Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

QUY HOACH DU LICH HAU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 78 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của việc lập quy hoạch
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ
lực của các cấp lãnh đạo địa phương, du lịch Hậu Giang đã có những bước phát
triển nhanh chóng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng như sự phát triển du lịch
chung của cả nước. Tuy nhiên, du lịch Hậu Giang còn nhiều hạn chế, chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng. Việc phát triển du lịch chưa thu hút mạnh được
các nguồn lực nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh
cao trên thị trường trong và ngoài nước.
Du lịch đang ngày càng trở thành ngành kinh tế quan trọng vì hoạt động
du lịch không những mang lại lợi ích kinh tế to lớn mà còn đem lại hiệu quả xã
hội tích cực, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Hậu Giang là tỉnh vừa được chia tách từ tỉnh Cần Thơ (cũ) từ tháng 1 năm
2004 thuộc Tiểu vùng Du lịch đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tiềm năng
phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái miệt vườn - một loại hình du lịch
đang ngày càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Hậu Giang có vị trí vệ tinh và chịu ảnh hưởng lớn của du lịch Cần Thơ, là
một địa bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Tây Nam Bộ, đóng vai trò quan
trọng đối với du lịch cả nước.
Hậu Giang nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 230km về phía Tây
Nam, trên tuyến du lịch quan trọng của khu vực từ Trung tâm Du lịch TP. Hồ
Chí Minh đến Cà Mau (Quốc Lộ 1A), có sông Hậu là một trong những tuyến du
lịch sông Mê Kông của quốc gia.
Xuất phát từ những nhìn nhận như vậy về tiềm năng phát triển du lịch của
Hậu Giang nên Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã có chủ
trương phát triển du lịch tỉnh thành một ngành kinh tế quan trọng để vừa đóng
góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, vừa góp phần gìn giữ cảnh quan
môi trường.


Để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tỉnh Hậu Giang phát triển sánh
bước cùng khu vực và cả nước, đồng thời khai thác hợp lý và phát huy mạnh mẽ
tương xứng với các tiềm năng sẵn có thì việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Hậu Giang là hết sức cần thiết để làm cơ sở lập các kế hoạch phát
triển du lịch dài hạn và ngắn hạn, các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư phát
triển du lịch một cách đồng bộ và có hiệu quả.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

1


2.

Căn cứ lập quy hoạch

2.1.

Căn cứ pháp lý

- Căn cứ Luật Du lịch.
- Chỉ thị 32/1998/CT - TTg về công tác quy hoạch tổng thể và văn bản số
7689 BKH/CLPT về việc triển khai thực hiện chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 06
tháng 11 năm 1998.
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương
hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh, quốc
phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010.
- Quyết định số 52/1999/NĐ- CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ
về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị Định số

12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
- Quyết định số 519/2002/QĐ-BKH của bộ trưởng Bộ KHĐT ngày 26
tháng 08 năm 2002 về việc ban hành tạm thời khung giá, định mức chi phí xây
dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành, lãnh thổ.
- Thông tư 05/2003/TT-BKH ngày 22 tháng 07 năm 2003 của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư Hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các
dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội lãnh thổ.
- Chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2001 - 2010 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 22 tháng 7 năm 2002.
- Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam (1995 - 2010) đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24 tháng 4 năm 1995.
- Báo cáo chính trị của Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ Tỉnh tại Đại hội
đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XI.
- Công văn số 1624/UB ngày 04/8/2004 của UBND tỉnh Hậu Giang về
chủ trương lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh.
2.2.

Các bản đồ và đồ án cơ sở

- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995-2010.
- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế Đồng Bằng sông Cửu Long.
- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng du lịch Nam Trung
Bộ và Nam Bộ.
- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tiểu vùng Mê Kông mở rộng.
- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Trung tâm thành phố Hồ
Chí Minh và phụ cận.
- Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cần Thơ (dự thảo lần 2).
- Quy hoạch bảo tồn tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích lịch sử văn

hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020; Định hướng quy hoạch tổng thể phát
triển đô thị Việt Nam đến năm 2020; các định hướng, quy hoạch phát triển cơ sở
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

2


hạ tầng: giao thông, cấp, thoát nước, xử lý chất thải vệ sinh môi trường và một
số quy hoạch ngành khác trên địa bàn Vùng.
- Các bản đồ hành chính toàn quốc tỷ lệ 1/1.500.000, bản đồ địa hình Hậu
Giang tỷ lệ 1/50.000.
3.

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch

- Về không gian: Toàn bộ lãnh thổ tỉnh Hậu Giang (có xét đến các khu vực
xung quanh trong mối liên hệ vùng)
- Về thời gian: Giai đoạn từ nay đến năm 2010 và tiếp theo đến năm 2020.
- Về nội dung: quy hoạch phát triển du lịch (bao gồm các định hướng phát
triển theo các chỉ tiêu ngành, tổ chức không gian lãnh thổ, các giải pháp tổ chức
thực hiện và quản lý quy hoạch).
4. Mục tiêu và những nội dung nghiên cứu chính
4.1.

Mục tiêu

4.1.1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển du lịch ngang tầm với tiềm năng, thế mạnh theo hướng du lịch
nghỉ dưỡng, du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; giữ gìn và phát huy bản

sắc văn hoá dân tộc, phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa; góp phần quan
trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh, quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội... Phấn đấu sau năm 2020, du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, và Hậu Giang trở thành một địa bàn động lực để đẩy mạnh
phát triển du lịch cả nước.
4.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang là
căn cứ khoa học để làm cơ sở cho việc đầu tư, phát triển cơ sở vật chất của
ngành phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch hiện nay.
- Làm cơ sở để quản lý, lập các kế hoạch phát triển du lịch ngắn hạn và
dài hạn, xây dựng các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển du lịch tỉnh
Hậu Giang phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới.
- Sử dụng và khai thác tối ưu các nguồn lực, tài nguyên du lịch sẵn có của
địa phương với sự tham gia của các thành phần kinh tế dưới sự quản lýý của Nhà
nước.
Phát triển ngành du lịch và dịch vụ du lịch tỉnh Hậu Giang sẽ góp phần
tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả
nước nói chung. Tăng nhanh tỉ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế trước hết
nhằm mục đích:
- Xây dựng Hậu Giang thành một trong những quần thể du lịch quan trọng
liên hoàn của đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là cụm du lịch trung tâm Hậu
Giang và các tỉnh Tây sông Hậu.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

3


- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch

trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ
và cải thiện cán cân thanh toán trong tỉnh.
- Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
- Tạo ra sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá
trình phát triển kinh tế.
- Phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, góp phần tôn tạo và giữ gìn các
di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội truyền thống, làng nghề, cảnh quan, môi
trường sinh thái v.v...
4.2.

Những nội dung nghiên cứu chính

- Tổng hợp, cập nhật, đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du
lịch Hậu Giang:
+ Phân tích lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch của Hậu Giang trong
chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng như của khu vực đồng bằng sông
Cửu Long.
+ Phân tích, đánh giá những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong quá trình
phát triển du lịch, từ đó nêu được những cơ hội phát triển cũng như những thách
thức và các bài học kinh nghiệm, những vấn đề cần giải quyết nhằm thúc đẩy sự
phát triển của du lịch Hậu Giang.
+ Dự báo và định hướng phát triển du lịch của Hậu Giang đến năm 2010 và
tầm nhìn đến năm 2020; định hướng không gian phát triển du lịch và một số lĩnh
vực chủ yếu về du lịch.
- Đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển du lịch Hậu Giang, cụ thể
trong các lĩnh vực:
+ Tổ chức quản lý phát triển du lịch.
+ Đầu tư phát triển du lịch.
+ Cơ chế, chính sách về tài chính.

+ Tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch.
+ Tổ chức hợp tác quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ.
+ Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường du lịch.
+ Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch.
+ Bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động du lịch.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

4


Chương I
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH HẬU GIANG
I.

VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DU LỊCH HẬU GIANG

1.

Trong Chiến lược phát triển KTXH của cả nước và Vùng đồng bằng
sông Cửu Long

Tỉnh Hậu Giang nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một khu
vực có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và có vị trí quan trọng trong chiến lược
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Trong suốt những năm qua, khu vực
này đã đạt mức tăng trưởng khá so với các khu vực kinh tế trọng điểm khác của
cả nước với sự đóng góp đáng kể của ngành thương mại dịch vụ (trên 12%).
Vùng Đồng bằng sông Cửu long có địa thế hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế

- xã hội nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Phía Đông và phía Nam của
Vùng giáp biển Đông là cầu nối quan trọng giữa Đông Á và Nam Á cũng như
với châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này lại càng
thuận lợi nếu như kênh đào nối vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương được thực hiện
và đây sẽ là vị trí chiến lược trong giao thông và du lịch đường biển.
2.

