Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn GDCD trong trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 21 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH
“ Môn GDCD – Trong trường THPT ”
1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài:
“ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”[1] bất cứ khi nào, ở đâu và bất cứ
ngành nghề nào cũng cần có những con ngƣời tài năng. Nƣớc ta đang trên đà hội
nhập và phát triển thì điều này lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết.
Chúng ta có đào tạo đƣợc nhân tài hay không? nguồn nhân lực của đất nƣớc có
đạt đƣợc chất lƣợng cao, có đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa hay không? phụ thuộc rất nhiều vào sự nghiệp giáo dục và đào
tạo của nƣớc nhà.
Trong trƣờng THPT, học sinh đƣợc giáo dục một cách toàn diện, đƣợc
học rất nhiều môn học nhƣ: Toán, lí, hoá, văn, sử, địa,… mỗi môn học đều đem
đến cho các em những kiến thức và cách nhìn nhận về cuộc sống dƣới góc độ
khác nhau. Trong đó, Giáo dục công dân là môn học rất quan trọng, giúp cho
học sinh có đƣợc cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về cuộc sống, giúp cho các
em phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Thông qua đó, định hƣớng cho
các em học sinh trong quá trình hoạt động thực tiễn, phát huy ƣu điểm và hạn
chế phạm phải những sai lầm trong cuộc sống.
Là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, hiểu đƣợc tầm quan
trọng của bộ môn, kết hợp với kinh nghiệm đứng lớp của bản thân, tôi đã đƣa ra
nhiều giải pháp để thu hút sự chú ý và khơi dậy niềm đam mê học tập của học
sinh. Một trong những giải pháp tôi thấy hiệu quả và có tác dụng nhất đó là
“thành tích” của đội tuyển. Thực tế đã chứng minh cho tôi thấy những suy nghĩ
của mình là hoàn toàn đúng đắn. Năm học 2008 – 2009, lần đầu tiên tôi đƣợc
nhà trƣờng giao cho ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi tỉnh; kết quả giành đƣợc
01 giải ba và 02 giải khuyến khích. Tuy kết quả chƣa cao, song đối với cá nhân
tôi, đó là cơ sở, là điểm tựa để tôi giáo dục học sinh mỗi khi lên lớp. Từ thành
tích của đội tuyển, khi giảng dạy trên lớp tôi thấy có sự chuyển biến trong mỗi
tiết học, một số em trƣớc kia rất “ngại học” môn Giáo dục công dân thì nay cũng


đã chủ động ngồi yên lặng để nghe cô giáo giảng bài, nhìn các bạn đi thi Tỉnh có
giải bằng ánh nhìn ngƣỡng mộ và không còn thái độ giễu cợt các bạn khi đứng
lên trả lời câu hỏi của cô nhƣ trƣớc kia nữa. Điều quan trọng là kết quả các em
học sinh đội tuyển đạt đƣợc không chỉ giúp các em khẳng định năng lực của
mình mà còn giúp cho tôi giáo dục các em học sinh khác dễ dàng hơn, làm thay
đổi cách nhìn nhận của học sinh về bộ môn: Từ chỗ xem nhẹ, không chú ý học
đến ham học hơn, đua với các bạn trong đội tuyển. Có lần tôi gọi em Nguyễn
Văn Sơn lên bảng để kiểm tra bài cũ và cho em điểm 9 ( cao hơn em Ngọc trong
đội tuyển một điểm), em thích lắm và khi xuống chỗ ngồi, đi qua bạn Ngọc tôi
còn nghe em nói nho nhỏ: Điểm cao hơn học sinh giỏi tỉnh rồi nhé. Sau hôm đó,
tôi càng nhận thức rõ hơn đƣợc ý nghĩa, tầm quan trọng và sức ảnh hƣởng của
đội tuyển, các em còn là động lực cho các bạn khác vƣơn lên nữa...
1


Trên nền tảng kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi nhiều năm, từ
năm học 2008 – 2009 đến nay ( năm học 2016 - 2017 ). Phát huy hơn nữa những
kết quả đạt đƣợc, trong những năm học vừa qua, bên cạnh các hoạt động chuyên
môn, tôi luôn chú trọng đến việc việc ôn luyện và tập trung nâng cao chất lƣợng
đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh, cùng với sự cố gắng, nỗ lực hết mình của cô và
trò, các em học sinh trong đội tuyển Giáo dục công dân của tôi đã đạt đƣợc
nhiều thành tích đáng ghi nhận, kết quả của năm học sau cao hơn so với năm
học trƣớc, tôi chỉ xin nêu dẫn chứng cụ thể về kết quả của hai năm trở lại đây:
Năm học 2015 – 2016, đội tuyển của tôi có 05 em học sinh đi thi nhƣng
chỉ 04 em có giải [2] (trong đó có 01 giải nhì – 01 giải ba – 02 giải khuyến khích
- 01 học sinh không đạt giải vì em chỉ đạt 11,50 ). Nhận đƣợc kết quả thi, em
Đào, Em Bích, em Thủy, em Út đạt giải thì cƣời cƣời nói nói, mừng vui khôn
siết, còn riêng em Thủy lớp 12 B2 chỉ đƣợc 11,50 ( không có giải ) thì buồn bã,
khóc lóc..., Là giáo viên trực tiếp ôn luyện cho các em, chứng kiến hai cách biểu
cảm đối lập nhau nhƣ vậy, tôi rất trăn trở và tôi quyết tâm phải tìm cho đƣợc

