Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Khảo sát nồng độ CA 72 4 huyết tương ở bệnh nhân ung thư dạ dày tại bệnh viện hữu nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ HOÀNG MAI

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ CA 72-4 HUYẾT
TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ THỊ HOÀNG MAI

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ CA 72-4 HUYẾT
TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

CHUYÊN NGÀNH: HÓA SINH DƯỢC
MÃ SỐ: 60720408



LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỖ HỒNG QUẢNG
TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã nhận được sự giúp quý
báu của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực cùng đồng nghiệp và gia đình.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới TS. Đỗ Hồng Quảng và TS. Nguyễn Thị Phương Ngọc, những người thầy,
cô luôn sát cánh tận tình hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ cũng như động viên tôi trong
suốt thời gian qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội, Ban
giám đốc bệnh viện Hữu Nghị đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu
Tôi xin gửi lời cảm ơn các thầy cô bộ môn Hóa sinh, phòng Sau Đại học Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, ban Giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp
và khoa Hóa sinh bệnh viện Hữu Nghị đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong việc lấy
số liệu và nghiên cứu.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc nhất, tôi muốn gửi tới những người thân gia
đình, đã luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ và dành mọi thời gian cho tôi học tập và
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày.......tháng........năm 2017

Vũ Thị Hoàng Mai



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1. Dịch tễ học ung thư dạ dày................................................................... 3
1.1.1. Trên thế giới ...................................................................................... 3
1.1.2. Tại Việt Nam..................................................................................... 3
1.2. Sinh bệnh học UTDD ............................................................................ 4
1.2.1. Cơ chế phân tử của UTDD ............................................................... 4
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của UTDD ............................................................ 5
1.3. Đặc điểm bệnh học của UTDD............................................................. 7
1.3.1. Lâm sàng ........................................................................................... 7
1.3.2. Cận lâm sàng ..................................................................................... 7
1.3.3. Phân chia giai đoạn ........................................................................... 8
1.4. Điều trị UTDD ..................................................................................... 11
1.4.1. Phẫu thuật UTDD ........................................................................... 11
1.4.2. Xạ trị ............................................................................................... 11
1.4.3. Điều trị UTDD bằng hóa chất ......................................................... 12
1.4.4. Miễn dịch trị liệu............................................................................. 12
1.5. Chất chỉ điểm ung thư ........................................................................ 13
1.5.1. Khái niệm về các chất chỉ điểm ung thư......................................... 13
1.5.2. Ứng dụng lâm sàng của các chất chỉ điểm ung thư ........................ 13
1.5.3. Các tiêu chuẩn của chất chỉ điểm ung thư lý tưởng........................ 15
1.5.4. Phân loại các chất chỉ điểm ung thư ............................................... 15
1.6. Kháng nguyên CA 72-4 ...................................................................... 16
1.6.1. Bản chất hóa học và nguồn gốc ...................................................... 16
1.6.2. Vai trò của CA 72-4 ........................................................................ 16
1.6.3. Úng dụng của CA 72-4 ................................................................... 19
1.6.4. Phương pháp định lượng CA 72-4.................................................. 19

1.6.5. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về CA 72-4 ......... 19


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 23
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm ........................................................... 23
2.1.1. Nhóm bệnh ung thư dạ dày ............................................................. 23
2.1.2. Nhóm chứng.................................................................................... 24
2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ................................................. 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................. 24
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ................................................. 24
2.2.2. Phương pháp định lượng CA 72-4.................................................. 24
2.2.3. Phương pháp đánh giá kết quả ........................................................ 27
2.3. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 30
2.4. Thiết kế nghiên cứu............................................................................. 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...................................... 32
3.1.1. Đặc điểm về giới ............................................................................. 32
3.1.2. Đặc điểm về tuổi ............................................................................. 33
3.1.3. Phân loại TNM................................................................................ 34
3.1.4. Tiền sử bản thân và gia đình ........................................................... 34
3.1.5. Các chỉ số hóa sinh ......................................................................... 35
3.2. Khảo sát nồng độ CA 72-4 huyết tương ở bệnh nhân UTDD ......... 36
3.2.1. Phân phối tần suất của nồng độ CA 72-4 ở các nhóm bệnh nhân
nghiên cứu ...................................................................................... 36
3.2.2. Nồng độ CA 72-4 huyết tương của các nhóm nghiên cứu ............. 36
3.2.3. Nồng độ CA 72-4 huyết tương theo giới của bệnh nhân UTDD.... 39
3.2.4. Nồng độ CA 72-4 huyết tương theo tuổi của bệnh nhân UTDD .... 40
3.2.5. Nồng độ CA 72-4 huyết tương theo dấu hiệu tái phát trên bệnh
nhân UTDD ..................................................................................... 42
3.2.6. Liên quan giữa nồng độ CA 72-4 với phân loại TNM trước và sau

điều trị phẫu thuật 1 tháng .............................................................. 43


3.3. Xác định điểm cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu của CA 72-4 trong chẩn
đoán UTDD .......................................................................................... 45
3.4. Khảo sát nồng độ CA 19-9 và CEA ở các nhóm nghiên cứu .......... 46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 49
4.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu ....................................................... 49
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới ................................................................. 49
4.1.2. Phân loại TNM trước điều trị.......................................................... 50
4.1.3. Tiền sử bản thân và gia đình ........................................................... 51
4.1.4. Đặc điểm về các xét nghiệm sinh hóa ............................................ 51
4.2. Khảo sát nồng độ CA 72-4 huyết tương ở bệnh nhân UTDD ......... 52
4.2.1. Nồng độ CA 72-4 giữa các nhóm nghiên cứu ................................ 52
4.2.2. Nồng độ CA 72-4 ở nhóm UTDD trước và sau phẫu thuật 1 tháng52
4.2.3. Nồng độ CA 72-4 theo tuổi và giới của bệnh nhân UTDD ............ 53
4.2.4. Nồng độ CA 72-4 theo dấu hiệu tái phát trên bệnh nhân UTDD ... 54
4.2.5. Nồng độ CA 72-4 trước và sau điều trị theo phân loại TNM ......... 55
4.2.6. Xác định điểm cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu của CA 72-4 trong chẩn
đoán UTDD .................................................................................... 56
4.3. Kết hợp CA 72-4 với CA 19-9 và CEA trong chẩn đoán UTDD .... 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