Trong Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam

Chiến lược phát triển Du lịch giai đoạn 2001 - 2010 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 22 tháng 7 năm 2002 và Dự thảo Điều chỉnh Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 đều xác định
về phân vị lãnh thổ du lịch, Hậu Giang thuộc vùng du lịch Nam Trung Bộ và
Nam bộ, Á vùng du lịch Nam Bộ, tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ. Vì vậy, các
định hướng phát triển du lịch của Hậu Giang không những phải đáp ứng được
các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân đề ra mà
còn phải phù hợp với định hướng phát triển du lịch của tổ chức không gian phát
triển ngành.
Do có vị trí địa lý sát với Cần Thơ - trung tâm của tiểu vùng du lịch Tây
Nam Bộ nên Hậu Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh
còn lại trong khu vực và với các lãnh thổ du lịch khác để nhanh chóng phát triển
du lịch trong giai đoạn sắp tới. Với điểm mạnh về tài nguyên tự nhiên là có sông
Hậu nối liền các tỉnh miền Tây với Thành phố Hồ Chí Minh - một trong những
trung tâm du lịch lớn của cả nước và lớn nhất ở phía Nam nên Hậu Giang rất
thuận lợi trong việc tổ chức tour, tuyến du lịch. Mặt khác, trong Chiến lược cũng
như trong Dự thảo điều chỉnh quy hoạch tổng thể của cả nước đều xác định là
Hậu Giang nằm trong khu vực khuyến khích phát triển các loại hình du lịch gắn
với thiên nhiên, xóa đói và giảm nghèo, đẩy mạnh hợp tác trong phát triển du
lịch với khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng thông qua hành lang du lịch


Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

5


đường sông qua sông Hậu. Chính lợi thế này tạo điều kiện thuận lợi trong hợp
tác quốc tế, thu hút đầu tư đối với du lịch Hậu Giang.
II.

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG

1.

Điều kiện và tài nguyên du lịch tự nhiên

1.1.

Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ năm 2004, có tọa độ địa
lý 105 20’ - 105o55’ kinh độ Đông và 9o35’ - 10o00’ vĩ độ Bắc, diện tích tự nhiên
là 1.607,72 km2. Trung tâm của tỉnh là thị xã Vị Thanh, các huyện lỵ bao gồm:
Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Châu Thành A, Châu Thành và thị xã Tân
Hiệp. Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau:
Phía Bắc giáp TP. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long.
Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng.
Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

o

1.1.2. Địa hình, địa mạo, thổ nhưỡng
Về địa hình, đồng bằng châu thổ của tỉnh chiếm 95% diện tích, bằng
phẳng có xu thế thấp dần theo hướng ra sông Hậu với một số vùng trũng cục bộ
(Phương Ninh). Hậu Giang có dạng địa hình đồng bằng phù sa châu thổ thấp dần
từ Tây Bắc sang Đông Nam, chiều cao trung bình khoảng 1,2m, độ dốc thấp,
chịu tác động trực tiếp của các yếu tố sông với quá trình chính là bồi lắng. Sự
bồi đắp của phù sa làm cho cây cối, vườn cây ăn trái quanh năm tươi tốt, phong
cảnh hoang sơ, có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái.
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có ba nhóm đất chính là nhóm đất phù sa,
nhóm đất phèn và nhóm đất lập liếp.
- Nhóm đất phù sa: chiếm 42% diện tích tự nhiên, bao gồm đất phù sa
loang lổ, đất phù sa Gley chiếm 86,4% và đất phù sa nhiễm mặn ít chiếm 9,2%.
- Nhóm đất phèn: chiếm 41% diện tích tự nhiên, trong đó các loại đất có
đặc tính phèn chiếm 89%, các loại đất có đặc tính phèn mặn chiếm 27%.
- Nhóm đất lập liếp chiếm 17% diện tích tự nhiên, bao gồm đất liếp trong
khu thổ canh và đất liếp trồng khóm, mía và cây ăn trái.
Nhìn chung đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét và thịt từ 75-85%,
kết cấu khối giữ nước mạnh, rất giàu mùn, thiếu cân đối về lân, thích nghi với
lúa nước, ít thích nghi với cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
1.1.3. Khí hậu
Kết quả quan trắc nhiều năm tại khu vực cho thấy, đặc điểm khí hậu của
Hậu Giang mang đặc tính của toàn bộ khu vực đồng bằng sông Cửu Long là khí
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

6



hậu nóng ẩm chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Trong năm, khí hậu chia
thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
* Chế độ nhiệt, giờ nắng
Nhiệt độ trung bình hàng năm của khu vực Hậu Giang là 27 oC. Tháng 4 là
tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình tháng là 28,5oC, tháng 1 là tháng có nhiệt
độ trung bình thấp nhất - 25,3oC. Biên độ nhiệt chênh lệch của 2 thời điểm nóng
nhất và lạnh nhất khoảng 2oC cho thấy chế độ nhiệt của khu vực phù hợp với sức
khỏe của con người và như vậy khá thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động
du lịch ngoài trời. Số giờ nắng trung bình mỗi ngày trong năm là 7,1 giờ. Thời
gian có số giờ nắng trung bình lớn trong năm kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5.
* Chế độ mưa, độ ẩm
Mang đặc điểm khí hậu chung của cả khu vực, Hậu Giang có 2 mùa mưa,
nắng trong 1 năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu
từ tháng 11 đến tháng 5. Tuy nhiên, chênh lệch về lượng mưa giữa 2 mùa và các
tháng trong năm không nhiều. Tháng 10 là tháng có mưa nhiều nhất trong năm,
lượng mưa trung bình là 276mm, tháng 2 là tháng có mưa ít nhất - 2mm. Tổng
lượng mưa trung bình năm là 1650mm. Lượng mưa toàn năm tập trung vào mùa
mưa chiếm 85% lượng mưa trong năm. Độ ẩm trung bình năm của khu vực là
82%. Tháng 2 là tháng có độ ẩm trung bình nhỏ nhất - 77%, tháng 9 có độ ẩm
trung bình lớn nhất - 86%.
* Chế độ gió
Chế độ gió của khu vực khá rõ rệt theo 2 hướng Đông - Đông Nam và
Tây - Tây Nam. Từ tháng 5 đến tháng 9 hướng gió chủ yếu là Tây Nam - Tây
Tây Nam, tháng 10 hướng gió chuyển dần sang hướng Bắc, từ tháng 11 đến
tháng 3 gió chuyển sang hướng Đông - Đông Nam, tháng 4 gió chuyển hướng
sang hướng Nam để tiếp tục chuyển dần sang hướng Tây - Tây Nam. Tốc độ gió
trung bình 3 - 3,8m/s.
Bảng 1 : Mức độ ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết đến sức khoẻ con người
và hoạt động du lịch
TT

2

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10 T11 T12

Hậu Giang

Ghi chú:
Thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người và hoạt động du lịch
Thích hợp đối với sức khoẻ con người và hoạt động du lịch

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407


7


1.1.4. Thuỷ văn
Cũng như hầu hết các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Hậu Giang có
hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo nên những tuyến giao thông thuỷ
nội tỉnh và nối liền với các tỉnh trong khu vực. Địa bàn tỉnh Hậu Giang chịu ảnh
hưởng của hai hệ thống dòng chảy:
Hệ thống sông Hậu: chịu ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều không đều
của biển Đông; lưu lượng và biên độ triều lớn, mật độ sông rạch phân nhánh dày
và chịu tác động tương tác giữa lũ và triều.
Hệ thống sông Cái Lớn: chịu ảnh hưởng bởi chế độ nhật triều của biển
Tây; lưu lượng và biên độ triều thấp, mật độ kênh rạch phân nhánh trung bình ,
chịu ảnh hưởng xâm nhập mặn và cũng là trục tải lũ từ sông Hậu ra biển Tây.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống các kênh, rạch chuyển nước từ
sông Hậu về biển Tây và bán đảo Cà Mau theo hướng Đông Bắc và Tây Nam
với các kênh chính là; kênh Xà No, Nàng Mau, Cái Côn - Quản Lộ - Phụng
Hiệp. Tỉnh Hậu Giang đã đầu tư các tuyến kênh trục chính (mặt cắt ngang từ 2040 m). Hệ thống kênh cấp 2 (mặt cắt ngang từ 10 - 20 m) dài gần 4.500km, đã
nạo vét hơn 3.000 km, đạt trên 65%.
Hệ thống ngăn mặn: Vùng phía Tây huyện Long Mỹ và một phần xã Hoả
Tiến (thị xã Vị Thanh) hàng năm bị nước mặn xâm nhập vào mùa khô theo các
sông Ngan Dừa và Nước Trong, nhờ hệ thống cống ngăn mặn Mỹ Phước khá
hoàn chỉnh và tuyến đê ngăn mặn dài 56 km cặp sông Xẻo Chít, Nước Trong,
sông Cái Tư, tình hình nhiễm mặn ở khu vực này được cải thiện rõ rệt, cơ bản
giải quyết được việc chống xâm nhập mặn cho trên 10.000 ha. Hệ thống thuỷ
lợi, thuỷ nông nội đồng được xây đựng khá dày đặc, hiệu quả khá rõ nét trong
sản xuất nông nghiệp. Diện tích canh tác có thuỷ lợi cơ sở đạt trên 75.000 ha,
trong đó diện tích có chủ động tưới tiêu là 66.000 ha, chiếm gần 90% diện tích
canh tác nói trên.

