Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Ứng dụng môn giáo dục quốc phòng an ninh vào trong các hoạt động ngoại khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 17 trang )

I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề thi đua
yêu nước, trải qua những thăng trầm của lịch sử, thực tiễn cách mạng đã chứng
minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Người khởi xướng và kiến tạo thành công phong
trào thi đua yêu nước Việt Nam. Người đã từng nói: “Thi đua là yêu nước, yêu
nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước
nhất”[1], chính quan điểm, tư tưởng tiến bộ đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã,
đang và sẽ luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hành động cách mạng của các cấp,
các ngành, cán bộ, đảng viên, công nhân viên, chiến sỹ và nhân dân cả nước
hăng hái, phấn đấu thi đua lao động, học tập và cống hiến trong công cuộc phát
triển đất nước nói chung trong đó có ngành Giáo dục nói riêng.
Giáo dục không đơn thuần chỉ là dạy và học trong trương trình chính khóa
mà còn có các hoạt động khác như hoạt động ngoại khóa …
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, là một
trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông.
Ngoại khoá là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không quy định bắt buộc
trong chương trình, là hình thức tổ chức dựa trên sự tự nguyện tham gia của
những HS có hứng thú, yêu thích bộ môn và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội
dung học tập, dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng
và nâng cao những kiến thức - kĩ năng bộ môn (ở đây là những tri thức GDQPAN) đã được học trong chương trình chính khóa khoá, đồng thời góp phần giáo
dục học sinh một cách toàn diện. Chính vì vậy hoạt động ngoại khoá được xem
là một hình thức dạy học quan trọng, mang lại hiệu quả cao, là một trong những
con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho
người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên” [2].
Ngoại khóa là một trong những phương thức tổ chức hoạt động được sử
dụng trong thực tiễn dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp ngoài các phương thức
như: thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, giao nhiệm vụ, hoạt động
nhóm nhỏ, diễn đàn.


Hoạt động ngoại khóa là một hoạt động tự nhiên và cần thiết nhằm thỏa
mãn những nhu cầu giải trí đa dạng của con người trong đó có các hoạt động
như trò chơi, giao lưu văn hóa, văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao…, là
một phương tiện giáo dục giúp cho cá nhân được rèn luyện giác quan, luyện ý
chí và ý thức, tinh thần, tính tình… giúp cho tập thể có bầu không khí vui vẻ,
thân ái...
Môn học GDQP-AN bậc trung học phổ thông với mục đích góp phần giáo
dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào
và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân
tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước
1


âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết
để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân. Với mục tiêu giáo dục đó, môn học đã cung cấp cho học sinh những
kiến thức và kỹ năng cơ cơ bản như:
- Hiểu được lịch sử truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, của
quân đội và công an nhân dân.
- Có kỹ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ, thực hiện được các động tác
từng người không có súng, biết điều khiển (chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản
của tiểu đội, trung đội. biết xử lý đơn giản ban đầu các tai nạn giao thông, băng
bó vết thương, cấp cứu chuyển thương… Vậy, việc ứng dụng kiến thức bộ môn
Giáo dục Quốc phòng – An ninh vào các hoạt động ngoại khóa trong nhà
trường THPT là hết sức cần thiết.
Những kiến thức đó có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống thông qua tổ
chức các buổi ngoại khóa, nên tôi xin chọn đề tài: “ Ứng dụng môn học Giáo
dục Quốc phòng – An ninh vào trong các hoạt động ngoại khóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An

