Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN dùng mô hình để giảng dạy bài “lợi dụng địa hình, địa vật” môn giáo dục quốc phòng an ninh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.78 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
Mã số: ................................
(Do HĐTĐSK Sở GD&ĐT ghi)

DÙNG MÔ HÌNH ĐỂ GIẢNG DẠY BÀI:
“LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT”
MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH LỚP 12

Người thực hiện: NGUYỄN HOÀNG THUẬN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: GDQP - AN 
- Lĩnh vực khác: 
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in sáng kiến
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
Năm học: 2016 - 2017


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN


1. Họ và tên: Nguyễn Hoàng Thuận
2. Ngày, tháng, năm sinh: 18/01/1984
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Trần Phú
5. Điện thoại:

(CQ)/

(NR); ĐTDĐ: 0974499504

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Trưởng ban thanh tra nhân dân; phó tổ trưởng tổ Anh văn – Thể
dục – Giáo dục quốc phòng - an ninh(GDQP - AN)
8. Nhiệm vụ được giao: Nhóm trưởng nhóm Thể dục và GDQP - AN; Giảng
dạy môn GDQP - AN khối 12, khối 11, lớp 10A1, lớp 10A2.
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Phú, xã Suối tre, thị xã Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Cử nhân Đại học
- Năm nhận bằng: 2007; 2015
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo viên giáo dục thể chất; giáo viên GDQP - AN
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm: 9 năm
- Năm 2016 viết sáng kiến: “Dùng quân cờ để giảng dạy bài đội ngũ đơn vị
lớp 10 môn giáo dục quốc phòng - an ninh” , đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở


2


Đề tài:
DÙNG MÔ HÌNH ĐỂ GIẢNG DẠY BÀI:
“LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT”
MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH LỚP 12
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Bộ giáo dục và đào tạo luôn chỉ đạo đội ngũ giáo viên trong toàn ngành tìm
và sáng tạo ra hình thức, phương pháp dạy học có hiệu quả.
Nhận thấy bộ môn Giáo dục quốc phòng - An ninh(GDQP - AN) rất quan
trọng đối với học sinh trung học phổ thông nên Bộ giáo dục và đào tạo đã nghiên
cứu và ra thông tư ban hành chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong
trường trung học phổ thông, ngày 13 tháng 1 năm 2017.
Nội dung chương trình GDQP - AN mới có một số bài trong nội dung
chương trình GDQP - AN cũ như bài “Lợi dụng địa hình, địa vật”.
Trong trường quân đội giảng dạy bài chiến thuật cá nhân có nội dung lợi
dụng địa hình, địa vật và được thực giảng ở thao trường có địa hình, địa vật tự
nhiên hoặc giáo viên bố trí địa vật trước khi vào tiết học bên cạnh đó giáo viên
còn có trợ giảng, cán bộ quản lý lớp, học viên ý thức cao nên giảng dạy rất thuận
lợi đảm bảo được thời gian lên lớp, truyền tải nội dung kiến thức, học viên dễ hiểu.
Chúng ta biết rằng chọn địa hình và bố trí địa vật trước khi lên lớp thì phải
đòi hỏi có thời gian trước khi vào tiết dạy mà điều này không thể làm được vì còn
phải theo thời khóa biểu của nhà trường. Đa số các trường trung học phổ thông trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai vị trí giảng dạy có địa hình bằng phẳng, địa vật không có
hoặc có rất ít khó áp dụng bài “Lợi dụng địa hình, địa vật” Trong đó có trường
trung học phổ thông Trần Phú. Nhà trường hàng năm chất lượng đầu vào còn thấp

nên ý thức học tập chưa cao, đa số học sinh còn xem nhẹ bộ môn GDQP - AN.
Giảng dạy chủ yếu là sử dụng bằng tranh, ảnh nên học sinh khó nắm bắt được
trong thời gian ngắn, nếu giảng dạy phòng máy rồi mới xuống sân tập luyện thì
mất nhiều thời gian không đảm bảo thời gian tiết học, không kịp chương trình.
Trước thực trạng đó tôi viết ra sáng kiến: Dùng mô hình để giảng dạy bài:
“Lợi dụng địa hình, địa vật” môn Giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 12.
II.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:

- Nghị quyết 29 của Đảng ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới toàn diện giáo
dục: “Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các
chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách
học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu
3


khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học” [III, 5].
Đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục là yếu tố quan
trọng để phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Đổi mới bằng nhiều hình thức,
phương pháp khác nhau để nâng cao chất lượng bộ môn GDQP – AN, người dạy
truyền thụ kiến thức một cách dễ hiểu, người học nắm chắc nội dung bài học, đòi
hỏi phải được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và cần phải tổ chức một cách chặt

chẽ từ Trung ương đến Cơ sở bằng nhiều hình thức phù hợp với từng đối tượng.
Hiện nay nền giáo dục của nước nhà đòi hỏi việc đổi mới toàn diện là một
vấn đề cấp bách được đặt ra, việc tự học, tự trao dồi kiến thức là việc trọng tâm,
giáo viên chỉ là người định hướng. Bộ giáo dục nói chung và Sở giáo dục và đào
tạo tỉnh Đồng Nai nói riêng luôn chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực của học sinh.
Hằng năm hội đồng bộ môn GDQP - AN luôn sinh hoạt chuyên đề đến sinh
hoạt cụm để tìm ra phương pháp dạy học hiệu quả nhất, đặc biệt Hội đồng bộ môn
luôn luôn khuyến khích giáo viên tìm và sáng tạo phương pháp dạy học mới đạt
hiệu quả nhất.
Năm học 2016 - 2017 trường trung học phổ thông Trần Phú tiếp tục phát
động phong trào dự giờ thao giảng, xây dựng và giảng dạy theo chuyên đề của
từng bộ môn trong toàn thể giáo viên, nhận xét đánh giá đưa ra phương pháp dạy
học tốt nhất.
Tháng 11 năm 2016 bộ môn GDQP - AN trường trung học phổ thông Trần
Phú đã xây dựng và thực hiện chuyên đề “Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK”, thực
hiện xong chuyên đề nhóm bộ môn đã nhận xét đánh giá những gì đã làm được và
những gì chưa làm được để từ đó nhóm đã đưa ra được phương pháp dạy hiệu quả
nhất phù hợp với học sinh của trường.
2. Về cơ sở thực tiễn:
Trường trung học phổ thông Trần Phú được sự quan tâm của các cấp lãnh
đạo, đặc biệt Ban giám hiệu và Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường luôn tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công tác, đội ngũ giáo viên trẻ tâm
huyết với nghề, luôn đoàn kết cùng nhau xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Giáo viên GDQP - AN luôn được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu và
toàn thể giáo viên trong công tác giảng dạy.
Tháng 11 năm 2016 được sự vinh dự của Hội đồng bộ môn GDQP - AN
chọn trường trung học phổ thông Trần Phú làm địa điểm sinh hoạt chuyên môn.
Trong chương trình sinh hoạt của Hội đồng bộ môn có nội dung thầy Nguyễn
Hoàng Thuận thực hiện 1 tiết dạy bài “Thường thức và phòng tránh một số loại

bom đạn và thiên tai”. Trước khi thực hiện tiết dạy mẫu nhóm bộ môn cùng với
thầy Nguyễn Hoàng Thuận cùng nhau thực hiện nhiều tiết dạy để tìm ra phương
pháp truyền đạt cho học sinh của trường dễ hiểu và nắm chắc kiến thức.
Năm học 2016-2017 tổ trưởng bộ môn Nguyễn Ngọc Ban công tác trong
ngành giáo dục 22 năm đã đi nước ngoài đoàn tụ với gia đình. Các thành viên
4


trong tổ bộ môn mất đi một người thầy có rất nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy
để học hỏi.
Nhóm giáo viên GDQP - AN tuổi đời đang còn trẻ, số năm kinh nghiệm
giảng dạy đang còn ít, trong đó có một giáo viên chuyên trách và một giáo viên
kiêm nhiệm nên sự trao đổi về chuyên môn còn hạn chế.
Dụng cụ, thiết bị được Sở giáo dục đào tạo cấp về trong đó có một số tranh
ảnh giảng dạy còn hạn chế ở một số nội dung. Nhóm giáo viên GDQP – AN được
Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng bàn giao công tác lau chùi, bảo quản vũ khí
trang bị.
Chất lượng đầu vào của trường trung học phổ thông Trần Phú so với các
trường trong thị xã Long Khánh chưa cao, ý thức, trình độ còn hạn chế cộng thêm
suy nghĩ của các em về môn học Giáo dục QP-AN lớp 12 là môn phụ nên việc
giảng dạy hiệu quả chưa tốt nên tôi đã viết mới và thực hiện có hiệu quả sáng kiến:
Dùng mô hình để giảng dạy bài: “Lợi dụng địa hình, địa vật” môn giáo dục Quốc
phòng - An ninh lớp 12.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
1. Quán triệt một số yêu cầu chung
1.1. Đối với giáo viên
Giảng dạy gắn liền với nghiên cứu khoa học để tìm ra dụng cụ, thiết bị,
phương pháp thích hợp truyền đạt tới người học để nắm chắc nội dung cơ bản.
Lựa chọn đề tài: Dùng mô hình để giảng dạy bài “lợi dụng địa hình, địa vật”
môn GDQP – AN lớp 12. Đảm bảo được địa hình, địa vật, thời gian của tiết dạy,

