Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Khảo sát nồng độ axít uric huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.43 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐINH THỊ THU HƯƠNG

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ AXÍT URIC HUYẾT THANH
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 CAO TUỔI
CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Chuyên ngành : Nội khoa
Mã số

: 60720140

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. VŨ THỊ THANH HUYỀN


HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
Đảng ủy, Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại hoc, Bộ môn Nội tổng hợp
trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và hòa thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc, tập thể cán bộ


khoa Nội tiết chuyển hóa, khoa Khám bệnh, khoa Xét nghiệm bệnh viện Lão
khoa Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu tại bệnh viện.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Thanh Huyền, người
thầy đã tận tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới các Thầy cô trong Hội
đồng chấm luận văn đã dành nhiều thời gian và công sức chỉ bảo, giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc, phòng KHTH bệnh
viện đa khoa Phố Nối đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tham gia học
tập và công tác tại bệnh viện.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp
đỡ, động viên, chia sẻ, ủng hộ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố, mẹ, chồng, con,
anh chị em và những người thân trong gia đình đã luôn đọng viên khích lệ và
luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Tác giả luận văn
Đinh Thị Thu Hương

LỜI CAM ĐOAN


Tên tôi là Đinh Thị Thu Hương, học viên lớp Cao học Nội khóa XXI
Tôi xin cam đoan đã thực hiện luận văn này một cách trung thực và
nghiêm túc. Các số liệu và kết quả thu được là trung thực, chưa từng được
công bố trong công trình nào khác, và chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu
không sử dụng vào mục đích khác, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Tác giả luận văn

Đinh Thị Thu Hương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA

Hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American Diabetes
Association)
AUHT
Axit uric huyết thanh
BMI
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)
CLS
Cận lâm sàng
ĐTĐ
Đái tháo đường
EASD
Hiệp hội nghiên cứu đái tháo đường Châu Âu
(European Association for the Study of Diabetes)
GAD
Glutamic acid decarboxylase
GLUT
Chất vận chuyển glucose (Glucose transport)
HCCH
Hội chứng chuyển hóa
HDL
High Density Lipoprotein (lipoprotein tỉ trọng cao)

ICA
Islet cell autoantibodies
IDF
Hiệp
hội
đái
tháo
đường
thế
giới
(International Diabetes Federation)
LDL
Lipoprotein tỉ trọng thấp (Low Density Lipoprotein)
MLCT
Mức lọc cầu thận
NCEP_ATPIII Chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol tại Mỹ Phiên bản III, điều trị cho người trưởng thành National
(Cholesterol Education Program – Adult Treatment Panel
III)
NCT
Người cao tuổi
NSAID
Thuốc chống viêm không steroid
(Non-steroidal anti-inflammatory drug)
RLCH lipid
Rối loạn chuyển hóa lipid
TB
Trung bình
TG
Triglycerid
THA

Tăng huyết áp
WHO
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Đại cương về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).........................................3
1.1.1. Khái niệm về ĐTĐ và tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ type 2
.3
1.1.2. Dịch tễ ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam..........................................3
1.1.3. Phân loại..........................................................................................4
1.1.4. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh.....................................................5
1.2. Hội chứng chuyển hóa (HCCH) .........................................................5
1.2.1. Khái niệm về hội chứng chuyển hóa...............................................5
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa.................................6
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng rối loạn chuyển hóa ................8
1.3. Lâm sàng và cận lâm sàng của tình trạng tăng axít uric huyết
thanh..............................................................................................................9
1.3.1. Chuyển hóa axít uric. ....................................................................9
1.3.2. Nguyên nhân và phân loại tăng AUHT.........................................12
1.3.3. Lâm sàng của tình trạng tăng axít uric..........................................15
1.3.4. Các xét nghiệm cần làm ở BN tăng AUHT ................................16
1.3.5. Điều trị tăng AUHT......................................................................17
1.3.6. Các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng AUHT...........................21
1.4. Mối liên quan giữa ĐTĐ- HCCH và tăng AUHT............................23
1.5. Chuyển hóa axít uric ở BN ĐTĐ type 2 cao tuổi.............................24
1.5.1. ĐTĐ ở người cao tuổi...................................................................24

1.5.2. Tăng axít uric ở NCT....................................................................24
1.6. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tăng axít uric ở BN ĐTĐ.
......................................................................................................................25
1.6.1. Trên thế giới..................................................................................26
1.6.2. Tại Việt Nam.................................................................................27


