Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT HÌNH HỌC 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.7 KB, 3 trang )

I. THỰC TRẠNG:
Đối với học sinh lớp 6 khi nói đến hình học các em sợ, cảm thấy trù tượng xa vời
khó tiếp thu, các em chưa thật sự hứng thú đối với mơn học này,… Đặc biệt là các em
sợ vẽ hình. Vậy làm sao giải quyết vấn đề này. Nhằm giúp cho các em học sinh có
thể vẽ đúng hình thơng qua các câu hỏi gợi mở của giáo viên từ đó mới có thể làm được
các u cầu của đề bài. Qua đó nâng cao chất lượng dạy học môn hình
học của lớp 6 tại trường THCS Nguyễn Văn Tre.
II. NGUN NHÂN:
Học sinh yếu – kém mơn hình học thường là do các ngun nhân sau:
- Khơng nắm rõ định nghĩa cũng như tính chất của các hình. Khơng biết biết vẽ hoặc vẽ
hình khơng đúng. Giáo viên thường cho các em đọc hết cả nội dung của bài tập và sau
đó u cầu vẽ hình theo u cầu của bài tốn mà ít hướng dẫn cách vẽ cụ thể nên ít có
học sinh nào vẽ đúng được hình. Đặt biệt là học sinh lớp 6 khả năng đọc và hiểu nội
dung đoạn văn còn rất hạn chế.
- Học sinh chưa biết phân tích bài tốn, vẽ hình như thế nào?
III. Các giải pháp cụ thể
- Ln sử dụng phương pháp phân tích (xé nhỏ) bài tốn và u cầu học sinh làm từng
bước đối với từng bài tốn cụ thể
- Tập cho học sinh quen dần với cách học mới bằng phương pháp phân tích bài tốn .
Ví du 1 :Ï Hướng dẫn học sinh làm bài tập 46 sgk: “Gọi N là một điểm của đoạn
thẳng IK. Biết IN = 3cm, NK = 6cm. Tính độ dài đoạn IK”.
Khi cho HS đọc đề bài sau đó u cầu các em vẽ hình và quan sát thì hầu hết đều
khơng biết bắt đầu vẽ từ đâu. Khi đó GV đưa ra một số câu hỏi như sau:
1/ N là một điểm của đoạn thẳng IK vậy ta cần vẽ đoạn thẳng IK trước hay điểm N
trước? →
HS sẽ trả lời vẽ đoạn IK trước.
2/ Trên đoạn thẳng IK lấy điểm N sao cho IN = 3cm, NK = 6cm.
3/ Trong ba điểm I, K, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? từ đó tính độ dài
đoạn thẳng IK?



Với những câu hỏi như thế các em sẽ vẽ đúng được hình và tính được độ dài đoạn
thẳng IK.
Ví du 2: Khi hướng dẫn học sinh làm đến bài tập 61 “Cho hai tia đối nhau Ox
và Ox’. Trên tia Ox vẽ điểm A sao cho OA = 2cm. Trên tia Ox’ lấy điểm B sao cho OB =
2cm. Hỏi O có là trung điểm của AB không? Vì sao?”
Khi GV cho HS đọc đề bài sau đó yêu cầu các em thực hiện theo các yêu cầu sau:
Trong bài toán có câu văn, các em đọc tới dấu “.” Thì dừng lại và vẽ hình (tức là đọc
từng câu văn một)
-

Đọc câu: Cho hai tia đối nhau Ox và Ox’ rồi dùng lại vẽ hình

- Đọc câu tiếp theo: Trên tia Ox vẽ điểm A sao cho OA = 2cm. yêu cầu các em
vẽ điểm A
- Đọc câu tiếp theo nữa: Trên tia Ox’ lấy điểm B sao cho OB = 2cm. yêu cầu các
em vẽ điểm B
Sau khi vẽ được hình xong, Gv đưa ra một số câu hỏi gợi ý để các em giải bài toán.
1/ Trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?.
2/ Hãy so sánh OA và OB từ đó ta kết luận được điều gì?
Ví du 3: Khi dạy đến bài tập 37 “Cho hai tia Oy và Oz cùng nằm trên một nửa
·
·
mặt phẳng có bờ chứa tia Ox. Biết xOy
= 300 , xOz
= 1200 .

a/ Tính số đo góc yOz?
b/ Vẽ tia phân giác Om của góc xOy, tia phân giác On của góc xOz. Tính số đo góc
mOn?
GV cho HS đọc đề bài sau đó yêu cầu các em thực hiện theo các yêu cầu sau:

- Đọc câu: Cho hai tia Oy và Oz cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa
tia Ox. Ta cần vẽ tia nào trước? → vẽ tia Ox. Tiếp theo vẽ tia nào? → Oy và
Oz. cách vẽ như thế nào? → nhắc lại cách vẽ
- Sau khi HS vẽ tia Ox xong GV hướng dẫn cho hs kỹ cách đặt thước đo góc và
nhìn rõ vạch số 0 nằm ở vòng trong hay vòng ngoài
Sau khi vẽ xong hai tia Oy, Oz. Gv đưa ra một số câu hỏi gợi ý để các em giải bài toán.


·
·
1/ Góc xOy và xOz có số đo là bao nhiêu → xOy
= 300 , xOz
= 1200 . Trong ba tia đó thì

tia nào nằm giữa hai tia còn lại? vì sao?
2/ Từ đó ta có đẳng thức nào? Thay số vào ta tính được số đo góc yOz.
Thực hiện xong câu a/ Gv hỏi tiếp:
3/ Thế nào là tia phân giác của một góc?. Yêu cầu hs vẽ hai tia Om và On.
4/ Trong ba tia Om, On, Ox tia nào nằm giữa hai tia còn lại? → Ox
5/ Từ đó ta có đẳng thức nào? Số đo góc mOx bằng bao nhiêu, góc xOn bằng bao
nhiêu? Vì sao? Thay số vào ta tính được số đo góc mOn .
Bằng cách tương tự ta thực hiện cho nhiều bài tập, tuy mất khá nhiều thời gian
nhưng kết quả là đa số các em đều vẽ đúng hình và làm được hầu hết các bài tập.

Duyệt của BGH

Duyệt của tổ

Thanh mỹ, ngày 29 tháng 09 năm 2015
Giáo viên thực hiện


Nguyễn Thị Thủy

Lê Quang Nhựt



×