Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài tập hữu cơ - Sáng tạo và phát triển tư duy BIỆN LUẬN giải bài tập Ancol, Phenol, Dẫn xuất hidrocacbon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.15 KB, 11 trang )

2. Sáng tạo và phát triển tư duy giải bài tập Ancol - phenol - dẫn xuất hiđrocacbon

Câu 1. : Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic, ancol anlylic (CH2=CHCH2OH). Đốt cháy hoàn toàn 0,75
mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối
hơi của Y so với X bằng 1,25. Cho 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 0,1M. Giá trị của V là
A. 0,6.
B. 0,5.
C. 0,3.
D. 0,4.
Câu 2. : Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (trong đó C3H8 và
C2H4(OH)2 có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào
dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Xác định m?
A. 42,158 gam
B. 43,931 gam
C. 47,477 gam
D. 45,704 gam
Câu 3. : Hỗn hợp X gồm etilen, etylen glicol, axit lactic (CH3CH(OH)COOH) và axit propanoic (trong đó
etilen glicol và axit propanoic có cùng số mol). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 0,18 mol O2 thu được 2,97
gam hơi nước. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch Br2 thì khối lượng Br2 tối đa phản ứng là
A. 1,6 gam.
B. 2,4 gam.
C. 3,2 gam.
D. 4,0 gam.
Câu 4. : Hỗn hợp X gồm etanđial, axetilen, propanđial và vinyl fomat (trong đó số mol của etanđial và
axetilen bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần dùng vừa đủ V lít O2 thu được 52,8 gam CO2.
Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,1V lít hỗn hợp etan, propan cần 0,455V lít O2 thu được a gam CO2. Giá trị của
a là
A. 14,344
B. 16,28
C. 14,256
D. 16,852


Câu 5. : Hỗn hợp X gồm ancol etylic và 2 ankan là đổng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 9,45 gam X thu
được 13,05 gam nước và 13,44 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là
A. 52,92%.
B. 38,09%.
C. 24,34%.
D. 22,75%.
Câu 6. : Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp gồm metyl acrylat, etilen glicol, axetanđehit và ancol metylic cần dùng a
mol O2. Sản phẩm cháy dẫn qua 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, lọc bỏ kết tủa, cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào
phần dung dịch nước lọc thu thêm 53,46 gam kết tủa nữa. Giá trị gần nhất của a là
A. 0,47.
B. 0,45.
C. 0,48.
D. 0,49.


Câu 7. : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hơp gồm anhydrit fomic, axit malonic, axit malic và glixerol trifomat
cần dùng 0,2 mol O2 (đktc). Sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam
kết tủa. Giá trị m là
A. 30.
B. 25.
C. 35.
D. 20.
Câu 8. : Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm metanol, etanol, glixerol và sobitol cần vừa đủ 5,712 lít khí O2 (ở
đktc), sau phản ứng thu được 5,04 gam H2O. Mặt khác nếu cho 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng với Na dư thì thu
được 4,76 lit H2 (đktc). % khối lượng của etanol có trong hỗn hợp X là
A. 24,30%.
B. 25,12%.
C. 23,84%.
D. 20,50%.


Đăng ký mua trọn bộ chuyên đề Hóa học 10,11,12!

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ
Soạn tin nhắn “Tôi muốn mua tài liệu môn Hóa”
Gửi đến số điện thoại

Câu 15. : Hỗn hợp E chứa 2 ancol đều no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy 18,9 gam gam E
cần dùng 30,24 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng 18,9 gam E với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 11,49 gam hỗn
hợp F gồm 3 ete có tỉ khối so với He bằng 22,98. Hiệu suất ete hóa của mỗi ancol là
A. 60% và 80%.
B. 50% và 70%.
C. 40% và 60%.
D. 50% và 50%.
Câu 16. : Đun nóng 18,9 gam hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với dung dịch axit sunfuric
thu được 15,3 gam hỗn hợp các chất hữu cơ X (gồm ete, anken và ancol dư). Đốt cháy hoàn toàn 15,3 gam X
trên thu được 58,5 gam hỗn hợp sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Công thức phân tử của hai ancol là
A. CH3OH và C3H7OH.
B. CH3OH và C2H5OH.
C. C3H7OH và C4H9OH.
D. C2H5OH và C3H7OH.


