Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin dạy bài truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc việt nam (SGK GDQP AN 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.13 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các giải pháp đã thực hiện
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
KẾT LUẬN, CÁC KIẾN NGHỊ.
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

1

Trang
1
2
2
2
3
4
5
16
17
17
19



A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc phải ứng
dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong
lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác
quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với
nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các
trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao
chất lượng, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ
chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận
dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích
của mình.
Hơn nữa, đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng
mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương
tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giaó dục và đào tạo đóng vai trò
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn
nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học
theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi
mới phương pháp dạy học ở các môn”.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo trên của Bộ giáo dục – Đào tạo và của Sở
giáo dục - đào tạo Thanh Hóa, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT
phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng
tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc
chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông ,tôi đã mạnh dạn
học tập và đưa CNTT vào giảng dạy trong môn giáo dục quốc phòng – an
ninh.
Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy,
đặc biệt là đối với bộ môn GDQP - AN đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên

nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy. Trong bản sáng
kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy bài Truyền thống đánh giặc,
giữ nước của dân tộc Việt Nam ( Bài 1, SGK lớp 10)”, tôi sẽ đưa ra những ý
kiến, kinh nghiệm của mình, cũng như một số tiết tôi đã thiết kế và tổ chức
dạy học thử nghiệm trong thời gian vừa qua và thực sự có hiệu quả.

1


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Truyền thống đánh
giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam ( Bài 1, SGK lớp 10)” giúp:
- Vận dụng CNTT trong dạy học là nhằm để nâng cao chất lượng đào tạo
nhằm cải tiến phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong
đó, việc tích cực vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại là nhân tố
có tác động quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của
nhà trường trong thời gian qua.
- Vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương
pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở trường phổ thông, qua thực tế của
trường THPT Mai Anh Tuấn, đã chứng minh đều có tác dụng nâng cao chất
lượng đào tạo rõ rệt.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đây là đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy Truyền
thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam ( Bài 1, SGK lớp 10)” nên
tôi tập trung nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học
môn GDQP – AN nói chung và bài 1: truyền thống đánh giặc giữ nước của
dân tộc Việt Nam nói riêng.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp quan sát:
Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tri giác trực tiếp

2. Phương pháp điều tra:
Là phương pháp thu thập các sự kiện trên cơ sở sự trả lời bằng văn
bản của học sinh trong trường về học tập có sử dụng CNTT.
3. Phương pháp tổng hợp tài liệu:
Là phương pháp tìm hiểu những người đi trước có liên quan đến đề
tài như thế nào? Đã giải quyết như thế nào? Liên quan đến đâu...
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

2


Là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn tại trường, đem lý luận
phân tích kinh nghiệm của thực tiễn rồi từ những phân tích đó rút ra kết luận
những bài học thành công và thất bại, những phát hiện mới và phát triển
hoàn thiện.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ
thuật và công nghệ thông tin, làn sóng vĩ đại của công nghệ đang tổ chức lại
một cách cơ bản đời sống xã hội của con người về mọi mặt từ kinh tế đến
văn hoá. Sự bùng nổ về thông tin đặt ra nhu cầu về tiếp nhận thông tin và
giải quyết vấn đề của con người ngày càng phải nâng cao không ngừng và
đáp ứng kịp với yêu cầu của thời đại. Do vậy, việc đào tạo ra những con
người có năng lực, có trình độ nhận thức cao đang là mục tiêu hàng đầu của
nhân loại trong thế kỉ XXI.
Xu thế chung đã đưa giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, thành lĩnh
vực được nhiều quốc gia chú trọng đầu tư. Đại hội lần thứ VII (1991) của
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu đồng thời đã vạch ra phương hướng chung để đổi mới sự nghiệp giáo
dục. Từ thực tiễn kinh tế - xã hội của đất nước thời kì đổi mới, Đảng và nhà

