Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Hướng dẫn học sinh một số kỹ năng sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường thông qua tiết 30 bài 15 công dân với một số vấn đề cấp thiết của nh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.57 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ KỸ NĂNG SỬ DỤNG
TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
THÔNG QUA TIẾT 29 - BÀI 15: “CÔNG DÂN VỚI MỘT
SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA NHÂN LOẠI – MÔN GIÁO
DỤC CÔNG DÂN - LỚP 10”

Người thực hiện: Lê Thị Hiền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: GDCD

THANH HOÁ NĂM 2017


A- MỞ ĐẦU
I. Lý do chon đề tài.
Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm năng suất lao động cao hơn, sản
phẩm hàng hóa nhiều hơn phục vụ nhu cầu vật chất, tinh thần cho con người
ngày càng no đủ, càng phong phú và đa dạng hơn. Tuy nhiên quá trình này của
xã hội loài người cũng đặt ra trước nhân loại một số vấn đề khó khăn, thách thức
mới, nhân loại đang đứng trước những vấn đề cấp thiết. Đó chính là những vấn
đề như môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị tàn phá nghiêm trọng và có nguy cơ
bị cạn kiệt, thời tiết khí hậu bất thường và những nguy cơ tiềm ẩn đe doạ cuộc
sống như: Bệnh dịch hiểm nghèo, ảnh hưởng tới tuổi thọ và chất lượng cuộc
sống. Vì vậy, vấn đề cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường hiện nay không


chỉ đòi hỏi sự quan tâm của một quốc gia, vùng lãnh thổ nào mà là vấn đề quan
trọng, là vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Điều này khẳng định tại Hội nghị
của Liên hiệp quốc về “Môi trường” tổ chức tại Stốc-khôm (Thụy Điển) ngày
5/6/1972 từ đó lấy ngày 5 tháng 6 hằng năm làm Ngày Môi trường thế giới. Hội
nghị cao cấp về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Ri-ô đê Gia-nêrô (Bra-xin) năm 1992. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại
Giô-han-ne- xbuốc từ ngày 2 đến ngày 4/09/2002 [6].
Theo báo cáo của Bộ tài nguyên và môi trường, thực trạng môi trường
nước ta hiện nay là: Ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất xuất hiện ở nhiều
nơi, nhiều vấn đề vệ sinh môi trường đã phát sinh cả ở thành thị và nông thôn.
Môi trường bắt đầu ô nhiễm, trước hết là do khai thác dầu, các sự cố môi trường
như bão lụt, hạn hán, sự biến đổi khí hậu ngày càng tăng lên..[2].

Hình ảnh đất bị xói mòn, rửa trôi, bị hoang hóa ở Đắk Lăk[10]
Trong thực tế rác thải sinh hoạt ở những thành phố lớn như: TP Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh. Các doanh nghiệp như Vedan xả nước thải công nghiệp chưa
qua xử lý vào sông Thị Vải, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư tại Hà Nội xả
trực tiếp vào sông Tô Lịch. Điển hình là ô nhiễm môi trường nước trên các lưu
vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Sài Gòn và Đồng Nai. Gần đây các tỉnh
Miền Trung như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế…lại đớn đau chứng
kiến cảnh cá chết hàng loạt, tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng ở các tỉnh Tây
nguyên, các tỉnh Nam Trung Bộ vừa qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá
trình sản xuất, sinh hoạt, gây thiệt hại về kinh tế, khủng hoảng về tinh thần đối
với nhân dân, tình trạng xâm mặn, hạn hán ở Đồng Bằng Sông Cửu Long…Các
căn bệnh hiểm nghèo như: bệnh mắt, bệnh ung thư, dịch tiêu chảy cấp, bệnh

2


ngoài da đều có nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề
và việc các làng nghề bị ô nhiễm, các con sông lớn như sông Hồng, sông Nhuệ,

sông Đáy… bị ô nhiễm do nước thải từ các làng nghề đổ ra và xuất hiện các
thuật ngữ như làng ung thư, các khu dân cư bị nhiễm thạch tín, nước giếng
khoan có mùi hôi tanh vì bị ô nhiễm nặng. Các giống loài như cá, tôm, ốc, hến
và các loài thủy sinh khác thì nhiễm độc chì, thủy ngân và các kim loại nặng
khác đến mức báo động gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người…[10].

( Xem phụ lục 1)
Vì vậy việc giáo dục ý thức tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường cho
con người nói chung, đặc biệt là lứa tuổi học sinh là các chủ nhân tương lai của
đất nước là vô cùng quan trọng, đòi hỏi không chỉ nhà trường mà toàn xã hội
cần quan tâm thực hiện. Vậy như chúng ta đều biết bảo vệ môi trường là vấn đề
mang tính sống còn và cấp thiết của nhân loại, môi trường là một trong những
yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển
kinh tế - xã hội không những thế môi trường còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển thể chất giống nòi. Thông qua giáo dục môi trường, các em được trang
bị những kiến thức cơ bản về các yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối
với con người và tác động con người đối với môi trường.
Tuy nhiên, việc giáo dục môi trường đôi lúc còn mang tính chung chung,
hình thức và hiệu quả chưa tốt. Vì vậy việc giáo dục môi trường cần phải thực
hiện thông qua những hoạt động cụ thể hơn, sinh động hơn, tiến tới không chỉ
nâng cao về mặt nhận thức mà còn hình thành các thói quen tốt trong việc tiết
kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường cho học sinh. Các em được giáo dục chu
đáo về nội dung, có nhận thức sâu sắc về tài nguyên và bảo vệ môi trường có thể
trở những công dân có ý thức trong sinh hoạt cộng đồng, và là những tuyên
truyền viên trong cộng đồng về bảo vệ môi trường tại địa phương mình.
Để thực hiện nội dung tích hợp giáo dục tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ
môi trường vào môn học trong nhà trường, đặc biệt là môn Giáo dục công dân
(GDCD) môn học hình thành nhân cách, giáo dục đạo đức giúp các em có ý
thức, có niềm tin vào cuộc sống. Vậy để hoạt động giáo dục môi trường có hiệu
quả, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có chất lượng, giúp học

sinh nhận thức đúng về vấn đề tài nguyên, môi trường trong thời đại mới[8].
Thông qua những bài học tích hợp nội dung giáo dục các em tiết kiệm tài
nguyên và bảo vệ môi trường, học sinh sẽ nhận thức được vai trò của môi trường
cũng như sự tác động tiêu cực của con người với môi trường và chắc chắn các

