Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.79 KB, 86 trang )

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển làng nghề là một nội dung chủ yếu của CNH, HĐHnông
nghiệp,nông thôn ở nước ta. Nhờ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, trong những năm quasự phát triểnlàng nghề đãđạt được những kết quả to
lớn, góp phần làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn.Sự phát triển làng
nghề đã đem lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt, không chỉ góp phần phát triển kinh
tế, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo đảm an ninh trật tự xã
hội.ở một số tỉnhnhư Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Bình,Nam Định, Hà Tây trước
đây,... làng nghềphát triển rất nhanh,đạt được những kết quả to lớn. Năm 2007 nước
ta trở thành thành viên chính thức của WTO, phát triển làng nghề đangcónhiều cơ
hội mới nhưng đồng thời cũnggặpnhiềukhó khăn.
Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, có nhiềutiềm năng phát triển
làng nghề. Nhờ những chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước,chủ
trương, chính sáchcủa tỉnh,nhất là từkhi cóNghị quyết 06-NQ/TUngày 8 tháng 8
năm 2001 củaBan chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XV)về phát triểncông nghiệp,
TTCN, xây dựng làng nghề thời kỳ 2001-2010, làng nghề trên địa bàn tỉnh đã
được khôi phục và phát triển nhanh hơn.Năm 2007 cả tỉnhđãcó 55 làng nghề đạt
tiêu chí của tỉnh. Tuy vậy, sựphát triển làng nghềởNghệ Ancòn nhiều hạn
chế,chưa tương xứng so với tiềm năng, còn xa so với mục tiêuĐại hội Đảng bộ
tỉnh Nghệ An lần thứ XVI (2005)đề ra đến năm 2010làcả tỉnh có 100 làng nghề
[11]. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển làng nghề trên địa
bàn tỉnh Nghệ An” làmluận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
ở nước ta đã cómột sốcông trình, đề tài nghiên cứu về phát triển làng
nghề.Sau đây là một số công trình, đề tài tiêu biểu:
- Về đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và cấp bộ:
+ Đề tàiVề các giải pháp phát triểnthủ công nghiệp theo hướng CNH,
HĐH ở vùng ĐBSH của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, do TS. Đặng
Lễ Nghi làm chủ nhiệm đề tài,thực hiện năm 1998.
1




+ Đề tàiĐề xuất chính sách và biện pháp cải thiện môi trường cho bảy loại
hình làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng(mã số KC.08.09) do
GS.TS. Đặng Kim Chi làm chủ nhiệm (đề tài được tặng bằng khen của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2001-2005).
+ Đề tàiQuy hoạch phát triển ngành nghề thủ công phục vụ CNH, HĐH
nông thôn Việt Namdo JICA và Bộ NN&PTNT thực hiện tháng 11 năm
2002.Côngtrìnhđã điều tra, nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến làng nghề thủ
công của tất cả 61 tỉnh, thành cả nước(số lượng các tỉnh, thành năm 2001)chuẩn
bị quy hoạch tổng thể và nêu các kiến nghị cụ thể, đề xuất các chương trình hành
động để phát triển ngành nghề nông thôn.
+ Đề tàiTiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010 củaViện
Nghiên cứu Thương Mại (Bộ ThươngMại) thực hiện năm 2003.
+ Đề tàiHoàn thiện các giải pháp kinh tế – tài chính nhằm khôi phục và
phát triển làng nghề nông thôn vùng ĐBSHcủa Học viện Tài chính (Bộ Tài
chính) thực hiện năm 2004.
+ Đề tàiPhát triển thị trường cho làng nghề TTCN vùng ĐBSH trong giai
đoạn hiện nay củakhoa Kinh tế phát triển (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh) thực hiện năm 2005.
- Về sách:
+ Tạo việc làm thông qua khôi phục và phát triển làng nghề truyền
thống,Nxb. Nông nghiệp (1997) của KS. Nguyễn Văn Đại và PTS. Trần Văn Luận.
+ Làng nghề thủ công truyền thống ViệtNam, Nxb. Văn hoá (1998) của
ThS. Bùi Văn Vượng.
+ Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình CNH, Nxb. Khoa
học xã hội (2001) của TS. Dương Bá Phượng.

2



+ Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH,Nxb
Chính trị quốc gia (2003) của các tác giả: TS. Mai Thế Hởn, GS.TS. Hoàng Ngọc
Hoà, PGS.TS. Vũ Văn Phúc.
Ngoài ra, nhiềusáchcủa các địa phương nhưLàng nghề, phố nghề Thăng
Long – Hà Nộicủa Bộ Văn hoá Thông tin (2000); Làng nghề Hà Tây của Sở
Công nghiệp Hà Tây (2001);Nghề thủ công truyền thống Quảng Ngãi củaNxb.
Chính trị quốc gia (2003)...
- Về luận án tiến sỹ:
+ Luận án của Mai Thế Hởn (2000) Phát triển làng nghề truyền thống
trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội".
+ Luận án của Trần Minh Yến (2003)Phát triển làng nghề truyền thống ở
nông thôn ViệtNam trong quá trình CNH, HĐH.
+ Luận án của Lê Mạnh Hùng (2005)Định hướng và những giải pháp kinh tế
chủ yếu nhằm phát triển các ngành TTCN trong nông thôn tỉnh Hà Tây.
+ Luận án của Đỗ Quang Dũng (2006)Phát triển làng nghề trong quá trình
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây.
- Về luận văn thạc sỹ:
+ Luận văn của Vũ Thị Hà (2002) Khôi phục và phát triển làng nghề ở
nông thôn vùng ĐBSH - thực trạng và giải pháp.
+ Luận văncủa Nguyễn Trọng Tuấn(2006)Nghề truyền thống trên địa bàn
Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Luận văn của Nguyễn Hữu Loan (2007) Giải pháp xây dựng làng
nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững.
ở Nghệ An đã có một sốđề tài về làng nghề trên địa bàn tỉnh. Đólà:
- Đề tàiNghề, làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An (1998) do Sở khoa
học, Công nghệ và Môi trường và Hội văn nghệ dân gian Nghệ An phối hợp
nghiên cứu (PGS. Ninh Viết Giao chủ biên).Đềtàiđã phân tích, tìm hiểu lịch sử
hình thành và phát triển của nghề thủ công và tình hình phát triển nghề, làng nghề

thủ công truyền thống tỉnh Nghệ An, giới thiệu một số nghề ở một số địa phương,
quy trìnhsản xuất, thực trạng một số nghề, sự phản ánh của văn học dân gian đối
với nghề.
- Đề tàiĐiều tra khảo sát làng nghề truyền thống và tìm giải pháp khôi
phục phát triển (2001) do Sở Công nghiệp Nghệ An thực hiện. Đề tài đã khảo sát
một số làng nghề, phân tích đánh giá thực trạng làng nghề Nghệ An và đề xuất
một số giải pháp khôi phục phát triển làng nghề.
3


Ngoàicác công trình, đề tài tiêu biểu nêu trêncòn cónhiềucông trình, đề tài,
bài viết của các cơ quan nhà nước, cơ quan khoa học, cácnhà nghiên cứu
vàcáctác giả khác.
Tuy nhiên, trong những năm gần đâychưa có công trình nghiên cứunàocó
tính hệ thống dưới dạng luận văn, luận án khoa học vềlàng nghề trên địa bàn tỉnh
Nghệ An. Vì vậy, đề tàinàynghiên cứu nhằmtiếp tụclàm rõmột số vấn đề lý luận về
làng nghềvà thực trạng làng nghề ở Nghệ Anvới mong muốn đề xuất một số giải
pháp nhằmphát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Góp phần làm rõ thêmnhững vấn đề lý luận chung vềphát triểnlàng nghề;
phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trên địa
bàn tỉnh Nghệ An trong những năm tới.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hoá và phân tích một số vấn đề lý luận vềphát triểnlàng
nghề.Tìm hiểukinh nghiệm của một số tỉnhvề phát triển làng nghề.
- Phân tích thực trạng phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tìm
ra cácnhântố, nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển làng nghề.
- Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An
trong những năm tới.