nguyên nhân dẫn đến những thành công và thất bại, rút kinh nghiệm kịp thời...
Năm học 2016 – 2017, ngày 10 tháng 03 năm 2017, đội tuyển học sinh
giỏi tỉnh của trƣờng THPT Đinh Chƣơng Dƣơng chúng tôi thi tại trƣờng THPT
Lý Thƣờng Kiệt – TP Thanh Hóa đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kết quả đạt
05 giải [3] trên 05 học sinh đi thi ( trong đó có 01 giải nhì – 04 giải ba ), vƣợt
chỉ tiêu nhà trƣờng giao cho đội tuyển, không những thế, thứ hạng đội tuyển
cũng tăng 15 bậc so với năm học trƣớc ( Năm học 2015 - 2016 xếp thứ 21 toàn
tỉnh. Năm học 2016 – 2017 vƣơn lên vị trí thứ 06 trong toàn tỉnh)
Với những lí do trên và một số kinh nghiệm trong quá trình ôn luyện đội
tuyển, năm học này tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu của mình là:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH
“ Môn GDCD – Trong trường THPT ”
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm nâng cao chất lƣợng đội tuyển học sinh giỏi tỉnh môn GDCD.
- Bồi dƣỡng cho các em học sinh trong đội tuyển những kiến thức, khả năng vận
dụng thực tiễn và kĩ năng viết bài.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đội tuyển học sinh giỏi tỉnh môn Giáo dục công dân năm học: 2015 - 2016.
- Đội tuyển học sinh giỏi tỉnh môn Giáo dục công dân năm học: 2016 - 2017.
- Có liên hệ, so sánh với học sinh ở một số lớp 10, 11, 12 do tôi dạy.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. Trong đề tài này, tôi sử dụng các phƣơng pháp
nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Phƣơng pháp tìm tòi, so sánh, tổng hợp, liên hệ thực tế…
- Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phƣơng pháp thống
kê, xử lý số liệu có liên quan...

2



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nhƣ tôi đã trình bày ở phần trên của sáng kiến kinh nghiệm. Trong trƣờng
THPT, Giáo dục công dân là môn học giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục
nhân cách của ngƣời công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức,
pháp luật, kinh tế, giáo dục công dân bồi dƣỡng cho học sinh những phẩm chất
chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình cảm, nhận thức, niềm tin và cách ứng
xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kỹ năng sống
và bản lĩnh vững vàng để tiếp tục phát triển, sẵn sàng thực hiện trách nhiệm
công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập
quốc tế.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy rằng: Mặc dù môn Giáo
dục công dân có nội dung hết sức quan trọng nhƣng không phải lúc nào cũng
đƣợc các em học sinh nhìn nhận tích cực và đón nhận một cách chủ động, hào
hứng. Điều đó ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng giảng dạy và giáo dục của bộ
môn.
Cần phải làm gì để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và giáo dục trong nhà
trƣờng khi mà nhiều em học sinh chƣa đánh giá đúng về tầm quan trọng của bộ
môn? Điều đó làm tôi rất trăn trở. Để thay đổi cách nhìn nhận của học sinh về bộ
môn, tôi đã thử áp dụng nhiều phƣơng cách khác nhau ở mỗi lớp sao cho phù
hợp với đối tƣợng học sinh, và một trong những cách mà bản thân tôi thấy hiệu
quả hơn đó là phải tạo đƣợc “ tiếng vang” cho bộ môn, phải thu hút, gây sự chú
ý của học sinh bằng kết quả, thành tích trong thực tế. Chính vì vậy, trong năm
học, ngoài việc thực hiện chuyên môn, tôi rất trú trọng đến việc ôn luyện để
nâng cao chất lƣợng đội tuyển học sinh giỏi tỉnh. Nghĩ và làm, trong những năm
học vừa qua, đặc biệt là từ năm học 2012 – 2013 đến năm học này ( 2016 2017), với sự nỗ lực và cố gắng không ngừng của cô và trò, đội tuyển học sinh
giỏi của tôi luôn đạt thành tích cao, tạo đƣợc uy tín cho bộ môn và đem lại vinh
quang cho nhà trƣờng. Từ đó thay đổi đƣợc cách nhìn nhận của các em học sinh
và giáo viên trong nhà trƣờng về bộ môn, thu hút đƣợc sự chú ý của mỗi học

sinh trong từng tiết học, khích động phong trào thi đua trong học tập môn Giáo
dục công dân trong toàn trƣờng. Chất lƣợng giáo dục của môn học ngày càng
đƣợc nâng cao, số lƣợng học sinh khá giỏi năm sau cao hơn năm trƣớc ( Chẳng
hạn: : “Năm học 2015 – 2016, tỉ lệ học sinh khá giỏi là 82,16 %; Sang năm học
2016 – 2017, tỉ lệ học sinh khá giỏi là 91,04 % tăng 8,88 % so với năm học
2015 – 2016”[4], số lƣợng học sinh chủ động đăng kí tham gia thi học sinh giỏi
trƣờng sau mỗi năm đều tăng lên đáng kể....
Xuất phát từ thực tế trên, bằng kinh nghiệm ôn luyện đội tuyển của mình,
trong những năm học vừa qua, đặc biệt là năm học 2016 - 2017, đội tuyển học
sinh giỏi môn giáo dục công dân đã đạt đƣợc thành tích cao đáng tự hào với
100% giải ( 5 em học sinh đi thi đều đạt 5 giải – kết quả điểm cao: em Bích đạt
17,50 điểm; em Ngọc đạt 16,50 điểm; em Thủy đạt 16,50 điểm; em Đào đạt
16,00 điểm và em Út đạt 15,50 điểm ), trong đó có 01 giải nhì và 04 giải ba =>
3


xếp thứ 06 trong toàn tỉnh, tăng 15 bậc so với năm học 2015 – 2016. Với kết quả
đạt đƣợc nhƣ trên, tôi xin đúc rút một số kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng
cao chất lƣợng đội truyển học sinh giỏi tỉnh. Nội dung cụ thể tôi xin trình bày ở
phần sau.
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trƣờng. Với
nhiều năm đứng trên bục giảng, từng tiếp xúc và dạy dỗ nhiều thế hệ học sinh
tôi thấy có nhiều em rất ngoan, luôn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ của một ngƣời
học sinh, có ý chí phấn đấu vƣơn lên trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống
nhƣ: em Đỗ Văn Thông lớp 10A1… Ngƣợc lại, có nhiều em học sinh vẫn chƣa
thực sự cố gắng, có biểu hiện xa sút trong học tập nhƣ em: Hoàng Văn Thắng
lớp 11A4, hoặc thƣờng xuyên vi phạm các nội quy của nhà trƣờng nhƣ em
Luyện Hữu Nhất lớp 11A6 ( Năm học: 2016 - 2017)… thậm chí còn có em còn
tụ tập đánh nhau ở địa phƣơng làm cho công an huyện phải vào tận trƣờng để

