Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề Cương Lý 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.27 KB, 6 trang )

PHẦN 1: QUANG HỌC
CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
LÝ THUYẾT
1) Nhận biết ánh sáng
Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
2) Nhìn thấy một vật
Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
3) Nguồn sáng và vật sáng
- Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắc lại ánh sáng chiếu đến nó
BÀI TẬP
Bài 1: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Ta không nhận biết được ánh sáng khi ………… ánh sáng truyền vào mắt ta
b) Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ ………… vào mắt ta
c) Vật sáng gồm ………… và …………
d) Vật đen là vật ………… tự phát ra ánh sáng và cũng không ………… chiếu vào nó
Bài 2: Hãy nêu 3 vật gọi là nguồn sáng, 3 vật gọi là vật sáng
Bài 3: Đánh dấu (x) vào ô trả lời thích hợp:
Đúng
a)
b)
c)
d)
e)
f)
g)

Sai

Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
Ta nhìn thấy một vật khi vật phát ra ánh sáng


Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng
Ta nhìn quyển sách trên bàn, quyển sách là vật sáng
Miếng vải đen không phải là vật sáng
Cây đèn cầy (nến) không phải là nguồn sáng
Tấm gương phản chiếu ánh sáng mặt trời là nguồn sáng

Bài 4: Khi nhìn vào một bông hoa (hoặc 1 vật), ta có thể nhìn thấy nhiều màu sắc khác nhau như: vàng, đỏ, xanh,
… Tại sao ta có thể nhìn và phân biệt được các màu như vậy?
Bài 5: Ban đêm nhìn trên bầu trời ta thấy rất nhiều vì sao sáng. Các vì sao này có phải là vật sáng không? Tại sao?
Bài 6: Ta dùng một chiếc gương phẳng hướng ánh sáng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải
là nguồn sáng không? Tại sao?
Bài 7: Mắt có thể nhìn thấy rõ những vật đặt phía sau một tấm kính mỏng, nhưng nếu tấm kính càng dày thì càng
khó nhìn. Khi tấm kính dày đến một mức nào đó, thì mắt không thể nhìn được những vật đặt phía sau. Hãy giải
thích vì sao? Biết tấm kính là vật trong suốt
Bài 8: Đánh dấu (x) vào ô thích hợp:
Nguồn sáng

Vật hắt lại ánh sáng
chiếu vào nó

Không phải ánh sáng

Mặt trời
Mặt trăng đêm rằm
Cây bút trong hộp kín
Máy bay bay trên trời buổi sáng
Màn hình máy tính đang hoạt động
Tờ giấy màu đen
Bài 9: Nếu dùng đèn laser màu đỏ chiếu vào một tấm bìa trắng thì thấy có một đốm sáng màu đỏ trên tấm bìa
nhưng tại sao khi chiếu vào không khí ta không thấy một đốm đỏ

Bài 10: Tại sao ở các phòng thí nghiệm đo phổ quang người ta thường dùng màn đen để phủ lên các hệ thiết bị đo?
1


Bài 11: Khi các bạn học sinh xếp hàng trước khi vào lớp. Lớp trưởng hay hô to: “Đằng trước thẳng”. Vậy làm thế
nào ta biết ta đã đứng thẳng hay chưa? Điều này ứng dụng kiến thức vật lý nào?
Bài 12: Muốn nhìn thấy một vật nào đó thì phải có ánh sáng từ vật đó truyền về phía mặt mình nhưng tại sao ta chỉ
cần thắp sáng một ngọn nến thì ánh sáng hầu như lan tỏa khắp phòng?
CHỦ ĐỀ 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
LÝ THUYẾT
1) Đường truyền của ánh sáng
Đường truyền ánh sáng trong không khí là đường thẳng
2) Tia sáng và chùm sáng
- Tia sáng: là đường truyền ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng
- Chùm sáng: gồm nhiều tia sáng hợp thành
- Có 3 loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ

BÀI TẬP
Bài 13: Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Định luật truyền thẳng của ánh sáng: “Trong môi trường ……… và ……… ánh sáng truyền đi ………
b) Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng ……… gọi là tia sáng
c) Chùm sáng ……… gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng
d) Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng ……… trên đường truyền của chúng
e) Chùm sáng phân kỳ gồm các tia ……… trên đường truyền của chúng
Bài 14: Hãy lập phương án cắm 3 cái kim thẳng đứng trên một quyển sách để trên bàn mà không dùng thước thẳng
Bài 15: Đánh dấu (x) vào ô trả lời thích hợp:
Đúng
-

Sai


Trong thực tế không có tia sáng mà chỉ có chùm sáng
- Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một
đường thẳng gọi là tia sáng
- Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau
trên đường truyền của chúng
- Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng giao nhau trên
đường truyền của chúng
- Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng loe rộng tia trên đường
truyền của chúng
- Ánh sáng truyền trong không khí với vận tốc gần bằng
300.000 km/s
- Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh
sáng không truyền đi theo đường thẳng

Bài 16: Chúng ta không thể nhìn thấy được những vật ở sau lưng nếu ta không quay mặt lại. Giải thích hiện tượng
trên
Bài 17: Trong 1 phòng tối kín ta dùng 1 bật lửa bật cháy sáng thì lập tức ta có thể nhìn thấy các vật gần đó. Giải
thích tại sao?
Bài 18: Tại sao khi ở xứ lạnh vào mùa đông khi đi ngoài trời ta lại “thở ra khói”?
Bài 19: Ánh sáng truyền đi trong môi trường không khí theo một đường thẳng. Vậy tại sao trên sa mạc người ta lại
thấy ảo ảnh?
Bài 20: Một chiếc đèn nhỏ đặt ở trên khán đài dùng để chiếu sáng cho một diễn viên đang biểu diễn trên sân khấu.
Vậy chùm sáng phát ra là chùm sáng song song, phân kỳ hay hội tụ? Giải thích
2


Bài 21: Tại sao để một chiếc đũa ở ngoài không khí thì ta thấy chiếc đũa thẳng. Khi cho chiếc đũa vào một ly nước
thì ta thấy chiếc đũa giống như bị gãy khúc?


