SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ
XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP CHỦ NHIỆM VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
Phần1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề:
Nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay. Đi đôi với chất lượng – Kết quả học tập,
thì công tác xây dựng nề nếp cho học sinh và giáo dục học sinh cá biệt là một trong
những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học.Thực tế, nếu trong
lớp, học sinh không có nề nếp cộng vào đó là học sinh cá biệt thì việc giáo dục và
dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên việc hình thành cho các em nề nếp tốt ở các mặt và giáo dục được học
sinh cá biệt là một trong những vấn đề mà tôi luôn quan tâm và suy nghĩ .Đây là một
điều khó thực hiện đối với mỗi một giáo viên chúng tôi. Với tình hình xã hội hội hiện
nay, một số giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa thực sự quan
tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em … Vậy để
có được nề nếp học tập cũng như mọi hoạt động tốt của lớp học chúng ta phải làm gì
và có kế hoạch như thế nào để góp phần vào công tác giáo dục hiên nay cho có hiệu
quả ? Đây là một trong những vấn đề mà tôi luôn quan tâm .
II. Cơ sở lí luận :
Trường Tiểu học thị trến Khe Tre là một trong những trường luôn đi đầu trong công
tác dạy học và giáo dục của huyện nhà .Nhưng trong quá trình dạy học và giáo dục
bản thân cũng luôn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xây dựng nề nếp đi đôi với việc
giáo dục học sinh cá biệt ,mà điều này chắc hẳn không riêng mình tôi mà có lẽ ai là
giáo viên cũng phải suy nghĩ về vấn đề này .
Bác Hồ đã từng dạy chúng ta “Có tài mà không có đức là người vô dụng ,có đức mà
không có tài làm việc gì cũng khó”Thật vậy, “đức” và “tài ”là hai mặt không thể thiếu
được đối với con người mới XHCN. Hiện nay, đất nước ta đang đổi mới nhiều về đời
sống kinh tế-xã hội, song song với việc phát triển nhân tài thì truyền thống đạo đức
cũng cần phải coi trọng.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ phổ thông, chính vì thế chúng ta cần phải
coi trọng việc xây dựng nề nếp và giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt để lớn lên
các em sẽ sớm hoàn thiện mình hơn và trở thành một con người có ích cho xã hội. Để
thực hiện được vấn đề này không phải dễ mà cần phải có một quá trình và dựa vào
mỗi một giáo viên chúng ta.
Là một giáo viên tiểu học, chúng ta cần phải biết sáng tạo ,năng động để kết hợp
nhuần nhuyễn các phương pháp, biện pháp giáo dục để các em sớm đi vào nề nếp tốt
và nâng dần tầm nhận thức cho các em học sinh cá biệt.
III. Cơ sở thực tiễn:
Học sinh Trường Tiểu học thị trấn Khe tre là một trong những trường có số học sinh
chăm ngoan, nhưng bên cạnh đó sự phát triển của đời sống hiện nay kéo theo sự đua
đòi, học hỏi cách sống mới bao gồm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực ,mặt tiêu cực ảnh
hưởng tới một số em ,khi gia đình còn chạy theo kinh tế, không quan tâm đến con em
mình. Chính vì điều đó mà mỗi một chúng ta cần phải quan tâm hơn.
Học sinh từ lớp một lên lớp trên thường có sự thay đồi lớp như một số em từ trường
khác chuyển đến hoặc từ một buổi chuyển vào hai buổi trên ngày. Chính sự thay đổi
đó mà nề nếp lớp cũng ảnh hưởng ít nhiều như: Xếp hàng lộn xộn không theo thứ tự;
ra vào lớp tự do; đi học không đúng giờ…
Về tâm lý, trẻ em ở lứa tuổi lớp một còn rất ngây ngô, dễ tin và rất nghe lời cô giáo.
Nhưng đối với các em lớp hai, ba các em có thay đổi một chút: biết phân biệt đúng
sai; biết suy nghĩ xử lý được tình huống đơn giản; biết nói lên ý kiến của mình ; nhận
ra một mẫu hành vi chuẩn mực qua bài học….
Khi được phân công chủ nhiệm lớp 4A là một trong những lớp chăm ngoan của
trường nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số em cá biệt cụ thể là em Lê Đức. Chính vì
đó mà tôi luôn trăn trở là làm thế nào có biện pháp giáo dục hiệu quả nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục cho học sinh cá biệt, nhằm đưa chất lượng giáo dục phát triển
toàn diện ngày một đi lên.
Với những thực trạng trên, để xây dựng đề nếp cho học sinh đòi hỏi người giáo
viên phải có bản lĩnh, tính dứt khoát, sự quan tâm đồng đều đến học sinh mình phụ
trách. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, biết yêu
thương học sinh như con mình .
Phần 2: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đối với công tác chủ nhiệm lớp:
Ngày đầu tiên mới nhận bàn giao học sinh từ lớp dưới lên, giáo viên cần thể hiện sự
nghiêm khắc nhưng cũng phải biết kết hợp dạy học với các trò chơi. Tạo sự thân mật
giữa thầy và trò.
