Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GIÚP HOC SINH HỌC TỐT HÌNH HỌC 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.59 KB, 5 trang )

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TĨM TẮT
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CƠNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện Tháp Mười

I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: LÊ QUANG NHỰT

Năm sinh: 1976

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ: ĐHSP TỐN
- Chức năng nhiệm vụ được phân cơng: Dạy lớp
- Đơn vị cơng tác: Trường THCS Nguyễn Văn Tre
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Đối với học sinh lớp 6 khi nói đến hình học các em sợ, cảm thấy trù tượng xa vời
khó tiếp thu, các em chưa thật sự hứng thú đối với mơn học này,…Học sinh yếu –
kém mơn hình học thường là do các ngun nhân sau:
- Khơng nắm rõ định nghĩa cũng như tính chất của các hình. Khơng biết biết vẽ hoặc vẽ
hình khơng đúng. Giáo viên thường cho các em đọc hết cả nội dung của bài tập và sau
đó u cầu vẽ hình theo u cầu của bài tốn mà ít hướng dẫn cách vẽ cụ thể nên ít có
học sinh nào vẽ đúng được hình. Đặt biệt là học sinh lớp 6 khả năng đọc và hiểu nội
dung đoạn văn còn rất hạn chế.
- Học sinh chưa biết phân tích bài tốn, vẽ hình như thế nào?
Đặc biệt là các em sợ vẽ hình. Vậy làm sao giải quyết vấn đề này. Nhằm giúp cho
các em học sinh có thể vẽ đúng hình thơng qua các câu hỏi gợi mở của giáo viên từ đó
mới có thể làm được các u cầu của đề bài. Qua đó nâng cao chất lượng dạy
học môn hình học của lớp 6 tại trường THCS Nguyễn Văn Tre.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:




2.1 Tên sáng kiến “RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẼ HÌNH CHO HỌC SINH LỚP
6A1, 6A2 Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRE”
2.2 Lĩnh vực áp dụng trong giáo dục: áp dụng cho học sinh khối 6 trường trung học
cơ sở Nguyễn Văn Tre.
3 . Nội dung và bản chất của sáng kiến:
- Luôn sử dụng phương pháp phân tích (xé nhỏ) bài toán và yêu cầu học sinh làm từng
bước đối với từng bài toán cụ thể
- Tập cho học sinh quen dần với cách học mới bằng phương pháp phân tích bài toán .
Ví du 1 :Ï Hướng dẫn học sinh làm bài tập 46 sgk: “Gọi N là một điểm của đoạn
thẳng IK. Biết IN = 3cm, NK = 6cm. Tính độ dài đoạn IK”.
Khi cho HS đọc đề bài sau đó yêu cầu các em vẽ hình và quan sát thì hầu hết đều
không biết bắt đầu vẽ từ đâu. Khi đó GV đưa ra một số câu hỏi như sau:
1/ N là một điểm của đoạn thẳng IK vậy ta cần vẽ đoạn thẳng IK trước hay điểm N
trước? →
HS sẽ trả lời vẽ đoạn IK trước.
2/ Trên đoạn thẳng IK lấy điểm N sao cho IN = 3cm, NK = 6cm.
3/ Trong ba điểm I, K, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? từ đó tính độ dài
đoạn thẳng IK?
Với những câu hỏi như thế các em sẽ vẽ đúng được hình và tính được độ dài đoạn
thẳng IK.
Ví du 2: Khi hướng dẫn học sinh làm đến bài tập 61 “Cho hai tia đối nhau Ox
và Ox’. Trên tia Ox vẽ điểm A sao cho OA = 2cm. Trên tia Ox’ lấy điểm B sao cho OB =
2cm. Hỏi O có là trung điểm của AB không? Vì sao?”
Khi GV cho HS đọc đề bài sau đó yêu cầu các em thực hiện theo các yêu cầu sau:
Trong bài toán có câu văn, các em đọc tới dấu “.” Thì dừng lại và vẽ hình (tức là đọc
từng câu văn một)
-


Đọc câu: Cho hai tia đối nhau Ox và Ox’ rồi dùng lại vẽ hình

- Đọc câu tiếp theo: Trên tia Ox vẽ điểm A sao cho OA = 2cm. yêu cầu các em
vẽ điểm A


