Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn toán đề tài kĩ năng giải toán đạt hiệu quả cao cho học sinh lớp 3 hà thị hồng thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.33 KB, 10 trang )

sở giáo dục và đào tạo thành phố hà nội
trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục
-----***-----

Học viên: Hà Thị Hồng Thái

Đề tài:
kĩ năng giải toán đạt hiệu quả cao
cho học sinh lớp 3
(Khoá luận tốt nghiệp Bồi dưỡng tt CM trường Tiểu học)

Hà Nội - 2008
Lời cảm ơn
Qua thời gian được học tổ trưởng chuyên môn trường Tiểu học khoá 4, năm
học 2007- 2008 tại trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội, em vô cùng cảm
ơn các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy ; đã kích thích cho em lòng ham học
hỏi và tạo cho em động lực để cố gắng vươn lên trong sự nghiệp giáo dục. Thời
gian học tại trường là quãng thời gian bổ ích giúp cho các giáo viên (khối trưởng
CM trường Tiểu học) được giao lưu,bàn bạc, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của
thầy cô, của đồng nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn .
Phần 1: mở đầu


 

1

1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi môn học ở bậc tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển
những cơ sở bản đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam.


- Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị
trí quan trọng, vì:
1.1 Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có nhiều ứng dụng trong đời sống,
chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở
Tiểu học và học tập môn Toán ở các lớp trên.
1.2 Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và
hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương
pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có
hiệu quả trong đời sống.
1.3. Môn toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp
suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần
phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo. Nó đóng góp
vào việc hình thành các phẩm chất cần thiềt và quan trọng của người lao động
như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác
phong khoa học.
1.4. Môn Toán ở Tiêu học cung cấp cho học sinh những kĩ năng:
+ Kĩ năng tính (tính viết, tính nhẩm, tính bằng bàn tính).
+ Kỹ năng sử dụng các dụng vụ Toán học (thước kẻ, compa). Lĩ năng đọc,
vẽ hính.
+ Kĩ năng đo đạc (bằng dụng cụ), ước lượng (bằng mắt, bằng tày, bàng gang
tay, bước chân)
1.5. Nội dung môn Toán ở Tiểu học bao gồm các chủ đề kiến thức sau:
• Số học
• Đo đại lượng thông dụng
• Một số yếu tố ban đầu về đại số
• Một số yếu tố hình học

 



 

2

• Giải bài toán có lời văn
Các bài toán có lời văn dành cho học sinh tiểu học trong chương trình là
những vấn để trong thực tế cuộc sống kết sức phong phú và có cấu trúc đa dạng
khác nhau của cùng một phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) đến những dạng toán
kết hợp của hai hay nhiều phép tính. Vì vậy, giải các bài toán có lời văn là dịp để
học sinh vận dụng một cách tổng hợp các tri thức và kĩ năng giải toán với kiến
thức cuộc sống.
Là giáo viên có nhiều năm giảng dạy ở lớp 3 tôi thấy năng lực giải toán có
lời văn của học sinh tiểu học còn bị hạn chế bởi một số nguyên nhân chính như
sau:
+ Thứ nhất, do các em ngại và chưa có thói quen đọc kĩ đề bài, phân tích
các yếu tố ngôn ngữ để nắm được nội dung bài toán.
+ Thứ hai, do kiến thức thực tế còn quá ít ỏi, nên nhiều khi học sinh không
nhận thấy những điều vô lí trong những kết quả sai của mình.
+ Thứ ba, do khả năng tư duy lô gíc chưa tốt, và đôi khi do không biết bắt
đầu từ đâu, nên con đường đến đáp số nhiều khi chỉ là một sự ước đoán, mò
mẫm.
+ Thứ tư, một phấn nữa là do tính vội vàng hấp tấp, muốn khám phả nhanh
đáp số bài toán.
Việc giúp học sinh khắc phục những hạn chế và những nguyên nhân nêu
trên khi học toán có lời văn là một trong những vấn đề cần được coi trọng. Nó
nhằm các mục đích sau:
• Củng cố và vận dụng những khái niệm, kĩ năng kĩ xảo đã được hình
thành.
• Phát triển tư duy lô gíc của học sinh.
2. Mục đích của đề tài:

Giải toán có lời văn là một trong năm mạch kiến thức ở lớp 3. Đây là mạch
kiến thức khó, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh khi học tập.

