Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Mốt số bài tập bổ trợ kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích đạt hiệu quả cao cho học sinh lớp 11 trường THPT hậu lộc 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.98 KB, 7 trang )

1. Mở đầu
1.1.Lí do chọn đề tài.
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước. Giáo dục quốc phòng – An ninh là môn học ở bậc THPT góp phần cùng
với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể Mỹ”.
Giáo dục quốc phòng cho học sinh là một bộ phận của nền văn hhoas xã hội
với quan niệm vận động và sức khỏe, các nhà triết học cổ đại đã đề cao cái đẹp
trong sự phát triển hài hòa giữa trong sạch về đạo đức, phong phú về tinh thần và
hoàn thiện về nhân cách đạo đức do môn quốc phòng – an ninh mang lại.Giáo dục
quốc phòng – an ninh là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của
trường trung học phổ thông nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng
cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhận rõ vị
trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua ban giám hiệu nhà trường và tổ Thể
Dục - Quốc phòng luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện tốt công
tác Giáo dục quốc phòng cho học sinh.
Trong những năm qua, Ban giám hiệu đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng
dẫn các giáo viên chọn nhiều hình thức giảng dạy, học tập môn này. Các giáo viên
bộ môn phải thay đổi giáo án cho phù hợp với chương trình của Bộ giáo dục đưa ra,
35 tiết/một năm học. Từ năm 2005 cho đến nay, học sinh được nâng cao hiểu biết
về truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân đội nhân dân Việt Nam và một số nội
dung cơ bản về quốc phòng, rèn luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật. Nội
dung thực hành luyện tập theo đúng nội dung, thời gian quy định, các giáo viên đều
tích cực tham gia huấn luyện, học sinh hăng say luyện tập nhằm tham gia hội thao
quốc phòng diễn ra hai năm một lần.
Trong những năm gần đây khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, kĩ thuật thông
tin hiện đại, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong trường học là vấn đề
được các cấp lãnh đạo quan tâm và ủng hộ, hiện nay số lượng giáo viên áp dụng
công nghệ thông tin vào giờ dạy rất đa dạng, sinh động và phong phú đã gây hứng
thú cho học sinh nói chung và đối với phương pháp giáo dục quốc phòng – an ninh


nói riêng, chương trình môn giáo dục quốc phòng – an ninh rất đa dạng.
Thực tế giảng dạy môn quốc phòng – an ninh đối với lớp THPT hiện nay còn
nhiều hạn chế, một phần do phụ huynh học sinh thiếu qua tâm coi bộ môn này là
môn phụ, một phần học sinh chưa chăm học, thiếu kiên trì, hiếu động, quan sát thực
tế thiên nhiên, con người thiếu tinh tế. Số tiết dành cho bộ môn Quốc phòng còn ít.
Thời gian giáo viên bộ môn gần gũi học sinh trong một tuần học quá ít, bên cạnh
đó một bộ phận giáo viên chưa thực sự đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học để học sinh thực sự ham thích bộ môn này đặc biệt là đối với học sinh lớp
11.
1


Xuất phát từ nhu cầu đổi mới công tác giáo dục và đào tạo hiện nay, việc
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù
hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, với trình độ, năng khiếu của học sinh, nhằm giúp
học sinh thích ứng với cuộc sống thực tiễn và phát triển toàn diện. Đòi hỏi người
giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình từng khối lớp, năm bắt đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với
nội dung kiến thức cần truyền đạt và giúp học sinh liên hệ kiến thức đã học vào
thực tiễn cuộc sống.
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Một số bài tập bổ trợ kĩ
thuật ném lựu đạn xa trúng đích đạt hiệu quả cao hơn cho học sinh lớp 11
trường THPT Hậu Lộc 4” để nghiên cứu và vận dụng trong năm học này.
1.2. Mục đích nghiên cứu .
Nghiên cứu biện pháp giúp học sinh lớp 11 sử dụng một số bài tập bổ trợ
phát triển sức mạnh của cánh tay cũng như phối hợp các động tác cho thật hoàn
thiện, trong giờ thực hành ném lựu đạn xa trúng đích nhằm tìm ra những biện pháp
hay nhất, phù hợp nhất với trình độ nhận thức và tư duy của học sinh lớp 11 để các
em có thể mạnh dạn, tự tin, tìm hiểu và tư duy sáng tạo độc lập sử dụng phù hợp
trong từng tiết học ném lựu đạn xa trúng đích của mình.

