Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Khảo sát thực trạng hoạt động của hệ thống bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh hủa phăn nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

SING KHAM TONGNAMAVONG

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG BÁN LẺ THUỐC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HỦA PHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

SING KHAM TONGNAMAVONG

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG BÁN LẺ THUỐC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HỦA PHĂN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN
CHỦ NHÂN DÂN LÀO NĂM 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


Chuyên ngành: Tổ chức quản lý kinh tế dược
Mã số: 60720412

Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Nguyến Thanh Bình

HÀ NỘI 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài luận văn Thạc Sĩ Dược học,
em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học, các bộ môn và
các thấy cô giáo Trường Đại Học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện, giảng dạy và
truyền đạt rất nhiều kiến thức chuyên môn cho em tại trường.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Thanh Bình, là
thầy trực tiếp hướng dẫn em làm luận văn, đã tận tình hướng dẫn chu đáo trong
suốt quá trình nghiên cứu để em có được kết quả này.
Em xin chân thành cảm ơn tới Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Sở Y tế
tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được
nâng cao trình độ học vấn
Xin cảm ơn tới Nhà nước Việt Nam, người dân quý mến Việt Nam đã
giành cho em những tấm lòng ấm áp nhất, giúp tôi chia sẻ những khó khan,
những thách thức trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bố mẹ và bạn bè luân là
những người bên cạnh khích lệ, động viên tôi để có được thành công Luận văn
tốt nghiệp này.

Ngày

3 tháng 4 năm 2017


Học viên cao học khóa 20

Sing Kham TONGNAMAVONG


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………1
Chương I: TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................. 3
1.2. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN THẾ GIỚI ..................... 5
1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC CUNG ỨNG THUỐC CHO
CỘNG ĐỒNG .................................................................................................. 7
1.4. HỆ THỐNG BÁN LẺ THUỐC TẠI NƯỚC CHDCND LÀO ................... 9
1.4.1. Một số đặc điểm chung về thị trường dược phẩm ................................ 9
1.4.2. Một số quy định hành nghề bán lẻ thuốc tại CHDCND Lào .............. 11
1.4.3. Một số quy định về điều kiện và phạm vi hoạt động của CSBL ......... 12
1.4.4. Mô hình mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng ........................... 14
1.4.5. Vị trí, vai trò của cơ sở bán lẻ thuốc .................................................. 15
1.4.6. Hệ thống bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng ...................... 16
1.5. VÀI NÉT ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG Y TẾ
TỈNH HỦA PHĂN...................................................................................... 17
1.5.1. Đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế - xã hội ............................................... 17
1.5.2. Đặc điểm về hệ thống y tế…………………………………………18
1.5.3. Hệ thống mạng lưới bán lẻ thuốc tại tỉnh Hủa Phăn ........................... 20
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 21
2.2.1. Biến số nghiên cứu ............................................................................ 21
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 27



2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 28
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ................................................................................. 28
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu .................................................................. 29
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 31
3.1. PHÂN BỐ CÁC CSBL THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HỦA PHĂN .. 31
3.1.1. Các loại hình bán lẻ thuốc ................................................................. 31
3.1.2. Sự phân bố của các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn ........................... 33
3.1.3. Sự phân bố cơ sở bán lẻ thuốc so với dân số và diện tích trên địa bàn35
3.1.3.1. Sự phân bố cơ sở bán lẻ thuốc so với dân số……………………………36
3.1.3.2. Sự phân bố cơ sở bán lẻ so với diện tích và bán kính……………………37
1.3.2.3. Sự phân bố các cơ sở bán lẻ thuốc theo khu dân cư ........................ 39
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC ........... 42
3.2.1. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị...................................................... 42
3.2.2. Tài liệu tra cứu và một số văn bản hành nghề .................................... 46
3.2.3. Phạm vi hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc ................................... 48
3.2.4. Về nhân sự của các cơ sở bán lẻ thuốc............................................... 51
3.2.5. Thuốc không đảm bảo chất lượng thuốc ............................................ 55
Chương IV: BÀN LUẬN ........................................................................................ 59
4.1. BẢN LUẬN VỀ SỰ PHÂN BỐ MẠNG LƯỚI BÁN LẺ THUỐC TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HỦA PHĂN NĂM 2016 ..................................................... 59
4.2. VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ BÁN LẺ THUỐC ..... 65
4.2.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị .......................................................... 65
4.2.2. Tài liệu tra cứu và văn bản hành nghề ............................................... 67


4.2.3. Phạm vi hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ thuốc ................. 67
4.2.4. Thực hiện quy chế chuyên môn ......................................................... 68
4.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 72