nước ta đã xác định nhiệm vụ của giáo dục là nhằm “nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài xây dựng những con người mới năng động
sáng tạo”, về mục tiêu đào tạo là hình thành thế hệ trẻ phát triển toàn diện:
“Nhà trường đào tạo thế hệ trẻ theo hướng toàn diện và có năng lực chuyên
môn sâu, có tri thức và khả năng tự tạo việc làm trong nền kinh tê nhiều
thành phần”(Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII).
Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu
phải đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết TW 2, khoá VIII đã xác định
mục tiêu của việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo là nhằm: “khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá
trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của
học sinh, nhất là sinh viên đại học.”
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học
các môn nói chung, phương pháp dạy học GDQP -AN nói riêng đã được đặt
ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục
chung của thế giới. Luật giáo dục sửa đổi đã chỉ rõ: “phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù
3


hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động
đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
Tồn tại ở trường phổ thông với tính cách là một khoa học, bộ GDQP AN có tác dụng nhất định đến việc hình thành thế giới quan, tình cảm đạo
đức, phát triển năng lực nhận thức và hành động … cho học sinh. Tuy nhiên,
hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập môn GDQP - AN chưa thực sự
được học sinh quan tâm vì nhiều lý do, như phương pháp giảng dạy chưa
phù hợp, phương tiện giảng dạy còn thiếu, đặc biệt là ít đưa CNTT vào dạy
học. Vì thế việc ứng dụng một cách linh hoạt, sáng tạo CNTT vào dạy học

môn GDQP – AN nói chung và ở bài “ Truyền thống đánh giặc giữ nước của
dân tộc Việt Nam” nói riêng là vô cùng cần thiết.
Trong một thập niên trở lại đây, nhiều quan niệm, phương pháp dạy học
mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường phổ thông như: dạy học
nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học
theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ… . Tất cả đều nhằm mục
đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học
sinh. Đặc biệt việc sử dụng công nghệ tin học để xây dựng bài giảng điện tử
(hay giáo án điện tử) các môn nói chung, dạy học GDQP - AN nói riêng,
được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc
đổi mới việc dạy và học.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
Nhận thức của một bộ phận học sinh chưa đầy đủ, chưa đặt nhiều sự
quan tâm đến môn học, ý thức thái độ giành cho môn học thiếu nghiêm túc,
học sinh quan tâm nhiều đến các môn học mang lại lợi ích cho cá nhân,
giành sự quan tâm cho các môn thi đại học, học sinh chỉ chú ý đến các nội
dung tiến hành kiểm tra với ý thức chỉ cần trên điểm trung bình, nên sự hiểu
biết về các nội dung học tập chưa sâu sắc, có thái độ thờ ơ trước tình hình
của đất nước. Thông qua các năm học trước và năm học 2014 – 2015, tôi đã
có kết quả khảo sát như sau:
Về phía giáo viên: Còn một bộ phận giáo viên coi đây là môn học phụ
nên ít được sự quan tâm, chưa động viên khích lệ giáo viên tự học, tự bồi
dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cách tiếp cận CNTT trong
giảng dạy còn hạn chế, cũng chính vì vậy, việc khai thác, tìm tòi thông tin
thiết kế bài giảng chưa trở nên phổ biến, làm hạn chế khả năng sáng tạo,
phát huy hiệu quả trong các tiết dạy, nên chất lượng, hiệu quả giáo dục chưa
được nâng cao, đối với môn GDQP – AN.
4