4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về địa bàn: nghiên cứu các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Về thời gian: luận văn nghiêncứu sự phát triển của làng nghề trong những
năm gần đây, chủ yếu là từ năm 2001, khi có Nghị quyếtcủa Ban chấp hành Đảng
bộ tỉnhvề phát triển công nghiệp, TTCN và làng nghề giai đoạn 2001-2010.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác – Lênin và các phương pháp khácnhư: tổng hợp, phân tích, so sánh,...
- Điều tra nghiên cứu thực địa một số làng nghềtiêu biểutrên địa bàn tỉnh
phù hợp với yêu cầu của luận văn.
- Phỏng vấn, trao đổi với cán bộ các sở, ngành có liên quan và cán bộ ở các
huyện, xã vàlao động trong một sốlàng nghề.
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
- Góp phần làm rõ thêm một số vấn đềlý luậnvề làng nghềnhư quan niệm,
tiêu chí làng nghề, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề.
- Tổng kết kinh nghiệm của một số tỉnh, từ đó rút kinh nghiệm cho việc
phát triển làng nghề ở Nghệ An.
4


- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề hiện nay trên địa bàn
tỉnh Nghệ An, tìm ra các nhân tố chủ yếu tác động tới phát triển làng nghề ở
Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề ở Nghệ An.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương, 8 tiết.

Chương 1
Những vấn đề cơ bản về phát triển làng nghề

trong nền kinh tế thị trường
1.1. Những vấn đề cơ bản về làng nghề

1.1.1. Quan niệmvà tiêu chívề làng nghề
* Quan niệm về làng nghề
Từ trước đến nay có nhiều quan niệm về làng nghề. Có quan niệm cho
rằng: làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều làm nghề và lấy nó
làm nghề sinh sống chủ yếu. Với quan niệm này thì làng nghề hiện không có
nhiều. Có quan niệm cho rằng: làng nghề là làng có làm nghề thủ công nhưng
không nhất thiết tất cả dân làng đều làm nghề. Với quan niệm này, rất khó xác
5


định thế nào là làng nghề, bởi vì hầunhư ở các làng, xã ở nước ta đều có nghềthủ
côngnhư nghề rèn, nghề đan lát, nghề mộc, nghề chạm khảm...
Đề tàiKhảo sát một số làng nghề truyền thống – chính sách và giải pháp
(1996) của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học quan niệm “Làng nghề là một cộng
đồng dân cư, một cộng đồngsản xuất nghề TTCN và nông nghiệp ở nông
thôn”[17]. Quan niệm này mới nêu chung chung về mặt định tính mà chưa nêu
được mặt định lượng của làng nghề.
GS. Trần Quốc Vượngquan niệm“Làng nghề là làng ấy tuy vẫn trồng trọt
theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác, song đã nổi
trội một số nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp
hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, có phó cả,... cùng một số thợ và
phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư
nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó vàsản
xuất ra các mặt hàng thủ công”[46, tr.27]. Quan niệm này chưa phù hợp với làng
nghềmới.
Một số nhà nghiên cứu khác lại đưa ra quan niệm làng nghề gắn với tiêu
chí cụ thể vềlao động, thu nhập. Tác giả Nguyễn Văn Đại, Trần Văn Luận cho

rằng “Làng nghề là những làng đã từng có từ 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ haylao
động của địa phương trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập
của họ trong năm”[14, tr.15].
TS. Dương Bá Phượng quan niệm “Làng nghề là làng ở nông thôn có một
(hay một số) nghề thủ công tách hẳn khỏi nông nghiệp và kinh doanh độc
lập”[28, tr.13-14]. Quan niệm này nêu hai yếu tố cơ bản cấu thành làng nghề, đó
làlàngvà nghề.
Tác giả Mai Thế Hởncho rằng"Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống
trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp
đểsản xuất độc lập. Thu nhập từ các nghề đó chiểm tỷ trọng cao trong tổng giá trị
sản phẩm của làng"[18, tr.8].
Tác giả Đỗ Quang Dũngquan niệm“Làng nghề là làng ở nông thôn có một
(hay một số) nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp,kinh doanh
độc lập và đạt tới một tỷ lệ nhất định vềlao động làm nghề cùng như về mức thu nhập
từ nghề so với tổng sốlao động và thu nhập của làng”[9, tr. 16].
Thông tư số 116/2006/TT-BNN của Bộ NN&PTNT Hướng dẫn thực hiện
một số nội dung Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ “Về phát triển
ngành nghề nông thôn” quy định “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp
thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn
một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn,sản xuất ra một hoặc
nhiều loại sản phẩm khác nhau”[4].
6


Từ một số quan niệm trên ta thấy rằng thuật ngữlàng nghề gồm hai yếu
tốlàng vànghề.
Làng là một tổ chứcởnông thôn nước ta, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ
quá trình định cư và cộng cư củacon người, ở đó họ sống, làm việc, quan hệ, vui
chơi, thể hiện mối ứng xử văn hoá với thiên nhiên, xã hội và bản thân họ. Về cơ
bản, cơ cấu làng được biểu hiện dưới những hình thức:

- Tổ chức theo khu đất cư trú.Theo hình thức này, làngđược chiathành
nhiều xóm. Các xómthườngcách nhau, mỗi xóm sinh hoạt riêng. Xóm phân
thành nhiều ngõ, ngõ có một hay nhiều nhà…
- Tổ chức theo huyết thống, dòng họ. Dòng họ có vị trí và vai trò quan
trọng trong làng. Có làngcó nhiều dòng họ, có làng chỉ một dòng họ.
- Tổ chức theo nghề nghiệp, sở thích và sự tự nguyệnnhư phe (một tổ chức
tự quản dưới hình thức câu lạc bộ), hội (hiếu hỷ, mua bán, luyện võ, tập chèo,
đấu vật…), phường nghề (mộc, nề, sơn, thêu, chèo,múarối…).
- Tổ chức theo cơ cấu hành chính. Làng có khi gọi là xã, có khi gọi là thôn.
Dưới thôn có xóm.
- Tổ chức làng theo lớp tuổi. Hình thức này chỉdành riêng cho nam giới,
phụ nữ không được vào. Hiện nay,hình thức tổ chức này ít tồn tại.
Làng giữa các miền cũng cómột sốnét khác nhau.Làng Bắc bộhình thành từ
lâu đời, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép kín, bền vững trên cơ sở liên
kết nhiều hình thức tổ chức. Mỗi hình thức tổ chức có ảnh hưởng gần như đến
từng thành viên, đặc biệt là lệ tộc, lệ làng. Người dân sống gắn bó chặt chẽ với
xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nước. Càng về phía nam làng càng năng động,
bớt những lệ làng. Tên gọi làng cũng khác nhau, tuỳ theo vùng, đến nay việc
phân biệt cũng chưa thật rõ ràng,có nơi gọi làlàng,có nơi gọithôn, xóm, ấp, bản,
buôn, phum, sóc,...
Nghềtrước tiênđược hiểu là nghề thủ công cụ thểnhư nghề dệt vải, nghề
đúc đồng, nghề khảm trai, nghề gốm sứ...Lúc đầunghềchỉ làm phụ trong các gia
đình ở nông thôn, chủ yếu lúc nông nhàn. Nhưng dầndầnsố người làm nghề
thủ công càng nhiều, tách rời khỏi nông nghiệp và họ sinh sống chính bằng thu
nhập từ nghề đó ngay tại làng quê. Ngày nayngoài nghề thủ công trên,các hoạt
động cung ứng dịch vụ ở nông thôn cũng được xếp vào nghềvàngười ta
gọichung là ngành nghề phi nông nghiệp.Ngành nghề phi nông nghiệpđược
mở rộng, bao gồm các hoạt động kinh tế phi nông nghiệpnhư: công
nghiệp,TTCN, các dịch vụ phục vụsản xuất và đời sống... Ngành nghề phi
7