3


em sẽ quyết định được những hành vi tích cực đối với môi trường sống của
chính mình. Vì vậy lồng ghép giáo dục môi trường và các bài giảng môn GDCD
ở các trường THPT là rất quan trọng. Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Hướng
dẫn học sinh một số kỹ năng sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi
trường thông qua tiết 30- Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của
nhân loại - Môn GDCD - lớp 10” làm đề tài nghiên cứu của mình. Qua nghiên
cứu đề tài giáo viên giúp học sinh hiểu rõ môi trường rất quan trọng đối với
chúng ta, để có một cuộc sống bền vững thì con người cần bảo vệ môi trường.
II. Mục đích nghiên cứu.
- Thông qua việc tích hợp giáo dục tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ
môi trường trong bài học giúp học sinh nhận thức về môi trường và vai trò
của môi trường đối với cuộc sống của con người.
- Thông qua việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực, liên hệ kiến thức thực tiễn giúp các em yêu thích môn học, có niềm
tin vào cuộc sống và xác định vai trò của cá nhân đối với việc tham gia
tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Giúp các em từ việc nhận thức được vai trò của môi trường sẽ biến
thành hành động có ý thức đạo đức và từ ý thức đạo đức trở thành các thói
quen đạo đức, thực hiện ngay bằng những việc làm thiết thực cụ thể trong
cuộc sống hằng ngày trong sinh hoạt gia đình, trong lớp học, trong nơi ở.
- Giáo dục học sinh tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường trong
môn học GDCD và các môn học khác như: Hóa học, Địa lý, Sinh học, vật

lý….Nhằm giúp học sinh có ý thức chủ động, tích cực trong việc bảo vệ
môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống có ý thức và trách nhiệm hơn.
- Biết sử dụng hợp lý một số các loại tài nguyên, bảo vệ môi trường
sống, có khả năng vận động bạn bè người thân và gia đình có ý thức tham
gia sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
III. Đối tượng nghiên cứu.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay và vai trò của tài nguyên
thiên nhiên, môi trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
- Ý thức, kỹ năng, hành động của học sinhlớp10 trường THPT Triệu
Sơn 3 đối với việc tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến vấn đề môi trường.
- Phương pháp điều tra thực tế: điều tra nhận thức của học sinh về ô
nhiễm môi trường, thực trạng môi trường tại các khu dân cư, các khu công
nghiệp và trong trường học.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: trên cơ sở các phiếu điều tra,
các kết quả nhận thức, kết quả học tập, so sánh kết quả học tập sau khi áp
dụng giải pháp nhằm giáo dục học sinh ý thức tham gia bảo vệ môi
trường. Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài trong thực tiễn giảng dạy
ở trường THPT Triệu Sơn 3.

4


B - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở pháp lý đề tài.
Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
Điều 1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,

sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Điều 2. Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí,
nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các
hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan
thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất
khác[4].
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005:
Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với sự phát triển kinh tế và bảo
đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia
phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu
2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của
cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Điều 6. Những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
1. Tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi
trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa
dạng sinh học.
2. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
3. Giảm thiểu, thu gom, tái chế và sử dụng chất thải.
4. Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu khí thải
gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô dôn.......
9. xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cơ quan cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường.
11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục
gây hại đến môi trường... [5].
Như vậy bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá
nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, có quyền và trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường.Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt

Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.
Đảng và Nhà nước ta nhận thức được tầm quan trong của việc bảo vệ
môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, Đảng và
Nhà nước ta có chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và
phát triển xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Nhiều văn bản
luật, dưới luật đã được ban hành nhằm thể chế hóa công tác bảo vệ môi trường,
trong đó có Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm


2014 và các văn bản khác nhằm tuyên truyền, giáo dục tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
2. Cơ sở lý luận của đề tài
- Môi trường tự nhiên bao gồm các điều kiện địa lí tự nhiên (đất đai,
rừng núi, sông ngòi, khí hậu..), của cải trong tự nhiên ( tài nguyên, khoáng sản,
thú rừng, hải sản..), những nguồn năng lượng tự nhiên (sức gió, sức nước, ánh
sáng mặt trời..).
- Vai trò của môi trường: Môi trường tự nhiên là điều kiện sinh sống tất
yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nó có thể tạo ra
những điều kiện thuận lợi hoặc gây ra những khó khăn cho quá trình sản xuất
của con người..[6]
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi
các thành phần của môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Khái niệm về bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường thực chất là khắc
phục mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa con người với tự nhiên, làm thế
nào để hoạt động của con người không phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự
nhiên[6].
II. Thực trạng của vấn đề môi trường hiện nay và việc giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường đối với học sinh Trường THPT Triệu Sơn 3.
1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay

Thực trạng môi trường hiện nay đang ngày càng trở thành vấn đề gay gắt
của toàn nhân loại. Ngày nay con người đang phải đối mặt với sự cạn kiệt của
tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường. Do đó bảo vệ môi trường là vấn
đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự phát triển bền vững toàn
cầu.
Chúng ta đang đối mạt với các vấn đề cạn kiệt tài nguyên như là: Thiếu
nước liệu con người và các sinh vật có tồn tại sự sống, rừng bị tàn phá con người
chúng ta phải đối mặt như thế nào với hạn hán, lũ lụt, biến đổi khí hậu toàn cầu.
[3] Và nữa nếu không có điện cuộc sống của ta sẽ ra sao khi bóng điện không
chiếu sáng, ti vi và đài sẽ im lặng, quạt sẽ không quay, tủ lạnh không làm đá, nồi
cơm điện không nấu được, ấm điện không đun sôi nước. Nếu con người chúng
ta chỉ biết sử dụng mà không biết giữ gìn, tiết kiệm, bảo vệ thì nguồn tài nguyên,
năng lượng trong tự nhiên sẽ bị cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu nước, nguồn
nước bị ô nhiễm, thiếu điện, mất điện ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt
và sự biến đổi khí hậu, thời tiết thất thường sẽ đe dọa đến cuộc sống của con
người. Bởi vì con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con người sẽ
không sống nổi nếu thiếu thiên nhiên. Nói cách khác, bảo vệ thiên nhiên chính là
bảo vệ cuộc sống của chúng ta[8].
Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi
trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tác động
của con người, phải gánh chịu hậu quả do thiên tai gây ra và con người đã bắt
đầu ý thức được về những ảnh hưởng do chính con người gây ra đối với môi

6


trường sống của mình (Xem phụ lục 1). Chính vì thế, con người cần quan tâm
đến công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kỳ
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Do đó Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa nội dung bảo vệ môi trường vào

hệ thống giáo dục nhằm tác động quá trình nhận thức của học sinh bằng chương
trình tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp THPT cũng như
các cấp học khác. Giáo dục ý thức tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường là
việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên tục. Bởi vì giáo dục ý thức tiết
kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành
động trong môi trường học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có ý thức trước
cộng đồng, có trách nhiệm với bản thân và thân thiện với thiên nhiên môi
trường[8].
2. Ý thức của học sinh Trường THPT Triệu Sơn 3 đối với vấn đề cạn kiệt
tài nguyên và ô nhiễm môi trường hiện nay.
Để nắm được nhận thức của các em trước những vấn đề cấp thiết của
nhân loại trong đó có vấn đề về tài nguyên và ô nhiễm môi trường bản thân tôi
đã thực hiện phiếu điều tra xã hội học tại học sinh khối 10 Trường THPT Triệu
Sơn 3. Phiếu điều tra được phát cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà nhằm điều
tra các thông tin phục vụ cho tiết học.
2.1. Điều tra nhận thức của các em về vấn đề môi trường và ô nhiêm môi
trường.
Phiếu điều tra được phát cho học sinh
Phiếu số 1: Học sinh hiểu khái niệm môi trường qua lựa chọn đúng hoặc sai
Môi trường là gì?
Đúng Sai
Môi trường là nơi sinh sống của các sinh vật.
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố xã
hội
Môi trường trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố
vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh
con người như đất, nước, khí quyển, các loại tài nguyên
(đất, nước, biển, rừng..) có ảnh hưởng tới đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
Phiếu số 2: Hãy kể tên các loại tài nguyên thiên nhiên và sắp xếp theo các

nhóm sau:
Nhóm
Tài nguyên thiên nhiên
Không thể tái tạo
Có thể tái tạo
Tài nguyên vô tận
Phiếu số 3: Những việc làm nào sau đây của con người tác động tiêu cực đến
thiên nhiên, môi trường?
a) Chặt phá rừng, làm đất bạc màu, xói mòn
b) Đốt rừng làm nương rẫy.
c) Khai thác khoáng sản bừa bãi.

7


d) Săn bắt động vật quý hiếm.
e) Đánh bắt thủy hải sản bừa bãi.
f) xả chất thải ra môi trường làm nguồn nước, không khí bị ô nhiễm.
g) Tất cả các việc làm trên[1].
2.2. Điều tra về mức độ ô nhiễm môi trường nơi trường học hoặc nơi cư
trú của các em.
Mỗi học sinh điền đủ thông tin vào (…..) phiếu và lựa chọn đáp án:
Phiếu số 1:
Họ tên:………………………………………Lớp:…………………………….
Nơi cư trú:………………………………………………………………………
Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân cơ bản gây hủy hoại thiên nhiên, môi
trường ở địa phương em?
a) Trình độ dân trí thấp
b) Hành động thiếu ý thức của con người.
c) Kinh tế nghèo nàn lạc hậu.

d) Chế độ, chính sách của Nhà nước chưa nhất quán.
e) Pháp luật chưa nghiêm.
f) Dân số tăng nhanh.
g) Chiến tranh xảy ra.
h) Thời tiết thay đổi.
i) Quá trình công nghiệp hóa..
j) Tất cả các nguyên nhân trên.
Phiếu số 2.
Họ tên:………………………………………Lớp:…………………………….
Nơi cư trú:………………………………………………………………………
Mức độ ô nhiễm môi trường ở địa phương em hiện nay được xem là:
a) Không ô nhiễm
b) Ô nhiễm mức bình thường
c) Ô nhiễm mức nguy hiểm
d) Ô nhiễm mức đặc biệt nguy hiểm.
Phiếu số 3.
Họ tên:………………………………………Lớp:…………………………….
Nơi cư trú:………………………………………………………………………
Theo em những nguyên nhân nào diễn ra ở trường học dẫn đến việc cạn kiệt
tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
a) Sử dụng điện chưa tiết kiệm.
b) Học sinh còn vứt rác bừa bãi.
c) Còn tình trạng sử dụng nước chưa tiết kiệm.
d) Sử dụng nguồn giấy hoang phí.
e) Tất cả các hành vi trên.
III. Các giải pháp để giải quyết vấn đề.
1. Giải pháp 1: Lựa chọn tài liệu, kiến thức về tài nguyên, môi trường đưa
vào bài giảng.