1.1.5. Sinh vật
Trước đây, Hậu Giang có các hệ sinh thái ngập nước khá phong phú;
riêng khu vực Lung Ngọc Hoàng được xem là vùng trũng chứa nước ngọt lớn
nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi di trú và tập trung nhiều loại
thuỷ sản ngọt vào mùa khô để tái sinh sản vào mùa mưa năm sau. Hệ động vật
trên cạn chỉ còn các loài chim như gà nước, le le...; nhóm bò sát như trăn, rắn,
rùa...rất phong phú tập trung ở vùng rừng ngập nước. Hệ thuỷ sinh vật tương đối
đa dạng với 173 loài cá, 14 loài tôm, 198 loài thực vật nổi, 129 loài động vật nổi,
43 loài động vật đáy; trong đó đáng lưu ý nhất là loài cá đặc sản Thác Lác đã bắt
đầu hình thành thương hiệu của địa phương. Ngoài ra với tính chất nhiễm lợ nhẹ
và lưu lượng nguồn nước mùa khô khá ổn định của sông Cái Lớn, khu vực Long
Mỹ có thể hình thành vùng nuôi giống tôm càng xanh quan trọng cho khu vực.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

8


Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có Khu bảo tồn sinh thái Lung Ngọc Hoàng
và khu bảo tồn nghiên cứu khoa học Hoà An-VH10 (Phụng Hiệp) đang từng
bước khôi phục và bảo tồn hệ động thực vật tự nhiên rừng ngập nước và trũng
nước ngọt.
Nhìn chung với tài nguyên đất đai khá đa dạng, chế độ thuỷ văn dễ điều
tiết, địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển các vườn cây trái, các loại
rau quả bốn mùa và các loại đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều
vùng sinh thái đặc trưng ở đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng các khu bảo
tồn kết hợp với nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
1.2.

Tài nguyên du lịch tự nhiên


Tại Hậu Giang có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên mang đậm tính chất
đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đó là kênh rạch và các miệt
vườn cây trái. Tuy nhiên, để thể hiện tập trung và khai thác có hiệu quả, ta có thể
xét đến các khu vực tài nguyên tiêu biểu như sau :
1.2.1. Khu vui chơi sinh thái Tây Đô
Khu vui chơi sinh thái Tây Đô thuộc địa bàn xã Tân Bình huyện Phụng
Hiệp, quy mô diện tích 20 ha, đang có kế hoạch mở rộng lên 50ha. Khu du lịch
được xây dựng với nhiều nhóm như; đảo Khỉ, Nai, Voi và nhiều loài chim quý
hiếm cùng với hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới được tuyển chọn.
1.2.2. Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
Lung Ngọc Hoàng là tên gọi của một vùng trũng ngập nước nổi tiếng
thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Thảm thực vật tại Lung Ngọc Hoàng
mang nét đặc thù hoang dã bởi các loài thực vật ngập nước theo mùa với các
loài động vật nước phong phú như; rắn, rùa, cua đinh, các loại chim nước và cá
nước ngọt nổi tiếng. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập khu bảo
tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng với diện tích hơn 2.800 ha. Bao quanh khu
bảo tồn là vùng đệm rộng gần 900 ha chuyển tiếp giữa khu bảo tồn với vùng
kinh tế. Những nét độc đáo sinh hoạt, sản xuất sẽ được tôn tạo nhằm phục vụ du
lịch như nghề thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre, lá ở địa phương; nghề gác kèo ong
lấy mật và sáp; ca nhạc tài tử Nam bộ; phục chế các loại hầm ngầm, chiến hào
của khu căn cứ cách mạng qua các thời kỳ quật khởi của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long.
1.2.3. Khu du lịch sinh thái rừng Tràm huyện Vị Thuỷ
Khu du lịch sinh thái rừng Tràm huyện Vị Thuỷ nằm trên địa bàn huyện
Vị Thuỷ, có diện tích khoảng 140 ha, đến đây du khách có dịp được thư giãn,
nghỉ ngơi, thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407


9


2.

Điều kiện kinh tế- xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

2.1.

Điều kiện kinh tế xã hội

Tỉnh Hậu Giang vừa được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ vào năm 2004 và từ
thời điểm đó đến nay, Hậu Giang đã nỗ lực phấn đấu vươn lên giành được nhiều
thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh quốc
phòng.
- Tăng trưởng kinh tế đạt bình quân khá cao 10,11%/năm, hơn 1,36 lần bình
quân cả nước, đã tạo giá trị GDP năm 2005 tăng gấp 1,62 lần năm 2000, đặc biệt
2 năm 2004 - 2005 có mức tăng bình quân 10,95% (mức tăng bình quân thời kỳ
2001-2003 là 9,55%). Trong đó các ngành thuộc khu vực II (Công nghiệp - Xây
dựng) tăng nhanh nhất, bình quân 16,15%/năm; tiếp đến là khu vực III (dịch vụ)
tăng bình quân 13,43%/năm; Khu vực I (Nông nghiệp - Thuỷ sản - Lâm sản)
tăng bình quân 5,48%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ
trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu
GDP. Khu vực I giảm từ 51,31% (2000) xuống 43,88% (2005), giảm 7,43%.
Khu vực II tăng từ 26,16% (2000), lên 28,73% (2005), tăng 2,57%. Khu vực III
tăng 22,53% (2000) lên 27,39% (năm 2005), tăng 4,86%. Thu nhập bình quân
đầu người 3,5 triệu đồng năm 2000, tương đương 247 USD lên 6,7 triệu đồng
năm 2005, tương đương 421 USD, tăng 1,7 lần, bằng 70% bình quân cả nước.
- Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới: giá trị sản

xuất tăng bình quân 9,42%/năm (riêng hai năm 2004 - 2005 tăng bình quân
14,31%/năm), trong đó sản xuất nông nghiệp tăng 8,55%/năm (riêng trong hai
năm 2004-2005 tăng bình quân 12,69%/năm); thuỷ sản tăng bình quân
22,6%/năm (trong hai năm 2004-2005) tăng bình quân khá nhanh 36,05%/năm).
- Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp:
+ Giá trị công nghệp (chuyển đổi 94) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, thực
hiện năm 2001 đạt 1.449.297 triệu đồng đến năm 2005 đạt 2.440.000 triệu đồng,
nhịp độ tăng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 13,9%.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) thực hiện năm 2001 được
1.819.637 triệu đồng, đến năm 2005 thực hiện được 3.701.992 triệu đồng, nhịp
độ tăng bình quân 2001 - 2005 là 19,4%.
+ Giá trị sản xuất công nghiệp (giá chuyển đổi 94) thực hiện năm 2005
được 2.44 tỷ đồng, đạt 93,5% kế hoạch năm và bằng 100,78% so với cùng kỳ
năm trước.
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) thực hiện năm 2005 được
3.701 tỷ đồng, tăng 5,08% so với cùng kỳ năm trước.
- Các loại hình dịch vụ: hàng hoá dịch vụ đa dạng, đáp ứng được một phần
yêu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Thương nghiệp có mức tăng trưởng khá
cao, nhờ khuyến khích phát triển thương nghiệp nhiều thành phần; kinh tế hộ cá
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

10


thể phát triển, tỷ trọng chiếm 98,5% tổng mức bán hàng và doanh thu dịch vụ,
tăng bình quân 15%/năm.
- Kinh tế đối ngoại, giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 83,5 triệu USD năm
2000 lên 154 triệu USD năm 2005, tăng bình quân 7,3%/năm. Cơ cấu hàng xuất
khẩu chủ yếu là thuỷ sản chế biến (99,4%), còn lại là hàng hoá khác.

- Lĩnh vực tài chính - tiền tệ, tổng thu ngân sách Nhà nước bình quân hàng
năm thời kỳ 2001-2005 phần địa phương thu trong kế hoạch Trung ương giao
tăng 21,8%, riêng trong hai năm 2004-2005 có mức tăng khá cao gấp 2,4-2,7 lần
so với năm 2000 do điều kiện mới thành lập nên tỉnh nhận được khoản thu trợ
cấp từ ngân sách Trung ương cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Tổng chi Ngân sách địa
phương trong 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 32,6% đặc biệt hai năm 20042005 tăng 47,6%. Cơ cấu nguồn chi ngân sách bảo đảm chi thường xuyên, chi
đầu tư phát triển chiếm khá cao 58,9% tổng chi.
- Huy động vốn đầu tư phát triển trên tổng giá trị sản xuất của tỉnh đạt mức
khá cao. Tổng vốn đầu tư huy động trong 5 năm là 7.034 tỷ đồng, tăng bình
quân 24,45%/năm (riêng hai năm 2004-2005 huy động 51,3% tổng vốn đầu tư ),
năm 2005 tỷ lệ huy động vốn đầu tư/GDP khoảng 39,8%, chủ yếu là vốn đầu tư
trong nước, vốn nước ngoài không đáng kể. Cơ cấu đầu tư tập trung hơn cho
những mục tiêu quan trọng, trong đó: khu vực III chiếm tỷ trọng lớn nhất 60%,
khu vực II chiếm 33%, còn lại khu vực I chiếm 7% (chủ yếu là vốn ngân sách).
2.2.

