Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 123 trang )

NGUYỄN VĂN DŨNG

i

CH2.QLNL-HCM

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy
giáo, Cô giáo, các Nhà khoa học cùng với Khoa Đào tạo Sau Đại học và
Khoa Quản lý Năng lượng - Trường Đại học Điện lực đã tận tình giảng dạy
và giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường. Bên cạnh đó,
Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ
công nhân viên Công ty Điện lực Lâm Đồng đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian đi học va trong khi thực hiện nghiên cứu chuyên đề luận văn
này.
Đặc biệt, Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo TS.
Trương Nam Hưng đã tận tâm hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ Tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện hoàn thành bản luận văn này.
Trong quá trình thực hiện làm bản luận văn, Tôi đã cố gắng tìm tòi
nghiên cứu để hoàn thành mục tiêu đề ra của luận văn, nhưng do thời gian và
trình độ chuyên môn còn hạn chế, nên bản luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các
Thầy giáo, Cô giáo, các Nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để bản luận
văn này được hoàn thiện hơn và được bổ sung trong quá trình nghiên cứu tiếp
các nội dung liên quan đến vấn đề này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 8 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Dũng



NGUYỄN VĂN DŨNG

ii

CH2.QLNL-HCM

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS Trương Nam Hưng. Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Văn Dũng


NGUYỄN VĂN DŨNG

iii

CH2.QLNL-HCM

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- ATLĐ

:An toàn lao động

- BHXH


:Bảo hiểm xã hội

- CBCNV

:Cán bộ công nhân viên

- DNNN

:Doanh nghiệp Nhà nước

- EVN

:Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- EVN-SPC

:Tổng Công ty Điện lực miền Nam

- PCLĐ

:Công ty Điện lực Lâm Đồng

- ĐZ

:Đường dây

- KT - XH

:Kinh tế - xã hội


- LĐHANT

:Lưới điện hạ áp nông thôn

- MBA

:Máy biến áp

- NSLĐ

:Năng suất lao động

- QLVH

:Quản lý vận hành

- SXKD

:Sản xuất - kinh doanh

- SCTX

:Sửa chữa thường xuyên

- SCL

:Sửa chữa lớn

- TBA


:Trạm biến áp

- TSCĐ

:Tài sản cố định

- TSLĐ

:Tài sản lưu động

- TTĐN

:Tổn thất điện năng

- TSKH

:Tài sản khách hàng

- TSĐL

:Tài sản Điện lực

- VCĐ

:Vốn cố định

- VLĐ

:Vốn lưu động


- XDCB

:Xây dựng cơ bản

- NLNN

:Nông lâm ngư nghiệp

- CNXD

:Công nghiệp xây dựng

- TNDV

:Thương nghiệp dịch vụ

- QLTD

:Quản lý tiêu dùng

- HĐK

:Hợp đồng khác


NGUYỄN VĂN DŨNG

iv

CH2.QLNL-HCM


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................................iii
MỤC LỤC………………………………………………………………………….iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ…………....................... 4
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN NĂNG
1.1. Tổng quan về quy trình sản xuất kinh doanh điện năng ……...................... 4
1.1.1. Khái niệm và vai trò về hiệu quả sản xuất kinh doanh ........................ 4
1.1.2. Bản chất về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp... ……...4
1.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cơ bản của ngành điện................. ……...5
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.................. ……...7
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh .................................. 8
1.2. Tổng quan về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ...............................20
1.2.1. Thực chất ý nghĩa phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ................20
1.2.2. Nội dung và trình tự phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh……….21
1.2.3. Một số phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh ..........................28
1.3. Ý nghĩa định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh……….30
1.3.1. Ý nghĩa định hướng ............................................................................30
1.3.2 . Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .......................32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY ĐIỆN LỰC LÂM ĐỒNG ...............................................................35
2.1. Tổng quan về Công ty Điện lực Lâm Đồng .......................................………35
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực Lâm Đồng .....................40
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................45
2.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ĐLLĐ…..…...............48