8



- Tài liệu về vấn đề tài nguyên môi trường là vô cùng phong phú đa
dạng vì vậy giáo viên bộ môn cần xác định trọng tâm bài học tránh sa vào vấn
đề bảo vệ môi trường quá nhiều hoặc ham kiến thức làm các em cảm thấy nhàm
chán, không đảm bảo kiến thức trọng tâm của bài học.
- Việc lựa chọn kiến thức, tranh ảnh, băng hình cần chọn lọc, gây hứng
thú học tập cho học sinh, tạo cảm hứng để các em tích cực chủ động trong việc
tìm hiểu kiến thức, tránh sự gò ép học sinh, bắt các em phải ghi nhớ nhiều hoặc
lạm dụng nhiều hình ảnh, tư liệu trong cùng một đơn vị kiến thức hoặc một bài
học.
- Giáo viên (GV) tranh thủ các nguồn lực vốn có của nhà trường như:
Tranh, ảnh, sách báo trong thư viện. Máy tính, máy chiếu, máy vi tính có trang
bị Internet của nhà trường hướng dẫn giúp đỡ các em để các em tìm hiểu kiến
thức, tài liệu có liên quan đến bài học. Giáo viên chia học sinh theo nhóm để
hướng dẫn các em chuẩn bị trước cho nội dung bài học.
Từ đó giúp các em được quan sát các hình ảnh trực quan sát, tạo hứng thú và
động lực trong học tập.
Khi dạy mục 1a. bài 15 tôi thực hiện các bước sau:
B1: Giáo viên chiếu các hình ảnh sau cho học sinh quan sát (Xem phụ lục 1)

Khí thải công nghiệp

Rác thải

Hạn hán
Lũ lụt
B2: GV hỏi? Dựa vào hình ảnh và kiến thức thực tế em hãy cho biết tình
hình tài nguyên, môi trường hiện nay và hậu quả của việc cạn kiệt tài nguyên và
ô nhiễm môi trường.

B3: Học sinh trả lời câu hỏi vào phiếu học tập mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn.

9


B4: GV gọi học sinh lên bảng trình bày, học sinh khác nhận xét và bổ sung
B5: GV chuẩn kiến thức và cho học sinh ghi nhớ.
2. Giải pháp 2: Áp dụng một số các kỹ thuật dạy học tích cực giúp học
sinh hứng thú trong học tập.
2. 1. Kỹ thuật mảnh ghép (GV giới thiệu cho học sinh 1 số kỹ thuật dạy học
tích cực - Xem phụ lục 2)
Ví dụ : Cách tiến hành:
GV chia lớp học sẽ được chia thành các nhóm (mỗi nhóm 6 học sinh).
Vòng 1: Nhóm “chuyên sâu”
Các nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau
Trong tiết 30 bài 15“ Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại – môn
GDCD lớp 10”
Giai đoạn 1: GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm “chuyên sâu” tìm hiểu ô nhiễm
môi trường và trách nhiệm của trong việc bảo vệ môi trường
Nhóm 1: Môi trường là gì ? VD.
Nhóm 2: Thực trạng môi trường hiện nay như thế nào? VD.
Nhóm 3: Thế nào là ô nhiễm môi trường ? VD.
Nhóm 4: Vì sao ô nhiễm môi trường được xem là vấn đề cấp thiết của
nhân loại? VD.
Nhóm 5: Là công dân, học sinh em có trách nhiệm gì với việc bảo vệ
môi trường? VD.
Vòng 2: “Nhóm mảnh ghép”
Giai đoạn 2: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh ở nhóm
chuyên sâu khác nhau tập hợp lại thành những nhóm “mảnh ghép”. Trong nhóm
“mảnh ghép” mỗi em là chuyên gia về một chủ đề nhỏ trong nội dung ô nhiễm

môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. Học sinh
lần lượt trình bày phần chuẩn bị của mình cho các thành viên khác trong nhóm.
Nhiệm vụ mới được giao: Thế nào là bảo vệ môi trường, chúng ta cần làm
gì để bảo vệ môi trường?
2.2. Kỹ thuật “KWL”
Ví dụ 1: Tên chủ đề: Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường
Tên học sinh: Hà Thi Trâm Anh
Lớp: 10D2
Trường THPT Triệu Sơn 3
K( Điều đã biết)
W ( Điều muốn biết) L( Điều đã được học)
- Môi trường gồm các Thế nào là bảo vệ - Bảo vệ môi trường
yếu tố tự nhiên và các môi trường?
thực chất là khắc phục
yếu tố vật chất nhân tạo
mâu thuẫn nảy sinh
quan hệ mật thiết... con
trong quan hệ giữa con
người và thiên nhiên.
người với tự nhiên, làm
- Ô nhiễm môi trường là
thế nào để hoạt động
sự biến đổi các thành ...
của con người không
gây ảnh hưởng xấu đến
phá vỡ các yếu tố cân
con người và sinh vật.
bằng của tự nhiên.

