Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế mạng lưới BSGĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.38 KB, 55 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

MẠNG LƯỚI BÁC SĨ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Tp. HCM, 08/2017

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, các cô trong bộ
môn Quản lý bệnh viện và bộ mô Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh
trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn chúng em trong môn học. Các thầy, các cô
không chỉ cung cấp kiến thức, những vấn đề mới nhất, tiến bộ nhất cả ở trong nước và
quốc tế mà còn giúp chúng em nêu bật lên các vấn đề nổi cộm trong vấn đề Quản lý bệnh
viện và Kinh tế y tế nước ta hiện nay. Không dừng lại chỉ về chuyên môn, các thầy, các cô


còn là những người truyền ngọn lửa đam mê đến với chúng em, để chúng em sống và học
tập hết mình với niềm đam mê được xây dựng trên nền tảng ấy.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thế Dũng, người
chủ nhiệm bộ môn tận tình cũng như là người thầy đã không tiếc thời gian, công sức để
đứng lớp giảng dạy, hướng dẫn chúng em từng chút từng chút một, từ những vấn đề to lớn
nhất đến những vấn đề chi tiết nhất của môn học, của cuộc đời hành nghề y.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo điều kiện, hỗ
trợ cho chúng em nơi học tập vừa khang trang vừa có chút gì đó liên kết, gần gũi hơn với
môn học.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ
Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này. Bởi lẽ những
kiến thức chúng em thu thập được từ đây không chỉ đơn giản là lý thuyết suông mà chúng
còn là hành trang quý báu trong suốt cuộc đời hành nghề y của mình, với mục đích cuối
cùng là để nâng cao chất lượng y tế nói chung và hướng đến sự nghiệp chăm sóc sức khỏe
cho toàn xã hội phát triển bền vững.
Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc nhất định,
chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này. Kính
mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy, các cô.
Trân trọng.
Sóc Trăng, ngày 01 tháng 08 năm 2017
Trần Nhân Khánh

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÓM TẮT
Trong 2 module vừa qua – module Quản lý bệnh viện và module Kinh tế y tế có rất nhiều
vấn đề được đặt ra, hầu hết đều là những vấn đề nổi bật, trọng yếu trong ngành y tế. Tuy

nhiên với thời lượng nội dung cho phép của bài thu hoạch em xin được trình bày về vấn
đề xây dựng mạng lưới Bác sĩ gia đình ở Việt Nam. Một vấn đề em khá tâm đắc và chú ý,
bởi lẽ nó đang là vấn đề không quá mới nhưng đang được quan tâm và có ý nghĩa thực
tiễn to lớn với xã hội và với chính những người trong nghề.
Trong giới hạn bài viết em sẽ cố gắng nêu bật lên những vấn đề nổi cộm trong nội dung
này dẫn chứng bằng cái bài báo cụ thể, những nghiên cứu đáng tin cậy, các thông tư và
quyết định, trích dẫn các bài giảng là đúc kết kiến thức của các thầy cô, nêu quan điểm
dựa trên nhìn nhận chủ quan của bản thân. Để từ đó nhìn nhận thực trạng của vấn đề và
đưa ra kết luận, kiến nghị bản thân phù hợp.

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

iii

Tóm tắt

iv

Mục lục


v

Danh sách hình vẽ

vi

Danh sách bảng biểu

vii

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

viii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1/ Các khái niệm về mạng lưới bác sĩ gia đình

2

2.2/ Tổng quan mạng lưới bác sĩ gia đình ở các nước trên thế giới

5


2.3/ Cơ cấu phân tuyến bệnh viện Việt Nam hiện tại

8

2.4/ Quy định pháp luật đối với hoạt động của BSGĐ

9

2.5/ Chương trình đào tạo bác sĩ gia đình hiện tại

17

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

18

3.1/ Thực trạng quá tải bệnh viện của Việt Nam

18

3.2/ Đề án xây dựng mạng lưới BSGĐ giai đoạn hiện tại

19

3.3/ Một số thành tựu đạt được

20

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


22

Tài liệu tham khảo

25

Phụ lục:

27

A. Thông tư hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình

27

và phòng khám bác sĩ gia đình số 16/2014/TT-BYT
B. Thông tư quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật

đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh số 43/2013/ TT-BYT

5

37


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH HÌNH VẼ

Danh sách hình

Tên hình
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02
Hình ảnh 03
Hình ảnh 04

Kiến thức y học và phạm vi hoạt động của BSGĐ
6 Nguyên lý hoạt động BSGĐ
Tháp y tế dựa trên chăm sóc sức khỏe ban đầu
Kết quả tìm kiếm website www.google.com với từ khóa
“quá tải bệnh viện”

6

Trang
4
5
9
19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Danh sách bảng biểu
Tên bảng
Bảng 01