nông nghiệp cònđượcgọi là ngành nghề nông thôn. “Ngành nghề nông thôn là
những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp, bao gồm công nghiệp, thủ công
nghiệp và các hoạt động dịch vụ phục vụ chosản xuất và đời sống” [24,
tr.26]. Nghị định số 66/2006/NĐ-CP quy định ngành nghề nông thôn gồm:
- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt
may, cơ khí nhỏ.
- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụsản xuất ngành nghề nông thôn.
- Sản xuất hàngTCMN.
- Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.
- Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụsản
xuất, đời sống dân cư nông thôn.
- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấnsản xuất, kinh doanh trong lĩnh
vực ngành nghề nông thôn[5].
Như vậy, có thể quan niệm rằnglàng nghề là một cụm dân cưnhư làng, thôn,
ấp, bản, buôn, phum, sóc,... (gọi chung là làng) cósản xuất kinh doanh ngành nghề
nông thôn mà số hộ làm nghề và thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao.
* Tiêu chí về làng nghề
Cómột sốtiêu chí để xác định làng nghề, người tathường dùng nhất là tiêu
chí vềlao động và thu nhập.
Vềlao động, người ta dùng tỷ lệlao động (hay số hộ) làm nghề so vớitổng
sốlao động (hay số hộ) của làng. Tuy vậy có nhiều số liệu khác nhau: BộLao
động, Thương bình và Xã hội (1995) cho rằngcác làng nghề truyền thống tỷ
lệlao động phải đạttừ30-35%; Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường (Đại
học Bách khoa Hà Nội) và Bộ NN&PTNT đưa ratỷ lệ30% [2]; JICA và Bộ
NN&PTNT đưa ra tỷ lệ 20%[41]; tỉnh Hà Tâytrước đâyquy định tỷ lệ
nàyphảitừ 50%[1]; tỉnh Nam Định quy định phải từ 40%; TS. Dương Bá
Phượng đưa ra tỷ lệ 35-40%[28, tr.14]... Thông tư số 116/2006/TT-BNN quy

định làng nghề có "tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn"...
Về thu nhập, người ta dùng tỷ lệ thu nhập do nghề đưa lại so với
thunhậpchung của làng.Tỷ lệ này được các tài liệu đưa ra tương đối thống nhất: Viện
Khoa học Công nghệ và Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) và Bộ
NN&PTNT[2], tỉnh Hà Tây[1], tỉnhNam Định và TS. Dương Bá Phượng[28, tr.
14] đều đưa ra tỷ lệ là trên 50%.
8


Các tiêu chí trên phải ổn định trong một thời gian nhất định. Bởi vì thực tế
hiện nay có những làng nghề chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Thông tư số
116/2006/TT-BNN của Bộ NN&PTNT quy định thời gian mà làng có đủ các tiêu
chí về tỷ lệlao động, thu nhập phải ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị mới được công nhận. Đối với cáclàng nghềđãđược công nhận, nếu sau 5
năm khôngcònđạt các tiêu chí quy địnhtrênsẽ bị thu hồi giấy công nhận.
Trong điều kiện hiện nay, việc xác định làng nghề có thể căn cứ vào 3 tiêu
chí cơ bản sau đây:
- Tỷ lệ số hộ (haylao động) làm nghề trong tổng số hộ (haylao động) của
làng phải đạt từ 30%.
- Tỷ lệ thu nhập từ nghề trong tổng thu nhập của làng phải đạt từ 50%.
- Hoạt độngsản xuất của làng đạt các tiêu chí trên phải ổn định trong một
thời gian liên tục nhất định, ít nhất là 5 năm.
Ngoài ra tuỳ theo nghề cụ thể có thể xem xét thêm một số tiêu chí khác cho
phù hợp. Đặc biệt là đối với các nghề mà pháp luật không khuyến khích, các nghề
phải đảm bảo môi trường theo quy định của LuậtBảo vệ môi trường [30].
Trướcđây, do chưa thống nhất về tiêu chí làng nghề nêncó nhiềusố liệu rất
khác nhau về làng nghề cả nước. Theo JICA và Bộ NN&PTNT, năm 2002cả
nướccó 2.017 làng nghề[41]; theo tác giảTăng Thế Cường, Viện Chiến lược và
Chính sách Bộ Khoa học và Công nghệ thì có 1.450 làng nghề; theo Bộ Công

nghiệp thì có 1.502 làng nghề (2004); theo Viện Asia SEED (Nhật Bản) thì có
khoảng 1.500 làng nghề.Theo kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản năm 2006 cả nước có 1077 làng nghề[44].
Từ tiêu chí làng nghề trên đây có một vấn đề đặt ra là: các làng có hoạt
độngsản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn nhưng chưa đạt các tiêu chí
làng nghề thì gọi là gì? Điều này trong thực tiễn có ý nghĩa quan trọng để phản
ánh các chỉ tiêu về phát triển TTCN ở địa phương. Một số địa phương đưara
quan niệmlàng có nghềcho những làng chưa đủ tiêu chí để công nhận làng nghề.
Chẳng hạnnhư tỉnh Hà Tây, Nghệ An... UBND tỉnh Nghệ An quy địnhlàng có
nghề tỷ lệ lao động phải đạt từ 20%; tỷ lệ thu nhập phải đạt từ 20% [52].
1.1.2. Phân loại làng nghề
Có nhiều cách phân loại làng nghề khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên
cứu. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu:
- Theo lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề, người ta chia làng
nghề thành làng nghề truyền thốngvàlàng nghề mới. Đây là cách phân loại phổ biến,
hay dùng nhất.
9


Làng nghề truyền thống là những làng nghềđãxuất hiện lâu đời, được nối
tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc ít nhất cũng tồntại hàng chục năm.Làng
nghề truyền thống phải có các yếu tố sau: hình thành và phát triển lâu đời; có
nhiều nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề đông đảo; sử dụng nguyên liệu trong
nước là chủ yếu; sản phẩm mang tính truyền thống và độc đáo của Việt Nam, có
giá trị chất lượng cao, vừa là hàng hoá tiêu dùng, vừa là sản phẩm văn hoá, nghệ
thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hoá của dân tộc, mang tính bản
sắc văn hoá dân tộc Việt Nam; là nghề nuôi sống phần lớn bộ phận dân cư của
làng. Thông tư116/2006/TT-BNN quy địnhlàng nghề truyền thống có nghề đã
xuất hiện trên 50 năm, tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc,
nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng

nghề[4]. Làng nghề mới là những làng nghề mớihình thành, đặc biệt làtrong
thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến nay.
- Theo số lượng nghề của làng người ta chia làng nghề
thànhlàngmộtnghềvà làng nhiều nghề. Làng một nghề là làng mà ngoài nghề
nôngcó thêm một nghề thủ công chiếm ưu thế tuyệt đối. Làng nhiều nghề là
làngmàngoài nghề nôngcótừ hai nghề thủ công trở lên, hayvừa cóthêm nghề thủ
côngvừa cónghề dịch vụ khác. Trước đây ở nước ta xuất hiện làng một nghề là chủ
yếu. Trong những năm gần đây làng nhiều nghề có xu hướng xuất hiện nhiều hơn.
- Theo ngànhnghề người ta chia làng nghề thànhlàng nghề chế biến
lương thực, làng nghề gốm sứ, làng nghề rèn, làng nghềsản xuấtvật liệu xây
dựng, làng nghề dệt, làng nghề ươm tơ,...
1.1.3. Đặc điểm làng nghề
1.1.3.1. Đặc điểm về địa lý, văn hoá
Làng nghề trước hết là nơi ở của dân cư ở nông thôn. Trong làng có nhà thờ
họ, đình, chùa chiền, miếu mạo, đền thờ, hệ thống giao thông, vườn cây, ao
cá,....Làng nghề chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được phản ánh qua các
tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác.Những quy định này hình
thànhnênhương ước, lệ làng, tạo ra một trật tự trong làng nghề và những nét văn hóa
đặc thù.Các làng nghề truyền thốngcònhìnhthành các quy ước, luật lệ để gìn giữ bí
quyết, bảo tồn nghề. Việc giữ bí quyết nghề còn chi phối cả các quan hệ xã hội khác,
như quan hệ hôn nhân, hoặc việc truyền nghề chỉ đóng khung trong một số đối
tượng cụ thể, nhưchỉtruyềnnghềcho con trai, hoặc chỉ truyền cho con trưởng hoặc
cháu đích tôn. Hầu như làng nghềtruyền thốngnào cũng có tục thờ cúng tổ nghề vàtổ
chức cáclễ hội cùng với các hoạt động văn hóa dân gian khác. Trong làng nghề, còn
mang rất đậm yếu tố văn hóa phần nào có những yếu tố tâm linh. Do đó, làng nghề
10


còn là một di sản văn hóa quan trọng cần được bảo tồn và phát huy trong sự nghiệp
phát triển văn hóa dân tộc và phát triển đất nước.