10



Ví dụ 2: Tên chủ đề: Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường
Tên học sinh: Trần Thị Phương
Lớp: 10D2
Trường THPT Triệu Sơn 3
K( Điều đã biết)
W (Điều muốn biết) L( Điều đã được học)
- Bảo vệ môi - Vì sao ô nhiễm Là thanh niên, học sinh,
trường thực chất là môi trường là một chúng ta có nghĩa vụ phải
khắc phục mâu trong những vấn đề thực hiện tốt pháp luật và
thuẫn nảy sinh cấp thiết của nhân chính sách của Nhà nước về
trong quan hệ giữa loại
bảo vệ môi trường như:
con người với tự
- Giữ gìn vệ sinh trật tự lớp
nhiên, làm thế nào
học, trường học, nơi ở và nơi
để hoạt động của
công cộng; không vứt rác…
con người không
- Bảo vệ và sử dụng tiết
phá vỡ các yếu tố
kiệm tài nguyên thiên nhiên:
cân bằng của tự
bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
nhiên.
các giống loài động vật,….
- Tích cực tham gia tổng vệ
sinh trường lớp nơi ở, đường

làng ngõ xóm, tích cực tham
gia trồng cây, trồng rừng…
- Có thái độ phê phán đối với
các hành vi làm ảnh hưởng
không tốt đến môi trường;
phát hiện, tố cáo những hành
vi …[6].
3. Giải pháp 3: Hướng dẫn một số kỹ năng trong cuộc sống nhằm tiết
kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
3.1. Hướng dẫn các em một số biện pháp tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ
môi trường
- Các biện pháp giúp các em và gia đình tiết kiệm điện:
+ Tắt đèn, tắt các thiết bị điện không cần thiết khi ra khỏi phòng.
+ Tắt hẳn nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị.
+ Sử dụng các thiết bị tiêu tốn nhiều điện như: tủ lạnh, điều hòa, bình nóng
lạnh, bình thủy đun nước.. một cách hợp lý.
+ Nên sử các loại thiết bị được chứng nhận tiết kiệm năng lượng.
+ Tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời và thông gió tự nhiên.
+ Dùng quạt hoặc mở cửa thoáng để thay thế điều hòa khi trời không quá nóng
+ Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ phù hợp từ 20-25 độ C.
- Sử dụng hợp lý nguồn nước trong gia đình, trong sinh hoạt, bảo vệ
nguồn nước.
- Các biện pháp giúp các em bảo vệ môi trường:
+ Hạn chế sử dụng hoặc chỉ sử dụng các động cơ nhiệt khi thật cần thiết.

11


+ Không nên sử dụng các loại động cơ nhiệt đã cũ, hiệu suất thấp.
+ Sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng thay thế thân thiện với môi

trường như: Năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước và các nhiên liệu khí thiên
nhiên, nhiên liệu sinh học..[7].
3.2. Hướng dẫn các em một số các kỹ năng biết lựa chọn các thiết bị tiết
kiệm điện năng và sử dụng đồ dùng đúng cách:
- Khi mua các thiết bị điện nên lựa chọn các thiết bị có tính năng và
được chứng nhận tiết kiệm điện năng chúng ta có thể tiết kiệm được từ 5-20%
điện năng khi sử dụng.
- Hướng dẫn sử dụng quạt trần đúng cách: Mức tiêu thụ điện năng phụ
thuộc vào tốc độ quạt được cài đặt.
VD: Nếu quạt quay ở số 3 (Mức trung bình) sẽ tiết kiệm được 35% so với số 5
(tốc độ tối đa).
- Hướng dẫn kỹ năng tiết kiệm điện cho máy giặt:
+ Nên giặt quần áo một lần thay vì chia nhỏ giặt thành nhiều lần.
+ Không nên sử dụng chế độ sấy để làm khô quần áo mà nên phơi ngoài trời
+ Chọn chế độ tiết kiệm điện nếu máy giặt nhà bạn có chế độ này.
- Kỹ năng tiết kiệm điện cho máy tính.
+ Sử dụng màn hình LCD (28W) thay màn hình cũ CRT (tiêu thụ gần 100W)
+ Tắt nguồn và rút phích cắm của máy tính khi không sử dụng.
+ Tại các phòng thực hành, phòng đa năng, phòng máy tính các em tắt nguồn
và rút phích điện khi không sử dụng các thiết bị điện.
- Sử dụng đèn compact = 5 lần tuổi thọ + tiết kiệm điện = 5 lần so với
đèn sợi đốt. Sử dụng đèn led tiết kiệm điện năng và tăng độ sáng. (Xem phụ
lục 5)

Vd: Cả nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên nếu chỉ cần thay bằng
bóng đèn huỳnh quang compact 11W mỗi ngày dùng diện 4 giờ thì cả nước ta
đã tiết kiệm được 4,5 triệu KWH điện[8].
- Hướng dẫn kỹ năng tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh.

12



+ Chọn tủ lạnh có kích thước vừa phải với yêu cầu sử dụng và loại có chế độ
tiết kiệm điện năng. Vd: gia đình có 4 người nên dùng loại 102-180 lít.
+ Đặt tủ nơi thoáng mát, tránh ánh nắng hoặc gần các nguồn nhiệt.
+ Cài nhiệt độ ở các ngăn vừa phải, bình thường không cần phải sử dụng chế
độ lạnh nhất, không cho thức ăn còn nóng vào tủ, giảm thiểu số lần mở tủ và
thời gian mở tủ. Không nên mua tủ quá cũ hoặc tủ sửa lại.
- Tiết kiệm điện khi sử dụng ti vi: Sử dụng tivi có kích thước phù hợp
với phòng ở. Tắt tivi bằng cách ngắt nguồn điện khi không sử dụng, không tắt
bằng điều khiển. Đặt chế độ âm thanh, độ sáng, độ tương phản phù hợp.
- Hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện đúng cách và tiết kiệm điện.
+ Sử dụng nồi cơm có dung tích và công suất phù hợp.
+ Lau chùi sạch đáy và mâm nhiệt của nồi cơm điện để tiếp xúc tốt hơn.
+ Thức ăn có thể được hâm nóng lại nếu thật cần thiết, nên cắm cơm trước khi
ăn khoảng 30 - 45 phút. Không nên để chế độ hâm cả ngày.
- Hướng dẫn kỹ năng tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa.
+ Sử dụng máy lạnh có chế độ tiết kiệm điện và có tác nhân thân thiện với môi
trường như: R407C, R410A….
+ Không nên bật chế độ lạnh sâu dưới 16 độ C khi trời nóng hoặc trên 35 độ C
khi trời lạnh dẫn đến hao phí năng lượng và ảnh hưởng sức khỏe.
+ Cài đặt nhiệt độ điều hòa từ 24- 28 độ C là vừa phải, bảo dưỡng định kỳ ít
nhất một mùa một lần, bảo trì, sửa chữa và thay thế các thiết bị hư hỏng, cũ,
hiệu suất thấp.
+ Đóng kín cửa phòng khi bật điều hòa.
+ Không nên bật máy lạnh khi không quá cần thiết như: Nhiệt độ ngoài trời
không quá cao hoặc quá thấp.[8]
4. Giải pháp 4: Tổ chức trò chơi.
- Trò chơi đóng vai:
+ GV tổ chức cho học sinh thực hành (làm thử) một số cách ứng xử trong một