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................28
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................28
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn ...........................................................................28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................28
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang...........................................29
2.3.2. Cách chọn mẫu nghiên cứu...........................................................29
2.3.3. Công cụ thu thập số liệu................................................................29
2.3.4. Các biến số nghiên cứu.................................................................30
2.3.5. Thu thập số liệu.............................................................................30
2.3.6. Sơ đồ nghiên cứu...........................................................................31
2.4. Tiêu chuẩn đánh giá...........................................................................31
2.4.1. Đặc điểm lâm sàng........................................................................31
2.4.2. Cận lâm sàng.................................................................................32
2.5. Phân tích và xử lí số liệu....................................................................36
2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài............................................................36
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................37
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu.............................................37
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu.....................................37
3.1.2. Các chỉ số sinh hóa của đối tượng nghiên cứu..............................38

3.1.3. Đặc điểm liên quan đến bệnh đái tháo đường...............................39
3.1.4. Một số bệnh lý phối hợp...............................................................40
3.2. Đặc điểm về nồng độ axít uric huyết thanh.....................................40
3.2.1. Phân bố AUHT..............................................................................40
3.2.2. Tỷ lệ tăng axít uric huyết thanh.....................................................41
3.2.3. Axít uric huyết thanh và đái tháo đường.......................................41
3.2.4. Mối liên quan giữa AUHT và HCCH ở bệnh nhân ĐTĐ.............45


3.3. Axít uric huyết thanh và một số yếu tố liên quan...........................47
3.3.1. Mối liên quan giữa nồng độ axít uric huyết thanh và các nhóm
tuổi................................................................................................47
3.3.2. Nồng độ axít uric huyết thanh và giới tính...................................48
3.3.3. Liên quan giữa nồng độ AUHT trung bình và chỉ số khối cơ thể
(BMI)............................................................................................49
3.3.4. Mối liên quan giữa nồng độ AUHT và Microalbumin niệu..........49
3.3.5. Mối quan hệ giưa nồng độ AUHT và creatinin huyết thanh.........50
3.3.6. Mối quan hệ giưa nồng độ AUHT và mức lọc cầu thận (MLCT).
......................................................................................................51
3.3.7. Mối quan hệ giữa AUHT và sỏi tiết niệu......................................52
3.3.8. Nồng độ axít uric huyết thanh và vữa xơ mạch cảnh....................53
3.3.9. Tương quan giữa axít uric huyết thanh và một số yếu tố..............54
CHƯƠNG 4....................................................................................................55
BÀN LUẬN....................................................................................................55
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.................................................55
4.1.1. Tuổi và giới của nhóm nghiên cứu................................................55
4.1.2. Chỉ số khối cơ thể. .......................................................................56
4.1.3. Đặc điểm liên quan đến bệnh ĐTĐ...............................................56
4.2. Đặc điểm chung về nồng độ axít uric huyết thanh..........................58
4.2.1. Nồng độ axít uric huyết thanh và đái tháo đường.........................59

4.2.2. Mối liên quan giữa axít uric huyết thanh và các thành phần của hội
chứng chuyển hóa.........................................................................63
4.3. Một số yếu tố liên quan với nồng độ axít uric huyết thanh............66
4.3.1. Liên quan giữa AUHT với tuổi và giới.........................................66
4.3.2. Liên quan giữa AUHT với chỉ số khối cơ thể (BMI). .................68
4.3.3. Liên quan giữa AUHT và bệnh thận mạn.....................................69
4.3.4. Liên quan giữa AUHT và sỏi thận. ..............................................72
4.3.5. Nồng độ AUHT và tổn thương mạch máu....................................73
KẾT LUẬN....................................................................................................73
KIẾN NGHỊ...................................................................................................75


TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các thức ăn giàu purin .....................................................................18
Bảng 2.1. Đánh giá BMI cho người châu Á - Thái Bình Dương .........................32
Bảng 2.2. Phân loại huyết áp theo JNC -VII 2003 .............................................32
Bảng 2.3: Mục tiêu kiểm soát đường máu của ADA 2012 dành cho NCT .......33
Bảng 2.4. Phân loại AUHT ................................................................................34
Bảng 2.5. Mục tiêu điều trị lipid máu theo NCEP – ATP III năm 2001...............35
Bảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu........................................37
Bảng 3.2. Một số đặc điểm sinh hóa của đối tượng nghiên cứu......................38
Bảng 3.3. Đặc điểm liên quan đến bệnh đái tháo đường.................................39
Bảng 3.4. Đặc điểm một số bệnh lý phối hợp...................................................40
Bảng 3.5. Tỷ lệ tăng AUHT ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có HCCH..........................41
Bảng 3.6. Thời gian mắc đái tháo đường và nồng độ AUHT trung bình...........42
Bảng 3.7. Thời gian mắc đái tháo đường và tỷ lệ tăng AUHT. .........................42
Bảng 3.8. Đường máu lúc đói và nồng độ AUHT trung bình.............................43