tạo nhiều tình huống khác nhau cho học sinh xử trí, đồng thời giúp học sinh dễ
hiểu hơn.
1.2. Đối với học sinh
Vào các tiết dạy khi giáo viên sử dụng mô hình để giảng học sinh rất thích thú,
quan sát, chú ý, phát biểu ý kiến rất sôi nổi để xây dựng bài học bởi tiết dạy luôn
có nhiều tình huống khác nhau, mỗi học sinh đều có một cách xử trí cho riêng
mình. Người dạy kết hợp thuần thục giữa lời nói kết hợp với vật thực và mô hình
tạo nhiều tình huống khác nhau cho người học xử trí, cùng nhau xây dựng bài học
đạt hiệu quả.
Sau khi cùng nhau xử trí trên mô hình, học sinh nắm chắc lý thuyết nội dung
bài học và tích cực luyện tập thể hiện tác phong của từng chiến sĩ khi chiến đấu với
kẻ thù.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện đề tài
2.1. Công tác chuẩn bị:
2.1.1. Giáo viên :
- Chuẩn bị 1 tấm tôn kích thước 50cm x 80cm, xung quanh được hàn khung sắt
cao 4 cm.
- Chuẩn bị mô hình 2 chiến sĩ trong đó có 1 chiến sĩ màu xanh.
5


- Một bao cát
- Mô hình bụi cỏ, gốc cây, bức tường, cành cây.
- Quy ước: Cát đổ lên tấm tôn kích thước 50cm x 80cm, xung quanh được hàn
khung sắt cao 4 cm, cắm lên cát là các mô hình bụi cỏ, gốc cây, bức tường, cành
cây tượng trưng cho thao trường, bãi tập.
2.1.2. Học sinh:
- Trước giờ học phải đem tấm tôn kích thước 50cm x 80cm, một bao cát trong
phòng thiết bị ra vị trí học tập, mô hình chiến sĩ, bụi cỏ, gốc cây, bức tường, cành
cây ra vị trí học tập.

2.2. Tổ chức tiết dạy:
- Địa điểm: Sân trường THPT Trần phú
- Tổ chức lớp thành đội hình chữ V
- Nội dung kiến thức:
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA HÌNH ĐỊA VẬT
Nội dung
1. Khái niệm về địa
hình, địa vật che
khuất, che đỡ.
a. Địa hình địa vật che
khuất :
Là những vật có thể
che được những hành
động, nhưng không
chống đỡ được đạn bắn
thẳng, mảnh bom
(pháo, cối, lựu đạn) của
địch xuyên qua.
b. Địa hình địa vật che
đỡ :
Là những vật chống đỡ
được đạn bắn thẳng,
mảnh bom (đạn pháo,
cối, lựu đạn) của địch,
đồng thời che kín được
hành động như địa hình
địa vật che khuất.

c. Địa hình trống trải :
Là những nơi không có

vật che khuất, che đỡ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Giáo viên(Gv) phân tích
các khái niệm
- Địa hình, địa vật che
khuất :
GV hỏi : Theo em thì che
khuất nghĩa là gì ? nhìn
lên mô hình lấy các ví dụ
minh hoạ.

Học sinh(Hs) hiểu được : là
những địa hình địa vật có thể
che khuất được hành động
chứ không thể che được
bom, đạn bắn thẳng của địch.
Ví dụ(VD) : Bụi cây cỏ rậm
rạp, cành cây, ......