tình huống giả định giúp các em có cách nhìn cách suy nghĩ sâu sắc hoặc cách
giải quyết về các vấn đề hoặc một sự việc cụ thể mà các em vừa được thực hiện
hoặc vừa quan sát được.
B1: GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho
từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai
của mỗi nhóm. Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
B2: Các nhóm lên đóng vai, thực hiên vai. Sau đó lớp thảo luận, nhận xét
về cách ứng xử của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.
B3: GV kết luận, định hướng cho học sinh về cách ứng xử tích cực trong
tình huống đã cho.
Tình huống 1 : Thứ 7 tuần vừa qua anh em Tuấn và Tú được bố mẹ cho
đi nghỉ mát tại Sầm Sơn. Buổi chiều khi đang ngồi uống nước, ăn hải sản
cùng gia đình Tuấn đã vô tư xả rác, vứt túi ni lông ra bãi cát. Thấy vậy Tú
ngăn lại anh. Em có suy nghĩ gì về tình huống nêu trên?
Tình huống 2 : Trên đường đi học qua rừng phòng hộ, em phát hiện có

13


mấy người đang cưa trộm cây trong rừng. Em sẽ làm gì?
Tình huống 3 : Có một nhà máy xả hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm không khí vào khu dân cư mà em và gia đình đang sinh sống.
Trong trường hợp đó em sẽ làm gì?
- Trò chơi thi vẽ tranh: Học sinh chuẩn bị ở nhà bằng cách vẽ tranh cổ
động về các chủ đề tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường: trồng cây, dọn vệ
sinh, thu gom rác thải... (Xem phụ lục 3)
5. Giải pháp 5: GV cho học sinh tự làm đồ dùng học tập từ rác, sưu tầm
tranh ảnh, thi viết bài tìm hiểu về tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
- Chuẩn bị: GV cho học sinh khối lớp 10 trường THPT Triệu sơn 3 viết

bài hưởng ứng tiết kiệm tài nguyên về các chủ đề như: Hưởng ứng giờ trái đất,
hưởng ứng ngày nước thế giới với chủ đề “ Nước: dùng đủ cho hôm nay, giữ
sạch cho ngày mai”, hưởng ứng ngày môi trường thế giới ngày 5/6 hằng
năm..làm đồ dùng dạy học từ phế liệu.
- Thời gian tham gia: Học sinh tìm hiểu và chuẩn bị nội dung bài viết ở
nhà sau tiết 30 bài 15 Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
- Giáo viên thu bài hướng dẫn, nhận xét vào tiết 35 thực hành ngoại
khóa: nội dung về các vấn đề chính trị xã hội ở địa phương.
- GV phát động và khuyến khích học sinh làm đồ dùng học tập được
làm từ rác.
IV. Hiệu quả của quá trình giáo dục môi trường và hướng dẫn học sinh
một số kỹ năng sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Qua quá trình điều tra nhận thức của các em về vai trò của tài nguyên,
môi trường đối với cuộc sống của con người. Điều tra về thực trạng tài nguyên
môi trường nơi trường học, nơi cư trú của các em. Tôi đã thực hiện giáo dục
bảo vệ môi trường qua chương trình môn học và hướng dẫn học sinh một số kỹ
năng sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường thông qua tiết 30 - bài
15: “Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại” môn GDCD- lớp 10
bản thân tôi đã thu được kết quả như sau:
1.Về nhận thức:
1.1. Kết quả nhận thức:
- Học sinh nắm được khái niệm về môi trường, vai trò của môi trường
đối với cuộc sống của con người, đặc biệt những tác động của con người đến
vấn đề tài nguyên môi trường.
- Hình thành được ý thức tham gia tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi
trường cho học sinh ngay lớp học, trường học, nơi ở, nơi công cộng.
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường bằng
những việc làm thiết thực, cụ thể như sử dụng hợp lý nguồn nước, sử dụng tiết
kiệm điện trong lớp học không bật quạt khi trời không quá nóng, tắt các thiết bị
điện khi ra khỏi phòng, biết xả nước hợp lý khi đi vệ sinh, sử dụng tiết kiệm

nước sạch và bảo vệ nguồn nước.

14


- Chủ động tích cực khi tham gia các hoạt tham gia các công việc tập
thể như: dọn vệ sinh, trực nhật, trực tuần, chăm sóc bồn hoa cây cảnh theo đơn
vị lớp hoặc cắt tỉa, chăm bón vườn hoa, cây cảnh theo nhiệm vụ được giao.
(Xem phụ lục 4)
- Hưởng ứng các phong trào trồng, chăm sóc cây đầu xuân, trồng cây
phủ xanh đất trống đồi trọc, do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.

