Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

báo cáo thực tập trạm y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.57 KB, 11 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI TRẠM Y TẾ
PHƯỜNG HÀNG TRỐNG
Lời nói đầu
Trạm y tế phường là một tổ chức y tế cơ sở trong hệ thống mạng lưới chăm sóc
sức khỏe quốc gia. Đó là nơi thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, dưới
sự lãnh đạo của ủy ban nhân dân Phường, trạm y tế là nơi cung ứng đáp ứng nhu cầu
thuốc cho nhân dân.
Phường Hàng Trống là phường năm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm Trạm y tế
xã Phường Hàng Trống cũng là một tổ chức y tế cơ sở thuộc mô hình quản lý thuốc ở
phường. Trạm được xây dựng ngay trung tâm Phường nằm trên con phố sầm uất, là
nơi tập trung đông dân cư. Phường Hàng Trống là một trong những phường trọng điểm
của Hà Nội, vì thế công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng luôn được đề cao và là
mối quan tâm hàng đầu. Với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, luôn đặt sức
khỏe của người dân lên trên. Trong trái tim cán bộ y tế Phường luôn ghi nhớ “Thầy
thuốc như mẹ hiền”. Để phục vụ nhiệt tình hết mình cho nhân dân, nhờ có sự quan
tâm chăm sóc của cán bộ y tế Phường , sự hướng dẫn nhiệt tình, sự giúp đỡ nên người
dân trên địa bàn hiểu và chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn.
Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, ngành y tế được Đảng và Nhà nước,
tổ chức y tế thế giới WTO quan tâm từ trung ương đến địa phương. Công tác chăm sóc
sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng cao. Sự tận tình quan tâm, chăm sóc
người dân của cán bộ y tế Phường, xã, luôn làm cho người bệnh tin tưởng và quý mến,
trạm y tế Phường, xã, còn phối hợp với cán bộ y tế Quận huyện, tổ chức xuống tận
khu phố thăm hỏi, khám bệnh cho nhân dân. Nhờ vậy mà công tác chăm sóc sức khỏe
luôn thu được kết quả cao, tạo được niềm tin tưởng của nhân dân đối với cán bộ y tế
Phường xã.
Trong suốt quá trình thực tập tại trạm y tế Phường Hàng Trống, với sự giúp đỡ
tận tình của trưởng trạm y tế Phường và các cán bộ y, dược em đã tìm hiểu được: danh
mục thuốc thiết yếu có trong trạm, biết được nhu cầu cung ứng thuốc tại phường, cơ
cấu bệnh tật, tình hình khám chữa bệnh tại địa phương...
Trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian và còn ít kinh nghiệm chuyên môn nên
bản báo cáo thực tập còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của


thầy cô và các cán bộ trạm y tế phường Hàng Trống.
SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN THỰC TẬP
Phường Hàng Trống là phường nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm, tổng diện tích
0.34 km2 dân số 11.220 người với 1.574 hộ gia đình gồm15 đường phố được chia
thành 8 khu dân cư, 31 tổ dân phố.
1


a. Kinh tế xã hội
- Nghề nghiệp chính là: kinh doanh nhỏ lẻ và cán bộ công nhân viên chức và
người lao động tự do.
- Về văn hóa: phường Hàng Trống có 01 trường trung học cơ sở, 2 trường tiểu
học và 01 trường mầm non trên địa bàn.
b. Vệ sinh môi trường
- Là một Phường không tập trung nhiều công ty, xí nghiệp do đó phường Hàng
Trống không chịu sự ô nhiễm từ nước thải, khói bụi từ các nhà máy, song vẫn có
những tuyến phố làm dịch vụ ăn uống không có khu xử lý nước thải riêng, đồng thời
trên địa bàn phường vẫn còn có giếng khơi nên đây cũng là nơi dễ bùng phát dịch bệnh
sốt xuất huyết. Tuy nhiên được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương cùng
sự tham gia tích cực của trạm Y tế Phường, cộng đồng nhân dân nên đã khống chế
không để dịch bệnh nguy hiểm nào sảy ra trên địa bàn Phường.
c. Mạng lưới y tế Phường
Hệ thống mạng lưới y tế Phường sâu rộng chặt chẽ. Ngoài cán bộ y tế của trạm
còn sự tham gia của cộng tác viên y tế tại các khu dân cư luôn theo dõi, chăm sóc,
nắm rõ tình hình dịch bệnh nên công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn đạt kết quả
cao
II. SƠ LƯỢC VỀ TRẠM Y TẾ PHƯỜNG HÀNG TRỐNG
Trạm y tế Phường Hàng Trống chịu sự quản lý, chỉ đạo và giám sát của về
chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực, y tế của Trung tâm y tế quận Hoàn Kiếm
và chịu sự quản lý của UBND Phường Hàng Trống trong công tác xây dựng kế hoạch,

tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Tổ chức của trạm y tế phường gồm có:
- Trạm trưởng: Bác sỹ -Trần Quyết Chiến
- Phó trạm trưởng: Điều dưỡng - Nguyễn Thị Thúy
- Nữ hộ sinh: Phạm Thu Hằng
- Điều dưỡng: Trịnh Đình Ánh
- Y sỹ Y học cổ truyển: Cao Thị Hoa
- Dược sỹ: Đặng Ngọc Quang
1. Nhiệm vụ của trạm y tế cơ sở
a. Lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế
của UBND Phường , Quận duyệt, báo cáo trung tâm y tế Quận, Thành Phố và tổ chức
triển khai thực hiện sau khi kế hoạch đã được phê duyệt.

2


b. Phát hiện, báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính quyền
Phường thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch
giữ vệ sinh những nơi công cộng, tuyên truyền ý thức bảo vệ sức khỏe cho mọi đối
tượng tại cộng đồng.
c. Tuyên truyền vận động triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo
vệ sức khỏe “ Bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình” bảo đảm việc quản lý thai và
đỡ đẻ thường cho sản phụ.
d. Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm
y tế và mở rộng dần việc quản lý tại hộ gia đình.
e. Tổ chức khám sức khỏe và quản lý sức khỏe cho các đối tượng trong khu vực
mình phụ trách, tham gia tuyển nghĩa vụ quân sự.
f. Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có kế
hoạch quản lý các nguồn thuốc, xây dựng phát triển thuốc nam, kết hợp ứng dụng y
học dân tộc trong phòng và chữa bệnh.

g. Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời,
chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách.
h. Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ thuật của cán bộ y tế thôn, làng, ấp, bản
thân và nhân viên y tế cộng đồng.
i. Tham mưu cho chính quyền, phường,Quận và phòng y tế Quận chỉ đạo thực
hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và tổ chức thực hiện các nội dung
chuyên môn thuộc các chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương.
k. Phát hiện báo cáo UBND Phường và cơ quan y tế cấp trên, các hành vi hoạt
động y tế phạm pháp trên địa bàn, để kịp thời ngăn chặn và xử lý.
l. Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, các nghành trong Phường để tuyên
truyền và tổ chức thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
2. Nhiệm vụ của trạm trưởng y tế Phường
Trưởng trạm y tế Phường là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Trung tâm y tế và trước Pháp luật về mọi mặt hoạt động của trạm y tế, thực hiện
các nhiệm vụ sau:
1. Lập kế hoạch hoạt động của trạm y tế Phường, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Tổng kết đánh giá,
rút kinh nghiệm hàng năm.
2. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và tổ chức triển khai thực hiện các
Quy chế chuyên môn tại trạm y tế.
3. Phân công các nhân viên y tế thuộc trạm quản lý, thực hiện các trương trình
mục tiêu Quốc gia phù hợp với chuyên môn từng người, đạt hiệu quả: chương trình vệ
3


sinh phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, tiêm chủng mở rộng, An toàn vệ
sinh thực phẩm, y tế học đường, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, y học cổ
truyền, chăm sóc sức khỏe trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản và các chương trình y tế
Quốc gia khác…
5. Huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho y tế Khu Phố.