Câu 17. : Cho 0,4 mol hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B đơn chức bậc một là đồng đẳng kế tiếp (MA > MB), đun
nóng X với H2SO4 với nhiệt độ thích hợp thu 7,704 gam ete. Tham gia phản ứng ete hóa có 40% A và 50% B.
Hai ancol A và B lần lượt là
A. etanol và metanol.
B. propan-1-ol và etanol.
C. propan-1-ol và butan-1-ol.
D. butan-1-ol và propan-1-ol.
Câu 18. : Hỗn hợp hơi E chứa 2 ancol đều mạch hở và 1 anken. Đốt cháy 0,2 mol E cần dùng 0,48 mol O2, thu

được CO2 và H2O có tổng khối lượng 23,04 gam. Mặt khác dẫn 0,2 mol E qua bình đựng Na dư thấy khối
lượng bình tăng 6,4 gam; đồng thời thấy thoát ra 1,792 lít khí H2 (đktc). Nếu lấy 19,2 gam E làm mất màu tối
đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là
A. 300 ml.
B. 450 ml.
C. 400 ml.
D. 350 ml.
Câu 19. : Thực hiện 3 thí nghiệm sau ( các thể tích khí đo ở cùng điều kiện):
• TN1: Cho 5,0 gam dd C2H5OH 20% tác dụng Na dư được V1 lít H2.
• TN2: Cho 10,0 gam dd C2H5OH 10% tác dụng Na dư được V2 lít H2.
• TN3: Cho 5,0 gam dd C2H5OH 40% tác dụng Na dư được V3 lít H2. So sánh thể tích hidro thoát ra trong 3 thí
nghiệm thì
A. V1 > V2 > V3.
B. V2 > V1 > V3.
C. V1 = V2 = V3.
D. V3 > V1 > V2.
Câu 20. : Hỗn hợp X gồm 3-cloprop-1-in; vinylclorua và 1,1-đicloetan. Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam X trong
không khí thu được 4,84 gam CO2. Mặt khác, để thủy phân hết X cần dùng vừa đủ 50 ml dung dịch NaOH 1M
đun nóng cẩn thận thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thấy tạo
thành m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 6,2 gam.
B. 10,5 gam.
C. 6,6 gam.
D. 11,9 gam.
Câu 21. : Đốt cháy 0,2 mol hỗn hợp gồm 2 anken kế tiếp cần dùng 1,02 mol O2. Mặt khác hydrat hóa hoàn
toàn 23,8 gam hỗn hợp E thu được hỗn hợp F chứa 3 ancol trong đó tỉ lệ khối lượng ancol bậc I và ancol bậc II
là 0,159. Phần trăm khối lượng của ancol bậc II có khối lượng phân tử nhỏ là
A. 39,8%.
B. 38,3%.
C. 40,6%.

D. 41,2%.
Câu 22. : Hỗn hợp E chứa 2 ancol X, Y đều no, mạch hở hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon. Đốt cháy 17,45
gam hỗn hợp E cần dùng 0,875 mol O2. Mặt khác 17,45 gam hỗn hợp E tác dụng với Na dư thu được 5,32 lít
khí H2 (đktc). Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. X, Y đều tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
B. X chỉ có một đồng phân cấu tạo duy nhất.
C. Y có 3 đồng phân cấu tạo đều tác dụng Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch xanh lam.


D. X có chứa 1 nhóm –CH2.
Câu 23. : Đốt cháy hoàn toàn 4,38 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng metanol và
etylamin cần vừa đúng 0,33 mol khí O2, sản phẩm cháy thu được dẫn qua nước vôi trong dư thấy tạo thành 20
gam kết tủa. Ancol có phân tử khối lớn hơn là
A. C2H5OH.
B. C3H7OH.
C. C4H9OH.
D. CH3OH.

ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: B
X gồm H2; C3H6; C3H4O2 và C3H6O (☠: các chất hữu cơ có cùng 3C và cùng có 1π).
||→ có 1,35 mol CO2 → 0,75 mol X gồm 0,45 mol C3H?O?? và 0,3 mol H2.
Lại có mX = mY ||→ từ dY/X = 1,25 → khi nY = 0,1 mol thì nX = 0,125 mol.
||→ chứng tỏ có 0,025 mol H2 đã phản ứng → làm mất 0,025 mol π trong X.
Nhìn lại: lúc này X dùng là 0,125 mol → sẽ gồm 0,075 mol C3H?O?? và 0,05 mol H2.
nπ trong X = 0,075 mol luôn (vì các chất hữu cơ cùng C3 và cùng 1π đã nói trên)
||→ nπ trong Y = 0,075 – 0,025 = 0,05 mol → tương quan nBr2 = 0,05 mol.
Theo đó, yêu cầu V = 0,5 lít.
Câu 2: D
nhạy cảm: "một số ancol". nối: C3H8.C2H4(OH)2 = C5H14O2 = 2.C2,5H7O.

||→ nhận ra vấn đề: hỗn hợp X gồm tất cả các chất đều có dạng CnH2n + 2O.
Quy 5,444 gam X gồm x mol CH2 và y mol H2O ||→ 14x + 18y = 5,444 gam.
Bảo toàn C, H → mtăng = 62x + 18y = 16,58 gam.
yeah! với hướng này thì gặp lại, các em tự tin bấm máy luôn:
m = 197 × (16,58 – 5,444) ÷ (62 – 14) = 45,704 gam.
Câu 3: B
X gồm C2H4; C2H6O2; C3H6O3 và C3H6O2.
QUan sát: H6 hiện ra → phản xạ, cảm giác về YTHH 01 với bảo toàn H;


lại thêm yêu cầu Br2 phản ứng, nhìn lại chỉ có C2H4 phản ứng
À, cũng chỉ mỗi thằng H4 là đặc biệt trong chuỗi H6 kia.! đã nhận ra vấn đề.
Xem nào: 0,18 mol O2 cần đốt ||→ tách các chất ra:
C3H6O3 = C2H4.CO2.H2O. || C2H6O2.C3H6O2 = 2.C2H4.H2O.½.CO2.
||→ 0,18 mol O2 cần dùng là để đốt cụm "C2H4" đại diện luôn cho số mol của cả hỗn hợp X.
||→ nX = 0,18 ÷ 3 = 0,06 mol. Giờ thì dùng YTHH số 01 với bảo toàn cụm "H6" được rồi:
có nC2H4 trong X = (0,06 × 6 – 0,165 × 2) ÷ 2 = 0,015 mol (số H4 hụt 2H so với H6).
||→ Yêu cầu: mBr2 phản ứng = 0,015 × 160 = 2,4 gam.
Câu 4: C
quan sát X gồm: C2H2O2; C2H2; C3H4O2; C3H4O2.
giả thiết: C2H2O2.C2H2 = C5H4O2 ||→ điểm chung X = C + H2O.
♦ đốt m gam X (C + H2O) cần V lít O2 → 1,2 mol CO2 + H2O.
H2O không cần O2 để đốt nên từ trên ||→ nO2 cần đốt = 1,2 mol ||→ tương quan: V lít ⇄ 1,2 mol.
♦ Đốt 0,12 mol (C2H6 và C3H8) cần 0,546 mol O2 → x mol CO2 + y mol H2O.
bảo toàn O có: 2x + y = 0,546 × 2; tương quan: y – x = nankan = 0,12 mol.
Giải hệ được x = 0,324 mol và y = 0,444 mol ||→ giá trị a = 44x = 14,256 gam.
Câu 5: C
đốt X (C2H6O và (C; H)) + O2 → 0,6 mol CO2 + 0,725 mol H2O.
mX = mC + mH + mO ||→ nO trong X = 0,05 mol.
số mol O trong X chính là số mol ancol etylic (chất duy nhất chứa O).

