Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài thu hoạch module quản lý bệnh viện và module kinh tế y tế YHGĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.47 KB, 27 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA Y HỌC GIA ĐÌNH

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Tp. HCM, 08/2017

LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, các cô
trong bộ môn Quản lý bệnh viện và bộ mô Kinh tế y tế Khoa Y - Đại học quốc gia TP.Hồ
Chí Minh trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn chúng em trong môn học. Các thầy,
các cô không chỉ cung cấp kiến thức, những vấn đề mới nhất, tiến bộ nhất cả ở trong
nước và quốc tế mà còn giúp chúng em nêu bật lên các vấn đề nổi cộm trong vấn đề


Quản lý bệnh viện và Kinh tế y tế nước ta hiện nay. Không dừng lại chỉ về chuyên môn,
các thầy, các cô còn là những người truyền ngọn lửa đam mê đến với chúng em, để chúng
em sống và học tập hết mình với niềm đam mê được xây dựng trên nền tảng ấy.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thế Dũng,
người chủ nhiệm bộ môn tận tình cũng như là người thầy đã không tiếc thời gian, công
sức để đứng lớp giảng dạy, hướng dẫn chúng em từng chút từng chút một, từ những vấn
đề to lớn nhất đến những vấn đề chi tiết nhất của môn học, của cuộc đời hành nghề y.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Thanh Hiệp đã rất tâm huyết giảng dạy
cho chúng em chủ đề rất hấp dẫn là Y học gia đình, chính những với những kiến thức và
sự tâm huyết của thầy đã thúc đẩy em chọn đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã tạo điều
kiện, hỗ trợ cho chúng em nơi học tập vừa khang trang vừa có chút gì đó liên kết, gần gũi
hơn với môn học.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Y - Đại học quốc gia
TP.Hồ Chí Minh và Ban điều phối module đã thiết kế chương trình, môn học này. Bởi lẽ
những kiến thức chúng em thu thập được từ đây không chỉ đơn giản là lý thuyết suông
mà chúng còn là hành trang quý báu trong suốt cuộc đời hành nghề y của mình, với mục
đích cuối cùng là để nâng cao chất lượng y tế nói chung và hướng đến sự nghiệp chăm
sóc sức khỏe cho toàn xã hội phát triển bền vững.
Với vốn kiến thức bản thân còn hạn chế và nhận thức chưa đạt đến độ sâu sắc nhất
định, chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài thu hoạch này.
Kính mong nhận được sự cảm thông cùng những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy,
các cô.

Trân trọng.
TP HCM, ngày 05 tháng 08 năm 2017
Chu Quang Giang

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

TÓM TẮT
Trong 2 module vừa qua – module Quản lý bệnh viện và module Kinh tế y tế có
rất nhiều vấn đề được đặt ra, hầu hết đều là những vấn đề nổi bật, trọng yếu trong ngành
y tế. Tuy nhiên với thời lượng nội dung cho phép của bài thu hoạch em xin được trình
bày về vấn đề Xu hướng tất yếu của Y học gia đình. Một vấn đề em khá tâm đắc và quan
tâm chú ý, bởi lẽ sau khi học 2 module trên, em nhận ra Y học gia đình sẽ trở thành xu
hướng tại Việt Nam trong những năm sắp tới.
Trong giới hạn bài viết em sẽ cố gắng nêu bật lên những vấn đề cốt lỗi, tiêu biểu
nhất trong nội dung này dẫn chứng bằng cái bài báo cụ thể, phân tích tầm quan trọng của
Y học gia đình trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Từng trường hợp, tìm
cách lý giải, tìm ra nguyên nhân vì sao như vậy. Có các yếu tố nào ảnh hưởng, tác động
đến hay không? Nếu có thì những yếu tố nào có thể can thiệp được, khắc phục được để từ
đó tìm ra và nêu lên ý kiến của bản thân em về giải pháp cho các vấn đề nêu trên.