6. Bảo đảm quản lý và tổ chức cung ứng thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc an toàn
hợp lý chữa bệnh tại trạm cho nhân dân và các đối tượng chính sách theo Quy định,
quy chế hiện hành.
7. Tham mưu cho UBND phường quản lý hành nghề y dược tư nhân, An toàn
thực phẩm trên toàn Phường.
8. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, y dụng cụ, thuốc chữa bệnh… của trạm y tế.
9. Quản lý tài chính thu, chi của trạm theo Quy định.
10. Tiếp nhận và quản lý công văn, tài liệu.
11. Thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo Quy định và khi có dịch trên địa bàn
quản lý phải báo cáo kịp thời đúng quy định.
12. Tham gia các cuộc họp và các công việc khác khi được giao.
3. Nhiệm vụ của phó trạm trưởng trạm y tế Phường
1. Phó trạm trưởng trạm y tế Phường là người giúp Trạm trưởng, chịu trách
nhiệm trước trạm trưởng và trước Pháp luật những việc được phân công, khi trạm
trưởng vắng mặt được ủy nhiệm điều hành hoạt động của trạm y tế Phường.
2. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức trách phân công và phối
hợp với trạm trưởng tổ chức triển khai thực hiện các quy chế chuyên môn tại trạm y tế.
3. Trực tiếp chỉ đạo chương trình nâng cao y tế cơ sở,
4. Phụ trách chương trình An toàn thực phẩm và Tiêm chủng mở rộng
3. Tham gia các cuộc họp và công việc khác khi được giao.
4. Nhiệm vụ của nữ hộ sinh
1. Khám chữa bệnh, thường trực cấp cứu theo phân cấp, được trạm trưởng giao.
2. Tham gia khám thai, đỡ đẻ thường, theo dõi quản lý thai sản, làm các thủ thuật
chuyên môn được phân cấp.
3. Quản lý theo dõi, thực hiện chăm sóc chương trình CSSK bà mẹ trẻ em như
sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tiêu chảy, tiêm chủng
mở rộng.
4. Tham gia tuyên truyền bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
5. Thực hiện dịch vụ KHHGĐ được phân cấp.


4


6. Ghi chép thống kê số liệu theo biểu mẫu những việc được giao báo cáo trưởng
trạm tổng hợp.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
5. Nhiệm vụ của điều dưỡng (y tá)
1. Thực hiện mệnh lệnh của y, bác sỹ và chăm sóc bệnh nhân tại trạm, tham gia
thường trực cấp cứu cùng với y, bác sỹ.
2. Thực hiện quy trình vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại trạm.
3. Tham gia tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng.
4. Ghi chép thống kê số liệu theo biểu mẫu những việc được giao báo cáo Trưởng
trạm tổng hợp.
5. Tham gia thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng và các chương trình y tế
Quốc gia khác khi được phân công.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được trưởng phân công phù hợp với bằng cấp
chuyên môn của điều dưỡng (y tá)
6. Nhiệm vụ của dược sỹ
1. Quản lý quầy thuốc thiết yếu (phải có 60 loại thuốc trở lên theo danh mục
thuốc quy định của Bộ y tế) bảo quản thuốc theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc, có tủ,
ngăn thuốc gây nghiện, thuốc độc riêng theo Quy chế.
2. Quản lý cấp phát thuốc cho các đối tượng khám chữa bệnh và người có the bảo
hiểm y tế, thực hiện theo đúng quy chế dược chính, đặc biệt là thuốc gây nghiện, thuốc
hướng tâm thần, thuốc độc, quản lý thuốc rõ ràng theo từng nguồn và sử dụng theo
đúng quy định.
3. Tham mưu với trạm trưởng kiểm tra, hướng dẫn thực hiện tủ thuốc cấp cứu tại
trạm, luôn có đủ thuốc cấp cứu trên địa bàn thuốc chống sốc theo quy định
4. Thực hiện chế độ thống kê báo cáo về công tác Dược chính xác,kịp thời.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
Giữ mối quan hệ với chính quyền địa phương và kết hợp chặt chẽ với các đoàn

thể quần chúng tại địa phương, quan hệ phối hợp công tác với các thành viên trong
trạm.
III. TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI TRẠM Y TẾ
Với đặc điểm trạm nằm trên tuyến phố sầm uất, giao thông thuận lợi, mật độ dân
cư và khách du lịch đông nên công tác khám chữa bệnh cho nhân dân địa phương cũng
như khám chữa bệnh cấp cứu luôn được đề cao. Công tác chăm sóc sức khỏe của nhân
dân luôn đảm bảo, phát hiện và chữa trị kịp thời đã đẩy lùi dịch bệnh, chính vì thế trạm
y tế của Phường luôn nhận được sự quan tâm và khen ngợi của cấp trên.
5