25,32,34,36,37,38,41,42,44,45,46,47
1-24,26-31,33,35,39,40,43,48-


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ALAT

Alanin amino transaminase

ASAT

Aspart amino transaminase

CA 72-4

Cancer antigen 72-4

ECL

Miễn dịch điện hóa phát quang

EGFR

Yếu tố tăng trưởng biểu bì

HP

Helicobacter pylori

Max

Maximum – giá trị lớn nhất

Mean


Giá tri trung bình

Median

Trung vị

Min

Minimum – giá trị nhỏ nhất

MYC

Yếu tố điều hòa quá trình phiên mã

N

Cỡ mẫu

RAS

Protein tham gia vào quá trình truyền tín hiệu

ROC

Receiver Operating Characteristis

SD

Standard deviation – Độ lệch chuẩn


TM

Tumor marker – chất chỉ điểm khối u

UTDD

Ung thư dạ dày
Giá trị trung bình


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Vị trí của u ung thư và các nhóm hạch di căn .......................................... 10
Bảng 2.1. Các thuốc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa ....................................................... 23
Bảng 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu ............................................. 32
Bảng 3.2. Phân lớp tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................................... 33
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân UTDD theo phân loại TNM ...................................... 34
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng theo tiền sử gia đình ................................................... 34
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng theo tiền sử bản thân .................................................. 35
Bảng 3.6. Đặc điểm về xét nghiệm sinh hóa ở 2 nhóm nghiên cứu.......................... 35
Bảng 3.7. Nồng độ CA 72-4 (U/ml) ở nhóm bệnh và nhóm chứng .......................... 36
Bảng 3.8. Nồng độ CA 72-4 (U/ml) ở nhóm bệnh nhân UTDD trước và sau phẫu
thuật 1 tháng............................................................................................... 37
Bảng 3.9. Nồng độ CA 72-4 (U/ml) ở nhóm UTDD sau điều trị 1 tháng và 4 tháng .... 38
Bảng 3.10. Nồng độ CA 72-4 (U/ml) theo giới trên bệnh nhân UTDD ................... 39
Bảng 3.11. Nồng độ CA 72-4 (U/ml) theo tuổi trên bệnh nhân UTDD ................... 40
Bảng 3.12. Nồng độ CA 72-4 theo dấu hiệu tái phát ................................................ 42
Bảng 3.13. Nồng độ CA 72-4 trước và sau điều trị theo phân loại TNM ................. 43
Bảng 3.14. Giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu tại các điểm cắt của nồng độ CA 72-4 .. 45
Bảng 3.15. Nồng độ CA 19-9 ở nhóm UTDD và nhóm không UTDD .................... 46

Bảng 3.16. Nồng độ CEA ở nhóm UTDD và nhóm không UTDD .......................... 47
Bảng 3.17. Giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu của các chỉ số tại điểm cắt ..................... 48
Bảng 3.18. Độ nhạy và độ đặc hiệu khi kết hợp 2 loại xét nghiệm .......................... 48


DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1. Phức hợp ruthenium .................................................................................. 25
Hình 2.2. Phản ứng điện hóa phát quang trên bề mặt điện cực ................................ 25
Hình 2.3. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 31
Hình 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới ................................................... 32
Hình 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ................................................... 33
Hình 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo phân loại TNM ................................. 34
Hình 3.4. Phân phối tần suất nồng độ CA 72-4 ........................................................ 36
Hình 3.5. Nồng độ trung vị CA 72-4 của 2 nhóm nghiên cứu .................................. 37
Hình 3.6. Nồng độ trung vị CA 72-4 của nhóm UTDD trước và sau phẫu thuật ..... 38
Hình 3.7. Nồng độ trung vị CA 72-4 của nhóm UTDD sau điều trị 1 và 4 tháng .... 39
Hình 3.8. Nồng độ trung vị CA 72-4 theo giới ở 2 nhóm nghiên cứu ...................... 40
Hình 3.9. Nồng độ trung vị CA 72-4 theo tuổi ở 2 nhóm nghiên cứu ...................... 41
Hình 3.10. Nồng độ trung vị CA 72-4 theo dấu hiệu tái phát ................................... 42
Hình 3.11. Nồng độ trung vị CA 72-4 theo phân loại TNM ..................................... 44
Hình 3.12. Diện tích dưới đường cong ROC của CA 72-4 ....................................... 45
Hình 3.13. Diện tích dưới đường cong ROC của CA 19-9 ....................................... 46
Hình 3.14. Diện tích dưới đường cong ROC của CEA ............................................. 47


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày (UTDD) là loại ung thư ngày càng phổ biến trong xã hội.
Hàng năm trên thế giới có khoảng gần 7 triệu người mắc mới ung thư và 5 triệu
người đã tử vong, trong đó có UTDD. UTDD đứng hàng thứ 3 sau ung thư phổi và

ung thư đại tràng ở các nước phát triển, nhưng lại đứng hàng đầu ở các nước đang
phát triển [6], [2], [82].
Tại Việt Nam, UTDD là bệnh phổ biến và là một trong những nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu. Qua ghi nhận tình hình dịch tễ từ năm 2001-2004 tại 5 tỉnh
Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, Cần Thơ, Huế cho thấy có đến hơn 33.000 ca
ung thư mới mắc, trong đó UTDD có đến 4.331 ca (chiếm hơn 13%) [4].
Mắc bệnh ung thư nói chung và UTDD nói riêng đối với nhiều người coi như
nhận bản ánh tử hình, khiến người bệnh cảm thấy suy sụp về tinh thần và tốn kém
nhiều về kinh tế trong điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong có thể giảm đáng kể nếu
UTDD được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện và điều
trị sớm UTDD là rất quan trọng và cần thiết.
Trong những năm gần đây, việc sàng lọc, chẩn đoán sớm, theo dõi hiệu quả
điều trị và phát hiện tái phát sớm bằng các phương tiện hình ảnh cũng như các chất
chỉ điểm ung thư đã được khuyến cáo trong các hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị
ung thư của thế giới cũng như tại Việt Nam. Các chất chỉ điểm ung thư là các chất
mà sự xuất hiện hoặc sự thay đổi nồng độ của chúng trong máu hay một số dịch cơ
thể có thể liên quan đến sự có mặt và phát triển của khối u ác tính trong cơ thể [20].
Ví dụ như sự có mặt của CEA trong ung thư đại tràng [11], PSA trong ung thư tiền
liệt tuyến…Với sự phát triển của y học, các chất này ngày càng được phát hiện ra
nhiều hơn và ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị ung thư, dựa trên
phương pháp sử dụng kháng thể đơn dòng cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao. CA 72-4
là một chất chỉ điểm ung thư đã được nhận định là có giá trị tốt trong việc phát hiện
sớm tái phát và đánh giá kết quả điều trị UTDD [36], [51], [65].
Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về CA 72-4 với UTDD như
nghiên cứu của Hoàng Văn Sơn và cộng sự về vai trò của CA 72-4 trong chẩn đoán