Bảng 3.9. Đường máu lúc đói và tỷ lệ tăng AUHT. ...........................................43
Bảng 3.10. Liên quan giữa HbA1c và nồng độ AUHT trung bình ......................44
Bảng 3.11. Liên quan giữa HbA1c và tỷ lệ tăng AUHT......................................44
Bảng 3.12. Liên quan giữa các thành phần của HCCH và nồng độ AUHTTB .....45
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa các thành phần của hội chứng chuyển hóa
và các mức độ axít uric huyết thanh................................................................46
Bảng 3.14. Nồng độ trung bình axít uric huyết thanh và các nhóm tuổi..........47
Bảng 3.15. Nồng độ trung bình axít uric huyết thanh và giới tính....................48
Bảng 3.16. Nồng độ axít uric huyết thanh trung bình và BMI..........................49
Bảng 3.17. Nồng độ AUHT trung bình và Microalbumin niệu..........................49
Bảng 3.18. Microalbumin niệu và tỷ lệ tăng AUHT. ........................................50
Bảng 3.19. Liên quan giữa nồng độ AUHT trung bình
và creatinin huyết thanh..................................................................................50
Bảng 3.20. Liên quan giữa creatinin và tỷ lệ tăng AUHT...................................51
Bảng 3.21. Nồng độ axít uric huyết thanh trung bình và MLCT........................51
Bảng 3.22. Liên quan giữa MLCT và tỷ lệ tăng AUHT........................................52
Bảng 3.23. Nồng độ axít uric huyết thanh trung bình và sỏi tiết niệu..............52


Bảng 3.24. Nồng độ axít uric huyết thanh và vữa xơ mạch cảnh.....................53
Bảng 3.25. Tương quan giữa axít uric huyết thanh và một số yếu tố. ..............54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới...........................................................37
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi................................................38
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm phân bố theo BMI............................................................38
Biểu đồ 3.4. Phân bố axít uric huyết thanh..........................................................41
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ tăng AUHT và các nhóm tuổi...................................................47

.............................................................................................................................48
Biểu đồ 3.6. Liên quan giữa tỷ lệ tăng AUHT và giới tính.....................................48
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ tăng AUHT và sỏi tiết niệu......................................................53


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý nội tiết - chuyển hóa đang trở thành vấn đề lớn của y học, nó gây
nhiều tác động bất lợi mang tính xã hội như tăng gánh nặng chi phí y tế, suy giảm
sức lao động, tăng tỷ lệ tử vong và giảm tuổi thọ. Đái tháo đường (ĐTĐ) type 2,
hội chứng chuyển hóa (HCCH) và tăng axít uric huyết thanh (AUHT) là các rối
loạn nội tiết – chuyển hóa.
ĐTĐ type 2 là một bệnh rối loạn chuyển hóa do kháng insulin, giảm tiết
insulin hoặc kết hợp cả hai. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose
máu và rối loạn chuyển hóa các chất carbohydrat, protid, lipid . Tỉ lệ mắc
ngày càng tăng, theo số liệu của Hiệp hội ĐTĐ thế giới (IDF), trong năm
2011 thế giới có 336 triệu người mắc ĐTĐ, dự kiến con số này sẽ tăng lên
552 triệu người vào năm 2030 . Ở Việt Nam, theo điều tra của Bệnh viện Nội
tiết Trung ương năm 2012, tỷ lệ mắc dao động từ 5,7% - 6% . Việc xác định
các yếu tố nguy cơ là yêu cầu cấp bách đối với công tác phòng chống bệnh
ĐTĐ type 2.
AUHT là sản phẩm cuối cùng của chuyển hóa purin. Tăng AUHT
thường gặp với tỷ lệ dao động từ 2,6% đến 47,2% . Tại Mỹ tỷ lệ này là 2%
-13% dân số . Ở Việt Nam, một khảo sát của Phòng tư vấn Sức khỏe Saigon
Times năm 2004 cho thấy, trong số 50 bệnh nhân đến khám vì những nguyên
nhân khác nhau, có đến 60% bị tăng AUHT. Ước tính có khoảng 8 triệu
người Việt Nam có tăng AUHT . Các nghiên cứu dịch tễ trước đây đã chứng
minh sự tăng AUHT gắn liền với tăng nguy cơ huyết áp cao , bệnh tim mạch
và bệnh thận mãn tính . Tăng nồng độ acid uric huyết thanh còn là yếu tố