1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 72
1.1. Sự phân bố các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn ........................................ 72
1.2. Hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc ...................................................... 72
2. KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………73
2.1. Với cơ quan QLNN ................................................................................. 73
2.2. Với các cơ sở bán lẻ thuốc ....................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 74


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Các chỉ tiêu đánh giá phân bố điểm bán lẻ thuốc ................................... 9
Bảng 2: Số cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân cả nước từ năm 2009 – 2013 [22] .......... 10
Bảng 3: Biểu diễn dân số và diện tích trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn.................... 18
Bảng 4: Các biến số của vấn đề nghiên cứu ...................................................... 21
Bảng 5: Công thức tính toán kết quả.................................................................. 29
Bảng 6: Các loại hình cơ sở bán lẻ thuốc tại tỉnh Hủa Phăn năm 2016 ............. 31
Bảng 7: Phân loại nhà thuốc theo các cấp độ trong năm 2016 .......................... 32
Bảng 8: Sự phân bố các cơ sở bán lẻ thuốc theo huyện..................................... 33
Bảng 9: Sự phân bố cơ sở bán lẻ thuốc so với số dân ........................................ 35
Bảng 10: Sự phân bố cơ sở bán lẻ thuốc só với diện tích và bán kính ................ 37
Bảng 11: Các cơ sở bán lẻ trên địa bàn cụm làng xóm....................................... 39
Bảng 12: Phân biệt số cụm đã có CSBL và số cụm chưa có CSBL .................... 40
Bảng 13: Kết quả kiểm tra về cơ sở vật chất ...................................................... 42
Bảng 14: Trang thiết bị bảo quản thuốc của các CSBL năm 2016 ..................... 43
Bảng 15: Trang thiết bị duy trì và theo dõi nhiệt độ phòng ................................ 45
Bảng 16: Tài liệu tra cứu và một số văn bản hành nghề………………………48
Bảng 17 : Phấn tích sai phạm về tài liệu tra cứu và văn bản hành nghề theo loại
hình bán lẻ thuốc………………………………………………………………49
Bảng 18 : Phạm vi hoạt động kinh doanh của các CSBL thuốc ......................... 49
Bảng 19 : Phân tích sai phạm về phạm vi hoạt đông kinh doanh theo loại hình

bán lẻ thuốc……………………………………………………………………50
Bảng 20 : Sự có mặt của chủ nhà thuốc tại CSBL thuốc. ................................... 51
Bảng 21 : Thực hiện quy chế chuyên môn của các CSBL thuốc……………….53


Bảng 22 : Phân tích sai phạm về thực hiện quy chế chuyên môn của các loại hình
bán lẻ thuốc……………………………………………………………………..54
Bảng 23 : Thuốc giả, thuốc kém phẩm chất và thuốc quá hạn sử dụng………..56
Bảng 24 : Ty lệ thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu ............................... 57
Bảng 25 : Thuốc có số đăng ký của cục quản lý dược….………………………58


MỤC LỤC HÌNH
Hình 1:Biểu đồ biểu diễn sự phát triển các nhà thuốc của cả nước từ năm 2009
-2013……………………………………………………………………………………11
Hình 2: Mô hình mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng tại Lào…………15
Hình 3: mạng lưới cung ưng thuốc tại tỉnh Xiêng Khoảng ................................ 17
Hình 4: Bản đồ tỉnh Hủa Phăn ......................................................................... 18
Hình 5: Bản đồ hệ thống y tế tỉnh Hủa Phăn ..................................................... 19
Hình 6: Sơ đồ hệ thống mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn ..... 20
Hình 7: Loại hình bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn năm 2016............. 31
Hình 8: phân loại nhà thuốc theo cấp độ .......................................................... 32
Hình 9: Sự phân bố các cơ sở bán lẻ thuốc theo địa bàn huyện…………………35
Hình 10: Loại hình CSBL bị sai phạm do không đạt về trang thiết bị bảo
quản......................................................................................................................44
Hình 11 : Trang thiết bị duy trì và theo dõi nhiệt độ phòng bán thuốc…………45
Hình 12 : Loại hình bán lẻ bị sai phạm do không có trang thiết bị duy trì và theo
dõi nhiệt độ, độ ẩm ............................................................................................ 46
Hình 13: Biểu đồ về tài liệu tra cứu và một số văn bản hành nghề .................... 47
Hình 14 : Biểu đồ phạm vi hoạt đọng kinh doanh của các cơ sở bán lẻ thuốc ... 49