Chăm sóc cây trong khuôn viên trường
Trồng cây trên đồi.
- Biết tuyên truyền và vận động mọi người tham gia sử dụng tiết kiệm tài
nguyên và bảo vệ môi trường đặc biệt trong những việc làm như tiết kiệm điện,
sử dụng hợp lý nguồn nước trong sinh hoạt. Tham gia trồng và bảo vệ cây xanh
tại nơi sinh sống và học tập cho các bạn học sinh.

(Ảnh: Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cây xanh của trường
THPT Triệu Sơn 3)
- Có ý thức xây dựng trường học “ Xanh – Sạch – Đep’’, an toàn còn có ý
nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn, bảo vệ
môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đính, cộng đồng nơi các em
đang sống; đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn
minh, văn hóa học đường. Từ đó các em thấy kính thầy mến bạn, yêu trường và
hướng tới “ mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- Biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức, từ thói quen đạo đức trở
thành kỹ năng đạo đức trong cuộc sống hằng ngày.
1.2. Kết quả học tập.


15


Bảng 1: Kết quả học tập môn GDCD năm học 2015-2016 của học sinh
hai lớp đối chứng. (Trước tác động)
Giỏi
Khá
TB
Yếu-kém
Sĩ số
Lớp
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10C1
47
2
4.2
30
63.8
13
27.7
2
4.2

10C2
42
3
7.1
24
57.1
14
33.3
1
2.4
Tổng
89
5
5.6
54
60.6
27
30.3
3
3.4
Bảng 2: Kết quả học tập môn GDCD năm học 2016 -2017 của hai lớp
thực nghiệm. (Sau tác động)
Giỏi
Khá
TB
Yếu-kém
Sĩ số
Lớp
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
10D2
42
5
11.9
26
61.9
11
26.2
0
0.0
10D4
42
5
11.9
27
64.3
10
23.8
0
0.0
Tổng
84
10 11.9
53

63.1
21
25.0
0
0.0
So sánh bảng 1 và bảng 2: Kết quả học tập năm học 2015-2016 của các
lớp đối chứng chưa tác động so với kết quả học tập năm học 2016-2017 của các
lớp thực nghiệm sau khi tác động giáo viên có đổi mới phương pháp dạy học và
sử dụng các kỹ thuật dạy học tích cực ta thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng lên,
học sinh yếu kém giảm hẳn. Từ đó cho kết quả học tập có sự tiến bộ rõ rệt:
Cụ thể là: Loại giỏi tăng từ 5.6% lên 11.9% ( tăng 6.3%); Loại khá tăng từ
60.6 % lên 63.1%( tăng 2.5%); Loại trung bình giảm từ 30.3 xuống 25.0 (giảm
5.3%); Loại Yếu kém từ 3.4% còn 0% ( giảm 3.4%).
2. Về hành động.
- Học sinh biết sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên trong
lớp như: sử dụng điện hợp lý, tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng bằng tắt
nguồn rút phích cắm, tranh thủ nguồn ánh sáng, gió mát tự nhiên, chỉ bật quạt,
bật điện khi cần thiết.
- Tích cực chủ động trong việc tham gia trực nhật, trực tuần của lớp
hằng ngày hoặc theo lịch trực tuần nhằm xây dựng môi trường xanh-sạch -đẹp.
(

n
h
:

Sân trường xanh - sạch - đẹp của trường THPT Triệu Sơn 3).

16



- Hạn chế xả rác thải, chất thải bằng một số các biện pháp như:
+ Mua sản phẩm có thể tái sử dụng như mua bình thủy tinh thay cho các đồ
nhựa mỏng manh, không sử dụng đồ nhựa tái chế
+ Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng túi ni lông, hãy dùng túi vải (Xem phụ
lục 5)
- Tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh
thoát nước tránh tình trạng nước tù đọng là nơi trú ngụ của các loài vật trung
gian gây bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột…
- Học sinh tự làm đồ dùng học tập, đồ dùng trong gia đình như lọ hoa,
đựng hộp phấn, hộp đựng bút, thước kẻ..tái chế từ rác: (Xem phụ lục 5)

(Ảnh:Đồ dùng học sinh của Trịnh Thảo Lê lớp C5 làm từ rác).

17


(Ảnh:Góc học tâp của học Trịnh Thảo Lê lớp C5)
- Biết bỏ rác đúng nơi quy định không vứt xả bừa bãi ra lớp học, sân
trường hoặc những nơi công cộng, biết phân loại rác thải thành các loại hữu cơ,
giấy loại và các loại tái chế trong lớp học, trường học trong gia đình.
- Hưởng ứng phong trào xây dựng kế hoạch nhỏ của Đoàn trường các
chi đoàn đã thực hiện thu gom giấy loại trong các buổi trực nhật, trực tuần,
sau các buổi học để dành bán lấy tiền` giúp đỡ các bạn khó khăn, thực hiện
chia khó với các bạn có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh nghèo vượt khó…đây là
một trong các hoạt động thường niên của nhà trường và đoàn trường THPT
Triệu Sơn 3. ( Xem phụ lục 5)

Ảnh:- Thu gom rác ngoài hố chung
Giấy loại, chai lọ được thu gom

của nhà trường.
lại vào cuối mỗi tuần.
- Học sinh tuyên truyền vận động bố mẹ, người thân cùng sử dụng tiết kiệm
điện, sử dụng hợp lý nguồn nước sạch trong sinh hoạt gia đình và nơi công
cộng các em thấy được đây là một biểu hiện cụ thể của lòng nhân ái, tính nhân
văn, lòng yêu quê hương đất nước, lòng vị tha, là góp phần làm cho môi trường
sống cộng đồng trong lành, sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe chống lại các nguy cơ
bệnh tật xâm nhập vào cơ thể con người từ đó các em chung tay xây dựng cộng
đồng xanh, sạch, đẹp phát triển lâu dài và bền vững.