điều tra nhƣ em Khâu Ngọc Linh lớp 11A3...
Khi mới vào nghề, nhìn thấy thực trạng trên tôi rất buồn và cũng đã không
ít lần trăn trở: Cũng trong cùng một môi trƣờng giáo dục, tại sao lại có sự khác
biệt nhƣ thế? Mấu chốt của vấn đề là do đâu?. Câu hỏi này nhiều lần đƣợc đặt ra
trong đầu tôi. Sau khi tìm hiểu thực tế, với kinh nghiệm đứng lớp và sự quan
tâm, gần gũi học sinh, đƣợc các em tin tƣởng, tâm sự. Tôi thấy có rất nhiều,
nguyên nhân, yếu tố dẫn đến thực trạng trên. Chẳng hạn: kiến thức ở một số
phần khô khan, cách truyền thụ của một số giáo viên khá đơn điệu, không gây
hứng thú với học sinh; nhƣng nguyên nhân chủ yếu nhất vì đây không phải là
môn thi tốt nghiệp. Vì thế, đã tạo cho một bộ phận học sinh có tƣ tƣởng chủ
quan, ngại học, thậm chí có em còn tìm cách gây khó khăn cho giáo viên khi
giảng bài...,
Khác với các năm học trƣớc, năm học 2016 – 2017. Bộ giáo dục và đào
tạo có quyết định đƣa môn Giáo dục công dân vào bài thi tổ hợp để xét tốt
nghiệp trung học phổ thông. Bản thân tôi vừa mừng, vừa lo: mừng vì đây là cơ
hội để tôi khẳng định vị trí, giá trị của môn học, giúp tôi có thêm tự tin và quyết
tâm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình; Lo là vì có một
số lớn học sinh chƣa trú trọng đến bộ môn Giáo dục công dân, học với thái độ
đối phó, cầm chừng. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì sẽ ảnh hƣởng lớn đến kết
quả tốt nghiệp, ảnh hƣởng đến tƣơng lai của các em, đến chất lƣợng giáo dục
của nhà trƣờng... Đây cũng là thử thách cho cá nhân tôi nói riêng và giáo viên bộ
môn trong trƣờng THPT Đinh Chƣơng Dƣơng nói chung, đây cũng chính là một
trong những lí do thôi thúc tôi trú trọng hơn nữa đến việc nâng cao chất lƣợng
đội tuyển trong nhà trƣờng.
2.3. Các giải pháp tôi đã sử dụng để nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh
giỏi tỉnh trong năm học 2016 – 2017.
* Thứ nhất: Lựa chọn đúng, để có đƣợc đội tuyển nhƣ mong muốn,
trƣớc tiên cần phải lựa chọn đúng. Vì nếu không lựa chọn đúng thì đến một lúc
nào đó nhất định sẽ phải thay đổi, việc thay thế do lựa chọn không đúng sẽ làm
4



cho các em chán nản, nhụt ý chí phấn đấu, có ác cảm với bộ môn, làm tổn
thƣơng mối quan hệ cô trò, đôi khi còn làm ảnh hƣởng đến thời gian học tập của
học sinh… Điều luôn là tôi trăn trở là làm nhƣ thế nào để thành lập đƣợc đội
tuyển có chất lƣợng? Đây là một bài toán khó đối với tôi. Khi lựa chọn học sinh
giỏi tôi thƣờng căn cứ vào những điểm sau đây:
Thứ nhất, phải có niềm say mê, yêu thích đối với bộ môn.
Thứ hai, có tính cần cù, chịu khó, có khả năng tiếp thu, lí luận và liên hệ thực
tiễn (Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với bộ môn).
Thứ ba, Căn cứ vào kết quả của những lần kiểm tra…
Lúc đầu không phải em nào cũng đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn nói trên.
Song, đó là cái chuẩn để tôi lựa chọn. Tôi căn cứ vào nhiều nguồn, có sự cân
nhắc, suy nghĩ của bản thân. Thƣờng thì tôi căn cứ vào: Học bạ của học sinh,
vào quá trình học tập và kết quả của những lần kiểm tra tại lớp...
Đối với học sinh lớp 10, tôi chƣa có sự lựa chọn dứt khoát vì đây mới chỉ
là giai đoạn để tôi tìm hiểu và phát hiện nhân tố phù hợp với bộ môn. Trong thực
tế có những em thực sự có lòng yêu thích, muốn khám phá tri thức của bộ môn
và xin tôi cho vào học đội tuyển, tuy chỉ là số ít nhƣng dù sao đó cũng là mặt
thuận lợi. Tuy nhiên, có những em phù hợp với tiêu chí mà tôi đƣa ra nhƣng lại
không muốn tham gia vào đội tuyển Giáo dục công dân mà muốn tham gia vào
các đội tuyển khác nhƣ: văn, toán… và ngƣợc lại.
Năm học: 2015 - 2016, tôi tiếp nhận lớp 12 B2 từ đồng nghiệp, vì là lớp
chọn của trƣờng nên tôi đã để ý và động viên em nguyễn Thị Thủy vào đội
tuyển môn Giáo dục công dân, do không đƣợc theo sát em từ năm lớp 10,11 nên
trong quá trình ôn luyện, cả cô và trò đều gặp rất nhiều khó khăn, khối lƣợng
kiến thức nhiều, khó thuộc và cách viết của em cũng yếu hơn các em khác trong
đội tuyển, thêm vào đó là thời gian không có nhiều. Vì vậy, năm học 2015 –
2016, 05 em học sinh trong đội tuyển của tôi đi thi chỉ đạt đƣợc 04 giải ( Em
Thủy là học sinh không có giải)

