Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế BSGĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.19 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

BÁC SĨ GIA ĐÌNH

CHẾ THỊ THU THƯƠNG
MSSV: 125272099

Tp. HCM, 08/2017


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các Thầy, các Cô
trong liên Modules “ Quản lý bệnh viện - Kinh tế y tế” của Khoa Y - Đại học
quốc gia TP.Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn chúng em.
Các Thầy, các Cô không chỉ cung cấp kiến thức, những vấn đề mới nhất, tiến bộ
nhất cả ở trong nước và quốc tế mà còn giúp chúng em nhìn nhận được những
vấn đề trong Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế nước ta hiện nay. Không dừng lại
chỉ về chuyên môn, các Thầy, các Cô còn là những người truyền ngọn lửa đam
mê đến với chúng em, để chúng em sống và học tập hết mình với niềm đam mê
được xây dựng trên nền tảng ấy.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Thế
Dũng - Chủ nhiệm liên Modules “ Quản lí bệnh viện – Kinh tế y tế”, Người Thầy
đã dành hết tâm huyết, thời gian và công sức để thành lập, tổ chức nên Modules
này, giúp chúng em có một tầm nhìn đúng đắn và xa hơn về các vấn đề của ngành
Y tế. Hơn thế nữa, Thầy luôn tiếp cho chúng em niềm tin, cảm hứng để tiếp tục


trên con đường ngành Y này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, các
Phòng Chức năng luôn hết lòng tạo điều kiện cho sự nghiệp đào tạo nhân lực y
tế, cụ thể là sinh viên Khoa Y Đại Học Quốc Gia chúng em.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này.
Bởi lẽ những kiến thức chúng em thu thập được từ đây không chỉ đơn giản là lý
thuyết suông mà chúng còn là hành trang quý báu trong suốt cuộc đời hành nghề
y của mình, với mục đích cuối cùng là để nâng cao chất lượng y tế nói chung và
hướng đến sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho toàn xã hội phát triển bền vững.
Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc
nhất định, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu
hoạch này. Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý
báu từ các Thầy, các Cô.
Trân trọng.
TP.HCM, ngày 01 tháng 08 năm 2017
Chế Thị Thu Thương

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÓM TẮT
Trong liên modules vừa qua – Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế có rất nhiều
vấn đề được đặt ra, hầu hết đều là những vấn đề nổi bật, trọng yếu trong ngành y tế.
Tuy nhiên với thời lượng nội dung cho phép của bài thu hoạch em xin được trình bày
về “Bác sĩ gia đình”. Đây là chủ đề đã cho em rất nhiều hứng thú, gợi mở cho em
nhiều cách nhìn về nền y tế trong nước trong tương lai.
Trong giới hạn bài viết em sẽ cố gắng nêu bật lên những vấn đề nổi cộm trong

nội dung này dẫn chứng bằng cái bài báo cụ thể, phân tích từng trường hợp, tìm cách
lý giải, tìm ra nguyên nhân vì sao như vậy. Cụ thể, em sẽ đề cập tới tầm quan trọng của
bác sĩ gia đình tại Việt Nam, những khó khăn khi đưa mô hình mới này vào hệ thống y
tế và ý kiến, cách nhìn nhận của riêng em.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

5


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BS
BSGĐ
BHYT
CĐHA
CK

CSSKBĐ
KCB
PK

Bác sĩ
Bác sĩ gia đình
Bảo hiểm y tế
Chẩn đoán hình ảnh
Chuyên khoa
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Khám chữa bệnh
Phòng khám

6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Như chúng ta đã biết, mô hình bác sĩ gia đình đã phát triển và nhân rộng ở
nhiều nước trên thế giới từ Thế kỷ XX. Năm 1960, Y học gia đình ra đời ở Mỹ, Anh và
một số nước, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng với sự
chuyển đổi mô hình bệnh tật trên toàn cầu.Năm 1995, có 56 nước đã phát triển và áp
dụng chương trình đào tạo Y học gia đình. Hiệp hội Bác sĩ gia đình toàn cầu
(WONCA) đã được thành lập năm 1972 và đến nay đã có gần 100 quốc gia thành viên.
Hiện nay, mô hình bác sĩ gia đình đã được phát triển rộng rãi không chỉ ở các nước
phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Canada mà cả ở các nước đang phát triển như
Philippines, Malaysia, đặc biệt Cu Ba là quốc gia được coi là hình mẫu về phát triển
mô hình bác sĩ gia đình ở các nước đang phát triển.
Tại Việt Nam, từ ngàn năm nay nhân dân ta có một mạng lưới y tế phục vụ

chăm sóc sức khỏe một cách tự phát. Các ông lang, bà mế, bà đỡ, các phòng chẩn trị y
học cổ truyền, thầy thuốc tư…đã hình thành mạng lưới chăm sóc sức khỏe gần nhất
với người dân tại cộng đồng. Như vậy, những hình thức tự phát trên thật sự gây khó
khăn rất nhiều cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân một cách tốt nhất và
quản lí y tế chặt chẽ. Bên cạnh đó, tình trạng quá tải ở các bệnh viện, đặc biệt là các
bệnh viện tuyến trên vẫn đang trường diễn dẫn đến hang loạt các hệ quả kéo theo sau
như: bệnh nhân thường xuyên phàn nàn về chất lượng khám chữa bệnh, việc khám
chữa bệnh không được thực hiện liên tục, chi phí cao, thái độ của nhân viên y tế... Vậy
việc đưa mô hình BSGĐ vào nước ta thật sự là một giải pháp rất hữu ích và có thể giải
quyết được hầu hết các vấn đề nêu trên.
Tuy nhiên, hoạt động BSGĐ ở nước ta hiện nay là mô hình mới, chưa được
đầu tư và quan tâm tương xứng, chưa có chức danh BSGĐ ở các cơ sở y tế, hoạt động
còn tản mạn, nhiều hạn chế, bất cập, chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý và tính hiệu quả
chưa cao.
Vậy những thuận lợi và khó khăn để mô hình BSGĐ phát triển ở nước ta là gì?
Giải pháp nào cần phải làm lúc này để đưa BSGĐ lại gần với người dân hơn?