ninh cũng như chất lượng các hoạt động ngoại khóa tại các Trường THPT trong
toàn tỉnh nói chung và trường THPT Đinh Chương Dương nói riêng, đồng thời để
bồi dưỡng đào tạo thêm kiến thức GDQP - AN cho đội ngũ giáo viên.
Quan trọng hơn nữa, hoạt động ngoại khóa còn giúp cho học sinh rút ngắn
khoảng cách giữa lý thuyết đã học và thực tế, mở rộng tầm nhìn ngoài những
kiến thức tích lũy khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Các hoạt động ngoại
khóa mang lại nhiều ích lợi về sức khỏe, giúp các em năng động hơn cả về thể
chất lẫn tinh thần, tăng khả năng thích nghi với môi trường, có cơ hội rèn luyện
tất cả các kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập cũng như củng cố và bổ sung
những kĩ năng thực hành xã hội. Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp, ứng xử và giải
quyết tình huống của các em được cải thiện rõ rệt thông qua các hoạt động ngoại
khóa. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa còn tăng khả năng gắn kết, nâng cao
tinh thần tương thân tương ái.
Giúp học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn trong quá trình tiếp nhận tri
thức và kiến thức môn học GDQP.AN.
Xác định thái độ, trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
1.3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng là học sinh đang học tập tại trường THPT Đinh Chương
Dương năm học 2016 – 2017.
Đề tài tập trung nghiên cứu những ứng dụng của môn học GDQP.AN vào
trong các hoạt động ngoại khóa của Nhà trường. Để từ đó học sinh phát huy tính
tích cực, tự học, chủ động, sáng tạo trong hoạt động tập thể, khắc phục thói quen
học tập thụ động, lối truyền thụ kiến thức chưa phù hợp trước kia.
2


1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp và học sinh.
Nghiên cứu sách Lịch sử, sách Giáo dục công Dân, sách Sinh học, sách

Địa lý và trao đổi, thảo luận với giáo viên giảng dạy môn Lịch sử, môn Giáo dục
công Dân, môn Sinh học, môn Địa lý của trường THPT Đinh Chương Dương.
Nghiên cứu nội dung, mục tiêu các bài học trong sách giáo khoa
GDQP.AN khối: 10; 11; 12, sưu tầm thêm tài liệu, thông qua các tài liệu khác
như báo, đài, intonet .. để từ đó xây dựng nội dung phù hợp với chương trình
giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa.
Tìm hiểu đặc tính tâm sinh lý của học sinh trong quá trình giảng dạy.
Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Đinh Chương Dương .
1.5. Những điểm mới của SKKN.
Đề tài “ Ứng dụng môn học giáo dục Quốc phòng – An ninh vào trong các
hoạt động ngoại khóa” có những điểm mới như sau:
Một là: Vừa nâng cao chất lượng bộ môn GDQP.AN vừa nâng cao chất
lượng các hoạt động ngoại khóa. Thông thường như các đề tài khác chủ yếu là
áp dụng để nâng cao chất lượng về bộ môn, nhưng đối với đề tài này có sự
tương tác qua lại, ngoài việc nâng cao chất lượng mộ môn còn nâng cao các hoạt
động tập thể.
Hai là: Tất cả các thầy giáo, cô giáo trong Nhà trường khi tham gia các
hoạt động ngoại khóa đều được ôn lại kiến thức của môn học GDQP.AN.
Ba là: Học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động hơn vì kiến thức của
bộ môn được lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa, nên việc tiếp thu không
bị ngò bó như trong chương trình chính khóa. Ngoài ra việc ứng dụng kiến thức
của bộ môn GDQP.AN vào các hoạt động ngoại khóa không theo chương trình
bắt buộc nào cả mà theo nội dung của các hoạt động ngoại khóa. Chính vì vậy
kiển thức của bộ môn chuyền tải tới học sinh phong phú và đa dạng hơn.
Thứ tư: Việc tiếp thu kiến thức bộ môn thông qua các hoạt động ngoại
khóa học sinh được nâng cao các kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
hoạt động tập thể… từ đó các em có thể áp dụng trong cuộc sống.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định Giáo dục - đào tạo cùng

với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là
điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Muốn đào tạo nguồn lực con người đáp
ứng với yêu cầu phát triển của xã hội cần phải quan tâm đến việc nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