NGUYỄN VĂN DŨNG

v

CH2.QLNL-HCM

2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của PCLĐ……………………………..50
2.2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty Điện lực Lâm Đồng..............50
2.3. Một số kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Lâm Đồng................55
2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở PCLĐ……………. 59
2.4.1 Phân tích chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh .................59
2.4.2 Phân tích tình hình tổn thất điện năng ..................................................62
2.4.3. Giá bán điện bình quân .......................................................................66
2.4.4. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng ....................65
2.5. Tổng quan về kết quả kinh doanh từ 2010 - 2014 của PCLĐ...................67
2.5.1. Những kết quả đạt được ......................................................................67
2.5.2. Những tồn tại ......................................................................................68
2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến PCLĐ………………........................72
2.6.1. Năng suất lao động bình quân .............................................................72
2.6.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu…….........................................73
2.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí .....................................................74
2.6.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả lao động………………………75
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ …………….77
KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC LÂM ĐỒNG
3.1. Bối cảnh hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Lâm Đồng………..77
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng…………………..77
3.1.1.1. Tinh hình phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng...............................77
giai đoạn (2010-2015)

3.1.1.2. Phương phát triển kinh tế tỉnh Lâm Đồng .................................78
giai đoạn(2016-2010)
3.1.2. Định hướng phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam…………83
3.1.2.1.Tái cơ cấu doanh nghiệp....................................................................83
3.1.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực................................................84


NGUYỄN VĂN DŨNG

vi

CH2.QLNL-HCM

3.1.2.3. Đầu tư phát triển nguồn và lưới điện................................................84
3.1.2.4. Áp dụng công nghệ hiện đại.............................................................86
3.1.2.5. Dịch vụ khách hàng được ưu tiên hàng đầu......................................86
3.1.2.6. Bảo vệ môi trường và thự hiện tốt công tác an sinh xã hội...............86
3.1.3. Định hướng phát triển của Tổng công ty Điện lực Miền Nam…...87
3.1.3.1. Mục tiêu.............................................................................................87
3.1.3.2. Các nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể.........................................................87
3.1.3.3. Các nhóm chỉ tiêu năm 2015……………………………………….88
3.1.4. Định hướng phát triển của Công ty điện lực Lâm Đồng.......................89
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác……………………………….91
kinh doanh của Công ty Điện lực Lâm Đồng:
3.2.1.Mục tiêu ..............................................................................................91
3.2.2. Các giải pháp.....................................................................................95
3.2.2.1 Giải pháp về nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản trị.................95
3.2.2.2. Giải pháp về công tác kỹ thuật.........................................................99
3.2.2.3. Giải pháp về công tác kinh doanh..................................................100
3.2.2.4. Giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ...........................103

3.2.2.5. Giải pháp về công tác kế hoạch và công tác tài chính...................104
3.2.2.6. Các giải pháp khác.........................................................................108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...........................................................109
Kết luận……..............................................................................................110
Khuyến nghị..............................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................113


NGUYỄN VĂN DŨNG

vii

CH2.QLNL-HCM

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh tính ưu nhược của các phương pháp ..........................................29
Bảng 2.1: Quy hoạch phát triển điện lực Tỉnh Lâm Đồng………………………...51
giai đoạn 2011-2015 có xét đến 2020.
Bảng 2.2: Thống kê chiều dài đường dây 35-22 kV ............................................... 54
Bảng 2.3: Thống kê trạm biến áp ………................................................................ 54
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về hiệu quả chủ yếu trong sản xuất kinh doanh ............ 56
Bảng 2.5: Bảng tổn thất điện năng theo kế hoạch và thực hiện năm 2010- 2014. ...64
Bảng 2.6: Thực hiện giá bán điện bình quân năm 2010-2014 .................................66
Bảng 2.7: Báo cáo đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng……………………..71
dùng điện năm 2014
Bảng 2.8: Năng suất lao động bình quân năm 2010 – 2014 ................................... 72
Bảng 3.1: Chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Lâm Đồng 2010-2015……………...77
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của ………………………………...79
tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn (2005 - 2020).
Bảng 3.3: Nhu cầu và khả năng huy động vốn thực hiện quy hoạch.........................82


Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn điện, lưới điện năm 2020 theo Quy hoạch điện VII……..85
Bảng 3.5:Bảng so sánh một số chỉ tiêu với một số quốc gia trong khu vực……… 90


NGUYỄN VĂN DŨNG

viii

CH2.QLNL-HCM

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng ..........................................................11
Hình 2.1: Biểu đồ nhân lực Công ty điện lực Lâm Đồng ........................................45
Hình 2.2 : Biểu đồ cơ cấu theo độ tuổi của Công ty Điện lực Lâm Đồng............... 48
Hình 2.3: Mô hình tổ chức của Công ty Điện lực Lâm Đồng ................................. 49
Hình 2.4 : Biểu đồ biểu diễn số TBA theo từng năm .............................................. 54
Hình 2.5 : Biểu đồ biểu diễn số MBA theo từng năm ............................................. 55
Hình 2.6 : Biểu đồ biểu diễn Công suất theo từng năm…........................................55
Hình 2.7: Biểu đồ doanh thu và vốn chủ sở hữu của PCLĐ…………………….... 57
Hình 2.8: Biểu đồ cơ cấu điện điện thương phẩm năm 2014…...............................58
Hình 2.9: Biểu đồ điện thương phẩm theo từng năm…………............................... 60
Hình 2.10: Biểu đồ tỷ lệ tổn thất điện năng của PCLĐ giai đoạn 2010-2014 ….... 65
Hình 2.11: Biểu đồ giá bán điện bình quân của PCLĐ giai đoạn 2010-2014…... .. 66
Hình 2.12: Biểu đồ năng suất lao động PCLĐ giai đoạn 2010-2014 ……...….... .. 73


NGUYỄN VĂN DŨNG

ix


CH2.QLNL-HCM


NGUYỄN VĂN DŨNG

1

CH2.QLNL-HCM

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cho đến nay ngành điện Việt Nam ( EVN ) vẫn là ngành độc quyền, mặc dù là
độc quyền tự nhiên, ngành điện chịu tác động rất lớn vào tư duy của nền kinh tế kế
hoạch tập trung do ngành điện hoạt động một thời gian khá dài trong cơ chế này và
chậm được đổi mới. Do đó đã gây nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, phát sinh các tiêu cực kiềm hãm sự phát triển của ngành điện như thiếu điện,
giá thành điện năng cao, năng suất lao động thấp, dịch vụ khách hàng còn nhiều bất
cập làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội, an ninh chính trị của đất nước.
Đảng và nhà nước ta luôn luôn xác định ngành công nghiệp điện lực là ngành
mũi nhọn là động lực cho nền kinh tế phát triển. Trong những năm qua dưới sự lãnh
đạo, quan tâm ủng hộ của Đảng, Chính phủ và sự đồng thuận của nhân dân, EVN đã
tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện, đến nay nguồn điện đã
cơ bản đủ cung cấp cho phát triển kinh tế và các nhu cầu của xã hội của đất nước,
tuy nhiên bộ máy tổ chức, công tác kinh doanh điện năng còn nhiều hạn chế, bất cập
chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội và chủ trương tái cơ cấu tái cơ cấu lại Tập đoàn
Điện lực Việt Nam. Việc nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
kinh doanh tại Công ty Điện lực Lâm Đồng là tìm các giải pháp để nâng cao hiệu
quả kinh doanh tại Công ty Điện lực Lâm Đồng trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra
việc nghiên cứu đề tài này là phù hợp với chủ trương tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực

Việt Nam (EVN) của Đảng và Nhà nước là bước chuẩn bị cho việc hình thành để có
một thị trường điện cạnh tranh hoàn chỉnh.
Ngoài ra, với trách nhiệm là một cán bộ đang công tác trong ngành điện để
giải quyết những yêu cầu trong thực tế hiện nay xã hội và khách hàng luôn đòi hỏi
đó là " xóa độc quyền trong kinh doanh bán điện, đảm bảo nhu cầu về điện với chất
lượng ngày càng cao, dịch vụ ngày càng hoàn hảo ”, minh bạch trong giá điện là
động cơ thúc đẩy cho tôi trong việc chọn lựa đề tài“ Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh điện năng tại Công ty Điện lực Lâm Đồng”.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn


NGUYỄN VĂN DŨNG

2

CH2.QLNL-HCM

- Nghiên cứu lý luận có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
- Phân tích môi trường kinh doanh, hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh
điện của Công ty điện lực Lâm Đồng, từ đó tìm ra cơ hội, thách thức, điểm yếu
cũng như điểm mạnh của Công ty.
- Đề xuất các phương án khả thi để đánh giá, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của Công ty điện lực Lâm Đồng.
3. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh điện năng của Công ty điện lực Lâm Đồng, nghiên
cứu, phát hiện các vấn đề còn tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục nâng cao
hiệu quả kinh doanh điện.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Công ty Điện lực Lâm Đồng và một số đơn vị liên quan.

5. Phương pháp Nghiên cứu Khoa học:
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Thống kê, điều tra điển hình,
so sánh, tổng hợp, phân tích tình hình và số liệu;
- Dữ liệu được Thu thập dựa trên 2 nguồn sơ cấp và thứ cấp:
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc trao đổi với lãnh đạo của Công
ty điện lực Lâm Đồng và các đơn vị trực thuộc.
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu,
khảo sát của các tạp chí Điện lực và các báo cáo của EVN, EVN SPC, PCLĐ cũng
như trên mạng Internet.
- Một số phương pháp phân tích tính toán hiệu quả KT - TC.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Nâng cao ý thức tiết kiệm điện cho các nhà quản lý cũng như các cán bộ
công nhân viên tham gia hệ thống quản lý kinh doanh điện năng.
Bằng những tính toán Khoa học, kiến nghị một số giải pháp giảm chi
phí hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện cho doanh nghiệp
đồng thời góp phần vào bảo vệ tài nguyên môi trường.


NGUYỄN VĂN DŨNG

3

CH2.QLNL-HCM

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được chia làm 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng
Chương II: Phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Điện lực Lâm Đồng.

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Điện lực Lâm Đồng.


NGUYỄN VĂN DŨNG

4

CH2.QLNL-HCM

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH ĐIỆN NĂNG
1.1. Tổng quan về quy trình sản xuất kinh doanh điện năng
1.1.1. Khái niệm và vai trò về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh đầy đủ các lợi ích đạt
được từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh kết quả thu được
với chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động SXKD đó.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế biểu hiện của sự phát triển kinh tế
theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp
để tham gia vào hoạt động kinh doanh theo mục đích nhất định. Trong cơ chế thị
trường, với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đòi
hỏi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt hiệu quả cao, lấy thu bù chi và
có lãi. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh là không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý
mà còn là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp.
1.1.2. Bản chất về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã
hội và tiết kiệm lao động xã hội chính sự khan hiếm nguồn lực và nhu cầu của con
người là vô hạn nên yêu cầu đặt ra là phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm
các nguồn lực sao cho có hiệu quả cao nhất. Để đạt mục tiêu kinh doanh các doanh

nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của
các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Chính vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải
đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu hay chính xác hơn là phải đạt kết quả tối đa
với chi phí nhất định hoặc phải đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở
đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn
lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Ở đây ta hiểu chi phí cơ hội là giá trị
của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của sự hy sinh công việc để
thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chính vì nó có ý nghĩa như vậy nên chi phí cơ