||→ Yêu cầu %mancol etylic trong X = 0,05 × 46 ÷ 9,45 ≈ 24,34%.
Câu 6: B
Hỗn hợp gồm: C4H6O2; C2H6O2; C2H4O và CH4O.
Quan sát: 2 thằng đầu cùng H6O2; 2 thằng sau cùng H4O.
Yêu cầu liên quan đến O2 cần đốt ||→ tách bỏ H2O lại thấy sự đặc biệt:
0,15 mol hỗn hợp gồm x mol C + y mol H2O + 0,15 mol H2.


♦ Chuyển qua bài tập CO2 + dung dịch kiềm: vì Ba(OH)2 vào có tủa
||→ CO2 + 0,2 mol Ca(OH)2 → CaCO3↓ + Ca(HCO3)2 (1).
Theo đó: Ba(OH)2 + Ca(HCO3)2 → BaCO3 + CaCO3 + 2H2O (2); ∑mtủa = 53,46 gam.
||→ nCa(HCO3 = 53,46 ÷ (100 + 197) = 0,18 mol ||→ nCaCO3↓ ở (1) = 0,02 mol.
||→ x nCO2 = 0,02 + 0,18 × 2 = 0,38 mol (theo bảo toàn C).
để ý y mol H2O không cần O2 để đốt nên a = nO2 cần đốt = 0,38 + 0,15 ÷ 2 = 0,455 mol.
Câu 7: A
0,1 mol hỗn hợp X gồm C2H2O3 (là (HCO)2O); C3H4O4; C4H6O5 và C6H8O6.
Đọc: giả thiết có O2 cần đốt ||→ tìm cách vứt bỏ H2O hoặc CO2 trong các chất đem đốt.
yêu cầu liên quan đến CaCO3 ⇄ quan tâm đến số mol CO2 mà thôi.
Kết hợp 2 cái trên ||→ tìm cách loại bỏ hết nước rồi đến CO2 xem như thế nào?
C2H2O3 = C.H2O.CO2 || C3H4O4 = 2C.H4O2.CO2.
C4H6O5 = 3C.H6O3.CO2 || C6H8O6 = 5C.H8O4.CO2.
À, thấy rồi, YTHH 01: quy X về 0,1 mol CO2; y mol H2O và x mol C.
0,2 mol O2 chỉ dùng để đốt x mol C ||→ x = 0,2 mol ||→ ∑nCO2 thu được = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol.
Theo đó, giá trị của m = 30 gam.

Đăng ký mua trọn bộ chuyên đề Hóa học 10,11,12!

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ
Soạn tin nhắn “Tôi muốn mua tài liệu môn Hóa”
Gửi đến số điện thoại