nguy cơ dẫn đến bệnh động mạch ngoại vi , kháng insulin và hội chứng
chuyển hóa . Liệu tăng AUHT có thể còn là một yếu tố nguy cơ cho sự phát
triển của bệnh ĐTĐ type 2 hay không? Giả thuyết này đã có từ lâu nhưng mối


2
liên quan thật sự giữa tăng AUHT và ĐTĐ type 2 vẫn còn nhiều tranh cãi.
Một phân tích trước đó tiến hành trên 11 nghiên cứu thuần tập đã tìm thấy
mối quan hệ giữa mức độ AUHT cao và nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ type 2,
cứ tăng 1 mg/dl AUHT thì tăng 17 % nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ . Một số
nghiên cứu khác lại chứng minh không có mối liên quan hoặc có mối liên
quan nghịch . Tại Việt Nam, các nghiên cứu về mối liên quan giữa tăng
AUHT và ĐTĐ còn khiêm tốn đặc biệt trên đối tượng người cao tuổi có hội
chứng chuyển hóa
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát nồng độ axít
uric huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi có hội chứng
chuyển hóa" với hai mục tiêu:
1.

Nhận xét tình trạng tăng axít uric ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
cao tuổi có hội chứng chuyển hóa.

2.

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan của nồng độ axít uric huyết thanh ở
đối tượng nghiên cứu.


3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về bệnh đái tháo đường (ĐTĐ)
1.1.1. Khái niệm về ĐTĐ và tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ type 2
ĐTĐ là rối loạn chuyển hóa của nhiều nguyên nhân, bệnh được đặc trưng
bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hóa
carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt của tình trạng tiết insulin, tác dụng
của insulin hoặc cả hai .
* Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ: Theo Hiệp hội ĐTĐ Mỹ (ADA) 2013 chẩn
đoán ĐTĐ khi có ít nhất một trong bốn tiêu chuẩn sau:
 Đường huyết tương bất kỳ ≥ 200mg/dl (11,1 mmol/l) kèm theo các
triệu chứng của tăng đường huyết (khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều,
gầy sút).
 Đường huyết tương lúc đói (nhịn ăn 8-14 giờ) ≥ 126mg/dl
(7,0mmol/l) trong 2 buổi sáng khác nhau.
 Đường huyết tương 2 giờ sau khi uống 75g glucose ≥ 200mg/dl
(11,1 mmol/l) (Nghiệm pháp tăng đường huyết).
 HbA1c (định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng) ≥ 6,5%.
1.1.2. Dịch tễ ĐTĐ trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tỷ lệ mắc ĐTĐ ngày càng
tăng. Nó trở thành một trong số 10 bệnh gây tử vong nhiều nhất, bệnh tăng
nhanh ở các nước đang phát triển, đa số là ĐTĐ type 2, thường cứ 10 người
thì có 9 người là ĐTĐ type 2. Sự bùng nổ ĐTĐ type 2 và những biến chứng
của nó đang là thách thức lớn đối với cộng đồng . Theo thống kê của Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) ĐTĐ type 2 chiếm 85-95% tổng số người mắc bệnh
ĐTĐ .