Các hoạt động chính của Trạm bao gồm:
1. Tiêm chủng mở rộng
- Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi tiêm phòng đủ 7 bệnh có: 108 trẻ/120 trẻ
- Tăng cường công tác tư vấn tuyên truyền về tác dụng của việc tiêm chủng mở
rộng cho đối tượng trong diện được tiêm.
- Tránh sai xót trong chuyên môn, đặc biệt đảm bảo dây chuyền lạnh.
- Hàng năm tiến hành điều tra đối tượng tiêm chủng vào tháng 3 và tháng 1, hàng
tháng tại trạm có 2 buổi tiêm chủng mở rộng vào ngày mùng 5 & 18.
2. Hoạt động cải thiện dinh dưỡng trẻ em
- Quản lý chặt chẽ trong diện quản lý 100%.
- Duy trì thường xuyên cân trẻ để theo dõi suy dinh dưỡng. Trẻ dưới 5 tuổi cân 1
năm/ lần, trẻ dưới 2 tuổi cân 1 quý/ lần
- Tăng cường hướng dẫn kiến thức cho bà mẹ có con dưới 5 tuổi, thai phụ.
- Bà mẹ sau sinh uống Vitamin A 100%.
- Phụ nữ mang thai uống viên sắt 100%.
3. Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Quản lý chặt phụ nữ trong diện sinh đẻ, tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe
sinh sản, phụ nữ có thai được khám 3 lần/ thai kỳ
- Tuyên truyền dinh dưỡng và nuôi con bằng sữa mẹ

4. Giáo dục sức khỏe
- Tuyên truyền qua hệ thống loa đài, nói chuyện chuyên đề GĐSK nhóm, vãng
gia 24 lần/ năm.
- Tăng cường giám sát kỹ năng GĐSK mạn
g lười y tế.
- Viết tin bài, phát tranh ảnh, tài liệu… cho cộng đồng.
5. HIV/AIDS
- Tổng số có 35 bệnh nhân trên địa bàn nhiễm HIV không có ca nhiễm mới, quản
lý 2 bệnh nhân, số tử vong là 20 bệnh nhân.
6. Vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường
a. Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hộ kinh doanh: quản lý 100%.
- Tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người trực tiếp kinh doanh: 1 lần/ năm.
b. Vệ sinh môi trường
- Tỷ lệ hộ dùng nước sạch : 100%.
- Nhà vệ sinh công cộng : 4 nhà
6


- Số giếng khơi đang hoạt động : 10 giếng khơi
- Số điểm tập kết rác : 1 điểm
- Hàng tháng tiến hành kiểm tra các hộ gia đình trung bình 20 hộ/ tháng
7. Y tế học đường
- Khám sức khỏe đầu năm học cho 5 trường trên địa bàn và tẩy giun định kỳ 2
lần/ năm.
8. Quản lý dịch bệnh
- Từ đầu năm do làm tốt công tác vệ sinh môi trường nên trên địa bàn phường
chưa có ca bệnh nào xảy ra trên địa bàn,
- Hàng tháng vẫn điều trị cho trẻ dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy cấp. Bệnh nhân tiêu chảy
được sử dụng Orezol và kẽm, không để xảy ra tử vong và bùng phát dịch

- Hàng năm phối hợp với bộ phận thú y phường tiêm phòng dại cho đàn chó mèo
trên địa bàn.
9. Phòng chống tai nạn thương tích
- Hạn chế thấp nhất các ca tai nạn thương tích xảy ra, 2 tháng đầu năm có tổng số
3 ca bệnh
10.Chương trình phòng chống bệnh Lao
- Quản lý 100% bệnh nhân lao uống và tiêm thuốc tại trạm y tế xã.
- Không để bệnh nhân bỏ trị và tái phát.
- Hướng dẫn bệnh nhân nghi ngờ bệnh Lao đi khám tại phòng khám lao Trung
tâm y tế.
11. Thống kê và báo cáo
- Đảm bảo thống kê cập nhật số liệu thường xuyên.
- Báo cáo đầy đủ đúng thời gian Quy định.
- Các chương trình củng cố sổ sách, báo cáo đúng tuyến độ quy định.
- Tổ chức sơ kết đánh giá hàng quý và rút kinh nghiệm cho quý sau.
13. Danh mục thuốc thiết yếu tại địa phương
STT