NGUYỄN VĂN DŨNG

5

CH2.QLNL-HCM

hội, phải được bổ xung vào chi phí kế toán thấy rõ lợi ích kinh tế thực sự. Cách tính
như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt
nhất, sản xuất các mặt hàng có hiệu quả nhất.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật cơ bản của ngành điện lực.
Khác với nhiều loại hàng hoá của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân,
ngành điện có những đặc thù riêng đó là.
+ Sản phẩm của ngành điện là điện năng (đơn vị tính: kWh). Khác với các
loại hàng hoá khác, quá trình sản xuất (phát điện), lưu thông, phân phối, truyền tải,
cung ứng, tiêu thụ (quá trình chuyển hoá năng lượng điện thành dạng năng lượng
khác) được diễn ra đồng thời trong cùng một thời gian. Chính vì lẽ đó điện năng
không có tồn kho, tích trữ và cũng không có bán thành phẩm, phế phẩm. Điện năng
sản xuất theo nhu cầu, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ bấy nhiêu. Tính đồng thời của
quá trình sản xuất, phân phối tiêu thụ điện đòi hỏi các khâu sản xuất phải được tiến

hành chặt chẽ, đồng bộ có sự phối hợp ăn khớp chặt chẽ trong toàn bộ quá trình từ
sản xuất đến tiêu dùng.
+ Từ đầu tư xây dựng nguồn điện, truyền tải điện, phân phối điện năng ở
nước ta hiện nay đều do Nhà nước quản lý và hướng dẫn các doanh nghiệp thực
hiện theo đúng quy định. Trong đó Nhà nước quy định và trực tiếp quản lý là giá
bán điện, theo dõi kiểm tra chặt chẽ quá trình mua bán điện.
+ Điện là loại sản phẩm có thể sản xuất bằng nhiều công nghệ khác nhau như
công nghệ về nhiệt điện, thuỷ điện, điện hạt nhân, các nguồn năng lượng tự nhiên
như mặt trời, gió,…nhưng chất lượng điện là đồng nhất.
+ Với địa bàn quản lý rộng, số lượng khách hàng lớn, công nghệ sử dụng
phức tạp, để điều hành quá trình sản xuất phân phối đòi hỏi phải có một hệ thống
quản lý tập trung. Do đó, ngành điện đòi hỏi kỹ thuật cao kể cả trong quá trình
truyền tải, phân phối cũng như kinh doanh điện năng và số lượng lao động lớn.
+ Điện là ngành sản xuất tập trung nhưng tiêu dùng phân tán, đòi hỏi mạng
lưới điện trải rộng theo chiều dài đất nước và đi vào các cụm dân cư, điều này đồng
nghĩa với việc hao tổn điện năng trên đường tải và khó khăn trong công tác quản lý


NGUYỄN VĂN DŨNG

6

CH2.QLNL-HCM

và tiêu dùng điện. Bên cạnh đó, công tác duy trì, bảo dưỡng phải được tiến hành
thường xuyên và chi phí lớn do ảnh hưởng của công nghệ, thời tiết.
+ Về vấn đề tiêu thụ: Việc mua bán điện diễn ra giữa bên bán và bên mua.
Bên mua điện quan hệ với bên bán điện bằng một hợp đồng kinh tế "Mua bán điện "
và được làm các thủ tục kỹ thuật nối phụ tải với nguồn điện. Trong kinh doanh điện
năng, đầu vào chính là quá trình ghi điện đầu nguồn (do Công ty mua bán điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán) và đầu ra chính là việc ghi điện tại các công tơ