4
Cũng theo WHO, đến năm 2025 sẽ có từ 300 đến 330 triệu người mắc,

chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu: các nước phát triển tăng 42%, nhưng ở các
nước đang phát triển sẽ là 170%. Khu vực Tây Thái Bình Dương vào năm 2005
có 30 triệu người mắc, dự kiến năm 2050 số người mắc sẽ là 56-60 triệu .
Điều tra dịch tễ năm 2002 cho thấy tỉ lệ ĐTĐ type 2 trong cả nước là
2,7%, tỷ lệ ở các thành phố lớn khoảng 4,4% [3]. Năm 2010, Việt Nam có
1.646.600 người mắc ĐTĐ ở nhóm tuổi 20 – 79, trong đó nhóm tuổi 60 – 79
có 707.000 người mắc bệnh . Mới đây nhất, năm 2012 Bệnh viện Nội tiết
Trung ương đã tiến hành cuộc điều tra tại 6 vùng sinh thái trong cả nước gồm
Miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ người mắc
ĐTĐ ở nước ta chiếm 5,7% dân số. Trong đó Tây Nam Bộ có tỷ lệ cao nhất
với 7,2% dân số và khu vực Tây Nguyên với 3,8% dân số .
1.1.3. Phân loại
- ĐTĐ type 1: Do bệnh tự miễn, các tế bào β tuyến tụy bị phá hủy bởi
các chất trung gian miễn dịch, sự phá hủy này có thể nhanh hoặc chậm.
Xuất hiện tự kháng thể kháng đảo tụy (ICA: Islet cell autoantibodies), tự
kháng thể kháng insulin và kháng thể kháng GAD (Glutamic acid
decarboxylase) trong 85 - 90% trường hợp.
- ĐTĐ type 2: hay đái tháo đường không phụ thuộc insulin, đái tháo
đường người lớn, có tính chất gia đình. Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng
insulin đi kèm với thiếu hụt insulin tương đối.
- ĐTĐ thai kỳ: là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết xảy ra trong
thời kỳ mang thai.
- Các tình trạng tăng đường huyết khác: giảm chức năng tế bào β do
khiếm khuyết gen MODY1, MODY2, MODY3, ĐTĐ ty lạp thể, giảm hoạt
tính insulin do khiếm khuyết gen, bệnh lý tuyến tụy như xơ tụy, viêm tụy, sỏi
tụy. Một số bệnh nội tiết: to viễn cực, hội chứng Cushing…


5

1.1.4. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh.
-

Giảm hoạt động thể lực.

-

Tuổi > 40.

-

Người có BMI ≥ 23 kg/m2 , vòng eo ≥ 90 cm (nam) và ≥ 80cm (nữ).

-

Có người thân thuộc thế hệ cận thứ nhất (bố, mẹ, con, anh, chị, em
ruột) đã mắc bệnh ĐTĐ.

-

Phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ, sinh con ≥ 4000 g hoặc < 2500 g.

-

Tăng huyết áp vô căn (Huyết áp ≥ 140/90 mmHg).

-

Người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose hoặc tăng đường máu lúc đói.


-

Rối loạn chuyển hóa lipid.

-

Người có bệnh mạch vành hoặc đột quỵ.

1.2. Hội chứng chuyển hóa (HCCH)
1.2.1. Khái niệm về hội chứng chuyển hóa
Thực tế những dấu hiệu quan trọng của HCCH được Morgagni mô tả từ
rất lâu, khi ông còn nhận xét rằng “Xơ vữa động mạch và béo tạng thường
hay gặp ở những người con nhà dòng dõi”. Ông mô tả đó là những người có
đặc điểm công việc là “làm nghiên cứu sách vở, có cuộc sống tĩnh tại, thời
gian ngồi làm việc hơn là vận động, có những bữa ăn thừa năng lượng”- tức là
những người không phải làm việc tay chân và hoạt động thể lực, sau đó Kylin
năm 1923 đã có mô tả những dấu hiệu có liên quan đến nhóm các triệu chứng
này. Khái niệm hợp nhất đầu tiên các thành phần của HCCH bắt đầu từ Vague
(1956) và Albrink (1964), những người này đã nhận ra mối liên hệ giữa béo
phì dạng nam, đái tháo đường, tăng lipid máu và xơ vữa động mạch.
Năm1988 Raven đã tập hợp các yếu tố nguy cơ tim mạch như đề kháng
insulin, tăng insulin máu, tăng triglycerid, tăng VLDL, giảm HDL-C, tăng
huyết áp thành một hội chứng đặt tên là hội chứng X hay HCCH và liên hệ
chúng với tình trạng đề kháng insulin.


6
1.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa
Có rất nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán, tùy thuộc vào nhóm tác giả.
* Tiêu chuẩn của WHO 1999 .