3


Nói về giáo dục toàn diện, Rabơle (1494 – 1553) nhà tư tưởng, nhà giáo
dục thời kỳ Phục Hưng đã từng nhấn mạnh: “Việc giáo dục phải bao hàm các
nội dung trí dục, đạo đức, thể chất, thẩm mỹ… ngoài việc học ở nhà, còn có các
buổi tham quan các xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghị
sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày” [3].
Nền giáo dục Việt nam từ sau Cách mạng Tháng tám 1945 đến nay rất
quan tâm đến vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó hoạt động ngoài
giờ lên lớp là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục. Việc “ Ứng
dụng môn học GDQP.QN vào trong các hoạt động ngoại khóa” sẽ tạo dựng bầu
không khí vui vẻ, rèn luyện được các kỹ năng cần thiết và có tính chất giáo dục
chiều sâu.
Để làm được điều đó, yêu cầu giáo viên phải có sự chuẩn bị, đầu tư chu
đáo từ khâu chuẩn bị đến việc tổ chức sao cho có hiệu quả. Cần có tổ chức nhận
xét và khen thưởng cho những tập thể, học sinh có thành tích, biểu hiện tốt trong
hoạt động.
2.2. Thực trạng
2.2.1. Nội dung chương trình giáo dục QP.AN đối với cấp trung học phổ
thông.
Môn học GDQP.AN là môn học chính khóa trong chương trình trung học
phổ thông, học sinh được học 1 tiết trên một tuần và dải đều trong năm học.

Các hoạt động ngoại khóa thường liên quan đến nội dung của môn
GDQP.AN. Là một giáo viên giảng dạy môn GDQP.AN và làm công tác đoàn
nên kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất thuận lợi.
Đa số giáo viên trong tổ là giáo viên trẻ nên rất nhiệt tình trong công tác
ngoại khóa.
Công tác hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Đinh Chương Dương
được BGH nhà trường rất quan tâm lên kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng
chủ đề cho cả 3 khối.
Học sinh thích tham gia công tác ngoại khóa hơn bởi tính chất thoải mái,
không bị gò bó như học chính khóa.
2.2.2. Tình hình thực tiển của các hoạt động ngoại khóa.
Các hoạt động ngoại khóa diễn ra thường xuyên với nhiều hình thức và nội
dung khác nhau, nên việc lựa chọn kiến thức môn GDQP.AN vào các hoạt động
này cần được chuẩn bị kỹ và phù hợp với nội dung qua nhiều nguồn tài liệu.
Kỹ năng nói, kỹ năng biểu diễn, tác phong thực hiện của các em học sinh
còn yếu. Một số em học sinh còn lơ là trong công tác hoạt động ngoại khóa.
Chính sự thoải mái, không gò bó đã dẫn tới nề nếp, tính tổ chức, kĩ luật trong
các hoạt động ngoại khóa là chưa tốt. Học sinh không quan tâm nhiều đến kết
quả hoạt động.
2.3. Giải pháp chính của sáng kiến
4


Trong quá trình “ Ứng dụng môn học GDQP - AN vào trong các hoạt động
ngoại khóa” để đạt được hiệu quả như mong muốn tôi đã sữ dụng một số giải
pháp chính như sau:
2.3.1. Nắm chắc nội dung ngoại khóa, tìm nguồn tài liệu hợp lý để áp
dụng.
Như sinh hoạt chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần và các ngày lễ kĩ niệm
lớn trong năm học. Tưởng chừng việc chào cờ hát Quốc ca là dể dàng nhưng

thực chất để đạt được như mong muốn không phải là chuyện đơn giản. Trước
đây việc chào cờ hát Quốc ca thường được sử dụng bằng việc phát nhạc có lời,
hoặc phát nhạc nền để hát. Như chúng ta đã biết Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu
tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí,
khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng,
nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và
trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. Việc hát Quốc ca
được coi là nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, được quy định hết sức nghiêm
túc; “người hát cảm thấy tự hào khi hát và luôn thể hiện đúng tinh thần của bài
Quốc ca”[4].
Chính vì vậy mà BGD&ĐT đã quy định bắt buộc đối với các đơn vị,
trường học khi chào cờ vào các buổi sáng thứ 2 hàng tuần và các buổi nghi lễ
khác, các đơn vị, trường học phải hát Quốc ca bằng lời.
Thực hiện hướng dẫn Số: 1593 /SGDĐT Thanh Hoá, ngày 16 tháng 8
năm 2016 về việc hướng dẫn tổ chức Lễ khai giảng năm học 2016-2017 trong
đó có nội dung hướng dẫn chào cờ hát Quốc ca bằng lời [5].
Để thực hiện tốt nội dung chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ hai hàng
tuần và các ngày lễ kĩ niệm lớn trong năm học. Là một Bí thư Đoàn trường tôi
lên kế hoạch cụ thể đến từng chi đoàn, tập hát Quốc ca vào các tiết sinh hoạt
cuối tuần. Ngoài ra tôi còn phô tô tài liệu gửi đến các chi đoàn như:
Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam [6] (SGKGDQP.AN lớp 10 XB năm 2012).
Bài 2: Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam
[7](SGK- GDQP.AN lớp 10 XB năm 2012).
Bài 9: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc
[8](SGK- GDQP.AN lớp 12 XB năm 2014).
Thông qua nội dung đó để học sinh thấy được ý nghĩa và tầm quan tọng
trong việc chào cờ, hát Quốc ca là một nghi thức quan trọng thể hiện lòng yêu
nước, bản lĩnh chính trị, lòng tự hào và trách nhiệm của con người Việt Nam với
Tổ quốc và nhân dân.
Bài 3: Đội ngũ từng người không có súng [9](SGK- GDQP.AN lớp 10