Hình 15 : Sự vắng mặt của chủ nhà thuốc theo các cấp nhà thuốc .................... 52
Hình 16 : Thực hiện quy chế chuyên môn…………………………………………..54
Hình 17 : Biểu diễn loại hình bán lẻ thuốc bị sai phạm về quy chế chuyên
môn………………………………………………………………………………………55
Hình 18 : Biểu đồ thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu .......................... 57
Hình 19: Biểu đồ phân biệt thuốc có số đăng ký và không có số đăng ký ........ 58


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

TIẾNG ANH

WHO

Word Health

Tổ chức Y tế Thế giới

Organisation
CHDCND

Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân

XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa

BYT


Bộ y tế

QH

Quốc hội

CQLD

Cục quản lý dược

CSBL

Cơ sở bán lẻ

KD

Kinh doanh

CL

Chất lượng

NT

Nhà thuốc

TT TYT

Tủ thuốc trạm y tế


ĐL BLT

Đại lý bán lẻ thuốc

TTY

Thuốc thiết yếu

TDKMM

Tác dụng không mong muốn



ĐẶT VẤN ĐỀ
Lào là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á khí hậu nhiệt đới, đồng
thời cũng là một nước trong giai đoạn đang phát triển, tình hình bệnh tật ngày
càng phức tạp, nhiều dịch bệnh, đặc biệt tỉnh Hủa Phăn là một tỉnh thuộc khu
vực miền Bắc của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào đất đai nhiều núi, khí
hậu hơi lạnh và thường xuyên thay đổi, có biên giới giáp với nước XHCN Việt
Nam kéo dài từ các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa cho đến Sơn La. Người dân
chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Theo
đường lối chính sách cuộc hội họp lần thứ VIII của Đảng và nhà nước đã đề cập
về việc đầu tư phát triển đất nước, nâng cao đời sống người dân ,trong đó có
quan tâm đặc biệt đến vấn đề bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân trong
cộng đồng. Việc đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự nghiệp phát triển
của nền kinh tế, xã hội của đất nước. Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, vừa là
một hàng hóa vừa là một sản phẩm dùng để điều trị, bảo vệ chăm sóc sức khỏe
cho con người. Quá trình hoạt động cung ứng thuốc là một hành nghề kinh tế

trong ngành y tế, nó đóng vai trò rất quan trọng cho sự việc nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân, đặc biệt, hệ thống bán lẻ thuốc là một chương trình
hoạt động cung ứng thuốc có tính toàn diện cho việc chăm sóc sực khỏe của
người dân theo từng khu vực, từng vùng trong cả nước, tuy nhiên thực trạng hoạt
động của hệ thống bán lẻ thuốc trong cả nước CHDCNDL nói chung, và tỉnh
Hủa Phăn nói riêng hiện tại đang gặp rất nhiều vấn đề về sự phân bố các điểm
bán thuốc, chất lượng thuốc, những công tác chuyên môn của người bán thuốc,
giá cả của thuốc, vv…và hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về thực trạng
bán lẻ thuốc và cung ứng thuốc ở địa bàn tỉnh Hủa Phăn.

1


Xuất phát từ đó em thực hiện nghiên cứu đề tài: “ Khảo sát thực trạng
hoạt động của hệ thống bán lẻ thuốc trên địa bàn tinh Hủa Phăn nước Cộng
Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào năm 2016 ” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả sự phân bố của các điểm bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Hủa Phăn trong
năm 2016
2. Mô tả kết quả hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc trên dịa bàn tỉnh Hủa
Phăn năm 2016.

2


Chương I: TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Thuốc: được hiểu là một chất hoặc hỗn hợp nhiều chất hóa học có tác
dụng làm thay đổi chức năng của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể và làm
thay đổi tiến trình của một bệnh, các chất này được cô đông lại thành dạng dung
dịch hoặc dạng viên nhằm mục đích sử dụng để phòng, chữa bệnh, chẩn đoán

bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể, bao gồm thuốc thành phẩm,
nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng [3][13].
Hành nghề dược: là một nghề nghiệp cá nhân hoặc một tập thể kinh doanh
về dược phẩm, sử dụng những người có trình độ chuyên môn dược đóng vai
chính trong kinh doanh.
Cơ sở bán lẻ thuốc: là các nhà thuốc bán lẻ được phân chia thành các cấp
theo trình độ chuyên môn như: nhà thuốc cấp I, nhà thuốc cấp II , nhà thuốc cấp
III và đại lý bán lẻ thuốc [14].
- Nhà thuốc cấp I: là một cửa hàng bán lẻ dược phẩm, được sự cho phép
hoạt động kinh doanh thuốc trong một phạm vi nhất định như: bán thuốc theo
đơn, pha chế thuốc, hoặc/và một số thiết bị y tế cơ bản. Người đứng tên làm chủ
nhà thuốc cấp I phải là dược sĩ đại học.
- Nhà thuốc cấp II: là một cửa hàng bán lẻ dược phẩm và một số thiết bị y
tế cơ bản, tuy nhiên chỉ được phép bán các thuốc theo danh mục thuốc mà cục
quản lý dược và thực phẩm phê duyệt, chứ không được tự ý tăng thêm số lượng
thuốc. Người đứng tên chủ nhà thuốc cấp II phải tốt nghiệp trung cấp dược.
- Nhà thuốc cấp III: là một cửa hàng bán lẻ thuốc cơ bản nhất, và chỉ được
phép lưu hành bán những thuốc cơ bản theo danh mục thuốc mà cục quản lý
dược phê duyệt. Người đứng tên làm chủ nhà thuốc cấp III là dược tá
3