Về cơ sở vật chất: Môn GDQP – AN là môn học liên quan đến nhiều
các loại tranh, ảnh , video, súng, đạn, mô hình học cụ khác, các loại bản
đồ…, xong hiện tại các mô hình học cụ trên phần còn thiếu, phần không đáp
ứng được các yêu cầu giảng dạy môn học, các phòng học máy chiếu còn hạn
chế, ít trường có phòng học riêng, số lượng máy chiếu có hạn, số lượng giáo
viên có nhu cầu giảng dạy máy chiếu nhiều nên có phần hạn chế đến ứng
dụng CNTT trong dạy học.
Qua thực tế đó, để đạt được hiệu quả trong giảng dạy GDQP – AN
việc vận dụng CNTT sẽ tối ưu hóa và đáp ứng được mọi yêu cầu đối với
phương pháp dạy học, khắc phục được hiện tượng thiếu các đồ dùng trực
quan sinh động, tạo nên sự hứng thú trong học tập, khắc sâu được kiến thức
cho người học. Từ đó xây dựng được niềm tin, tình cảm của học sinh đối với
môn học, đồng thời học sinh nhận thức đầy đủ ý nghĩa, trách nhiệm của
công dân về quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng lòng tự hào
dân tộc, biết trân trọng truyền thống, có thái độ nghiêm túc với sự nghiệp
bảo vệ biên giới quốc gia, chủ quyền biển đảo, có kiến thức quân sự cơ bản,
sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao,
Để đạt được sự thay đổi đó, thì trước hết người giáo viên trực tiếp
giảng dạy môn GDQP – AN phải có thái độ nghiêm túc, không ngừng trao
đổi kiến thức, tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường
xuyên tiếp cận công nghệ thông tin, khai thác thông tin và thiết kế bài giảng,
tích cực đổi mới phương pháp dạy học và hình thức đổi mới dạy học, tạo sự
phấn khởi, hứng thú, hấp dẫn gây được sự chú ý, say mê, ham muốn tìm
hiểu kiến thức môn học một cách tích cực, chủ động. Thiết kế bài giảng theo
những mục tiêu cụ thể, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn học sinh thực hiện các
hoạt động một cách có hiệu quả, biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy
học, kết hợp cả phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học
hiện đại một cách hợp lý. Tạo điều kiện để học sinh vận dụng nhiều kiến
thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, để phân tích đánh giá giải quyết các

tình huống mà thực tiễn đặt ra.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Thực hiện thiết kế một giáo án khi chưa ứng dụng CNTT
( truyền thống).
* Các bước thiết kế một giáo án:
- Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu
cầu về thái độ trong chương trình.
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để:
+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học.
5


+ Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát
triển ở HS.
+ Xác định trình tự logic của bài học.
+Xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ nhận thức của HS:
+ Xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có.
+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương
án giải quyết.
- Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức
dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ
động, sáng tạo.
- Thiết kế giáo án: Thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời
gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học
tập của HS.
* Cấu trúc của một giáo án được thể hiện ở các nội dung sau:
- Mục tiêu bài học: +Nêu rõ mức độ HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái
độ.
+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có
thể lượng hóa được.

- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:
+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (Tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hóa
chất…), các phương tiện và tài liệu dạy học cần thiết.
+ GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu
và đồ dùng học tập cần thiết).
- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt
động dạy học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:
+ Tên hoạt động.
+ Mục tiêu của hoạt động.
+ Cách tiến hành hoạt động.
+ Thời lượng để thực hiện hoạt động.
+ Kết luận của GV về: Những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần có sau hoạt
động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ
đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra
nếu không co cách giải quyết phù hợp…
- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: Xác định những việc HS cần phải
tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để
chuẩn bị cho việc học bài mới.
* Giáo án cụ thể:

BÀI 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ
NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
6


(4 TIẾT)
I.MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của
dân tộc ta.

- HS nắm được kiến thức cơ bản về truyền thống dựng nước đi đôi với giữ
nước, về truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều.
- II.CHUẨN BỊ:
1.
Giáo viên:
- Nghiên cứu bài 1 trong SGK.
- Tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
2.
Học sinh:
- Đọc trước bài bài 1 trong SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

TIẾT 1+ 2: LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ
NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Nội dung

Thời
gian
5p

* Hoạt động 1: thủ tục lên lớp:
- Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Hỏi bài cũ học sinh
- Giới thiệu bài mới.