XB năm 2012).
- Để học sinh hiểu và thực hiện cơ bản về điều lệnh đội ngũ, thực hiện được
các động tác từng người không có súng, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tác

5


phong khẩn trương, hoạt bát, tinh thần luôn chấp hành mệnh lệnh. Đặc biệt là tư
thế của động tác nghiêm trong lúc chào cờ hát Quốc ca.
2.3.2. Trực quan thông qua thị phạm động tác hay tranh ảnh.
Ngoài việc cung cấp tài liệu cho học sinh thì giáo viên có thể thực hiện
động tác hoặc thông qua tranh ảnh. Bởi thông qua trực quan học sinh tiếp thu
nhanh hơn và có thể thực hiện được ngay.
Ví dụ: Động tác nghiêm khi chào cờ hát Quốc ca, một số học sinh đứng
không đúng tư thế nhưng giáo viên đứng trên bục hô và đồng thời thực hiện
động tác thì các em thấy và làm theo. Hay trong cuộc thi sân khấu hóa “ Đoàn
viên, thanh niên về văn hóa học đường”, có các tiểu phẩm như “ Bạo lực học
đường”, tiểu phẩm “ Tấm Cám với an toàn giao thông” [10]… các em học sinh
trong vai đóng chú Bồ đội, chú Công an tác phong chưa đúng, nhưng khi được
giáo viên làm mẫu các em đã thực hiện tốt hơn, tác phong nghiêm túc, lời nói
chững chạc.
Trong một số hoạt động ngoại khóa có những nội dung mà giáo viên
không thể thực hiện được động tác mà phải thông qua tranh ảnh. Như cuộc thi
tìm hiểu về “ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới Quốc gia”. Ngoài việc
cung cấp tài liệu cho nội dung thi thông qua: Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
và biên giới quốc gia [11] (SGK- GDQP.AN lớp 11 XB năm 2012) và các
nguồn tài liệu khác như tài liệu môn Lịch Sử, tài liệu môn Địa lí… Thì giáo viên
cần cung cấp thêm tài liệu thông qua hệ thống tranh ảnh sơ đồ lãnh thổ và biên
giới Quốc gia. Với hệ thống tranh ảnh cung cấp làm cho người thi và người xem
thấy và hiểu được ngay.

2.3.3. Phối hợp nhịp nhàng với các đồng chí giáo viên trong tổ, giáo
viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
Thông thường các hoạt động ngoại khóa có nhiều nội dung không mang
tính chất bắt buộc nên nề nếp trong các buổi ngoại khóa hay bị phá vỡ, đặc biệt
là các hoạt động ngoại khóa sinh hoạt tập trung ngoài trời. Để đảm bảo được
hoạt động ngoại khóa diễn ra như mong muốn một điều không thể thiếu được đó
là cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng của các đồng chí giáo viên trong tổ, của
giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Ví dụ như buổi lễ phát thưởng “ Học
sinh giỏi cấp tỉnh và trao quà Tết Đinh Dậu 2017” tại trường THPT Đinh
Chương Dương, nếu nhìn vào thì chúng ta cảm thấy bình thường, nhưng không
chuẩn bị chu đáo và không phối hợp với các đồng chí giáo viên khác có thể dẫn
đến phát nhầm, phát sai và sau đó các em học sinh tìm nhau đổi rất lộn xộn, hiện
tượng này thường sảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp. Để tránh tình trạng trên tôi đã
lên kế hoạch cụ thể, giao cho thư ký tổng hợp danh sách các em học sinh đạt giải
cấp tỉnh theo thứ tự từ cao đến thấp, danh sách học sinh các lớp được tặng quà
Tết Đinh Dậu năm 2017 theo khối từ khối 10 đến khối 12. Phối hợp với bộ phận
văn phòng sắp sếp giấy chứng nhận học sinh giỏi cấp tỉnh, tiền thưởng, quà Tết
theo danh sách đã được in sẵn. Phối hợp với các đồng chí giáo viên trong tổ bộ
6


