Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Sử dụng kỹ thuật “ khăn phủ bàn” vào dạy bài “ công dân với cộng đồng” giáo dục công dân lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.39 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT LƯU ĐÌNH CHẤT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG KỸ THUẬT “ KHĂN PHỦ BÀN” VÀO DẠY BÀI “
CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG” GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
THPT LƯU ĐÌNH CHẤT

Người thực hiện: Lê Thị Uyên
Chức vụ: Giáo viên
Đề tài thuộc lĩnh vực (môn): GDCD

THANH HÓA NĂM 2017


MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu
2. Kết quả nghiên cứu
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận


VII. 2. Kiến nghị
PHỤ LỤC 1:
Kế hoạch bài học
PHỤ LỤC 2:
Đề và đáp án
PHỤ LỤC 3:
Bảng điểm
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
1
2
2
3
3
3
5
5
5
5
6
13
15


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn GDCD cùng với các môn học khác đều có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng,

chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh. Song do những dặc trưng của mình, GDCD
là môn học có tác dụng giáo dục một cách hệ thống và trực tiếp nhất về mặt này mà
không môn học nào có được. Những tri thức của GDCD bao gồm các tri thức thuộc về
xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan tiến bộ; hình thành những quan
niệm, tư tưởng, tình cảm, thái độ, hành vi, lối sống đúng đắn, lành mạnh của con
người.
Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, môn GDCD cũng như các môn học
khác cần có những quan điểm dạy học, phương pháp, và kĩ thuật dạy học phù hợp.
Việc xác định, nắm vững vận dụng được phương pháp trong hành động có tác dụng
quyết định thành công và hiệu quả công việc: “ Một anh lành lặn có thể thua một
anh thọt khi mà người đó không biết đường đi. Vai trò của phương pháp luận như
ngọn đèn soi đường trong đêm tối” ( Bec Cơn). Vì vậy theo cách hiểu chung nhất:
Phương pháp dạy học là cách thức, con đường hoạt động thống nhất giữa giáo viên và
học sinh trong điều kiện dạy học xác định nhằm thực hiện mục tiêu dạy học môn học.
Kĩ thuật dạy học là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và học
sinh trong các tình huống, hành động cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình
dạy học. Có rất nhiều kĩ thuật dạy học như kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ
thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật KWL…nhưng ở
bài này tôi đã sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để làm rõ Vai trò của Cộng Đồng và trách
nhiệm của công dân với cộng đồng.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Trường THPT Lưu Đình Chất cũng như các trường học khác cần áp dụng các
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học ở tất cả các bộ môn nhất là môn
GDCD. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp và kĩ thuật dạy học nhiều giáo viên
đặc biệt là những giáo viên có tâm huyết đã sưu tầm và sử dụng các phương tiện và
thiết bị dạy học như tranh, ảnh, băng hình, máy chiếu Projector… Giáo viên hướng
dẫn học sinh chủ động từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng để chủ động lĩnh
hội kiến thức. Tuy nhiên với một số bài đạo đức và pháp luật có nội dung khó, trìu
tượng mà chỉ dùng lời nói, tranh ảnh để minh họa thì học sinh vẫn rất khó hình dung,
việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh rất thuộc bài mà vẫn không

hiểu được bản chất của vấn đề cần nghiên cứu, kĩ năng vận dụng thực tế chưa tốt. Hay
nhiều khi trong các tiết học giáo viên và học sinh đã thực hành một số kĩ năng sống
nhưng lại chưa thể gọi tên kĩ năng đó ra và học sinh cũng chưa biết cách vận dụng các
kĩ năng sống đó vào cuộc sống thực tế.
Giải pháp của tôi là sử dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn” vào dạy bài Công dân với
cộng đồng thay vì chỉ sử dụng những phương pháp truyền thống như đàm thoại, thuyết
trình như trước đây để các em được thực hành, vận dụng , làm việc theo nhóm, hợp tác
với nhau để hiểu rõ hơn bản chất của vấn đề.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 10 trường
THPT Lưu Đình Chất. Lớp 10A6 là thực nghiệm và lớp 10A5 là lớp đối chứng. Lớp
thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy tiết 24 bài 13 – “Công dân với
cộng đồng”. Kết quả như sau:

1


Bảng 1: Kiểm chứng để xác định giá trị trung bình của 2 nhóm (TB nhóm
1- TB nhóm 2 ≥ 0):
Lớp
Số học sinh
Giá trị TB
Lớp thực nghiệm
40
8,86
Lớp đối chứng
40
6,83
Chênh lệch
2,03

Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học
sinh: Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài
kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,86; điểm bài kiểm tra
đầu ra của lớp đối chứng là 6,83. Độ chênh lệch là 2,03 có nghĩa là có sự khác biệt rất
lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh
rằng sử dụng kĩ thuật “ khăn phủ bàn” trong hoạt động tìm hiểu trách nhiệm của công
dân với cộng đồng.
4. phạm vi nghiên cứu
Tại trường THPT Lưu Đình Chất ở môn GDCD giáo viên đã sử dụng khá nhiều
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như thảo luận nhóm, nêu vấn đề, sắm vai, sơ
đồ tư duy, …thế nhưng hầu hết các hoạt động còn mang tính chất đối phó, chưa rõ hoạt
động, hiệu quả của các hoạt động này chưa cao.
Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát và rút kinh nghiệm từ quá trình giảng dạy
của bản thân trước tác động, tôi nhận thấy giáo viên cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi
gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề dựa trên những hiểu biết sẵn có của học sinh
trên thực tế và từ nguồn tài liệu tham khảo như SGK, Sách bài tập, tình huống GDCD,
Học sinh tích cực suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vần đề.
Kết quả là học sinh thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về bản chất của vấn đề, kỹ năng
thực hành chưa cao. Các em chưa thực sự có hứng thú, say mê trong học tập nên chưa
yêu thích môn học.
Để thay đổi hiện trạng trên, tôi đã sử dụng kĩ thuật “ khăn phủ bàn” kết hợp với
các hoạt động như hoạt động nhóm, đàm thoại, kể chuyện, sắm vai … và khai thác nó
như một nguồn dẫn đến kiến thức để các em hiểu được cộng đồng là gì? Vai trò của
cộng đồng và trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
Sử dụng kĩ thuật “ khăn phủ bàn” để làm rõ trách nhiệm của công dân với cộng
đồng. Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy
Ao. Trên giấy Ao chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung quanh.
Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi học sinh sẽ ngồi vào vị
trí tương ứng với phần xung quanh. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong 2 phút, tập
trung suy nghĩ, trả lời câu hỏi theo cách nghĩ, cách hiểu riêng của mình và viết vào

phần giấy của mình trên tờ Ao. Trên cơ sở ý kiến của mỗi cá nhân học sinh thảo luận
nhóm, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa cuả tờ giấy Ao khăn phủ bàn”.
Về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhất là môn GDCD đã có nhiều bài
viết, cuốn sách như Phương pháp dạy học GDCD ở THPT của tác giả Lưu Thị Thu
Thủy, Lê Thị Lý, Nguyễn Thị Thanh Mai.
Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THPT của nhóm tác giả
Đặng Thúy Anh, Lê Minh Châu, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần
Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phương, Lưu Thu Thủy, Đào Vân Vi.

2


Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học của nhóm tác giả
Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà...
Thông qua kĩ thuật dạy học này, học sinh nhận thức được trong cuộc sống cộng
đồng và xã hội hiện nay nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là những giá trị đạo đức cần
thiết của người công dân. Và các em biết cách thể hiện sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp
tác với mọi người xung quanh và có thái độ yêu quý, gắn bó với lớp, với trường và
cộng đồng nơi các em sinh sống.
Sử dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn” vào dạy phần trách nhiệm của công dân với
cộng đồng( Bài 13- Công dân với cộng đồng) GDCD lớp 10 sẽ nâng cao kết quả học
tập của học sinh, tăng cường ý thức trách nhiệm của các em và rèn luyện được kĩ năng
hợp tác của học sinh lớp 10 trường THPT Lưu Đình Chất.
5. Phương pháp nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi chọn trường THPT Lưu Đình Chất vì đây là trường có nhiều điều kiện
thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng.
* Giáo viên: Hai giáo viên dạy hai lớp 10 có tuổi đời và tuổi nghề tương đương
nhau, đều là giáo viên chính ban, có trình độ đạt chuẩn( Đại học), là giáo viên giỏi
cấp trường, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục

học sinh.
1. Lê Thị Uyên - Giáo viên dạy lớp 10 A6 ( Lớp thực nghiệm)
2. Tạ Thị Thu Hiền – Giáo viên dạy lớp 10 A5 ( Lớp đối chứng)
* Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng
nhau về sĩ số, tỉ lệ giới tính, cả hai lớp đều có học sinh ở thị trấn Tào Xuyên và các xã
lân cận trong huyện Hoằng Hóa. Các em đều có ý thức học tập chủ động, tích cực.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Nội dung nghiên cứu:
Chọn hai lớp nguyên vẹn: Lớp 10A6 là nhóm thực nghiệm và lớp 10A5 là nhóm
đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra học kì I môn GDCD lớp 10 ( bài kiểm tra do một
giáo viên không tham gia dạy khối 10 ra đề) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả
kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép
so sanh để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi
tác động.
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:
Đối chứng
Thực nghiệm
TBC
6,6
6,8
Chênh lệch
0,2
Với độ chênh lệch là 0,2 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của
hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Kiểm tra trước và sau tác động đối với mỗi nhóm tương đương ( được mô tả ở
bảng 2)
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Kiểm tra

Tác động
Kiểm tra sau
trước tác động
tác động

3


Thực nghiệm

O1

Đối chứng

O2

Dạy học có sử dụng kĩ thuật
khăn phủ bàn
Dạy học không có sử dụng kĩ
thuật khăn phủ bàn

O3
O4

* Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Cô Tạ Thị Thu Hiền dạy lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không sử
dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, qui trình chuẩn bị bài theo phương
pháp truyền thống.
- Cô Lê Thị Uyên thiết kế kế hoạch bài học sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn; sưu
tầm, tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp và trên các website

baigiangdientubachkim.com,giaovien.net...
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường
và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm:
Thứ
Tiết theo phân phối
Môn/ lớp
Tên bài dạy
ngày
chương trình
GDCD lớp 10A5
26+ 27
Công Dân Với cộng đồng
GDCD lớp 10A6
26+ 27
Công Dân Với cộng đồng
Bài kiểm ta trước tác động là bài thi học kì I môn GDCD do giáo viên trong
nhóm ra đề thi.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong bài Công dân với
cộng đồng, do 2 giáo viên dạy lớp 10A5 và 10A6 tham gia thiết kế. Bài kiểm tra sau
tác động gồm 2 phần trắc nghiệm khách quan và tự luận. Phần trắc nghiệm khách quan
gồm có 5 câu hỏi dạng nhiều lựa chọn và câu hỏi điền đúng, sai. Phần tự luận gồm có
3 câu hỏi có ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi dạy xong bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 1 tiết ( nội dung kiểm
tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó 2 giáo viên tiến hành chấm bài theo đáp án đã
được xây dựng.
Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sự tác động:
Đối chứng