1


và theo dõi UTDD trên các đối tượng bệnh nhân đến chẩn đoán khi khối u đã rõ

[15], hay nghiên cứu của Trần Xuân Trường và cộng sự về ứng dụng chất chỉ điểm
khối u - phóng xạ miễn dịch IRMA trong lâm sàng UTDD [21]. Tuy nhiên nghiên
cứu về nồng độ CA 72-4 trong quá trình điều trị UTDD ở người cao tuổi còn chưa
được nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đề tài “ Khảo sát nồng độ CA
72-4 ở bệnh nhân ung thư dạ dày tại bệnh viện Hữu Nghị” với hai mục tiêu sau:
1. Xác định nồng độ CA 72-4 trong huyết tương bệnh nhân UTDD
2. Đánh giá sự thay đổi nồng độ CA 72-4 huyết tương trước và sau phẫu
thuật UTDD 1 tháng.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Dịch tễ học ung thư dạ dày
1.1.1. Trên thế giới
UTDD là loại ung thư phổ biến đứng thứ năm trên thế giới sau ung thư phổi,
ung thư vú, ung thư đại tràng và tuyến tiền liệt. Năm 2012, trên toàn thế giới có
950.000 người bị UTDD và 723.000 người đã tử vong [46], [89]. UTDD chiếm 7%
các trường hợp ung thư và trở thành ung thư phổ biến thứ tư ở nam giới, với số
người tử vong là hơn 700.000 người giảm nhẹ hơn so với năm 1990 là 774.000
người, trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba sau ung thư phổi và ung thư
gan [26]. Tỷ lệ mắc UTDD phổ biến hơn ở nam giới và ở các nước đang phát triển
như Đông Á, Đông Âu, Trung và Nam Mỹ [75], [90]. Ở Châu Phi, tỷ lệ mắc UTDD
giữa các quốc gia có sự khác nhau. Ước tính ở Botswana là 0,3/ 100000 dân, ở Mali
là 20,3/100.000 dân và ở Uganda tỷ lệ mắc UTDD đã tăng từ 0,8/100.000 đến
5,6/100.000 dân [27]. Ở Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 22.220 bệnh nhân được chẩn
đoán UTDD, trong đó số người tử vong khoảng 10.990 người [81]. Tại Anh, tỷ lệ
mắc UTDD có xu hướng giảm đi, ở nam giới từ 1,14% năm 1971 -1975 xuống còn
0,84% năm 1996-2000, và ở nữ giới từ 1,18% năm 1971- 1975 xuống còn 0,81%
năm 1996 – 2000 [48]. Ở Châu Á, các nước có tỷ lệ mắc UTDD cao là Nhật Bản,

Hàn Quốc, Mông Cổ và tỷ lệ giảm chậm hơn so với các nước Tây Âu. Ở Trung
Quốc, tuổi khởi phát mắc UTDD trẻ hơn so với phương Tây và tỷ lệ này không có
xu hướng giảm [56].
1.1.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam UTDD là loại ung thư phổ biến nhất trong các bệnh ung thư
đường tiêu hóa. UTDD đứng hàng thứ hai nói chung sau ung thư phổi ở nam giới và
ung thư vú ở nữ giới. Năm 2008, Việt Nam có khoảng 15.068 người mắc mới
UTDD, chiếm 13,5% tổng số ca ung thư và 11.327 người đã tử vong [55]. Tỷ lệ
người mắc UTDD ở các vùng sinh thái khác nhau có sự khác nhau [8]. Theo thống
kê năm 2000 ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác, tỷ lệ người

3


mắc UTDD ở nam giới là 23,7/100.000 người và ở nữ giới là 10,8/100.000 người.
Theo Trịnh Hồng Sơn (1999), 50% số người mắc UTDD ở độ tuổi từ 31-50 [17].
1.2. Sinh bệnh học UTDD
1.2.1. Cơ chế phân tử của UTDD
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến UTDD mà trong đó sự biến đổi về di truyền
của các gen sinh ung thư và các gen ức chế ung thư, đều có sự liên quan trực tiếp tới
quá trình xuất hiện của UTDD. Về cơ sở phân tử của UTDD, có khoảng 7-34% số
ca UTDD thể hiện sự khuyếch đại gen gây ung thư của thụ thể HER2 (Human
Epidermal Receptor). Về tầm quan trọng của HER2 trong UTDD, các nhà khoa học
thấy rằng gia đình thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu mô người EGFR (Human
Epidermal Growth Factor Receptor) gồm 4 thụ thể (ErbB1-4) có thể được hoạt hóa
bởi ligand được tạo thành do sự polymer hóa hai chuỗi polymer giống hoặc khác
nhau. Trong sự thể hiện quá mức của protein thụ thể ErbB2 thường hay gắn vào các
thành phần gia đình khác và kích hoạt các con đường tín hiệu ảnh hưởng đến sự
tăng trưởng tế bào, sự chết tế bào theo chương trình, sự di căn và sự tạo thành mạch
máu của khối u [28].

1.2.1.1. Các gen sinh ung thư (Oncogen)
Gen sinh ung thư là gen mã hóa protein kiểm soát quá trình tăng sinh và đào
thải của tế bào. Các gen sinh ung thư có thể bị hoạt hóa do sự thay đổi cấu trúc như
đột biến gen, sao chép gen, kết nối gen. Đột biến gen sinh ung thư sẽ làm đẩy nhanh
quá trình tăng sinh tế bào và phát sinh ung thư, một số gen sinh ung thư đã được tìm
thấy như p53 [45], MYC, EGFR, RAS [85]. Bên cạnh đó một số protoncogen (tiền
gen sinh ung thư) như c-met, k-sam, c-erbB2 cũng thường có trong UTDD. C-met
là một loại protein trong cơ thể, được mã hóa bởi gen Met là một receptor tyrosine
kinase. Sự khuyếch đại của gen c-met mã hóa thành một receptor cho yếu tố tăng
trưởng tế bào gan, được tìm thấy 19% trong ung thư biệt hóa, 39% trong ung thư
kém biệt hóa. K-sam (KaTo-III cell-deriver stomachcacer amplified) là gen khuyếch
đại tế bào được tìm thấy 33% trong ung thư kém biệt hóa. C-erbB2 (Erb-B2
Receptor Tyrosine Kinase 2) nằm ở cánh tay dài của nhiễm sắc thể 17 (17q12) được
khuyếch đại 20% trong ung thư thể biệt hóa.