Danh mục các lớp và loại hình đào tạo

của bộ môn YHGĐ, Trường ĐHYK
Phạm Ngọc Thạch

7

Trang
17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
YHGĐ: y học gia đình
BYT: Bộ Y tế.
TYT: trạm y tế
BSGĐ: Bác sĩ gia đình
PK BSGĐ: phòng khám bác sĩ gia đình
BS: bác sĩ
BV: bệnh viện
CĐHA: chẩn đoán hình ảnh

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Ngày nay, khi nền kinh tế đang từng nước phát triển mạch mẽ thì nhu nhu cầu được
hưởng các dịch vụ trong cuộc sống của người dân song song đó cũng nâng cao. Người ta
khi xưa hay nói “ăn no, mặc ấm” là đủ thì ngày nay điều người ta hướng đến là ”ăn ngon,

mặc đẹp’’, câu nói ấy phản ánh nhu cầu về chất lượng dịch vụ của người dân. Thật vậy,
tương ứng với điều đó thì người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe bản thân hơn và
yêu cầu về dịch vụ y tế phải thỏa mãn được nhu cầu chất lượng. Với những nguyên nhân
chủ quan và khách quan mà người dân luôn muốn được khám và chữa bệnh tại những cơ
sở y tế tuyến cao và có tiếng tăm nhất. Điều đó, vô hình chung tạo nên tình trạng quá tải
dữ dội ở các bệnh viên tuyến trên. Khi ấy, hệ thống y tế mà ta đang hiện hành lâm vào
tình thế mất cân bằng khi mà tuyến y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu thì hoạt động dưới
công suất, còn bệnh viện tuyến trên thì ách tắc dữ dội. Điều đó làm hệ thống y tế hoạt
động một cách mệt mỏi mà người bệnh vẫn không được chăm sóc một cách toàn diện
nhất. Đây là bài toán nan giải mà nhà nước, các chuyên gia y tế luôn đau đáu để giải
quyết. Đương nhiên, điều ấy không dễ dàng gì!
Chúng ta đã nghe đến thông qua báo đài, mạng internet rất nhiều phương pháp được
hoạch định, đã và đang được thực hiện thể hiện sự quyết tâm giải quyết căn bệnh trầm kha
của ngành y tế này: đầu tư phát triển và mở rộng các bệnh viện nội thành đang quá tải,
xây dựng thêm các bệnh viện rất quy mô ở vùng ngoại thành, đầu tư cơ sở vật chất ở các
bệnh viện tuyến tỉnh...Ấy vậy, các phương pháp ấy có thật sự hiệu quả hay không?! Thực
tế chính là câu trả lời chân thật và chuẩn xác! Tình trạng quá tải vẫn không cải thiện là
bao. Vậy, phải chăng để chặt một cái cây thay vì chặt từ gốc thì ta đang tỉa ngọn của nó
không?!
Nhìn vào các nước phát triển, nhu cầu khám chữa bệnh của con người đều là như nhau,
nhưng có vẻ tình trạng quá tải y tế của họ có vẻ không nghiêm trọng như nước ta. Có
chăng, tình trạng quá tải ấy thể hiện thông qua thời gian chờ được khám và chữa trị của
bệnh nhân, nhưng sức khỏe toàn dân vẫn được chăm sóc toàn diện liên tục. Sự khác biệt
cơ bản ở khâu họ có hệ thống bác sĩ gia đình đóng vai trò lớn trong quản lý sức khỏe ban
đầu cho toàn dân. Đồng ý rằng để giải quyết tình trạng quá tải như các nước phát triển, ta
cần phải cải cách dài lâu và đồng bộ. Nhưng hệ thống bác sĩ gia đình chính là giải pháp
đánh trúng đích và đóng vai trò nền tảng cho các cải cách đồng bộ khác.

9



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Các khái niệm về mạng lưới bác sĩ gia đình
Y học gia đình la một chuyên ngành Y khoa ra đời trong thập niên 60 của thế kỷ trước.
Chuyên khoa đó tạo ra BS gia đình chủ yếu thực hành ở phòng khám ngoại trú ở các
tuyến Y tế cơ sở trong mạng lưới Y tế Thế giới. Hoàn cảnh ra đời Y học gia đình: Tại các
quốc gia đã phát triển, vì lý do kinh tế, hầu hết việc chăm sóc sức khoẻ các bệnh mạn tính
như: tiểu đường, cao huyết áp, hen suyễn,..đã chuyển từ phòng bệnh nội trú ra phòng
khám ngoại trú với các phác đồ điều trị được xây dựng nhằm phân cấp các bước điều trị
rõ ràng với sự phối hợp của các chuyên khoa liên quan.
Hậu quả trực tiếp của việc chuyển dịch này có liên quan trực tiếp đến việc đào tạo, có
nghĩa là các SV, BS theo học các chương trình đào tạo ĐH và sau ĐH đã không có dịp
quan sát và thực tập nhiều bệnh lý mạn tính, thông thường như trong phòng bệnh nội trú
như trước đây nữa trong các đợt luân khoa do các đợt cấp của các bệnh mạn tính này đã
được quản lý hiệu quả tại các phòng khám ngoại trú với các phác đồ phân cấp rõ ràng mà
không cần phải nhập viện. Ngoài ra các học viên nêu trên lại có ít cơ hội để quan sát và
thực hành quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân, đặc biệt là việc chăm sóc liên tục vốn
được chuyển sang phòng khám ngoại trú từ lâu.
Bên cạnh đó, nhiều vấn đề quan trọng và mới như dự phòng, thăm khám bệnh ngoại trú,
quản lý phòng khám, vai trò của môi trường và gia đình trong bệnh tật, vai trò của huy
động nguồn tài nguyên cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe và áp dụng các nguyên lý
thực hành cải thiện chất lượng liên tục chưa được chú trọng giảng dạy trong các chương
trình đào tạo Y khoa truyền thống.
Để khắc phục khoảng trống nêu trên: việc ra đời của chuyên khoa Y học gia đình và
người BS gia đình là cần thiết. Bên cạnh đó, việc áp dụng mô hình sinh tâm lý xã hội
(biopshychosocial model) trong quá khứ và hiện nay là mô hình chăm sóc lấy bệnh nhân
làm trung tâm ( patient –center care) đã cung cấp cho người BS gia đình một cái nhìn đa
tuyến (multichannel) khi chăm sóc bệnh nhân của họ khi so sánh với cái nhìn đơn tuyến