5


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Lời cảm ơn

i

Tóm tắt

ii

Mục lục

iii

Danh sách hình vẽ

iv

Danh sách bảng biểu

v

Danh sách các thuật ngữ viết tắt

vi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU


1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

2

2.1/ Định nghĩa YHGĐ
2.2/ Những nguyên lí YHGĐ

3
3
4

2.3/ Vai trò và lợi ích của YHGĐ
2.4/ Điều kiện phát triển mô hình BSGĐ

5
5

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG

10

3.1/ Thực trạng của YHGĐ tại Việt Nam trong giai đoạn những
năm gần đây:

6

10



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Danh sách hình
Tên hình
Hình ảnh 01
Hình ảnh 02
Hình ảnh 03
Hình ảnh 04
Hình ảnh 05
Hình ảnh 06

Trang
4

Bài giảng Bộ môn Y học gia đình- Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch.
Bài giảng Bộ môn Y học gia đình- Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch
Bài giảng Bộ môn Y học gia đình- Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch
Bài giảng Bộ môn Y học gia đình- Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch
Bài giảng Bộ môn Y học gia đình- Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch
/>
3.2/ Góc nhìn của xã hội nước ta đối với YHGĐ trong công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu tham khảo

10
11
13

11
16
20

Phụ lục:
DANH SÁCH HÌNH VẼ

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Danh sách bảng biểu
Tên bảng

Trang

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
YHGĐ: Y học gia đình
BS: Bác sĩ
BSGĐ: Bác sĩ gia đình
NB: Người bệnh.
BYT: Bộ Y tế.

9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Y học gia đình là một chuyên ngành Y khoa ra đời trong thập niên 60 của thế kỷ
trước. Chuyên khoa đó tạo ra BS gia đình chủ yếu thực hành ở phòng khám ngoại trú ở
các tuyến Y tế cơ sở trong mạng lưới Y tế Thế giới. Hoàn cảnh ra đời Y học gia đình:
Tại các quốc gia đã phát triển, vì lý do kinh tế, hầu hết việc chăm sóc sức khoẻ các bệnh
mạn tính như: tiểu đường, cao huyết áp, hen suyễn,..đã chuyển từ phòng bệnh nội trú ra
phòng khám ngoại trú với các phác đồ điều trị được xây dựng nhằm phân cấp các bước
điều trị rõ ràng với sự phối hợp của các chuyên khoa liên quan.
Trong xu hướng phát triển của công tác chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia phát triển
trên thế giới, YHGĐ đã sớm được áp dụng và triển khai, điển hình như Hoa Kì, Anh, Bỉ,
Nhật, Cuba… YHGĐ đã đóng góp tích cực vào hệ thống chăm sóc sức của các nước trên
trên nhiều phương diện. Như một xu hướng tất yếu, khi đã nhìn thấy được những lợi ích
thiết thực, Hệ thống Y tế Việt Nam cung đang cố gắng đẩy mạnh hệ thống YHGĐ vào
công tác chăm sóc sức khỏe nước ta.
Vậy YHGĐ đã thật sự có một chỗ đứng vững chắc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ở

nước ta? Các tỉnh thành, quận, huyện đã áp dụng tối đa lợi ích của BS gia đình tại địa
phương. Những mặt nào còn hạn chế trong chiến lược áp dụng YHGĐ tại nước ta hiện
nay. Đây vẫn còn là một trăn trở của ngành Y tế nói chung, trong việc nâng cao sức khỏe
cho toàn dân.

10


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1/ Định nghĩa YHGĐ:


Y học gia đình (tiếng Anh: Family medicine (FM), ở châu Âu: general practice
(GP) (y học tổng quát)) là một ngành y học cung cấp dịch vụ y tế cho mọi người
và mọi lứa tuổi.[1]Đây là một ngành của nền y tế căn bản cung cấp dịch vụ y tế liên
tục và tổng quát cho các cá nhân, gia đình đủ mọi lứa tuổi, giới tính, bệnh tật và
các bộ phận của cơ thể. Dịch vụ này tập trung vào thông tin về bệnh nhân dựa vào
bối cảnh trong gia đình và xã hội, với mục đích ngăn ngừa dịch bệnh và nâng cao
sức khỏe
/>
YHGĐ là 1 chuyên khoa y học cung cấp kiến thức và thực hành cho CSSK cá
nhân và gia đình một cách liên tục và toàn diện
YHGĐ là 1 chuyên khoa rộng lồng ghép của các khoa học sinh học, lâm sàng và
hành vi.
BSGĐ là BS chuyên khoa có kiến thức tổng quát, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe toàn
diện, liên tục, cho cá nhân, gia đình và cộng đồng xung quanh phòng khám của mình.
BSGĐ chăm sóc ban đầu, chuyển bệnh nhân đến BS chuyên khoa khác khi cần thiết, và

có đầy đủ hồ sơ sức khỏe của từng BN
Phạm vi thực hành của thầy thuốc YHGĐ bao gồm mọi lứa tuổi, các giới, tất cả các
cơ quan trong cơ thể và mọi bệnh tật .
Chuyên khoa YHGĐ là kết quả của sự tiến triển và nâng cấp của thực hành đa khoa
và được định nghĩa trong bối cảnh gia đình.