- Đọc câu tiếp theo nữa: Trên tia Ox’ lấy điểm B sao cho OB = 2cm. yêu cầu các
em vẽ điểm B
Sau khi vẽ được hình xong, Gv đưa ra một số câu hỏi gợi ý để các em giải bài toán.
1/ Trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?.
2/ Hãy so sánh OA và OB từ đó ta kết luận được điều gì?
Ví du 3: Khi dạy đến bài tập 37 “Cho hai tia Oy và Oz cùng nằm trên một nửa
·
·
= 300 , xOz
= 1200 .
mặt phẳng có bờ chứa tia Ox. Biết xOy

a/ Tính số đo góc yOz?
b/ Vẽ tia phân giác Om của góc xOy, tia phân giác On của góc xOz. Tính số đo góc
mOn?
GV cho HS đọc đề bài sau đó yêu cầu các em thực hiện theo các yêu cầu sau:
- Đọc câu: Cho hai tia Oy và Oz cùng nằm trên một nửa mặt phẳng có bờ chứa
tia Ox. Ta cần vẽ tia nào trước? → vẽ tia Ox. Tiếp theo vẽ tia nào? → Oy và
Oz. cách vẽ như thế nào? → nhắc lại cách vẽ
- Sau khi HS vẽ tia Ox xong GV hướng dẫn cho hs kỹ cách đặt thước đo góc và
nhìn rõ vạch số 0 nằm ở vòng trong hay vòng ngoài
Sau khi vẽ xong hai tia Oy, Oz. Gv đưa ra một số câu hỏi gợi ý để các em giải bài toán.
·
·

1/ Góc xOy và xOz có số đo là bao nhiêu → xOy
= 300 , xOz
= 1200 . Trong ba tia đó thì

tia nào nằm giữa hai tia còn lại? vì sao?
2/ Từ đó ta có đẳng thức nào? Thay số vào ta tính được số đo góc yOz.
Thực hiện xong câu a/ Gv hỏi tiếp:
3/ Thế nào là tia phân giác của một góc?. Yêu cầu hs vẽ hai tia Om và On.
4/ Trong ba tia Om, On, Ox tia nào nằm giữa hai tia còn lại? → Ox
5/ Từ đó ta có đẳng thức nào? Số đo góc mOx bằng bao nhiêu, góc xOn bằng bao
nhiêu? Vì sao? Thay số vào ta tính được số đo góc mOn .
Bằng cách tương tự ta thực hiện cho nhiều bài tập, tuy mất khá nhiều thời gian
nhưng kết quả là đa số các em đều vẽ đúng hình và làm được hầu hết các bài tập.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:


4.1 Khả năng áp dụng: Nếu vận dụng tốt và khoa học thì việc học Toán hình học cho
học sinh khối 6 sẽ khả thi và đạt kết quả cao hơn.
4.2 Phạm vi áp dụng: Bộ môn Toán tại Trường THCS Nguyễn Văn Tre.
5 . Những lợi ích và hiệu quả của sáng kiến mang lại :
Đây là một sáng kiến rất thiết thực gần gũi với học sinh, giúp học sinh học tốt hơn,
nội dung sáng kiến đã đưa ra các ví dụ cụ thể, rỏ ràng .Từ đó giáo viên có thể áp dụng
cho tất các các bài tập có trong chương trình sách giáo khoa, giúp các em tự tin mạnh
dạng trong làm bài tập đối với môn hình học 6
Hiệu quả sáng kiến mang lại rất cao, cụ thể:
Năm học 2014-2015 khi chưa áp dụng sáng kiến này kết quả kiểm tra một tiết hình học
6 chương 1 đối với học sinh lớp 6a2, 6a3 đạt kết quả không cao cụ thể như sau:
Lớp

Trên trung bình


Dưới trung bình

6a2

70%

30%

Không áp dụng SKKN

6a3

55%

45%

Không áp dụng SKKN

Năm học 2015-2016 tôi mạnh dạng áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong giảng dạy,
tôi nhận thấy sinh lớp 6a2, 6a3 các em có hứng thú học hình học hơn, có thái độ học tập
đúng đắn hơn, giờ học các em nghiêm túc hơn, tích cực phát biểu xây dựng bài hơn, đặc
biệt lần kiểm tra một tiết chương I hình học vừa qua kết quả rất cao cụ thể như sau:
Lớp

Trên trung bình

Dưới trung bình

6a2


95%

5%

Áp dụng SKKN

6a3

97%

3%

Áp dụng SKKN

Qua kết quả trên ta thấy kết quả học tập của học sinh lớp 6a2, 6a3 có tiến bộ rõ rệt, các
em thích học giờ hình học hơn, về nhà các em có làm bài tập, có chuẩn bị bài trước khi
đến lớp, vào lớp các em tích cực xây dựng bài.
Trên đây là những nội dung cơ bản cần thiết, giúp các em tốt các trường hợp bằng
nhau của tam giác. Đây cũng chính là đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong
năm học 2015-2016.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến
cấp huyện. Chân thành cảm ơn.
Thủ trưởng đơn vị

Thanh mỹ, ngày 29 tháng 02 năm 2015


Người báo cáo


Lê Quang Nhựt



×