Bài 22: Làm thế nào để kiểm tra xem cạnh của một chiếc thước thẳng hay không? Mô tả cách làm và giải thích
cách làm
CHỦ ĐỀ 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
LÝ THUYẾT
1) Bóng tối – Bóng nửa tối

- Vùng phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối
- Vùng phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng
nửa tối
2) Nhật thực – Nguyệt thực

- Nhật thực là hiện tượng Mặt Trời ban ngày bị Mặt Trăng che khuất một phần hoặc toàn bộ

3


- Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng tròn ban đêm bị Trái Đất dần che khuất không được Mặt Trời chiếu
sáng
BÀI TẬP
Bài 23:
a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ ……… truyền tới ……… nằm phía sau
vật cản, nhận được ánh sáng từ ……… của nguồn sáng truyền tới
b) Nhật thực toàn phần quan sát được ở chỗ đó ……… của Mặt Trăng trên ………
c) Nguyệt thực xảy ra khi ……… bị …….. che khuất không được mặt trời chiếu sáng
Bài 24: Khi xảy ra hiện tượng nhật thực, có phải tất cả mọi người đứng trên Trái Đất đều có thể quan sát được
không? Hãy giải thích
Bài 25: Tại sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm Âm lịch?
Bài 26: Vào ban đêm, bạn Hà dùng quyển sách giáo khoa Vật Lý 7 che kín bóng đèn dây tóc đang sáng thì trên
bàn học sẽ tối lại, không thể đọc sách được. Nhưng nếu dùng quyển sách giáo khoa Vật Lý 7 để che đèn ống đang
sáng thì bạn Hà vẫn đọc được sách. Hãy giải thích hiện tượng này

Bài 27: Một số học sinh thường hay có một trò chơi: Giơ tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát trên bức
tường xuất hiện những hiện tượng gì? Giải thích hiện tượng đó

Bài 28: Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy một cái cọc cao 1m đặt thẳng đứng có một
cái bóng trên mặt đất dài 0,8m và một cái cột đèn có bóng dài 5m. Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1cm ứng với 1m để
xác định chiều cao của cột đèn. Biết rằng các tia sáng Mặt Trời đều song song
Bài 29: Khi đặt một bàn tay dưới ánh sáng một ngọn đèn điện dây tóc (bóng đèn pin) thì bóng của bàn tay hiện
trên mặt bàn rất rõ nét, còn đặt bàn tay dưới ánh sáng của bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe. Hãy giải
thích tại sao?
Bài 30: Tại sao trong các lớp học người ta thường gắn đèn ở các phía trái, phía phải hoặc trên trần nhà của lớp học
mà không gắn phía sau lưng hay tập trung về một phía

Bài 31: Tại sao ở các sân bóng đá, cầu lông… vào ban đêm lại được chiếu sáng bởi 4 bóng đèn cao áp ở 4 góc sân
mà không phải là 1 bóng đèn thật lớn để trên đầu?

4


CHỦ ĐỀ 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
LÝ THUYẾT
1) Gương phẳng
Gương phẳng: là một phẳng nhẵn có thể phản xạ lại hoàn toàn, hoặc một phần ánh sáng chiếu tới nó
2) Định luật phản xạ ánh sáng

- Các tia sáng tới gương gọi là tia tới
- Các tia từ gương hắt lại trở lại là các tia phản xạ
- Pháp tuyến là đường thẳng kẻ vuông góc với gương tại điểm tới
• Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới
- Góc phản xạ bằng góc tới

BÀI TẬP
Bài 32: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các chỗ trống sau:
a) Hình của vật quan sát được trong gương gọi là ……………..
b) Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa ……………… và ………….... Góc ………………….bằng góc
tới
c) Khi góc tới bằng 600 thì góc phản xạ bằng ................... Góc tới bằng .................... thì góc phản xạ bằng
0
0
Bài 33: Cho các hình vẽ sau. Biết I là điểm tới, SI là tia sáng truyền tới gương phẳng, IR là tia phản xạ trên gương.
Hãy vẽ pháp tuyến tới gương tại điểm tới và xác định vị trí đặt gương

Bài 34: Biểu diễn gương phẳng, pháp tuyến, tia tới và tia phản xạ trên hình vẽ trong các trường hợp:
a) Góc tới bằng 300
b) Góc tới bằng 600
0
c) Góc phản xạ bằng 45
d) Góc phản xạ 00
Bài 35: Trên hình vẽ có 1 tia sáng SI chiếu trên 1 gương phẳng. Góc tạo bởi SI với pháp tuyến tại I bằng 450
a) Hãy cho biết góc phản xạ bằng bao nhiêu độ?
b) Hãy vẽ tiếp tia phản xạ

5


6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×