môn GDQP.AN tập hợp đội hình học sinh đạt giải cấp tỉnh và học sinh được
tặng quà Tết thành một khối riêng và theo thứ tự trong danh sách mà thư ký đã
tổng hợp. Trước khi buổi lễ diễn ra yêu cầu các đồng chí giáo viên chủ nhiệm
báo cáo nhanh sĩ số lớp mình và đặc biệt là các em có tên trong danh sách được
tặng thưởng, để có kế hoạch hợp lý như cử học sinh nhận thay hoặc báo cho bộ
phận văn phòng để riêng và phát sau. Ngoài ra trong quá trình buổi lễ cũng cần
phối hợp với các đồng chí giáo viên bộ môn ngồi xen kẽ, hoặc cuối hàng với học
sinh.
Việc phối hợp đó mang tính chất thống nhất cao do vậy tránh được việc

phát nhầm, phát sai. Sự có mặt của các đồng chí giáo viên bộ môn ở phía dưới
tít nhiều tạo ảnh hưởng giám sát đến học sinh nên các em không ồn ào và lộn
xộn.
Như vậy buổi lễ phát thưởng “ Học sinh giỏi cấp tỉnh và trao quà Tết
Đinh Dậu 2017” tại trường THPT Đinh Chương Dương điễn ra thành công tốt
đẹp như mong muốn.
2.3.4. Khuyến khích động viên.
Khuyến khích động viên là một điều không thể thiếu được trong các lĩnh
vực công tác, đặc biệt là trong các hoạt động ngoại khóa, mục đích khuyến khích
động viên đúng lúc, đúng chổ, sẽ tạo cho cá nhân, tập thể tham gia hoạt động
nâng cao chất lượng và nề nếp hơn. Là một Bí thư Đoàn trường sau khi triển
khai một hoạt động ngoại khóa đến các chi đoàn, tôi thường xuyên theo giỏi sát
sao quá trình hoạt động chuẩn bị của các chi đoàn và thường động viên các cá
nhân, tập thể, đúng lúc, đúng chổ để nâng cao hoạt động đó. Ví dụ như hoạt
động ngoại khóa tổ chức hội thi văn nghệ “Chào mừng 34 năm ngày thành lập
nhà giáo Việt Nam”. Thông thường các chi đoàn hay ở lại tập luyện sau các buổi
học phụ đạo bồi dưỡng ngay tại trường, tôi thường dành thời gian ở lại để xem
các chi đoàn tập luyện và động viên các em, tiết mục này các em đã chọn đúng
chủ đề, các em hát, múa thuộc rồi nhưng cố gắng tập cho đều và phong cách
biểu diễn tự nhiên một chút nữa thì tiết mục của các em rất là tuyệt vời. Lời
động viên đó đã thôi thúc các em tập luyện tích cực hơn để nâng cao chất lượng
hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra vào tiết sinh hoạt sáng thứ hai đầu tuần tôi
thường biểu dương những chi đoàn có tinh thần tập luyện tích cực, từ đó các chi
đoàn được biểu dương các em lại cố gắng hơn. Các chi đoàn khác thấy vậy cũng
lên kế hoạch tập luyện để được biểu dương, như vậy phong trào, chất lượng các
hoạt động ngoại khóa sẽ được đẩy cao hơn.
2.3.5. Đánh giá công tác thi đua khen thưởng.
Sau mỗi hoạt động ngoại khóa đều có đánh giá thi đua khen thưởng cho
tập thể, cá nhân. Hình thức đánh giá có thể là trao giấy chứng nhận, giấy khen,
tiền thưởng hoặc cộng điểm thi đua cho các chi đoàn trong tuần, trong tháng.