Thực nghiệm
ĐTB
6,83
8,86
Độ lệch chuẩn
0,77
0,64
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn SMD
2,63
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm TB là 2,63, cho thấy: sự chênh lệch giữa
điểm TB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết
quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà
do kết quả của tác động.

4


Chênh lệch giá trị trung bình chuấn SMD = 2,63. Điều đó cho thấy mức độ ảnh
hưởng của dạy học có sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cụ thể là kĩ
thuật khăn phủ bàn đến điểm TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Bên cạnh đó với nhóm thực nghiệm sau khi học xong nội dung bài học các em
đã tỏ thái độ yêu mến, quý trọng, cảm thấy không thể tách rời trường, lớp và cộng
đồng nơi ở.
Giả thuyết đề tài “ Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn vào dạy bài Công dân với
cộng đồng – GDCD lớp 10 nhằm nâng cao kết quả học tập, tăng cường ý thức trách
nhiệm và rèn luyện kĩ năng hợp tác trong học sinh” đã được kiểm chứng.
2. Kết quả nghiên cứu:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,86, kết

quả của bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là 6,83. Độ chênh lệch điểm số
giữa hai nhóm là 2,03. Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực
nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối
chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD= 2,63. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do
ngẫu nhiên mà là do tác động.
*Hạn chế: việc sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn vào dạy phần vai trò của cộng
đồng và trách nhiệm của công dân với cộng đồng môn GDCD- Lớp 10 ở THPT là một
giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả người giáo viên cần nắm vững yêu cầu
nội dung bài học, chuẩn kiến thức kĩ năng cũng như nắm vững được các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực, biết khai thác những hiểu biết thực tế của học sinh, biết
thiết kế bài học hợp lí đặc biệt là phải biết tổ chức các hoạt động linh hoạt, chủ động
và hợp lí. Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề để có sự chuẩn bị về phương tiện
dạy học như giấy A0 hoặc giấy A3, A4 bút dạ, keo dán...
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận: Việc sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn vào dạy bài Công Dân Với
Cộng Đồng – GDCD lớp 10 thay cho các phương pháp truyền thống ở trường THPT
Lưu Đình Chất đã nâng cao hiệu quả học tập, tăng cường ý thức trách nhiệm của các
em đối với cộng đồng và rèn luyện kĩ năng hợp tác trong học sinh.
2. Kiến nghị:
* Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất như trang
thiết bị dạy học, máy tính, máy chiếu, màn hình ti vi màn hình rộng có bộ kết nối,
băng đĩa, loa, đài cho các nhà trường. Mở các lớp bồi dưỡng về phương pháp, kĩ thuật
dạy học cho giáo viên, khuyến khích, động viên giáo viên áp dụng phương pháp, kĩ
thuật dạy học tích cực vào giảng dạy trong các nhà trường.
* Đối với giáo viên: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nắm vững các
phương pháp, kĩ thuật dạy học; tích cực, chịu khó nghiên cứu, vận dụng các phương
pháp, kĩ thuật dạy học vào quá trình giảng dạy của mình.

Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia
sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên cấp THPT có thể tham khảo vào việc dạy môn
GDCD để nâng cao kết quả học tập, tăng cường ý thức học tập và rèn luyện các kĩ
năng sống cho học sinh.

5


Phụ lục 1: Kế hoạch bài học:
Công Dân Với Cộng Đồng (tiết 26+27)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
+ Biết được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với đời sống con người
+ Nêu được thế nào là nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác
+ Nêu được các biểu hiện đặc trưng của nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
+ Hiểu được trách nhiệm đạo đức của công dân trong mối quan hệ với cộng đồng
+Vận dụng được mối quan hệ giữa mình với tập thể lớp,trường.
2.Về kỹ năng:
+ Biết sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.
+ Biết cách cư xử đúng đắn với những người xung quanh
+ Biết được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng
3. Thái độ
+Yêu quý,gắn bó với bạn bè, với lớp, với trường, gia đình ,quê hương.
II . Tài liệu và phương tiện dạy học:
- SGK, SGV GDCD lớp 10
- Sách luyện tập và tự kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Sách tình huống GDCD 10.
- Phiếu học tập, giấy khổ lớn A0, bút dạ, keo dán, băng dính.
III . Tiến trình dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ :

2. Bài mới :
Giới thiệu bài
Chắc hẳn trong số các em ngồi đây không ai còn lạ lẫm với truyền thuyết”Lạc Long
Quân và Âu cơ” .Truyền thuyết kể rằng Âu cơ đẻ ra bọc trăm trứng rồi nở ra một trăm
người con,.... ,năm mươi người con theo mẹ nên non .Từ đó hình thành nguồn gốc”
Con Lạc ,cháu rồng” và cộng đồng 54 dân tộc anh em .Vậy để hiểu rõ hơn về cộng
đồng ,vì sao lại gọi là cộng đồng 54 dân tộc anh em ,cô và các em đi vào tìm hiểu bài
13”Công dân với cộng đồng” .
Hoạt động của gv và hs
Nội dung chính của bài học
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng
1. Cộng đồng và vai trò của cộng
đối với cuộc sống của con người.
Ho¹t ®éng 1: Tìm hiểu khái niệm đồng đối với cuộc sống của con người
a. Cộng đồng là gì?
cộng đồng là gì?
GV:Giảng giải cho hs hiểu sâu hơn về cụm
từ “cộng đồng” .
+ “Cộng” là sự gộp lại ,cộng thêm ,kết hợp
+ “đồng”là cùng ,cùng nhau làm ,cùng
sống . Như vậy ,cộng đồng được hiểu theo
nghĩa thông thường là sự kết hợp, cùng nhau
làm cùng nhau sống trong sự gắn bó ,gắn kết
với nhau .
GV:Đặt câu hỏi:

6


+ Theo các em nếu hiểu theo nghĩa thông

thường thì lớp học của chúng ta có phải là
cộng đồng không ?
+Các thành viên trong lớp có những điểm gì
giống nhau ?
HS: Thảo luận và trả lời
GV :Nhận xét
+Như vậy ,lớp học của chúng ta là một cộng
đồng .
+ Các bạn trong lớp ta có nhiều điểm giống
nhau như: cùng độ tuổi ,cùng chung ngôn
ngữ và chữ viết ,cung theo đuổi mục đích là
học tập và tiêp thu kiến thức .
+ Qua sự giảng giải những ví dụ vừa nêu
,cộng đồng được hiểu theo nghĩa chung nhất
là:
* GV
+Thực hiện chia lớp ra thành hai nhóm
+ Giao câu hỏi
* HS:
+ Thảo luận nhóm
+ Cử đại diện đứng lên trả lời
GV: Nhận xét rút ra kết luận
Câu hỏi:
+ Nhóm1: Theo các em mỗi người trong
cùng một thời điểm có thể là thành viên của
nhiều cộng đồng khác nhau hay không ?Cho
ví dụ ?
Nhóm 2: Kể tên những cộng đồng mà em
biết,nêu sự giống và khác nhau giữa các cộng
đồng đó ?


* Khái niệm về cộng đồng:
Cộng đồng là toàn thể những người
cùng sống, có những điểm giống nhau,
gắn bó thành một khối trong sinh hoạt
xã hội .

+ Mỗi người có thể tham gia nhiều
cộng đồng khác nhau
Ví dụ: Vừa là thành viên trong lớp vừa
là thàmh viên trong gia đình …
= Các cộng đồng đều giống nhau là có
nhiều thành viên tham gia ,đều có
những muạc đích chung .
+ Dựa trên đặc điểm về nơi cư trú
cộng đồng được thành nhiều loại khác
nhau:
-Cộng đồng theo nơi cư trú như làng

-Cộng đồng theo nghề nghiệp như: lớp
học ,công ty ,xí nghiệp …
-Cộng đồng văn hoá như: cộng đồng
* GV: Chuyển ý
ngôn ngữ ,cộng đồng tôn giáo …
Vậy các em thấy được ngay bản thân mỗi b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc
thành viên trong lớp đều thuộc về những sống của con người
cộng đồng khác nhau .Vậy câu hỏi đặt ra :Vì
sao chúng ta phải tham gia nhiều cộng đồng?

7



Nó có vai trò như thế nào đối với cuộc sống
con người?Điều gì sẽ xảy ra nếu con người
xa lánh cộng đồng
* Tình huống :(9)
Sau khi biết K bị mắc bệnh HIV thì mọi
người trong gia đình và khu phố Ksinh sống
đều xa lánh K .Đặc biệt những người trong
gia đình K liên tục tìm cách đuổi K ra khỏi
nhà vì sợ lây nhiễm và mất danh dự .Trước
sự ghẻ lạnh của mọi người K đã tìm đến cái
chết .
Câu hỏi :
Vậy theo các em ,thái độ của gia đình và
những người dân trong khu phố K đang sinh * Thái độ của những người thân trong
sống là đúng hay sai ?Tại sao?
gia đình K và những người dân trong
khu phố K đang sinh sống là không
* GV:tổng kết
đúng .Bởi ngay lúc này K cần sự chia
* GV: Đưa ra câu hỏi
sẻ ,đùm bọc của người thân ,gia đình
Từ tình huống trên theo các em cộng đồng ,bạn bè để Kcó thể tiếp tục sống .Việc
có vai trò gì đối với đời sống con người ?
mọi người xa lánh k như vậy tách k ra
* HS: Trả lời
khỏi cộng đồng làm cho k không
* GV: Tổng kết
muốn sống và tìm đến cái chết .