Câu 13: C
F là anken, đốt F là đốt CH2 cần 1,8 mol O2 ||→ nCH2 = 1,8 ÷ 1,5 = 1,2 mol.
Ancol dạng (CH2)n.H2O ||→ nancol = (25,8 – 1,2 × 14) ÷ 18 = 0,5 mol.
2 anken đồng đẳng kế tiếp → 2 ancol cũng kế tiếp, mà Ctr.bình = 1,2 ÷ 0,5 = 2,4.
||→ 25,8 gam hỗn hợp E gồm 0,3 mol C2H5OH và 0,2 mol C3H7OH.
Tạo ete: cứ 2ancol – 1H2O → 1.ete. gọi hiệu suất ete hóa của X là h, ta có:
mete = 0,3h ÷ 2 × (46 × 2 – 18) + 0,2 ÷ 2 × 0,5 × (60 × 2 – 18) = 11,76 → h = 0,6
Câu 14: C
đốt cháy một ete trong F cần 0,55 mol O2 thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O.
||→ nete = nO trong ete = 0,1 mol (theo bảo toàn nguyên tố O) → số C = 4, số H = 8.
||→ công thức của ete là C4H8O có duy nhất một CTCT CH2=CHCH2OCH3.
||→ X là CH3OH và Y là C3H5OH. 3 ete có cùng số mol là 0,1 mol
||→ nX phản ứng = nY phản ứng = 0,3 mol; HX = 50% → nX trong E = 0,6 mol.
mE = 42,4 gam → nY trong E = 0,4 mol → HY tạo ete = 0,3 ÷ 0,4 = 0,75 = 75%.
Câu 15: A
ancol no, đơn chức dạng (CH2)n.H2O ||→ 1,35 mol O2 cần dùng chỉ để đốt CH2
||→ nCH2 = 1,35 ÷ 1,5 = 0,9 mol ||→ nancol = ncụm H2O = (18,9 – 0,9 × 14) ÷ 18 = 0,35 mol.
||→ Ctr.bình = 18/7 ≈ 2,57 ||→ E gồm 0,15 mol C2H5OH và 0,2 mol C3H7OH.
Gọi số mol ancol C2H5OH và C3H7OH phản ứng tạo ete lần lượt là x, y mol.
2.ancol → 1.ete + 1.H2O; nete = 11,49 ÷ 4 ÷ 22,98 = 0,125 mol = ½.(x + y)
||→ mancol phản ứng = 11,49 + 0,125 × 18 = 46x + 60y. Giải hệ: x = 0,09 mol và y = 0,16 mol.
Theo đó, Htạo ete của C2H5OH = 0,09 ÷ 0,15 = 60% và Htạo ete của C3H7OH = 0,16 ÷ 0,2 = 80%.
Câu 16: D
nO2 cần đốt X = (58,5 – 15,3) ÷ 32 = 1,35 mol;
đây cũng chính là lượng ancol cần để đốt 18,9 gam hỗn hợp 2 ancol đầu dạng (CH2)n.H2O.
||→ nCH2 = 1,35 ÷ 1,5 = 0,9 mol → nancol = (18,9 – 0,9 × 14) ÷ 18 = 0,35 mol.



||→ số Ctrung bình = 0,9 ÷ 0,35 ≈ 2,57 ||→ là C2H5OH và C3H7OH.
Câu 17: B
Trước hết, hãy xem một hướng giải cho bài tập: "Đun 15,2 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong
dãy đồng với axit H2SO4 đặc ở 140oC, sau phản ứng thu được 9,375 gam hỗn hợp các ete. Biết hiệu suất tạo
ete của các ancol đều là 75 %. Hai ancol là"
Nếu hiệu suất 100% thì mete = 9,375 ÷ 0,75 = 12,5 gam. Chú ý: 2.ancol → 1.ete + 1.H2O.
Bảo toàn khối lượng: mH2O = 15,2 – 12,5 = 2,7 gam → nancol = 2.nH2O = 0,3 mol.
||→ Mancol = 15,2 ÷ 0,3 ≈ 50,67. ||→ hai ancol là C2H5OH (M = 46) và C3H7OH (M = 60).
► 2 điểm: "cùng hiệu suất" và cách xử lí khá hay: quy đổi số liệu sang hiệu suất lên 100%.
||→ cái khó của bài tập này là hiệu suất 2 ancol không bằng nhau ||→ chặn khoảng:
• nếu cả 2 cùng 40%, đưa số liệu về hiệu suất 100%: mete = 19,26 gam; nH2O = 0,2 mol
||→ 0,4 mol ancol có m = 19,26 + 0,2 × 18 = 22,86 gam ||→ Mancol = 57,15.
• nếu cả 2 cùng 50%, tương tự trên tìm ra Mancol = 47,52.
Kết hợp lại, chặn ra: 47,52 < Mtrung bình 2 ancol < 57,15.
Với giá trị Mt.bình giữa khoảng trên thì chỉ có cặp ancol C2H5OH (M = 46)
và C3H7OH (60) thỏa mãn mà thôi ||
Câu 18: C
phản ứng với Na dư là các anol → 0,08 mol H2 ||→ nO trong E = nOH ancol = 0,16 mol.
Gọi số mol CO2; H2O sản phẩm cháy lần lượt là x và y mol thì 44x + 18y = 23,04 gam.
Bảo toàn O lại có: 2x + y = 0,48 × 2 + 0,16. Giải hệ: x = 0,36 mol; y = 0,4 mol.
||→ mE = mC + mH + mO = 7,68 gam; ∑nCO2 – ∑nH2O = (k – 1).nE
với k là số liên kết π trung bình trong E, thay số → k = 0,8 ||→ nπ trong E = 0,2k = 0,16 mol.
Theo đó, khi dùng 19,2 gam E sẽ có 0,16 × 19,2 ÷ 7,68 = 0,4 mol π
⇄ làm mất màu dung dịch chứa 0,4 mol Br2 → V = 0,4 lít = 400ml.
Câu 19: B
Mấu chốt của bài tập này dung dịch ancol nên ngoài C2H5OH + Na còn có H2O nữa.