1.1.3.2. Đặc điểm vềsản xuất
Sản xuất trong các làng nghềchủ yếusử dụng kỹ thuật thủ công. Nhiều loại
sản phẩm hoàn toàn dựa vào đôi tay khéo léo của người thợ. Có một số nghề chỉ
cần công cụ thủ công, thô sơdo chínhngười thợ có thể tự làm ra. Hiện nay, tuy đã
cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong công nghệ - kỹ thuậtsản xuất nhưng
một số công đoạnkhông thể áp dụng được,vẫn đòi hỏiphải duy trì kỹ thuật thủ
công. Do đó năng suấtlao động ở các làng nghềkhông cao, chất lượngsản
phẩmkhông đồng đều.Do vậy trong các sản phẩm làng nghề,lao động sống chiếmtỷ
lệ cao tronggiá thànhsản phẩm. Điều nàycó ý nghĩa rất quan trọng trong việctạo
thêm việc làm cho người dân nông thôn.
1.1.3.3. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm làng nghềchủ yếu gồm các nhóm sau đây:
- Sản phẩmTCMN, như: gốm sứ, sơn mài, thêu len, thảm các loại, khảm,
chạm khắc gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng mây tre đan, chạm khắc đá, mạ vàng, thổ
cẩm...Nhóm sản phẩm nàycógiá trị thẩm mỹ cao, chủ yếu xuất khẩu, do đó thị
trường rất rộng lớn. Ngườilao động làm những sản phẩm nàyđòi hỏi trình độ tay
nghề cao, do đó phảiđược đào tạo công phu,tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.
- Sản phẩmtiêu dùng thông thườngnhư: chiếu cói, nón lá, mành mành, sọt,
bồ, vải, may mặc, da giày, đồ gỗ gia dụng;chế biến nông sản thực phẩmnhư xay
xát, bún bánh, tương, đậu, rượu,...Nhóm sản phẩm nàytiêu thụchủ yếu trong vùng
hoặc trong nước,cómột số ít có thể xuất khẩu được, thị trường không lớn lắm.
Nhóm sản phẩm nàykhông đòi hỏi trình độ tay nghề cao nêndễ làm, dễ truyền
nghề.
- Tư liệusản xuất thông dụng ở nông thônnhư: liềm, hái, dao kéo, nông cụ,
máy móc nhỏ,... Những sản phẩm này cũng chủ yếu tiêu thụ trong vùng hoặc
trong nước, cho nên thị trường không lớn lắm. Cũng giốngnhư nhóm sản phẩm
trên, nhóm này không đòi hỏi trình độ tay nghề cao nên dễ làm, dễ truyền nghề.
1.1.3.4. Đặc điểm về nguyên liệu
Nguyên liệu sản phẩm làng nghề chủ yếu có nguồn gốc từ tự nhiên và có ở
nhiều vùng, nhiều nơiởnước ta như: gỗ, tre, nứa, giang, trúc, song, mây, đay, cói, xơ

dừa, dâu tằm tơ, lá nón, bông chít đến nhựa cây sơn ta, đất sét, cao lanh,...Điều đáng
lưu ý là có một số nguyên liệu thực vật như mây, tre, giang,... rất dễ bị mối mọt nếu
không khai thác đúng mùa vụ, không đủ tuổi hoặc không được xử lý tốt thì; một số
nguyên liệu thực vật dễ hút ẩm nên các mặt hàng làm từ nguyên liệu này dễ bị mốc,
ngay cả trong quá trìnhsản xuất, lưu kho và trong quá trình vận chuyển.Một số
11


nguyên liệu phải nhập ngoạinhư diêm sinh, phẩm, bột màu, sơn bóng, chỉ thêu, vỏ
trai, vỏ ốc, men sứ…Những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của làng nghề thì
một số nguyên liệutrong nướcđã bắt đầu cạn kiệtnhư gỗ, song, mây,...nhiều làng nghề
đã phải nhập khẩu từ một số nước.
1.1.3.5. Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của làng nghề
Hình thức tổ chứcsản xuất kinh doanh ở các làng nghề rất đa dạng, phong
phú,đan xen nhau,gồm:
- Hộ thuần nông: phần lớn hay toàn bộ người trong gia đình tham giasản
xuất nông nghiệp.
- Hộ kiêm nghiệp: những hộ vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề thủ công
nghiệp.
- Hộ chuyên nghiệp: phần lớn hay toàn bộ người trong gia đình tham
gialàm nghề và nghềđem lại nguồn thu nhập chính cho họ. Các hộ này có thể vẫn
có đất nông nghiệp nhưnghọ thường thuê người khác làm hoặc cho thuê đất,
nhưng không muốn bán đất nông nghiệp.Sản xuất của hộ chuyên nghiệp vẫn chủ
yếu diễn ratrong nhàở của gia đình. Ngoài ra gia đình có thể thuê thêm người
để làm. Các hộ này thường gắn với các doanh nghiệp.
- Tổ hợp tác, HTX TTCN hoặcHTX nông nghiệpcó kinh doanh TTCN.
Các tổ hợp tác và HTX chủ yếu đáp ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra, cònsản xuất do
các hộ gia đình đảm nhận.ở một số làng nghề, HTX tổ chức xưởngsản xuất tập
trung ở một số công đoạn cần thiết vàliên kết với các doanh nghiệp để tiêu thụsản
phẩmvà đóng vai tròliên kếtgiữa doanh nghiệp và hộ gia đình trongsản xuất,

kinh doanh.
- Doanh nghiệp chuyên kinh doanh ngành hàng TTCNnhư DNTN, CT.
TNHH, công ty cổ phần... Các doanh nghiệp đóng vai trò hạt nhân liên kết các
hộ gia đình và HTX kinh doanh ngành nghề TTCN ở nông thôn bằng các hoạt
động nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã, hay nhậnsản xuất theo mẫu mã của
cáccông ty nước ngoài, cung ứng vật tư, đặt hàng gia công cho các HTX, hộ gia
đình, đầu tư lập xưởng, nhà máy để thực hiện một số công đoạn cần thiết, thu
gom, đóng gói sản phẩm, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm,
nhất là xuất khẩu. Do vậy các doanh nghiệp này đóng vai trò quyết định trong
việc phát triển làng nghề.
Một số nơi đã xây dựng các khu công nghiệp làng nghề. Cácnghề, cáccông
đoạnsản xuất gây ô nhiễm môi trường được đưa vào khu công nghiệp làng nghề,
12


các công đoạnsản xuất nếu không gây ô nhiễm môi trường có thể làm tại các hộ
gia đình.
Tuy có nhiều loại hìnhsản xuất ở trong các làng nghề, nhưng hiện nay loại
hình thức hộ gia đình vẫn chiếm ưu thế.
1.1.3.6. Truyền nghề, phát triển nghề
Mỗilàng nghềđều có một người đầu tiên dạy nghề, truyền nghề cho làng,
sau này được dân làngthườnggọilà tổ nghề. Việc dạy nghề, trước đây chủ yếu
theo phương thức truyền nghề trong gia đình, trong làng, từ đời này sang đời
khác, ít được phổ biến ra ngoài. Vì vậy hầu hết các nghề chỉ được lưu truyền
trong phạm vi từng làng nghề. Ngày nay, được sự hỗ trợ củaNhà nước, với sự ra
đời của cácHTX thủ công nghiệp, các trung tâm dạy nghề thìcác làng nghềkhông
còn giữđược các bí quyết nghề nghiệpnhư trước nữa. Tuy vậy phương thức đào
tạo nghề hiện nayở các làng nghềchủ yếu vẫn theo lối truyền nghề kèm cặp, các
nghệ nhân đóng vai trò quan trọng.
1.1.4. Vai trò của làng nghề