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Một số khái niệm về BSGĐ :
Theo Hiệp hội Bác sĩ gia đình Mỹ (AAFP) BSGĐ là “Bác sỹ gia đình được
đào tạo để chăm sóc sức khỏe cho mọi cá nhân trong gia đình, không phân biệt tuổi
tác, giới tính hay loại bệnh tật; chăm sóc ban đầu và chăm sóc liên tục cho toàn bộ
gia đình trong cộng đồng của họ, nhấn mạnh về vấn đề thể lực, tâm lý và xã hội,
hợp tác điều trị với các chuyên khoa khác khi cần”.
Bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho

người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh [1], là những thầy
thuốc gắn với dân và gần dân nhất. Bác sĩ gia đình là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ
từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của
người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Bác sỹ gia đình (BSGĐ) là một nghề cao quý, là
xương sống của hệ thống chăm sóc sức khỏe, là nền tảng trong chăm sóc toàn diện
với chi phí thấp nhất và lấy bệnh nhân làm trung tâm.
Thuật ngữ Family Physician hay Family Doctor thường được sử dụng ở Mỹ còn
các nước Anh, Úc, NewZealan sử dụng thuật ngữ General Practice (GPs).
2.2/ Nguyên lí hoạt động BSGĐ:
-

Đa khoa tổng quát
Chăm sóc liên tục
Chăm sóc toàn diện
Hướng cộng đồng
Hướng gia đình
Hướng dự phòng

2.3/ Nguyên tắc về vị trí và điều kiện hoạt động phòng khám BSGĐ:
Có 6 nguyên tắc về vị trí và điều kiện hoạt động phòng khám BSGĐ:
-

Gần người dân nhất.
Phân bổ hợp lí.
Tiếp cận thuận tiện với các dịch vụ cơ bản.
Mọi người đều có thể sử dụng dịch vụ.
Hoạt động liên tục và cân đối.
Có điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, cơ chế phù hợp.


[1] PGS.TS. Alain J. Mongtegut, MD, FAAFP Chủ tịch Hiêp hội Bác sĩ gia đình Bắc
Mỹ, Trưởng Trung tâm sức khỏe toàn cầu, chăm sóc ban đầu- Bộ môn YHGĐ - Viện
ĐH Boston, Hoa Kỳ .
2.4/ Cơ chế hoạt động của phòng khám BSGĐ:
-

Khoán theo định suất.
Dịch vụ.

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2.5/ Các điều kiện để phát triển BSGĐ:
1- Cơ chế, chính sách thu hút:
-

Người làm BSGĐ.
Người sử dụng dịch vụ BSGĐ.
Cơ chế phù hợp để phát triển mạng lưới BSGĐ tại y tế cơ sở, đặc biệt tại TYT (*).
Thúc đẩy BHYT toàn dân.

2- Kinh phí:
-

Ngân sách phân bố hợp lý ưu tiên đầu tư phát triển y tế cơ sở.
Định giá KCB và thanh toán hợp lý giữa khám CK và BSGĐ, cũng như giữa các
tuyến.


(*) Cơ chế phù hợp để phát triển mạng lưới BSGĐ tại y tế cơ sở, đặc biệt tại TYT:
+

Nhân lực chuyên trách PK BSGĐ được đào tạo và có lịch khám cố định.

+

Được tăng cường nhân sự để đảm bảo hoạt động khác của TYT.

+

BHYT ký trực tiếp với TYT, PK BSGĐ.

+

Danh mục thuốc phù hợp với quy mô hoạt động PK BSGĐ.

+

Hỗ trợ xét nghiệm, CĐHA.

+

Hỗ trợ chuyển tuyến .

+

Được hỗ trợ chuyên môn và đào tạo liên tục.

+


Được hỗ trợ công cụ quản lý hồ sơ sức khỏe.

+

Giá dịch vụ phù hợp.

+

Được sử dụng tối đa cơ sở TYT.

+

Phát triển quy mô như phòng khám đa khoa.
3- Nguồn nhân lực y tế làm BSGĐ:
Thế hệ hiện tại:
BS đa khoa đã tốt nghiệp và có thâm niên thực hành lâm sàng trong hệ thống y tế
công.
- BS phòng mạch tư.
Điều kiện:
- Đào tạo với loại hình phù hợp để cấp chứng chỉ hành nghề BSGĐ.
- Cơ chế phù hợp khuyến khích BS phòng mạch tư, PK đa khoa tư nhân tham
gia mạng lưới.
• Thế hệ tương lai: Tân BS đa khoa
Điều kiện:
-Đào tạo liên tục ngay khi ra trường Đại học CK.BSGĐ.
-Phân bố chỉ tiêu BSGĐ/BS.CK khác phù hợp và có điều tiết.
-Chính sách ưu đãi.