Na dư ||→ H2↑ sẽ được tính dựa và so sánh dựa vào tổng số mol ancol và H2O (ROH và HOH).
• TN1: ∑nH2O + C2H5OH = 5 × 0,2 ÷ 46 + 5 × 0,8 ÷ 18 ≈ 0,244 mol.

• TN2: ∑nH2O + C2H5OH = 10 × 0,1 ÷ 46 + 10 × 0,9 ÷ 18 ≈ 0,52 mol.
• TN3: ∑nH2O + C2H5OH = 5 × 0,4 ÷ 46 + 5 × 0,6 ÷ 18 ≈ 0,21 mol.
Theo đó, từ so sánh số mol → V2 > V1 > V3
Câu 20: C
Gọi số mol 3-cloprop-1-in (HC≡C-CH2Cl); vinylclorua (CH2=CHCl) và 1,1-đicloetan
(CH3CHCl2) lần lượt là x, y, z. ||→ khối lượng: mX = 74,5x + 62,5y + 99z = 3,6 gam. (1);
đốt cháy → 0,11 mol CO2 ||→ 3x + 2y + 2z = 0,11 mol (2)


lừa 1☠: vinylclorua không bị thủy phân bởi NaOH đun nóng ||→ x + 2z = 0,05 mol (3).

Giải hệ (1); (2); (3) được: x = 0,02 mol; y = 0,01 mol và z = 0,015 mol.
từ đây, đọc ra dung dịch Y gồm: HC≡C-CH2OH; CH2=CHCl; CH3CHO và NaCl.


lừa 2☠ các bạn đọc ra 2 tủa là 0,05 mol AgCl và 0,03 mol Ag → mtủa = 10,415 gam→ chọn B.!
nhiều bạn nhìn ra thêm 0,02 mol tủa AgC≡C-CH2OH nữa ||→ mtủa = 13,735 gam, không có đáp án.!
Tại sao? đó chính là ☠lừa 3☠: kết tủa AgCl tạo phức tan với NH3 dư
||→ chỉ có 2 tủa là Ag và AgC≡C-CH2OH mà thôi ||→ mtủa = 6,56 gam. Chọn C. ♣.
Nói về ☠lừa☠ vẫn chưa hết, nhiều bạn còn mặc dù nắm được 3 lừa trên nhưng chủ quan
vẫn rất dễ mắc lừa chỗ 0,02 mol tủa AgC≡C-CH-CH3 để nhầm sang đáp án A.
Câu 21: D
đốt CH2 cần 1,02 mol O2 → nCH2 = 1,02 ÷ 1,5 = 0,68 mol → số Ctrung bình = 3,4.
||→ giải tiếp ra: 23,8 gam E gồm 0,3 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.
► Phân tích: C3H6 thì chỉ duy nhất công thức CH2=CH-CH3 + H2O → 2 ancol.
||→ C4H8 phải là thằng mà khi + H2O chỉ thu được 1 ancol duy nhất.
Theo đó, C4H8 có CTCT là CH3-CH=CH-CH3 mới phù hợp.
||→ 3 ancol là C3H7OH; CH3CHOHCH3 và 0,2 mol C2H5CHOHCH3