1.1.4.1. Các làng nghề tạo ra khối lượng hàng hoá phong phú, đa
dạng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùngtrong nước và xuất khẩu
Với sốlượngngành nghề phong phú, đa dạng và vớisố lượng lớn các cơ sở,
các hộsản xuất nên các làng nghề đã tạo ra sản phẩm hàng hoá phong phú và đa
dạng về chủng loại, khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầusản xuất và tiêu dùngtrong
nước. Ngoài ra sản phẩm của các làng nghề còn đóng góp quan trọng làm tăng
kim ngạchxuất khẩu. Từ năm1996 đến nay kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của
nước ta tăng nhanh (bảng 1.1). Sản phẩm TCMN củanước tađã có mặtrất nhiều
nướctrên thế giới, đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, vượt
kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng khác.Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng
TCMN đạt 630,4 triệu USD. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN đạt
khoảng 750 triệu USD, tăng 19% so với năm 2006[19]. Khác với các sản phẩm
13


khác,giá trị thực thu xuất khẩu hàng TCMN trên thực tế rất cao (95-97%) do sản
xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước.Người ta tính toán rằng
tăng thêm giá trị xuất khẩu 1 triệu USD hàng TCMN tương đương với tăng giá trị
xuất khẩu 4,7 triệu USD hàng dệt may[19].
Bảng 1.1: Giá trị xuất khẩumột số mặt hàng thủ công mỹ nghệ (1996 – 2000)
Đơn vị tính: 1.000 USD
1996 1997
Năm
GTXK gốm sứ mỹ
22.784 51.072
nghệ
59
76
số nước mua
GTXK gỗ mỹ nghệ 71.390 62.340

40
35
số nước mua
7.196 22.839
GTXK hàng sơn mài,
khảm các loại
30
32
số nước mua
GTXK hàng mây tređan 37.017 55.029
56
71
số nước mua

1998
67.815

1999
86.378

2000
109.452

78
26.285
50
22.387

92
31.560

52
15.238

84
49.917
62
15.578

32
49.238
72

25
53.920
76

24
67.059
92

Nguồn: Tổng cục Thống kê.
1.1.4.2. Làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Làng nghề có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, TTCN
và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyểnlao động từsản xuất nông nghiệp
có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Sự phát
triển này đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó đã tạo ra nền kinh tế đa
dạng ở nông thôn, không chỉ có nông nghiệp thuần nhất mà còn có các ngành
TTCN, thương mại, dịch vụ. Sự phát triển lan toả của làng nghề đã mở rộng quy
mô địa bànsản xuất, thu hút nhiềulao động. Cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt

60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho nông nghiệp.Theo tính toán của
các chuyên gia kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo tỷ lệ 30-40-30 là hợp lý
(30% làm nông nghiệp,40% công nghiệp và 30% làm dịch vụ). Để đạt được cơ
cấu này thì cần phải đẩy mạnh phát triển làng nghề đểtạo việc làm tại chỗ là rất
cần thiết.
14


1.1.4.3. Làng nghề góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn, tạo bình đẳng về thu nhập cho phụ nữ
Sản xuất của làng nghề chủ yếu bằng phương pháp thủ công, không đòi hỏi
cao về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hay trình độ ngoại ngữ. Theo tính toán
của các nhà kinh tế, trong giá thành sản phẩm TCMN, lao động sống thường
chiếm tỷ cao (60- 65%) [37], xuất khẩu 1 triệu USD hàng TCMN thì thu hút
khoảng 3.500-4.000 lao động/năm [19]. Do đó phát triển làng nghề tạo việc làm
cho nhiều lao động. Trước hết là trong gia đình, trong làng xã, ngoài ra còn thu
hút được nhiều lao động từ các địa phương khác. Mặt khác, làng nghề phát triển
sẽ hình thành các nghề khác, các hoạt động dịch vụ liên quan, tạo thêm nhiều
việc làm mới, thu hút thêm nhiều lao động. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt
kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, an ninh trật tự, bởi vì hạn chế được vấn
đề di dân từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn ra thành thị. Theo PGS.TS.
Đặng Nguyên Anh (Viện Khoa học – Xã hội ViệtNam), 5 năm qua, cả nước có
486.500 người di cư, trong đó 57% di cư từ nông thôn ra thành thị. Riêng TP. Hồ
Chí Minh mỗi năm tiếp nhận thêm khoảng 240.000 người, còn Hà Nội tỷ lệ
người nhập cư khoảng 9-10% dân số.
Dân số nước ta hiện naykhoảng84 triệu người, đứng thứ 13 trênthế giới. Mật
độ dân số là 254 người/km2, cao gần gấp đôi so với Trung Quốc (136 người/km2),
gấp trên 10 lần so với các nước phát triển. Theo Liênhợpquốc, để cuộc sống thuận
lợi, mật độ bình quân chỉ nên có từ 35-40người/km2.Như vậy, mật độ dân số của
nước ta gấp khoảng 6-7 lầntỷ lệ này [21]. Lao động nông nghiệp nước ta chiếm

khoảng 60% dân số[43], tỷ lệ thất nghiệp cao (6,5%)[3]. Đất canh tác bình quân
đầu người thấp (800m2), ở miền Bắc chỉ cònkhoảng500m2. Hầu hết các vùng quê
đều dư thừalao động, có nơi dư thừa từ 27 – 40%[41]. Mặt khácquá trình CNH,
diện tích đất nông nghiệpbị thu hồi nhiều (Từ1995-2005 trung bình mỗi năm cả
nước mất khoảng 50.000 ha đất nông nghiệp cho các nhu cầu phi nông nghiệp).
Những vấn đề trên dẫn đến đời sốngcủanông dân nghèo, khoảng cách chênh lệch
nông thôn và thành thị có xu hướng gia tăng. Vì vậy, vấn đề tạo việc làm cholao
động nông thôn, nông dân nói riêng là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của nước ta. Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản năm 2006 cho biết làng nghề đã thuhút một lượng lao động lớn với256.000 hộ
tham gia thường xuyên, với số lao động là 655.000 người[44].
Phát triển làng nghề còn có ý nghĩakhác là góp phântạo ra bình đẳng cho phụ
nữ.Phụ nữnước tachiếm 49% lực lượng lao động, nhưng chỉ 26% là có công việc
chính trong lĩnh vực làm công ăn lương (ở nam giới là 41%). Phát triển ngành nghề
15


nông thôn đã thu hút được số lượng lớn phụ nữ với thu nhập ổn định, góp phânnâng
cao vị thế của phụ nữ[38, tr.62].
1.1.4.4. Làng nghề góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho nhân dân và xây dựng nông thôn mới
Thu nhập bình quân củalao động nghề phi nông nghiệp cao hơn khoảng 34 lần thu nhập củalao động nông nghiệp; thu nhập củalao động ở đô thị cao hơn
khoảng 3,7 lần so vớilao động ở nông thôn[41, tr.3-10]. Từ đó ta thấy rằng phát
triển làng nghề sẽ tạo điều kiện để giảm dần khoảng cách chênh lệch thu nhập
giữa thành thị và nông thôn.ở những nơi có làng nghề phát triển tỉ lệ hộ khá và
giàu thường cao hơn, tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn hẳn so với những vùng thuần tuýsản
xuất nông nghiệp.
Phát triển làng nghề cùng với việc tăng thu nhập tạo điều kiện nâng cao
đời sống của người dân, không chỉ vật chất mà cả văn hoá, tinh thần. Đồng thời
khi nghề nghiệp phát triển đến một mức độ nào đó thì xuất hiện các hình thức

văn hoá gắn với nghề nhưcácbài hát, bài vè về nghề nghiệp, kinh nghiệm làm
nghề, các tục thờ tổ nghề, hội nghề,…Ngược lại, làng nghềphát triển, thu nhập
được nâng cao thì người dân có điều kiện để tổ chức các hoạt động văn hoá. Trong
các làng nghề, cùng với sự đổi mới về kinh tế, văn hoá của nhân dân là quá trình
xây dựng và đổi mới nông thôn theo hướng HĐH.
1.1.4.5. Thu hút vốn nhàn rỗi và tận dụng nguồn lực trong nhân dân
Khác vớisản xuất công nghiệp và một số ngành khác,sản xuất của các hộ ở
làng nghề đa sốkhông đòi hỏi số vốn đầu tư lớn mà chủ yếu quy mô nhỏ, cơ cấu
vốn vàlao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồn lực
vật chất của các gia đình(bảng 1.2).
Bảng1.2: Vốn đầu tư ban đầu cho một chỗ làm việc ở các làng nghề
TT
1
2
3
4
5