-


4- Điều kiện khác:
-

Xây dựng thương hiệu PK BSGĐ.
9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
+
+
+
+
+
+
+
+
+
-

Hệ thống y tế hỗ trợ hoạt động PK BSGĐ:
Chuyên môn
Chuyển tuyến
Cấp cứu ngoại viện
Thông tin phản hồi
Ưu tiên cho các BN được giới thiệu bởi BSGĐ
Thanh toán BHYT với mức cao
Chi trả BHYT hướng dự phòng
Chuẩn hóa hệ thống labo xét nghiệm, CĐHA

Thuốc đầy đủ, hợp lý
Công tác truyền thông.

2.6/ Các lợi ích BSGĐ đem lại:
o Đối với người dân:
- Tiếp cận với BSGĐ thuận lợi dễ dàng nhất.
- Được BSGĐ theo dõi, chăm sóc sức khỏe liên tục kê cả khi không bị bệnh, như

là bác sĩ riêng của gia đình họ.
- Được BSGĐ tư vấn về sức khỏe, hướng dẫn phòng bệnh và khám chữa bệnh

các bệnh thông thường (chăm sóc một cách toàn diện).
- Chi phí chăm sóc sức khỏe thấp nhất.
- BSGĐ có mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết như người thân trong gia đình.
- Được tầm soát, xử trí sớm bệnh tật, chuyển tuyến đúng thời điểm, hiệu quả
khám chữa bệnh cao.
- Các bệnh mạn tính được chăm sóc ngay tại cộng đồng.
- 70% nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân được BSGĐ giải quyết
ngay tại cộng đồng.
o Đối với BSGĐ:
- Được khám chữa bệnh cho người bệnh nói chung và BHYT nói riêng nếu có đủ
điều kiện.
- Được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tại nhà người bệnh.
- Công việc ổn định với số lượng người bệnh, người dân cần chăm sóc sức khỏe ổn
định, thu nhập ổn định.
- Được tham dự các khóa đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức về chuyên môn, về y
học gia đình.
- Được hỗ trợ của hệ thống y tế trong phát triển nghề nghiệp.
o Đối với hệ thống y tế và xã hội:
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Giúp sàng lọc các bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm tình trạng quá tải ở
các bệnh viện tuyến trên.
- Giảm bớt gánh nặng thời gian, công việc cho các bác sĩ chuyên khoa liên quan.
- Tăng sự hợp tác phối hợp điều trị giữa người bệnh và nhân viên y tế, giảm đi các vấn
đề bức xúc xã hội.
- Góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe người dân một cách nhanh chóng.
- BSGĐ như người “gác cổng” trong hệ thống cung ứng dịch vụ y tế.
- Tiết kiệm kinh phí nằm viện, kinh phí BHYT, mang lại hiệu quả kinh tế cho người
bệnh, gia đình và xã hội.

10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/ Thực trạng quá tải bệnh viện ở nước ta:
Trong Trong những năm gần đây, vấn đề quá tải bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện
tuyến trên đang trở thành một “Căn bệnh trầm kha” của hệ thống y tế nước nhà. Sau
đây là một hình ảnh được chụp tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh đã
được đăng tải trên rất nhiều mặt báo gây rất nhiều nhức nhối và xôn xao trong dư
luận. (Hình ảnh 01)

Hình 01: Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nằm dưới gầm giường.
Rõ ràng, khi bệnh viện quá tải thì bệnh nhân khổ, người nhà bệnh nhân khổ và nhân
viên y tế cũng khổ.
Do đó, vấn đề giảm tải bệnh viện luôn được Bộ y tế chú trọng hàng đầu. Tuy nhiên
thẳng thắn nhìn nhận, vấn đề này vẫn chưa thật sự có nhiều chuyển biến cho dù đã
tăng thêm giường, xây dựng thêm bệnh viện, tăng cường nguồn lực y tế…
Trong khi đó, mô hình bệnh tật ở nước ta là mô hình bệnh tật kép, các bệnh lây

nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây
nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh dẫn đến nhu cầu khám, chữa bệnh của
người dân ngày càng tăng; việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, điều trị bệnh mạn tính
tại cộng đồng là hết sức cần thiết, đòi hỏi việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở
ngày càng trở nên cấp bách.
Theo cách nhìn của tôi, coi “ quá tải” như tình trạng chung của hệ thống y tế nước ta là
chưa đầy đủ. Vì thực tế, hầu hết các bệnh nhân đều lên tuyến trên để được khám chữa
bệnh và bệnh viện phải “gồng gánh” các bệnh thông thường. Suốt hai thập kỷ qua, nỗi
ấm ảnh nằm ghép của khoảng 3% số bệnh viện (mà chủ yếu là bệnh viện tuyến trên)
tạo nên tình trạng quá tải “giả tạo” của cả hệ thống chăm sóc sức khỏe, nó đủ để che
lấp 97% số bệnh viện địa phương còn lại đang phải đối mặt với thực trạng không có
bệnh nhân, không đủ chi phí để tự tồn tại.

11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Từ đó, ta thấy mạng lưới BSGĐ chính là một giải pháp hiệu quả cho tình hình y tế
nước ta hiện tại.

Hình 02: Giải pháp cho tình trạng quá tải bệnh viện
3.2/ Thực trạng mô hình BSGĐ áp dụng ở nước ta:
Nhân rộng và phát triển mô hình PK BSGĐ trên phạm vi toàn quốc nhằm cung cấp
dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng
đồng, góp phần tăng cường chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và giảm quá tải
bệnh viện là mục tiêu chung của đề án phát triển mô hình BSGĐ tại Việt Nam.