Gv gọi học sinh trả lời →
Kết luận

Địa hình, địa vật che đỡ :
GV hỏi : Theo em thì che
đỡ nghĩa là gì ? nhìn lên
mô hình lấy các ví dụ

minh hoạ.
Gv gọi học sinh trả lời →
Kết luận
Địa hình trống trải :
Gv lấy các ví dụ minh
hoạ : bãi bằng phẳng, đồi

Hs hiểu được : Là địa hình
có thể che đỡ được bom, đạn
bắn thẳng của địch tới đồng
thời có thể che được hành
động của mình.
VD : Mô đất, gốc cây, bờ
ruộng...

HS trả lời được : Là những
nơi không có vật che khuất,
6


trọc, mặt đường....là các
địa hình, địa vật trống
trải, vậy theo em địa hình
trống trải là gì ?
2. Ý nghĩa, yêu cầu :
a. Ý nghĩa:
Để che khuất, che đỡ
hành động của ta, dùng
vũ khí tiêu diệt địch
thuận lợi, bảo vệ mình.

b. Yêu cầu:
- Quan sát được địch
nhưng địch khó phát
hiện được ta.
- Tiện đánh địch, nhưng
địch khó đánh ta..
- Hành động khéo léo,
bí mật, tinh khôn...
- Ngụy trang phù hợp,
không làm rung động..
- Tránh lợi dụng địa vật
đột xuất...
3. Những điểm chú ý
khi lợi dụng :
Khi lợi dụng một vật cụ
thể phải căn cứ vào
nhiệm vụ, ý định hành
động của mình; tình
hình địch; thời tiết, ánh
sáng; hình dáng, tính
chất màu sắc của vật lợi
dụng để xác định cách
lợi dụng cho phù hợp.
Trước khi lợi dụng phải
xác định rõ lợi dụng để
làm gì ?, vị trí lợi dụng
ở đâu ?, vận dụng tư thế,
động tác nào ?

Gv nêu và phân tích ý

nghĩa của các loại địa
hình, địa vật.
Gv hỏi : Tại sao phải lợi
dụng địa hình, địa vật ?
Gv nêu 5 yêu cầu khi lợi
dụng địa hình địa vật :
Gv hỏi:
Tại sao lại tránh lợi dụng
địa vật đột xuất?

che đỡ.
Hs nghe, hiểu và trả lời câu
hỏi của giáo viên.

Hs nghe và trả lời câu hỏi?

HS nghe, hiểu và trả lời câu
hỏi của giáo viên?

Gv giải thích để học sinh
hiểu được những điểm
cần chú ý khi lợi dụng.

II. CÁCH LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT.
Nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


7


1. Lợi dụng địa hình,
địa vật che khuất:
Lợi dụng địa hình địa
vật nhằm để che kín một
số hành động như quan
sát, vận động, ẩn nấp
hoặc làm công sự bố trí
vật cản…để tiêu diệt
địch.
- Vị trí :
+ Đối với vật che khuất
kín đáo :...
+ Đối với vật che khuất
không thật kín đáo :....
- Tư thế động tác
khi lợi dụng: thực hiện
các động tác đi, chạy,
bò, trườn...
2. Lợi dụng địa hình,
địa vật che đỡ.
- Vị trí :
+ Lợi dụng để che giấu
hành động khi quan sát,
ẩn nấp...
+ Lợi dụng để bắn súng
và ném lựu đạn: Phía
sau, phía sau bên phải

vật.
Tư thế động tác khi lợi
dụng: thực hiện các
động tác đi, chạy, bò,
trườn...
3. Vận động địa hình,
địa vật trống trải:
- Khi vận động : Chờ
địch sơ hở hoặc lúc
sương mù, khói bụi mù
mịt che mắt địch. Ban
đêm điều kiện không
vọt tiến được thì ngụy
trang thu nhỏ mục tiêu,
di chuyển phù hợp,
không làm nhấp nhô,
rung động ngụy trang.
Khi ẩn nấp, quan sát
phải lợi dụng nơi có

Lợi dụng địa hình địa vật
nhằm để làm gì ?
Giáo viên đặt mô hình
chiến sĩ, mô hình địa vật
che khuất trên cát rất
nhiều vị trí, để cho các
em học sinh tự xử trí, địa
vật có thể lợi dụng được
không, tư thế động tác lợi
dụng nào ?


Học sinh phát biểu cách xử
trí của mình, và cùng nhau
thảo luận góp ý cách xử trí
của bạn.

- Giáo viên nghe và nhận
xét và kết luận.
Gv giới thiệu vị trí, tư thế
và một số điểm chú ý khi
lợi dụng :

Gv hỏi : Khi nào thì lợi
dụng địa hình, địa vât che
đỡ ?
Gv nghe và nhận xét và
kết luận.