Giáo viên vừa cứng rắn cương quyết vừa thể hiện tình cảm dịu dàng yêu thương
chăm sóc các em .
Giáo viên cần kiên trì rèn luyện một học sinh có phong thái tự tin làm lớp trưởng,
lớp trưởng phải được cả lớp tin tưởng, phải học giỏi chăm ngoan và luôn nghiêm túc
trong công việc mà cô giáo giao.
Ví dụ : Học sinh phải so hàng ra vào lớp . Lớp trưởng là người điều động các bạn
sao cho thật nhanh ngay ngắn.
Sau mỗi tưần , giáo viên cần tổ chức những buổi sinh hoạt lớp có hiệu quả để nhận
xét công việc trong tuần qua cụ thể là: Cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã thực
hiện, nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới ...
Ví dụ : Lớp có bạn học sinh thường hay đi học trễ lớp nên nhắc nhở bạn đi học
đúng giờ . Tuyên dương học sinh gương mẫu .
Giáo viên ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các em biết
được hành vi đúng sai.Giúp các em phát huy những mặt mạnh sẵn có.
Song song với việc xây dựng nề nếp trật tự, kỷ luật cho học sinh, giáo viên cũng
rèn cho học sinh nề nếp tự quản.
Ví dụ : Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn
lại những bài đã học trong tuần qua; hoặc ôn lại các bản nhân chia.
Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học khi vắng giáo viên. Trên cơ cở đó
giáo viên yên tâm quản lý học sinh theo hướng chỉ đạo từ xa.
Với những việc các em làm được giáo viên cần kịp thời khen thưởng, tuyên dương
nhằm nhân rộng điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi theo.
Cần xây dựng được nề nếp học tập cho học sinh :
Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh để từ đó phân các em thành
nhiều nhóm: Phân hoá theo đối tượng học sinh. Giáo viên phải có kế hoạch, phương
pháp cụ thể nhằm giúp học sinh học tốt hơn.
Giáo viên cần đến lớp sớm để cùng kiểm tra và dò bài với các em. Công việc này cần
được kiểm tra thường xuyên vào đầu giờ học để có hiệu quả hơn .
Nếu trong lớp có học sinh chưa học tốt, giáo viên phải liên hệ với phụ huynh hoặc
ghé thăm gia đình để tìm hiểu nguyên nhân.
Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn giáo viên cần tìm hiểu tận tình: đến gia đình
thăm hỏi đồng thời đề ra biện pháp hỗ trợ gíup đỡ các em.
Giáo viên phải thường xuyên chấm trả bài đầy đủ để nắm được tình hình sức học của
các em kịp thời uốn nắn, giúp các các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng khắc
phục. Giáo viên cũng cần học hỏi phương pháp giảng dạy tích cực để giảng dạy có
hiệu quả.
Trong quá trình dạy học, giáo viên là người điều khiển, tổ chức hướng dẫn học sinh
học tập; học sinh phải biết tự giác học tập để chiếm lĩnh kiến thức. vì vậy giáo viên
phải biết áp dụng các hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
Giáo viên sử dụng phương pháp: học mà chơi – chơi mà học, nhưng không vì thế mà
làm anh hưởng đến những lớp xung quanh.
Ví dụ: Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả lớp. Còn
trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn không đập bàn, phải
biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ cô .
2. Về công tác giáo dục học sinh cá biệt :
Sớm tìm hiểu và nắm được tình hình học sinh của lớp mình ngay từ đầu năm nhận
lớp .Hiểu được từng đối tượng học sinh như: tính tình, sở thích …và hoàn cảnh gia
đình của mỗi em. Từ đó để có kế hoạch dạy học và giáo dục một cách cụ thể .
Lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm kim chỉ nam xuyên suốt cả năm học thông qua các tiết
dạy đạo đức và sinh hoạt tập thể ở cuối tuần.
Từng giai đoạn nắm thông tin cần thiết từ đối tượng để cùng bàn bạc với phụ huynh
học sinh hoặc những người có liên quan để tìm ra kết quả và nguyên nhân nhằm khắc
phục và điều chỉnh những tồn tại mà học sinh còn mắt phải.
Đề ra một số nội quy làm mốc để nhận xét đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh
như:
+ Đi học đều ,không vắng ,trễ.
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài .
+ Học bài làm bài đầy đủ khi đến lớp .
+ Không nói chuyện chưởi thề ,đánh bậy.
+ Kính trọng thầy cô, hòa nhã với bạn bè.
+ Chăm chú nghe giảng ,tích cực tự giác trong học tập .
+ Tham gia các phong trào của lớp, của đội, của trường .
Bố trí chỗ ngồi hợp lí cho học sinh. Đối với HS cá biệt cần bố trí chỗ ngồi gần bàn
GV, gần các em giỏi ,chăm để được sự giúp đỡ của các bạn và sự giám sát của Gv.
Tạo sự hứng thú cho các em học tập vừa phải, không nản chí.