* Vai trò của cộng đồng đối với đời
sống con người :
+ Con người tiếp nhận giáo dục qua
cộng đồng .
+ Cộng đồng chăm lo cuộc sống cá
nhân .Đảm bảo tạo ra các điều kiện để
* GV :Chuyển ý
phát triển toàn diện cá nhân .
Cộng đồng có vai trò quan trọng đối với + Cộng đồng giảiquyết mối quan hệ
sự phát triển của mỗi cá nhân. Vậy thì cá giữa lợi ích chung và lợi ích riêng .
nhân trong cộng đồng có trách nhiệm gì đối + Cá nhân phát triển toàn diện trong
với cộng đồng mình sinh sống hay không cộng đồng và tạo ra sức mạnh cho
chúng ta sang phần 2
cộng đồng
Hoạt động 2: Trách nhiệm của công dân
đối với cộng đồng
2. Trách nhiệm của công dân đối với
* GV đặt ra câu hỏi :
cộng đồng.
Để tập thể lớp chúng ta phát triển ,mỗi *Trách nhiệm của công dân đối với
thành viên trong lớp chúng ta phải làm gì?
cộng đồng
* HS trả lời
+ Nhân nghĩa
* GV nhận xét
+ Hoà nhập
Để cho tập thể lớp phát triển được thì mỗi + Hợp tác
thành viên trong lớp phải thấy được trách
nhiệm của mình đối với công việc chung của
cả lớp ,phải tuân thủ theo mọi nội quy của

lớp ,trường .Các thành viên phải hoà nhập

8


hợp tác với nhau .Như vậy ,lớp học nói riêng
và các cộng đồng nói chung đều đặt ra những
quy định riêng của mình bắt buộc mỗi thành
viên phải tuân theo và trong đó nhân nghĩa
,hoà nhập và hợp tác là ba chuẩn mực đạo
đức cao nhất của công dân khi tham gia sinh
hoạt cộng đồng .
* GV : chia lớp thành 4 nhóm
* HS: thảo luận nhóm
* HS: đại diện trả lời
* GV: tổng kết
+ Nhóm 1 :Thế nào là nhân nghĩa lấy ? ví
dụ ?
+ Nhóm 2 :Các biểu hiện của truyền thống
nhân nghĩa ở Việt Nam ?
+ Nhóm 3 :Vì sao nhân nghĩa lại là một yêu
cầu của công dân trong quan hệ cộng đồng ?
+ Nhóm 4: Chúng ta cần làm gì để kế thừa
và phát huy truyền thống nhân nghĩa của
cộng đồng
* GV kết luận :
+ Nhân nghĩa là gì ?
a. Nhân nghĩa
Nhân nghĩa là lòng thương người và
+ Các biểu hiện của truyền thống nhân đối xử với người theo lẽ phải.

nghĩa là gì ?
+ Lòng nhân ái ,sự yêu thương giúp đỡ
* Vì sao nhân nghĩa lại là một yêu cầu của nhau .
người công dân trong cộng đồng
+ Nhường nhịn đùm bọc nhau
+ Sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lao
động và trong cuộc sống
* Ý nghĩa của nhân nghĩa:
+ Giúp cho cuộc sống con người trở
nên tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, giúp
cho mỗi cá nhân thêm yêu cuộc sống
và có thêm sức mạnh vượt qua khó
khăn.
+ Chỉ có nhân nghĩa thì các cá nhân
trong cộng đồng mới có thể tồn tại
cùng nhau làm, cùng nhau sống và
giúp đỡ nhau để cho cộng đồng phát
triển
+ Ngược lai, nếu không có lòng nhân
* Chúng ta cần làm gì để phát huy truyền nghĩa thì sẽ không có sự hòa hợp,
thương yêu, đùm bọc giữa các cá nhân
thống nhân nghĩa của dân tộc
trong cộng đồng
* HS tự liên hệ thực tiễn:

9


+ Kính trọng và biết ơn ông bà, cha mẹ
+ Quan tâm săn sóc và chia sẽ tới mọi

người xung quanh.
+ Cảm thông và giúp đỡ mọi người khi
b. Hòa nhập
* GV: chia lớp ra thành 5 nhóm, mỗi nhóm
8 em, phát cho các em một tờ giấy Ao và bút
dạ để thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn.
* Trên mỗi tờ giấy Ao chia thành phần
chính giữa và 8 phần xung quanh
* Mỗi em sẽ ghi kết quả của mình theo cách
nghĩ, cách hiểu riêng của cá nhân vào phần
xung quanh sau khi suy nghĩ và làm việc độc
lập.
* Trên cơ sở những ý kiến cá nhân, mỗi
nhóm sẽ thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến
và viết vào phần chính giữa của tờ giấy Ao
(Với những ý kiến không thống nhất cá
nhân có quyền bảo lưu và được giữ lại ở
phần xung quanh của “khăn phủ bàn”)
* Nhóm 1+2+3 : đọc thông tin 1(sgk) và đưa
ra suy nghĩ của mình
* Nhóm 4+5: đọc thông tin 2(sgk) và đưa ra
suy nghĩ của mình
* GV: đưa ra tình huống
- Đại diện các nhóm trình bày kết
* Tình huống:(9)
L là một học sinh giỏi, L luôn dẫn đầu lớp quả,các nhóm khác góp ý kiến phản
về thành tích học tập. tuy nhiên L lại không hồi, giáo viên nhận xét kết luận.
bao giờ chia sẻ bất cứ một tài liệu học tập
hay phương pháp học tập cho các bạn trong
lớp. Đăc biệt L không tham gia bất cứ một

hoạt động tập thể nào cả, L có quan niệm là
không cần tham gia hoạt đông , không cần
ai quí vì L học giỏi nhất lớp.
* Câu hỏi đặt ra: theo các em thái độ của L
có đúng không? Tai sao?
* HS: trả lời
* GV: nhận xét
Ta thấy thái độ của L là không đúng. Bởi vì,
vơi cách sống như thế là L rất ích kỉ, thờ ơ
với moi người. đến trường không chỉ học
chữ mà phải học cả cách làm người, cho dù L
có học giỏi thì cũng chưa toàn diện, vì vậy L
cần học hỏi ở bạn bè nữa. tuy nhiên với thái
độ của L như vậy sẽ làm cho các bạn xa
lánh.Chính bản thân L rồi sẽ cảm thấy rất