Nguồn nhân lực

2.2.1. Dân số, dân cư
Dân số tỉnh Hậu Giang năm 2005 trên 772.000 người, trong đó nữ chiếm
51%, nam chiếm 49%, chủ yếu là dân tộc Kinh và số ít là đồng bào dân tộc
Khme, dân tộc Hoa. Nhìn chung dân số tỉnh Hậu Giang tăng chậm từ 727.858
người năm 1995 lên 748.496 người năm 2000 (tăng bình quân 1.11%/năm), và
lên 789.556 người vào năm 2005 (tăng bình quân 1.07%/năm). Trong đó chia ra;
- Dân số đô thị: có khuynh hướng tăng nhanh khoảng 7,28%/năm trong
giai đoạn 1996-2000 và 7,31% trong giai đoạn 2001-2005, chủ yếu dân từ nông
thôn đổ dồn về đô thị.
- Dân số nông thôn: tăng bình quân 0,4% trong giai đoạn 1996-2000, và
0,1% trong giai đoạn 2001-2005.
2.2.2. Thành phần dân tộc

Về thành phần dân tộc tỉnh Hậu Giang, người Kinh chiếm đa số với tỷ lệ
96,4%, người Hoa 1,1%, người Khme 2,4%.
2.2.3. Lao động và cơ cấu nguồn nhân lực
Năm 2005, trên toàn tỉnh Hậu Giang có 406,860 lao động tham gia các
ngành kinh tế quốc dân.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

11


Hiện trên địa bàn tỉnh chưa có trường Đại học, Cao đẳng, trường Trung
học chuyên nghiệp, do đó còn thiếu nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật và nghiệp vụ, nhất là trong các ngành công nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóaxã hội. Mặt khác tỷ lệ trong độ tuổi còn đi học hiện rất thấp (4,7% lao động
trong độ tuổi) là điều kiện trở ngại cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong tương lai.
2.3.

Tài nguyên du lịch nhân văn

Các tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị nổi bật của Hậu Giang có thể kể
đến như sau :
* Chợ Nổi Ngã Bảy
Đây là chợ nổi lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long và họp tại
nơi hội tụ của 7 dòng sông. Tại chợ nổi trên sông, hàng hoá rất đa dạng. Chợ ở
trên mặt đất có những thứ gì, thì chợ Ngã Bảy cũng đủ những thứ mà du khách
cũng như người dân ở đây cần. Tại Chợ, việc mua bán nông sản hàng hóa diễn
ra tấp nập, sầm uất trên ghe xuồng nên gọi là chợ nổi và cách tiếp thị rất mộc
mạc độc đáo là treo các hàng hóa muốn bán lên cây sào cắm mũi. Qua chợ nổi là
đến làng đóng ghe xuồng có lịch sử hình thành từ lâu đời. “Xuồng Hậu Giang”

năm lá mà người dân miền Tây quen thuộc có xuất xứ từ chính làng nghề này.
* Di tích Chiến thắng 75 tiểu đoàn địch và di tích lịch sử văn hóa đền thờ
Bác Hồ thuộc huyện Long Mỹ.
Long Mỹ là vùng đất ở giữa vùng đất U Minh và vùng sông nước Hậu
Giang. Cách đây khoảng 200 năm, đây là vùng rừng tràm. Đến năm 1920 Long
Mỹ mới bắt đầu được khai thác để ngày nay trở thành vùng quê trù phú, đồng
lúa bạt ngàn, cây trái trĩu quả. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, Long Mỹ là vùng chiến địa giành nhau từng tấc đất giữa ta và địch. Từ
trung tâm thị trấn Long Mỹ theo đường liên xã qua Thuận Hưng, Xà Phiên sẽ
đến xã Lương Tâm là đến nơi di tích Đền thờ Bác Hồ. Di tích tọa lạc ở ấp III, xã
Lương Tâm, huyện Long Mỹ. Di tích được xây dựng trên vùng đất phía Bắc nơi
hai con kênh Long Mỹ II và Năm Căn giao nhau; cách thị trấn Long Mỹ 21km.
Với nhân dân miền Nam nói chung, nhân dân Hậu Giang, Long Mỹ nói
riêng, hình ảnh của Bác Hồ kính yêu ở trong trái tim, khối óc của mỗi người
dân. Tuy xa thủ đô Hà Nội hàng nghìn cây số nhưng người dân luôn hướng về
Bác Hồ và thủ đô kính yêu với niềm tin vững chắc để chiến đấu và chiến thắng
kẻ thù xâm lược. Khi nghe tin Bác qua đời ngày 3/9/1969, trong nỗi đau chung
và sự tổn thất lớn lao đối với cả dân tộc Việt Nam, nhất là nhân dân Miền Nam
chưa kịp rước Bác vào thăm; để đền đáp công ơn trời biển của Bác và đáp ứng
nguyện vọng của và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân xã Lương Tâm, Đảng
bộ xã đã quyết định lập bàn thờ Bác ngay tại văn phòng Đảng ủy xã. Sau ngày
hòa bình lập lại từ nguyện vọng tha thiết của Đảng bộ và nhân dân xã Lương
Tâm mong muốn xây dựng lại đền thờ Bác Hồ ở vị trí đã dự kiến trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, tại Ngã tư lộ xe, ấp 3, xã Lương Tâm, được Huyện ủy,
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

12



UBND huyện Long Mỹ, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Hậu Giang chấp nhận báo
cáo lên tỉnh và đến năm 1990 Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang cho
phép xây dựng mở rộng khu đền thờ Bác, kết hợp với sinh hoạt văn hoá, thể thao
hình thành một trung tâm giáo dục truyền thống và sinh hoạt văn hoá của nhân
dân trong vùng. Qui hoạch tổng thể khu đền thờ mới gần 2 hecta, gồm có 7 hạng
mục công trình.
Từ năm 1990 đến năm 2000, bình quân mỗi năm có từ 35.000 đến 40.000
lượt người đến viếng tưởng niệm công đức của Người. Nhân các ngày lễ hội đều
tổ chức nhiều hình thức hoạt động văn hoá - thể thao vui chơi giải trí cho nhân
dân địa phương và các xã lân cận tỉnh bạn. Đây trở thành một công trình tưởng
niệm Bác; đồng thời là trung tâm văn hoá - thể thao của nhân dân trong vùng.
Với ýý nghĩa to lớn đó, Bộ Văn hoá - Thông tin ra quyết định số
02/QĐ/BT, ngày 07- 01- 2000 công nhận Đền thờ Bác Hồ ở xã Lương Tâm,
huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang (Cần Thơ cũ) là di tích lịch sử - văn hoá quốc
gia.
Long Mỹ còn có khu di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch tại xã Vĩnh
Viễn được xây dựng trên diện tích khoảng 2 ha, bao gồm nhiều công trình phục
vụ du khách tham quan tìm hiểu về quá khứ oanh liệt của ông cha ta ngày trước.
Nơi đồng chí Võ Văn Kiệt, Bí thư Khu uỷ và đồng chí Lê Đức Anh (Sáu Nam)
tư lệnh Quân khu 9 cùng Bộ chỉ huy tiền phương đứng chân lãnh đạo, chỉ đạo
lực lượng của khu và các tỉnh chiến đấu và chiến thắng 75 tiểu đoàn địch sau
Hiệp định Paris.
Chiến thắng 75 tiểu đoàn địch tại Chương Thiện năm 1973 đã chứng minh
chủ trương đúng đắn, táo bạo, kịp thời của Khu uỷ, Bộ tư lệnh Quân khu, Tỉnh
uỷ Hậu Giang và các tỉnh bạn; đặc biệt là sự chịu đựng gian khổ hy sinh, tinh
thần chiến đấu kiên cường dũng cảm của quân dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Chiến thắng này đã góp phần tạo tiền đề quan trọng cho quân dân miền Nam
xông lên làm cuộc tổng tiến công và nổi dậy ngày 30-4-1975 giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Với thành tích chiến thắng vẻ vang 75 tiểu
đoàn địch tại Chương Thiện, nên Bộ Văn Hoá - Thông tin ra quyết định số 921QĐ/BT ngày 20- 7-1994 công nhận địa điểm “ Chiến thắng 75 tiểu đoàn địch

năm 1973” tại xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang là di tích lịch sử
cấp quốc gia.
Bên cạnh khu di tích này hiện nay cũng đang có dự án xây dựng một khu
dịch vụ ăn uống, giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách khi đến
đây tham quan.
* Di tích căn cứ Tỉnh uỷ Cần Thơ
Khu căn cứ Tỉnh uỷ còn gọi là căn cứ Bà Bái, nằm ở địa phận ấp Phương
Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Toàn bộ khu di tích được xây dựng
trên khu đất rộng 6 ha, được bao bọc bởi bốn chiến hào: kênh Xáng, Lái Hiếu,
kênh Cả Cường, kênh Cũ và kênh Bà Bái. Khu di tích bao gồm hội trường và
nhiều lán trại, hầm tránh pháo. Ở đây đã diễn ra các hội nghị quan trọng của
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