Nghềsản xuất
Thêu ren
Mây giang đan
Dệt đũi
Làm bánh đa nem, bún
Mộc

Vốn đầu
tư toàn
bộ (Tr.
đồng)
0,5

0,2
4,5
1,5
5,8

Trong đó
thiết bị
(Tr.
đồng)
0,2
0,12
1,5
1
4

Nguyên
liệu
(Tr.
đồng)
0,3
0,08
3
0.5
1,8

Số lao
VĐT ban
động
đầu/lao
(lao

động
động)
1
0,5
1
0,2
3
1,5
2
0,75
3
1,9

Nguồn: Trung tâm Dân số và nguồn lao động ViệtNam (1997).
16


Vào những năm 90 của thế kỷ XX, đầu tư cho một chỗ làm việc ở DNTN
từ 5-10 triệu đồng, trong khi đầutư cho 1 chỗ làm việc ở làng nghề chỉ khoảng 1
triệu đồng. Bình quân vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn ít
hơn 5 lần, đầu tư cho mộtlao động ít hơn 3 lần so với chỉ tiêu tương ứng của các
doanh nghiệp nhỏ ở thành thị[8, tr.90]. Vốn kinh doanh bình quân của một doanh
nghiệp là 1.035,9 triệu đồng, của một hộ chuyên nghề là 20,56 triệu đồng và của
một hộ nông nghiệp kiêm nghề là 9,18 triệu đông.sản xuất ở các làng nghề với rất
nhiều hộ gia đình đã huy động được một lượng vốn không nhỏ.
Các làng nghề còn tiết kiệm được các chi phí khác như chi phí xây dựng cơ
bản vì đầu tư cho công việc xây dựng nhà xưởng, kho tàng, đường sá,… được
giảm đến mức thấp nhất vì các hộsản xuất tận dụng các diện tích sẵn có trong gia
đình (nhà ở, sân, vườn,…) và trong làng đề làm nơisản xuất, bảo quản. Ngoài ra
các hộsản xuất còn huy động vốn thông qua việc vay mượn nhau trong gia đình,

họ hàng, làng xóm, bạn bè,… thông qua nhiều hình thức rất linh hoạt. Năm
2006ước tính tổng vốn tích luỹ hiện có của các hộ nông thôn khoảng 90.000 tỷ
đồng. Đây là khoản tiền nhàn rỗi khá lớn, cần có các biện pháp và chính sách
thích hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi này phục vụ cho phát triển kinh tế –
xã hội của đất nước [44].
1.1.4.6. Làng nghề thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, thay đổi bộ
mặt nông thôn
Làng nghề phát triển có nhu cầu xây dựng nhà xưởng, đường sá, hệ thống
cấp điện, nước, bưu điện… Ngược lại làng nghề phát triển, người dân có thu
nhập cao, có điều kiện đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời người dân
có nhu cầu và điều kiện trao đổi hàng hoá, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt, xây
dựng nhà cửa và do đó hình thành trung tâm giao lưu buôn bán. Những trung tâm
này ngày càng đựơc mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông
thôn.
1.1.4.7. Làng nghề góp phần bảo tồn và giữ gìn bản sắc vănhoá dân
tộc, phát triển du lịch
“Mỗi một làng nghề là một địa chỉ văn hoá, nó phản ánh nét văn hoá độc
đáo của từng địa phương, từng vùng” [15]. Nét văn hoá của làng nghề thể hiện
qua các nét độc đáo của từng sản phẩm, các lễ hội, các phong tục tập quáncủa
làng nghề. Đặc biệt làởcác làng nghề truyền thống, các sản phẩm được làm bằng
bàn taytài hoacủa các nghệ nhân, thợ giỏi, với các nguyên liệu, phong cách Việt
Nam, được lưu giữ và phát triển qua các thế hệ,trở thành các sản phẩm truyền
thống, không chỉthể hiện nét văn hoáriêngcủa từng địa phươngmà cònlà nét văn
17


hoá của Việt Nam. Ngoài ra, tại các làng nghề truyền thống thường tổ chứclễ
cúng tổ nghề để tưởng nhớ các vị tổ nghề đã có công mang nghề và truyền nghề
về cho làng. Đây là lễ hội có nhiều ý nghĩa, mang nhiều nét văn hoá dân gian, rất
được các làng nghề coi trọng.Đồng thời, điều kiện kinh tế được nâng lên, các

làng nghềcó điều kiệntổ chức nhiều hoạt động văn hoá dân gian khác, tổ chức các
cuộc thinhư thi tay nghề, các cuộc thi gắn với nghề.
Do cáclàng nghề truyền thống là nơi kết tinh và phát triển các giá trị văn
hoá, văn minh lâu đời của dân tộc, ngày càng có sức hấp dẫn lớn đối với du
khách trong nước và quốc tế. Du lịch làng nghề là một sản phẩm mới, trong
những năm gần đây đang có xu thế phát triển mạnh mẽ, như làng gốm Bát
Tràng, khách du lịchđến đâycó thể tham quan nơisản xuất, vẽ thử lên đồ gốm
sứ,...
1.1.5. Các mặt hạn chế của làng nghề
Bên cạnh những vai trò to lớn, sự phát triển làng nghề cũng có những hạn
chế. Đó là:
Thứ nhất, phát triển làng nghề là phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế cá
thể, kinh tế tư nhân, bị giới hạn bởi diện tích đất đai, vốn đầu tư nênhạn chếkhả
năngáp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vàosản xuất, năng suấtlao động
không cao.
Thứ hai,phát triển làng nghề sẽ làm tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các
tầng lớp nhân dân ở nông thôn.Mức chênh lệch thu nhập giữa nhóm thu nhập cao
nhất và thấp nhất ngày càng tăng, năm 2002 là 6 lần, năm 2006 tăng lên 6,5
lần[44].
Thứ ba, phát triển làng nghề tác động xấu tới môi trường sinh thái, cảnh quan.
Hầu hết các làng nghề ở nước tađều ô nhiễm môi trường.Tỷ lệ làng nghề sử
dụng thiết bị xử lý nước, chất thải độc hạinăm 2006mới chiếm 4,1%[44].
Thứ tư, do tính chấtsản xuất phân tántheo mô hình hộ gia đình,nênviệc chỉ
đạo, giám sát, quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước gặp nhiều khó khăn, dẫn
đến tình trạng thất thu thuế từ các làng nghề.
Thứ năm,do phát triển kinh tế hộ gia đình, vì lợi nhuận nêndẫn đếnhiện
tượng tranh giành đất đai, tài sản trong nội bộ gia đình, anh em, họ hàng, làng
xóm, vi phạm pháp luật gia tăng. Mặt khác,còndẫn đến tệ nạn xã hộinhư nghiện
hút, gái mại dâm, cờ bạclàmsuy đồi đạo đức của thế hệ trẻ, tác động tới tư duy,
lối sống pha trộn, lai căng làm tổn hại tới phong tục tập quán, thuần phong mĩ

tục.
Thứ sáu, vì mục tiêu cá nhân là lợi nhuận, nhiều nơi làm dối, làm ẩu, làm
hàng giả và có xu hướng gia tăng.
18


Thứbảy, trong làng nghề ngườilao động thường làm việc từ 10 - 12 tiếng
trong ngày, trong điều kiện diện tích chật hẹp, mức ô nhiễm cao, điều kiện phòng
chống cháy nổ, an toànlao động cho ngườilao động thấp, trong khi thiếu hiểu biết
về nghề nghiệp, do đó sức khỏe suy giảm nhanh, tai nạn xảy ra hàng ngày...Các yếu
tố trên tác động trực tiếp và thường xuyên tới ngườilao động và dân cư trong làng.
Các loại bệnh thần kinh, đường hô hấp, đường tiêu hóa... chiếm tỷ lệ trên 60% tổng
số dân cư trong khu vực làng nghề.
1.2. Những nhân tố tác độngđếnphát triển làng nghề trong nền kinh tế thị
trường