10


buồn tẻ khi tới lớp.
Chính vì vậy ta phải sống hòa nhập. Vì hòa
nhập có nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của
mỗi công dân khi tham gia cộng đồng
Vậy hòa nhập có ý nghĩa rất lớn đối với bản
thân mỗi chúng ta, cả cộng đồng. vậy để có
được sự hòa nhập thì bản thân mỗi người khi
tham gia cộng đồng cần phải làm gì để tạo ra
được sự hòa nhập?
* HS: trả lời
* GV: nhận xét

Vậy chúng ta phải có những hành động cụ
thể để tao ra sự hòa nhập
* GV: Đặt câu hỏi
Vậy tình trạng chia bè kéo cánh trong lớp
học sẽ gây ra nhưng hậu quả gì?
* HS: trả lời
* GV: chuyển ý
Tình trạng phân bè kéo cách trong lớp học
là một hành động rất xấu cần phải loại bỏ vì
nó sẽ làm phá vỡ đi sự thống nhất đoàn kết
trong lớp học. và để lớp học ngày càng phát
triển thì các thành viên không chỉ sống với
nhau nhân nghĩa, hòa nhập mà phải bắt tay
hợp tác với nhau
* GV: đưa ra cho lớp một trò chơi chuyền
bóng tai chỗ
* GV: chia lớp thành 2 nhóm
* Trò chơi: trong cùng một thời gian như
nhau, hai đội sẽ thưc hiên trò chơi chuyền
bóng từ bàn ngồi đầu tiên cua nhóm tới bàn
cuối cung theo chiều dọc
* HS; chơi trò chơi
* GV: nhận xét
Vậy trong cùng một thời gian giống nhau
mà nhóm 1 hoặc nhóm 2 giành đươc thắng
lợi,có nhiều nguyên nhân giúp cho các bạn
chiến thắng và trong đó không thể không kể
đên tinh thần đoàn kết và sự hợp tác của các
thành viên trong nhóm
Vậy hợp tác là gì?

* GV: đặt câu hỏi
Vậy theo các em, biểu hiện của hợp tác là
gì?
* HS: trả lời

* Khái niệm hòa nhập:

Hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa,
không xa lánh mọi người, không gây
mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có
ý thức tham gia các hoạt động chung
của cộng đồng

* Ý nghĩa của sống hòa nhập:
Không ai có thể sống một cách cô lập
khỏi cộng đồng
Sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có
thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua
khó khăn
Nếu ai sống tách khỏi cộng đồng cuộc
sống sẽ trở nên buồn tẻ, thiếu ý nghĩa
- Liên hệ thưc tiễn
+ Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm giúp
đỡ, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với bạn
bè thầy cô và những ngưỡi xung
quanh.
+ Tích cực tham gia cac hoạt động tập
thể, hoạt động xa hội do nhà trường,
địa phương tổ chức. đồng thời vận
động mọi người cùng tham gia

c. Hợp tác
- Khái niệm của hợp tác:
Hợp tác là cùng nhau chung sức, giúp
đỡ, hỗ trợ nhau trong cùng một công
việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích
chung

11


* GV: nhn xột
Hp tỏc cú ý ngha gỡ ?

- íngha ca hp tỏc:
Hp tỏc em li cht lng va hiu qu
cao trong cụng vic
Hp tỏc giỳp cỏc thnh viờn gn bú vi
* GV: t cõu hi
Vy theo cỏc em cú cn phi tuõn th nhng nhau v on kt
nguyờn tc no hay l c mun thỡ hp tỏc? - Nguyờn tc hp tỏc:
* HS: tr li
* GV: nhn xột
Trong hp tỏc cn phi da vo cỏc nguyờn +T nguyn, bỡnh ng
tc nht nh vỡ khi cỏc nguyờn tc la iu + Cỏc bờn tham gia cựng cú li, v
kin m bo s cụng bng trong hp tỏc, khụng lm phng hi ti li ớch ca
m bo li ớch ca nhng ngi tham gia nhau
hp tỏc
* GV: t cõu hi
Mt bn trong lp k cho cụ v cỏc bn nghe
xem em ó tng hp tỏc bao gi cha? V

theo em hp tỏc cú nhng cp no?
* HS :tr li
Mc v cp hp tỏc
* GV: nhn xột
+ Song phng, a phng
+ Hp tỏc trờn tng lnh vc, tng hot
ng hoc hp tỏc trờn mi mt, tt c
cỏc lnh vc
+Hp tỏc gia cỏ nhõn, cỏc nhúm,
gia cng ng, gia cỏc dõn tc hoc
quc gia.
3. Củng cố: - Cho hs lm bi tp 7 - SGK.
- HS lm bi tp tỡnh hung ( Sỏch ni dung ụn tp v kim tra hc kỡ
v cui nm) (10)
4. Đánh giá:
5. Hoạt động tiếp nối:
- Yêu cầu HS về làm các bài tập còn lại trong SGK.
- Chuẩn bị bài 14: Cụng dõn vi s nghip xõy dng v bo v t quc
+ Yêu cầu hs về nhà tìm hiểu bài,