11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

YHGĐ phục vụ chăm sóc KCB ngoại trú tại tuyến cơ sở và có thể hiểu là CK đa
khoa.
Các chuyên khoa khác phát triển theo hướng đi sâu vào chuyên môn. YHGĐ theo
hướng thực hành ngoại trú và mang tính cá nhân, gia đình và cộng đồng của mọi CK
đưa
v vào chuyên khoa mình.
2.2/ Những nguyên lí YHGĐ:
Sáu nguyên lí của YHGĐ
1. Chăm sóc ban đầu, tổng quát, toàn diện
• Dễ tiếp cận
• Gần gũi và luôn sẵn sàng
• Xử trí cấp cứu ban đầu
• Đa chuyên khoa
• Đáp ứng đa số các tình huống
• Tự đào tạo liên tục theo đòi hỏi
• Thực hành trong những môi trường khác nhau
• Bị bó buộc trong điều kiện trang thiết bị nhất định
KIẾN THỨC Y HỌC VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA BSGĐ


12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

CÁC MẶT BỆNH ĐƯỢC CHĂM SÓC BỞI BÁC SĨ GIA ĐÌNH TẠI
CỘNG HÒA PHÁP
Chăm sóc toàn diện :
• Chăm sóc hướng bệnh nhân
• Sinh học – tâm lý – xã hội
• Tiếp cận hướng bệnh nhân trong gia đình và môi trường của họ
• Xử lý đồng thời tất cả các vấn đề sức khỏe
• Lượng giá những nguyên nhân và hậu quả tâm lý, xã hội
• Lưu ý đến mối tương quan lợi ích / nguy cơ

2. Chăm sóc liên tục
• Từ khi sinh ra đến khi qua đời
• Chăm sóc thường xuyên
• Bệnh sử : lịch sử liên tục về bệnh lý của bệnh nhân
• Theo dõi lâu dài: các bệnh lý mạn tính
• Hồ sơ bệnh án YHGĐ
• Đồng hành cùng bệnh nhân

3. Chăm sóc phối hợp:
• Tư vấn cho bệnh nhân
• Tổng hợp thông tin ở mức độ cá nhân và cộng đồng
• Làm việc theo nhóm
• Điều phối những thành phần khác trong chăm sóc y tế cho bệnh nhân
• Mạng lưới chăm sóc

14


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế



Thông tin liên lạc

4. Hướng phòng bệnh
5. Hướng cộng dồng
• Tư vấn cho bệnh nhân
• Tổng hợp thông tin ở mức độ cá nhân và cộng đồng
• Làm việc theo nhóm
• Điều phối những thành phần khác trong chăm sóc y tế cho bệnh nhân
• Mạng lưới chăm sóc
• Thông tin liên lạc


6. Hướng gia đình

2.3/ / Vai trò và lợi ích của YHGĐ:

Trưởng đại diện Phái đoàn Vương quốc Bỉ thăm và làm việc với Bộ trưởng BYT Việt
Nam 10/4/2013- Wallonie C. Bourgoignie: “Y học gia đình sẽ nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh, giúp giảm tải bệnh viện”
“Trong bối cảnh quá tải bệnh viện trầm trọng hiện nay, YHGĐ là một trong những giải
pháp tối ưu. YHGĐ sẽ giúp người dân không phải ngay lập tức đến bệnh viện lớn khi
mắc các bệnh nhẹ hoặc triệu chứng thông thường. Bệnh viện chỉ nên dành cho trường
hợp cấp cứu hoặc bệnh nặng. Mặt khác, đối với các bệnh lý chuyên khoa, bác sĩ gia đình

