Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN “Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.64 KB, 11 trang )

Đề tài
“Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 ”
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
I . Lí do chọn đề tài:
Giáo dục bậc tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên
để giúp con người tồn tại và phát triển, đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng
trong tất cả các môn ở trường, nó hình thành khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư
duy cho trẻ để tiếp thu các môn học khác.
Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, Học thuộc lòng, Luyện từ và
câu, Kể chuyện, Tập làm văn, Chính tả, Tập viết... Mỗi môn đều có một chức năng, khi
dạy tiếng Việt cho học sinh đồng thời cũng chuẩn bị vốn tri thức cho học sinh khi học
văn.
Phân môn Tập đọc là môn học mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học
nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh (về phát âm, từ ngữ, câu
văn...) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mỹ. Môn Tập
đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng đặt ra một nhiệm vụ quan trọng. Trong các
giờ Tập đọc học sinh biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê
hứng thú và để lại một vốn văn học đáng kể cho trẻ em. Cũng thông qua các bài văn, các
em được hiểu thêm về các vùng miền của đất nước, hiểu được công sức của các tầng lớp
nhân dân đang ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hiểu được các truyền thống quý báu
của dân tộc.
Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục, học sinh yêu cái đẹp, rung
cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương. Môn
này có thể rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy logic. Giờ Tập đọc bên
cạnh việc dẫn dắt học sinh và cho học sinh tìm nội dung, ý nghĩa của bài để phát triển óc
tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện óc
tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ.
Môn Tập đọc không chỉ có nhiệm vụ trên mà còn kết hợp chặt chẽ với chương
trình Tiếng việt. Qua các bài văn chọn lọc học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp vừa
học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng sinh động, được luyện về ngữ
âm, chính tả, tập làm văn.


Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân môn Tập đọc nói chung và việc
rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng trong giờ Tập đọc, để có kết
quả cao mỗi giáo viên phải nhận thức rõ và có phương pháp giảng dạy phù hợp.
Phân môn Tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố nâng cao kĩ năng đọc thầm đã được hình
thành ở lớp dưới, tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh, bước đầu
biết đoc diễn cảm.
Tuy nhiên hiện tại học sinh lớp 4 đọc chưa như mong muốn. Các em chưa nắm chắc
công cụ để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản
được đọc. Bên cạnh một số ít học sinh học chậm đọc bài chưa trôi chảy còn lại đa số các

1


em chỉ đọc bình thường đơn điệu không diễn cảm và còn sai một số âm chuẩn. Các em
cho rằng chỉ hiểu và đọc trôi chảy là được. Giáo viên khi dạy Tập đọc là hướng dẫn như
thế nào để các em phát âm chuẩn, đọc bài hay và diễn cảm.
Trong quá trình dạy Tập đọc lớp 4, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm của học
sinh lớp 4 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn chưa đạt như mong muốn. Đặc biệt ngày
nay xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đòi hỏi về tri thức con người ngày càng cao,
trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi người. Mỗi thành công không
phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua một quá trình rèn luyện kiên trì ngay từ đầu.
Để góp phần khắc phục tình trạng trên, giúp học sinh học tiết Tập đọc đúng mục tiêu, tôi
quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 ”. để
nghiên cứu.
1.Mục đích đề tài:
Góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy môn Tập đọc, rèn kĩ năng cảm thụ nội dung của bài
Tập đọc, giúp cho các em đọc hay hơn, diễn cảm hơn.
a. Đối tượng nghiên cứu:
Tập thể học sinh lớp 4D ( 25 học sinh ) trường Tiểu học Ninh Lộc.
b. Cơ sở nghiên cứu:

Học sinh tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt
động, khám phá thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thú của mình. Thầy cô là hình
tượng mẫu mực được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ đều nhất nhất nghe theo, sự phát
triển nhân cách của học sinh tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo
dục của thầy cô trong nhà trường tiểu học. Dạy Tập đọc cho học sinh bước đầu đem đến
sự vận động khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ đem đến những tinh
hoa văn hóa trong tâm hồn trẻ, rèn kĩ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn học, rèn luyện tình
cảm đạo đức, ý chí, ý thức hành động đúng cho trẻ, phát tiển khả năng học tập các môn
học khác, là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học.
Nhân cách học sinh phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc vào quá trình giáo
dục của người thầy mà trong đó phương tiện nghe, nói, đọc, viết có được nhờ học môn
Tập đọc.
Dạy tập đọc cho học sinh tiểu học là dạy cho học sinh biết đọc đúng tiếng, từ, câu,
chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa
tình cảm, có cảm xúc, , biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn
và hành động đẹp cho học sinh tiểu học.
Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy đọc diễn cảm cho học sinh tiểu học đòi hỏi người thầy,
người cô phải có phương pháp dạy học phù hợp với tâm lý của học sinh tiểu học. Vì vậy
nên em chọn một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
c. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ của rèn đọc diễn cảm cho học sinh là hình thành năng lực đọc cho học
sinh. Năng lực đó được thể hiện ở bốn yêu cầu: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức

2


( đọc hiểu ) và đọc hay ( đọc diễn cảm ). Cần phải hiểu, kĩ năng đọc có nhiều mức độ
khác nhau.
2. Phương pháp
a. Các phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu lí luận
- Điều tra, khảo sát thu thập và xử lí số liệu.
- Thống kê số liệu
- Tổng kết nghiên cứu
b. Giới hạn của đề tài:
Nghiên cứu một số biện pháp rèn đọc diễn cảm trong phân môm Tập đọc cho học sinh lớp
4 trường Tiểu học Ninh Lộc.
II. Thực trạng:
1.Thuận lợi:
Chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 4 có nội dung phong phú hấp dẫn. Mỗi bài là một
tác phẩm hay đoạn trích. Phần tìm hiểu bài gồm những câu hỏi giúp học sinh hiểu giá trị
nghệ thuật, còn có yêu cầu học thuộc lòng thuận lợi cho người dạy và người học.
Bản thân yêu nghề luôn tìm tòi học hỏi ở đồng nghiệp. Đặc biệt là sự quan tâm của cấp
lãnh đạo.
Lớp có một số học sinh có giọng đọc khá truyền cảm.
2.Khó khăn:
Qua giảng dạy và dự giờ một số lớp, tôi thấy học sinh thực hiện phần đọc diễn cảm chưa
tốt. Đa số các em đọc đều đều chưa đúng giọng của bài, chưa thay đổi giọng đọc ở từng
đoạn để phù hợp với nội dung tâm trạng nhân vật.
3.Thực trạng :
Từ khi tôi được trực tiếp giảng dạy các em học sinh lớp 4, cũng như quá trình quan sát,
dự giờ việc dạy và học của thầy và trò, của các đồng nghiệp trong thời gian qua tôi thấy
có những nhận xét sau:
Về người dạy học: Giáo viên khá tôn trọng phương pháp học mới: “Thầy thiết kế, trò
thi công” lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cố gắng tìm tòi nghiên cứu để giảng dạy
phân môn Tập đọc. Tuy nhiên giáo viên chỉ coi trọng một vấn đề đọc thành tiếng to, rõ
hoặc có hướng dẫn đọc diễn cảm nhưng chỉ lướt qua , rèn đọc diễn cảm cho học sinh còn
ít.
Về người học: Học sinh đã biết đọc thành tiếng bài văn, bài thơ, đã để ý và đọc đúng
các phụ âm khó. Nhưng đọc hiểu nắm nội dung bài còn rất ít do vậy chưa nêu được ý

chính của bài mà phải nhờ sự gợi ý của giáo viên, đọc diễn cảm toàn bài văn chưa tốt.

3


Khi đọc ở các dấu phẩy, dấu chấm còn ngừng nghỉ chưa hợp lí còn tùy hứng, chưa đọc
đúng giọng câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
Qua điều tra khảo sát chất lượng học sinh ngay từ đầu năm học tôi đều thấy số
lượng học sinh đã biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ rất ít. Cụ thể điều tra chất lượng đọc
của học sinh lớp 4D đầu năm học 2015 -2016, tôi có số liệu cụ thể như sau:

Tổng số học sinh

Đọc nhỏ, ấp úng

Đọc to, rõ, lưu loát

Đọc diễn cảm

25

6 – 24 %

15 – 60 %

4 – 16 %

Trước thực trạng đó, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình câu hỏi: phải làm gì?
làm như thế nào? để khắc phục tình trạng đó và nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho
học sinh. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều phương pháp