4


1.2.1.2. Các gen ức chế ung thư
Gen ức chế ung thư là gen ngăn cản khối u và ức chế sự hoạt hóa của các gen
sinh ung thư. Gen ức chế ung thư có vai trò tăng sinh tế bào, tham gia kiểm soát chu
kỳ tế bào, tương tác với một số gen khác để ngăn ngừa sự hình thành các khối u
trong cơ thể. Đột biến gen ức chế ung thư dẫn đến hình thành nhiều loại ung thư
khác nhau, nhiều gen ức chế ung thư đã được phát hiện trong UTDD như các gen
p21, p73...[23], [25].
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của UTDD
Người ta thấy rằng một số yếu tố nguy cơ sau có liên quan đến bệnh sinh UTDD.
1.2.2.1. Chế độ ăn
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh UTDD. Chế độ ăn có chứa
nhiều Nitrat như thịt muối ướp, thịt hun khói, thức ăn đóng hộp sẽ làm tăng nguy cơ

phát triển UTDD [39], [49]. Khi ăn, uống các thức ăn có nitrat vào dạ dày, nitrat sẽ
được vi khuẩn cộng sinh ở miệng biến đổi thành nitrit, đến dạ dày nitrit phản ứng
với các amin cấp 2 hay cấp 3 thành nitrosamine là chất gây UTDD. Sự tạo thành tự
phát này là do pH giảm, không cần có sự tham gia của enzym. Những thực phẩm
lên men, mốc có nhiều chất nitrosamine và aflatoxin cũng làm tăng tỷ lệ mắc các
bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn thiếu sắt đi kèm với nhiễm Helicobacter pylori
(HP) cũng làm tăng nguy cơ gây UTDD. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng với chế
độ ăn thiếu sắt sẽ làm tăng độc tính và sự phát triển của HP, làm tăng nguy cơ của
hội chứng loạn sản và ung thư biểu mô tuyến ở dạ dày [73].
1.2.2.2. Nhiễm Helicobacter pylori
Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, bệnh do nhiễm HP đã trở thành
một gánh nặng toàn cầu. Trong đó bao gồm một loạt các bệnh về hệ tiêu hóa, điển
hình là UTDD. Đã có bằng chứng cho thấy UTDD là nguyên nhân thứ hai dẫn đến
nguy cơ tử vong của con người [41]. HP là xoắn khuẩn gram âm, ký sinh trong lớp
chất nhầy của niêm mạc dạ dày. HP có khả năng gây tổn thương niêm mạc từ đó
gây viêm niêm mạc dạ dày kết hợp cùng với các yếu tố khác dẫn tới dị sản, loạn sản
và ung thư. Nhưng không phải dòng HP nào cũng có thể gây bệnh. Các HP có gen

5


cagA phá hủy biểu mô mạnh hơn các vi khuẩn không có gen trên và làm tăng nguy
cơ gây UTDD rõ rệt hơn các chủng khác [40]. Một số chủng HP có thể tiết ra các
chất độc với tế bào là Vac A có khả năng phá hủy biểu mô, có liên quan tới sự phát
triển của UTDD [38]. Khả năng gây bệnh phá hủy biểu mô dạ dày của vi khuẩn
không phải chỉ trên bề mặt nhầy nơi mà nó cư trú mà ở tại cổ tuyến dạ dày. HP tạo
ra một phản ứng viêm tại chỗ bằng sự xâm nhập các bạch cầu đa nhân và tăng sinh
các tế bào lympho, tạo ra các gốc tự do và các phân tử NO độc cho tế bào.
1.2.2.3. Thuốc lá, rượu và điều kiện sống

Nhiều nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá có nguy cơ mắc UTDD và nguy cơ
càng tăng cao khi nhiễm đồng thời HP. Nguy cơ này có thể bị ảnh hưởng bởi tính đa
dạng hình thái gen của các enzym giải độc có trong các gen sinh ung thư. Bên cạnh
đó việc hút thuốc lá còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các tổn thương tiền
ung thư. Đánh giá về mối quan hệ giữa bệnh UTDD và hút thuốc lá đã có bằng
chứng cho rằng khoảng 18% các trường hợp UTDD là do hút thuốc lá [62], [84].
Mối liên quan giữa rượu và UTDD cũng được đề cập đến nhưng chưa có nghiên
cứu nào chứng minh được rượu là nguy cơ gây UTDD. Tình trạng kinh tế xã hội
cũng đóng một vai trò quan trọng, tỷ lệ UTDD cao ở các nước có đời sống thấp,
khả năng nhiễm khuẩn càng cao.
1.2.2.4. Yếu tố di truyền
Ước tính UTDD có tính chất gia đình chiếm tỷ lệ 1-15% trong tổng số bệnh
nhân mắc UTDD. Tỷ lệ mắc UTDD tăng lên ở những người mà trong gia đình có
người bị UTDD. Theo Graham S (1958) nhận xét thì nếu gia đình có người mắc
UTDD thì các thành viên trong gia đình sẽ có nguy cơ bị UTDD cao từ 2-3 lần so
với những người gia đình không có người bị UTDD [52].
1.2.2.5. Các tổn thương tiền ung thư
- Viêm teo dạ dày: viêm teo dạ dày là một vùng niêm mạc trở nên teo và tăng
xơ, ban đầu chỉ khu trú ở một vùng sau đó lan tràn khắp dạ dày. Viêm teo dạ dày là
một tổn thương có nguy cơ phát triển thành UTDD. Theo Sipponen P (1985) nhận
xét nguy cơ mắc UTDD cao ở bệnh nhân viêm teo, đặc biệt là viêm teo nghiêm
trọng và lan rộng [83].