của các BS chuyên khoa khác khi cùng chăm sóc một bệnh nhân.
Do đó BS gia đình sẽ là người phụ trách và giải quyết vấn đề quản lý theo dõi bệnh mãn
tính tại phòng khám ngoại trú một cách hiệu quả nhất. Nói cách khác, hoạt động BS gia
đình sẽ trực tiếp giảm bớt gánh nặng thời gian và công việc cho các BS chuyên khoa liên
quan đồng thời tiết kiệm được kinh phí nằm viện vô ích cho bệnh nhân và bảo hiễm y tế
(khoa bệnh nội trú chỉ dành cho các bệnh lý thật sự nặng cần chăm sóc tích cực với sự hỗ
trợ các BS chuyên khoa sâu).
Chương trình đào tạo: dựa trên triết lý học tập cho người lớn, chương trình thiết kế dựa
trên các năng lực cần thiết (competency – based curriculum).
Để người học có được các kỹ năng đã nêu thì người thầy phải đóng vai trò mẫu mực trong
quan hệ thầy thuốc bệnh nhân và quá trình đào tạo cũng phải toàn diện liên tục có chú ý
đến tài nguyên của người học, người thầy truyền hết kinh nghiệm hành nghề và chuyên
10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
môn đồng thời tiếp tục theo dõi giúp đỡ người học trò của mình trên quá trình làm việc về
sau một cách liên tục thông qua đào tạo y khoa liên tục. Do đó các nhà giáo dục y khoa
của y học gia đình đã chọn thuật ngữ Mentor để diễn tả khái niệm này và dùng lối truyền
đạt song hành có phản hồi với nguyên lý preceptorship.
Đối tượng là toàn thể người bệnh trong khung cảnh gia đình và cộng đồng mà họ sinh
sống, chứ không phải là hệ thống cơ quan hay một số các bệnh lý đặc hiệu như ở các
chuyên
khoa
khác.
BS gia đình được huấn luyện để quản lý một lượng rất lớn các ốm đau và chất lượng như
nhau cho các thành viên trong gia đình không kể tuổi, giới, tín ngưỡng.
Như vậy giá trị của BS gia đình thể hiện ở chổ:
1. Người giúp được bệnh nhân và gia đình họ giải quyết 80% các vấn đề sức khỏe thông

thường cùng các bệnh lý cấp hay mạn chưa có biến chứng cũng như chưa cần chuyển
khám chuyên khoa. Các giải pháp đề ra luôn chú ý đến nguồn tài nguyên của gia đình hay
nói khác đi làm sau cho bệnh nhân mua được thuốc trong khả năng kinh tế của gia đinh,
bệnh nhân không phải đi xa, giảm chi phí và tăng hiệu quả điều trị do áp dụng các biện
pháp tăng cường sức khoẻ song song với các liệu pháp dùng thuốc và được các cá thể
thành viên trong gia đình hưởng ứng.
2. Người được bệnh nhân đặt lòng tin để thổ lộ các vấn đề cá nhân cũng như của gia đình,
giúp nhiều thông tin trong chẩn đoán các bệnh có liên quan đến tiền sử gia đình.
3. Người có kỹ năng phối hợp các chuyên gia trong chăm sóc các bệnh mạn tính và chăm
sóc cuối đời.
4. Người được đào tạo giúp cộng đồng phát hiện sớm nguy cơ bệnh tật để phòng ngừa,
tầm soát định kỳ các bệnh lý có nguy cơ cao theo nhóm tuổi, theo cộng đồng dân cư.
5. Khám sức khỏe định kỳ.