12


Phụ lục 2:

Đề và đáp án kiểm tra sau tác động:
Đề kiểm tra sau tác động:
Họ và tên……………………………….. lớp……..
A. Phần trắc nghiệm khách quan: (3,0đ)
Câu 1: Sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm:

A. đạo đức. B. niềm vui. C. nỗi buồn.
D. nhiều bạn.
Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sống hòa nhập?
A. Máu chảy ruột mềm.
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Đồng cam cộng khổ.
D. Nhường cơm sẻ áo.
Câu 3: Hợp tác biểu hiện ở việc mọi người cùng:
A. trao đổi. B. bàn bạc. C. thống nhất.
D. quyết định.
Câu 4: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm:
A. khác nhau. B. bằng nhau. C. như nhau. D. giống nhau.
Câu 5: Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên:
A. hoàn thiện hơn B. hạnh phúc hơn. C. tốt đẹp hơn. D. gắn bó hơn.
Câu 6: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công
việc vì:
A. mọi người.
B. mục đích chung. C. cộng đồng. D. mục đích riêng
Câu 7: Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo:
A. lẽ phải. B. đạo đức. C. phong tục tập quán
D. pháp luật
Câu 8: Biểu hiện rõ nhất của nhân nghĩa là?
A. Có trách nhiệm với xã hội. B. Luôn hi sinh lợi ích của bản thân.
C. Có lòng thương người
D. Không bao giờ ghét ai.
Câu 9: Thế nào là sống hòa nhập?
A. Tham gia các hoạt động có lợi cho bản thân.
B. Sống gần gũi, hòa nhã, không xa lánh mọi người.
C. Sống thân mật với tất cả mọi người.
D. Sống không mất lòng người khác.

Câu 10: Hợp tác phải dựa trên cơ sở nào?
A. Tự do, tự nguyện.
B. Tự do, dân chủ.
C. Tự nguyện, bình đẳng. D. Bình đẳng, dân chủ.
B. Phần tự luận:
Câu 1( 3 điểm)
Liên hoan chia tay lớp 10B để vào miền Nam cùng gia đình sinh sống, Hải và
các bạn không khỏi bùi ngùi xúc động. Bao nhiêu tình cảm quý mến, giận dỗi...ùa về
cùng với kỷ niệm vui, buồn của những ngày tháng gắn bó với mái trường này cứ như
cuốn phim hiện ra trước mắt mọi người càng làm cho không khí chia tay lớp học thêm
lưu luyến, bịn rịn.
Câu hỏi: Em hãy giải thích tại sao trước khi rời xa tập thể lớp học, bạn Hải lại có
tâm trạng lưu luyến như vậy? Những cảm xúc đó gợi cho em suy nghĩ như thế nào về
mối quan hệ của bản thân với cộng đồng? (5)
Câu 2( 4 điểm)

13


Khánh là con trai nhưng bản tính nhút nhát như con gái. Vào học lớp 10 tại một
trường của huyện là điều Khánh rất ngại vì phải tiếp xúc với các bạn mới mạnh dạn
hơn mình nhiều. Hiểu được tính nết của con, mẹ bạn Khánh đã trao đổi với cô giáo
chủ nhiệm lớp. Qua học bạ ở trung học cơ sở, cô biết sức học rất khá của Khánh nên
cô giao cho em làm lớp phó học tập. Những nhiệm vụ của lớp buộc Khánh phải tăng
cường giao tiếp,hòa hợp, tìm hiểu, liên kết với các thành viên trong lớp.Sau một năm
học ở trung học phổ thông Khánh gần như đã mất hẳn vẻ e dè, ngại ngùng đầu năm
học.
Câu hỏi:
1. Theo em, Tại sao bạn Khánh có sự tiến bộ nhanh như vậy trong cách sống?
2. Để sống hòa nhập với tập thể, người học sinh cần phải làm gì? (5)

Đáp án bài kiểm tra sau tác động:
A. Phần trắc nghiệm khách quan:
Câu 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐA B
C
B
D
C
B
A
C
B
C
B. Phần tự luận:
Câu 1( 3 điểm)
- Bạn Hải có tâm trạng lưu luyến khi chia tay tập thể lớp vì tập thể lớp là một cộng
đồng, là nơi thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của tất cả thành viên trong lớp.
Đó là môi trường xã hội để học sinh thực hiện sự liên kết, hợp tác với nhau. (1,5đ)
- Từ những tình cảm của bạn Hải cho ta thấy ý nghĩa quan trọng của đời sống cộng
đồng và mỗi học sinh phải xác định được trách nhiệm xây dựng tập thể lớp.(1,5đ)
Câu 2( 4 điểm)

1. Bạn Khánh có tiến bộ nhanh như vậy là vì bạn đã biết sống gần gũi, chan hòa,
không xa lánh mọi người, có ý thức tham gia các hoạt động chung của lớp.( 2,0)
2. Để sống hòa nhập, mỗi học sinh cần tích cực rèn luyện, tham gia các hoạt động tập
thể. Không e ngại, không tránh né trách nhiệm trước tập thể. Sẵn sàng đón nhận công
việc chung của lớp, của trường.(2,0).