Sang năm học: 2016 - 2017, tôi có đƣợc thuận lợi hơn đó là đƣợc lựa chon
những học sinh do chính tôi dạy từ khi các em vào lớp 10 cho đến lớp 12, với
cách lựa chọn riêng của mình, tôi đã tạo đƣợc niềm tin cho học sinh, đã lựa chọn
đƣợc đội tuyển nhƣ mong muốn và tôi thấy các em đã thể hiện rõ tình cảm của
mình đối với bộ môn thông qua những giờ học có chất lƣợng các em đã tiến bộ
hơn rất nhiều so với đội tuyển của năm học trƣớc
* Thứ hai: Bồi dưỡng chu đáo.
Lựa chọn đúng đối tƣợng học sinh là điều quan trọng, nhƣng bồi dƣỡng chu
đáo đội ngũ này lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Bởi vì, kiến thức của bộ
môn Giáo dục công dân là luôn luôn động, luôn gắn liền với tình hình thực tế
của đất nƣớc, luôn yêu cầu học sinh phải biết vận dụng, liên hệ vào trong thực tế
nhƣ: kiến thức về pháp luật, tƣ tƣởng, đạo đức, ý thức trong xã hội. Cần phải có
sự uốn nắn, dẫn dắt của giáo viên, vì phần lớn các em học sinh chỉ sinh hoạt tại
địa phƣơng, kinh nghiệm thực tế chƣa có nhiều, khi đã xác định đi thi học sinh
giỏi tỉnh thì các em cần phải nắm chắc đƣợc kiến thức của khối 10, 11,12 theo
5


cấu trúc trƣơng trình thi của Sở. Phải có cách nhìn nhận và đánh giá, vận dụng
kiến thức đã học vào thực tế cách viết bài nhƣ thế nào cho phù hợp. (với môn
GDCD yêu cầu này lại càng quan trọng ).
* Thứ ba: Về nội dung bồi dưỡng:
Tôi chú ý hai vấn đề lớn: Nội dung kiến thức - phương pháp, kĩ năng làm
bài.
Về nội dung kiến thức: Để tạo cho học sinh hứng thú và tránh nhàm
chán trong qua trình ôn luyện, tôi chủ động lên kế hoạch cho từng tuần và phân
bố thời gian hợp lí. Tôi chọn thời gian ôn luyện vào buổi chiều thứ 5 thứ 7 hàng
tuần, tránh sự trùng lặp làm ảnh hƣởng đến thời gian học tập của các môn khác.
Về kiến thức tôi ôn tập cho các em theo từng chuyên đề:
Chuyên đề 1: Kiến thức về pháp luật

Chuyên đề 2: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội.
Chuyên đề 3: Kiến thức về đạo đức lồng ghép khả năng tƣ duy và thực
tiễn. Đồng thời, tôi lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho đội tuyển, từ việc ôn bài,
luyện câu hỏi, bài tập tình huống, đến việc soạn giáo án, và chấm chữa bài cho
học sinh..., Sau đây tôi xin trích dẫn một phần trong kế hoạch ôn luyện đội tuyển
của kiến thức pháp luật ( chƣơng trình lớp 12...)
Thời
gian

Buổi

Tuần 1

01

Tuần 2

02

Tuần 3

03

Tuần 4

04

Tên bài dạy

Nội dung


Ghi
chú

Chương trình lớp 12
- Bài 1: Pháp luật và đời sống - Dạy kiến thức và luyện
câu hỏi
- Bài 2: Thực hiện pháp luật
- Dạy kiến thức và luyện
câu hỏi
Luyện và thực hành viết bài

Bài 3: Công dân bình đẳng - Dạy kiến thức và luyện
trƣớc pháp luật
câu hỏi
- Giải quyết bài tập t. huống
Tuần 5
05 Bài 4: Quyền bình đẳng của - Dạy kiến thức và luyện
công dân trong một số lĩnh câu hỏi
vực của đời sống xã hội
- Giải quyết bài tập t. huống
Tuần 6
06 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa - Dạy kiến thức và luyện
các dân tộc, tôn giáo .
câu hỏi
- Giải quyết bài tập t. huống
Tuần 7
07
Luyện đề
Để các em không bị động và hụt hẫng, tôi dành hai buổi học ôn để trang

bị cho học sinh bài 1 – bài 2 của chƣơng trình lớp 12, sau đó tôi cho các em làm
một bài viết tự luận ( trong bài viết có một số câu học sinh chƣa học) để tôi kiểm
tra độ chăm chỉ học bài của học sinh, kiểm tra kiến thức, kiểm tra sự hiểu biết
đời sống xã hội và khả năng kiểm tra khả năng lí luận, vận dụng, liên hệ thực tế
6


và cách viết bài của các em,... với thời gian: 180 phút – thang điểm 20 và sự
quản lí nghiêm khắc của tôi.
ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy phân tích bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật.[5]
Câu 2 (3,0 điểm):
Em hãy nêu các đặc trƣng của pháp luật. Theo em, nội quy nhà trƣờng,
điều lệ đoàn thanh niên có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? [5]
Câu 3 ( 3,0 điểm):
Theo em, vi phạm pháp luật có gì chung và có gì khác biệt với vi phạm
đạo đức? Lấy chộm tiền của ngƣời khác là vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo
đức? .[6]
Câu 4 (4,0 điểm):
Pháp luật là gì? Pháp luật có vai trò nhƣ thế nào trong đời sống xã hội?
Câu 5. ( 5,0 điểm):
Thế nào là vi phạm pháp luật? Vi phạm pháp luật có những dấu hiệu cơ bản
nào? Trình bày các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý? Ví dụ? [7]
Câu 6 (3,0 điểm):
Bài tập tình huống:
Tại một khu phố ở Thị trấn D đã xảy ra một vụ cố ý gây thƣơng tích.
Nguyên nhân là do mâu thuẫn từ việc chiếc ô tô của anh Đăng đỗ chắn trƣớc cửa
hàng của nhà anh Lực. Anh Lực đã yêu cầu anh Đăng rời xe đi chỗ khác. Anh
Đăng chƣa kịp rời, Anh Lực đã cầm gậy đánh anh Đăng vào đầu, vào mặt và