6


- Polyp dạ dày: Phần lớn polyp dạ dày là polyp tăng sản và polyp tuyến. Theo
Tomasulo thì UTDD thường không liên quan với những polyp nhỏ có đường kính
dưới 2 cm [87]. Theo Ming S.C (1965) thì những polyp tuyến có đường kính trên 2
cm thường có mối liên quan tới UTDD với tỷ lệ 25 ÷ 72% [70].

- Dị sản ruột ở niêm mạc dạ dày: Dị sản ruột là niêm mạc dạ dày có vùng biến
đổi giống như biểu mô ruột, dị sản ruột thường xảy ra ở bệnh nhân viêm teo dạ dày
giai đoạn muộn và có liên quan mật thiết tới UTDD [78]. Người ta thấy các yếu tố
gây dị sản ruột tương tự như các yếu tố gây UTDD. Dị sản ruột là tổn thương có thể
phát triển thành UTDD.
1.3. Đặc điểm bệnh học của UTDD
1.3.1. Lâm sàng
1.3.1.1. Triệu chứng cơ năng
- Ở giai đoạn sớm: 80% thường không có triệu chứng, số còn lại thường có
triệu chứng nôn, buồn nôn, chán ăn, giảm khẩu vị, đau bụng, xuất huyết dạ dày.
- Ở giai đoạn tiến triển: 60% có triệu chứng sụt cân, buồn nôn, nôn, chán ăn,
cảm giác nặng tức sau ăn, đau vùng thượng vị. Xuất huyết tiêu hóa thường gặp nhất,
với biểu hiện thiếu máu nhược sắc. Hẹp môn vị, tiền môn vị gây đau bụng, nôn, mất
nước [9], [8].
1.3.1.2. Triệu chứng thực thể
- Khám bụng: khám thấy khối u vùng thượng vị ở trên hoặc ngang rốn, u săn
chắc, nổi rõ sau bữa ăn, di động ít nhiều sang trái, phải, theo nhịp thở lên xuống.
- Dấu hiệu hẹp môn vị, dấu hiệu thủng dạ dày, bụng co cứng, nôn máu, đi
ngoài phân đen.
- Khám tổng quát: có thể thấy thiếu máu, phù hoặc vàng da, cổ trướng [9], [8].
1.3.2. Cận lâm sàng
- Chụp dạ dày có thuốc cản quang: các tổn thương UTDD sẽ tồn tại thường
xuyên trên các phim chụp, cho phép xác định tổn thương rõ nét ngay cả khi có biến
đổi bất thường ở niêm mạc dạ dày.
- Nội soi dạ dày ống mềm và sinh thiết: cho phép xác định vị trí , tình trạng lan
rộng của u, tình trạng chảy máu.

7



- Phương pháp tế bào học: là phương pháp dựa vào sự thay đổi của các tế bào
ung thư về hình thái tính chất bắt màu, thay đổi mối quan hệ giữa các tế bào như
đứng riêng lẻ, xếp thành từng đám.
- Phương pháp mô bệnh học: đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất,
mô bệnh học trước mổ có giá trị chẩn đoán xác định UTDD, mô bệnh học sau mổ
giúp đánh giá chính xác giai đoạn bệnh, kiểm tra chính xác lại kết quả của nội soi
sinh thiết từ đó đưa ra được hướng điều trị bổ trợ hiệu quả.
- Chụp cắt lớp vi tính CT- scan hoặc cộng hưởng từ MRI : có ý nghĩa trong
việc đánh giá mức độ tổn thương giải phẫu bệnh học, vị trí và tính chất khu trú hay
lan tràn của tổn thương.
- Siêu âm nội soi, siêu âm qua soi ổ bụng: cho phép đánh giá độ rộng, sâu và
phát hiện di căn của ung thư.
- Xét nghiệm CA 72-4 (carbohydrat antigen) : là kháng nguyên ung thư biểu
mô dạ dày, một trong những chất chỉ điểm chính của UTDD [53], [63].
1.3.3. Phân chia giai đoạn
1.3.3.1. Phân loại UTDD theo hệ thống TNM [42].
T: Khối u nguyên phát
Tx: Không xác định được u nguyên phát
T0: Không có bằng chứng của u nguyên phát
Tis: Ung thư biểu mô tại chỗ
T1: Ung thư phát triển ở niêm mạc và xâm nhập vào hạ niêm mạc
T2: Ung thư xâm nhập lớp cơ và lan rộng chiếm dưới 1/2 dạ dày
T3: Ung thư xâm nhập lớp cơ và lan rộng trên 1/2 dạ dày
T4: Ung thư chiếm 1/2 dạ dày và xâm lấn vào các tạng lân cận
N: Hạch bạch huyết
Nx: Hạch vùng không xác định được
N0: không có hạch vùng
N1: 1-6 hạch có di căn
N2: 7-15 hạch có di căn
N3: > 15 hạch có di căn


8


M: Di căn xa
Mx: di căn xa không xác định được
M0: chưa có di căn xa
M1: có di căn xa
Dựa theo hệ thống TNM, giai đoạn UTDD được xác định như sau
+ Giai đoạn 0: TisN0M0 : ung thư khu trú trong lớp niêm mạc, không di căn
hạch, không di căn xa.
+ Giai đoạn I:
- Ia: T1N0M0: ung thư khu trú niêm mạc, dưới niêm mạc, không di căn hạch,
không di căn xa.
- Ib: T1N1M0: ung thư khu trú ở niêm mạc, dưới niêm mạc, có di căn hạch
chặng 1 cách u < 3cm dọc bờ cong nhỏ hoặc bờ cong lớn dạ dày.
T2N0M0: ung thư lan tới lớp cơ nhưng chưa xuyên qua thanh mạc,
không di căn hạch, không di căn xa.
+ Giai đoạn II:
T1N2M0: Ung thư khu trú ở niêm mạc, dưới niêm mạc nhưng có di căn hạch
trên u 3 cm dọc bờ cong nhỏ, bờ cong lớn dạ dày hoặc di căn hạch chặng 2.
T2N1M0: Ung thư tới lớp cơ, chưa xuyên qua thanh mạc, có di căn hạch
chặng 1 cách u < 3 cm, không di căn xa.
T3N0M0: Ung thư xuyên qua thanh mạc, chưa tới tổ chức xung quanh, không
di căn hạch, không di căn xa.
+ Giai đoạn III:
- IIIa: T2N2M0: Ung thư tới lớp cơ, chưa xuyên qua thanh mạc nhưng đã di
căn hạch chặng 1 cách u > 3 cm hoặc di căn hạch chặng 2, chưa có di căn xa.
T3N1M0: Ung thư xuyên qua thanh mạc, chưa tới tổ chức xung quanh,
di căn hạch chặng 1 cách u < 3 cm, không di căn xa.