của các hộ tiêu thụ điện. Việc mua bán điện diễn ra đồng thời ở nhiều nơi nên rất
khó khăn trong quá trình quản lý. Bên cạnh đó là việc khách hàng sử dụng trước trả
tiền sau cũng là đặc tính riêng của hoạt động kinh doanh bán điện. Sau khi khách
hàng tiêu thụ một lượng điện năng nhất định thể hiện trên công tơ đo đếm điện năng
thì ngành điện mới xác định được doanh thu và từ đó mới tiến hành công tác thu
tiền bán điện.
+ Về phương diện đo đếm cũng mang tính chất đặc biệt, mỗi khách hàng
phải dùng công tơ đo đếm riêng. Công tơ này được niêm phong, cặp chì sau khi đã
qua thí nghiệm cân chỉnh đạt được tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo quy định
của Nhà nước. Với tầm quản lý rộng và hết sức khó khăn, vì thế chất lượng và kỹ
thuật đo đếm có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện bán ra.
+ Điện là ngành thuộc nhóm ngành Công nghiệp nặng, do vậy cũng như các
ngành Công nghiệp nặng khác ngành điện đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Ngoài các chi
phí đầu tư để xây dựng các nhà máy phát điện, còn bao gồm chi phí đầu tư để xây
dựng hệ thống truyền tải điện (máy biến áp + cột + hệ thống dây dẫn…), chi phí đầu
tư công tơ điện, chi phí về lao động v.v… Hiện nay, ngành điện đang phải đứng
trước một thực tế là phải đầu tư rất lớn để phát triển lưới điện lên vùng cao, vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng dân tộc ít người, biên giới, hải đảo… nhằm thực hiện chính
sách xã hội của Đảng, Nhà nước nhưng hiệu quả kinh doanh không cao do chi phí
lớn mà nguồn thu không đáng kể, không bù đắp đủ chí phí vận hành và khấu hao
thiết bị. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách phù hợp để ngành điện thực hiện hai
nhiệm vụ này của ngành trong thời gian sắp tới.


7

NGUYỄN VĂN DŨNG

CH2.QLNL-HCM


1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1.3.1 . Các chỉ tiêu về sức sinh lợi
* Sức sinh lời bình quân tính cho một lao động
Lợi nhuận trong kỳ
Lợi nhuận bình quân =
∑ Lao động bình quân trong kì
Tính cho một lao động
Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động trong kì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận trong kì. Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao
động trong kì.
* Sức sinh lời bình quân tính cho tổng tài sản (ROA):
Lợi nhuận trong kỳ
Tỷ suất thu hồi tài sản =
∑ Tổng tài sản bình quân trong kì
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng tài sản bình quân trong kì tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kì.
* Sức sinh lời tính theo vốn chủ sở hữu (ROE):
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận theo Vốn CSH =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (VCSH) một đồng
(VCSH) trong kì góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh
mức độ lợi ích của chủ sở hữu.
1.1.3.2. Các chỉ tiêu về năng suất
* Chỉ tiêu Năng xuất Lao động
Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Năng suất Lao động =
∑ Lao động trong kì
Chỉ tiêu này cho biết mỗi Lao động trong kì góp phần tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu trong kì.

* Sức sản xuất của tổng tài sản


8

NGUYỄN VĂN DŨNG

CH2.QLNL-HCM

Doanh thu tiêu thụ trong kỳ
Vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân trong kì
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản trong kì góp phần tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu.
* Sức sản xuất của tài sản cố định
Doanh Thu tiêu thụ trong kỳ
Vòng quay tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quân trong kì
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định trong kì góp phần tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu.
* Sức sản xuất của tài sản lưu động
Doanh Thu tiêu thụ trong kỳ
Vòng quay tài sản lưu động =
Tài sản lưu động bình quân trong kì
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản lưu động trong kì góp phần tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu.
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
1.1.5.1 - Yếu tố khách quan:
Đây là những nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể kiểm soát được các yếu tố này mà phải tìm

cách hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực của nó
đến hoạt động SXKD của đơn vị. Thông thường, các yếu tố đó bao gồm:
a. Môi trường kinh doanh: Nhân tố này bao gồm nhiều nhân tố khác hợp
thành như: Đối thủ cạnh tranh thị trường, tập quán dân cư và mức thu nhập bình
quân của dân cư, mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
*Các đối thủ cạnh tranh: Số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều hay ít trên thị
trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Có
nhiều hình thức cạnh tranh khác nhau như: Giá cả, chất lượng, mẫu mã…
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại tạo ra cấu trúc
cạnh tranh bên trong khu vực, là áp lực thường xuyên đe dọa trực tiếp các doanh