Hoạt động của giáo viên
và học sinh
- Báo cáo sĩ số.
Trả lời bài cũ

Triển khai học bài
mới

* Hoạt động 2: Nội dung bài học
1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu
tiên:
- Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên
của dân tộc ta. Lãnh thổ khá rộng và ở vào vị
trí địa lí quan trọng. Từ buổi đầu, ông cha ta
đã xây dựng nên nền văn minh Sông Hồng,
còn gọi là văn minh Văn Lang mà đỉnh cao là
văn hoá Đông Sơn rực rỡ.
7

35p
- GV nêu câu hỏi: Từ
thuở khai sinh nước ta có
tên gọi là gì? Do ai lãnh
đạo. Có đặc điểm gì nổi
bật.


- Do có vị trí địa lí và điều kiện kinh tế, nước
ta luôn bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó.
- Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt trên địa bàn
Văn Lang, do vua Hùng và Thục Phán lãnh
đạo.
- Quân Tần: 50 vạn, do tướng Đồ Thư chỉ
huy.
- Do An Dương Vương lãnh đạo: xây thành

cổ loa, chế nỏ Liên châu đánh giặc. An
Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, mắc
mưu giặc. Đất nước rơi vào thảm hoạ 1000
năm Bắc thuộc.
2. Cuộc đấu tranh giành độc lập (TK I - X):
- Từ TK I – TK X nước ta liên tục bị các thế
lực phong kiến phương bắc đô hộ : nhà Triệu,
nhà Hán, Lương… đến nhà Tuỳ, Đường.
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: khởi nghĩa
Hai Bà Trưng (năm 40), Bà Triệu (năm 248),
Lí Bí (năm 542), Triệu Quang Phục (năm
548), Mai Thúc Loan (năm 722), Phùng
Hưng (năm 766)…và Ngô Quyền (năm 938)
với chiến thắng Bạch Đằng, dân tộc ta giành
lại độc lập, tự do cho tổ quốc.
3. Các cuộc chiến tranh giữ nước (TK X –
TK XIX):
- Nước Đại Việt thời Lí, Trần với kinh đô
Thăng Long là một quốc gia cường thịnh ở
Châu Á, là một trong những thời kì phát triển
rực rỡ nhất, thời kì văn minh Đại Việt:
+ Các cuộc kháng chiến chống Tống:
- Lần thứ nhất (năm 981) Lê Hoàn lãnh đạo
- Lần thứ hai (1075 - 1077) dưới triều Lý.
+ Các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
– Mông (1258 - 1285).
- Lần thứ nhất (1258)
- Lần thứ hai (1285)
8


- HS xem SGK và tìm câu
trả lời.

- Vì sao nước ta lại bị các
thế lực phương bắc dòm
ngó?

HS trả lời: Do đã giảng
hoà và gả con gái Mỵ
Châu cho Trọng Thuỷ.

- Vì sao An Dương Vương
lại chủ quan khi mà quân
Triệu Đà luôn có ý muốn
xâm lược nước ta?
- Do An Dương Vương
cậy có nỏ thần

- Từ TK X – TK XIX có
những cuộc đấu tranh tiêu
biểu nào? Em hãy nêu tên
những cuộc khởi nghĩa đó
và do ai lãnh đạo?