15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

sẽ tư vấn giúp bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa phù hợp. Bác sĩ gia đình không chỉ giúp
bệnh nhân có thể gặp đúng bác sĩ chuyên khoa mà còn giúp bệnh viện tiết kiệm thời gian
chẩn bệnh bởi khi tiếp nhận bệnh nhân từ bác sĩ gia đình, bác sĩ chuyên khoa đã có đầy
đủ hồ sơ bệnh lý. Như vậy, bệnh nhân luôn có một bác sĩ hiểu tương đối toàn diện về lịch
sử bệnh lý của mình, tư vấn giới thiệu bác sĩ chuyên khoa cũng như bệnh viện phù hợp
trong trường hợp bệnh nặng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ có hồ sơ lịch sử bệnh lý đầy đủ của
bệnh nhân nên tiết kiệm được thời gian chẩn bệnh. Bệnh nhân sẽ được xử lý nhanh, kịp
thời. Như vậy, cả bệnh nhân và bác sĩ chuyên khoa đều có lợi khi tận dụng được ưu thế
của bác sĩ gia đình.
Mặt khác, khi đến bệnh viện, bệnh nhân luôn phải tuân theo một phác đồ điều trị của
bệnh viện, hệ quả là chi phí sẽ cao khi bệnh mới ở mức nhẹ, chưa cần áp dụng đến phác
đồ phức tạp. Điều đó kéo theo sự lãng phí chi phí xã hội cũng như chi phí bảo hiểm y tế.”
Vai trò và lợi ích của YHGĐ
1. Kết cục về sức khỏe tốt hơn
2. Chi phí thấp hơn
3. Giảm sự bất công


16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Study Design: Ecological cross-sectional design for 4 selected years (1980, 1985, 1990,
1995), and incorporating 5-year time-lagged independent variables. The main outcome
measure is age-standardized, all-cause mortality per 100,000 population in all 50 US
states in all 4 time periods.

Tăng 1 Bác sĩ chăm sóc ban đầu/ 10.000 dân
Tăng 0,67 năm sống còn (t=3,531; p<0,001).
Phân biệt giàu nghèo làm giảm 0,26 năm sống còn (t= -2,921; p<0,01).
So sánh 5 tỷ suất tử vong (toàn bộ, ung thư, tim mạch, đột quị, trẻ em):

17


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế



BS gia đình

giảm tỷ lệ tử vong (28 phân tích)




BS chuyên khoa

tỷ lệ tử vong cao (25 phân tích)

Tỷ lệ BS chuyên khoa || tỷ lệ tử vong cao

Một cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ của tác giả Franks và cộng sự cho thấy, những
người báo cáo được bác sĩ gia đình chăm sóc sức khỏe thì cảm thấy được quan tâm nhiều
hơn và có tỉ lệ tử vong sau 5 năm thấp hơn những người được bác sĩ chuyên khoa chăm
sóc (sau khi đã kiểm soát những khác biệt ban đầu về tình trạng sức khỏe, đặc điểm nhân
khẩu học, tình trạng bảo hiểm y tế, nhận thức về sức khỏe, chẩn đoán bệnh ban đầu và
tình trạng hút thuốc lá). Tác giả chứng minh bác sĩ gia đình giúp làm giảm 19% nguy cơ
tử vong và giảm 33% giá thành chăm sóc
2.Chi phí thấp hơn
Care for illnesses common in the population, for example, community-acquired
pneumonia, was more expensive if provided by specialists than if provided by
generalists, with no difference in outcomes.
(Rosser 1996; Whittle et al. 1998)
International comparisons of primary care showed that those countries with weaker
primary care had significantly higher costs (r = .61, p < .001).
(Starfield and Shi 2002)
3. Giảm sự bất công trong chăm sóc sức khóc
Ở Mỹ:

18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế


Tăng 1 bác sĩ chăm sóc ban đầu: giảm 1,44 ca tử vong/10.000 dân.
Tỉ lệ tử vong này giảm ở dân Mỹ gốc Châu Phi nhiều hơn ở dân da trắng.

