Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

CTXH với trẻ em - Thuyết Deyway

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.39 KB, 20 trang )

Nhóm 1

ĐỀ TÀI:
THUYẾT DEWAY TRONG VIỆC GIÁO DỤC TRẺ EM


I. JONH DEWAY
là ai ?

2


John Dewey (1859 - 1952).
đầu thế XX, thời là nhà
công cuộc cải cách giáo dục

Là nhà triết học lớn nhất nước
giáo dục vĩ đại, đóng góp lớn lao
của nhân loại.

Mỹ nửa
vào

 Tư tưởng triết học và sự nghiệp giáo dục đồ sộ của John Dewey có ảnh hưởng to lớn và làm
thay đổi nền giáo dục Mỹ suốt thế kỷ XX. Tuy nhiên những triết lí và tư tưởng của ông vẫn
không hoàn toàn được ủng hộ trên đất nước Mỹ, các trường phái đối lập vẫn chỉ trích ông.

3


Đối với giáo dục của Việt Nam hôm nay, nội dung triết lý giáo


dục của John Dewey vẫn là những giá trị đầy tính thời sự, nó
càng đặc biệt có ý nghĩa khi Đảng, nhà nước, Bộ giáo dục ở Việt
Nam đang xây dựng và phát triển đề án “ Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

4


II. Nội dung thuyết
1. Quan điểm

 Với tư cách là một nhà giáo dục cấp tiến, ông chia những quan điểm trọng tâm
của mình như sau:
- Giáo dục nên lấy trẻ em làm trung tâm.
- Giáo dục cần có tính chủ động của người học và tính tương tác.
- Giáo dục phải gắn với thế giới xã hội và đời sống cộng đồng của trẻ. 
- Lý thuyết về kinh nghiệm phải được hiện thực hóa thông qua thực nghiệm và hòa
hợp với thực tiễn.
=> Đó là cốt lõi của tư tưởng triết học thực dụng
của Dewey được ông vận dụng vào lĩnh vực giáo dục.
5


2. Nội dung

 Thứ nhất:
Dewey tin rằng trẻ có thể học tập tốt nhất khi chúng tương tác với người khác, làm việc sát
cánh cùng nhau và hợp tác với các bạn đồng lứa cũng như với người lớn.

Ví dụ: Một đứa trẻ trong môi trường có bạn bè cùng nhau học tập sẽ phát triển tư duy, kĩ
năng hợp tác tốt hơn 1 đứa trẻ tự học 1 mình.

 Thứ 2:
Bản năng và năng lực của trẻ chính là thứ cung cấp chất liệu và xác định điểm khởi đầu cho
mọi quá trình giáo dục.

6


 Thứ 3:
Giáo dục là 1 tiến trình của cuộc sống chứ không phải là sự chuẩn bị cho cuộc
sống tương lai.

 Thứ 4:
Đời sống học đường nên được phát triển dần dần từ đời sống gia đình…Việc
chính của trường học là làm sâu sắc thêm và mở rộng cảm thức của trẻ về những
giá trị gắn liền với đời sống gia đình của các em.

 Thứ 5:
Giáo viên không chỉ đơn thuần tham gia vào việc đào tạo những con người cá
nhân mà còn góp phần xây dựng đời sống xã hội tốt hơn.

7




Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục tre


 Trong triết lý giáo dục của mình, Dewey nhấn mạnh vai trò của các yếu tố
gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục và phát triển nhân cách
của trẻ. Với ông:

 Gia đình là môi trường đào tạo trường học đầu tiên của con người. Mỗi
người sinh ra từ người cha, người mẹ, vì vậy đứa trẻ gắn bó và lắng nghe
những âm thanh của cuộc sống đầu tiên từ cha mẹ, đặc biệt là người mẹ.
Giáo dục gia đình như thế nào sẽ tạo nên nhân cách của đứa trẻ như thế
ấy.

8


 Giáo dục gia đình rất quan trọng đối với mỗi con người, khi con người chưa có
hiểu biết về mình, về xã hội thì đã được định hướng từ gia đình.

 Để được như vậy cha mẹ phải là người có kinh nghiệm, kiến thức trong cuộc
sống hoặc từ sách vở, lắng nghe những điều con cái muốn, tạo cho trẻ được
môi trường sống lành mạnh, hòa đồng với mọi người xung quanh. Tuy nhiên
phải biêt lựa chọn những vấn đề phù hợp với xã hội, hoàn cảnh tâm lý, lứa tuổi
để đáp ứng nhu cầu tâm lý của trẻ và có phương pháp giáo dục tốt hơn. Cha
mẹ phải là những tấm gương tốt để các con noi theo. Gia đình phải được xây
dựng trên cở sở bình đẳng, mọi người tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau, tạo
cho trẻ một môi trường giáo dục tốt.

9


 Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Trong nhà trường người trực tiếp truyền đạt kiến thức là đội ngũ giáo viên. Họ

phải luôn là người có ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thong
tin để nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo viên khi lập một kế hoạch phải là
người tạo nên những hứng thú dựa trên những sở thích, “chất liệu” của trẻ.
Tạo cho trẻ một môi trường tương tác tốt để cùng nhau phát triển.