hiđrat hóa hoàn toàn: 1anken + 1H2O → 1ancol → ∑mcác ancol = 23,8 + 0,5 × 18 = 32,8 gam.
giả thiết tỉ lệ → mancol C3 bậc 1 ÷ ∑mcác ancol = 0,159 ÷ (0,159 + 1) ||→ mancol C3 bậc 1 = 4,5 gam
||→ mancol C3 bậc 2 = 0,3 × 60 – 4,5 = 13,5 gam.
Theo đó, yêu cẩu %mCH3CHOHCH3 trong F = 13,5 ÷ 32,8 ≈ 41,16%.
Câu 22: C
17,45 gam E + Na → 0,2375 mol H2 → ∑nOH trong E = 0,475 mol.
đốt 17,45 gam E cần 0,875 mol O2 → x mol CO2 + y mol H2O; biết nO trong E = 0,475 mol
||→ 12x + y = 17,45 – 0,475 × 16 và bảo toàn O: 2x + y = 0,475 + 0,875 × 2 mol.
Giải hệ có x = 0,675 mol và y = 0,875 mol ||→ nE = y – x = 0,2 mol.
||→ Ctrung bình = 3,375 → có 0,125 mol X là C3H8Om và 0,075 mol Y là C4H10On
(giả thiết hơn kém nhau 1C → C3 và C4; dùng Ctbình và sơ đồ đường chéo đọc ra số mol luôn)
phương trình nO trong E = 0,125m + 0,075n = 0,475 mol ⇄ 5m + 3n = 19.
cặp nghiệm nguyên thỏa mãn là (2; 3) ||→ X là C3H8O2 và Y là C4H10O3.
Đọc kĩ 4 đáp án và yêu cầu: "nhận đinh đúng nhất".
A. nếu X là CH2OH-CH2CH2OH thì X không + Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam → sai.!
B. X có 2 đồng phân là CH2OH-CHOH-CH3 và CH2OH-CH2CH2OH → sai.!
D. theo B thì đồng phân CH2OH-CH2CH2OH của X không có nhóm -CH2 → sai.!
loại trừ → C đúng.! thật vậy: đó là CH2(OH)-CH(OH)-CH(OH)-CH3 (1);
CH2(OH)-CH(OH)-CH2-CH2(OH) (2); CH3-C(OH)-(CH2OH)2 (3)
Câu 23: B
ancol no, đơn chức mạch hở (CH2)n.H2O và etylamin = C2H7N = C2H4.NH3
||→ quy đốt 4,38 gam X gồm 0,2 mol CH2; NH3 và H2O cần 0,33 mol khí O2.
(20 gam kết tủa là 0,2 mol CaCO3 → bật lại số mol CH2 là 0,2 mol như trên).
0,2 mol CH2 đốt cần 0,3 mol O2; H2O không cần O2 ||→ 0,03 mol O2 còn lại là để đốt NH3


||→ nNH3 = 0,04 mol; ∑mX = 4,38 gam ||→ nH2O trong X = 0,05 mol.
từ NH3 đọc ra namin = 0,04 mol; từ H2O đọc ra nancol = 0,05 mol.
||→ số Ctrung bình 2 ancol = (0,2 – 0,04 × 2) ÷ 0,05 = 2,4 ||→ 2 ancol là C2 và C3.
||→ Yêu cầu: ancol có phân tử khối lớn hơn là C3H7OH.




×