Tiêu chí bắt buộc là kháng insulin (tiêu chí A): được xem là có kháng
insulin khi có một trong các biểu hiện sau:
- Đái tháo đường týp 2.
- Giảm dung nạp Glucose máu - IGT: sau nghiệm pháp tăng Glucose
máu bằng đường uống
- Rối loạn đường máu lúc đói - IFG
- Đường máu bình thường nhưng tăng insulin máu
Các tiêu chí khác (tiêu chí B)
- Tăng huyết áp: huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90 mmHg.
- Rối loạn chuyển hóa lipid: TG > 1,7 mmol/L và hoặc HDL-C
< 1,0mmol/L (nữ), < 0,9mmol/L (nam).
- Béo bụng: chỉ số vòng bụng/ vòng mông > 0,9 (nam); 0,85 (nữ)
hoặc BMI > 30 với người châu Âu, châu Mỹ, BMI > 27 với người
châu Á
- Micro-albumin niệu dương tính: Tốc độ bài tiết ≥ 20mcg/phút.
Để chẩn đoán xác định HCCH phải có 1 trong 4 điểm của tiêu chí bắt
buộc (tiêu chí A) cộng với từ 2 điểm trở lên của các tiêu chí khác (tiêu chí B).
* Tiêu chuẩn của hội các nhà nội tiết học lâm sàng Hoa Kỳ (AACEAmerican Association of Clinical Endocrinologists) (2003) .
Yếu tố chính:
- Thừa cân/béo phì (BMI ≥ 24)
- Tăng TG ≥ 1,7 mmol/L (50mg/dL)
- HDL-C thấp:
o Nam < 1,04 mmol/L
o Nữ < 1,2mmol/L.
- Tăng huyết áp: khi huyết áp tâm thu ≥ 130mmHg và/ hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 85 mmHg


7

- Tăng nồng độ Glucose máu giờ thứ hai trong nghiệm pháp tăng đường
máu bằng đường uống > 7,8 mmol/L.
- Đường máu lúc đói từ 6,1 - 7,0 mmol/L.
Các yếu tố nguy cơ khác được tham khảo như:
-

Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường typ 2.
Tăng huyết áp, mắc bệnh tim mạch
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hoặc có lối sống tĩnh tại, tuổi cao hoặc ở nhóm người có yếu tố nguy
cơ giống như người mắc đái tháo đường typ 2.

HCCH được xác định khi có ít nhất 1 yếu tố chính và 2 yếu tố phụ.
* Tiêu chuẩn của nhóm nghiên cứu kháng insulin Châu Âu (EGIREuropean group for the study of insulin resistance) (2004)
Tiêu chí bắt buộc: có tăng insulin máu.
Các tiêu chí khác:
- Tăng Glucose máu: glucose máu lúc đói ≥ 6,1mmol/L.
- Tăng huyết áp: khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/ hoặc huyết áp
tâm trương ≥ 90 mmHg; hoặc đã điều trị bằng thuốc hạ áp.
- Rối loạn chuyển hóa lipid khi:
+ TG > 2,0mmol/L.
+ HDL-C < 1,0mmol/L.
+ Hoặc đã điều trị rối loạn chuyển hóa lipid.
- Béo bụng khi vòng bụng > 90cm (nam) và > 80cm (nữ).
Để chẩn đoán xác định phải có tăng insulin máu (tiêu chí A) với ít nhất 2
điểm của các tiêu chí khác.
* Tiêu chuẩn của IDF (International Diabetes Frederation: liên đoàn đái
tháo đường quốc tế) (2005)
A. Béo trung tâm.
B. Các tiêu chí khác:



8
- Tăng TG > 1,7mmol/L hoặc đã có điều trị các rối loạn lipid máu bằng
thuốc.
- Giảm HDL-C < 0,9mmol/L (nam); < 1,1 mmol/L (nữ); hoặc đã điều trị
rối loạn lipid máu bằng thuốc.
- Tăng huyết áp: khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/ hoặc huyết áp
tâm trương ≥ 90 mmHg; hoặc đã điều trị bằng thuốc hạ áp.
- Glucose máu lúc đói ≥ 5,6mmol/L hoặc đã được chẩn đoán và điều trị
ĐTĐ týp II trước đó.
Chẩn đoán HCCH khi có tiêu chuẩn A cộng với ít nhất 2 tiêu chuẩn của B.
* Tiêu chuẩn của NCEP-ATP III thuộc chương trình giáo dục về
cholesterol quốc gia Hoa Kỳ (2004)
-

Béo bụng: vòng bụng ≥ 102cm (nam); 88cm (nữ).
Huyết áp ≥ 130/85mmHg.
Glucose máu lúc đói ≥ 5,6mmol/L.
TG ≥ 1,7mmol/L
HDL-C < 1,0 mmol/L (nam); < 1,3mmol/L (nữ).

Để xác định có HCCH phải có từ 3 tiêu chuẩn trở lên.
Hiện nay trên thế giới tiêu chuẩn NCEP-ATP III đang được áp dụng
rộng rãi trong các nghiên cứu để đánh giá HCCH. NCEP-ATP III sửa đổi năm
2005 các tiêu chuẩn trên vẫn được giữ nguyên, riêng vòng eo được chỉnh sửa
cho phù hợp với từng quốc gia, đối với người Châu Á là ≥ 90cm ở nam,
≥ 80cm ở nữ.