14


Phụ lục 3: Bảng điểm
Lớp thực nghiệm
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Họ tên
Trần Văn An
Nguyễn Minh Anh
Nguyễn Việt Anh
Nguyễn Thanh Bình
Lê Thanh Bình
Lê Đắc Hải Biên
Nguyễn Văn Cường
Nguyễn Thị Hiền Châm
Lê Tiến Dũng

Trần Thị Duyên
Nguyễn Đức Duy
Trần Thị Thùy Dung
Nguyễn Thị Đạo
Nguyễn Thị Đào
Lê Văn Đạo
Nguyễn Lê Thu Hà
Lê Thị Khánh Huyền
Hoàng Thị Hà
Nguyễn Khánh Linh
Nguyễn Thị Linh
Hoàng Thị Mai Linh
Phạm Phương Liên
Lê Kim Tuyến
Tạ Công Thành
Lê Minh Thiện
Nguyễn Danh Tuyến
Lê Thị Tình
Tào Thị Lệ Thu
Lê Sỹ Tuấn
Nguyễn Văn Tài
Lê Thị Anh Thùy
Trần Quang Tiến
Trịnh Thái Quảng
Nguyễn Văn Khánh
Nguyễn Duy Văn
Lê Thị Yến
Nguyễn Thị Oanh

Điểm kiểm tra trước

tác động
5
6
5
7
8
6
7
6
6
7
7
6
7
7
6
7
7
8
7
6
7
8
7
6
7
8
6
8
6

7
8
6
7
8
8
7
7

Điểm kiểm tra sau
tác động
8
8
8
9
9
8
9
8
7
9
9
8
9
9
8
9
10
9
9

8
9
10
9
8
9
10
8
10
9
10
9
9
9
10
9
9
9

15


38
39
40

Lê Văn Sơn
Lê Văn Tài
Lê Thị Tuyết


8
6
7

10
8
9

Lớp đối chứng
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37

Họ tên
Nguyễn Thị Kim Anh
Lê Thị Ngọc Ánh
Phạm Thị An
Lê Thị Ngọc Ánh
Lê Văn Đạo
Nguyễn Đức Đạt
Đặng Khánh Dương
Hoàng Khắc Chính
Tào Thị Chinh
Lê Đăng Hòa
Ngô Khánh Linh

Lê Ngọc Linh
Lê Thị Diệu Linh
Nguyễn Quang Linh
Lê Thị Thùy Linh
Trương Thị Linh
Nguyễn Thị Ngọc Loan
Trần Mai Lê
Tào Đăng Khoa
Đỗ Thị Phúc
Bùi Anh Quân
Bùi Đình Quyền
Phạm Ngọc Quang
Lê Thị Như Quỳnh
Lê Thị Hồng Nhung
Tào Thị Hương
Cao Lai Trí
Đinh Thị Huyền Trang
Nguyễn Thị Thùy Trang
Đỗ Thị Huyền Trang
Lê Thị Huyền Trang
Hoàng Ngọc Mai
Lê Thị Tươi
Lê Thị Thanh
Tào Thu Uyên
Lê Thị Uyên
Nguyễn Thị Hà Vi

Điểm kiểm tra
trước tác động
6

5
5
7
8
6
6
6
7
7
6
7
7
7
6
7
6
7
6
7
8
6
7
6
7
6
6
7
6
6
8

6
7
8
8
7
7

Điểm kiểm tra sau
tác động
7
6
8
7
8
8
6
7
8
8
7
7
8
7
8
8
8
8
7
8
8

7
7
7
7
8
7
8
7
7
8
8
7
8
8
8
7

16


38
39
40

Đào Thị Xuân
Nguyễn Văn Xuân
Lê Hoàng Yến

8
6

7

7
6
8

Tôi xin cam đoan đề tài này là do bản thân tự nghiên cứu, không sao chép nội
dung của người khác, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Xác nhận của Ban giám hiệu:

Hoằng Hóa ngày 25 tháng 05 năm 2017
Kí, ghi rõ họ tên:

Lê Thị Uyên

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phương pháp dạy học GDCD ở THPT của tác giả Lưu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị
Thanh Mai....
2. Giáo dục kĩ năng sống trong môn GDCD ở trường THPT của nhóm tác giả Đặng
Thúy Anh, Lê Minh Châu, Nguyễn Thị Việt Hà, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Thị Tố
Oanh, Phạm Thị Thu Phương, Lưu Thu Thủy.....
3. Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học của nhóm tác giả
Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng...
4. Một số vấn đề đổi mới PPDH môn GDCD ở THPT của các tác giả: Nguyễn Hữu
Châu, Nguyễn Hữu Khải, Nguyễn Thúy Hồng, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lưu Thu
Thủy.
5. Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ( Trần Văn Thắng,

Vũ Thị Lan Anh, Nguyễn Thu Hoài, Dương Thúy Nga) .
6. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD.
7. SGK, SGV môn GDCD lớp 10
8. Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên( Mai văn Bính, Nguyễn Hữu Khải, Nguyễn Thanh
Mai, Lưu Thu Thủy).
9. Tình huống GDCD lớp 10( Trần văn Chương, Nguyễn thị Thanh Mai, Trần Văn
Thắng, Lưu Thu Thủy)
10. Nội dung ôn tập đề kiểm tra học kì và cuối năm Lớp 10( Trần văn Thắng, Nguyễn
thị Kim Hoa, Lương Thu Thủy)




×