12



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 03- Theo thông tư 16 của Bộ y tế ban hành năm 2014
Sau đây là ví dụ cụ thể trong việc nỗ lực phủ kín BSGĐ của TP.HCM. Là một
trong những địa phương thực hiện thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác
sĩ gia đình, từ năm 2013 đến nay, TP.HCM đã có 19/23 bệnh viện quận, huyện đã
thành lập phòng khám bác sĩ gia đình thuộc khoa Khám bệnh; 191/319 trạm y tế
phường, xã thuộc 24 quận huyện triển khai phòng khám bác sĩ gia đình, một số
phòng khám bác sĩ gia đình hoạt động độc lập với công tác của trạm y tế.
TP.HCM hiện có 8 phòng khám bác sĩ gia đình nằm trong phòng khám đa khoa
tư nhân; 17 phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập và 1 phòng khám bác sĩ
gia đình thuộc ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa mới thành lập.Bộ môn Y học
gia đình ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã đào tạo 46 bác sĩ chuyên khoa cấp I Y
học gia đình; 232 bác sĩ định hướng chuyên khoa Y học gia đình; 391 bác sĩ được
bồi dưỡng kiến thức về Y học gia đình trong 3 tháng; 343 bác sĩ được cấp chứng
chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa bác sĩ gia đình. Tuy nhiên,
Ông Nguyễn Ngọc Duy – Trưởng phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế TP.HCM cho biết,
trong năm 2016, toàn bộ các phòng khám bác sĩ gia đình của TP.HCM thực hiện
được 652.262 lượt khám, chữa bệnh, trong khi tổng số lượt khám tại các bệnh
viện là hơn 35 triệu lượt; chỉ có 2,8% số người bệnh được lập hồ sơ quản lý tại
các trạm y tế [2]. Vậy câu hỏi đặt ra cho ngành y tế chúng ta là “ Vì sao mô hình
BSGĐ ở nước ta hoạt động chưa thực sự hiệu quả?”
[2] An Nhiên (29-03-2017). Vì sao mô hình BSGĐ tại TP.HCM hoạt động cầm
chừng không hiệu quả? baomoi.com
Thực chất, nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ rất nhiều phía như cách tổ chức,
người bệnh, kinh tế, BHYT…
1. Người dân chưa tin tưởng vào chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại trạm y tế nên


không đến với phòng khám bác sĩ gia đình của trạm y tế. Người dân chưa quan tâm
đến việc quản lý sức khỏe, khám sàng lọc phát hiện bệnh tật mà chỉ khám, chữa bệnh
khi có dấu hiệu bệnh.

13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2. Trạm y tế chưa lồng ghép được việc quản lý sức khỏe cho người dân như quản lý sức

khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ mang thai… Việc thực hiện các hoạt
động phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông phòng bệnh, tiêm
chủng tại các phòng khám bác sĩ gia đình còn hạn chế, chưa được đưa vào hoạt động
của phòng khám bác sĩ gia đình mà còn tách biệt trong nhóm hoạt động khác của bệnh
viện hoặc trạm y tế.
3. Hiện nay, các phòng khám bác sĩ gia đình chủ yếu khám, chữa bệnh đối với bệnh lý

nội khoa mạn tính (COPD, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…), các
hoạt động chuyên môn khác như sơ cứu, cấp cứu, khám chữa bệnh cấp tính đa khoa
chưa được phát huy.
4. Sự thiếu hụt đầu tư các thiết bị cho việc thăm khám và xét nghiệm tại cơ sở cũng là

một trở ngại lớn cho việc chẩn đoán của BSGĐ và hao phí công sức, tiền bạc đối với
bệnh nhân.
5. Các trạm y tế, các PK BSGĐ…vẫn chưa được áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ bệnh

nhân nên chưa thể kết nối với các bệnh viện tuyến trên.
6. Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng đó chính là BHYT. Hiện chưa có hướng


dẫn thanh toán bảo hiểm y tế cho dịch vụ BSGĐ, cũng chưa có chính sách về giá cho
dịch vụ này.

14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Bác sĩ gia đình là bác sĩ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người bệnh như là thành
viên của “gia đình” họ. Do đó, ngoài chăm sóc y tế một cách liên tục và toàn
diện, người bác sĩ gia đình còn phát triển mối quan hệ lâu dài và bền vững với
bệnh nhân.
Kết quả hoạt động của các phòng khám BSGĐ tại Việt Nam và kinh nghiệm ở
các nước trên thế giới cho thấy nếu phát triển mô hình BSGĐ góp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc
bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, là giải pháp làm giảm quá tải bệnh viện tuyến
trên, cải tổ hệ thống y tế nước ta. Vấn đề quan trọng là BSGĐ không chỉ tiếp cận
người bị bệnh mà cả những người chưa phát bệnh trong gia đình để giúp họ dự
phòng, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Từ đó giúp tiếp kiệm chi phí để
điều trị bệnh về sau, giảm đi những gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.
Thực tế, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai mô hình phòng khám
BSGĐ hiện nay là chưa có giá dịch vụ đặc thù của PK BSGĐ, thanh toán BHYT
còn khó khăn, chưa có hướng dẫn cách thức thanh toán, chưa có quy định chuyển
tuyến y học gia đình, kinh phí đầu tư… đã làm cản trở việc đưa mạng lưới BSGĐ
đến gần người dân.
Tuy nhiên, ngành y tế chúng ta đã và đang đi sau thế giới cả nửa thế kỷ, nếu như
việc đưa hệ thống BSGĐ vào trong nước còn chần chừ thì những bức tranh “quá
tải bệnh viện”, bệnh tật đi liền với xã hội và những than phiền về chất lượng phục
vụ y tế sẽ vẫn còn đó. Do vậy, nhà nước, bộ y tế cần tiếp tục duy trì những kết