T4N0M0: Ung thư xuyên qua thanh mạc tới tổ chức xung quanh, không
di căn hạch, không di căn xa.

9


- IIIb: T3N2M0: Ung thư xuyên qua thanh mạc, nhưng đã di căn hạch chặng 1
cách u > 3cm hoặc di căn hạch chặng 2, chưa di căn xa.
T4N1M0: Ung thư xuyên qua thanh mạc tới tổ chức xung quanh, di căn
hạch chặng 1cách u < 3cm, không di căn xa.
+ Giai đoạn IV: T4N2M0: Ung thư xuyên qua thanh mạc tới tổ chức xung
quanh, di căn hạch chặng 1 cách u > 3cm hoặc di căn hạch chặng 2, không di căn xa
hoặc T bất kỳ N bất kỳ M1: đã có di căn xa.
1.3.3.2. Phân loại giai đoạn UTDD theo Dukes [24].
Năm 1932, Dukes phân loại ung thư trực tràng dựa vào mức độ xâm lấn ung
thư ở thành trực tràng có hay không có di căn hạch. Năm 1994 lần đầu tiên Adachi
đã áp dụng cách phân loại của Dukes vào phân loại UTDD như sau:
- Dukes A: Ung thư niêm mạc, dưới niêm mạc hoặc lớp cơ thành dạ dày
- Dukes B: Ung thư đã lan tới lớp thanh mạc
- Dukes Ca: Di căn từ 1 đến 6 hạch
- Dukes Cb: Di căn từ 7 hạch trở lên
Bảng phân loại của Dukes áp dụng cho UTDD là một bảng phân loại đơn giản,
dễ sử dụng trong nghiên cứu, nêu lên được số lượng hạch di căn ung thư liên quan,
rất có ý nghĩa với sự tiến triển của khối u.
1.3.3.3. Phân loại của Nhật Bản (Kodama) [61].
Phân loại này dựa theo vị trí của u và các nhóm hạch di căn
Bảng 1.1. Vị trí của u ung thư và các nhóm hạch di căn

UT 1/3 dưới
(hang môn vị)

UT 1/3 giữa
UT 1/3 trên
(tâm phình vị)

N1

N2

N3

N4

3,4,5,6

1,7,8,9

11,12,13,14,2,10

15,16

3,4,5,6,1

7,8,9,11,2,10

12,13,14

15,16

1,2,3


5,6,7,8,9,11,10

12,13,14

15,16

Cách phân loại này dựa theo vị trí 16 nhóm hạch từ 1 đến 16, các nhóm được
xếp thành 4 loại từ N1 đến N4 tương đương với nhóm hạch gần và nhóm hạch xa,
cách phân loại này dựa trên tần suất hạch xâm lấn tùy thuộc vào vị trí của ung thư.

10


1.3.3.4. Phân loại mới của UICC 1997 theo TNM [93].
UICC TNM quy định
pN0: không di căn hạch
pN1: di căn từ 1 đến 6 hạch
pN2: di căn từ 7 đến 15 hạch
pN3: di căn từ 16 hạch trở lên
Phân loại giai đoạn dựa trên số lượng hạch di căn đã được áp dụng rộng rãi
trên thế giới, được đánh giá không chỉ là phương pháp mang tính khách quan, đáng
tin cậy mà còn là một yếu tố tiên lượng có ý nghĩa đối với UTDD.
1.4. Điều trị UTDD
1.4.1. Phẫu thuật UTDD
1.4.1.1. Phẫu thuật tạm thời (Palliative surgery)
Là phẫu thuật chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ hoặc khắc phục các triệu chứng,
biến chứng đối với những trường hợp UTDD ở giai đoạn quá muộn, không còn khả
năng cắt bỏ khối u hoặc những trường hợp UTDD đã có di căn xa mà khối u nguyên
phát còn khả năng cắt được thì nên cắt dạ dày cùng khối u để tránh các biến chứng
do khối u gây ra như hẹp tắc, chảy máu, chèn ép gây đau… phẫu thuật tạm thời vừa

cải thiện được chất lượng cuộc sống và vừa kéo dài được thời gian sống cho bệnh
nhân [35].
1.4.1.2. Phẫu thuật triệt để (Radical surgery)
Là phẫu thuật cắt bỏ triệt để phần dạ dày có khối u dựa trên kết quả xét
nghiệm mô bệnh học của mép cắt dạ dày, các hạch lympho, các cơ quan bị xâm lấn
và di căn [59]. Phẫu thuật triệt để phải đảm bảo các điều kiện như cắt bỏ được một
phần hay tế bào dạ dày có tổn thương ung thư, không còn tế bào ung thư tại đường
cắt trên và khối u dưới, lấy bỏ toàn bộ hệ thống hạch bạch huyết di căn, lấy bỏ được
hết tổ chức bị xâm lấn và di căn.
1.4.2. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia phóng xạ nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Đây
là một trong những phương pháp chính để điều trị ung thư. Năm 1960 Moertel dùng
5FU phối hợp với tia xạ thấy có kết quả cộng hưởng tốt trong điều trị ung thư. Việc

11


điều trị hóa chất kết hợp với phẫu thuật hoặc tia xạ đã cải thiện một cách có ý nghĩa
cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư [72]. Moertel và cộng sự nghiên cứu ngẫu nhiên
các bệnh nhân UTDD được điều trị 5FU phối hợp với tia xạ với các bệnh nhân
không đươc điều trị và kết quả cho thấy tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân
được điều trị 5FU phối hợp với tia xạ là 23% còn với những bệnh nhân không điều
trị là 4%, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [71].
1.4.3. Điều trị UTDD bằng hóa chất
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, 5FU (5 Fluorinated pyrimidines) là hóa
chất duy nhất được đánh giá là có tác dụng trong điều trị UTDD. Sau đó các công
thức phối hợp nhiều hóa chất được sử dụng như FAM (5-FU, doxorubicin,
mitomycin C) đã tăng tỷ lệ đáp ứng thuốc lên 30-50%, kéo dài thời gian sống cho
bệnh nhân lên 7 tháng so với 3 tháng nếu không điều trị hóa chất. Gần đây, phác đồ
EOX (Epirubicine, Eloxatine, Osetron, Xeloda) đang được đưa vào sử dụng và cho