Khái niệm về bán lẻ [9]:
- Về mặt kinh tế: Bán lẻ là dịch vụ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng
cuối cùng làm thay đổi giá trị hàng hóa từ hàng sang tiền mặt nhằm mục đích
thỏa mãn nhu cầu khách hàng và thực hiện hiệu quả trong quá trình bán hàng.
- Về mặt khoa học kỹ thuật - công nghệ: Bán lẻ là tổng hợp các hoạt động
công nghệ, dịch vụ phức tạp được tính từ khi hàng hóa được cập nhật vào doanh
nghiệp bán lẻ, hàng hóa được chuyển giao danh nghĩa cho người tiêu dùng cuối
cùng, biến giá trị cá biệt của hàng hóa thành giá trị xã hội, biến giá trị sử dụng

tiềm năng thành giá trị thực hiện của hàng hóa.
- Về mặt Marketing: Hành vi bán lẻ là bộ phận kết thúc về cơ bản của quá
trình Marketing, trong đó các chức năng của người bán thường là một cửa hàng,
một cơ sở dịch vụ và người mua, người tiêu dùng chủ yếu được trao đổi hàng
hóa và dịch vụ kinh tế nhằm mục đích cho người tiêu dùng trực tiếp của cá nhân,
gia đình hoặc nhóm tổ chức xã hội.
Thuốc tân dược : là loại thuốc được sản xuất từ hóa chất , các loại vi nấm,
các loại cây cỏ bào chế dưới dạng tinh khiết hoặc một số bán tổng hợp thành.
Tân dược có hiệu lực điều trị bệnh rất cao và tiện dụng, tuy nhiên nó có nguồn
gốc từ hóa chất nên sẽ có cảnh báo phản ứng phụ hoặc những chất trong thuốc có
lựa chọn cho người sử dụng chứ không phải ai cũng có thể dùng được [13].
Thuốc đông dược: là những thuốc xuất phát hoàn toàn từ thiên nhiên như:
cây cỏ, khoáng vật, động vật…Tác dụng đông dược có hiệu lực điều trị bệnh yếu
hơn so với tân dược, tuy nhiên Đông dược có thể giải quyết được một số bệnh
mãn tính theo cơ chế điều hòa cân bằng cơ thể. Hiện nay đông dược vẫn được
bào chế theo phương pháp cổ truyền, một số ít được bào chế dưới dạng viên hoặc
dạng hòa tan để thuận tiện cho việc sử dụng [13].

4


Thuốc giả: là những thuốc được chế biến hình thái, bề mặt bên ngoài
giống thuốc đang lưu hành bán trên thị trường, thuốc giả có thể là hoạt chất giả,
nhãn hiệu giả, khối lượng giả, thương hiệu giả, vv… nhằm mục đích cạnh tranh
việc buôn bán trên thị trường kinh doanh [13].
Thuốc không đạt tiêu chuẩn: là những thuốc không đạt tiêu chuẩn về hàm
lượng, chất lượng hoặc là những thuốc mà các thành phần của thuốc không đạt
theo công thức bào chế [13].
Tên khoa học: Một loại thuốc bao gồm có tên khoa học, tên nhóm và tên
thương mại [13].

- Tên khoa học: là tên gốc của một thuốc được sự chấp nhận của WHO
- Tên nhóm: là tên của nhóm chất chính trong một sản phẩm thuốc
- Tên thương mại: là tên mà các nhà sản xuất tự đạt cho sản phẩm thuốc
nhằm mục đích nâng cao chất lượng kinh tế và mang tín hiệu cho công ty[3][13].
1.2. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG THUỐC TRÊN THẾ GIỚI
Thuốc có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh và điều trị bệnh, nhu
cầu về thuốc trong bảo vệ chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng cao và đa
dạng, số lượng và chủng loại thuốc theo yêu cầu của xã hội ngày càng tăng. Hiện
nay có khoảng 20.000 hoạt chất được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc
Từ những năm 50 của thế kỷ XX con người mới chỉ biết 3-4 loại kháng
sinh mà cho đến nay đã có tới hàng trăm loại kháng sinh được sử dụng, hàng
nghìn thuốc đang được nghiên cứu. nhiều loại thuốc có tác dụng mạnh, hiệu quả
điều trị tốt, tuy nhiên tác dụng phụ cũng khá nhiều, do đó cần phải hướng tới
việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý để hạn chế các phản ứng phụ của thuốc. Theo
chương trình hành động thuốc thiết yếu của tổ chức y tế thế giới ( WHO ) cho