nghiên cứu đó là: Phương pháp điều tra, phương pháp đối chứng và phương pháp tổng
quát. Phương pháp điều tra không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều tra từng
giai đoạn trong suốt năm học, ở mỗi giai đoạn tôi đều lấy kết quả đã đạt được để đối
chứng với kết quả giai đoạn trước, với kết quả năm trước và cuối cùng đi tổng hợp số liệu
và rút ra bài học kinh nghiệm.
Từ yêu cầu thực tiễn của việc dạy Tập đọc nói chung và rèn luyện kỹ năng nói cho
học sinh lớp 4, tôi đã tự đặt cho mình phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, yêu cầu của
bộ môn, đặc biệt về nội dung và phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm để đáp ứng với
yêu cầu đề ra.
Trong giảng dạy phân môn Tập đọc, qua nhiều năm gần đây, tôi đã tích cực nghiên
cứu, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, cách truyền thụ kiến thức, đặc biệt là việc rèn luyện
kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước hết
trong mọi giờ tập đọc giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn, đọc đúng
đắn, có ý thức, trôi chảy, sau đó mới yêu cầu học sinh đọc diễn cảm. Trong phương pháp
dạy học những yêu cầu đó gọi là chất lượng đọc được thể hiện đồng thời và chi phối lẫn
nhau. Tính đúng đắn sẽ nâng cao tốc độ đọc và cho phép đọc có ý thức hơn. Nếu không
hiểu cái đang đọc thì không thể đọc lưu loát và diễn cảm được.
Đọc diễn cảm thể hiện ở kĩ năng dùng ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi
ở dấu phẩy, hoặc chỗ cần tách ý, biết đọc liền các tiếng trong từ ghép, từ láy hoặc cụm từ
cố định. Ngoài ra cần biết đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi biết phân biệt giọng người dẫn
chuyện với từng tuyến nhân vật có tính cách khác nhau. Đọc diễn cảm là biểu hiện cao
của đọc có ý thức và chỉ thực hiện đựơc trên cơ sở đọc đúng và đọc nhanh. Do vậy dù đọc
ở mức độ nào cũng phải yêu cầu phát âm đúng song cũng không nên qua nhấn mạnh ở
các phụ âm: tr – ch; r – gi; n – l; s – x làm giọng đọc mất tự nhiên.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

4


I . Cơ sở lí luận :

Trong việc dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh đọc và hiểu được nội dung bài thì môn
Tập đọc có vai trò thật quan trọng. Môn Tập đọc giúp các em có kĩ năng nghe tốt, đọc
thông, viết thạo, đọc đúng còn giúp các em hiểu được nội dung văn bản. Đọc diễn cảm
giúp các em cảm thụ được những cái hay, cái đẹp của nghệ thuật văn chương. Ngoài ra
môn tập đọc còn có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục tình cảm cho học sinh của lứa
tuổi tiểu học. Qua phân môn tập đọc các em được tiếp xúc với những bài văn, bài thơ hay
chọn lọc dạy trong chương trình. Học sinh được tiếp xúc với thế giới muôn hình, muôn vẻ
ở xung quanh qua nghệ thuật ngôn từ. Từ đó làm cho học sinh cảm nhận được vẻ tinh túy
của thế giới đó bằng ngôn ngữ Tiếng Việt. Tuy nhiên do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của
các em chưa thể cảm nhận hết hoặc có cảm nhận cũng không thể diễn đạt tốt vì vốn ngôn
ngữ của các em còn quá đơn giản, ít ỏi và chưa phong phú. Nên quá trình dạy Tập đọc
để cho các em đọc đúng đã là khó, để các em đọc diễn cảm được nội dung còn khó khăn
gấp nhiều lần.
Mặt khác, yêu cầu của phân môn Tập đọc lớp 4 là:
- Củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp 1, 2,
3; tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc diễn
cảm.
- Phát triển kĩ năng đọc- hiểu lên mức cao hơn: Nắm và vận dụng được một số
khái niệm nhớ đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách,…để hiểu ý nghĩa của bài và phát
hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, thơ ( yêu cầu trọng tâm)
-Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành
nhân cách của con người mới.
Như vây, để đạt được các yêu cầu trên và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đòi hỏi mõi giáo viên cần
đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học sao cho “ Nhẹ nhàng, chất lượng, hiệu quả”.
Để đạt được những yêu cầu trên tôi đã tiến hành các biện pháp rèn đọc diễn cảm cho
học sinh như sau:
II . Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
1. Biện pháp 1: Phân loại học sinh
Sau khi nhận lớp, tôi đã ổn định tổ chức lớp. Qua tìm hiểu điều tra để nắm chắc đối

tượng học sinh và lựa chọn, đặc biệt là về kĩ năng đọc và phân loại học sinh theo ba đối
tượng:
Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm
Đối tượng 2: Học sinh mới chỉ biết đọc to, rõ, lưu loát.
Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, ấp úng.
Dựa vào đó, tôi đã sắp xếp chỗ cho học sinh những em đọc nhỏ, ấp úng ngồi cạnh
những em đọc to, rõ, lưu loát, đọc tốt để đôi bạn cùng tiến. Tôi tiến hành công việc tiếp

