Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ÂM NHẠC ĐỐI VỚI TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.76 KB, 2 trang )

Âm nhạc quan trọng đối với trẻ như thế nào?
Âm nhạc đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ.
(ảnh sưu tầm)
Trong quá trình phát triển, trẻ hình thành các ý tưởng, tìm hiểu môi trường và luôn tò mò muốn khám phá thế giới xung
quanh.
Dưới sự kích thích thường xuyên của âm nhạc có thể đánh thức những phản xạ rất sớm với các âm thanh và kích thích trẻ
biết lắng nghe, phát triển khả năng ghi nhớ, khả năng phân tích, sáng tạo của trẻ. Âm nhạc đẹp, sôi động còn có thể cải
thiện chức năng của đại não, khiến tư duy của trẻ linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú. Vì vậy, ta nên đưa âm nhạc vào
trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ ngay từ khi mới lọt lòng mẹ.
1- Âm nhạc giúp trẻ phát triển toàn diện.
Sự phát triển thể chất: Khi âm nhạc nổi lên trẻ vận động theo nhạc sẽ tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc của mình,
những cảm xúc không thể diễn đạt được bằng lời. Vận động theo nhạc sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, sáng
tạo và kỹ năng đóng vai. Nó giúp trẻ kiểm soát được cơ thể và cơ bắp trong khi khám phá và thử nghiệm các hoạt động
vận động.
Sự phát triển nhận thức: Theo các ngiên cứu về thần kinh học cho thấy rằng sự tiếp xúc với âm nhạc có thể thiết lập được
phản xạ có điều kiện trên nửa phải của đại não, đồng thời thúc đẩy trí lực của bán cầu trái phát triển khả năng nhận thức
và các kỹ năng lập luận phức tạp.
Kỹ năng nghe: Trẻ phát triển những kỹ năng nghe tinh xảo hơn thông qua các kinh nghiệm âm nhạc. Trẻ phải lắng nghe
cẩn thận để học một giai điệu hay một nhịp điệu nào đó.
Sự phát triển ngôn ngữ: Các kinh nghiệm âm nhạc giúp trẻ thu nhận và sử dụng ngôn ngữ để miêu tả, học các từ ngữ và
cách phát âm thông qua hát và lắng nghe.
Bộc lộ cảm xúc: Trẻ sử dụng các bài hát và bản nhạc như là cách để bày tỏ và chuyển tải những suy nghĩ và cảm xúc của
mình tới người khác.
Sự chia sẻ về mặt văn hoá: Âm nhạc kích thích nhận thức về mặt văn hoá. Khi trẻ lắng nghe giai điệu các bài hát và tìm
hiểu các nhạc cụ khác nhau từ khắp nơi trên thế giới.
2- Các hình thức giúp trẻ tiếp cận với âm nhạc.
Ngay từ bé, cha mẹ nên cùng nghe nhạc với con. Hãy tạo ra môi trường âm nhạc tốt một cách có ý thức cho trẻ, lựa chọn
những loại nhạc phù hợp đồng thời hướng dẫn trẻ hiểu tác phẩm. Trong cuộc sống thường nhật, có thể lựa chọn nhạc phù
hợp với nội dung hoạt động của trẻ như ru trẻ ngủ, hãy chọn những bài hát ru dịu dàng, nhẹ nhàng.
Khi trẻ lớn, cha mẹ nên bồi dưỡng thói quen nghe nhạc cho trẻ. Lúc này lựa chọn nhạc phải theo đặc điểm lứa tuổi, nội
dung tác phẩm quen thuộc với trẻ và trẻ thấy hứng thú, hình thức đơn giản, thời gian không quá dài, nôi dung cần đa dạng


hoá và cần phải có một mức độ nghệ thuật nhất định.
Khi nghe nhạc, cha mẹ cần chú ý giảng giải giúp trẻ hiểu được nội dung và cảm nhận được tình cảm của tác phẩm.
Khi thưởng thức ca khúc ta phải căn cứ vào ca từ giảng giải một cách đơn giản giúp trẻ hiểu.
Vậy cho trẻ tiếp cận với âm nhạc cha mẹ không chỉ cho trẻ nghe nhạc mà còn phải hướng dẫn để từng bước giúp trẻ cảm
nhận nội dung mà tác phẩm âm nhạc thể hiện.
Theo: Tài liệu bồi dưỡng phát triển chương trình giáo dục mầm non.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×