5


đén nay thuốc dùng trong bệnh viện ở các nước phát triển và đang phát triển vào
khoảng 300 – 700 loại hoạt chất [1][5].
Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, việc sử dụng những thuốc nào và số
lượng bao nhiêu là do thầy thuốc quyết định và người sử dụng phải tuân thủ một
cách nghiêm ngặt, ngay cả những thuốc mua không cần đơn của thầy thuốc. Tuy
nhiên, do nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế xã hội, giáo dục, trình độ văn hóa
và sự hiểu biết của con người dẫn đến tình trạng tự mua thuốc, tự điều trị của
người dân hiện nay là một vấn đề đáng quan tâm của các nhà quản lý y tế.
Chi phí sử dụng thuốc bình quân đầu người trên thế giới trong năm
2005/2006 dao động trong khoảng từ 7,61 USD ở các nước có thu nhập thấp đến
431,6 USD ở các nước có thu nhập cao, không chỉ có vậy, ngay trong mỗi quốc

gia thì chi phí dành cho dược phẩm cũng có mức dao động đáng kể giữa các
nhóm thu nhập trong xã hội. So với năm 1995, mức tăng chi phí xảy ra mạnh
hơn ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Từ năm 1995 trở lại đây, ở các
quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình, chi phí sử dụng thuốc ở khối
tư nhân đều tăng lên [8].
Hầu hết các quốc gia, đa số người dân mua thuốc từ hệ thống cung ứng
thuốc tư nhân gồm bán buôn, bán lẻ thuốc. Một số nước, hệ thống cung cấp
thuốc là nhà nước kết hợp với tư nhân nhằm mục đích thuận tiện và đảm bảo
việc cung ứng thuốc hiệu quả.Tuy nhiên ở một số nước phát triển như Anh, Thụy
Điển, Pháp… người dân sử dụng thuốc qua hệ thống y tế công [1][12].
Thuốc là một loại sản phẩm hang hóa đặc biệt, tình hình sử dụng thuốc
chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như yếu tố về kinh tế xã hội, mưc sống, lối sống
và mô hình bệnh tật đặc trưng cho tùng giai đoạn phát triển. Sự phát triển dược
phẩm trên thế giới hiện nay đã chứng minh rõ điều này.

6


Thuốc chủ yếu được tập trung sản xuất và phân phôi ở các nước phát triển
chủ yếu ở 3 khu vực như Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản, còn ở các khu như
Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, Châu Phi dân số đông nhưng số lượng sản xuất và
phân phối thuốc lại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn [1][12].
Những khác biệt về mô hình bệnh tật cũng tác động không nhỏ đến việc
tiêu dung thuốc, ở các nước phát triển đa phần sử dụng các loại thuốc tim mạch,
thuốc tâm thần kinh, các thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa và đường tiết niệu.
Trong khi đó ở các nước đang phát triển và kém phát triển tiêu dung thuốc chủ
yếu về các loại thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng [8].
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử
dụng. Quản lý cung ứng thuốc dựa trên 4 nhiệm vụ cơ bản như sau: (i) Lựa chọn
thuốc, (ii) Mua sắm thuốc, (iii) Phân phối thuốc, (iv) Hướng dẫn sử dụng.

Để thực hiện các bước trong chu trình cung ứng thuốc, phải tổ chức mạng
lưới phân phối thuốc theo các cấp độ khác nhau. Các kênh phân phôi có thể được
vận chuyển thuốc trực tiếp từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng hoặc vận chuyển
theo kênh ngắn từ người bán lẻ đến người sử dụng hoặc kênh dài từ nơi san xuất
thông qua các khâu trung gian sau đó mới đến người tiêu dùng [1][6][12].
1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỀ VIỆC CUNG ỨNG THUỐC CHO
CỘNG ĐỒNG
Tổ chưc Y tế thế giới (WHO) đua ra 6 tiêu chuẩn để hướng dẫn, giám sát
và dánh giá việc cung ứng thuốc ở tuyến cơ sở như sau:
a. Thuận tiện
Điểm bán thuốc gần dân, người dân có thể dễ dàng đi đến điểm bán thuốc bằng
bất kỳ phương tiện nào, thời gian đi mua thuốc trong khoảng từ 30 – 60 phút.