 


 

3

Vậy làm thế nào để học sinh học tốt mạch kiến thức này? Học sinh chỉ dừng lại
biết giải bài toán có lời văn thôi thì cũng chưa đủ mà còn cấn học sinh nắm được
đặc trứng của từng loại dạng toán…Bởi chính vì mục đích này nên tôi mạnh dạn
trình báy một vài suy nghĩ của mình nhằm mục đích học sinh nắm chắc, nắm sâu
các bài toán có lời văn góp phần dạy học mạch toán có lời văn nói riêng và dạy
học toán nói chung có chất lượng vững chắc.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1.Khách thể nghiên cứu: HĐ dạy học môn toán lớp 3 ở trường Tiểu học Nghĩ
Đô.
3.2.Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh có kĩ năng giải toán
đạt hiệu quả cao cho học sinh lớp 3.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến việc cung cấp kĩ năng giải toán có lời
văn cho học sinh lớp 3. Lựa chọn những bài toán có nhiều cách giải.
4.2 Nghiên cứu thực tiễn giảng dạy toán ở trường Tiểu học Nghĩa Đô.
4.3. Nghiên cứu , đề xuất một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn khối 3 và các
hình thức tổ chức và thử nghiệm các biện pháp đó.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc tài liệu: Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học chu kì III

(2003- 2007); tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 3; sách giáo viên;
sách giáo khoa toán.
- Phương pháp tổng hợp.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+Phiếu bài tậph
+Phương pháp quan sát (thăm lớp, dự giờ)
+Phương pháp thử nghiệm (tổ chức hội vui học tập)
+ Phương pháp mô hình hoá kết quả thu được(biểu bảng)

 


 

4

6. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu:
Nội dung môn Toán bao gồm 5 chủ đề kiến thức lớn, tôi đi sâu vào nghiên
cứu, trình bày phần : “Giải toán có lời văn”.
+Các bài toán trong chương trình lớp 3.
+Học sinh khối lớp 3(60 em) tường Tiểu học Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy,
Thành phố Hà Nội.
+Tập thể giáo viên tổ 3(2người)
7. Đóng góp mới của đề tài.
7.1. Thu thập, bổ sung nguồn tư liệu, đồ dùng cho môn toán lớp 3.
7.2. Thống nhất về nội dung, phương pháp dạy học giúp cho học sinh có kĩ
năng giải toán đạt hiệu quả cao.

 



 

5

Phần 2: nội dung
Chương 1- Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Toán có lời văn thực chất là bài toán thực tế. Nội dung bài toán được nêu
thôgn qua những câu văn nói về quan hệ, tương quan và phụ thuộc có liên quan
đến cuộc sống hàng ngày. Cái kho của toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu
tố về ngôn ngữ đã che đậy bản chất toán học của bài toán, hay nói cách khác là
phải chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa trong bài toán và nêu
ra các phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán.
Nói đến bài toán có lời văn, ta nghĩ nay đến đề bài và lời giải của nó.
1.1. Đề bài của một bài toán có lời văn bao giờ cũng có hai phần.
+ Phần 1: Phần đã cho hay giải thiết của đề toán.
+ Phần 2: Phần phải tìm hay kết luận của bài toán.
Ngoài ra, trong đề toán còn nêu mối quan hệ giữa phần đã cho và phần phải
tìm hay thực chất là mối tương quan, phụ thuộc giữa giả thiết và phần kết luận
của bài toán.
1.2. Quy trình giải một bài toán có lời văn thường thông qua các bước
sau:
* Bước 1: Tóm tắt đề toán
Thực chất là cho học sinh trình bày lại một cách ngắn gọn và cô đọng phần
đã phải tìm của đề toán, làm nổi bật trọng tâm bài toán.
Do vậy, ở bước này, tôi hướng dẫn học sinh cách đọc, cách hiểu đúng từng
câu văn và biết phân tích ý nghĩa thực tiễn của bài toán, tạo điều kiện cho việc
tóm tắt bài toán.
Có ba cách chính tóm tắt bài toán:
+ Cách 1: Dưới dạng các câu văn ngắn gọn

+ Cách 2: Dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng
+ Cách 3: Dưới dạng các hình vẽ.

 


 

6

* Bước 2: Lựa chọn phép tính thích hợp cho bài toán
Để tìm phép tính thích hợp, cần tiến hành:
- Phân tích ý nghĩa các lời văn, đặc biệt là dựa vào các từ khoá.
- Dựa vào các bài toán đã được phân chia theo từng thể loại hoặc hệ thống các
bài tập đã được tổng kết, sắp xếp theo từng nhóm cho mỗi khối lớp.
Có nhiều cách phân loại toán có lời văn.
Ví dụ:
- Phân tích theo số phép tính ta có bài toán đơn (khi giải chỉ cần một phép
tính), bài toán hợp (khi giải cần ít nhất hai phép tính).
- Có thể phân loại theo đại lượng (các bài toán về số lượng, các bài toán về
khối lượng của vật, các bài toán về đại lượng chuyển động).
* Bước 3: Thực hiện phép tính:
Sử dụng các bảng cộng, trừ, nhân, chia hoặc các thao tác tính để tìm kết
quả.
* Bước 4: Trình bày lời giải bài toán
Đối với giáo viên, khi dạy về toán có lời văn, cần phải thực hiện đúng quy
trình 4 bước giải nêu trên nhằm rèn cho học sinh các thao tác và kĩ năng giải toán
có lời văn ngay từ bước đầu được làm quen.