- Lần thứ ba (1287 - 1288)
- Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn
Trãi lãnh đạo.
+ Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm – Mãn
Thanh (cuối TK XVIII)

* Nét đặc sắc về NTQS ( TK X – cuối TK
XV)
- Tiên phát chế nhân.
- Lấy đoản binh thắng trường trận.
- Lấy ít địch nhiều, yếu chống mạnh.
- Lúc địch mạnh ta rút lui, địch yếu ta bất
ngờ chuyển sang tiến công tiêu diệt.
4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật
đổ chế độ thực dân nửa phong kiến:
- Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam
trải qua các cao trào và giành thắng lợi lớn:
+ Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930- 1931
+ Phong trào phản đế và tổng khởi nghĩa năm
1940 – 1945 mà đỉnh cao là cách mạng tháng
8 – 1945 lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà.
5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược ( 1945 – 1954 ):
- Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp xâm lược
nước ta lần thứ hai.
- Ngày 19/12/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh
kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Từ năm 1947 – 1954 quân dân ta lập nhiều
chiến công trên khắp các mặt trận:
+ Chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947.
+ Chiến thắng biên giới năm 1950.
+ Chiến thắng Đông Xuân năm 1953 – 1954,
đỉnh cao là chiến dịch ĐBP, buộc Pháp phải

9

- HS lắng nghe câu hỏi và
trả lời: có các cuộc đấu
tranh chống quân Tống,
Nguyên – Mông, Xiêm –
Mãn Thanh.

- Có 4 nét nghệ thuật quân
sự đặc sắc

- Từ những gì đã học em
có thể cho biết những nét
đặc sắc trong cách đánh
của dân tộc ta?

- HS trả lời: Trương Công
Định, Nguyễn Trung
Trực, Đinh Công Tráng,
Phan Đình Phùng, Hoàng
Hoa Thám?

- Thất bại là do thiếu sự
lãnh đạo của một giai cấp


kí hiệp định Giơnevơ và rút quân về nước.

tiên tiến.


6. Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 –
1975):
- Đế quốc Mĩ thay thực dân Pháp xâm lược
nước ta, dựng lên chính quyền tay sai Ngô
Đình Diệm biến miền nam nước ta thành
thuộc địa kiểu mới, hòng chia cắt lâu dài
nước ta.
+ Từ năm 1959 – 1960 phong trào Đồng khởi
+ Đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt
năm 1961 – 1965.
+ Đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ
năm 1965 – 1968.
+ Đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến
tranh năm 1968 – 1972.
+ Đại thắng mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là
chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền
nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên
CNXH.
* Hoạt động 3: Kết thúc giảng dạy:
1. Hệ thống nội dung đã dạy trong tiết.
- Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên
- Các cuộc chiến tranh giành độc lập
- Kháng chiến chống thực dân Pháp
- kháng chiến chống Mĩ
2. Nhận xét, đánh gía buổi học:
- Sĩ số, thái độ học tập, chấp hành quy chế.

- Em hãy kể một số anh
hùng tiêu biểu trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân

tộc, lật đổ chế độ thực dân
nửa phong kiến? Nguyên
nhân nào các phong trào
đó đều thất bại?

5p
- Học sinh chú ý theo dõi,
lắng nghe giảng bài
- Tập theo hướng dẫn
- Thực hiện theo đội hình
tiểu đội
+ Nghe kết luận từ giáo
viên

2. Thực hiện thiết kế một giáo án khi ứng dụng CNTT
* Quy trình thiết kế một giáo án bằng công nghệ thông tin:
Để thiết kế một bài giảng bằng công nghệ thông tin. Có nhiều tài liệu
nêu các bước thiết kế bài giảng điện tử khác nhau, nhưng theo ý kiến của tôi
10


thì có 4 bước để thiết kế bài giảng điện tử cho một bài học GDQP-AN cụ
thể:
+ Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy. Do môn GDQP-AN là môn có
nhiều thông tin, nhiều sự kiện lịch sử nên khi muốn thiết kế bài dạy, giáo
viên cần bám sát chương trình và sách giáo khoa, trình độ nhận thức của học
sinh mà quyết định sẽ chọn nội dung nào làm kiến thức cơ bản của bài
giảng. Và tất nhiên, việc chọn lọc kiến thức cơ bản sẽ làm thay đổi cấu trúc
bài giảng góp phần làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức
của bài, từ đó làm rõ các trọng tâm, trọng điểm của bài.