1.2.3. Các yếu tố nguy cơ của hội chứng rối loạn chuyển hóa .

- Tuổi: Các yếu tố nguy cơ của HCCH tăng theo tuổi, đối với người > 60
tuổi, nguy cơ mắc HCCH khoảng 40%.
- Chủng tộc: người gốc Tây Ban Nha và Châu Á có nguy cơ mắc HCCH
cao hơn các chủng tộc khác.


9
- Béo bụng (béo dạng nam): tích lũy mỡ quá mức trong mô ở trong và
xung quanh bụng.
- Rối loạn chất béo trong máu tạo mảng bám: các rối loạn chủ yếu là
triglycerid cao, HDL-C thấp và LDL-C cao, thúc đẩy tạo mảng bám
trong thành các động mạch.
- Tăng huyết áp.
- Biểu hiện kháng Insulin hoặc giảm dung nạp glucose máu.
- Trạng thái Pro-thrombotic (nghĩa là fibrinogen hoặc nồng độ các chất
ức chế hoạt hóa plasminogen 1 tăng cao trong máu).
- Trạng thái tiền viêm (C-reative protein cao trong máu).
1.3. Lâm sàng và cận lâm sàng của tình trạng tăng axít uric huyết thanh.
1.3.1. Chuyển hóa axít uric.
Định nghĩa tăng axít uric: tăng axít uric máu khi nồng độ axít uric
vượt quá giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết thanh. Nồng
độ axít uric máu trung bình ở nam: 5,1 ± 1,0 mg/dl (420μmol/lít), nữ
4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít) .
Chuyển hóa: Axít uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái biến
purine, là một axít yếu nên thường bị ion hóa thành muối urate hòa tan trong
huyết tương, đại đa số tồn tại dưới dạng monosodium urate. Giới hạn hoà tan
của muối urat khoảng 6,8mg/dl ở nhiệt độ 37 oC. Ở nồng độ cao hơn các tinh
thể urate sẽ bị kết tủa. Phần lớn axít uric trong máu ở dạng tự do, chỉ khoảng
dưới 4% gắn với protein huyết thanh.
Bình thường quá trình tổng hợp và bài tiết axít uric ở trạng thái cân bằng.

Tổng lượng axít uric trong cơ thể có khoảng 1200mg (ở nam) và 600mg (ở
nữ). Khoảng 2/3 tổng lượng axít uric được tổng hợp mới và cũng với số lượng


10
tương tự đào thải chủ yếu qua thận. Trong nước tiểu, axít uric hòa tan dễ dàng
hơn trong nước, pH nước tiểu ảnh hưởng lớn đến sự hòa tan axít uric, bình
thường lượng axít uric thải qua nước tiểu là trên 800 mg/ngày. Do vậy, pH
càng kiềm càng thuận lợi cho việc thải axít uric và ngươc lại nước tiểu càng
toan thì khó khăn cho việc đào thải axít uric.

Hình 1.1: Cấu tạo axít uric
Các bước dị hóa axít nucleic và nucleotid với purin tự do tạo thành axít
uric bao gồm:
Giáng hóa nucleotid purin thành hypoxanthin và xanthin.
Xanthin được oxy hóa axít uric thông qua một chuỗi các phản ứng có
sự tham gia của enzym xanthin oxidase.


11
Ribose-5p+ ATP
3
PRPP+ Glutamin
1
Axit nucleic

5 phosphoribosyl-1-amin

Axit nucleic


2

6
Guanin

Axit adenylic

Axit inosinic

Axit guanylic
7
Guanosine

6

PRPP

Inosine

5

Adenosin

4

PRPP

e

Adenin


Hypoxanthine
8
Xanthine
8

2.8 Dioxyadenin

Axit uric

Hình 1.2: Sơ đồ tóm tắt quá trình tổng hợp axít uric .
1: Amidophoribosyl ferase.
2: Hypoxanthine-Guanine phospho ribosyl Transferase.
3: Phosphoribosyl-Pyrophosphat Synthetase - (PRPP Synthetase).
4: Adenine-Phosphoribosyl transferase.
5: Adenosine deaminase.
6: Purine-Nucleoside Phosphorylase.
7: Nucleotidase.
8: Xanthine oxydase.