Việc đánh giá thi đua này sẽ thúc đẩy các tập thể, cá nhân trong các hoạt động
ngoại khóa khác.
7


2.3.6. Công tác đánh giá rút kinh nghiệm.
Công tác đánh giá rút kinh nghiệm là công tác vô cùng quan trọng. Vì vậy
tôi thường tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm cho mỗi hoạt động sau khi tổ chức.
Thông qua đánh giá rút kinh nghiệm này để thấy được ưu điểm, nhược điểm
trong quá trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Xem việc lựa chọn kiến thức
bộ môn GDQP.AN áp dụng vào các hoạt động ngoại khóa đã phù hợp chưa,
công tác phối hợp với các đồng chí giáo viên trong tổ bộ môn, các đồng chí giáo
viên chủ nhiệm, các đồng chí giáo viên bộ môn khác đã nhịp nhàng chưa. Nội
dung hoạt động ngoại khóa có phù hợp với tâm tư nguyện vọng và tâm sinh lý
của học sinh không. Hoạt động đã ảnh hưởng và mang lại lợi ích gì đến tập thể
Nhà trường và học sinh. Trên cơ sở đánh giá rút kinh nghiệm đó tôi sẽ rút ra
được nhiều bài học bổ ích để từ đó lựa chọn kiến thức bộ môn GDQP.AN áp
dụng vào tổ chức các hoạt động ngoại khóa được tốt hơn.
2.3.7. Một số hình ảnh về các hoạt động ngoại khóa khi được áp dụng
kiến thức bộ môn GDQP.AN vào tổ chức.
- Hội diễn văn nghệ “Lễ khai giảng năm học 2016 – 2017”[12].

8


Nguồn: tư liệu Đoàn trường (Tháng 9 năm 2016).
- Lề chào cờ, hát Quốc ca, “ khai giảng năm học 2016 – 2017” [13].

9



Nguồn: tư liệu Đoàn trường (Tháng 9 năm 2016).
- Lễ ra mắt ra mắt mô hình “ Trường học văn hóa, an toàn về ANTT”[14].

Nguồn: tư liệu Đoàn trường (Tháng 10 năm 2016).
- Văn nghệ chào mừng lễ ra mắt ra mắt mô hình “ Trường học văn hóa, an
toàn về ANTT”[15].

10


Nguồn: tư liệu Đoàn trường (Tháng 10 năm 2016).
- Hội thi văn nghệ chào mừng “ Lễ kĩ niệm 34 năm ngày thành lập nhà
giáo Việt Nam”[16].

11


Nguồn: tư liệu Đoàn trường (Tháng 11 năm 2016).
- Lễ phát thưởng “ Học sinh giỏi cấp tỉnh và trao quà Tết Đinh Dậu năm
2017”[17].

Nguồn: tư liệu Đoàn trường (Tháng 01 năm 2017).

12


- Cuộc thi sân khấu hóa “ Đoàn viên, thanh niên về văn hóa học đường”,
kĩ niệm 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh[18].


Nguồn: tư liệu Đoàn trường (Tháng 3 năm 2017).
2.4. Kết quả đạt đƣợc.
Trong năm học 2016 – 2017 với việc tôi “ Ứng dụng môn học GDQP.AN
vào trong các hoạt động ngoại khóa” tại trường THPT Đinh Chương Dương, kết
quả đạt được như sau:
* Kết quả thực nghiệm năm học 2016 – 2017:
- Kết quả chất lượng bộ môn GDQP.AN năm học 2016-2017.
Sĩ số
Năm học
2016-2017

Học
sinh
705

Khá

Giỏi

Trung Bình

Kém

Yếu

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

149

21,1

441

62,6

115

16,3

0

0


0

0

- Kết quả chất lượng các hoạt động ngoại khóa năm học 2016-2017.
Khá

Tốt

Trung Bình

Năm học

Số lần tổ chức
các hoạt động
trong năm học

Yếu

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

2016-2017

17

11

64,7

6

35,3

0

0

0

0

13


* Kết quả đối chứng năm học 2015 - 2016:

- Kết quả chất lượng bộ môn GDQP.AN năm học 2015-2016.
Năm học

Sĩ số
Học
sinh

Khá

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2015-2016


676

95

14,0

374

55,3

177

26,2

30

4,5

0

0

Giỏi

Trung Bình

Kém

Yếu


- Kết quả chất lượng các hoạt động ngoại khóa năm học 2015-2016.
Khá

Tốt

Trung Bình

Năm học

Số lần tổ chức
các hoạt động
trong năm học

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

2015-2016

11

5

45,5

5

45,5

1

9

0

0

* Nhận xét kết quả:
Từ kết quả của năm học thực nghiệm và năm học đối chứng ở trường
THPT Đinh Chương Dương cho thấy chất lượng môn học GDQP.AN và chất
lượng các hoạt động ngoại khóa được nâng cao rõ rệt. Về chất lượng môn học
GDQP.AN năm học thực nghiệm có 149/705 HS đạt loại Giỏi chiếm 21,1%, có
115/705 HS Trung bình chiếm 16,3% và không có học sinh Yếu, Kém. Trong
khi đó năm học đối chứng có 95/676 HS đạt loại Giỏi chiếm 14,0%, số học sinh
Trung Bình là 177/676 HS chiếm 26,2%; số học sinh Yếu là 30/676 HS chiếm

4,5%.
Về chất lượng các hoạt động ngoại khóa năm học thực nghiệm đạt được
là, có 11/17 lần tổ chức ngoại khóa đạt loại Tốt chiếm 64,7%, có 6/17 lần tổ
chức đạt loại Khá chiếm 35,3%. Trong khi đó năm học đối chứng có 5/11 lần tổ
chức ngoại khóa đạt loại Tốt chiếm 45,5%, có 1/11 lần tổ chức đạt loại Trung
Bình chiếm 9%.
Vậy năm học thực nghiệm có tỉ lệ học sinh giỏi môn GDQP.AN tăng
7,1% so với năm học đối chứng; tỉ lệ học sinh Yếu là không so với năm học đối
chứng là 4,5%. Chất lượng các hoạt động ngoại khóa năm học thực nghiệm đạt
loại Tốt tăng 19,2% so với năm học đối chứng; tỉ lệ chất lượng các hoạt động
ngoại khóa loại Trung Bình là không so với năm học đối chứng là 9%.
Nhìn vào kết quả trong năm học vừa rồi có thể đi đến kết luận rằng nếu
“ Ứng dụng môn học GDQP.AN vào trong các hoạt động ngoại khóa” một cách
linh hoạt và phù hợp thì học sinh sẽ hứng thú trong việc lĩnh hội kiến thức một
cách chủ động và tích cực hơn. Qua đó nâng cao chất lượng bộ môn học
GDQP.AN đồng thời cũng nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khóa, đặc
biệt hơn là các em tích lũy được nhiều kĩ năng cơ bản có thể áp dụng trong cuộc
sống.

14


III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy
học môn GDQP- AN nói riêng đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong nỗ
lực tìm kiếm và đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng
dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học môn giáo dục
Quốc phòng – An ninh, tổ chức các hoạt động ngoại khóa là một xu hướng khả
dĩ đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học