+ Bước 2: Tìm thêm các tài liệu để minh họa bài giảng. Sau khi làm
rõ kiến thức cơ bản của bài giảng, giáo viên tìm thêm tài liệu để làm cụ thể minh họa bài giảng. nguồn tài liệu phù hợp với bài giảng sẽ được lấy từ
internet , các phương tiện thông tin chính thống, sách giáo khoa và cả sách
chuyên ngành.
+ Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học. Đây là khâu quan trọng của
bài giảng có công nghệ thông tin. Trong bước này, giáo viên sẽ thể hiện ý
tưởng của mình ra bài giảng điện tử: hệ thống khái niệm, hiện tượng, quy
luật, hệ thống hóa…. thông qua một loạt các phần mềm và công cụ thông
dụng; rồi sắp xếp chúng theo một cấu trúc logic, phù hợp với nội dung khoa
học và trình độ nhận thức của học sinh.
+ Bước 4: Chạy thử, chỉnh sửa và hoàn thiện. Đây là giai đoạn quan
trọng không thể bỏ qua. Khi thiết kế xong cần kịp thời phát hiện lỗi, chỉnh
sửa rồi lưu vào file, đặt tên cho file. File này được lưu trong máy hoặc đĩa
CD để dễ sử dụng và vận chuyển.
* Xây dựng giáo án cụ thể:
Bài 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC
VIỆT NAM ( tiết 1+ 2)
+ Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy:
-

Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.
Cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ X).
Các cuộc chiến tranh giữ nước ( từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XIX)
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong
kiến ( thế kỷ XIX đến năm 1945)
- Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược ( 1945 – 1954)
- Cuộc kháng chiến chống đế quốc mỹ ( 1954 – 1975)
+ Bước 2: Tìm thêm các tài liệu để minh họa bài giảng
Các tài liệu cần tìm:
11



- Hình ảnh Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

- Lược đồ cuộc chiến tranh chống quân Tống

- Lược đồ đại phá quân Thanh.
12


- Chiến thắng Điện Biên Phủ:

- Chiến dịch Hồ Chí Minh

13


- Các video clip…….
- Phần mềm Powerpoint.
+ Bước 3: Xây dựng kịch bản dạy học:
Mục 1: Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.
Giáo viên dùng 1 slide ghi các “kiến thức cơ bản” của mục và hướng
dẫn học sinh tự tìm hiểu các nội dung có trong SGK cũng như các tư liệu khác mà
các em có.

14


Mục 2: Cuộc đấu tranh giành độc lập ( từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ X)
- Giáo viên dùng 1 slide để giới thiệu về các nhân vật lịch sử trong đó

nhấn mạnh vai trò của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng giành lại
độc lập cho dân tộc sau hàng nghìn năm Bắc thuộc.
- Tiếp theo, sử dụng 1 slide khác để tổng hợp, kiến thức học sinh thu
được.

Mục 3: Các cuộc chiến tranh giữ nước ( từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ
XIX).
- Giáo viên xây dựng 1 slide về lược đồ kháng chiến quân tống và tổng hợp
kiến thức bằng 1 slide khác.
Mục 4: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật độ chế độ thực dân nửa
phong kiến ( thế kỷ XIX đến năm 1945)
- Giáo viên xây dựng khái quát nội dung cơ bản trên 1 slide và nhấn
mạnh về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò lãnh đạo của
Đảng trong cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945.
Mục 5: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 – 1954)
- Sử dụng các video tư liệu lịch để giới thiệu vể các mốc thời gian trong các
chiến dịch, chiến thắng của quân và dân ta đặc biệt trong chiến dịch Điện
Biên phủ.
15


- Sử dụng hình ảnh thu thập được để học sinh hiểu được chiến thắng đó có ý
nghĩa như thế nào? Vai trò lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ với thắng lợi trên
là hết sức quan trọng.
Mục 6: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ ( 1954 – 1975)
- Giáo viên xây dựng slide để học sinh có cách nhìn tổng quát về cuộc chiến
tranh chống đế quốc Mỹ

- Sử dụng lược đồ chiến dịch Hồ Chí Minh để học sinh hiểu rõ hơn về chiến
dịch này.