7


Dựa vào những căn cứ sau: Số dân trên một điểm bán thuốc phục vụ, diện
tích hoặc bán kính bình quân của một điểm bán thuốc phục vụ, điểm bán thuốc ở
trung tâm khu vực thuận tiện lối di lại thông thoáng
Giờ giấc bán: Phù hợp với tập quán sinh hoạt địa phương, cần có hiệu
thuốc phục vụ 24/24 giờ để phục vụ cấp cứu, thủ tục mua bán thuận lợi, nhất là
thuốc OTC không cần đơn.
b. Kịp thời
Sẵn có và đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc cùng loại thay thế,
có đủ các loại thuốc thiết yếu, đủ số lượng thuốc đáp ứng nhu cầu người mua.
c. Chất lượng thuốc đảm bảo
Thuốc phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị, không được bán những
thuốc không có số đăng ký, thuốc kém chất lượng và thuốc quá hạn sử dụng.
d. Giá hợp lý:
Niêm yết giá công khai, giá thuốc hợp lý, không được tăng giá khi nhu cầu

tăng và giá tương đối ổn định.
e. Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý:
Người bán thuốc có trình độ chuyên môn, có đạo đức tôn trọng quyền lợi
của người tiêu dùng, không đơn thuần chạy theo lợi nhuận, có trách nhiệm cao,
hướng dẫn tận tình cho người tiêu dùng, bao gói và ghi chép nhãn thuốc đúng,
đủ các nội dung cần thiết trên túi giao cho người tiêu dùng.
f. Kinh tế
Giá thành điều trị, giá thuốc hợp lý với khả năng chi trả của người bệnh,
đặc biệt là người nghèo.
Đảm bảo đủ lợi ích điều trị tốt và chi phí thấp, hợp lý với toàn xã hội, tiết
kiệm chi phí cho cộng đồng và cá thể.

8


Thực hiện đúng, đủ các chính sách kinh tế, thuế nhà nước, đảm bảo thu
nhập và lãi xuất cho cơ sở bán thuốc [1][12][30].
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cung ứng thuốc ở Việt Nam được thực
hiện thông qua những chỉ số về dân số (P), diện tích (S) và bán kính bình quân
(R)/1 điểm bán thuốc [1][4][12].
Bảng 1: Các chỉ tiêu đánh giá phân bố điểm bán lẻ thuốc
TT

1

Bình quân/1 điểm bán

Công thức

thuốc


tính

Số dân ( người)

P=N/M

Chú tích

P: số dân bình quân
N: tổng số dân
M: tổng số điểm bán thuốc

2

Diện tích

S=S’/M

S: diện tích bình quân
S’ : tổng diện tích
M: tổng số điểm bán thuốc

3

Bán kính (km)

R: bán kính

R=


S: diện tích khu vực
π=3.14
M: tổng số điểm bán thuốc

1.4. HỆ THỐNG BÁN LẺ THUỐC TẠI NƯỚC CHDCND LÀO
1.4.1. Một số đặc điểm chung về thị trường dược phẩm
Hiện nay các cơ sở bán lẻ thuốc phần lớn tập trung ở trong thị trấn của
các thành phố, tỉnh và các huyện mà thôi, ở các vùng sâu vùng xa thì rất ít và hầu
như là chưa có cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân nào để phục vụ cho những người dân
đó. Tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc kể cả nhà nước và tư nhân đều phải chú trọng

9


vào các thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu, ngoài ra một số các nhà
thuốc bệnh viện cấp tỉnh, huyện và nhà thuốc tư nhân cấp 1 mới được phép bán
những thuốc chủ yếu dựa trên mô hình bệnh tật và pha chế thuốc theo đơn của
bác sĩ kê, tuy nhiên, do sự quản lý của các cơ quan nhà nước vẫn gặp nhiều vấn
đề khó khăn về kỹ thuật chuyên môn của các nhà quản lý, năng lực về dược còn
thiếu thốn tạo nên những khe hở làm cho có những thuốc không có số đăng ký
của cục quản lý dược và thực phẩm có mặt bán trên thị trường trong cả nước, đặc
biệt là thị trường bán lẻ thuốc trong cộng đồng. Đây sẽ là một thách thức rất lớn
cho các nhà quản lý, làm sao để đảm bảo chất lượng thuốc phục vụ cho người
dân.
Bảng 2: Số cơ sở bán lẻ thuốc tư nhân cả nước từ năm 2009 – 2013 [22]
Loại hình nhà thuốc