12
1.3.2. Nguyên nhân và phân loại tăng AUHT.
Tăng AUHT có thể do:
+ Tăng tổng hợp AUHT: có thể do ăn nhiều thức ăn có chứa purin, tăng
tổng hợp purin nội sinh, tăng thoái biến nucleotite hoặc phối hợp.
+ Giảm bài tiết axít uric qua thận: có thể do giảm lọc ở cầu thận, giảm
tiết urat ở ống thận hoặc phối hợp.
+ Phối hợp 2 nguyên nhân kể trên.
1.3.2.1. Các nguyên nhân dẫn đến tăng tổng hợp axít uric:

+ Tăng AUHT tiên phát:
- Không rõ nguyên nhân.
- Thiếu một phần hay toàn bộ Hypoxanthin guanin phosphoribosyl
transferase (HGPRT):
 Thiếu hụt hoàn toàn HGPRT gặp trong hội chứng Lesch-Nyhan: Rối
loạn liên quan đến nhiễm sắc thể X. HGPRT tham gia phản ứng chuyển
hypoxanthin thành axít inosinic, trong đó PRPP có vai trò như chất cho
phosphat. Thiếu HGPRT dẫn đến tích lũy PRPP, làm gia tăng tổng hợp
purin, hậu quả là tăng tổng hợp axít uric.
 Thiếu hụt một phần HGPRT gặp trong hội chứng Kelly- Seegmiller:
Cũng có liên quan đến nhiễm sắc thể X, các bệnh nhân này có tăng axít
uric, hay có vôi hóa thận urat và có thể bị rối loạn thần kinh nhẹ
- Tăng hoạt tính men 5-phospho-alpha- d- ribosyl pyrophosphat (PRPP)
synthetase.
+ Tăng AUHT thứ phát:
- Ăn quá nhiều thức ăn có purine: Ăn nhiều thịt, phủ tạng động vật…
- Tăng chuyển giáng purin trong các axít nucleic: Có thể gặp ở các BN
thiếu máu tan máu và bị bệnh máu ác tính như u lympho, đa u tủy xương hoặc
leucemia cấp.
- Bệnh cơ nặng.


13
- Bệnh dự trữ glycogen: Glycogenoses type III, V và VII có thể gây tăng
axít uric máu do tăng thoái giáng quá mức ATP của cơ vân.
1.3.2.2. Các nguyên nhân đẫn đến giảm bài tiết axít uric:
Đa số các trường hợp tăng AUHT là do giảm bài tiết, hậu quả của giảm
lọc ở cầu thận, giảm thanh thải ở ống thận hoặc tăng tái hấp thu ở ống thận
+ Bệnh thận gút có tính chất gia đình ở trẻ em (familial juvenile gouty
nephropathy). Đây là bệnh di truyền trội hiếm, đặc trưng bằng suy thận tiến

triển. Những BN này có phân số thải urat thấp (thường chỉ 4%). Sinh thiết
thận thấy có xơ hóa cầu thận và bệnh kẽ thận nhưng không thấy lắng đọng
axít uric.
+ Suy thận: Là một nguyên nhân phổ biến, AUHT thường chỉ tăng khi mức
lọc cầu thận dưới 30ml/phút, trừ khi có bệnh thận khác đi kèm. Nguyên nhân do
giảm thanh thải urat vì các axít hữu cơ bị giữ lại sẽ cạnh tranh bài tiết ở ống lượn
gần. Trong một số bệnh thận hiếm gặp như nang tủy thận, bệnh thận mạn do chì
thì có tăng AUHT ngay cả khi chức năng thận bị suy giảm nhẹ.
+ Hội chứng chuyển hóa: Có giảm phân số thải axít uric ở thận.
+ Một số thuốc làm tăng AUHT: Thuốc lợi tiểu, cyclosporine,
pyrazinamide, ethambutol, liều thấp aspirin, levodopa…
+ Tăng HA.
+ Nhiễm toan: Giảm thải urat ở ống thận hay gặp ở các BN bị nhiễm
toan. Các axít hữu cơ bị tích lũy trong các trường hợp này sẽ cạnh tranh với
urat khi thải qua ống thận.
+ Đái tháo nhạt: Có tăng tái hấp thu axít uric ở xa vị trí bài tiết khi điều
trị bằng thuốc lợi tiểu.
+ Sản giật và tiền sản giật: Tăng AUHT phối hợp với tình trạng này là cơ
sở để chẩn đoán vì nồng độ AUHT thường thấp hơn các thai phụ bình thường.
+ Suy giáp, cường cận giáp.
+ Sarcoidosis.


×