ghi về cho đội mình 5 điểm, nếu trong 5 giây

không có câu trả lời các đội mất cơ hội trả lời. Lật mở ô chữ bí mật đem về cho
đội 30 điểm.
Trong thời gian 15 giây các nhóm hội ý và ghi đáp án vào bảng, khi chuông báo
hết giờ các nhóm giơ đáp án của nhóm mình. Mỗi câu trả lời đúng ghi được 15
điểm vào tổng điểm của nhóm mình.
Phần thi này gồm 9 câu hỏi sau đây để các nhóm trả lời, mỗi câu trả lời đúng lật
mở được một ô chữ bí mật, trả lời các câu hỏi sẽ có thông tin bí mật.
Câu 1: Gồm 8 chữ cái. Theo pháp luật PCTN, mọi quy định về tài sản của Nhà
nước phải được thực hiện như thế nào?
Câu 2: Gồm 5 chữ cái. Để giảm thiểu nạn tham nhũng, đi liền với công tác
phòng ngừa chúng ta cần kiên quyết làm gì?
Câu 3: Gồm 6 chữ cái. Đối với vấn đề tài sản chung của Nhà nước, theo em cần
phải làm gì để giảm tình trạng thất thoát?
Câu 4: Gồm 6 chữ cái. Ngoài việc quản lý tài sản Nhà nước, việc làm này cũng
được công khai theo quy định của luật PCTN?

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

21


Sáng kiến kinh nghiệm

Câu 5: Gồm 9 chữ cái. Một phẩm chất mà người cán bộ, lãnh đạo phấn đấu, giữ
gìn trong quá trình công tác của mình để không bị kết luận là tham ô, tham
nhũng?
Câu 6: Gồm 12 chữ cái. Đây là một việc làm của cán bộ, công chức nhà nước có
thu nhập góp phần đáng kể trong đấu tranh PCTN?
Câu 7: Gồm 14 chữ cái. Một biện pháp cứng rắn, quyết liệt mà người ta thường
nhắc đến khi nói về công tác đấu tranh PCTN ở Trung Quốc?

Câu 8: gồm 5 chữ cái. Một nét văn hóa chính trị trong ứng xử của người lãnh
đạo hiện nay khi thấy mình có thiếu xót trong thực hiện nhiệm vụ, hoặc lý do
khác?
Câu 9: Gồm 12 chữ cái. Để xác minh tài sản thu nhập của cán bộ công chức,
ngoài cấp ủy Đảng quản lý, thanh tra Nhà nước thì cơ quan nào có quyền xác
minh tài sản thu nhập?
C Ô N G K H A I
C H Ố N G
Q U Ả N L Ý
S Ử D Ụ N G
T H A N H Q U A N
K Ê K H A I T À I S Ả N
G I Ế T M Ộ T R Ă N T R Ă M
T Ừ C H Ứ C
C Ơ Q U A N T Ổ C H Ứ C
Trong lịch sử đấu tranh PCTN trên thế giới, có rất nhiều bậc thầy đã đưa
ra những biện pháp chống tham nhũng có hiệu quả. Một trong những con người
có tư tưởng, tầm ảnh hưởng lớn không chỉ trong nước mà cả thế giới ngưỡng mộ
chính là Thủ tướng thứ 5 của Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung HoaChu Dung Cơ. Ông đặc biệt nổi tiếng bởi tư tưởng chống tham nhũng mạnh mẽ
và quyết liệt. Ông nói: “ Tôi đã chuẩn bị 100 chiếc quan tài cho cuộc đấu
tranh chống tham nhũng, , trong đó có một chiếc cho bản thân”, hay người
đời từng tôn vinh ông trong đấu tranh PCTN là ông là người có “ bàn tay sắt”
để dẹp nạn buôn lậu trong quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, trong vụ án đặc biệt
nghiêm trọng liên quan tới Bộ trưởng Bộ Công An, tới nhiều vị cán bộ cấp hàm
tương đương Phó Thủ tướng và 52 cấp hàm tương đương Bộ trưởng, ông đành “
bất lực, bó tay”. Đây chính là lý do ông từ chức vào năm 2003.

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

22



Sáng kiến kinh nghiệm

PHỤ LỤC 3
(Có thể dùng hệ thống câu hỏi này cho Bài thi viết)

Câu 1: Em hãy cho biết Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội
thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng,
năm nào? Luật gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? Đến nay, Luật đã
được Quốc hội tiến hành sửa đổi, bổ sung bao nhiêu lần?
Câu 2: Em hãy cho biết các biện pháp phát hiện tham nhũng theo Luật
Phòng, chống tham nhũng hiện hành?
Câu 3: Em hãy cho biết các nhóm giải pháp cơ bản để phòng, ngừa tham
nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành?
Câu 4: Em có nhận xét gì về công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta
nói chung và tỉnh ta nói riêng trong thời gian qua?
Câu 5: Theo em, để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng trong giai
đoạn hiện nay Đảng, nhà nước ta đã thực hiện những biện pháp gì?
Câu 6: Theo em, đề án đưa giáo dục PCTN vào các cơ sở giáo dục, trong
nhà trường có mục đích, ý nghĩa gì? Liên hệ trách nhiệm cá nhân trong
công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng?

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

23


Sáng kiến kinh nghiệm


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP NGÀNH
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Lê Thị Thủy – Giáo viên trường THPT Yên Định 1

24




×