sinh làm trung tâm.
Để nâng cao chất lượng môn GDQP-AN, thì trước hết giáo viên phải kết
hợp linh hoạt, sáng tạo nhiều phương pháp giảng dạy, cũng như tự học hỏi để
nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện nay.
3.2. Kiến nghị hƣớng phát triển đề tài.
Trong năm học 2016 – 2017, sau khi thực hiện đề tài: “Ứng dụng môn
học giáo dục Quốc phòng – An ninh vào trong các hoạt động ngoại khóa”.
Bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
Để nâng cao được chất lượng dạy và học môn GDQP.AN không chỉ đơn
thuần là kiến thức trong sách giáo khoa mà cần phải biết kết hợp với nhiều
nguồn tài liệu khác làm cho kiến thức môn học phong phú và đa dạng hơn. Việc
chuyền đạt kiến thức cho học sinh không chỉ nằm trong chương trình chính khóa
mà cần phải được lồng ghép thông qua các tổ chức hoạt động khác như hoạt
động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp. Bởi thông qua các hoạt động ngoại khóa
giúp học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và tích cực hơn.
Vậy để đề tài đạt được kết quả cao hơn tôi xin được đề nghị các vấn đề
sau:
Một là: Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo cần cung cấp thêm nữa các băng
đĩa, phim tài liệu nhằm phục vụ nhu cầu dạy - học của giáo viên và học sinh ở
trường trung học phổ thông.
Tổ chức các đợt sinh hoạt cụm, sinh hoạt chuyên môn nhằm tìm các giải
pháp để nâng cao hiệu quả chất lượng bộ môn.
Hai là: Đối với Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa đa
dạng về hình thức như: Hội thao, hội diễn văn nghệ, sân khấu hóa, ... với các nội
dung phong phú liên quan trực tiếp đến bộ môn GDQP.AN như: Hội thao
GDQP.AN kĩ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, thi vẽ tranh về
chủ đề Lãnh thổ biên giới Quốc gia; thi viết tìm hiểu kiến thức về biển, đảo, thi
kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...
Thông qua các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh tiếp thu được những
kiến thức cơ bản của môn học GDQP.AN, để từ đó nâng cao nhận thức trách

nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kì mới.
Ba là: Đối với tổ chuyên môn cần góp ý, cung cấp thêm các thông tin tài
liệu, đặc biệt là các tài liệu mới cập nhật thông qua các lần đi tập huấn, chuyên
đề do Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa tổ chức.
15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tham khảo những tài liệu sau
1. [8]Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 12. Tổng chủ biên - Đặng Đức
Thắng – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2014.
2. [11]Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 11. Tổng chủ biên - Đặng Đức
Thắng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2012.
3. [6]; [7]; [9] Sách Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 10. Tổng chủ biên - Đặng
Đức Thắng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2012.
4. Sách giáo viên Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 10; 11; 12 Tổng chủ biên Đặng Đức Thắng – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2014.
5. Sách giáo viên Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 11. Tổng chủ biên - Đặng
Đức Thắng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2012.
6. Sách giáo viên Giáo Dục Quốc Phòng-An Ninh 10. Tổng chủ biên - Đặng
Đức Thắng - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam năm 2012.
7. Sách Lịch Sử 10; 11; 12. Tổng chủ biên - Phan Ngọc Liên - Nhà xuất bản
Giáo dục Việt Nam năm 2007.
8. Sách Địa Lý 10; 11; 12. Tổng chủ biên - Lê Thông - Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam năm 2007.
9. Sách Giáo Dục Công Dân 10; 11; 12. Tổng chủ biên – Mai Văn Bính - Nhà
xuất bản Giáo dục Hà Nội năm 2008.
10. [10]; [12]; [13]; [14]; [15]; [16]; [17]; [18] Nguồn: tư liệu Đoàn trường năm
học 2016 - 2017.
11.[3]Thông tin trên mạng Internet.
12. [1] Lời kêu gọi thi đua yêu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 5

năm 1948. Bản gốc lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
13.[2] Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005.
14.[4] Hướng dẫn Số: 1593 /SGDĐT Thanh Hoá, ngày 16 tháng 8 năm 2016 về
việc hướng dẫn tổ chức Lễ khai giảng năm học 2016-2017.
15. Lịch sử Việt Nam, tập I, tập II – NXB Giáo dục – Hà Nội 1971.
16. Luật Biên Giới Quốc Gia năm 2005.

16


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƢỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Giáp
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên giảng dạy môn GDQP.AN, trường THPT
Đinh Chương Dương.

TT

Tên đề tài SKKN

1.

“Ứng dụng các môn học liên
quan nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy môn giáo
dục Quốc phòng – An ninh”

Kết quả

Cấp đánh
đánh giá
Năm học
giá xếp loại
xếp loại đánh giá xếp
(Phòng, Sở,
(A, B,
loại
Tỉnh...)
hoặc C)
Sở GD&ĐT
tỉnh Thanh
C
2014
Hóa

---------------------------------------------------Hậu lộc, tháng 05 năm 2017
ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƢỜNG
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
(HIỆU TRƢỞNG)
viết, không sao chép của người khác
Ngƣời viết SKKN

Phạm Thế Dũng

Nguyễn Văn Giáp

17




×