13


Tỉnh uỷ Hậu Giang thời kháng chiến, là điểm du lịch “Trở về chiến trường xưa”
hấp dẫn.
* Di tích lịch sử văn hoá chiến thắng Cái Sình
Di tích chiến thắng Cái Sình thuộc ấp Mỹ II, xã Hoả Lựu, thị xã Vị
Thanh. Từ thị xã Vị Thanh đến Cái Sình khoảng 5 km, đi bằng đường bộ hay
đường thủy đều có thể đến di tích tại Vàm rạch giáp với kênh Xáng Xà No đổ ra
sông Cầu Đúc (Cái Tư). Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, trên chiến
trường Hậu Giang nhân dân đã lập hai chiến công hiển hách diệt nhiều địch
nhất, đó là trận đánh xe cơ giới ở 4 trận tại Tầm Vu, lấy khẩu đại bác 105 ly ở
trận Tầm Vu IV và trận đánh tàu tại Vàm Rạch Cái Sình, làm vang dội chiến
công khắp miền Tây và cả nước. Chiến thắng Cái Sình đã tiêu diệt sinh lực của
địch phối hợp với mặt trận chính ở chiến dịch Biên giới Việt Bắc năm 1951 –
1952 và cùng với các chiến trường khác trong cả nước đẩy địch vào thế bị động,

thất bại, tạo ra thế và lực mới thúc đẩy kháng chiến phát triển mạnh mẽ dẫn đến
chiễn thắng Điện Biên Phủ. Từ ý nghĩa và giá trị lịch sử quan trọng của chiến
thắng Cái Sình, sau ngày giải phóng Miền Nam khu di tích Cái Sình đã được
UBND tỉnh Hậu Giang (cũ) công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Tỉnh tại
Quyết định số 4048/QĐ.CT.UB ngày 30/12/2001.
* Di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu
Từ Thị xã Vị Thanh đi về hướng TP.Cần Thơ theo QL 61 khoảng 40km,
hay từ QL1 đi khoảng 03km sẽ đến di tích lịch sử - văn hoá chiến thắng Tầm Vu
thuộc xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A. Sau ngày 23-9-1945 khi quân
dân Sài Gòn - Gia Định nổ súng chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cho
cuộc kháng chiến Nam Bộ, thì ngày 30-10-1945 quân dân Hậu Giang anh dũng
kháng chiến chống thực dân Pháp tái chiếm Hậu Giang. Di tích lịch sử văn hoá
Tầm Vu đã tô điểm vào trang sổ vàng truyền thống cách mạng chống quân xâm
lược của dân tộc ta càng thêm chói lọi. Do đó, Bộ Văn hóa - Thông tin có quyết
định số 154VH/QĐ ngày 25-10-1991 công nhận địa điểm chiến thắng Tầm Vu,
là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Hiện tại khu di tích đang lập quy hoạch
để kêu gọi đầu tư với quy mô diện tích 90 ha. Tại đây sẽ được xây dựng theo mô
hình du lịch sinh thái với nhiều nhóm động vật quy hiếm và hệ sinh thái cây ăn
trái nhiệt đới được tuyển chọn cùng với những nét văn hoá, truyền thống độc
đáo của địa phương gắn liền với chiến thắng lịch sử Tầm Vu .
* Di tích khu trù mật Vị Thanh - Hoả Lựu
Ngày 12/9/1959 Mỹ - Diệm khởi công xây dựng khu trù mật, chúng huy
động hơn 1 triệu ngày công để lấy 2.600.000 m 2 đất san lấp mặt bằng và đắp mở
rộng con đường từ Vị Thanh - Hoả Lựu. Theo sơ đồ thiết kế, khu trù mật có
chiều dài khoảng 7 km, chiều ngang lấy Kinh Xà No làm trung tâm, mỗi bên
rộng 2 km, có diện tích chung 28 km 2, chia làm 4 khu chính: khu Vị Thanh, khu
Hoả Lựu, Khu Giữa, khu Bắc Xà No. Mỗi khu chia thành 4 tiểu khu; tiểu khu
Hành chính, tiểu khu công thương, tiểu khu Xã hội, tiểu khu Gia cư. Trong tiểu
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407


14


khu chúng chia ra nhiều lô, từ lô chia ra nhiều ô, từ ô chia ra nhiều khoảnh nhỏ,
mỗi khoảnh dài 90 mét, rộng 45 mét cho mỗi gia đình, ngăn cách nhau bằng một
con mương rộng, sâu 1,5 mét. Các lô cách nhau bằng một con kênh rộng từ 3
đến 4 mét, sâu 2 mét, ngoài ra còn có hàng rào, dây thép gai bao bọc. Địch kiểm
soát rất chặt, cứ 5 gia đình tổ chức thành “ngũ gia liên bảo”, chỉ 1 cửa ra vào, đi
phải thưa, về phải trình với liên gia trưởng, trưởng ấp. Ngoài cùng toàn khu trù
mật còn bao bọc một con kênh rộng 6 mét, sâu 3 mét. Để ghi nhớ những sự kiện
lịch sử gắn liền với những năm tháng đấu tranh của nhân dân Hậu Giang, Bộ
Văn hoá thông tin ra quyết định số 2327/QĐ/VH, ngày 02- 8 - 1997 công nhận
“khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu - di tích tội ác Mỹ Diệm tàn sát đồng bào” là
di tích Quốc gia.
3.

Đánh giá chung về điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch

- Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ (cũ), có vị trí địa lý giáp với
Thành phố Cần Thơ - trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của toàn bộ
vùng đồng bằng sông Cửu Long nên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã
hội nói chung và du lịch nói riêng. Ngoài ra, Hậu Giang có vị trí gần với thành
phố Hồ Chí Minh, một trong những trọng điểm du lịch lớn nhất của cả nước,
mặt khác để đến với Hậu Giang có thể theo nhiều phương thức: đường bộ,
đường thủy và các hệ thống giao thông này hiện nay cũng khá phát triển nên
việc phát triển du lịch Hậu Giang có nhiều thuận lợi.
- Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Hậu Giang có lợi thế trong việc thu hút
khách du lịch là có hệ thống sông ngòi chằng chịt với các vườn cây ăn trái,
nhiều sản vật hấp dẫn, không khí trong lành... ở vị trí trung tâm của vùng Tây

sông Hậu, do đó rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và phát
huy tốt vai trò trung chuyển khách đi các tỉnh đối với các tour liên kết. Đặc biệt
tại Hậu Giang có khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, một khu vực được
xem là tập trung các tài nguyên thiên nhiên đặc sắc có cự ly gần nhất đối với
Cần Thơ - trung tâm của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên có nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên trong
chương trình du lịch tổng hợp như tham quan, giáo dục bảo vệ môi trường, vui
chơi giải trí trên sông, nghỉ dân dã...
- Về tài nguyên du lịch nhân văn, tại Hậu Giang còn lưu giữ và bảo tồn
nhiều di tích lịch sử - cách mạng mang đậm nét đặc trưng cho truyền thống đấu
tranh cách mạng của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Hậu
Giang nói riêng nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du
lịch tham quan, giáo dục truyền thống, đặc biệt là với thế hệ trẻ, học sinh, sinh
viên.
III.

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

15


1.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

1.1.


Giao thông

Mạng lưới đường bộ: Hiện nay tuyến QL từ Thị Xã Vị Thanh (tỉnh Hậu
Giang) đi TP.Cần Thơ và các tỉnh lân cận như: Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà
Mau…đã được nâng cấp và mở rộng. Hệ thống các tuyến đường liên huyện và
đường đô thị dài 3.253 km phần lớn đã được rải nhựa, còn một số đang xây
dựng mới và có một số cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm. Đặc biệt tuyến
đường bộ nối thị xã Vị Thanh đi Kiên Giang đã được thông và cầu Cái Tư đang
được xây dựng dự kiến đến tháng 12 năm 2006 sẽ thông cầu.
Với hệ thống giao thông như hiện nay tạo thuận tiện cho tỉnh Hậu Giang
nối liền các mạch giao thông giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo ra khả
năng giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh vùng Nam sông
Hậu nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Mạng lưới đường thuỷ: Tỉnh Hậu Giang là tỉnh có rất nhiều sông, kênh
rạch với tổng chiều dài khoảng 860 km sông, kênh, rạch cấp I đến cấp IV, trong
đó các cấp quản lý bao gồm:
- Trung ương quản lý các tuyến như; sông Hậu, Cái Nhúc, Cái Tư, kênh
Xà No, Cái Côn, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp với tổng chiều dài khoảng 100 km.
- Tỉnh quản lýý gồm 5 tuyến cấp IV, tổng chiều dài gần 300 km.
- Hệ thống kênh, rạch do huyện quản lý 470 km đã hình thành mạng lưới
đường thuỷ chằng chịt trải đều trên địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận chuyển
đường thuỷ thuận lợi.
1.2.

Cấp điện

Nguồn cung cấp điện từ hệ thống điện lưới quốc gia Miền Nam và đường
dây 500KV Bắc-Nam. Lưới 230 KV, đường dây 230 KV Phú Lâm - Trà Nóc Kiên Giang - Hậu Giang. Lưới phân phối điện có cấp điện áp 110 KV/22 KV.
Mạng lưới trung thế đã kéo đến trung tâm các xã vùng sâu, vùng xa, nhiều xã đã
được điện khí hoá. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện toàn tỉnh trên 90%, khu vực nông

thôn 86%. Hệ thống điện lưới được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm đầu tư
mở rộng theo hướng xã hội hoá.
1.3.

