Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cách thức đức giêsu thanh tẩy đền thờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.19 KB, 2 trang )

Cách thức Đức Giêsu thanh tẩy Đền thờ ?
Phải hiểu cung cách Đức Giêsu có khi “thanh tẩy” Đền thờ thế nào?

Kính thưa cha,
Khi đọc Phúc Âm thánh Mátthêu (ch. 21 câu 12) nói về việc Chúa Giêsu vào Đền
thờ đuổi tất cả những người mua bán trong Đền thờ, lật bàn của những người đổi
bạc, và xô ghế của những kẻ bán bồ câu, con không hiểu tại sao Chúa lại làm như
vậy, mà không dùng lời lẽ ôn tồn nói với họ? Như vậy có đi ngược với lời Chúa
dạy các môn đệ không? Xin cha chỉ dẫn. Cám ơn cha (Ngọc Nga)
Chị thân mến,
Cám ơn chị đã đặt câu hỏi này để chúng ta luôn nhớ rằng “ngôn hành hợp
nhất” và Đức Giêsu là Ngôi Lời Nhập thể cũng không thể đi ra ngoài quy tắc này.
Dường như cách xử sự như thế của Đức Giêsu đi ngược lại với chính những giáo
huấn của Người, chẳng hạn ở Mt5,39-42 hoặc 7,12, hoặc đi ngược lại với chính tư
cách của Người vì Người đã tự giới thiệu là Đấng “có lòng hiền hậu và khiêm
nhường” (Mt 11,29). Đàng khác, những người buôn bán chỉ ở tiền đường bên
ngoài, gọi là “tiền đường dân ngoại”, với diện tích 475x300m là một vùng rộng
mênh mông vây quanh các sân khác và chính điện thờ, tức là họ không xúc phạm
đến chính Đền thờ. Vào những dịp lễ lớn, người ta còn bày hàng ở vùng phụ cận
Đền thờ bên núi Ô-liu nữa. Tại những chỗ này, người ta bán những con vật và
những phẩm vật khác cần thiết cho các hy lễ. Đã thế, chuyện buôn bán này đã có
phép của các giới chức tôn giáo. Do đó, dường như khó biện minh cho hành vi
“bạo động” của Đức Giêsu?
Tuy nhiên, ở đây tác giả Tin Mừng Mátthêu muốn chúng ta hiểu là Đức
Giêsu đã làm một hành vi mang tính ngôn sứ (tiên tri) để trình bày một sứ điệp.


Chúng ta có thể nghĩ đến trường hợp ngôn sứ Giêrêmia: ông là người rất hiền lành,
nhút nhát nữa là đàng khác, yêu giống nòi, thương quê hương, thế mà ông đã phải
liên tục tuyên ra những lời sấm rất gay gắt để kết án dân tộc ông (xem chẳng
hạn Gr 5,15-19; 8,8-12) và ông đã lên tiếng chống lại cả đền thờ (Gr 7,1-15).


Nhưng ông “bạo động” bằng lời nói như thế chỉ vì ông muốn cảnh tỉnh dân tộc của
ông, bởi vì họ đã phản bội Thiên Chúa. Vị ngôn sứ không bận tâm đến những khía
cạnh nhân bản trong xử thế; ông ăn nói thô bạo cốt để thúc giục người ta quan tâm
tìm hiểu ý nghĩa của sứ điệp ông loan báo. Trong trường hợp của Đức Giêsu ở đây
cũng vậy. Chúng ta có thể hiểu hành vi này của Đức Giêsu theo nhiều hướng: hoặc
là một hành vi uy quyền nhằm hủy bỏ các hy lễ của Đền thờ; hoặc là một hành vi
tượng trưng nhằm thanh tẩy Đền thờ, một việc thanh tẩy mà dân Do-thái đã chờ
đợi kể từ khi đền thờ bị vua Hy-lạp Antiôkhô IV Êpiphanê (năm 167 tr. CG) hoặc
đại tướng Rô-ma Pômpê (năm 63 tr. CG) làm uế tạp, hoặc còn là một phản kháng
chống lại tệ đoan buôn bán của các con buôn. Dù sao ở đây Đức Giêsu đã trả lại
cho Đền thờ chức năng đích thực của nó là “nhà cầu nguyện” (Is 56,7), chứ không
phải là “sào huyệt của bọn cướp” (Gr 7,11).
Cầu chúc chị thấu hiểu ý nghĩa của việc phụng tự chân thật. Mến.
Lm PX Phan Long, ofm



×