gây thƣơng tích với tỷ lệ thƣơng tật là 21 %.
Câu hỏi :
1. Hành vi của anh Lực đánh anh Đăng gây thương tích đã xâm phạm đến
quyền gì của công dân ?
2. Hành vi của anh Lực đã phạm tội gì theo quy định của Bộ luật Hình
sự năm 1999?[7]
Khi quan sát học sinh làm bài, tôi thấy em Út có tính cẩn thận, có lập dàn ý
trƣớc khi làm bài; em Ngọc đọc nhanh đề và cúi xuống viết... Qua chấm bài của
học sinh tôi lại phát hiện thêm em Thủy có ƣu điểm là nét chữ rất đẹp nhƣng lại
cẩu thả, em Bích nắm kiến thức tƣơng đối chắc nhƣng đôi khi còn diễn đạt lan
man, em Đào có niềm say mê hứng thú với bộ môn, biết vận dụng kiến thức
thực tế nhƣng lại là hay sai lỗi chính tả… Khi đã có cái nhìn toàn diện về đội
tuyển: Mức độ nắm chắc kiến thức đến đâu, chữ viết nhƣ thế nào, khả năng lập
luận và liên hệ thực tiễn (Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với bộ môn). Trên cơ
sở đó tôi đƣa ra phƣơng pháp bồi dƣỡng cho phù hợp với từng em.
Để việc ôn luyện đạt kết quả cao, trong năm học 2016 – 2017 này, tôi rất
trú trọng và cẩn thận ngay từ khâu soạn giáo án, chuẩn bị những tƣ liệu cần
thiết, những ví dụ sinh động để liên hệ, vận dụng cho học sinh dễ hiểu và nắm
kiến thức. Vì học sinh đã đƣợc tiếp cận môn Giáo dục công dân ngay từ khi các
em học lớp 10 thông qua các bài giảng trên lớp nên khi ôn thi tùy theo từng nội
7


dung kiến thức, phần nào khó, học sinh chƣa đƣợc học trên lớp ( kiến thức pháp
luật...) tôi sẽ giảng kĩ và phần nào các em đã nắm đƣợc thì tôi sẽ hƣớng dẫn các
em củng cố kiến thức, vận dụng, liên hệ thực tiễn. Ví dụ, đối với kiến thức pháp
luật - lớp 12 do học sinh chƣa đƣợc học nên tôi sẽ dành thời gian nhiều hơn để
giảng kĩ cho học sinh phần này và yêu cầu học sinh phải nắm đƣợc kiến thức cơ
bản cho mỗi bài. Chẳng hạn trong bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG, tôi yêu
cầu các em cần phải nắm đƣợc:

1. Khái niệm.
a. Khái niệm: Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà
nƣớc xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nƣớc.
b. Các đặc trưng của pháp luật: Pháp luật có các đặc trƣng cơ bản sau đây.
Đặc trưng thứ nhất: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, pháp luật là
những quy tắc sử xự chung, là khuôn mẫu chung, đƣợc áp dụng nhiều lần, ở mọi
nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (ví dụ)
Đặc trưng thứ hai: Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung, Pháp
luật do nhà nƣớc ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức,
cá nhân, bất kỳ ai cũng phải thực hiện, bất kỳ ai vi phạm cũng đều bị xử lí
nghiêm theo quy định của pháp luật... (ví dụ)
Đặc trưng thứ ba: Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức,
Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật do
cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc đƣợc quy định trong Hiến pháp và
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật... (ví dụ)
2. Bản chất của pháp luật.
a. Bản chất giai cấp của pháp luật . Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc,
vì: Pháp luật do Nhà nƣớc ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền
mà Nhà nƣớc là đại diện. Nhà nƣớc Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, Pháp luật do Nhà nƣớc ta xây dựng và ban
hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của đa số nhân dân lao động. (ví dụ)
b. Bản chất xã hội của pháp luật . Pháp luật mang bản chất xã hội vì:
Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu
cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp dân cƣ khác nhau trong xã hội. Các quy
phạm pháp luật đƣợc thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển
của xã hội. (ví dụ)
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
a. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế . Đây là phần giảm tải dƣới dạng đọc

thêm - tôi hƣớng dẫn học sinh đọc thêm để hiểu đƣợc nôi dung cần thiết )
b. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị. Đây là phần giảm tải dƣới dạng
đọc thêm - tôi hƣớng dẫn học sinh đọc thêm để hiểu đƣợc nội dung cần thiết )
c. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Pháp luật và đạo đức có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Thể hiện: Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể
hiện các quan niệm về đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội... Khi
8