Chương 2: Cơ sở lí luận của đề tài

2.1.Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2007 -2008 , thực hiện chỉ đạo của
phòng Giáo dục Quận Cầu Giấy.

 


 

7

- Học sinh tiểu học học theo chương trình SGK mới. Học 2 buổi/ngày.
2.2. Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khối lớp 3.
- Toán lớp 3 học sinh được giải nhiều dạng toán:
+ Tìm một phần mấy của 1 số.
+ Một số gấp (giảm) nhiều lần.
+ Số lớn gấp mấy lần số bé.
+ Số bé bằng 1 phần mấy số lớn.
+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
+ Tính tuổi.
2.3. Căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ môn học.
- Học sinh có kỹ năng giải toán.
- Cung cấp cho học sinh kĩ năng giải toán đạt hiệu quả cao.
- Biết giải quyết tình huống ngoài thực tế qua các bài toán.
2.4. Căn cứ vào việc đổi mới phương pháp dạy học giúp học tham gia tích
cực vào các hoạt động dạy học.
- Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học.

Chương 3: Thực trạng

3.1. Đặc điểm chung của nhà trường: Trường Tiểu học Nghĩa Đô có

truyền thống về kinh nghiệm giảng dạy. Trường luôn luôn đạt trường tiên tiến.
Trường Nghĩa Đô gồm 10 lớp (289 học sinh). Trường có đủ phòng BGH, 10
phòng học, phòng kế toán, phòng thư viện, phòng vi tính…

 


 

8

3.2. Mục đích nghiên cứu thực trạng việc giúp học sinh giải toán đạt
hiệu quả cao:
Trong chương trình Toán ở lớp 3 theo chương trình Tiểu học hiện hành có
nhiều vấn đề mới mẻ với học sinh.
Là một giáo viên dạy lớp 3 nhiều năm; qua “Bài toán nâng cao để học giỏi
Toán lớp 3” cho học sinh, qua thực hiện giảng dạy tôi các em có một số nhận xét
sau:
- Một số em biết giải bài toán theo đúng dạng bài vừa học.
Ví dụ: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Các em biết giải bài toán bằng hai phép tính
+ Bước 1: Tìm giá trị của 1 phần trong các phần bằng nhau (phép chia)
+ Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần (phép nhân)
Nhưng trong chương trình giải toán có lời văn ở lớp 3 có nhiều dạng toán:
Tìm một phần mấy của một số; gấp một số lên nhiều lần; Giảm một số đi nhiều
lần; số bé bằng một phần mấy số lớn; Bài toán liên quan đến yếu tố hình học
(tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông); Sau khi học xong một dạng
toán thì các em biết làm ngay, nhưng chỉ sau một vài bài toán thì một số em lại
nhầm lẫn.
Ví dụ:

Bài toán 1: Trong chuồng có 35 con gà, đã bán đi 1/5 số con gà. Hỏi đã
bán đi bao nhiêu con gà?
Bài giải
Đã bán đi số con gà là:
35:5 = 7 (con gà)
Đáp số: 7 con gà
Bài toán 2: Trong chuồng có 35 con gà, đã bán đi 1/5 số con gà. Hỏi
trong chuồng còn lại bao nhiêu con gà?
Với bài toán này một số em vẫn giải như bài toán 1.
Bài giải
 


 

9

Đã bán đi số con gà là:
35 : 5 = 7 (con gà)
Đáp số: 7 con gà
Bài toán 3: Con hái được 7 quả cam, mẹ hái được gấp 5 lần số cam của
con. Hỏi mẹ hái được bao nhiêu quả cam?
Bài giải
Mẹ hái được số quả cam là:
7 x 5 = 35 (quả cam)
Đáp số: 35 quả cam
Bài toán 4: Mẹ hái được 35 quả cam, như vậy mẹ hái gấp 5 lần số cam
của con. Hỏi con hái được bao nhiêu quả cam?
Bài giải
Đã bán đi số con gà là:

35 : 5 = 7 (con gà)
Đáp số: 7 con gà
Vậy làm thế nào để các em tìm mối liên quan giữa các dạng toán? Sau
đây tôi xin mạnh dạn trình bày một vài suy nghĩ khi thực hiện dạy giải toán có lời
văn đạt hiệu quả cao mà tôi áp dụng đối với học sinh lớp 3A do tôi chủ nhiệm
trong năm học 2007-2008 này.
Chương 4:
Thực nghiệm khoa học và kết quả thực nghiệm.
4.1. Mục đích thực nghiệm
Nhằm so sánh kết quả trước khi dạy thử nghiệm và sau khi dạy thử nghiệm
để rút ra được một số việc cần làm trong việc chỉ đạo tổ chuyên môn dạy môn
toán lớp 3.
4.2. Cách tiến hành
Trong một lớp học có rất nhiều đối tượng học sinh, vậy làm thế nào để các
em được học với đúng khả năng của mình và gây được hứng thú cho các em
trong các giờ học toán?

 



×