Học sinh phát biểu cách xử
trí của mình, và cùng nhau
thảo luận góp ý cách xử trí
của bạn.

Giáo viên hỏi : Khi nào
thì vận động địa hình, địa
vât trống trải ?

Các tổ trưởng đứng dậy trả
lời, các tổ còn lại góp ý
thảo luận.


Giáo viên kết luận nội
dung.

8


màu sắc thích hợp,
không làm thay đổi tư
thế một cách đột ngột và
làm rung động ngụy
trang.

Giảng dạy qua phương pháp Dùng mô hình để giảng dạy bài: “Lợi dụng địa
hình, địa vật” môn giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 12, tôi đã nhận được kết
quả: Học sinh cùng nhau đưa ra ý kiến của mình cùng nhau thảo luận sôi nổi qua
các tình huống giáo viên đặt ra trên mô hình và học sinh nắm chắc nội dung bài
học để làm nền tảng, cơ sở học phần thực hành đồng thời cũng đảm bảo được hình
ảnh trực quan, cụ thể qua mô hình, đảm bảo thời gian tiết dạy.
Những năm trước Tôi sử dụng phương pháp giảng dạy thuyết trình rồi đặt ra
các tình huống, học sinh nắm bắt rất chậm các tình huống đó, nhiều lúc giáo viên
còn phải giảng đi giảng lại học sinh mới hiểu và nắm được bài, tiết dạy chưa đạt
kết quả cao.
IV.

HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

Vừa qua tôi đã tiến hành áp dụng sáng kiến Dùng mô hình để giảng dạy bài
“lợi dụng địa hình, địa vật” môn giáo dục Quốc phòng - An ninh lớp 12, vào đối
tượng học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Trần Phú đạt được hiệu quả như

sau:
-

Tiết học phát huy được tính tích cực của mỗi học sinh.

- Các em ngồi học trên mô hình mà các em như ở thao trường, bãi tập rộng
lớn. Tạo ra tiết dạy trực quan, cụ thể học sinh dễ hiểu.
- Giáo viên truyền thụ nội dung bài học một cách dễ hơn, thuận lợi hơn so với
không áp dụng sáng kiến.
- Học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết qua mô hình làm cơ sở cho quá trình
luyện tập ở thao trường, bãi tập.
- Tôi áp dụng sáng kiến giảng dạy lớp 12A6 tiết 9, không áp dụng sáng kiến
lớp 12A3 tiết 8, thứ 7 ngày 11 tháng 2 năm 2017. Kết quả thăm dò tiết dạy từ
phía học sinh của 2 lớp như sau:

TT

1
2
V.

Lớp

12A6
12A3

Tổng
số học
sinh
37

28

Nắm chắc nội
dung bài học
Số
học
sinh
13
2

Tỷ lệ
%
35,14
7,14

Nắm được
nội dung bài
học
Số
Tỷ lệ
học
%
sinh
18 48,65
12 42,86

Nắm mơ hồ
Không nắm
nội dung bài được nội dung
học

bài học
Số
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
học
học
%
%
sinh
sinh
6
16,21
0
0
14
50
0
0

ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
9


1. Đối với tổ chuyên môn
Bản thân tôi đã nỗ lực làm mô hình, viết sáng kiến, đã áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm cho hai lớp 12 học sinh trường trung học phổ thông Trần Phú và đã
đạt hiệu quả cao, sáng kiến kinh nghiệm nên áp dụng vào giảng dạy cho toàn khối
12, nhóm giáo viên GDQP - AN nên tăng cường sinh hoạt để cùng nhau góp ý thảo
luận đưa ra phương pháp dạy tốt hơn đồng thời phải lắng nghe ý kiến đóng góp từ