2009


2010

2011

2012

2013

Nhà thuốc cấp 1

339

345

355

378

420

Nhà thuốc cấp 2

510

515

526

569


618

Nhà thuốc cấp 3

1115

1103

1083

1055

1055

Tổng

1,964

1,963

1,964

2,002

2.093

Tỷ lệ thay đổi

100%


99,95%

100,05%

101,93%

104,55%

Theo báo cáo kết quả của Cục Quản Lý dược và thực phẩm các cơ sở bán
lẻ thuốc tư nhân năm 2009 – 2013 có sự phát triển theo chiều tăng dần của các
nhà thuốc cấp 1, cấp 2, nhưng cũng có sự giảm bớt về số nhà thuốc cấp 3 ở trung
tâm thành phố hoặc trong thị trấn khu đông dân mà không đạt tiêu chuẩn, theo
chính sách nhà nước là hướng tới việc tất cả các nhà thuốc bán lẻ phải đạt tiêu
chuẩn GPP để đảm bảo chất lượng thuốc đến tận tay người bệnh.

10


1200
1000
800
NT CI
600

NT CII

400

NT CIII


200
0
2009

2010

2011

2012

2013

Hình 1: Sự phát triển các nhà thuốc của cả nước từ năm 2009 -2013
Qua biểu đồ trên cho thấy nhà thuốc cấp III có tình trạng giảm xuống và
nhà thuốc cấp I, cấp II có xu hướng tăng lên theo từng giai đoạn phát triển của
đất nước.
1.4.2. Một số quy định hành nghề bán lẻ thuốc tại CHDCND Lào
Các cơ sở bán lẻ thuốc bắt buộc phải tuân thủ đúng quy định trong quá
trình hoạt động kinh doanh thuốc phải nằm trong phạm vi nhất định của từng loại
hình cơ sở bén lẻ, để đảm bảo cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế đầy đủ hợp lý
về pháp luật, chuyên môn và hiệu quả điều trị cho người bệnh (Quyết định về cơ
sở bán lẻ thuốc số 482/BYT, ngày 19/04/2002) [14].
Để dễ dàng thực hiện cho việc quản lý, bảo quản, cấp phát và sử dụng
thuốc hợp lý, các thuốc đã được chia thành 3 loại danh mục như: thuốc dùng
theo hóa đơn của bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện, thuốc theo hóa đơn của bác
sĩ và thuốc OTC (Quy định về danh mục thuốc quản lý và không quản lý số
1498/BYT, ngày 25/11/2002).Các thuốc lưu hành trên thị trường dược phẩm của
nước CHDCND Lào phải đăng thong qua cục quản lý dược, Bộ y tế, theo các tài
liệu kỹ thuật về thuốc và chinihs sách quốc gia về thuốc, trang thiết bị y tế của


11


Lào, để đảm bảo chất lượng thuốc (Quy định về đăng ký thuốc, số 1441/BYT,
ngày 13/09/2003) [19].
Quy định về quản lý quảng cáo thực phẩm, thuốc và trang thiết bị y tế số
2581/BYT, ngày 12/11/2003.
Để đảm bảo cho người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm thuốc có
chất lượng và an toàn.
Chính sách thuốc để thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe, đảm bảo nâng cao
chất lượng thuốc phuc vụ cho nhân dân, có thuốc thiết yếu phục vụ cho cộng
đồng trong cả nước, giá cả hợp lý, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số
còn nghèo nàn (Chính sách Nhà nước về thuốc, ngày 13/08/2003) [15].
 Quy định về tổ chức quản lý thuốc, thuốc gây nghiện, thuốc an thần và
hóa chất độc, số 456/BYT, ngày 19/04/2006
Phạm vi các nguyên tắc, biện pháp quản lý sự hoạt đọng kinh doan thuốc,
các quá trình xuất nhập khẩu, bán buôn bán lẻ, vận chuyển, bảo quản và sử dụng
các thuốc gây nghiện, thuốc an thần và các hóa chất độc [20]
 Luật về thuốc và trang thiết bị y tế, số 23/QH, ngày 21/12/2011.
Chỉ ra những biện pháp, quy chế và các chỉ tiêu sử dụng trong quá trình
quản lý, theo dõi , kiểm tra, đảm bảo chất lượng về thuốc và thết bị y tế phục vụ
cho vệc chăm sóc sức khỏe, góp phần cho các hoạt động xây dựng và phát triển
đất nước [13]
1.4.3. Một số quy định về điều kiện và phạm vi hoạt động của CSBL
Chứng chỉ hành nghề dược là minh chứng cho người có trình độ chuyên
môn về dược, được phép hoạt động kinh doanh dược đúng theo pháp luật, có
trách nhiệm cho tất cả mọi mặt trong cơ sở kinh doanh dược theo từng loại hình