quả tốt đã đạt được, đồng thời có những kế hoạch và triển khai nhân rộng mô
hình PK BSGĐ. Trong khi chờ Bộ Y tế quy định, các Sở Y tế có thể hướng dẫn
thực hiện thí điểm việc chuyển tuyến từ phòng khám BSGĐ lên bệnh viện tỉnh
phù hợp với tình hình bệnh tật của người bệnh… Đặc biệt chú trọng đào tạo
người hành nghề YHGĐ, ưu tiên đào tạo các bác sỹ đa khoa công tác ở trạm y tế
xã song hành với việc đẩy mạnh truyền thông về YHGĐ thông qua truyền hình
địa phương, hội thảo, xây dựng video… Ngoài ra, để có sự liên thông tốt bắt
buộc phải phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh
và thanh toán BHYT. Điểm cuối cùng không kém phần quan trọng đó là mức độ
phủ sóng của BHYT và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để người dân được
tiếp cận với mạng lưới BSGĐ một cách dễ dàng và công bằng hơn.

15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS. Alain J. Mongtegut, MD, FAAFP Chủ tịch Hiêp hội Bác sĩ gia đình Bắc
Mỹ, Trưởng Trung tâm sức khỏe toàn cầu, chăm sóc ban đầu- Bộ môn YHGĐ - Viện
ĐH Boston, Hoa Kỳ .
[2] An Nhiên (29-03-2017). Vì sao mô hình BSGĐ tại TP.HCM hoạt động cầm chừng
không hiệu quả? baomoi.com
Truy cập ngày 08-08-2017 từ />
16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
PHỤ LỤC

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA
ĐÌNH GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 22 tháng 3 năm 2013 của
Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám
bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020)
Phần thứ nhất
BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
SỰ CẦN THIẾT:
Bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người
bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh1 , là những thầy thuốc gắn
với dân và gần dân nhất. Bác sĩ gia đình là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng
người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người
bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng. Mô
hình bác sĩ gia đình đã phát triển và nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới từ Thế kỷ
XX. Năm 1960, Y học gia đình ra đời ở Mỹ, Anh và một số nước, đã đáp ứng kịp
thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng với sự chuyển đổi mô hình bệnh tật
trên toàn cầu. Năm 1995, có 56 nước đã phát triển và áp dụng chương trình đào tạo Y
học gia đình. Hiệp hội Bác sĩ gia đình toàn cầu (WONCA) đã được thành lập năm
1972 và đến nay đã có gần 100 quốc gia thành viên. Hiện nay, mô hình bác sĩ gia
đình đã được phát triển rộng rãi không chỉ ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,
Australia, Canada mà cả ở các nước đang phát triển như Philippines, Malaysia, đặc
biệt Cu Ba là quốc gia được coi là một hình mẫu về phát triển mô hình bác sĩ gia
đình ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, từ ngàn năm nay nhân dân ta có một
mạng lưới y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe một cách tự phát. Các ông lang, bà mế, bà
đỡ, các phòng chẩn trị y học cổ truyền, thầy thuốc tư…đã hình thành mạng lưới
chăm sóc sức khỏe gần nhất với người dân tại cộng đồng. Năm 1998, Dự án phát
triển đào tạo bác sĩ gia đình tại Việt Nam với sự tài trợ bởi quĩ CMB (China Medical
Board of New York) được Bộ Y tế phê duyệt. Dự án triển khai đào tạo chuyên ngành
Y học gia đình tại các trường: Đại học Y Hà Nội, Đại học Y - Dược Thành phố Hồ
Chí Minh, Đại học Y Thái Nguyên. Tháng 3 năm 2000, Bộ Y tế chính thức công

nhận chuyên ngành Y học gia đình và cho phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I Y
học gia đình. Năm 2002, Trung tâm đào tạo bác sĩ gia đình được thành lập tại Trường
Đại học Y Hà Nội, Đại học Y- Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Thái
Nguyên và bắt đầu triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I Y học gia đình. Đến nay đã
có thêm các PGS.TS. Alain J. Mongtegut, MD, FAAFP Chủ tịch Hiêp hội Bác sĩ gia
đình Bắc Mỹ, Trưởng Trung tâm sức khỏe toàn cầu, chăm sóc ban đầu- Bộ môn
YHGĐ - Viện ĐH Boston, Hoa Kỳ . 2 Trường Đại học Y Hải phòng, Trường Đại học
Y- Dược Huế, Trường Đại học YDược Cần Thơ triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I
Y học gia đình. Hiện nay các cấp đào tạo Y học gia đình tại Việt Nam gồm có: 2 đơn
vị học trình Y học gia đình cho bác sĩ đa khoa 6 năm tại trường đại học chuyên
ngành y, chuyên khoa định hướng, chuyên khoa cấp I và cao học. Tháng 6 năm 2002
bệnh án Y học gia đình đã được xây dựng; năm 2005 hình thành bệnh án điện tử y
học gia đình đầu tiên và áp dụng tại phòng khám y học gia đình Bệnh viện Đại học Y
I.