Mô hình BSGĐ đã được phát triển và nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới từ thế kỉ XX.
Hiệp hội Bác sĩ gia đình toàn cầu( WONCA) dã được thành lập năm 1972 và đến nay đã
có gần 100 quôc gia thành viên. Hiện nay mô hình bác sĩ gia đình đã được phát triển rông
rãi không chỉ ở các nước phát triển như Hoa Kì, Anh, Pháp, Australia, Canada mà còn cả
ở các nước đang phát triển như Philippines, Malaysia, đặc biệt Cuba là quốc gia được coi
là một thành viên mẫu về phát triển mô hình bác sĩ gia đình ở các nước đang phát triển
2.4/ Điều kiện phát triển hệ thống YHGĐ
Để phát triển hệ thống YHGĐ cần có sự quyết tâm, phối hợp của cả hệ thống trung ương
đến địa phương

Chính phủ
UBND Tỉnh, TP

BYT
SYT

Y tế cơ sở
BSGĐ
19

BHYT

Các trường Y


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

Điều kiện phát triển BSGĐ
1.Cơ chế, chính sách thu hút :
+Người làm BSGĐ
+Người sử dụng dịch vụ BSGD
+ Cơ chế phù hợp để phát triển mạng lưới BSGĐ tại y tế cơ sở, đặc biệt tại TYT*
+ Thúc đẩy BHYT toàn dân
2. Kinh phí:
+ Ngân sách phân bố hợp lý ưu tiên đầu tư phát triển y tế cơ sở.

20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

+ Định giá KCB và thanh toán hợp lý giữa khám CK và BSGĐ, cũng như giữa các tuyến
Điều kiện phát triển mô hình BSGĐ tại TYT
-

Nhân lực chuyên trách PK BSGĐ được đào tạo và có lịch khám cố định

-

Được tăng cường nhân sự để đảm bảo hoạt động khác của TYT

-

BHYT ký trực tiếp với TYT, PK BSGĐ


-

Danh mục thuốc phù hợp với quy mô hoạt động PK BSGĐ

-

Hỗ trợ xét nghiệm, CĐHA

-

Hỗ trợ chuyển tuyến

-

Được hỗ trợ chuyên môn và đào tạo liên tục

-

Được hỗ trợ công cụ quản lý hồ sơ sức khỏe

-

Giá dịch vụ phù hợp

-

Được sử dụng tối đa cơ sở TYT

-


Phát triển quy mô như phòng khám đa khoa

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG
3.1/ Góc nhìn của xã hội nước ta đối với YHGĐ trong công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân và Thực trạng của YHGĐ tại Việt Nam trong giai đoạn những năm gần
đây:

21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế



Hiện nay, YHGĐ đang được BYT quan tâm phát triển rộng nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Bộ Y tế phê duyệt Đề án Xây dựng và Phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia
đình 2013-2020 với mục tiêu xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác
sĩ gia đình trong hệ thống y tế Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục và thuận lợi cho cá nhân, gia đình và cộng
đồng, góp phần giảm tải bệnh viện. Giai đoạn từ năm 2013-2015: Thí điểm tại
8 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái
Nguyên, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Tiền Giang. Giai đoạn năm 20162020 sẽ nhân rộng mô hình trên toàn quốc
BYT cũng chú trọng việc hợp tác để tiếp tục phát triển hơn nữa mô hình
YHGĐ. - Ngày 10/4/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp ông
R.Demotte, Thủ hiến Vùng Wallonie, Vương quốc Bỉ bàn về việc tiếp tục phát
triển Dự án Y học gia đình tại Việt Nam
/>



Người dân dần dần nhận thấy lợi ích từ BSGĐ
Là một trong những tỉnh thực hiện Đề án thí điểm mô hình Bác sĩ gia đình
(BSGĐ), trong giai đoạn 2013 - 2015, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện và
xây dựng được 5 mô hình phòng khám BSGĐ trong hệ thống y tế thuộc Sở Y tế
tại 3 vị trí địa lý đặc thù của địa phương đó là miền núi, đồng bằng và vùng ven
biển. Kết quả cho thấy, mô hình BSGĐ đã bước đầu tạo được lòng tin trong
cộng đồng, nhờ đó đã đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi cá nhân, hộ gia đình.