11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Hình 01: Kiến thức y học và phạm vi hoạt động của BSGĐ [1]
Để được như thế người BS gia đình có các khả năng:
1. Chăm sóc các bệnh cấp tính và dự phòng nó: suyễn, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng tiểu,
viêm hô hấp trên, bệnh nhiễm trùng, chảy máu cam.
2. Kiểm soát các bệnh mạn tính: đái tháo đường, béo phì, tăng HA, bệnh gan, bệnh thận
mạn, bệnh phổi mạn tính.
3. Chăm sóc dự phòng tất cả các cấp cho cộng đồng: tầm soát, giáo dục y khoa phòng
ngừa, tiêm chủng, dự phòng biến chứng..
4. Chăm sóc sức khỏe tâm thần.
5. Nghiên cứu khoa học

6. Tự đào tạo thông qua CME đào tạo y khoa liên tục, Y học chứng cớ EBM.
7. Kỹ năng ra quyết định thích hợp bao gồm lựa chọn các chuyên khoa sâu cho bệnh nhân
nếu cần.
Hiệu quả của Y học gia đình trong chăm sức sức khỏe người dân:

12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Ở Anh cứ mỗi một BS chăm sóc sức khoẻ ban đầu thêm cho 10.000 dân ( tăng khoảng
20%) sẽ phối hợp với giảm tỷ suất tử vong khoảng 5% đã hiệu chỉnh với các bệnh mạn
tính và các đặc trưng về dân số học và kinh tế xã hội khác nhau. [2]

Hướng dự phòng Hướng gia đình Hướng cộng đồng

Chăm sóc toàn diện

Chăm sóc liên tục

Đa khoa tổng quát

Hình 02: 6 Nguyên lý hoạt động BSGĐ [1]
2.2/ Tổng quan mạng lưới bác sĩ gia đình ở các nước trên thế giới
Mô hình Bác sỹ gia đình (BSGĐ) là mô hình chăm sóc sức khỏe tuyến đầu khá phổ biến ở
nước ngoài, không chỉ phát triển mạnh ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Canada,
Úc mà ở cả các nước đang phát triển như Philippines, Malaysia...
1/ Mỹ
13



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Để trở thành một bác sỹ gia đình tại Mỹ, các bác sỹ sau khi tốt nghiệp trường y cần phải
trải qua chương trình đào tạo nội trú kéo dài 3 năm, chủ yếu thực hành tại các bệnh viện
của vùng, về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sau đó, họ còn phải tham gia các khóa đào
tạo liên tục suốt đời và phải trải qua kỳ kiểm tra 7 đến 10 năm.
Các bác sỹ gia đình tại Mỹ hoạt động theo nhiều mô hình khác nhau, từ phòng khám tư
tới các khoa cấp cứu, hoạt động độc lập hoặc theo hệ thống các bệnh viện.
Mỹ chưa có hệ thống bảo hiểm toàn dân, với khoảng 50 triệu người hiện không có bảo
hiểm y tế. Hai hệ thống bảo hiểm nổi tiếng của chính phủ là Medicare dùng cho người già
trên 65 tuổi, là Medicaid dùng cho người nghèo có thu nhập thấp dưới ngưỡng quy
định. Luật cải tổ y tế Obamacare mới có hiệu lực khuyến khích các bác sĩ gia đình nhận
chăm sóc bệnh nhân có Medicare, bằng cách thưởng thêm họ 10% tổng số tiền thanh toán
theo chương trình Medicare.
2/ Anh
Tại Anh, các bác sỹ muốn trở thành bác sỹ gia đình phải trải qua ít nhất 5 năm đào tạo về
tất cả các chuyên khoa: nhi khoa, lão khoa, sản phụ khoa, chấn thương - chỉnh hình…
Trong quá trình đào tạo, các bác sỹ phải trải qua hàng loạt các đánh giá để được phép
hành nghề độc lập với tư cách bác sỹ gia đình.
Thông thường, mỗi bác sĩ phụ trách một danh sách từ 1.500 đến 2.000 bệnh nhân. Các
bệnh nhân được đăng ký một bác sỹ gia đình cụ thể sẽ chăm sóc sức khỏe cho họ. Việc
thăm khám cho bệnh nhân hầu hết được thực hiện tại nhà. Để được đến khám tại tuyến
trên, các bệnh nhân phải được sự giới thiệu của bác sĩ gia đình.
Với việc đa số người dân Anh đều có bảo hiểm y tế, hầu hết các bác sỹ gia đình tại nước
này được Cơ quan dịch vụ y tế quốc gia (NHS) trả lương. Mức lương này được trả được
tính trên cơ sở hiệu suất làm việc của các bác sỹ, ví dụ như số bệnh nhân mà họ điều trị,
tính chất của phác đồ điều trị cho bệnh nhân và địa điểm làm việc của các bác sỹ.
3/ Pháp
Ở Pháp, mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) xuất hiện từ thế kỷ 19 nhưng mãi đến năm 2004