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
- Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay có hơn 500 bác sĩ chuyên khoa cấp I, 70
bác sĩ định hướng Y học gia đình đã được đào tạo. Phần lớn các bác sĩ chuyên khoa
Y học gia đình sau khi tốt nghiệp trở về làm việc ở tuyến y tế cơ sở. Hoạt động bác sĩ
gia đình đã bước đầu được tổ chức tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,
Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ
với các mô hình khác nhau: Trung tâm bác sĩ gia đình, phòng khám bác sĩ gia đình là
cơ sở thực hành của các trường đại học chuyên ngành y, phòng khám bác sĩ gia đình
tư nhân, trạm y tế có hoạt động bác sĩ gia đình…Các trung tâm, phòng khám bác sĩ
gia đình đã tổ chức khám chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ y tế tại đơn vị hoặc tại
nhà theo yêu cầu của người bệnh, thực hiện quản lý theo dõi sức khoẻ cho cả hộ gia

đình theo nguyên tắc bác sĩ gia đình. Tại nhiều phòng khám bác sĩ gia đình, người
bệnh được tiếp đón ân cần, tư vấn chu đáo, hướng dẫn chuyển tuyến phù hợp, được
theo dõi toàn diện cập nhật liên tục diễn biến sức khỏe, bệnh tật, phần lớn người
bệnh đến phòng khám bác sĩ gia đình được giải quyết mà không phải đến bệnh viện
nên đã góp phần giảm quá tải bệnh viện 2 . Các trạm y tế tại Khánh Hòa có bác sĩ gia
đình hoạt động, đã xây dựng và thực hiện quy chế chuyển tuyến có kết nối giữa
tuyến huyện và tuyến xã, có phản hồi thông tin bệnh nhân, góp phần đảm bảo theo
dõi và điều trị liên tục, điều trị toàn diện, phối hợp trong chẩn đoán và điều trị,…
Hoạt động bác sĩ gia đình ở nước ta hiện nay là mô hình mới, chưa được quan tâm
đầu tư tương xứng, chưa có chức danh bác sĩ gia đình ở các cơ sở y tế, hoạt động còn
tản mạn, nhiều hạn chế, bất cập, chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý và hiệu quả chưa cao.
Năm 2012, Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Y tế đã tiến hành tổng kết đánh giá 10
năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Kết quả tổng kết cho thấy đến nay tỷ
lệ trạm y tế xã có bác sĩ đạt 72%, tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ sinh/Y sĩ sản nhi đạt trên
95%, tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động đạt trên 86%, khoảng 78,8% trạm y
tế xã đã thực hiện khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, hoạt động của
trạm y tế và y tế thôn bản chưa đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của nhân
dân3 , tình trạng vượt tuyến khá phổ biến, nhiều người đến cơ sở khám chữa bệnh
tuyến tỉnh thậm trí tuyến trung ương để khám, 2 Báo cáo về hoạt động bác sĩ gia đình
2012 của SYT TP.HCM 3 Báo cáo sơ kết công tác y tế 9 tháng đầu năm 2012 của Bộ
Y tế 3 chữa các bệnh thông thường mà đáng lẽ có thể được điều trị hiệu quả ngay ở
tuyến khám, chữa bệnh ban đầu, gây quá tải tại các bệnh viện tuyến trên. Năm 2003,
thực hiện Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, mạng lưới y tế tư nhân đã chính thức
hình thành, đóng góp một phần quan trọng trong việc chăm sóc ban đầu tại cộng
đồng, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người dân thuận lợi, dễ dàng ngay
tại cộng đồng, góp phần chia sẻ nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh với hệ thống khám
bệnh, chữa bệnh công lập. Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết phòng khám tư nhân chưa
được tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó việc khám bệnh,
chữa bệnh của các phòng khám tư nhân mới chỉ đáp ứng tức thời nhu cầu khám

bệnh, chữa bệnh của người dân mà chưa có theo dõi điều trị bệnh một cách toàn diện,
liên tục, chưa tham gia vào hệ thống chuyển tuyến người bệnh, vì vậy hiệu quả chưa
cao và chưa góp đóng góp nhiều vào việc giảm tải bệnh viện. Nếu các phòng khám
tư nhân tham gia hoạt động theo nguyên tắc phòng khám bác sĩ gia đình thì hiệu quả
chăm sóc sức khỏe nhân dân sẽ cao hơn và sẽ góp phần giảm quá tải bệnh viện tốt
hơn. Hiện nay, mô hình bệnh tật ở nước ta là mô hình bệnh tật kép, các bệnh lây

18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây
nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh4 dẫn đến nhu cầu khám, chữa bệnh của
người dân ngày càng tăng; việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, điều trị bệnh mạn tính tại
cộng đồng là hết sức cần thiết, đòi hỏi việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở ngày
càng trở nên cấp bách. Xuất phát từ thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình bác sĩ gia
đình ở nước ta và kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy nếu phát triển mô
hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng
toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm
quá tải bệnh viện tuyến trên, Bộ Y tế xây dựng Đề án: “Xây dựng và phát triển mô
hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020”.

19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Phần thứ hai
QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BÁC SĨ GIA ĐÌNH VÀ

MỤC TIÊU, PHẠM VI CỦA ĐỀ ÁN

I. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
1. Y học gia đình là một chuyên ngành y học cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn
diện, liên tục cho từng cá nhân và gia đình. Đây là chuyên ngành rộng, lồng ghép giữa
y học lâm sàng với sinh học và khoa học hành vi.

2. Bác sĩ gia đình là bác sĩ chuyên khoa y học gia đình, được đào tạo để hành nghề tại
tuyến khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, có nhiệm vụ
chăm sóc đầu tiên và liên tục cho người bệnh cũng như người khỏe theo những nguyên
tắc đặc thù.