đã trở thành nội dung của quy phạm pháp luật, các giá trị đạo đức không chỉ
đƣợc tuân thủ bằng niềm tin, lƣơng tâm của các cá nhân hay do sức ép của dƣ
luận xã hội mà còn đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm bằng sức mạnh quyền lực của Nhà
nƣớc. => có thể nói, pháp luật là phƣơng tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các
giá trị đạo đức.... Những giá trị cơ bản nhất của pháp luật – công bằng, bình
đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con ngƣời luôn
hƣớng tới. (ví dụ)
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội:
a. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
Nhà nƣớc sử dụng nhiều phƣơng tiện khác nhau để quản lí xã hội. Trong
đó, pháp luật là phƣơng tiện quan trọng nhất bởi vì nếu không có pháp luật, xã
hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển đƣợc. Nhờ có
pháp luật, Nhà nƣớc phát huy đƣợc quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát
đƣợc các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ
của mình - nêu ví dụ.
Nhà nƣớc ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên phạm vi
toàn xã hội, đƣa pháp luật vào đời sống của từng ngƣời dân và của toàn xã hội.
Quản lí xã hội bằng pháp luật nghĩ là Nhà nƣớc ban hành pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đƣa pháp luật vào đời sống của
từng ngƣời dân và của toàn xã hội. Để ngƣời dân biết pháp luật và thực hiện
đúng quy định của pháp luật. Nhà nƣớc đã và đang thực hiện nhiều biện pháp

khác nhau. Cụ thể: Công bố, công khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật,
thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phƣơng tiện đài, báo,
truyền hình, đƣa giáo dục pháp luật vào nhà trƣờng, xây dựng tủ sách pháp luật
ở xã, phƣờng, thị trấn… để dân biết và làm theo pháp luật.
b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình.
Quyền và nghĩa vụ của công dân đƣợc quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật, trong đó quy định rõ công dân đƣợc phép làm gì. Căn cứ vào
các quy định này, công dân thực hiện quyền của mình. Các văn bản quy phạm
pháp luật về hành chính, khiếu nại và tố cáo, hình sự, tố tụng quy định thẩm
quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lí
các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Căn cứ
vào các quy định này, công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
(ví dụ)...
Ở mỗi một nội dung kiến thức, tôi đều hƣớng dẫn cho các em liên hệ thực
tiễn và nêu ví dụ minh họa kết hợp với đánh giá, khẳng định... làm nổi bật vấn
đề mình đang giải quyết, điều quan trọng nữa là tôi luôn yêu cầu học sinh phải
rút ra bài học cho mình nhƣ: Biết đánh giá hành vi xử sự của bản thân và của
những ngƣời xung quanh trong cuộc sống hàng ngày: khi tham gia giao thông,
quan hệ trong gia đình.. theo các chuẩn mực của pháp luật. Có ý thức tôn trọng
pháp luật, xử sự theo đúng các quy định của pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi phù
hợp với lứa tuổi ...
9


Về phương pháp, kĩ năng làm bài. Sau khi truyền thụ xong kiến thức
cho mỗi bài, tôi đều cho các em câu hỏi để viết bài ( cách này vừa củng cố đƣợc
tri thức cho học sinh, vừa giúp tôi luyện cách viết cho học sinh và sửa sai kịp
thời cho các em, cách này có hiệu quả rõ rệt). Chẳng hạn câu hỏi: “ Pháp luật là
gì? pháp luật có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội” ( tôi quy định 3,0

điểm cho câu hỏi này – với thời gian là 35 phút )
Với công việc này, tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ câu hỏi và lập dàn ý trong
vòng 2 phút vào giấy nháp rồi mới tiến hành làm bài. Khi học sinh làm xong bài,
tôi cho các em chấm chéo bài của nhau và viết đánh giá ƣu nhƣợc điểm trong
bài viết của bạn xuống cuối bài viết rồi trực tiếp chỉ ra những chỗ đƣợc và chƣa
đƣợc trong bài viết của nhau để cùng rút kinh nghiệm,... cuối cùng tôi sẽ nhận
xét, bổ xung và hƣớng dẫn cách làm bài cụ thể để các em biết cách vận dụng,
liên hệ trách nhiệm của bản thân đối với từng yêu cầu kiến thức. Đối với câu hỏi
trên, tôi yêu cầu học sinh phải:
Thứ nhất, nêu đƣợc khái niệm pháp luật...
Thứ hai, phân tích, lấy ví dụ minh họa để làm rõ đƣợc vai trò quan trọng của
pháp luật trong đời sống xã hội: Pháp luật không chỉ là phƣơng tiện để Nhà nƣớc
quản lí xã hội, giữ cho xã hội trong vòng trật tự, ổn định mà pháp luật còn là
phƣơng tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình,...
Tôi yêu cầu học sinh vận dụng, liên hệ bản thân: ... công dân cần phải có
trách nhiệm tìm hiểu, nắm vững kiến thức pháp luật, có ý thức sống và làm việc
theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, tránh xa các biểu hiện tiêu cực, các
tệ nạn xã hội, có thái độ không đồng tình trƣớc những hành vi vi phạm pháp
luật làm ảnh hƣởng đến lợi ích của quốc gia và dân tộc và của công dân...
Là một công dân, là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, là một học sinh còn
ngồi trên ghế nhà trƣờng, bản thân em luôn nhận thức đƣợc trách nhiệm của
mình, em luôn sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, luôn vận dụng các
quy định của pháp luật vào trong cuộc sống của bản thân và trong cách nhìn
nhận, đánh giá hành vi của những ngƣời xung quanh nhằm góp phần xây dựng
nếp sống văn minh, lịch sự… Cụ thể: Khi tham gia giao thông, quan hệ trong
gia đình.. theo các chuẩn mực của pháp luật. Có ý thức tôn trọng pháp luật, xử
sự theo đúng các quy định của pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi phù hợp với lứa
tuổi.
Cứ nhƣ vậy, sau mỗi bài học tôi đều cho học sinh củng cố kiến thức dƣới

dạng câu hỏi trên, có thể tại lớp cũng có thể về nhà các em sẽ thực hiện, một
nguyên tắc trong ôn luyện đội tuyển của tôi là hƣớng dẫn các em cách viết làm
chứ không làm thay cho các em, vì chỉ để các em viết bài thì mới phát huy đƣợc
khả năng của tùng em và cho các em nhận thấy đƣợc hạn chế của mình để sửa...
* Phương pháp bồi dưỡng: Vừa bồi dƣỡng chung - vừa bồi dƣỡng riêng.
Để có đƣợc một đội tuyển mạnh cả về tri thức, về kĩ năng làm bài... cần
phải có thời gian nhất định, đòi hỏi cả cô, trò cần phải kiên trì, cố gắng. Với đội
tuyển của tôi, tôi luôn áp dụng các phƣơng pháp khác nhau, vừa bồi dƣỡng
10