5


theo là giới thiệu cấu tạo chương trình môn Tập đọc để các em nắm được các chủ đề
chính trong từng học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về
việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ của từng chủ
đề. Hướng dẫn mỗi em đóng một quyển sổ để ghi những câu, những đoạn, bài văn, bài
thơ hay có giá trị về nội dung và nghệ thuật.
2. Biện pháp 2: Luyện đọc đúng:
a. Khái niệm: Đọc đúng là tái hiện mặt âm thanh bài đọc một cách chính xác, đọc
không thừa, không thiếu, không sót âm, vần, tiếng, nghỉ ngắt hơi đúng chỗ.
b.Biện pháp:
- Chú ý phát hiện những từ học sinh đọc sai. Giáo viên ghi bảng yêu cầu học sinh
đọc lại. Nếu học sinh đó đọc không đúng, yêu cầu học sinh khác đọc rồi học sinh đó đọc
lại.
Vd: Chai rượu, con hươu, đêm khuya….
- Giáo viên chú ý cho học sinh đọc đúng thanh hỏi, thanh ngã….Giải thích từ khó để
học sinh hiểu điều mình đọc.
- Hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ hơi đúng, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu ở dáu chấm.
Dựa vào quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp câu.
Vd: Mấy sợi dây còn vắt ngang qua / mỗi lúc một mảnh dần / rồi đứt hẳn.
3. Biện pháp 3: Luyện đọc lưu loát:

a. Khái niệm: Đọc lưu loát là nói đến đọc về mặt tốc độ, không ê- a, ngắt nghỉ. Tốc độ
đọc nhanh chỉ thực hiện khi đã đọc đúng 120 tiếng/ phút.
b. Biện pháp:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu. Học sinh đọc thầm
theo. Học sinh đọc thầm nối tiếp có sự kiểm tra của giáo viên và các bạn để điều chỉnh tốc
độ.
- Để thực hiện được yêu cầu này, giáo viên cần cho học sinh đọc trước ở nhà nhiều lần.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu, lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở câu kể…làm
nền tảng cho đọc diễn cảm.
4. Biện pháp 4: Luyện đọc hiểu ( đọc có ý thức )
a. Khái niệm: Là đọc hiểu nội dung bài văn, bài thơ. Hiểu nghĩa từ, cụm từ, câu,
đoạn…toàn bộ những gì đọc được.
b. Biện pháp:
- Mỗi bài Tập đọc có nội dung, ý nghĩa, khác nhau nên nhất thiết cần đọc nắm được nội
dung để lựa chọn giọng đọc phù hợp.
- Cho học sinh đọc thầm, giao nhiệm vụ cho học sinh để kiểm tra việc đọc hiểu.
Vd: Đọc thầm để trả lời câu hỏi theo nội dung từng đoạn.

6


5. Biện pháp 5: Luyện đọc diễn cảm:
a. Khái niệm: Là đọc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ
giọng…. biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm của tác giả gởi gấm trong bài đọc.
b. Biện pháp:
- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tham gia vào việc tìm giọng đọc cho bài.
Vd: Đối với những bài văn miêu tả thì giọng đọc như thế nào ? Văn kể chuyện thì
sao ? Những bài thơ thì giọng đọc như thế nào ?
-Để đọc diễn cảm thì người đọc cần phải làm chủ chỗ ngắt giọng, làm chủ tốc độ đọc,
làm chủ cường độ đọc ( to, nhỏ, nhấn giọng hay không) và làm chủ ngữ điệu