12



tổ chức kinh doanh. Một chứng chỉ hành nghề dược chỉ được cấp cho một người
có trình độ chuyên môn về dược.
Cơ sở kinh doanh dược chỉ được phép hoạt động kinh doanh trong một
phạm vi nhất định và phải đúng địa điểm cho phép ghi trên giấy chứng nhận của
hồ sơ kinh doanh dược [13][14][15][16].
Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược[14]:
- Những người được cấp chứng chỉ hành nghề dược phải là nhưng người
mang quốc tịch Lào, sống tại Lào ít nhất 5 năm
- Nếu là người nước ngoài sinh sống ở Lào, muốn có bằng chứng hành ghề
dược phải gửi hồ sơ xin phép trực tiếp với Bộ y tế.
- Những người tốt nghiệp về dược mà làm việc cho nhà nước phải xin
phép làm ngoài giờ, phải có kinh nghiệm làm chuyên môn dược ít nhất 3 năm ở
thị trấn, thành phố và 2 năm ngoại thành.
- Phải có bằng tốt nghiệp về dược từ trường đại học Sức khỏe Lào, các
trường trung học cơ sở Y dược trong cả nước và nước ngoài.
- Xét về mặt chính trị, phải là người chưa bị xử phạt phạm tội và chưa bỏ
nghề do vi phạm trong nghề nghiệp
- Sức khỏe tốt, không bị bệnh tâm thần, nghiện ma túy và bệnh lây nhiễm
Phạm vi hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc:
- Nhà thuốc cấp I: căn cứ vào Luật về thuốc và trang thiết bị y tế số
07/QH, ngày 21/12/2011; quy định số 482/BYT, ngày 19/04/2002 về cơ sở bán
lẻ (CSBL) thuốc, được phép bán tất cả các loại thuốc, pha chế theo đơn, trừ
những thuốc trong danh mục thuốc kiểm soát đặc biệt của Cục Quản lý Dược và
danh mục thuốc kê đơn chỉ cho phép sử dụng trong bệnh viện [14].
- Nhà thuốc cấp II: Căn cứ vào Luật về thuốc và trang thiết bị y tế số
23/QH, ngày 21/12/2011; quy định số 482/BYT, ngày 19/04/2002 về CSBL

13



thuốc và danh mục thuốc nhà thuốc cấp II số 543/06CQLD, ngày 13/02/2006
được phép mua – bán 225 loại thuốc [14].
- Nhà thuốc cấp III: căn cứ vào quy định số 482/BYT, ngày 19/04/2002 và
danh mục thuốc nhà thuốc cấp III số 544/06CQLD, ngày 13/02/2006 được phép
mua bán 86 loại thuốc [14].
- Tủ thuốc trạm y tế được bán chủ yếu các thuốc trong danh mục thuốc
thiết yếu tuyến IV của nước CHDCND Lào, chỉnh sửa lần thứ 7 năm 2012.
Địa bàn hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc:
- Nhà thuốc cấp I được mở trong địa bàn của cả nước, chủ yếu ở các thành
phố, tỉnh và huyện.
- Nhà thuốc cấp II được mở ở một số nơi có điều kiện trong nội thành của
tỉnh và các huyện.
- Nhà thuốc cấp III chủ yếu được mở ở các huyện vùng sâu vùng xa
- Tủ thuốc trạm y tế được mở tại các xã nơi có đông đủ dân số 1000 dân
trở lên và một số vùng sâu vùng xa [14].
1.4.4. Mô hình mạng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng
Mạng lưới cung ứng thuốc ở Lào hiện nay đang rất phức tạp và gặp rất
nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình cung ứng thuốc để đảm bảo cung ứng
thuốc đúng, đủ thuốc theo nhu cầu sử dụng, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, khu
người thiếu số. Hệ thống cung ứng thuốc hiện nay gồm có cả nhà nước và tư
nhân, tất cả đều đi theo chu trình cung ứng thuốc bắt đầu từ nơi sản xuất thông
qua các trung gian vận chuyển và cuối cùng là đến người tiêu dùng [16].
Tình trạng cung cấp thuốc của các cơ sở bán lẻ thuốc vẫn chưa được
quản lý chặt chẽ, nhiều cơ sở bán lẻ thuốc không thực hiện đúng theo văn bản
pháp luật và quy chế chuyên môn dược, dẫn đến việc lạm dụng thuốc, bán thuốc
kém chất lượng, giá cả không hợp lý và một số nhà thuốc bán thuốc quá giới hạn

14



×