+ Bước 4: Chạy thử từng phần rồi toàn bộ các slide (có đối chiếu với trình
tự các hoạt động được trình bày trong giáo án), chỉnh sửa nội dung, hình
thức các slide, kiểu và thứ tự trình bày các hiệu ứng… cho hợp lý hơn với
mục tiêu, kế hoạch sư phạm mà giáo án và kịch bản đã đề ra.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Việc ứng dụng CNTT giúp tôi tổ chức tốt hoạt động dạy học bài “
truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” tạo hứng thú trong
học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh ghi
được bài, nắm vững trọng tâm , biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đạt được.
Qua tiết dạy có CNTT tôi nhận thấy đạt được những kết quả hơn phương
pháp truyền thống như sau:
16


- Thực hiện được mục tiêu bài học.
- Học sinh ghi chép được bài, hiểu bài và hứng thú học tập.
- Học sinh tích cực, chủ động tìm ra bài học.
- Học sinh được thực hành, luyện tập, phát huy được tác dụng nổi bật
của CNTT mà bảng đen, phấn trắng khó đạt được.
C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học
công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các
ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ
thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất
thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các
thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực
hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay

đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện
để tiến tới một “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò
quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn
nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã yêu cầu: “Đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học,
ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực
nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học”
(Trích Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ
GD-ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong
ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005).
Vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương
pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở trường phổ thông nói chung và
môn GDQP –AN nói riêng, qua thực tế đã chứng minh đều có tác dụng
nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt.
II. KIẾN NGHỊ
Ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và môn GDQP –AN ở trường
phổ thông nói riêng là rất công phu. Có lẽ vì thế mà một số trường đã thực
hiện nhưng chỉ mang tính hình thức và dừng lại ở các tiết học thao giảng.
Phải chăng có nhiều rào cản trong việc áp dụng phương pháp mới này? Đó
là do cơ sơ vật chất hay do sự ngại ngùng của một số giáo viên khi làm quen
17


với các kỹ thuật tin học để phục vụ cho môi trường giảng dạy mới? Vì vậy
tôi xin có một vài kiến nghị nhỏ như sau:
Thứ nhất, với đội ngũ giáo viên Tin học hiện có trong nhà trường, chỉ
cần tổ chức một số buổi seminar về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các
hiệu ứng trong PowerPoint cho toàn thể các giáo viên các bộ môn khác để
họ có thể tự mình thiết kế cho mình một GAĐT riêng cho mình. Ngoài ra,
các thầy cô giáo trong cùng tổ chuyên môn nên có các buổi thao giảng để

thu nhận những góp ý chân thành từ những người khác, từ đó nâng cao chất
lượng giảng dạy theo phương pháp mới. Chúng tôi nghĩ rằng, với khả năng
sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về kiến thức tin học, các GV
hoàn toàn có thể thiết kê được bài giảng thiết kế điện tử để thể hiện tốt hơn
phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.
Thứ hai, Đối với các cấp lãnh đạo nên khuyến khích nối mạng Internet
đến các phòng học để khai thác tối đa CNTT áp dụng vào dạy học nhằm
nâng cao chất lượng.
Thứ ba, trong các đợt tập huấn chuyên môn nên lồng ghép tập huấn cho
giáo viên làm quen với việc ứng dụng CNTT của từng bộ môn.

Nga sơn, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Người viết

Mai Văn Sử

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục quốc phòng – an ninh (lớp 10)
(NXB giáo dục )
2. Hướng dẫn thiết kế bài giảng trên máy vi tính
(NXB Giáo dục - 2006)
3. Nguồn thông tin trên Internet

19




×