3. Bác sĩ gia đình hoạt động trên nguyên tắc liên tục, toàn diện, phối hợp, theo hướng dự
phòng, dựa vào cộng đồng và gia đình.

4. Chức năng bác sĩ gia đình: Chăm sóc ban đầu cho người dân tại cộng đồng theo hướng
dự phòng.

5. Hoạt động của bác sĩ gia đình: Cung ứng dịch vụ chăm sóc toàn diện, lồng ghép, liên
tục và toàn diện cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, duy trì mối quan hệ tin cậy và lâu
dài với người bệnh; tham vấn, vận động lối sống lành mạnh, loại bỏ các hành vi nguy
cơ đối với bệnh tật nhằm nâng cao năng lực của cá nhân, nhóm và cộng đồng trong
việc tự bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

II.

MỤC TIÊU CHUNG

Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế
Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục và

thuận lợi cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần giảm quá tải bệnh viện.

III.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

Giai đoạn 2013-2015: Xây dựng thí điểm mô hình phòng khám bác sĩ
gia đình

1. Xây dựng được mô hình phòng khám bác sĩ gia đình: Xác định phạm vi, quy mô,
chức năng và nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình.
2. Bảo đảm việc ứng dụng công nghệ thông tin để trao đổi thông tin hồ sơ, bệnh án của
người bệnh giữa các phòng khám bác sỹ gia đình thuộc phạm vi Đề án và với các cơ
sở khám, chữa bệnh khác nếu có đủ điều kiện và hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa
qua mạng internet.

3. Xây dựng và ban hành các quy định về cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và các quy
định liên quan khác đến hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình.

4. Tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về Y học gia đình, trước mắt
đào tạo đủ nhân lực y học gia đình cho các phòng khám bác sỹ gia đình của Đề án.

5. Thành lập được tối thiểu 80 phòng khám bác sĩ gia đình tại một số tỉnh, thành phố:
20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Hà Nội: 20 phòng khám bác sĩ gia đình; TP. Hồ Chí Minh: 30; Hải Phòng: 05; Cần
Thơ: 05; Thái Nguyên: 05; Thừa Thiên Huế: 05; Khánh Hòa: 05; Tiền Giang: 05.


6. Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm mô hình phòng khám bác sĩ gia đình, hoàn thiện
được mô hình chuẩn phòng khám bác sĩ gia đình.
Giai đoạn 2015 - 2020: Nhân rộng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình
trên toàn quốc
Trên cơ sở kết quả giai đoạn thí điểm và mô hình chuẩn phòng khám bác sĩ gia
đình triển khai nhân rộng phòng khám bác sĩ gia đình trên toàn quốc.
IV. PHẠM VI ĐỀ ÁN

1. Giai đoạn 2013-2015: Thí điểm tại 8 tỉnh, thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Tiền
Giang.

2. Giai đoạn 2016 – 2020: Nhân rộng mô hình trên toàn quốc.

21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Phần thứ ba
CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN

A. GIAI ĐOẠN 2013-2015
I. XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH
1. Mô hình tổ chức
- Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân;
- Phòng khám bác sĩ gia đình phối hợp, lồng ghép chức năng trạm y tế xã;
- Phòng khám bác sĩ gia đình tại khoa khám bệnh của các bệnh viện, thuộc sự quản lý
của bệnh viện.

2. Quy mô phòng khám bác sĩ gia đình tùy thuộc vào mô hình bệnh tật ở địa phương,
điều kiện nhân lực, trang thiết bị cơ sở vật chất cụ thể và mức độ bao phủ cụm dân
cư của phòng khám bác sĩ gia đình.

3. Điều kiện hoạt động của phòng khám bác sĩ gia đình
Phòng khám bác sỹ gia đình phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây mới
được cấp phép hoạt động:

a) Nhân sự
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ
hành nghề về y học gia đình;

- Người được phân công thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám bác sĩ gia
đình phải có chứng nhận đã được đào tạo về y học gia đình;

- Trường hợp bác sĩ trực tiếp thực hiện kỹ thuật điện tim, điện não đồ, điện cơ, lưu
huyết não, siêu âm, nội soi tiêu hóa, xét nghiệm thì phải có giấy chứng nhận đã học
các kỹ thuật đó của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.
Riêng đối với kỹ thuật nội soi tiêu hóa phải có thêm giấy xác nhận đã có thời
gian thực hành về nội soi tiêu hóa ít nhất từ 18 tháng trở lên tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh từ tuyến tỉnh trở lên.

b) Cơ sở vật chất
- Xây dựng và thiết kế
+ Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
+ Đảm bảo có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, khám bệnh,
chữa bệnh, phục hồi chức năng;
+ Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà
phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
+ Có nơi đón tiếp người bệnh;

+ Có buồng khám bệnh, chữa bệnh diện tích ít nhất là 10m2;
22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
+ Có buồng truyền thông, tư vấn sức khỏe;
+ Có buồng xét nghiệm, thăm dò chức năng.
- Ngoài quy định trên, tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký,
phòng khám phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
2
+ Có buồng thủ thuật với diện tích ít nhất là 10m nếu có thực hiện thủ
thuật;
+ Có buồng vận động trị liệu có diện tích ít nhất là 40 m2 nếu thực hiện vận
động trị liệu, phục hồi chức năng;

- Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với
buồng thực hiện thủ thuật;