luật cải cách số 2004-810 (được Hội đồng hiến pháp thông qua) mới bắt buộc những
người trên 16 tuổi phải chọn cho mình một bác sĩ điều trị riêng (được gọi là BSGĐ) để
được hưởng đúng quyền lợi của bảo hiểm y tế Pháp.
BSGĐ thường là các bác sĩ đa khoa, đảm bảo là người chăm sóc y tế đầu tiên cho bệnh
nhân; chuyển bệnh nhân đến các bác sĩ chuyên khoa và thông báo tình trạng sức khỏe của
bệnh nhân cho người có liên quan; tham gia việc xây dựng phác đồ điều trị; tóm tắt bệnh
án để đưa vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân khi cần nhập viện...
Thường thì các BSGĐ chọn khám chữa bệnh ở phòng mạch riêng theo kiểu bác sĩ tự do.
Lương của BSGĐ phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân mà họ khám hằng ngày. Ngoài ở
phòng mạch riêng, một số BSGĐ làm việc tự do nói trên cũng phải thay phiên trực cấp
cứu và trực cuối tuần ở các bệnh viện, viện dưỡng lão, trung tâm kế hoạch hóa gia đình,
14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
trung tâm bảo vệ bà mẹ và trẻ em... Họ cũng có thể cấp một số loại giấy chứng nhận như
giấy chống chỉ định hoạt động thể thao hoặc giấy khai tử.
4/ Tây Ban Nha
Để trở thành một bác sỹ gia đình, các bác sỹ phải trải qua chương trình đại học kéo dài 6
năm, phải vượt qua một cuộc thi quốc gia có tên gọi MIR và phải trải qua thêm một
chương trình đào tạo kéo dài 4 năm. Chương trình này gồm các vấn đề tổng quát về chăm
sóc sức khỏe cộng đồng như: nhi khoa, chỉnh hình, tâm thần học, tai-mũi-họng, bệnh
truyền nhiễm…
Tại Tây Ban Nha, hầu hết các bác sỹ gia đình đều làm việc cho các cơ quan y tế được nhà
nước tài trợ qua chính quyền khu vực và được chi trả lương theo hệ thống lương của nhà
nước.
Đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, Tây Ban Nha hiện đang tiến hành thực hiện
phân chia theo khu vực địa lý, với mỗi nhóm chăm sóc sức khỏe cơ bản cho từng
vùng. Mỗi nhóm này thường gồm các bác sỹ gia đình, các bác sỹ nhi khoa cộng đồng, các

y tá, bác sỹ vật lý trị liệu và nhân viên phụ tá. Tại các khu vực đô thị, tất cả các dịch vụ
đều được tập trung ở một trung tâm y tế trong khi ở các vùng nông thôn, trung tâm chính
được hỗ trợ bởi các nhánh y tế nhỏ hơn.
5/ Cu Ba
Từ những năm 1980, Cuba đã đưa ra chương trình bác sĩ gia đình, trong đó các nhân viên
y tế, bác sĩ phụ trách từng khu vực dân cư và chịu trách nhiệm về các vấn đề giáo dục y tế
và y tế dự phòng cho khu vực này, với tỷ lệ 1 nhân viên y tế trên 159 người dân!
Hệ thống y tế Cuba tập trung mạnh vào phòng bệnh, sử dụng các phương tiện kỹ thuật
thấp nhưng đặc biệt hiệu quả. Giáo dục được ưu tiên hàng đầu, nhất là giáo dục về chăm
sóc sức khỏe ban đầu và sức khỏe tình dục, thuốc tránh thai được miễn phí. Chăm sóc y tế
phổ thông được miễn phí, mọi người đều có y tá và hộ lý gia đình.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ thống y tế của Cuba được công nhận trên thế giới
là xuất sắc và hiệu quả, đáng để mọi đất nước học hỏi. Chính chiến lược tập trung vào
giáo dục và y tế dự phòng, tận dụng các nguồn lực này đã khiến y tế Cuba trở thành nền y
tế hiệu quả nhất, bảo đảm mọi công dân nghèo nhất đều tiếp cận được với dịch vụ y tế.
6/ Thổ Nhĩ Kỳ
Mô hình bác sỹ gia đình là một điểm sáng của ngành y tế Thổ Nhĩ Kỳ, được Tổ chức Y tế
Thế giới(WHO) công nhận là mô hình đáng chia sẻ và học tập.
Bác sĩ gia đình tại Thổ Nhĩ Kỳ được đào tạo theo hệ đa khoa và làm việc ở trung tâm y tế
xã, trong đó, 80% các bác sĩ gia đình làm việc cho các cơ sở y tế công lập, 20% làm việc
cho các cơ sở y tế ngoài công lập.
Trung tâm bác sĩ gia đình có các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu khá toàn diện, từ
tiêm chủng, kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em đến sàng
lọc ung thư...Tại các trung tâm này, bác sĩ gia đình khám bệnh, kê đơn thuốc và yêu cầu
15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
xét nghiệm khi cần thiết. Các bệnh phẩm xét nghiệm được gửi đến các trung tâm xét