1
1
2
3

TÊN THUỐC

DẠNG THUỐC HÀM
LƯỢNG

Thuốc hướng tâm thần
Seduxen

Dạng viên 5mg
Thuốc tim mạch, huyết áp
Atropine sulfat
Dạng ống 1ml: 0,25 mg
Adalat
Dạng viên 10mg
Heptaminol
Dạng viên 0,1878g
7

ĐƯỜNG DÙNG

Uống
Tiêm
Uống
Uống


4
5

Nitomint
Dạng viên 2,6 mg
Uống
Cortonyl
Dạng nước 25ml
Uống
Thuốc kháng sinh
1
Amoxycillin

Dạng viên 500mg
Uống
2
Trimazol
Dạng viên 0,48g
Uống
Thuốc giảm đau, hạ sốt
1
Paracetamol
Dạng gói 150mg
Uống
2
Paracetamol
Dạng viên 500 mg
Uống
Thuốc hô hấp
1
Salbutamol
Dạng viên 2mg
Uống
Thuốc tiêu hóa
1
Loperamid
Dạng viên 2mg
Uống
2
Oresol
Dạng gói
Uống
Thuốc nhỏ mắt

1
Cloramphenicol
Dạng nước 0,4%
Nhỏ.
Thuốc dung ngoài, sát khuẩn
1
Cao sao vàng
Dạng hộp
Bôi ngoài da
2
Natri clorid
Dạng chai 0,9% 500ml
Bôi ngoài da
3
Oxy già
Dạng lọ 3% 20ml
Bôi ngoài da
4
Povidine
Dạng lọ 10%, 90 ml
Bôi ngoài da
5
Panthenol
Dạng hộp 130g
Bôi ngoài da
Dịch truyền
1
Ringer lactat
Dạng chai 500ml
Truyền tĩnh mạch

Thuốc cầm máu
1
Vitamin K
Dạng ống 5mg/ml
Tiêm
THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC
KHỎE TRONG ĐỢT THỰC TẬP TẠI ĐỊA BÀN
Bên cạnh việc chăm sóc bằng công tác khám bệnh thì việc truyền thông giáo dục
sức khỏe cho nhân dân cũng rất cần thiết. Giáo dục sức khỏe là động viện mọi người
tự lựa chọn hoạt động của họ để nâng cao sức khỏe. Chính vì vậy mà việc tuyên truyền
giáo dục sức khỏe đối với mọi người là hết sức quan trọng, hoạt động tuyên truyền
giáo dục được mọi người hưởng ứng thông qua các hoạt động tuyên truyền. Tuyên
truyền, tập huấn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, ăn uống khoa học hợp vệ sinh,
cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.
1. Vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khỏe:

8


Tuyên truyền, vận động các hộ giữ gìn vệ sinh môi trường bằng các hoạt động
vứt rác đúng nơi giờ, đúng nơi quy định, tham gia thả cá diệt bọ gậy, không để nước tù
đọng…các hộ kinh doanh cùng tham gia dọn sạch khu vực bày bán hàng
Thực hiện ăn uống khoa học hợp vệ sinh, sử dụng các thực phẩm có nguồn
gốc xuất xứ rõ rang trong chế biến thực phẩm đối với các hộ kinh doanh ăn uống.
2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Kết hợp cùng chi hội phụ nữ tổ chức buổi tọa đàm, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe
sinh sản và kế hoạch hóa gia đình.
Hướng dẫn các bà mẹ phương pháp nuôi con khoa học, thực hiện chương trình
phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu chất, vận động bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ đặc
biệt chú trọng tới những bà mẹ sinh con đầu long