Tạo được không khí thoải mái trong giờ học, luôn gần gũi, yêu thương học sinh để
có mối quan hệ thân thiện với học sinh.
Không nghiêm khắc quá và cũng không được buông lỏng đối với các em. Răn đe
khuyên nhủ nhưng cũng khoan dung độ lượng .
Theo sát biểu hiện của các em, từ giờ học, giờ chơi, đến buổi lao động để nâng đỡ
các em .
Bố trí công việc cho các em để các em gắn trách nhiệm và tạo uy tín của các em với
tập thể.
Khen ngợi động viên kip thời tránh chê bai .
Nêu gương tốt ,nhân điển hình .
Giúp các em nhận rõ người có đạo đức tốt luôn được mọi người yêu mến tin tưởng.
Giáo dục học sinh trong lớp biết tôn trọng bạn bè.
Chia sẽ thông cảm với bạn như: chia sẽ đồ dùng học tập, quan tâm an ủibạn hơn …
Gặp và bàn với phụ huynh để phụ huynh nhận thức rõ và có trách nhiệm đối với con
cái.
Luôn hăng say, nhiệt tình trong công tác, xem công việc hằng ngày đó của mình
như là một niềm vui trong cuộc sống.
Tạo được mối quan hệ gần gũi với phụ huynh học sinh, để từ đó có được thông tin
hai chiều giữa phụ huynh học sinh với giáo viên và ngược lại .
Trên đây là một số giải pháp mà bản thân luôn vận dụng thực hiện có hiệu quả vào
trong công tác giảng dạy và giáo dục nhằm góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
* Tóm lại nếu giáo viên xây dựng tốt nề nếp học tập thì hiệu quả giảng dạy rất cao,
học sinh lĩnh hội đầy đủ những kiến thức .
Về mặt tâm lý học tiểu học:
Quy trình sư phạm tổng thể là một quá trình diễn ra cùng lúc hai quá trình cơ bản
khác: Đó là quá trình giáo dục và quá trình dạy học. Hai quá trình này luôn luôn tác
động lẫn nhau, chúng có mối quan hệ biện chứng lâu dài và phức tạp. Chính vì vậy,
người giáo viên ngoài việc dạy học giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản
còn là một người mẹ hiền luôn tận tuỵ với những đứa con bé bỏng yếu ớt của mình.
Nói cách khác: Song song với việc dạy học còn có các khâu giáo dục hành vi đạo
đức cho học sinh qua các môn học.
Giáo viên luôn luôn là người làm gương, là tấm gương sáng cho các em học sinh.
Người thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò tốt .
Việc động viên khen thưởng - phê bình kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tính
hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường .
Tóm lại người giáo viên ngoài việc dạy chữ còn dạy người sao cho các em trở thành
những người có ích cho xã hội cho đất nuớc sau này.
Phần 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết quả đạt được :
Với những giải pháp mà bản thân đã thực hiện hiện có hiệu quả như đã nêu trên,
trong năm học vừa qua lớp đã đạt được những kết quả như sau:
Về công tác chủ nhiệm :
* Nề nếp kỷ luật, trật tự so với đầu năm, các em đều thực hiện tốt các nề nếp :
- Xếp hàng ra vào lớp.
- Các em đến lớp đúng giờ.
- Xin phép cô khi ra, vào lớp.
* Nề nếp học tập tất cả các em đều có nề nếp :
- Hợp tác trao đổi cùng bạn như: đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực .
- Biết giờ tay khi muốn phát biểu.
- Tập trung trong giờ học.
- Thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh huởng đến lớp bạn.
* Nề nếp hành vi đạo đức các em thực hiện tốt các hành vi :
- Thói quen chào hỏi cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi….
- Giữ vệ sinh trường lớp (Như bỏ rác vào thùng khi ăn quà, làm thủ công, biết quét
lớp, lau bàn ghế ).
- Giúp bạn vượt khó : đôi bạn học tập tốt, tham gia phong trào kế hoạch nhỏ, thông
qua tiết học đạo đức “Tích cực tham gia hoạt động nhân đạo ”cụ thể là đã ủng hộ và
mua được 2 tấm vải áo tặng bạn và cuối năm học tặng thêm em Đức 1tấm vải áo trắng
và hiện tại em đã có tiến bộ đáng kể về cả nề nếp học tập lẩn thái độ cư xử với bạn
bè.
Kết quả cuối cùng là 100% học sinh hạnh kiểm thực hiện đầy đủ.
Riêng em học sinh cá biệt đã có ý thức, học tập tốt và tích cực gia các hoạt động của
lớp.
2. Bài học kinh nghiệm :
Qua một năm rèn luyện và theo dõi các em một cách chặt chẽ,tối thấy các em có sự
tiến bộ vượt ra ngoài sự mong muốn của tôi. Mặt dù em học sinh cá biệt đó chưa hoàn
toàn tiến bộ, nhưng đây là một kết quả khả quan.
Người làm công tác giáo dục trước hết có lòng nhiệt tình, có tâm huyết với nghề
nghiệp, thương yêu học sinh như con em mình.