22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế



Mô hình Bác sĩ gia đình đang ngày càng mang lại lợi ích thiết thực cho người
bệnh.
• Từ khi có BSGĐ tại địa phương, chị N.T.C. ở xã Phú Thanh, huyện Phú Vang,
Thừa Thiên Huế đã bớt vất vả hơn rất nhiều vì bây giờ đã có BSGĐ hỗ trợ các
chị trong việc chăm sóc phục hồi chức năng cho ba chị. Chị C. cho biết, vì ba
chị bị tai biến gây liệt nửa người nên vận động đi lại khó khăn, gia đình thường
xuyên phải cắt cử người ở nhà chăm sóc. Nhưng từ khi có mô hình BSGĐ chị
đăng ký dịch vụ này. Hàng ngày, các bác sĩ đến nhà xoa bóp, châm cứu, chiếu
đèn hồng ngoại, tập luyện phục hồi chức năng giúp cho những người khuyết tật


23



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

như cha chị có cuộc sống ổn định hơn, giúp hòa nhập hơn với cộng đồng. Được
biết bên cạnh việc quản lý KCB CSSK tại nhà, phòng khám BSGĐ thực hiện
công tác phục hồi chức năng cho 23 người bị khuyết tật về vận động tâm thần
tại phòng khám BSGĐ.
/>.
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1/ Kết luận:
Với những lợi ích to lớn đem lại cho hệ thống chăm sóc y tế, đồng thời cũng được thể
hiện rõ ở các mô hình YHGĐ ở các nước tiên tiến trên thế giới, phát triển hệ thống
YHGĐ của Việt Nam trong tương lai là thiết yếu, sẽ được quan tâm, đầu tư phát triển
hơn nữa, đóng góp lớn cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, chúng
ta cần có thời gian để đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống YHGH bền vững, để người
dân quen hơn với hệ thống tương này tương đối mới mẻ ở nước ta
4.2/ Kiến nghị:
1. Nhanh chóng phát triển hệ thống y tế bền vững, hướng tới bao phủ chăm sóc

sức khỏe toàn dân
Phó giáo sư Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết Việt Nam đang chịu gánh nặng
mô hình bệnh tật kép với các bệnh lây nhiễm lưu hành và diễn biến phức tạp, các bệnh
không lây nhiễm gia tăng nhanh, tình trạng già hóa dân số. Năng lực cung ứng dịch vụ

24


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

các tuyến, nhất là các tuyến y tế cơ sở còn hạn chế, dẫn đến tình trạng quá tải tại một số
bệnh viện trung ương, tuyến cuối, chuyên khoa.
"Định hướng của y tế Việt trong thời gian tới là phát triển hệ thống y tế bền vững, hướng
tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân", Thứ trưởng chia sẻ. Song song phát triển y tế
chuyên sâu, kỹ thuật cao, hiện đại cần phát triển y tế cơ sở để người dân được tiếp cận
các dịch vụ y tế cơ bản, có chất lượng ngay tại nơi sinh sống. Bộ Y tế đã ban hành quyết
định phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai
đoạn 2016-2020.
Theo bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam,
nguyên giám đốc Sở Y tế TP HCM, bệnh viện cần phải được trả về đúng vị trí, vai trò của
nó. Đây không còn là nơi điều trị “sổ mũi nhức đầu” mà phải theo xu thế giảm số lượng,
tăng chất lượng giường bệnh, rút ngắn ngày điều trị, giảm ngày tái nhập viện, tăng điều
trị ngoại trú, trong ngày. Điều này đáp ứng đúng nhu cầu, tâm lý người dân là không ai
bệnh mà muốn nhập viện vừa bất tiện vừa tốn kém.
"Bác sĩ gia đình chăm sóc người bệnh từ trong bụng mẹ cho đến lúc qua đời và quan
trọng hơn là không để xảy ra bệnh tật cho thân chủ của mình", bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Muốn chăm sóc tốt như vậy cho thân chủ, bác sĩ còn phải chăm sóc cho tất cả thành viên
của gia đình họ vì bệnh tật quan hệ chặt chẽ với các yếu tố di truyền, dịch tễ. Tổ chức bác
sĩ gia đình là mạng lưới nối kết toàn bộ hệ thống của ngành y tế mới không lọt bệnh,
không lọt dịch.
Theo bác sĩ Dũng, phải xây dựng trạm y tế xã phường làm mắc lưới đầu tiên cơ bản kết
nối các phòng khám bác sĩ gia đình tại địa bàn dân cư. Bác sĩ gia đình thật sự là bác sĩ
của dân, gần dân. Đây là mối quan hệ thân thương, tôn trọng lẫn nhau. Bác sĩ gia đình
hành nghề tự do, hành nghề tư nhân, thực hiện xã hội hóa hoạt động y tế. Không nhà

25



×