Cấp thoát nước

- Cấp thoát nước thành thị: tại thị xã, các thị trấn, cụm kinh tế - xã hội
đều có trạm cấp nước như; thị xã Vị Thanh công suất 5.000 m 3/ngày đêm, Long
Mỹ 1.000 m3/ngày đêm, Phụng Hiệp 1.000 m3/ngày đêm, Cây Dương
480m3/ngày đêm, Tân Bình 480m3/ngày đêm, Hoà Mỹ 240 m3/ngày đêm và một
số nhà máy nước khác ở các trung tâm đô thị mới thành lập, đang được mở rộng
và xây dựng mới.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

16


- Cấp nước tại nông thôn: hệ thống cấp nước tập trung tại các cụm kinh
tế - xã hội đang phát triển, công suất trung bình 20 m 3/h, tại các cụm dân cư đều
có hệ thống nhỏ cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho bà
con nông dân. Hiện tại toàn tỉnh tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch chiếm 75%
tổng số hộ, trong đó khu vục nông thôn là 64%. Tỉnh Hậu Giang đang có chủ
trương đầu tư các công trình cấp nước nhằm nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng
nước sạch.
1.4.

Bưu chính viễn thông


So với các tỉnh trong khu vực, ngành Bưu chính viễn thông của tỉnh Hậu
Giang đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh đáp ứng được như cầu kinh tế xã
hội trên địa bàn tỉnh. Hiện tại các huyện, thị trong tỉnh đều được trang bị tổng
đài tự động liên lạc thông suốt trong nước và quốc tế. Đến năm 2005 trên địa
bàn tỉnh có 01 bưu cục nằm ở trung tâm thị xã và 6 bưu cục cấp huyện, 48 bưu
cục khu vực và 14 đại lýý bưu điện phục vụ tại các xã, phường trên địa bàn
tỉnh, trong đó có 30 bưu cục văn hoá. Tổng số máy điện thoại là 34.118 máy,
mật độ bình quân 4,32 máy/100 người, số lao động trong ngành là 336 người.
Chất lượng và sản lượng ngày càng được nâng cao, các bưu cục được bố trí
rộng khắp trên địa bàn nên công việc phát triển các dịch vụ như thư báo và việc
phục vụ thông tin liên lạc cho nhân dân ngày càng được đảm bảo.
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành bưu điện rất nhanh, hàng năm
tăng 30%. Tuy nhiên ngành vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn do địa bàn rộng
mạng lưới bưu cục chưa được bố trí hợp lý, bán kính bình quân phục vụ còn
cao, mật độ bình quân máy trên dân còn thấp, nên việc phục vụ và khai thác còn
nhiều hạn chế.
2.

Hệ thống dịch vụ xã hội

2.1.

Y tế

Hệ thống ýy tế của Hậu Giang tuy được hình thành rộng khắp ở 3 tuyến,
riêng tuyến tỉnh mới được nâng cấp lên từ tuyến huyện sau khi Hậu Giang được
tách tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 6 bệnh viện đa khoa, 9 phòng khám đa khoa khu vực, 2
nhà bảo sanh khu vực và 52/60 trạm y tế phường, xã. Năm 2005 thêm 2 trạm y
tế xã. Ngoài ra ở các trung tâm huyện thị còn có các phòng mạch tư, hiệu thuốc

và các đại lý thuốc tân dược và y học dân tộc, phòng trồng răng...góp phần đáng
kể vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Toàn hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh có 786 giường, số ngày phục vụ của
01 giường tại trạm y tế chỉ vào khoảng 14 ngày/tháng trong khi tại trung tâm y
tế là 32 ngày/tháng do tình hình trang thiết bị và y bác sỹ còn thiếu. Một số bệnh
nhân ở xã chuyển lên tuyến thị xã, nhất là sang bệnh viện Hậu Giang, tạo ra tình
trạng mất cân đối trong hoạt động ngành y. Trong năm 2005 số giường bệnh
được nâng lên 1.343 giường, bình quân 1 giường phục vụ 588 người/năm, số
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

17


cán bộ trong ngành là 1.367, trong đó có 217 bác sỹ, 3526 y sỹ và 141 ngành
dược, trong đó có 9 dược sỹ cao cấp. Đa số bác sỹ tập trung ở tuyến thị xã, nhiều
xã chưa có bác sỹ. Trước đây năm 2003 bình quân 3.559 dân mới có một bác sỹ,
đến năm 2005 số bác sỹ được nâng lên 255 người, bình quân 3.509 người có
một bác sỹ con số này vấn còn quá thấp so với các tỉnh lân cận.
Nhìn chung ngành y tế của tỉnh Hậu Giang đã phủ gần kín nhưng đa số cơ
sở y tế đều nhỏ bé, không đạt tiêu chuẩn, nhiều nơi quá tải như Phụng Hiệp,
Long Mỹ..., còn thiếu nhiều chuyên khoa, trang thiết bị cũ kỹ, thiếu thốn, chắp
vá, về nhân sự còn thiếu hoặc chưa đủ tiêu chuẩn, chức năng chủ yếu là khám
bệnh bán thuốc và thực hiện các chương trình mục tiêu do Nhà nước đề ra.
2.2.

Các cơ sở văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể thao.

* Văn hoá, thông tin: Mặc dù mới tách tỉnh nhưng hoạt động văn hoá
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang khá nhộn nhịp, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người

dân. Hiện nay trung tâm văn hoá của tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động và loại
hình văn hoá cho nhiều đối tượng khác nhau. Toàn tỉnh hiện có 4 đội tuyên
truyền, xe văn hoá, 58 đội thông tin văn hoá xã, các đội đờn ca tài tử ở các
huyện như: Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ...tổ chức phục vụ cho nhân
dân vào các dịp lễ tết và các chương trình khác như y tế, dân số...
Toàn tỉnh hiện có 01 thư viện tỉnh và 05 thư viện huyện, thị với tổng số
sách là 22.963 quyển; ngoài ra các trường còn có thư viện riêng, chủ yếu là
trưng bày sách giáo khoa phục vụ cho giáo viên, học sinh; mỗi xã cũng có 01 tủ
sách pháp luật, nhưng cơ sở nhỏ hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn môi trường, số bản
sách chưa phong phú về thể loại, chưa đáp ứng yêu cầu của độc giả. Bên cạnh
đó tỉnh còn có 27 bưu điện văn hoá xã phường, hàng tháng ngành văn hoá trích
từ kinh phí sự nghiệp để bổ sung cho thư viện mua sách mới và bồi dưỡng cán
bộ quản lý. Đây cũng là điều kiện đẩy nhanh trình độ dân trí và kiến thức về
kinh tế kỹ thuật góp phần đưa kiến thức khoa học vào phát triển kinh tế của nhân
dân. Tại trung tâm thị xã Vị Thanh, Tân Hiệp và các thị trấn đều có các cửa hàng
tư nhân kinh doanh văn hoá phẩm nhưng hoạt động còn kém so với các tỉnh
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Công tác in ấn trên địa bàn chủ yếu là nhỏ lẻ
của tư nhân, các cửa hàng cho thuê băng hình đều có ở khắp các huyện thị.
Phong trào đời sống văn hoá được nâng lên về chất lượng lẫn số lượng, các hoạt
động văn hoá nghệ thuật, thông tin, thể dục thể thao, thực hiện quy chế dân chủ
ở các cơ sở...do đó làm hạn chế các tệ nạn xã hội ở nông thôn. Đến nay toàn tỉnh
đã có 140.647 gia đình văn hoá; số ấp, khu vực văn hoá là 297 ấp, khu vực.
* Phát thanh, truyền hình: Đài phát thanh - truyền hình Hậu Giang được
thành lập ngày 23/02/2004, chưa có trụ sở chính đặt tại Thị xã Vị Thanh, mặc dù
còn gặp những khó khăn về mọi mặt nhưng với sự quyết tâm của lãnh đạo và
nhân viên đài, đã khắc phục và dần dần đưa ra những chương trình hay, hấp dẫn
đáp ứng được nhu cầu giải trí của khán giả xem đài.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407


18


Nhìn chung hiện nay các huyện thị đều có đài phát thanh và đi đến tận xã,
phường và được bố trí một cán bộ có trình độ chuyên môn thông qua đào tạo
ngắn hạn hoạt động thống nhất về nghiệp vụ. Các trạm truyền thanh xã, phường
còn tạm bợ nằm chung trong các nơi làm việc của xã, phường.
* Thể dục thể thao: Các hoạt động từng bước hình thành thu hút đông
đảo đối tượng tham gia, điển hình là các môn bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng,
dưỡng sinh, võ cổ truyền...không khí thể thao rèn luyện thân thể, thi đấu thể dục
thể thao của mọi người dân ngày càng nâng cao, 100% các trường học dạy tốt
môn thể dục thể thao nội khoá.
3.