( độ cao, lên giọng hay hạ giọng ). Thể hiện sắc thái tình cảm khi đọc.
-Tổ chức các hình thức thi đọc diễn cảm, đọc phân vai, đóng kịch…đối với các tác phẩm
có nhiều lời hội thoại.
Ví dụ: Bài “ Người ăn xin” TV 4/ SGK 30
*Cậu bé: “Ông đừng giận cháu, cháu không có gì cho ông cả” ( giọng đọc thương xót
ông lão một cách chân thành)
*Ông lão: “Cháu ơi, cảm ơn cháu !” (giọng đọc xúc động trầm ấm của người cao tuổi)
Ví dụ: Bài Tập đọc “ Ga- vrốt ngoài chiến lũy”
Khi đọc đoạn miêu tả chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga- vrốt , giáo viên lưu ý
học sinh sự thay đổi giọng đọc như sau :
“ - Cậu làm trò gì đấy ? - Cuốc - phây - rắc hỏi ( Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên )
-Em nhặt cho đầy giỏ đây !( Câu cảm thể hiện sự bình tĩnh )
-Cậu không thấy đạn réo à ?( Câu hỏi như nhắc nhở Ga- vrốt không được liều
mình)
Ga - vrốt trả lời :
-Có chứ nó rơi như mưa ấy . Nhưng làm sao nào ?( Khi đọc lên giọng ở câu hỏi thể hiện
sự hồn nhiên )
Cuốc- phây- rắc thét lên
-Vào ngay !( Câu khiến thể hiện sự đề nghị , mệnh lệnh kèm sự lo lắng )
-Tí ti thôi ! - Ga - vrốt nói ( thể hiện sự tinh nghịnh )
Trong đoạn đọc diễn cảm tôi cũng lưu ý học sinh: Đối với bài văn xuôi ngoài việc
đọc tốt các câu chúng ta còn phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng chỗ đó là
chỗ tách ý .
Ví dụ : Bài Tập đọc : “ Khuất phục tên cướp biển”
Trong bài đọc có 2 nhân vật chính là Bác sĩ Ly - một người nhân hậu , điềm đạm
nhưng nghiêm nghị , cương quyết và tên cướp biển - chúa tàu hung hãn , dữ tợn .

7



Trước khi học sinh đọc diễn cảm, tôi yêu cầu các em cần tìm hiểu bài thật kĩ. Khi
đó HS đọc lời nhân vật sẽ phân biệt được giọng đọc dựa vào tính cách nhân vật ( người
tốt , người xấu ).
Trong bài cùng là câu hỏi nhưng trong đoạn đối thoại sau, tính cách của hai nhân
vật thể hiện khác nhau hoàn toàn.
“…..
Chúa tàu trừng mắt nhìn Bác sĩ , quát :
- Có câm mồm không ? ( đọc giọng thể hiện sự hung hãn của tên cướp khi đập tay
xuống bàn quát Bác sĩ Ly)
Bác sĩ điềm tĩnh hỏi :
- Anh bảo tôi phải không ?( giọng tự tin , điềm tĩnh nhưng hết sức nghiêm nghị ).
Khi tên chúa tàu cục cằn bảo “phải”, bác sĩ nói :
- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác .
Cơn giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm
chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết :
- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.
( giọng đọc bình tĩnh, cương quyết bảo vệ lẽ phải )
III. Hiệu quả:
Qua quá trình giảng dạy, nhờ đã kiên trì bên bỉ áp dụng những biện pháp rèn đọc
như đã nêu trên. Tôi đã tiến hành khảo sát Lớp 4D năm học 2015- 2016 và có số liệu như
sau:
Lớp 4D:

Sĩ số: 25 học sinh

Thời gian

Đọc nhỏ, ấp úng

Đọc to, rõ, lưu loát


Đọc diễn cảm

Đầu năm

6 - 24 %

15 - 60 %

4 - 16 %

Giữa HKI

4 - 16 %

14 - 56%

7 - 28%

Cuối HKI

2 - 8%

13 - 52%

10 - 40 %

Cuối HKII

0


9 - 36 %

16 - 64 %

Qua kết quả khảo sát và số liệu ghi chép tôi rất phấn khởi thấy trong các giờ tập
đọc học sinh say mê học và lớp học sôi nổi, kỹ năng đọc diễn cảm được nâng cao rõ rệt.
Có nhiều em đầu năm học đọc nhỏ , chưa trôi chảy, đến giữa học kì 2 các em đã đọc to, rõ
ràng, lưu loát hơn. Những em học chậm tiến bộ đã đọc diễn cảm bài văn theo đúng yêu
cầu đề ra. Tuy kết quả chưa được mỹ mãn như ý, nhưng đó cũng là thành công bước đầu

8


nghiên cứu, mày mò tìm ra biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh của mình. Vì vậy tôi
tiếp tục nghiên cứu và áp dụng cho năm học 2016- 2017 và đạt được kết quả như sau:
Lớp 4C:

Sĩ số: 30 học sinh

Thời gian

Đọc nhỏ, ấp úng

Đọc to, rõ, lưu loát

Đọc diễn cảm

Đầu năm


9 - 30 %

16 - 53.3 %

5 - 16.7 %

Giữa HKI

6 - 20%

15 - 50%

9 - 30%

Cuối HKI

3 - 10%

12 - 40%

15 - 50%

Cuối HKII

0

6 - 20%

24 - 80%


C. KẾT LUẬN:
I. PHẠM VI ỨNG DỤNG
Đề tài này áp dụng trong phạm vi nhà trường
II. Ý NGHĨA
Trên đây là một vài phương pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, để đạt
được những kết quả trên tôi tự rút ra một số ý như sau:
Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt trước hết người giáo viên phải có nghiệp
vụ sư phạm tốt, đặc biệt đọc mẫu của thầy, cô giáo phải chuẩn, hay, có sức cuốn hút học
sinh vì trong khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của thầy cô giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với
học sinh. Các em sẽ theo dõi lắng nghe thầy, cô đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước
để so sánh đánh giá với giọng đọc của mình. Chính vì vậy thầy cô cũng phải có sự chuẩn
bị chu đáo, mỗi từ ngữ cô đọc, nói đều phải chuẩn mực.
Giáo viên phải nắm chắc đối tượng học sinh để có những biện pháp dạy học đạt kết
quả cao nhất nhằm phát huy hết tính tích cực trong học tập, tổ chức điều khiển khéo léo
gây bầu không khí sôi nổi kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác của học
sinh.
Giáo viên cần phải tìm hiểu chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa,
sách hướng dẫn, sách soạn bài để học sinh nắm vững nội dung bài, hướng dẫn rõ cách đọc
từng đoạn văn, đoạn thơ cho học sinh hiểu. Thực tế cho thấy sách giáo khoa Tiếng việt,
sách soạn bài và sách hướng dẫn phải thừa nhận là có nhiều ưu điểm nổi bật. Tìm hiểu
phần hướng dẫn chung trong sách đa số giáo viên đã nắm được cơ bản của phương pháp
giảng dạy mới song đi sâu vào từng bài cụ thể thì sự lúng túng và vấp váp lại không ít. Do
vậy nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên soạn là quan trọng song chưa đủ còn đòi hỏi
đến vai trò chủ động sáng tạo và ứng xử linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh khác
nhau mới đem lại hiệu quả cao.

9


Giáo viên giàu lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp

soạn giảng, phát hiện kịp thời đọc sai, đọc ngọng trong học sinh. Giáo viên phải kiên trì
uốn nắn, sửa chữa cách phát âm sai cho học sinh thật tận tình chu đáo.
Giảm bớt hoặc sửa lại câu hỏi cho sát với từng đối tượng học sinh, tránh giảng
triền miên, nói nhiều, viết nhiều trong khi học sinh đọc còn chưa đạt yêu cầu.
Luôn động viên khuyến khích học sinh khi các em có tiến bộ. Rèn cho các em đọc
trước đám đông, tổ chức thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp, trong trường
vào những ngày sinh hoạt tập thể, kỷ niệm ngày lễ lớn. Yêu cầu mỗi học sinh phải có
quyển sổ ghi chép để chép những câu thơ, câu văn, bài thơ, bài văn hay dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
Phối hợp nhịp nhàng về chương trình môn Tập đọc với các môn học khác như:
Tập làm văn, kể chuyện...
Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm cụ thể của tôi về vấn đề rèn đọc diễn cảm
cho học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Ninh Lộc .

Ninh Lộc , ngày 10 tháng 5 năm 2017
Người viết

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

I . Lí do chọn đề tài

1


1. Mục đích đề tài

3

a. Đối tượng nghiên cứu

3

b. Cơ sở nghiên cứu

3

c. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

2. Phương pháp nghiên cứu

4

10


a. Các phương pháp nghiên cứu

4

b. Giới hạn của đề tài

4


II. Thực trạng

4

1. Thuận lợi

4

2. Khó khăn

4

3. Thực trạng

4

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

6

I. Cơ sở lí luận.

6

II. Các giải pháp và biện pháp thực hiện.

7

1. Biện pháp 1 : Phân loại học sinh.


7

2. Biện pháp 2 : Luyện đọc đúng.

7

3. Biện pháp 3 : Luyện đọc lưu loát.

8

4. Biện pháp 4 : Luyện đọc hiểu.

8

5. Biện pháp 5 : Luyện đọc diễn cảm.

8

III.

Hiệu quả.

10

C. KẾT LUẬN

11

I. Phạm vi ứng dụng.


11

II.

11

Ý nghĩa

11



×