phía học sinh.
2. Đối với trường THPT Trần Phú
Tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm giáo viên GDQP - AN sáng tạo ra các thiết
bị, dụng cụ để nâng cao chất lượng dạy học. Đề xuất Sở giáo dục và đào tạo Đồng
Nai cung cấp trang thiết bị dạy học môn GDQP – AN.
3. Đối với Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai
- Đề xuất với Hội đồng bộ môn góp ý thảo luận giải pháp dùng mô hình để
giảng dạy bài: “Lợi dụng địa hình, địa vật” môn GDQP – AN lớp 12 để nhân rộng
ra các trường trung học phổ thông trong toàn tỉnh.
- Tổ chức sinh hoạt cụm, sinh hoạt chuyên đề ở các bài học khó nhằm tìm ra
giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn.
- Sửa chữa vũ khí, cung cấp đầy đủ trang thiết bị dạy học.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 12 xuất bản 2012
2. Sách giáo khoa giáo dục quốc phòng - An ninh lớp 12 xuất bản 2011
3. Sáng kiến kinh nghiệm Dùng quân cờ để giảng dạy bài đội ngũ đơn vị lớp 10
môn giáo dục quốc phòng – an ninh.
4. Thông tin trên mạng:
- < />- Trần Chí Trung (2008). Bước đầu giảng dạy môn giáo dục quốc phòng an ninh
trong các trường trung học phổ thông,
< Đăng ngày 25/10/2008.
VII.

PHỤ LỤC

Mẫu phiếu khảo sát sử dụng cho đề tài:

10



TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
Nhóm: Quốc phòng - An ninh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA HỌC SINH
VỀ TIẾT DẠY GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH
Họ và tên : ……………………………..
Lớp………….
Sau khi học xong bài “Lợi dụng địa hình, địa vật”, em nắm được nội dung bài học
như thế nào?
1. Nắm chắc nội dung bài học
2. Nắm được nội dung bài học
3. Nắm mơ hồ nội dung bài học
4. Không nắm được nội dung bài học
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

.

11


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị .....................................
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
................................, ngày
tháng
năm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN
Năm học: .....................................
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến: ...................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và
Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng
kiến liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến của giám khảo 2.

GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

12


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị .....................................
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
................................, ngày
tháng
năm

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN

Năm học: .....................................
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ hai
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến: ...................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Họ và tên giám khảo 2: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................

Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo;
ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến liền trước Phiếu
nhận xét, đánh giá sáng kiến của đơn vị.

GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

13


BM04-NXĐGSK
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị .....................................
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
................................, ngày
tháng
năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Năm học: .....................................
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến: .................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: ............................................................
Đơn vị: ............................................................................................................................................................
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)

- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Chỉ lập lại, sao chép từ các giải pháp, đề xuất đã có

- Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ trung bình hoặc lần đầu áp dụng giải pháp ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật mới đã có tại đơn vị và đã khắc phục được hạn chế trong thực tế của đơn vị 
- Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ khá 
- Chỉ thay thế một phần giải pháp, đề xuất đã có với mức độ tốt hoặc giải pháp, đề xuất thay thế hoàn
toàn mới so với giải pháp, đề xuất đã có

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Không có minh chứng thực tế hoặc minh chứng thực tế chưa đủ độ tin cậy, độ giá trị

- Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy sáng kiến có thay thế một phần giải pháp, đề
xuất đã có hoặc lần đầu áp dụng giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới tại đơn vị

- Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được hiệu quả giải pháp, đề xuất của tác giả thay thế
hoàn toàn mới giải pháp, đề xuất đã có được triển khai thực hiện tại đơn vị

- Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được sáng kiến đã thay thế một phần giải
pháp, đề xuất đã có trong toàn ngành; được Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT triển khai thực hiện

- Có minh chứng thực tế đủ độ tin cậy, độ giá trị để thấy được sáng kiến đã thay thế hoàn toàn mới giải pháp,

đề xuất đã có trong toàn ngành; được Phòng GD&ĐT hoặc Sở GD&ĐT triển khai thực hiện 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô mỗi dòng dưới đây)
- Sáng kiến không có khả năng áp dụng

- Sáng kiến chỉ có khả năng áp dụng riêng cho Tổ/Khối/Phòng/Ban của đơn vị

- Sáng kiến chỉ có khả năng áp dụng riêng cho đơn vị

- Sáng kiến có khả năng áp dụng cho toàn ngành hoặc sáng kiến có khả năng áp dụng tốt cho cơ sở
giáo dục chuyên biệt

Xếp loại chung:
Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến cũ của mình đã được đánh giá công nhận.
Lãnh đạo Tổ/Phòng/Ban và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến này đã được tác giả tổ chức thực
hiện, được Hội đồng thẩm định sáng kiến hoặc Ban Tổ chức Hội thi giáo viên giỏi của đơn vị xem xét,
đánh giá, cho điểm, xếp loại theo quy định.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm
quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi cuốn sáng kiến.
NGƯỜI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA
TỔ/PHÒNG/BAN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu của đơn vị)

14


15



×