Đánh giá chung về hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Tỉnh Hậu Giang vừa được tách từ tỉnh Cần Thơ (cũ), do đó việc phát triển
về cơ sở vật chất của ngành du lịch còn dựa vào cơ sở cũ đã được đầu tư từ
trước. Trước đây thị xã Vị Thanh là đơn vị hành chính thuộc cấp huyện của tỉnh
Cần Thơ (cũ) do đó cơ sở vật chất du lịch chưa được đầu tư nhiều. Sau khi tách
tỉnh năm 2004, trên địa bàn tỉnh chỉ có một khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu.
Cùng với việc phát triển chung của ngành du lịch, du lịch tư nhân bắt đầu xây
dựng một số nhà hàng phục vụ khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Nhìn chung hệ
thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh Hậu Giang còn yếu,
chủ yếu là ăn uống, chất lượng phục vụ chưa cao. Trong tương lai về cơ sở vật
chất Hậu Giang cần phải đầu từ nhiều về giao thông đường bộ từ trung tâm đến
các điểm du lịch.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407


19


Chương II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG
Hậu Giang là một tỉnh nằm ở trung tâm thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu
thuộc châu thổ sông Mêkông, có tiềm năng trong phát triển du lịch. Du lịch Hậu
Giang đã xác định cho mình định hướng phát triển riêng: “phát triển du lịch
sinh thái và du lịch văn hoá mang nét đặc thù của Hậu Giang, xã hội hoá dịch vụ
du lịch, khuyến khích các tổ chức, cá nhân nâng cấp mở rộng hệ thống nhà hàng,
khách sạn để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh du lịch. Xây dựng Hậu Giang
thành một trong những quần thể du lịch quan trọng liên hoàn của đồng bằng
sông Cửu Long, đặc biệt là cụm du lịch trung tâm Hậu Giang và các tỉnh Tây
sông Hậu”. Cùng với định hướng phát triển đề ra, Hậu Giang cũng đã xác lập
cho mình một kế hoạch phát triển cụ thể như: Mở rộng khu vui chơi sinh thái
Tây Đô (xã Tân Bình), đầu tư dự án làng du lịch sinh thái vườn Tầm Vu, khu
bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, làng nghề và chợ Nổi Ngã Bảy (Tân
Hiệp), khu du lịch sinh thái rừng Tràm huyện Vị Thuỷ. Phối hợp cùng với Sở
VHTT-TT nâng cấp cụm du lịch văn hoá gắn với các công trình văn hoá, các di
tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia (Di tích căn cứ tỉnh ủy Cần Thơ, di
tích Đền Thờ Bác Hồ, di tích chiến thắng 75 tiểu đoàn địch) và các chùa chiền,
lễ hội văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Tuy nhiên, để từng
bước thực hiện được định hướng và kế hoạch đã đề ra ở trên, Việc xác định khả
năng phát triển du lịch thông qua đánh giá hiện trạng phát triển du lịch trên cơ
sở các chỉ tiêu khách du lịch, thu nhập và GDP từ du lịch, hiện trạng đầu tư phát
triển, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động việc làm ...là cần thiết và góp phần phát
triển du lịch ổn định, bền vững.
Do mới được tách lập, nên công tác thống kê của tỉnh Hậu Giang mới
thực hiện trong năm 2004 và những tháng đầu năm 2005, vì vậy, việc phân tích,

đánh giá các chỉ tiêu dựa trên các số liệu chung từ khi chưa chia tách tỉnh và trên
cơ sở các báo cáo liên quan do tỉnh cung cấp.
1.

Khách du lịch

Khách du lịch là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng
phát triển của ngành du lịch. Số lượng khách ngày một tăng là một biểu hiện rõ
ràng nhất về chất lượng dịch vụ du lịch cũng như sự phong phú, đa dạng của sản
phẩm du lịch. Từ đó sẽ làm tăng thu nhập của ngành du lịch, góp phần làm tăng
giá trị đóng góp của du lịch đối với GDP toàn tỉnh.
Hậu Giang là tỉnh vừa được chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ, nên việc phát
triển ngành du lịch trong năm qua còn phải dựa vào những cơ sở đã được đầu tư
từ trước. Cùng với chuyển biến của nền kinh tế nói chung, du lịch Hậu Giang
cũng đã có sự chuyển mình, lượng khách du lịch có xu hướng ngày một tăng
lên. Năm 2004, tổng luợng khách du lịch nội địa đến tỉnh là 90.563 lượt khách,
trong đó khách tham quan là 84.334 lượt, chiếm 93% tổng lượng khách trong
nước. Năm 2005, tổng số khách du lịch đến Hậu Giang chỉ đạt là 73.051 lượt
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

20


người, giảm 19,33% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do
ảnh hưởng của tuyến QL 61 đang thi công trong thời gian này đã làm ảnh hưởng
cho việc đi lại của du khách.
Nếu so sánh với lượng khách du lịch đến các tỉnh thuộc tiểu vùng du lịch
Đồng bằng sông Cửu Long và hơn nữa là so với Trung tâm Du lịch thành phố
Hồ Chí Minh và phụ cận thì lượng khách đến Hậu Giang chiếm một tỷ lệ rất

khiêm tốn. Song trong tương lai, cùng với sự phát triển chung về kinh tế-xã hội
của cả tiểu vùng, đặc biệt là khi Hậu Giang đang ngày càng được quan tâm để
phát triển thành trung tâm hành chính của miền Tây- Nam Bộ thì lượng khách
đến Hậu Giang sẽ ngày một nhiều hơn và theo đó thì Hậu Giang sẽ trở thành vệ
tinh quan trọng trong phát triển chung của toàn vùng và cũng sẽ thu hút được
lượng lớn khách du lịch.
Bảng 1. Lượng khách du lịch của Hậu Giang
so với một số địa phương trong vùng
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm

1994

2000

2004

2005

193.669

225.176

90.563

73.051

0

33.181


-

-

Vĩnh Long

47.823

135.149

-

-

Sóc Trăng

18.165

37.400

-

-

Kiên Giang

44.153

131.936


-

-

Địa phương
Hậu Giang(*)
Bạc Liêu

Nguồn: Tổng hợp số liệu của các Sở

Ghi chú: (*) Năm 1994, 2000 số liệu Hậu Giang khi chưa tách tỉnh
Bảng 2. Hiện trạng khách du lịch đến Hậu Giang thời kỳ 1994-2005
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm
Khách
Tổng lượng
khách
Khách quốc tế
Tỷ lệ (%)

1994

2000

2001

2002

2003


2004(*)

2005(*)

193.669

225.176

263.080

300.145

367.972

90.563

73.051

20.137

60.584

72.704

90.496

80.071

-


-

10,4

26,9

27,6

30,2

21,8

-

-

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

21


Ngày lưu trú TB

-

1,27

1,21


1,23

1,22

Chi tiêu
(VNĐ)

-

231.496

262.562

309.760

373.100

173.532

164.592

190.376

209.649

287.901

90.563


73.051

89,6

73,1

72,4

69,8

78,2

-

-

Ngày lưu trú TB

-

1,21

1,27

1,26

1,19

-


-

Chi tiêu
(VNĐ)

-

-

390.416

352.073

340.781

-

-

TB/ngày

Khách nội địa
Tỷ lệ (%)

TB/ngày

-

-


Nguồn: Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang
Ghi chú: (*) – Số liệu sau khi tách tỉnh Hậu Giang
Khách du lịch đến Hậu Giang chủ yếu là khách du lịch nội địa với mục
đích chính là tham quan các di tích lịch sử như: căn cứ tỉnh uỷ tại huyện Phụng
Hiệp, Khu trù mật Vị Thanh Hoả Lựu tại thị xã Vị Thanh. Tuy nhiên, hiện tại
các di tích lịch sử của tỉnh chưa được đầu tư đúng mức nên hầu hết chưa thành
sản phẩm du lịch hấp dẫn, do đó khách đi tham quan các di tích còn khiêm tốn.
Ngoài ra, còn một lượng lớn khách đến Hậu Giang thông qua việc buôn bán tại
chợ Nổi Ngã Bảy.
Cuối năm 2004, sau một năm tách tỉnh, lượng khách nội địa đến Hậu
Giang theo thống kê chỉ đạt 90.563 lượt người, năm 2005 lượt khách du lịch
giảm xuống còn 73.051 lượt, trong khi đó chưa có số liệu thống kê về lượng
khách quốc tế đến trong hai năm này.
1.1.

Khách du lịch quốc tế

Từ khi chia tách tỉnh đến nay, lượng khách du lịch quốc tế đến Hậu Giang
còn hạn chế, chủ yếu theo từng nhóm riêng lẻ nhằm mục đích đi tham quan các
di tích lịch sử, các thắng cảnh đặc trưng của vùng sông nước miệt vườn, thưởng
thức bầu không khí trong lành...Trong đó có một số là đi công vụ kết hợp với
nghiên cứu, tìm hiểu di tích lịch sử, phong tục tập quán của người dân miền Tây
Nam Bộ, với nền văn hoá Khmer đặc trưng. Hiện nay mức chi tiêu và ngày lưu
trú trung bình của khách quốc tế còn thấp, nguyên nhân là do chất lượng các
dịch vụ cũng như sản phẩm du lịch của Hậu Giang chưa đáp ứng được nhu cầu
của họ. Trong thời gian tới để có thể kéo dài thời gian lưu trú và kích thích mức
chi tiêu của khách quốc tế, đòi hỏi ngành du lịch Hậu Giang cần phải có những
giải pháp để nâng cao về chất lượng các dịch vụ cũng như làm phong phú thêm
các sản phẩm du lịch.
1.2.