 Bên cạnh truyền đạt kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ rèn luyện
học sinh về mặt phẩm chất,
đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn
cả cách sống, cách ứng xử văn hóa.

10


 Xã hội là môi trường để trẻ trải nghiệm, áp dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn, rút kinh nghiệm cho những bài học về sự phát triển. Một môi
trường xã hội lành mạnh, những chính sách của Nhà nước sẽ góp phần tạo
cuộc sống tốt hơn cho những đứa trẻ bị thiệt thòi.

11


 Tóm lại: Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc giáo dục
trẻ trở thành những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục. Sự phối hợp chắc chẽ 3
môi trường trên, trước là đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như thúc
đaye sự phát triển nhaan cách của trẻ. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận một
điều rằng: hoạt động các nhân_ là một trong những yếu tố quyết định đến sự
phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Thực tế chúng ta vẫn thấy nhiều
trường hợp đứa trẻ sinh ra mồ côi cha mẹ, không được học hành đến nơi đên
chốn, thiếu đi sự giáo dục của gia đình, nhà trường nhưng các em vẫn phát triển
tốt, thậm chí hơn cả những đưa trẻ được sinh ra trong gia đình khá giả. Đó chính

là yếu tố cá nhân, thông qua các hoạt động giao tiếp, tương tác… mà đứa trẻ
tiếp thu và
trải nghiệm.

12


III. Sự ảnh hưởng của triết lý giáo dục của Dewey
đối với giáo dục Việt Nam.

 Nghiên cứu, vận dụng triết học giáo dục của John Dewey là phù
hợp với nhiều điểm trong tư tưởng, nội dung về phát triển giáo dục
của Đảng - Nhà nước - Bộ giáo dục Việt Nam ta hiện nay.
 Nhiều công trình bàn về giáo dục của John Dewey có thể góp phần củng cố cơ sở
lý thuyết khoa học cho “ Nhiệm vụ và giải pháp” giáo dục trọng tâm mà bản “ Đề
án” nói trên đề ra, như:

13


+ Đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục.
+ Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục theo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học.
+ Giáo dục con người vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng
của mỗi cá nhân.
+ Tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học.
+ Coi trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo
dục xã hội.

14



Cơ sở khoa học, tính nhân bản, nhân văn của triết lý giáo dục
của John Dewey còn làm hậu thuẫn lâu dài cho nhiều nội dung
đổi mới giáo dục Việt Nam.

15


IV. Ứng dụng trong CTXH
- Hoạch định chính sách về giáo dục, tham mưu cùng với nhà trường hoặc bộ giáo
dục về sửa đổi, bổ sung, ban hành các chính sách về giáo dục.
- Tham vấn cho giáo viên về vai trò của nhà trường và giáo viên kết hợp với phụ
huynh trong việc giáo dục trẻ.
- Tham vấn cho phụ huynh về tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục trẻ,
dạy trẻ học làm người.

16


- Tuyên truyền, định hướng, cung cấp kiến thức cho phụ huynh về cách giáo
dục con cái và cha mẹ phải tạo hứng thú học tập cho con cái, giúp trẻ phát triển
khả năng và đam mê của trẻ, giúp trẻ trải nghiệm những kiến thức, cách ứng xử
thực tế tại gia đình, cách thích ứng với môi trường sống và cách giải quyết những
vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hằng ngày của trẻ.
- Biện hộ cho trẻ khi trẻ không được nhận vào học vì bệnh tật, độ tuổi hay hoàn
cảnh gia đình, kết nối tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được đến trường.
- Làm việc với gia đình hoặc nơi nuôi dưỡng trẻ giúp họ hiểu được vai trò quan
trọng của việc giáo dục trong môi trường gia đình hoặc nơi trẻ sinh sống là hết
sức cần thiết và quan trọng.


17


- Giúp NVXH biết cách kết hợp thực tiễn và kiến thức khi làm việc với trẻ
em.
- Giúp NVXH ý thức rõ và tôn trọng sự khác nhau giữa các học sinh.
- Xây dựng các kỹ năng xã hội mới cho trẻ khi làm việc với trẻ em.
- Thông qua thuyết NVXH phải tạo ra một môi trường trong đó những hoạt
động của trẻ chứa đựng cả những tình huống khó khăn, tạo điều kiện trẻ
phát triển tư duy, để cho trẻ nói lên quan điểm của mình.

18


- Thông qua thuyết NVXH sẽ góp phần đưa ra hướng đi, phương thức
mới trong công cuộc đổi mới giáo dục VN bằng cách tìm hiểu hay
nghiên cứu về giáo dục trẻ em.
- NVXH hiểu được vai trò của mình khi làm việc hay nghiên cứu về trẻ
em.
- Khi làm việc với trẻ em hãy để trẻ em là trung tâm.
- Dạy kĩ năng sống cho trẻ bằng việc cho trẻ trải nghiệm những tình
huống cụ thể trong thực tế cuộc sống, tăng cường kĩ năng hoạt động
nhóm của trẻ, tạo môi trường tương tác để trẻ phát triển năng
lực và bản năng của trẻ.

19


CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE BÀI THUYẾT TRÌNH

CỦA NHÓM CHÚNG EM!

Nhóm 1 14CTXH

20



×