chung vừa bồi dƣỡng riêng; luôn biểu dƣơng, khen ngợi sự tiến bộ của các em,
đồng thời sửa lỗi kịp thời cho các em nếu phát hiện ra sai xót.
Bồi dƣỡng chung: Thông thƣờng, tôi sẽ dành một nửa thời gian đầu buổi
học để truyền đạt kiến thức cơ bản cho học sinh, lúc này tôi sẽ “tập chung” học
sinh lại một bàn để giảng nội dung bài mới và giải đáp những thắc mắc của các
em, cuối buổi học tôi sẽ dành khoảng 10 phút tập trung học sinh lại để củng cố,
nhận xét chung cho buổi học
Bồi dƣỡng riêng: Sau khi bồi dƣỡng chung, tôi “tách” các em ra từng vị
trí khác nhau để các em tự chủ học bài và khắc sâu kiến thức cho bản thân. Sau
mỗi đơn vị kiến thức tôi thƣờng cho học sinh câu hỏi để các em khắc sâu kiến
thức đồng thời luyện cách viết cho các em. Cách này tôi thấy có hiệu quả nhất,
vì khi cho mỗi em ngồi một vị trí cách nhau:
Thứ nhất, các em không bị phân tán tƣ tƣởng, không có cơ hội trò chuyện riêng.
Thứ hai, đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để tôi bồi dƣỡng riêng cho từng
em mà không làm ảnh hƣởng đến em khác. Chẳng hạn, đến chỗ em Út tôi hỏi:
Em học đƣợc phần nào rồi? Có chỗ nào khó hiểu không? Có cần cô giúp đỡ gì
không?... Đến chỗ em Bích, tôi yêu cầu em gấp hết sách vở để tôi kiểm tra kiến
thức, tôi nói: em có ƣu điểm là chăm chỉ, nắm kiến thức vững hơn các bạn
nhƣng khi viết bài thì lại chƣa có độ sâu,... hãy cố gắng khắc phục hạn chế

nhé...; Với em Đào, cô biết em có niềm say mê hứng thú với bộ môn, có cách
viết bài rất tốt nhƣng lại là hay sai lỗi chính tả..., ở mỗi em tôi đều có khích lệ và
sửa lỗi kịp thời.
Cuối mỗi buổi học, tôi tập chung học sinh lại và kiểm tra kiến thức, đánh
giá chất lƣợng, nêu những ƣu điểm và hạn chế riêng của từng em để các em
cùng nhìn nhận và rút kinh nghiệm... và cuối cùng là giao bài về nhà cho các em
học và làm để củng cố kiến thức. Dƣới đây là một số hình ảnh các em đội tuyển
của tôi trong giờ ôn luyện.

Một số hình ảnh các em học sinh trong giờ ôn luyện

Tập trung nghe giảng bài

Tách riêng để học bài
11


Viết lại kiến thức

Củng cố kiến thức cuối buổi

Đến ngày 15 tháng 02 năm 2017 tôi đã hoàn thành việc truyền thụ kiến
thức, kĩ năng giải quyết bài tập tình huống và cách làm, viết bài của học sinh.
Thời gian còn lại tôi tiếp tục cho các em luyện đề… Ngoài việc tự ra đề, chấm,
sửa bài cho học sinh, tôi còn nhờ đồng nghiệp ra đề, xem chấm nghiêm ngặt, bài
cho học sinh. Kết quả cho thấy rõ các em đã tiến bộ. Xin minh họa bài làm của
em nguyễn Thị Thủy. Thời gian đầu, bài của em mắc rất nhiều lỗi, kiến thức còn
lan man, khi chấm tôi phải sửa lỗi rất nhiều và điểm chỉ đạt 11,75 thôi.

12



13


Trƣớc khi học sinh đi thi chính thức vài ngày, tôi cho các em làm thêm
một bài nữa và tôi hoàn hoàn yên tâm vì các em đã tiến bộ rõ tệt, không chỉ nắm
vững kiến thức mà kĩ năng làm bài cũng đã đạt đƣợc yêu cầu, điểm cho bài viết
14


cũng cao hơn hồi đầu ôn thi ( em Thủy từ 11,75 điểm tăng lên 18, 25 điểm ), bài
làm không bị sửa nhƣ thời gian đầu nữa. Xin so sánh thêm bài của em Nguyễn
Thị Thủy trƣớc khi tham dự kì thi học sinh giỏi do tỉnh ta tổ chức.

15


16


17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua một năm thực hiện đề tài, tôi nhận thấy các em học sinh trong đội
tuyển đã có sự tiến bộ rõ rệt, các em đã nắm đạt đƣợc kiến thức theo yêu cầu,
biết nhận thức đề, biết xử lí, giải quyết bài tập tình huống, kĩ năng viết bài cũng
thành thạo hơn, đạt điểm cao hơn so với thời gian đầu mới ôn luyện ( Tôi đã