kết quả bước đầu khả quan. Trong các công thức đa hóa chất thì sự kết hợp giữa
5-FU và cisplatin được xem là nhiều triển vọng nhất vì cho tỷ lệ đáp ứng thuốc cao
và cải thiện rõ rệt thời gian sống cho bệnh nhân [33].
1.4.4. Miễn dịch trị liệu
Miễn dịch trị liệu trong ung thư là phương pháp dựa vào cơ chế miễn dịch đặc
hiệu và không đặc hiệu của cơ thể nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Mặc dù phát
triển từ những tế bào bình thường, nhưng khi trở thành tế bào ung thư thì các tế bào
này có sự khác biệt với các tế bào bình thường của cơ thể. Tế bào ung thư có một
lớp protein đặc thù bao phủ lên màng tế bào của chúng và trở thành những chất bất
thường trên bề mặt tế bào. Chúng trở thành tế bào lạ với cơ thể và hệ miễn dịch sẽ
phát động phản ứng miễn dịch tấn công tiêu diệt chúng. Tăng cường sức mạnh cho
hệ miễn dịch là ưu tiên số một đối với các bệnh nhân ung thư và dự phòng ung thư.
Phác đồ điều trị Aslem (aminoacylsteroid) bổ trợ sau phẫu thuật đã được ứng dụng
trong lâm sàng ung thư với tác dụng kích thích miễn dịch không đặc hiệu và đã có
tác dụng kéo dài thời gian sống thêm sau mổ cho bệnh nhân ung thư lên 60,61% so
với những người không điều trị aslem là 33,33% [1].

12


1.5. Chất chỉ điểm ung thư
1.5.1. Khái niệm về các chất chỉ điểm ung thư
Chất chỉ điểm ung thư (Tumor marker - TM) là những chất có cấu trúc đại
phân tử, được sinh ra độc nhất do tổ chức ung thư hoặc nếu không sinh ra do tổ
chức ung thư thì cũng phải có một lượng chất đủ lớn để người ta có thể phân biệt đó
không phải là một tổ chức bình thường mà đang có khối u phát triển [20]. TM là
những chất có trong cơ thể khi xuất hiện tế bào ung thư, chúng có thể là những phân
tử protein, hormon, acid nucleic, các enzym [30], [34]. Hầu hết các TM có bản chất
là các protein phức tạp mà thành phần gồm có carbohydrat hoặc lipid, chúng được
hình thành bên trong hoặc trên bề mặt các tế bào ung thư hay bằng cách kích thích

các tế bào khác sinh ra. Sự xuất hiện và thay đổi nồng độ của các TM trong cơ thể
sống liên quan một cách chắc chắn tới sự phát sinh và phát triển của các khối u ác
tính trong cơ thể [20]. Và các chất chỉ điểm này được ứng dụng trong y học với mục
đích chẩn đoán và theo dõi điều trị [3].
1.5.2. Ứng dụng lâm sàng của các chất chỉ điểm ung thư
1.5.2.1. Ứng dụng trong sàng lọc
Người ta ít khi sử dụng các TM trong sàng lọc ung thư vì tỷ lệ mắc ung thư
trong một quần thể là không cao và chi phí cho một xét nghiệm định lượng chất chỉ
điểm ung thư là tương đối cao. Do đó, các TM thường chỉ được sử dụng để sàng lọc
ung thư cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
1.5.2.2. Ứng dụng trong chẩn đoán
Để xác định ung thư người ta vẫn dựa vào kết quả sinh thiết mô bệnh học,
ngày nay với sự phát triển của y học người ta phát hiện ra nhiều loại TM có khả
năng phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, như CA 125 để chẩn đoán ung thư buồng
trứng, PSA trong ung thư tuyến tiền liệt, CYPRA 21 trong ung thư biểu mô phổi,
đặc biệt PSA có khả năng phát hiện ung thư sớm 10 năm trước khi có triệu chứng
lâm sàng xuất hiện [7]. Để đánh giá khả năng chẩn đoán của một TM hoặc so sánh độ
chính xác giữa các TM, người ta sử dụng biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa độ
nhạy và độ đặc hiệu, gọi là đường cong ROC (Receiver Operating Characteristis). Đó
là một chỉ dẫn giá trị đánh giá ý nghĩa chẩn đoán của TM. Trên đồ thị, có các điểm

13


tương ứng giữa độ nhạy và độ đặc hiệu, biểu thị % từ độ đặc hiệu suy ra độ nhạy và
ngược lại. Một chất chỉ điểm có đường biểu diễn ROC càng gần điểm giao nhau
100% của hai độ nhạy và đặc hiệu (góc trên bên trái của toán đồ) bao nhiêu thì càng
tốt bấy nhiêu và cho giá trị chẩn đoán càng cao.
1.5.2.3. Ứng dụng trong tiên lượng
Nhiều chất chỉ điểm ung thư có giá trị tiên lượng bệnh như CEA, CA125, một

số gen p53… khi nồng độ các chất chỉ điểm tăng cao trong máu hoặc tăng lên là
tiên lượng xấu, đang cao mà giảm đi khi điều trị là tiên lượng tốt. Cũng cần lưu ý
hiện tượng hoại tử của của u hoặc viêm sau phẫu thuật có thể làm tăng nồng độ của
chất chỉ điểm nhất thời trong máu. Một số chất chỉ điểm đã được dùng trong lâm
sàng để tiên lượng bệnh hoặc để giúp lựa chọn liệu pháp điều trị như thụ thể
estrogen , progesteron là các chất chỉ điểm tiên lượng tốt trong ung thư vú, CEA với
ung thư đại trực tràng, AFP với ung thư tế bào gan, CYFRA 21-1 với ung thư phổi
tế bào không nhỏ, CA 125 với ung thư buồng trứng, LDH với ung thư tế bào mầm
và u lympho [26], [29].
1.5.2.4. Ứng dụng trong đánh giá kết quả điều trị
Mỗi người có trị số TM của riêng mình và có động học chỉ điểm riêng, do đó
trị số đầu tiên của TM khi xét nghiệm trước điều trị là mốc để dựa vào khi đánh giá
động học của TM trong quá trình điều trị. Thông số này đánh giá tốc độ giảm kích
thước khối u và phụ thuộc vào phương pháp điều trị. Nếu sau một liệu pháp điều trị,
nồng độ các TM trong máu giảm xuống so với trước điều trị thì có thể khẳng định
rằng điều trị có hiệu quả, và ngược lại nếu nồng độ các TM trong máu tăng lên, thì
cần thay đổi phương pháp điều trị khác. Có một số trường hợp ngoại lệ là khi điều
trị, nhất là sau mổ hiện tượng hoại tử u sẽ làm tăng nồng độ TM trong máu ở một
thời gian ngắn, do vậy cần chú ý điều này khi theo dõi bệnh.
1.5.2.5. Ứng dụng trong phát hiện tái phát
Các TM được dùng để phát hiện ung thư tái phát, bằng cách xét nghiệm máu
định kỳ để kiểm tra nồng độ một số chất chỉ điểm liên quan đến u, như bệnh ung
thư vú phải làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ CA 15-3 hàng năm, để giúp
phát hiện ung thư tái phát trước khi có triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, trong xét