- Bảo đảm có đủ điện, nước, khu vệ sinh và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc
người bệnh.
c) Thuốc và thiết bị y tế
Có danh mục thuốc, thiết bị y tế tối thiểu đủ để khám bệnh, chữa bệnh thông
thường; có máy điện tim, máy siêu âm, máy xét nghiệm sinh hóa và các trang thiết bị
y tế khác phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký hoạt động.

d) Chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi phòng khám bác sĩ gia đình
- Khám bệnh, chữa bệnh;
+ Sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh thường gặp;
+ Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật và

khám bệnh, chữa bệnh tại phòng khám và tại nhà người bệnh;
+ Tham gia hệ thống chuyển tuyến: Là cơ sở đầu tiên trong hệ thống chuyển
tuyến khám bệnh, chữa bệnh, có trách nhiệm giới thiệu và chuyển người bệnh đến các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác khi có yêu cầu về chuyên môn; tiếp nhận người
bệnh từ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chuyển đến để tiếp tục chăm sóc và
điều trị;
+ Tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cuối đời.
- Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu
+ Tham gia giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trong cộng đồng dân cư;
+ Tham gia các chương trình tiêm chủng, các chương trình y tế quốc gia;
+ Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch
bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm;
+ Tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em,
người cao tuổi, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật; có hồ sơ theo dõi
sức khỏe toàn diện liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế.
- Phục hồi chức năng và nâng cao sức khỏe
+ Tổ chức phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho các đối tượng có nhu

23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
cầu;
+ Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu tại phòng khám;
+ Hướng dẫn luyện tập sức khỏe, phục hồi chức năng và dưỡng sinh cho
cộng đồng để nâng cao sức khỏe.

- Tư vấn sức khỏe
+ Tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp về khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, chăm

sóc sức khỏe cho người dân và cộng đồng;
+ Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận thức
của người dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ
ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh, tật.

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo
+ Nghiên cứu khoa học về y học gia đình và các vấn đề liên quan;
+ Tham gia công tác đào tạo chuyên ngành y học gia đình;
+ Tham gia các chương trình đào tạo liên tục của chuyên ngành y học gia đình
để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.

- Quyền lợi
+ Được tham dự các khóa đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức về chuyên
môn, về y học gia đình;
+ Được tham gia khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh nói chung và khám
bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế nói riêng nếu có đủ điều kiện.
đ Phạm vi hoạt động chuyên môn
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình, giám đốc Sở Y
tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn
trên cơ sở sở năng lực thực tế của người hành nghề, điều kiện thiết bị y tế và cơ sở
vật chất của phòng khám theo quy định của Bộ Y tế.

II.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH

1. Xây dựng phần mềm tin học quản lý các thông tin về sức khỏe của cá nhân, gia
đình và cộng đồng; kết nối mạng giữa phòng khám bác sĩ gia đình với người bệnh,
với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ sở y tế khác.


2. Xây dựng bệnh án điện tử y học gia đình.
3. Bảo đảm bảo mật các thông tin về sức khỏe của người bệnh.
XÂY DỰNG, BAN HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG KHÁM
BÁC SĨ GIA ĐÌNH

1. Bổ sung các quy định về giá dịch vụ y tế thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của
phòng khám bác sĩ gia đình.

24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

2. Quy định phương thức chi trả bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ y tế thuộc phạm vi
hoạt động chuyên môn của phòng khám bác sĩ gia đình.

3. Bổ sung danh mục thuốc, trang thiết bị y tế thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của
phòng khám bác sĩ gia đình.

III. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Y HỌC GIA ĐÌNH
1. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực y học gia đình
a) Củng cố, phát triển các đơn vị đào tạo y học gia đình đã có, thành lập mới các đơn vị
đào tạo y học gia đình (khoa hoặc bộ môn hoặc trung tâm y học gia đình ở các
trường Đại học Y, Y – Dược trong cả nước;

b) Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên chuyên ngành y học gia đình;
c) Tổ chức đào tạo về chuyên ngành y học gia đình ở trong và ở nước ngoài cho các
cán bộ thuộc các đơn vị đào tạo y học gia đình;

d) Nghiên cứu, đề xuất bổ sung mã ngạch đào tạo chuyên khoa II và tiến sĩ chuyên
ngành y học gia đình;
đ Xây dựng, chuẩn hóa chương trình, tài liệu đào tạo chuyên ngành y học gia
đình:

- Xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo, đào tạo liên tục chuyên ngành y học gia
đình đối với tất cả các cấp đào tạo;

- Đưa chương trình đào tạo chuyên ngành y học gia đình vào chương trình đào tạo
chính khóa cho sinh viên y khoa;

- Xây dựng chương trình đào tạo thực hành theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa
bệnh để thực hiện việc cấp chứng chỉ hành nghề;

- Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy chuyên ngành y học giađình.
2. Đào tạo, phát triển đội ngũ người hành nghề y học gia đình:
- Tổ chức đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho người hành nghề tại các phòng
khám bác sĩ gia đình thuộc mô hình thí điểm;
- Tăng cường công tác đào tạo liên tục và đào tạo sau đại học chuyên ngành y
học gia đình.

3. Nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn nhân lực cho chuyên
ngành y học gia đình.
IV. THÀNH LẬP PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH TẠI MỘT SỐ
TỈNH, THÀNH PHỐ

1. Thí điểm thành lập phòng khám bác sĩ gia đình theo các mô hình: Phòng
khám bác sĩ gia đình tại khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa; phòng
khám bác sĩ gia đình lồng ghép với trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng
khám bác sĩ gia đình tư nhân theo cụm dân cư.


2. Thành lập được ít nhất 80 phòng khám tại 8 tỉnh, thành phố tham gia dự

25


×