nghiệm tuyến tỉnh, thành phố đối với các khu vực đô thị và gửi đến bệnh viện đa khoa
tuyến huyện đối với khu vực nông thôn để phân tích và cho kết quả. Từ đó sẽ xác định
bệnh nhân điều trị ở tuyến nào.
Các hoạt động khám chữa bệnh được gắn kết chặt chẽ với hệ thống bảo hiểm y tế, các
dịch vụ y tế được bảo hiểm y tế chi trả, do đó người dân được miễn phí hoàn toàn khi sử
dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế. Một điểm khác biệt đáng lưu ý trong hệ thống y tế ở Thổ
Nhĩ Kỳ là không có nhà thuốc tại các bệnh viện. Tiền mua thuốc theo đơn do các bác sĩ kê
được bảo hiểm thanh toán nên người mua không phải trả tiền tại quầy thuốc. [3]
2.3/ Cơ cấu phân tuyến bệnh viện Việt Nam hiện tại
1/ Tuyến trung ương (sau đây gọi là tuyến 1) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
sau đây:
a) Bệnh viện hạng đặc biệt;
b) Bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế;
c) Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây
viết tắt là Sở Y tế) hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến
cuối về chuyên môn kỹ thuật;
2/ Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tuyến 2) bao gồm các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a)Bệnh viện xếp hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế ;
b) Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ, ngành khác, trừ các
bệnh viện được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
3/ Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là tuyến 3) bao gồm
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm y tế huyện có chức
năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá công
an tỉnh;
b) Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.
4/ Tuyến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là tuyến 4) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh sau đây:
a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

b) Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức;
c) Phòng khám bác sỹ gia đình.
5/ Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân:
a) Căn cứ năng lực thực hiện kỹ thuật, phạm vi hoạt động chuyên môn, hình thức tổ chức,
quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của cơ sở khám bệnh,
16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
chữa bệnh tư nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế hoặc Sở Y tế) cấp giấy
phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân quyết định (bằng văn bản) tuyến

chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân phù hợp với quy định của
Thông tư này. [4]
Hình 03: Tháp y tế dựa trên chăm sóc sức khỏe ban đầu [1]
2.4/ Quy định pháp luật đối với hoạt động của BSGĐ [5]
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của bác sĩ gia đình
1. Bác sĩ gia đình hoạt động trên nguyên tắc chăm sóc sức khỏe liên tục, toàn diện, lồng
ghép, phối hợp, dự phòng, hướng tới gia đình và cộng đồng.
2. Bác sĩ gia đình xây dựng và duy trì mối quan hệ tin cậy và lâu dài với cá nhân, hộ gia
đình và cộng đồng.
Điều 3. Hình thức tổ chức phòng khám bác sĩ gia đình
Phòng khám bác sĩ gia đình được tổ chức theo một trong các hình thức sau:
1. Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân, bao gồm:
a) Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập;
17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
b) Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa
khoa tư nhân.
2. Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa nhà nước.
3. Trạm y tế xã có lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình.
Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ của bác sĩ gia đình
1. Bác sĩ gia đình có chức năng khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng.
2. Bác sĩ gia đình có các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, cho hộ gia đình và cộng đồng.
b) Sàng lọc, phát hiện sớm các loại bệnh tật.
c) Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng cho cá nhân, hộ gia đình và cộng
đồng phù hợp với phạm vi chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
d) Tư vấn về sức khỏe, phòng bệnh, phòng chống nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng
cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong việc chủ động bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe.
đ) Cung cấp thông tin liên quan đến sức khỏe của cá nhân, hộ gia đình do bác sĩ gia đình
quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.
e) Các nhiệm vụ khác phù hợp với phạm vi hành nghề được ghi trong chứng chỉ hành
nghề.
Điều 5. Quyền của bác sĩ gia đình
1. Được tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi có đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật về bảo hiểm y tế.
2. Được chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp về chuyển tuyến
khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cần thiết theo quy định của Bộ Y tế.
3. Được nhận thông tin phản hồi của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi nhận người
bệnh do phòng khám bác sĩ gia đình chuyển đến.
4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
18