14


nghiệm TM thì một trị số đơn độc nhiều khi ít quan trọng mà phải đánh giá sự biến
động của các chỉ số, nhất là khi trị số chỉ cao nhất thời hoặc không cao lắm, hoặc ở

trong ranh giới bình thường và bệnh lý. Việc xét nghiệm định kỳ các trị số ở bệnh
nhân ung thư đã điều trị nhằm sớm phát hiện được ung thư tái phát cho bệnh nhân.
Nếu các trị số này tăng lên trở lại sau khi đã ổn định ở mức bình thường thì chứng
tỏ bệnh đang tái phát [22].
1.5.3. Các tiêu chuẩn của chất chỉ điểm ung thư lý tưởng
- Tính đặc hiệu cao: không phát hiện thấy trong các bệnh lành tính và người
khỏe mạnh.
- Độ nhạy cao: có thể phát hiện rất sớm, thậm chí khi mới chỉ có một vài tế
bào ung thư xuất hiện.
- Đặc hiệu cho cơ quan bị bệnh.
- Tương quan với các giai đoạn khối u, kích thước khối u: theo nồng độ chất
chỉ điểm.
- Tương quan với tiên lượng của bệnh.
- Có giá trị dự đoán tin cậy.
- Mẫu bệnh phẩm dễ thu nhận.
Tuy nhiên chưa có một TM nào có đầy đủ các tiêu chuẩn như trên, nên trong
điều kiện thực tế thì việc phối hợp nhiều TM sẽ có giá trị bổ sung cho nhau tốt và
chính xác hơn.
1.5.4. Phân loại các chất chỉ điểm ung thư
Có rất nhiều chất chỉ điểm ung thư, sự hiện diện của chúng liên quan đến các
giai đoạn khác nhau của sự phát sinh và phát triển ung thư.
- Chỉ điểm ung thư tế bào: là những tế bào như các gen sinh ung thư c-myc, cmyb trong ung thư phổi, ung thư vú, c-erb B, c-erb B2, c-erb B3 trong ung thư vú,
buồng trứng, H-ras, K-ras trong ung thư vú, đại tràng [12]. Các gen ức chế ung thư
như p53, các thụ thể hormon, các acid nucleic lưu hành trong máu…
- Chỉ điểm ung thư thể dịch: là các phân tử hoà tan trong dịch thể như những
kháng nguyên ung thư lưu hành trong máu hoặc trong những dịch thể khác. Chúng

15



do mô ung thư tổng hợp hay do sự biến đổi của tế bào u, hoặc do phản ứng của cơ
thể với khối u giải phóng ra như kháng nguyên liên kết ung thư AFP, CEA, CA 125,
CA 72-4, các enzyme, isozym, các protein … . Các chất này xuất hiện với nồng độ
bất thường trong các dịch cơ thể như máu, nước tiểu, dịch não tủy, dịch chọc dò.
1.6. Kháng nguyên CA 72-4
1.6.1. Bản chất hóa học và nguồn gốc
CA 72-4 là tên viết tắt của kháng nguyên carbohydrate 72-4 (carbohydrate
antigen 72-4) hoặc kháng nguyên ung thư 72-4 (cancer antigen 72-4), là một trong
những chất chỉ điểm ung thư chính của UTDD [53], [63].
CA 72-4 do Colcher và cộng sự đưa ra vào năm 1981, là một kháng nguyên
liên kết ung thư (tumor associated antigen, TAA) có bản chất là một mucinglycoprotein được thấy trên bề mặt của nhiều loại tế bào như tế bào buồng trứng, vú,
đại tràng, tụy, đặc biệt là tế bào ung thư biểu mô dạ dày (gastric adenocarcinoma) [37].
CA 72-4 thuộc nhóm carbohydrat antigen (CA). Kháng nguyên này liên kết đặc
hiệu với hai kháng thể đơn dòng là B 72-3 và CC 49 ở 2 vị trí khác nhau trong phân
tử nên có tên gọi là CA 72-4 [58]. Nó có trọng lượng phân tử 400.000 Dalton và có
thời gian bán hủy trong máu người là 3-7 ngày [63].
1.6.2. Vai trò của CA 72-4
CA 72-4 thường được tạo ra trên bề mặt của nhiều loại tế bào như tế bào
buồng trứng, vú, đại tràng, tụy và đặc biệt là tế bào ung thư biểu mô dạ dày. Giá trị
bình thường của CA 72-4 trong huyết tương là ≤ 6 U/ml và tăng cao trong một số
loại ung thư. Mức độ thay đổi nồng độ của CA 72-4 trong từng bệnh lý là hoàn toàn
khác nhau. Do đó nó có thể được sử dụng như một tiêu chí để đánh giá trong các
thử nghiệm lâm sàng [63].
1.6.2.1. CA 72-4 trong một số bệnh lành tính
Trong một số bệnh lành tính người ta thấy nồng độ CA 72-4 huyết tương tăng
với tỷ lệ thấp từ 2-11% như bệnh viêm tụy tăng 3%, xơ gan 4%, bệnh phổi 17-19%,
bệnh thấp khớp 21%, bệnh buồng trứng lành tính 3-4%, bệnh tuyến vú 10%, các
bệnh đường tiêu hóa lành tính 5% [86]. Khi kết hợp CA 72-4 với một số chất chỉ

16



×