1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu cách sử dụng Một số bài tập bổ trợ ném lựu đạn xa trúng đích
của học sinh lớp 11 trường THPT Hậu Lộc 4.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp dạy- học là hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh,
trong đó giáo viên là người chủ đạo tổ chức các hoạt động dạy và học. Học sinh
chủ động lĩnh hội kiến thức nhằm đạt được các mục tiêu dạy học. Môn Giáo dục
quốc phòng – an ninh cũng như các môn học khác cần có những phương pháp dạy
học chung, nhưng do đặc thù của bộ môn nên giáo viên cần vận dụng những
phương pháp dạy học sao cho phù hợp.
• Phương pháp quan sát.
Phương pháp này rất đa dạng, có thể sử dụng trong tất cả các phân môn quốc
phòng: Tranh ảnh, mô phỏng thị phạm, xem kênh hình ảnh.Phương pháp này sẽ
giúp học sinh có cách nhìn, cách ngắm đối tượng với mục đích nhất định để có
những nhận xét, đánh giá chính xác về đối tượng.
• Phương pháp trực quan
Phương pháp trực quan được thể hiện qua cách giáo viên trình bày nội dung,
kiến thức của bài học qua vật thật, hình tượng hay hình ảnh nhằm giúp học sinh
được hiểu bài dễ dàng và vững chắc hơn.
• Phương pháp thực hành
Phương pháp này cũng là phương pháp rất quan trọng trong giờ dạy môn ném
lựu đạn , bởi vì nếu chỉ có lý thuyết mà không có thực hành thì không thể đạt kết
2


quả tốt trong môn học này. Chúng ta đều hiểu rằng môn ném lựu đạn ở trường
THPT không phải là nhằm đào tạo học sinh trở thành chỉ biết ném, đặc thù của
môn học gồm các hoạt động bên trong và bên ngoài nên khi học sinh thực hành bài
học chính là lúc các em phải hợp hai hoạt động và bộc lộ những suy nghĩ, những
cảm nhận của các em về thế giới xung quanh. Sự bộc lộ đó sẽ được thực hiện một

cách dễ dàng, nên các em đã có kỹ năng thể hiện một cách thuần thục. Vì vậy, nếu
không có thực hành luyện tập thì không thể hình thành được kỹ năng, kỹ sảo cần
thiết. Trong khi các em thực hành ném lựu đạn, giáo viên sẽ giúp đỡ các em khi cần
vềkỹ thuật cũng như cảm nhận không gian.
• Phương pháp phân chia
Phương pháp phân chia là dựa vào trên tính chất phức tạp của kỹ thuật động
tác để phân chia từng phần giúp học sinh dễ nắm, dễ tiếp thu. Tiếp theo tổng hợp lại
toàn bộ chuyển động. Phân chia vận dụng giảng dạy giai đoạn đầu kỹ thuật, giúp
học sinh nắm từng chi tiết đồng thời cũng vận dụng trong thời kỳ hoàn thiện kỹ
thuật để sữa chữa sai sót.


Phương pháp tổng hợp

Phương pháp này dạy lại toàn bộ là thực hiện toàn bộ kỹ thuật của một chi tiết
hoặc từng phần trong kỹ thuật.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
- Áp dụng một số bài tập bổ trợ vào bài học nội dung ném lựu đạn xa trúng
đích trong giờ học chính khóa cũng như trong huấn luyện đội tuyển.