trích dẫn một bài minh họa của Em Nguyễn Thị Thủy trong đội tuyển của tôi
năm nay ). Đến đầu tháng ba năm 2017, tôi đã hoàn toàn yên tâm với học sinh
trong đội tuyển của mình, cô trò chúng tôi hào hứng chào đón ngày thi tài thử
sức cùng với các trƣờng trong tỉnh, ngày mùng 10 tháng 03 năm 2017 tại trƣờng
THPT Lý Thƣờng Kiệt – TP Thanh Hóa.
Thời gian công tác đã cho tôi thêm kinh nghiệm và giúp tôi tìm ra đƣợc
giải pháp và hƣớng đi riêng cho mình trong quá trình giảng dạy trên lớp và ôn
luyện đội tuyển. So với những năm đầu mới ra trƣờng và đặc biệt là so với năm
học 2015 – 2016, thì sang năm học 2016 - 2017 với cách làm mới nhƣ tôi đã
trình bày ở phần trên tôi thấy có hiệu quả rõ rệt. Cụ thể
Năm học 2015 – 2016
Năm học 2016- 2017
- Tôi chỉ trú trọng đến việc truyền thụ - Tôi đã áp dụng cách làm mới nhƣ tôi
tri thức cho học sinh mà ít quan tâm đã trình bày cụ thể ở phần nội dung
đến tính chủ động, tự lập và kĩ năng của sáng kiến kinh nghiệm, với cách
viết bài của các em dẫn đến không phát làm này tôi thấy các em học sinh chủ
huy hết đƣợc ƣu điểm của từng em và động hơn, hăng hái học hơn và tôi
kết quả cũng chƣa thực sự cao
cũng nhận thấy sự tiến bộ của từng em.
- Kết quả: 01giải nhì – 01 giải ba – 02 - Kết quả: 01 nhì – 04 giải ba ( Tỉ lệ
giải khuyến khích (01 em không có đạt giải 100%) => Xếp thứ 06 toàn
giải) => Xếp thứ 21 toàn tỉnh.
tỉnh.

18


Tôi xin đƣa ra dẫn chứng cụ thể từ kết quả thi chọn học sinh giỏi môn
Giáo dục công dân của trƣờng THPT Đinh Chƣơng Dƣơng trong năm học 2015
– 2016 và năm học 2016 – 2017 ( Kết quả từ Sở GD & ĐT Thanh hóa)


Năm học 2015 – 2016

Năm học 2016 – 2017

Môn GDCD trường THPT Đinh Chương Dương đứng vị trí thứ 6
Tuy chất lƣợng giải chƣa phải là cao nhất (chƣa có đƣợc giải nhất), nhƣng
so với cách làm cũ của năm học 2015 - 2016 thì năm học 2016 – 2017, với cách
truyền thụ tri thức mới… tôi đã gặt hái đƣợc những thành công nhất định trong
sự nghiệp của mình, góp phần nâng cao chất lƣợng mũi nhọn của nhà trƣờng và
thứ hạng của nhà trƣờng ( Năm học 2015 – 2016 trƣờng THPT Đinh Chƣơng
Dƣơng với 29 giải học sinh giỏi cấp tỉnh, xếp thứ 43/104 trƣờng THPT trong
toàn tỉnh => Năm học 2016 – 2017 trƣờng đạt 45 giải học sinh giỏi cấp tỉnh tăng 9 bậc - xếp thứ 34 toàn tỉnh / 104 trƣờng THPT, xếp thứ 4/5 trƣờng THPT
trong huyện nhà [8] ). Môn Giáo dục công dân cũng đóng góp không nhỏ trong

19


việc nâng cao thứ bậc và uy tín của nhà trƣờng, đƣợc Ban Giám Hiệu và đồng
nghiệp đánh giá cao.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1. Kết luận
Với việc thực hiện các giải pháp trên đã nâng cao đƣợc chất lƣợng của đội
tuyển và đạt đƣợc kết quả cao hơn so với năm học trƣớc. Song, trong quá trình
giảng dạy vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định nhƣ: Một số em đôi khi
chƣa vững lập trƣờng vẫn bị sự tác động từ bên ngoài dẫn đến có lúc chƣa nhiệt
tình, ngại học,... để giáo viên phải nhắc nhở, động viên nhiều...
3.2. Kiến nghị
Để đạt đƣợc kết quả cao hơn nữa trong quá trình ôn luyện đội tuyển, tôi
xin có một số kiến nghị sau đây: Tôi cần Ban Giám Hiệu hỗ trợ thêm về mặt

tinh thần, động viên các em học sinh để các em có đủ bản lĩnh, tự tin khi học bộ
môn; Với các em học sinh: Cần chăm chỉ hơn trong quá trình luyện đề, thực
hành nhiều hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt các thông tin trong chƣơng trình thời sự
và sự thay đổi của tình hình thực tế để có thể vận dụng khi làm bài. Cần tuân thủ
những giải pháp mà giáo viên đề xuất nhằm đem lại chất lƣợng và hiệu quả cao
hơn trong quá trình ôn luyện đội tuyển.
Bản thân tôi cũng mong muốn các giải pháp, kết quả trên đƣợc phổ biến
rộng để đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý để bản thân tôi có thêm đƣợc nhiều
kinh nghiệm hơn nữa để đem lại chất lƣợng và hiệu quả cao trong quá trình
giảng dạy và ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi của mình. Nhằm góp phần và việc
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc, ƣơm
mầm tài năng cho tƣơng lai vì ngày mai tƣơi sáng.
Thành công, thực tế đó là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của cả cô và
trò trong từng năm học và đó là niềm tự hào, là động lực để tôi tiếp tục đóng góp
sức lực, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nƣớc, của tỉnh, của
huyện nhà trong khả năng của mình, để bản thân tôi tiếp tục phấn đấu và cố
gắng hơn nữa trong sự nghiệp “trồng ngƣời” của mình.
Trên đây là kinh nghiệm rút ra từ quá trình giảng dạy của bản thân, tôi rất
mong nhận đƣợc sự nhận xét, đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo cũng nhƣ các
đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn, nâng cao hơn nữa chất lƣợng giảng dạy
bộ môn Giáo dục công dân cũng nhƣ trong công tác ôn luyện đội tuyển học sinh
giỏi tỉnh ở những năm tiếp theo.
Trân trọng!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2017.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của ngƣời
khác.
Ngƣời viết sáng kiến.

Hoàng Thị Xuân

20


21



×