Phát triển làng nghề chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Sau đây là một số
nhân tố chủ yếu:
1.2.1. Nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trườnglà nhân tố chủ yếu tác động đến sự hình thành, tồn tại và
phát triển làng nghề. Bởi vì sản phẩm làng nghề là hàng hoá,do đóphải được thị
trường chấp nhận thì mới tiêu thụ được.Trước hết, nhu cầu thị trường làm xuất
hiện nghềvàtừđó dần dầnhình thành nên làng nghề. Đối với cáclàng nghề,nhu
cầu thị trường thay đổiyêu cầusản phẩm làng nghề thay đổi phù hợp. Điều này
buộc các làng nghề phảithay đổichủng loạisản phẩm hoặcthay đổimẫu
mã,nângcao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và phải nâng cao
sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.Nhu cầu thị trường
càng lớn,càngbền vững thì việc sản xuất của các làng nghề càng ổn định và bền
vững. Làng nghề nào thích ứng với sự biến động của thị trường thì tồn tại và phát
triển. Ngược lại làng nghề nào không đáp ứng được sự thay đổi của nhu cầu thị

trường thì sẽ không tồn tại được.
Trong thời gian qua,mặc dùthị trường có nhiều biến động nhưng nhiều làng
nghề vẫn phát triển tốt do thay đổisản phẩmphù hợp với sự biến động của thị
trường. Bên cạnh đó có những làng nghềsản phẩm không còn phù hợp với thị
trường, không thay đổi kịp với sự biến động của thị trường nên bị mai một dần,
có làng bị mất đi.

19


1.2.2. Sức ép kinh tế
Nguồn sống chủ yếu của người dân ở nông thôn là thu nhập từ nông
nghiệp.Nhiều nơi do đất chật, người đônghoặc do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
màthu nhập từ nông nghiệp thấp, không đảm bảo nhu cầu cuộc sống,do đóbắt
buộc người dân phải tìm kiếmcác ngànhnghềphi nông nghiệpđểcó thu nhập thêm.
Trong quá trình đó họ đã lựa chọn được ngành nghề phù hợpvà dần dần hình
thành nên làng nghề. Nhiều làng nghề tồn tại và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay
đều có mật độ dân số cao, diện tích canh tác nông nghiệpbình quânđầu người
thấp, như làng Ninh Hiệp, làng Đồng Kỵ, làng tranh dân gian Đông Hồ... Vùng
ĐBSH trở thành nơi xuất hiện sớm nhất, tập trung nhất các làng nghề có lẽ chính
sức ép kinh tế.
1.2.3. Vị trí địa lý
Số liệu thống kê cho thấy hầu hết các làng nghề phát triển đều nằm ở vị trí
thuận lợi về giao thông hoặc gần nguồn nguyên liệu. Những vị trí như vậy thuận
tiện trong chuyên chở nguyên vật liệu, trao đổi và buôn bán sản phẩm,... Đặc biệt
là trước kia, do điều kiện về giao thông chưa phát triển thì yếu tố “bến sông bãi
chợ” luôn đóng vai trò chính trong việc vận chuyển, buôn bán của làng nghề.
Nhiều làng nghề hình thành trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương
như gốm Hương Canh, Thổ Hà...
1.2.4. Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng gồm hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, nước, thông
tin, y tế, giáo dục, điều kiện sinh hoạt,... ảnh hưởng rất lớn tới phát triển làng
nghề. Giao thônglà yếu tố ảnh hưởng lớn nhất. Giao thông phát triểntạo điều
kiệnđể làng nghềgiao lưu, vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm... thuận tiện
hơn.Hệ thống cung cấp điện đảm bảo cho các làng nghề sử dụng các thiết bị, máy
móc trong sản xuất vàphục vụđời sống. Hệ thống thông tin liên lạc tạo điều kiện
cho các làng nghề trao đổi, quảng bá sản phẩm trong nước và quốc tế. Đặc biệt
20


ngày nay trong nền kinh tế thị trường, trong xu thế hội nhập với kinh tế thế giới
thì sự phát triển của hệ thống thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng để nắm
bắt được nhu cầu của thị trường, để giao dịch, buôn bán,... Ngoài ra hệ thống xử
lý rác thải, y tế, giáo dục,... tạo điều kiện cho làng nghề phát triển.
1.2.5. Truyền thống làm nghề
Mỗi làng nghề truyền thống đều có những kinh nghiệm, kỹ thuật, thói quen
nghề nghiệp, bí quyết riêng trong sản xuất, kinh doanh. Nhữngkinh nghiệm, kỹ
thuật, thói quen nghề nghiệp, bí quyếtnàytạo nên nét độc đáo riêng của từng làng
nghề vànằm trong tay các nghệ nhân, thợ giỏi, đượctruyền từ đời này sang đời
khác để lưu giữ và phát triển nghề truyền thống tại địa phương.Những yếu tố
truyền thốnggiúp cho làng nghềgiữ được những bí mật nghề nghiệp, làm cho sản
phẩm của làng nghề có tính độc đáo, mang đặc trưng riêng của từng làng nghề.
Do đó nólà nhân tố có vai trò quan trọng trọng việc duy trì và phát triểncủa
riênglàng nghề. Trong thực tế phát triểnnghề hiện nay đội ngũ nghệ nhân đóng vai
trò rất quan trong trong việc truyền nghề lại cho các thế hệ kế tiếp. Tuy nhiên nhântố
này lại cản trở việc phát triển nghề sang các địa phương khác, hạn chế việc mở
mang phát triển làng nghề.
1.2.6. Vốn phát triển sản xuất
Trong bất kỳ quá trìnhsản xuất kinh doanh nào, vốn là yếu tốkhông thể
thiếu được. Có vốn thì làng nghề mới có điều kiện đầu tư đổi mới máy móc, thiết

bị, công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, có điều kiện đào tạo
nâng cao kỹ năng của người lao động, quảng cáo sản phẩm, xây dựng thương
hiệu,...
Thông thường vốn của các hộsản xuất ở các làng nghề chủ yếu là vốn tự có
do chính các hộ tự tích luỹ, hoặc vay mượn của anh em, bạn bè. Do đó lượng vốn
thường nhỏ, không đáp ứng được nhu cầusản xuất, đặc biệt là mở rộng thị
trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Ngày nay nhờ những chủ trương
21


của Đảng và Nhà nước, các cơ chế chính sách về tài chính, tín dụng đã có nhiều
thay đổi tạo điều kiện cho các cơ sở, các hộsản xuất trong các làng nghề vay vốn
tạo điều kiện cho các làng nghề phát triểnsản xuất.
1.2.7. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Đây là yếu tố quan trọng, không chỉ để làng nghề phát triển mà còn để làng
nghề phát triển bền vững. Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp
với quy luật khách quan thì sẽ thúc đẩy làng nghề phát triển, ngược lại thì hạn
chế sự phát triển của làng nghề.Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nướcmột mặt hỗ trợ, khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tưsản xuất, áp dụng
các công nghệ hiện đại vàosản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác đảm
bảo làng nghề phát triển theo đúng quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo môi trường.
Nhà nước xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề, ban hành các
chính sách khuyến khích phát triểnnhư hỗ trợ vay vốn ưu đãi, đền bù đất đai, đào
tạo lao động, thuế,... Mặt khác,sựtổ chức, quản lý của Nhà nướctạo điều kiện
cholàng nghềphát triển bền vững, hạn chếgây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây
hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, văn hoá, xã hội, làm thất thu thuế. Không có sự
quản lý của Nhà nước, làng nghề tự do cạnh tranh không lành mạnh, chẳng
những không phát triển mà còn kìm hãm sự phát triển, không nâng cao được
năng lực cạnh tranh của làng nghề với thị trường trong và ngoài nước...
Trước đổi mới, chúng ta không chú ý phát triển kinh tế tư nhân nên các