Kết hợp với nhà trường trung học cơ sở trên địa bàn tổ chức buổi trò chuyện về
giới tính và cách chăm sóc sức khỏe sinh sản
3. Phòng chống dịch và bệnh xã hội
Tổ chức các công tác bao vây dập tắt khi có dịch xảy ra
Lập kế hoạch phòng chống và chữa các bệnh như: cúm, tiêu chảu cấp, sốt
xuất huyết, tay chân miệng, bệnh tang huyết áp, đái tháo đường……
4. Tuyên truyền sử dụng thuốc hợp lý
Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều các loại thuốc, người bệnh dễ dàng
tìm mua và tự kê đơn thuốc theo người bán dẫn đến việc sử dụng thuốc không an toàn,
hiệu quả. Tuyên truyền cho các bệnh nhân tới khám và người dân cách sử dụng thuốc,
phòng chống việc mua phải hàng giả, hang kém chất lượng, không làm dụng thuốc…
5. Tiêm chủng mở rộng:
Vận động các bà mẹ đưa đón đến trạm để được tư vấn và tiêm chủng đúng liều,
đúng độ tuổi, đúng loại thuốc.
THAM GIA CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Qua quá trình thực tập thực tế tại trạm với sự cố gắng của bản thân, cũng như sự
giúp dỡ tận tình của các cán bộ trạm, em đã được tham gia một số hoạt động tại trạm
Tham gia khám chữa bệnh,
Chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm: Vận động người dân không vận
chuyển gia cầm, bày bán gia cầm sống, đặc biệt gia cầm từ các vùng dịch.
Chương trình phòng chống sốt xuất huyết: Tham gia vận động người dân trên địa
bàn giữ gìn vệ sinh môi trường, không để nước tù đọng, khơi thông cống rãnh và thả
cá …Giám sát 03 ca dịch và 2 ổ dịch cũ năm 2016 trên địa bàn

9


Chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm: tham gia vận động và kiểm tra các hộ
kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn để đảm bảo các hộ sử dụng thực phẩm có
nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm đảm bảo vệ sinh và an toàn.

Tham gia kiểm tra các hộ gia đình về việc giữ gìn vệ sinh môi trường và sử dụng
nước sạch trong sinh hoạt.
- Cùng tham gia tư vấn sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
- Trong quá trình thực tập em đã được các cán bộ trạm hướng dẫn việc ghi chép
sổ sách. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe bằng công tác khám chữa bệnh thì việc ghi
chép sổ sách báo cáo cũng rất quan trọng bởi đây là nguồn thông tin chính xác, kịp
thời, đầu đủ giúp cho cán bộ y tế, cán bộ quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn để
xây dựng điều chỉnh kế hoạch y tế. Ngoài ra còn có thể theo dõi người bệnh, tình hình
sức khỏe, dịch bệnh tại cộng đồng nhằm kịp thời phát hiện các dịch bệnh với số liệu cụ
thể

10


KẾT LUẬN CHUNG
Sau thời gian học tập tại trường trung cấp y khoa Pasteur, dưới sự dìu dắt của
thầy cô cùng sự nỗ lực của bản thân, em đã có trong tay kiến thức và kỹ năng nhất
định vào thực tế. Tuy thời gian thực tập ngắn song với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và
tạo điều kiện của các cán bộ Trạm, em đã được trau dồi kiến thức, bổ sung thêm kiến
thức thực tế và biết cách vận dụng linh hoạt hơn các kiến thức lý thuyết đã học cả về
chuyên môn lẫn kỹ năng giao tiếp, điều tra cộng đồng
Cũng qua đợt thực tế này giúp em thấu hiểu hơn về các mối quan hệ y đức hơn
.Các nhân viên y tế cơ sở với trang thiết bị y tế thiếu thốn nhưng với lòng yêu nghề,
hết lòng vì dân phục vụ đã khắc phục những khó khăn bám chắc địa bàn hoàn thành tốt
các chương trình mục tiêu y tế quốc gia trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường trung cấp y khoa Pasteur đã
trang bị cho chúng em những kiến thức cơ bản về Y học, kiến thức về tổ chức y tế các
kỹ năng giao tiếp...Cảm ơn cán bộ nhân viên trạm y tế Phường Hàng Trống đã cho em
những bài học thực tế để củng cố thêm kiến thức để từng bước hoàn thiện nghề nghiệp
bản thân.


11



×