Khách du lịch nội địa

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

22


Khách du lịch nội địa là thị trường chính của du lịch Hậu Giang. Năm
2004, sau khi đã tách tỉnh được một năm, lượng khách du lịch của Hậu Giang chủ yếu là khách nội địa đạt 90.563 lượt. Năm 2005, tổng lượng khách du lịch
chỉ đạt 73.051 lượt người, vì vậy lượng khách nội địa cũng đã giảm so với năm
2004.
Khách nội địa đến Hậu Giang tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam như
thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố, thị trấn mà người dân có thu nhập khá
cao. Sau những ngày làm việc trong tuần, các gia đình tổ chức đi nghỉ cuối tuần
ở các miệt vườn sinh thái, thưởng thức bầu không khí sông nước miền Tây.
Ngoài ra, lượng khách nội địa từ các tỉnh lân cận đến Hậu Giang còn thông qua
giao lưu buôn bán tại các chợ nổi hay đến các lễ hội của người Khmer. Trong đó
cũng phải kể đến lượng khách đi công vụ, hội nghị kết hợp với du lịch, tham
quan các di tích lịch sử kháng chiến.
2.

Thu nhập và GDP du lịch

2.1.

Thu nhập từ du lịch

Bảng 4. Thu nhập từ du lịch và cơ cấu doanh thu của du lịch Hậu Giang

Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu
- Từ khách quốc tế
Tỷ trọng (%)
- Từ khách nội địa
Tỷ trọng (%)

1995

2000

42.018

79.739 102.417 133.715 159.253

2002

2003

2004*
1,7

2005*
1,778

-

17.929


24.464

35.719

39.196

-

-

-

22

24

27

25

-

-

-

61.810

77.953


97.996

120.05
7

-

-

-

78

76

73

75

-

-

2. Cơ cấu doanh thu 42.018
- Thuê phòng

2001

79.739 102.417 133.715 159.253


1,7

1,778

11.475

29.872

37.709

47.572

55.079

0,28

0,171

27,31

37,46

36,82

35,58

34,59

16,47


9,61

10.998

34.990

42.029

55.529

72.813

0,764

0,831

26,17

43,88

41,04

41,53

45,72

44,94

46,73


16.120

4.612

7.672

5.640

9.921

0,124

0,155

Tỷ trọng (%)

38,37

5,78

7,49

4,22

6.23

7,29

8,71


- Các dịch vụ du lịch

2.176

8.323

13.820

17.592

14.954

0,151

0,284

Tỷ trọng (%)

5,18

10,44

13,49

13,16

9,39

8,88


15,97

Tỷ trọng (%)
- Ăn uống
Tỷ trọng (%)
- Mua bán hàng hoá

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

23


- Các hoạt động khác

1.249

1.942

1.187

7.382

6.486

0,381

0,337


Tỷ trọng (%)

2,97

2,44

1,16

5,51

4,07

22,42

18,98

Nguồn: Sở Thương mại –Du lịch Hậu Giang
Ghi chú: (*) –Số liệu sau khi tách tỉnh
Xét về cơ cấu nguồn thu thì doanh thu du lịch của tỉnh Hậu Giang có
nhiều sự tương đồng với các tỉnh trong cả nước và đặc biệt với một số tỉnh trong
tiểu vùng, chủ yếu vẫn là doanh thu từ khách du lịch nội địa
Về cơ cấu doanh thu nhưng xét về lĩnh vực, có thể nhận thấy doanh thu du
lịch của tỉnh Hậu Giang chủ yếu vẫn từ dịch vụ cho thuê phòng và ăn uống.
Điều này cho thấy, du lịch Hậu Giang hiện nay mới chỉ cung cấp chủ yếu các
dịch vụ về ăn uống và lưu trú, các lĩnh vực bổ sung khác còn thiếu và yếu. Cơ
cấu này là chưa phù hợp với xu thế của du lịch hiện đại. Các chuyên gia của Tổ
chức Du lịch thế giới đã chỉ ra: nhu cầu loại 1 (ăn, ngủ) của khách du lịch là có
giới hạn nên việc doanh thu thông qua tăng chi tiêu về ăn ngủ gặp nhiều hạn
chế; còn nhu cầu loại 2(như chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí, tham quan di
tích ...) thì hầu như không có giới hạn và thường hay xuất hiện tuỳ thuộc vào

trạng thái tâm lý và khả năng cung ứng, du khách lại rất sẵn lòng chi trả cao cho
các dịch vụ này. Do vậy, ở nhiều nước có ngành du lịch phát triển, các nhà kinh
doanh du lịch thường đưa ra hệ thống các sản phẩm, dịch vụ du lịch rất phong
phú và các khoản thu từ những dịch vụ này lớn hơn nhiều so với khoản thu từ
dịch vụ ăn uống và lưu trú.
Vì vậy, không chỉ riêng đối với Hậu Giang mà với hầu hết các tỉnh thành
trong cả nước, vấn đề sản phẩm từ đa dạng, phong phú đến chất lượng phải luôn
được quan tâm đúng mức. Sản phẩm du lịch không chỉ là những hàng hoá bày
bán thông thường mà là loại sản phẩm phải có sự hấp dẫn đặc biệt khiến khách
du lịch vui lòng trả tiền để đạt được nó. Việc lồng ghép xây dựng các dịch vụ
vui chơi, giải trí vào các nhà hàng, khách sạn, các khu nghỉ mát là cần thiết
nhưng đảm bảo được chất lượng và phong cách phục vụ của các dịch vụ này
mới có tính quyết định trong việc tăng doanh thu.
Sau khi tách tỉnh, doanh thu từ du lịch Hậu Giang năm 2004 chỉ đạt 1,7 tỷ
VNĐ, điều này phản ảnh một thực tế là đóng góp doanh thu của du lịch Hậu
Giang là rất nhỏ trong tổng doanh thu trước khi tách tỉnh, so với các tỉnh trong
vùng là rất khiêm tốn.
2.2.

GDP du lịch

Là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng để đánh giá sức
sản xuất gia tăng giá trị của một năm. GDP ngành du lịch thể hiện cụ thể hơn
khả năng sản xuất của ngành du lịch trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc dân.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

24



Theo số liệu thống kê của tỉnh, cơ cấu GDP của các khu vực trong tổng
GDP của tỉnh Hậu Giang thời kỳ 1995-2005 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5. GDP của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 1995-2005
Đơn vị: Triệu đồng - Giá so sánh 1994
Năm
Chỉ tiêu
GDP
- Khu vực 1
Tỷ trọng (%)
- Khu vực 2
Tỷ trọng (%)
- Khu vực 3
Tỷ trọng (%)

1995

2000

2001

2002

2003

2004

2005


1.261.363

2.176.675

2.332.048

2.649.396

2.870.886

3.174.000

3.524.001

823.324

1.207.945

1.227.331

1.331.186

1.374.115

1.479.000

1.577,600

65,27


55,49

52,63

50,24

47,86

46,60

43,88

191.725

524.197

603.267

760.878

884.760

980.000

1.108,200

15,20

24,08


25,87

28,72

30,82

30,88

28,72

246.315

444.533

501.450

557.332

612.011

715.000

849.400

19,53

20,43

21,50


21,04

21,32

22,53

27,4

Nguồn: Sở Thương Mại-Du lịch Hậu Giang.
3.

Đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế trong đó có du lịch. Trong
những năm qua đầu tư du lịch Hậu Giang còn ít so với nhu cầu phát triển của
ngành. Trong những năm tới vấn đề này cần được sự quan tâm hơn nữa nhằm
đưa du lịch Hậu Giang hội nhập vào du lịch của vùng và du lịch cả nước, giảm
thiểu sự bỏ lỡ đáng tiếc những cơ hội phát triển ngành du lịch vừa thiếu và yếu
về mọi lĩnh vực. Là một tỉnh vừa được tách từ tỉnh có ngành du lịch phát triển
khá so với cả nước, du lịch Hậu Giang đã nhận thấy: sự thiếu hụt các cơ sở hạ
tầng phục vụ phát triển du lịch, các điểm du lịch không được đầu tư xây dựng và
sử dụng đúng tiềm năng, các di tích lịch sử, văn hoá lâu ngày chưa được trùng
tu, tu bổ ...
Năm 2004, các dự án đầu tư vào du lịch đã được triển khai với tổng số
vốn là 14.850 triệu VNĐ, toàn bộ là nguồn vốn trong nước. Nguồn vốn đầu tư
được tập trung toàn bộ vào lĩnh vực dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ và khách sạn.
Tổng vốn đầu tư như trên chưa đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Hậu
Giang, bởi sau khi tách tỉnh Hậu Giang gần như chưa có cơ sở vật chất đáng kể
để phục vụ phát triển du lịch, hơn nữa lại thiếu các điểm du lịch hoặc có nhưng
chưa được đầu tư, tôn tạo tu bổ để thu hút khách. Với cơ cấu nguồn vốn như

trên, Hậu Giang thể hiện là chưa có biện pháp gì để thu hút nguồn vốn nước
ngoài, đây là một nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội nói
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hậu giang giai đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020
Viện nghiên cứu phát triển du lịch: 30A Lý Thường Kiệt – Hà Nội ; Tel: 04.8257730 – Fax : 04.8240407

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×