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Điều 6. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình đối với người Việt Nam
Người Việt Nam có đủ các điều kiện sau đây được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề bác
sĩ gia đình:
1. Điều kiện về văn bằng:
a) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình trước ngày 01 tháng 01
năm 2016, thì ít nhất phải có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa và giấy chứng nhận đào tạo,
bồi dưỡng chuyên ngành y học gia đình có thời gian tối thiểu 3 tháng do cơ sở đào tạo
được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế công nhận cấp;
b) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình từ ngày 01 tháng 01
năm 2016, thì ít nhất phải có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa và một trong các văn bằng
chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sỹ, tiến sỹ về y học gia đình hoặc chứng chỉ
đào tạo định hướng chuyên khoa y học gia đình được cấp tại Việt Nam hoặc công nhận tại
Việt Nam.
2. Điều kiện về quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh:
Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình trước ngày 01 tháng 01
năm 2016 thì phải có văn bản xác nhận quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh có thời gian 18 tháng theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa
bệnh và Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế
hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và giấy phép hoạt động đối
với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình từ ngày 01 tháng 01
năm 2016 thì phải có văn bản xác nhận quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh chuyên
ngành y học gia đình có thời gian 18 tháng liên tục trở lên tại bệnh viện đa khoa.
Đối với người có bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, chứng chỉ định
hướng về chuyên ngành y học gia đình thì thời gian thực hành được tính tương đương với
thời gian đào tạo. Bản sao có chứng thực bằng bác sĩ chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp
II, chứng chỉ định hướng chuyên khoa y học gia đình được coi là giấy xác nhận thời gian

thực hành. Riêng người có chứng chỉ định hướng về chuyên ngành y học gia đình thì
ngoài thời gian thực hành được tính tương đương với thời gian đào tạo, phải có thêm giấy
xác nhận thời gian thực hành liên tục để bảo đảm đủ 18 tháng.
3. Không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa
bệnh.

19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Điều 7. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, thừa nhận chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia
đình đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
1. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây
được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình:
a) Có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này;
b) Không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa
bệnh;
c) Các điều kiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề
bác sĩ gia đình do nước ngoài cấp thì thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Khám
bệnh, chữa bệnh.
Điều 8. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề và đăng ký hành
nghề bác sĩ gia đình
Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề và đăng ký hành nghề bác sĩ
gia đình thực hiện theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người
hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Điều 9. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh
1. Phòng khám bác sĩ gia đình là một trong các cơ sở đầu tiên tiếp nhận người bệnh trong
hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phòng khám bác sĩ gia đình có nhiệm vụ sau:
a) Sàng lọc, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và chuyển người bệnh đến các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh khác theo quy định về chuyển tuyến khám bệnh chữa bệnh và tiếp nhận
người bệnh để tiếp tục quản lý, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe;
b) Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong hệ thống khám bệnh,
chữa bệnh để bảo đảm hoạt động quản lý sức khỏe, khám bệnh chữa bệnh cho cá nhân, hộ
gia đình và cộng đồng;

20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
c) Liên hệ để chuyển người bệnh thuộc phạm vi quản lý sức khỏe của phòng khám bác sĩ
gia đình đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để khám bệnh chữa bệnh.
Điều 10. Tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám
bác sĩ gia đình
1. Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập và trạm y tế xã lồng ghép bổ sung chức
năng, nhiệm vụ của phòng khám bác sĩ gia đình áp dụng tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh
mục chuyên môn kỹ thuật theo quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng
12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối
với hệ thống cơ sở khám bệnh chữa bệnh (sau đây viết tắt là Thông tư số 43/2013/TTBYT).
2. Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa
tư nhân áp dụng tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ thuật theo tuyến của phòng
khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa tư nhân trên cơ sở quy định tại Thông tư số
43/2013/TT-BYT.
3. Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa công lập áp

dụng tuyến chuyên môn kỹ thuật, danh mục kỹ thuật theo tuyến của bệnh viện đa khoa
công lập trên cơ sở quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT.
Điều 11. Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của phòng khám bác sĩ gia đình
Phòng khám bác sĩ gia đình được phép thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Điều 12. Quản lý hồ sơ, bệnh án, thống kê, lưu trữ của phòng khám bác sĩ gia đình
1. Phòng khám bác sĩ gia đình có trách nhiệm ghi chép, lưu trữ thông tin về việc khám
bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phòng khám bác sĩ gia đình phải có hồ sơ quản lý toàn diện về sức khỏe của cá nhân,
hộ gia đình có đăng ký quản lý sức khỏe. Phòng khám có trách nhiệm giữ bí mật thông tin
cá nhân của người đăng ký quản lý sức khỏe theo quy định của pháp luật.
3. Việc quản lý hồ sơ, bệnh án, thống kê, lưu trữ của phòng khám bác sĩ gia đình thực
hiện theo các quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 13. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám bác sĩ gia đình
1. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
a) Phòng khám bác sĩ gia đình công lập áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân được quyền quyết định giá dịch vụ nhưng phải
niêm yết công khai giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và thu đúng giá đã niêm yết theo
quy định của pháp luật về giá.
2. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế áp dụng theo quy định của pháp luật
về bảo hiểm y tế.
Điều 14. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân
độc lập