3


2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Môn giáo dục quốc phòng – an ninh được Sở Giáo Dục & Thanh Hóa tổ
chức hội thao quốc phòng kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam bên
cạnh đó việc giảng dạy môn ném lựu đạn cho học sinh lớp 11 rất quan trọng.
Việc sử dụng một số bài tập bổ trợ ( nằm sấp chống đẩy, tung bắt tạ bằng một
tay, tung tạ phía sau đầu, đứng lên ngồi xuống bằng một chân tâm lý thi đấu..) phát

triển sức mạnh cánh tay là hết sức quan trọng nhằm giúp các em hình dung ra và
hiểu được tầm quan trọng về việc phát triển sức mạnh của cánh tay.
Từ năm 2005 cho đến nay môn đẩy tạ không đưa vào chính khóa học môn
Thể Dục nên hầu như các em hầu như ném lựu đạn xa hầu như là không đạt yêu
cầu.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn trong
quá trình dạy và học trong chương trình môn ném lựu đạn.Qua năm học tôi đã
thống kê nhóm không thực nghiệm với 3 lớp11năm học 2015 - 2016 kết quả như
sau:

Giỏi
Khá
Trung
Yếu
Kém
Ghi
TT Lớp số
bình
chú
SL % SL % SL %
SL % SL %
1
11A7 45 3
7 15 33 20 44
5
11
2
5
2

11A8 45 2
4 12 27 21 47
7
15 3
7
3
11A9 45 3
7 13 28 20 44
8
16 2
5
* Thuận lợi:
- Bản thân là giáo viên được đào tạo hệ ngắn hạn 6 tháng và qua các lớp bồi
dưỡng chuyên môn của ngành.
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho hoạt động
giảng dạy.
- Môn kỹ thuật ném lựu đạn xa trúng đích hiện nay có trong chương trình của
từng tiết rõ ràng, có hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng bài học.
* Khó khăn:
- Điều kiện sân bãi tập luyện của nhà trường chưa đủ đáp ứng khi cả môn thể
dục học cùng một khoảng không gian với môn quốc phòng.
- Môn ném lựu đạn là môn học rất nguy hiểm nên việc tổ chức dạy rất khó
khăn.
- Cơ sở vật chất thì lựu đạn hầu như lại không có, thời gian sở giáo dục cấp
đến nay đã vỡ hết.
4


- Hầu hết các em xem môn học quốc phòng là môn phụ nên hầu như không
hăng say học tập.

2.3. Một số giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
- Thực hiện nhanh chóng khi có hiệu lệnh trống của nhà trường.
- Giảng dạy theo lớp và có sự phân chia nhóm theo phương pháp mới.
- Từng đợt kiểm tra thì thống kê lại số liệu.
- Một số bài tập bổ trợ và chỉ dẫn kỹ thuật:
+ Bài tập 1 nằm sấp chống đẩy
Hai bàn tay và hai mũi bàn chân chạm đất, nâng thân người đưa lên hạ xuống
25 – 30 lần.
+ Bài tập 2 tung bắt tạ bằng một tay
Đối với nữ tạ 3 kg, nam thì 5 kg yêu cầu tạ nằm trên các ngón tay và trai tay,
không nằm trong lòng bàn tay. Khi tung, bắt tạ thì chuyển từ tay này qua tay khác
từ 20 – 25 lần.
+ Bài tập 3 tung tạ hai tay trước ngực
Lúc này hai tay cầm tạ trước ngực lúc này đưa thân người hạ thấp xuống rồi
tung tạ ra phía trước mặt từ 10 – 15 lần.
+ Bài tập 4 đẩy tạ bằng một tay
Hướng đẩy từ vai, người nghiêng sang một bên có tạ lúc này khuỵu gối chân
trụ. Tạ được đặt lên 2/3 hõm xương quai xanh thực hiện 10 – 15 lần.
+ Bài tập 5 bật nhảy tại chỗ
Mục đích nhằm giúp học sinh phát triển tốt thể lực chân để phối hợp tốt hơn
trong động tác ném lựu đạn.Thực hiện chân trước chân sau bằng bậc thềm, dùng
sức cổ chân bật nhảy và đổi chân liên tục thực hiên 20 – 30 lần.
+ Bài tập 6 tâm lý trong kiểm tra cũng như thi đấu
Khi hoàn thiện kỹ thuật thì yếu tỗ tâm lý rất quan trọng vì vậy khi chuẩn bị
xác định ném lựu đạn trúng đích cần phải đứng thoải mái, hít thở một hơi thật sâu
và nín hơi cho đến khi lựu đạn rời khỏi tay.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường.
* Nhóm thực nghiệm:


số

Trung
TT Lớp
bình
SL % SL % SL %
1
11A3 45 7
16 26 58 10 22

SL %
2
4

SL %
0
0

2
3

0
1

0
0

11A4 45 9
11A5 45 8


Giỏi

Khá

20 27
18 26

60 9
58 10

20
22

Yếu

0
2

Kém

Ghi
chú

0
0

5


3. Kết luận, kiến nghị

- Kết luận:
Sau một thời gian áp dụng phương pháp nghiên cứu vào việc sử dụng một số bài
tập bổ trợ kỹ thuật ném lựu đạn xa trúng đích đạt hiệu quẩ cao cho học sinh lớp 11
trường THPT Hậu Lộc 4, kết quả cho thấy giữa nhóm thực nghiệm và nhóm không
thực nghiệm có sự khác nhau rõ rệt, tỉ lệ yếu, kém, trung bình và tỉ lệ khá, giỏi tăng
lên một cách đáng kể của nhóm thực nghiệm.Bản thân tôi đã thu được những kết
quả đáng phấn khởi, chất lượng giờ dạy được nâng lên và đã có nhiều em đạt kết
quả cao trong các lần kiểm tra cũng như hội thao quốc phòng cấp tỉnh năm nào
cũng đạt giải ném lựu đạn từ giải khuyến khích đến giải nhì cấp tỉnh, nhưng điều
đáng nói hơn là học sinh thực hiện kĩ thuật một cách dễ dàng, tự tin, tiết học trở nên
hào hứng, sôi nổi.
Với thời gian giảng dạy chưa nhiều, kinh nghiệm đang còn hạn chế cũng như bản
thân chỉ mới được đào tạo lớp ngắn hạn 6 tháng trong trường Đại Học Vinh năm
2008 nhưng được sống và làm việc với đội ngũ cán bộ của nhà trường luôn quan
tâm giúp đỡ, nên bản thân tôi không ngừng học hỏi, tìm tòi giải pháp khắc phục hạn
chế nhằm nâng cao chất lượng dạy học góp phần cùng nhà trường hoàn thành
nhiệm vụ năm học.
Mặc dù vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “ Một số bài tập bổ trợ kĩ thuật
ném lựu đạn xa trúng đích đạt hiệu quả cao cho học sinh lớp 11 trường THPT Hậu
Lộc 4” của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng
góp ý kiến của đồng nghiệp và sự tiếp tục nghiên cứu của các đồng nghiệp để đề tài
được hoàn thiện hơn.
- Kiến nghị:
* Đối với giáo viên: Để thực hiện tốt tiết học môn Quốc phòng – An ninh nhất là
nội dung kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích cho sinh lớp 11 trường THPT Hậu Lộc
4 giáo viên cần phải.
+ Xác định rõ mục tiêu tiết học và kĩ năng cần luyện tập.
+ Thiết kế bài soạn đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng phương pháp, phù hợp đối
tượng học sinh.
+ Cuẩn bị tốt mọi điều kiện sân tập, tạo tâm lý hứng khởi khi tham gia tập luyện.

+ Tích cực sử dụng và khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng dạy học, đồ dùng tự
làm.
+ Tập trung chú ý quan sát, phát hiện sai lầm thường mắc của học sinh, tìm hiểu
nguyên nhân dẫn đến sai.Có những biện pháp sữa chữa kịp thời.
+ Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
6


* Đối với học sinh:
+ Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập đối với giờ học.
+ Tích cực rèn luyện sức mạnh của cánh tay.
+ Tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình tập luyện.
+ Tham gia các hoạt động ngoại khóa như hội thao quốc phòng cấp trường và cấp
tỉnh.
* Đối với nhà trường và tổ chuyên môn:
+ Tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu vệ sinh sân bãi, trang thiết bị dạy học để giáo viên
và học sinh thực hiện phương pháp đổi mới trong quá trình dạy học như có đủ số
lượng lựu đạn, diện tích sân tập.
+ Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm với các đồng nghiệp.
+ Bố trí sắp xếp thời khóa biểu phù hợp với đặc trưng bộ môn.
+ Thường xuyên huấn luyện đội tuyển dự thi hội thao quốc phòng – An ninh.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh hóa, ngày 17 tháng 05 năm 2017
Tôi xin cam kết đây là sáng kiến của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác


Phạm Thế Hòa

7



×