làng nghề theo nghĩa là các đơn vị kinh tế độc lập đã chuyển thành các HTX
TTCN hoặc các tổ hợp tác, các đội ngành nghề trong các HTXsản xuất nông
nghiệp. Các HTX này với trình độ quản lý yếu kém đã làm cho các làng nghề
không phát triển được,... Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu một bước
ngoặt trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Các chủ trương, chính sách đổi
mới của Đảng và Nhà nước đã khuyến khích phát triển kinh tế nói chung và làng
nghề nói riêng. Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, làng nghề
luôn giữ một vị trí quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, đề cập
nhiều qua các kỳ Đại hội. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã xác định: "Phát triển các ngành nghề, làng nghề và các ngành nghề mới bao
22


gồm tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu..." [12, tr.45].
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh: "Phát triển mạnh
công nghiệp và dịch vụ nông thôn, hình thành các khu vực tập trung công nghiệp,
các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường xuất khẩu..."
[13, tr.172]. Nhà nước đã ban hành nhiều luật pháp và chính sách liên quan đến
phát triển làng nghề như Luật Đất đai, Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... các chính sách tín dụng, chính sách đầu tư,... Đặc
biệt là Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ
tướng Chính phủ "về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông
thôn" và Nghị định 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 7 năm 2006
về "Phát triển ngành nghề nông thôn" (phụ lục 1). Nhờ những chủ trương chính
sách đó làng nghề đã có bước phát triển mới. Tốc độ tăng bình quân số hộ và cơ
sở ngành nghề nông thôn hàng năm là 8,9-9,8%/năm. Theo tiêu chí làng có 20%
số hộ tham gia ngành nghề nông thôn thì cả nước có 2.017 làng nghề, thu hút trên
11 triệu lao động, chiếm 29,5% tổng số lao động tại các làng nghề. Một số làng
nghề có thể thu hút đến trên 60% tổng số lao động của địa phương vào các hoạt
độngsản xuất phi nông nghiệp [3].

Tuy vậy, các chính sách của Nhà nước đối với làng nghề còn ít, ban hành
quá chậm. Một số chính sách hiệu quả chưa cao, nội dung chưa hợp với thực
tế.Nhiều địa phương đã có những chính sách riêng khuyến khích phát triển làng
nghề.
Trên đây là một số nhân tố chủ yếu. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển các làng nghề trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó có những nhân
tố tạo điều kiện tốt, nhưng có những nhân tố tác động xấu, ngay cả trong từng
nhân tố cũng có mặt tác động tốt, mặt tác động xấu.
1.3. Kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số tỉnh

1.3.1. Tỉnh Thái Bình
Đến nay, tất cả 285 xã, phường, thị trấncủa Thái Bìnhđều có hoạt động
ngành nghề, trong đó 125 xã có làng nghề truyền thống như dệt vải, đan chiếu,
làm hàng mây tre, thêu ren,... tồn tại từ lâu đời, xen kẽ với những làng có nghề
mới du nhập như đan túi sợi,sản xuất lưỡi câu, đan lưới ni lông, chiếu trúc, đá mỹ
nghệ... Số làng nghề tăng từng năm, đến năm 2007 toàn tỉnh210 làng nghề (theo
số liệu của Sở Công Thương Thái Bình). Năm 2001,GTSX công nghiệpcủa các
23


làng nghề đạt 900 tỷ đồng, chiếm 30% trong GTSX công nghiệp của tỉnh, năm
2007 đãtăng lên 35%. Hoạt động nghề và làng nghề đã tạo việc làm cho hơn
163.000 người, thu nhập ổn định từ 450.000 - 500.000 đồng/người/tháng.Đã
xuất hiện hàng trămdoanh nghiệp trong các làng nghề. Việcphát triển làng nghề
đãgóp phầnlàm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng tích
cực. Năm 2000, cơ cấu kinh tếcủa tỉnh lànông nghiệp 53%, công nghiệp - xây
dựng 14,75%, thương mại, dịch vụvà 31,5%, đến năm 2006tương ứng là 40%,
25,59% và 34,5%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2000 là 3,19%, đến năm
2007tăng lên11,51% [22].
Để khuyến khích phát triển làng nghề, tỉnh Thái Bìnhđã thực hiện một số

giải pháp:
- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho ngườilao động, khuyến khích tư
nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân.
- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thông thoáng để tạo nên sức
hút đầu tư, lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có công nghệ phù hợp
với khả năng, trình độ của ngườilao động
- Thông qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào phát
triển kinh tế như: Cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệmsản xuất, chuyển giao kỹ
thuật, công nghệ mới...
1.3.2. Tỉnh Bắc Ninh
Làng nghề ở Bắc Ninh hình thành và phát triển từ lâu đời, hoạt động ở hầu
hết các ngành kinh tế chủ yếu. GTSX của các làng nghềtăng nhanh,luôn chiếm từ
75-80%GTSX công nghiệp ngoài quốc doanh và khoảng 30% GTSX công
nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.Đến năm 2004 tỉnh đã quy hoạch và đầu tư xây
dựng 21cụm công nghiệp làng nghề. Hiện nay, toàn tỉnh có 62 làng nghề và đặc
biệt là có những làng nghề phát triển rất mạnh như làng nghềsản xuất sắt thép Đa
Hội và Trịnh Xá (xã Châu Khê, Từ Sơn), làng nghềsản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng
Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn), xã Phong Khê.
Để phát triển làng nghề, Bắc Ninh đã có một số giải pháp:
24


- Sau ngày tái lập tỉnh, Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã ban hành nhiều nghị quyết chỉ
đạo việc xây dựng, phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN như: Nghị quyết 04NQ/TU về phát triển làng nghề TTCN (1998); Nghị quyết số 12-NQ/TU về:
“Xây dựng và phát triển khucông nghiệp, cụmcông nghiệp - TTCN”(2000), Nghị
quyết 02-NQ/TU về xây dựng và phát triển KCN, cụm công nghiệp đa nghề và
làng nghề (5-2001),Nghị quyết về đưa khoa học công nghệ hiện đại vàosản xuất
TTCN (năm 2002);... UBND tỉnh cóQuyết định 87/2004/QĐ-UB về quy chế
quản lý, sử dụng quỹ khuyến công ...
- Quy hoạch tạo mặt bằng chosản xuất, xây dựng mô hình khu công nghiệp

làng nghề đạt tiêu chuẩn môi trường. Khuyến khích phát triển cáccụm công
nghiệp làng nghề và đa nghề nhằm quy hoạch lại các cơ sởsản xuất, nâng lên quy
mô lớn. Tỉnh đã có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầutưsản xuất trong
khu công nghiệp: miễn tiền thuế đất trong 10 năm liền và giảm 50% cho những năm
tiếp theo hoặc được miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được xét hỗ trợ thêm
10-30% giá trị đền bù thiệt hại về đất (nếu có).
- Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các cơ sởsản xuất
công nghiệp (Quyết định số 60/2001/QĐ-UB ngày 26 tháng 6 năm 2001 và Quyết
định số 104/2002/QĐ-UB ngày 30 tháng 8 năm 2002 của UBND tỉnh).
- Ưu tiên sử dụng quỹ khuyến công cho các cơ sởsản xuất trong các làng
nghề, nhất là chương trình nhân cấy nghề mới. Thực hiện nhiều chương trình hỗ
trợ cho các làng nghề về các lĩnh vực như vốn, thị trường, khoa học công nghệ,
đào tạo nguồn nhân lực...
- Thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo
Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đáp ứng được nhu
cầu vay vốn của các doanh nghiệp, hộsản xuất trong các làng nghề đối với thế chấp
không đủ điều kiện theo yêu cầu của các ngân hàng thương mại nhà nước.
- Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề đổi mới thiết bị công nghệ,
kết hợp cổ truyền với hiện đại và đã thực hiện hơn 10 chương trình với vốn vay
từ nguồn vốn khoa học công nghệ từ ngân sách[40, tr.280-28].
- Thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp
theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sởsản xuất với nhau,
giữa ngườisản xuất, cung ứng nguyên liệu với những người chế biến, tiêu thụ để
thống nhất định hướngsản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tránh cạnh tranh không lành
mạnh gây khủng hoảng thừa, thiếu, sốt giá.
- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ trung ương và các tổ chức nước ngoài, huy
động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nước hỗ trợ các chương trình,
25



×