18


C - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
Với những biện pháp mà tôi vận dụng trong bài dạy của mình tại Trường
THPT Triệu Sơn 3 tôi thấy đã mang lại hiệu quả rõ rệt: Đa số học sinh hiểu và
nắm được bài, kết quả học tập tiến bộ rõ rệt. Các em biết có nhận thức được vai
trò của việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường và sự yêu
thích môn học, biết liên hệ kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống để giải
quyết các vấn đề thực tiễn về cạn kiệt tài nguyên, về môi trường ô nhiễm, sự
biến đổi khí hậu như hiện nay và biết chung tay bảo vệ trái đất bằng những việc
làm thiết thực như tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ
môi trường vì lợi ích chung của cộng đồng, “vì màu xanh, vì sự sống trên trái
đất của chúng ta hôm nay và mai sau[2]”.
II. Kiến nghị.
Đối với giáo viên: Không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, tự bồi
dưỡng kiến thức, lựa chọn kiến thức phù hợp nhất, để việc việc lồng ghép về
chủ đề về tài nguyên môi trường không chỉ trong tiết học, bài học mà thực hiện
ở các hoạt động khác như hoạt động ngoại khóa. Đa dạng hóa các bài viết về

vấn đề tài nguyên môi trường bằng nhiều hình thức như: Vẽ tranh, viết báo
tường, câu hỏi dự thi, chụp ảnh, băng hình đây là cơ hội để các em tìm hiểu
kiến thức về tài nguyên môi trường hướng tới việc các em chủ động tích cực
tìm hiểu kiến thức, biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức trong cuộc
sống hằng ngày.
Sở GD&ĐT tổ chức thêm các lớp tập huấn về các chuyên đề giáo dục
môi trường cho giáo viên để việc giáo dục đạt hiệu quả tốt hơn.
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
bổ sung, chia sẻ để sáng kiến được áp dụng rộng rãi, nhằm nâng cao ý thức,
nhận thức cũng như kết quả học tập cho học sinh trong quá trình dạy - học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 06 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết:

LÊ THỊ HIỀN

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1]. Câu hỏi luyện tập GDCD lớp 10- Biên soạn: Hồ Thanh Diện – Vũ
xuân Vinh. NXB giáo dục.
[2]. Báo giáo dục môi trường. số 1 năm 2005
[3]. Bài viết: thông tin tin truyền ngày môi trường thế giới - Tác giả

Nguyễn Thị Loan- Phòng CT & CTSV
[4]. Hiến pháp 1992.
[5]. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005, năm 2014
[6]. Sách giáo khoa GDCD lớp 10 – NXB giáo dục.
[7]. Sách Hành động nhỏ ý nghĩa lớn. EVN. Tổng công ty điện lực Miền
Bắc.
[8]. Tài liệu: Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông
qua một số môn học và hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT. ( Biên soạn:
Nguyễn Sỹ Đức)
[9]. Tài liệu: Giáo dục môi trường - Nguyễn Kim Hồng biên soạn. NXB
giáo dục năm 2002.
[10]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet
- Nguồn:
- Tài liệu của Sở khoa học công nghệ & môi trường

20


MỤC LỤC.
Trang
A- MỞ ĐẦU....................................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài…...................................................................................1
II. Mục đích nghiên cứu...................................................................3
III. Đối tượng nghiên cứu.................................................................3
IV. Phương pháp nghiên cứu............................................................3
B - NỘI DUNG ĐỀ TÀI……………………………………………………4
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm………………………………..4
1. Cơ sở pháp lý đề tài…………………………………………………...4
2 .Cơ sở lý luận của đề tài……………………………………………….5
II. Thực trạng của vấn đề môi trường hiện nay và việc giáo dục ý thức bảo

vệ môi trường đối với học sinh trường THPT Triệu Sơn 3………..……...5
1. Tình hình về tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay……………….5
2. Ý thức của học sinh Trường THPT Triệu Sơn 3 đối với vấn đề cạn
kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường hiện nay………………………..6
2.1. Điều tra nhận thức của các em về vấn đề môi trường và ô nhiễm
môi trường……………………………………………………………..6
2.2. Điều tra về mức độ ô nhiễm môi trường nơi trường học hoặc nơi cư
trú của các em..........................................................................................7
III. Các giải pháp để giải quyết vấn đề……………………………………7
1. Giải pháp1: Lựa chọn tài liệu, kiến thức về tài nguyên, môi trường
đưa vào bài giảng……………………………………………………….7
2. Giải pháp2: Áp dụng một số các kỹ thuật dạy học tích cực giúp học
sinh hứng thú trong học tập…………………………………………….9
3. Giải pháp3: Hướng dẫn một số kỹ năng trong cuộc sống nhằm tiết
kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường………………………………. 10
3.1. Hướng dẫn các em một số biện pháp tiết kiệm tài nguyên và bảo
vệ môi trường……………………………..……………………….. 10
3.2. Hướng dẫn các em một số biện pháp kỹ năng lựa chọn thiết
bị tiết kiệm điện và sử dụng đồ dùng đúng cách…………………... 11
4. Giải pháp 4: Tổ chức trò chơi…………...………………………… 12
5. Giải pháp 5: Giáo viên cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng
học tập, thi viết bài tìm hiểu về tiết kiệm tài nguyên và .……………. 13
IV. Hiệu quả của quá trình giáo dục môi trường và hướng dẫn học sinh
một số kỹ năng sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường….. 13
1.Về nhận thức
1.1. Kết quả về nhận thức…………………………………………… 13
1.2. Kết quả về học tập……………………………………………… 14
2. Về hành động……………………………………………………… 15
C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………... 18
I- Kết luận……………………………………………………………… 18

II- Kiến nghị…………………………………………………………… .18

21



×