1. Cơ sở vật chất
a) Xây dựng và thiết kế:
- Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
- Xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các
chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;
b) Phải có nơi đón tiếp người bệnh; có buồng khám bệnh, tư vấn sức khỏe diện tích ít nhất
là 10 m2.
c) Ngoài điều kiện quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, tùy theo phạm vi hoạt động
chuyên môn đăng ký, phòng khám còn phải đáp ứng thêm các điều kiện theo quy định của
pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động
chuyên môn đã đăng ký.
d) Bảo đảm xử lý chất thải y tế, kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của pháp luật;
đ) Có thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sức khỏe và khám bệnh,
chữa bệnh.
e) Bảo đảm có đủ điện, nước, khu vệ sinh và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc
người bệnh.
2. Thuốc và trang thiết bị y tế
Có đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà
phòng khám đăng ký, trong đó ít nhất phải có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp
cứu chuyên khoa.
22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
3. Nhân sự
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đối với phòng khám bác sĩ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01
tháng 01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác
sĩ có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình và có thời gian thực hành khám

bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;
- Đối với phòng khám bác sĩ gia đình đề nghị cấp giấy phép hoạt động từ ngày 01 tháng
01 năm 2018, thì người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám phải là bác sĩ có
chứng chỉ hành nghề chuyên ngành y học gia đình, có thời gian thực hành khám bệnh,
chữa bệnh ít nhất là 36 tháng, trong đó có đủ 24 tháng khám bệnh, chữa bệnh chuyên
ngành y học gia đình.
b) Người trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe phải có chứng chỉ hành
nghề bác sĩ gia đình;
c) Người làm việc chuyên môn của phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với
phạm vi chuyên môn hành nghề;
d) Ngoài các điều kiện quy định tại khoản này người hành nghề còn phải có giấy chứng
nhận hoặc giấy xác nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu
kỹ thuật chuyên môn.
4. Phạm vi hoạt động chuyên môn
Phòng khám bác sĩ gia đình được thực hiện các hoạt động chuyên môn sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh:
- Sơ cứu, cấp cứu;
- Khám bệnh, chữa bệnh theo danh mục kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt;
- Quản lý sức khỏe toàn diện cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng;
- Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật;
- Tham gia chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh;
- Tham gia các dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời;
23


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
- Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
trên cơ sở điều kiện thực tế của phòng khám;

- Được thực hiện các hoạt động sau tại gia đình người bệnh, bao gồm: khám bệnh, kê đơn
thuốc một số bệnh thông thường; thực hiện một số thủ thuật: thay băng, cắt chỉ, lấy mẫu
máu, mẫu nước tiểu để xét nghiệm, khí dung; được tiêm, truyền dịch trong trường
hợp cấp cứu.
b) Phục hồi chức năng:
- Tổ chức các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho các đối tượng có nhu
cầu;
- Thực hiện các kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, luyện tập sức khỏe và dưỡng
sinh cho người bệnh và cộng đồng.
c) Y học cổ truyền:
- Khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc và không dùng thuốc);
- Được sử dụng các thành phẩm thuốc y học cổ truyền do các cơ sở khác sản xuất đã được
Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành để phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh;
- Bào chế thuốc sống thành thuốc chín (thuốc phiến), cân thuốc thang cho người bệnh;
d) Phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu:
- Tham gia giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh trong cộng đồng dân cư;
- Tham gia các chương trình tiêm chủng, các chương trình quốc gia về y tế;
- Hướng dẫn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống bệnh truyền
nhiễm và bệnh không lây nhiễm;
- Tham gia quản lý bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi,
khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật; có hồ sơ theo dõi sức khỏe toàn diện
liên tục cho cá nhân và gia đình theo quy định của Bộ Y tế.
đ) Tư vấn sức khỏe:
- Tư vấn về khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh, bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe
cho người dân và cộng đồng;

24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
- Tham gia truyền thông, giáo dục sức khỏe để góp phần nâng cao nhận thức của người
dân về phòng bệnh tích cực và chủ động, phòng ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến
sức khỏe.
e) Nghiên cứu khoa học và đào tạo
- Nghiên cứu khoa học về y học gia đình và các vấn đề liên quan;
- Tham gia công tác đào tạo chuyên ngành y học gia đình;
- Tham gia các chương trình đào tạo liên tục của chuyên ngành y học gia đình để không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
Điều 15. Điều kiện hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa
khoa tư nhân hoặc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa
1. Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc khoa khám bệnh
của bệnh viện đa khoa phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
2. Phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa có tổ chức phòng khám bác sĩ gia
đình thì phải thực hiện các thủ tục sau:
a) Đối với phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa thành lập mới có tổ
chức phòng khám bác sĩ gia đình thì khi cấp giấy phép hoạt động phải thẩm định và bảo
đảm đủ điều kiện hoạt động đối với phòng khám bác sĩ gia đình quy định tại Điều 14 của
Thông tư này;
b) Đối với phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa đã được cấp giấy phép
hoạt động có bổ sung phòng khám bác sĩ gia đình thì phải có quyết định thành lập phòng
khám của cấp có thẩm quyền và có văn bản đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã
cấp giấy phép hoạt động thẩm định và bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong giấy
phép hoạt động.
Điều 16. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình
độc lập
Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình độc lập
do cá nhân bác sĩ gia đình thành lập và đăng ký hoạt động thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động

đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan.

25


×