NGUYỄN VĂN DŨNG

9

CH2.QLNL-HCM

nghiệp. Cạnh tranh giữa các DN trong một ngành sản xuất thường bao gồm các nội
dung chủ yếu như: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cầu của ngành và các hàng
rào lối ra.
- Cạnh tranh tiềm ẩn: Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp
hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh
tranh nếu họ lựa chọn và gia nhập ngành.
*Thị trường: Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị
trường đầu ra của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở
rộng của doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá
trình sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... Cho nên nó tác động trực tiếp
đến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất. Còn đối
với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận

hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ,
tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp
*Tập quán dân cư và mức thu nhập bình quân của dân cư : Đây là một
nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyết định mức độ
chất lượng, số lượng, chủng loại, gam hàng...Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và
nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình
quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá
trình sản xuất cũng như công tác Marketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Nhân dân trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn sống bằng nghề nông và điều này
dẫn đến những hệ lụy tất yếu trong việc sử dụng điện mà ngành điện sẽ gặp phải đó
là, do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp đặc biệt là công tác tưới tiêu nên
đôi lúc máy biến áp phải vận hành hết công suất để tưới hoặc tiêu, nhưng có lúc gần
như máy biến áp chạy không tải trong một thời gian rất dài. Khi chạy không tải dẫn
đến tổn thất, khi không vận hành không khai thác hiệu quả thiết bị. Do đặc thù của
một huyện ngoại thành dân cư có thu nhập tương đối thấp nên sản lượng điện của


NGUYỄN VĂN DŨNG

10

CH2.QLNL-HCM

các hộ cũng không cao, khả năng thanh toán thấp, hiện tượng ăn trộm điện vẫn còn,
văn hóa vùng miền nên đôi khi có những phản ứng đám đông mang màu sắc cực
đoan, tất cả những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
chính đáng của doanh nghiệp.
*Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Đây chính là

tiềm lực vô hình của doanh nghiệp tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt
động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại của việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh. Sự tác động này là sự tác động phi lượng hoá bởi vì chúng ta
không thể tính toán định lượng được. Một hình ảnh, uy tín tốt về doanh nghiệp liên
quan đến hàng hoá, dịch vụ chất lượng sản phẩm, giá cả... là cơ sở tạo ra sự quan
tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp mặt khác tạo cho doanh nghiệp
một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn, hay mối quan hệ với bạn hàng... Với mối
quan hệ rộng sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội, nhiều đầu mối và từ đó doanh
nghiệp lựa chọn những cơ hội, phương án kinh doanh tốt nhất cho mình.
Ngoài ra môi trường kinh doanh còn có các nhân tố khác như hàng hoá thay
thế, hàng hoá phụ thuộc doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh... nó tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy
doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến nó để có những cách ứng xử với thị
trường trong từng doanh nghiệp từng thời điểm cụ thể.
Điện lực luôn tổ chức trực đảm bảo điện nghiêm túc hiệu quả khi cần thiết,
vì vậy cũng đảm bảo không làm gián đoạn cung cấp điện cho nhân dân và các
doanh nghiệp trên địa bàn. Các nhu cầu chính đáng về cung cấp điện của doanh
nghiệp và nhân dân dù lớn nhỏ đều được vận dụng khéo léo để đạt được hiệu quả
tối đa với thời gian tối thiểu.
b. Môi trường tự nhiên:
* Vị trí địa lý: Lâm Đồng nằm trong vùng cao nguyên địa hình tương đối phức
tạp, chủ yếu là vùng bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng
nhỏ bằng phẳng tạo nên những yếu tố" tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng,
thực động vật... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Tỉnh Lâm Đồng có 2


NGUYỄN VĂN DŨNG

11


CH2.QLNL-HCM

Thành phố trực thuộc, 10 huyện với 148 xã phường, Thành phố Đà Lạt là trung tâm
kinh tế chính trị của Tỉnh.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng.

Địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam, Phía
bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao từ 1.300m
đến hơn 2.000m như Bi Đúp(2.287m), Lang Bian (2.167m). Phía đông và tây có
dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 - 1.000 m), Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa
cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc và bán bình nguyên.
Lâm Đồng có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với
diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đôi phức tạp chủ yếu, là bình sơn
nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên
những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những
cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận


NGUYỄN VĂN DŨNG

12

CH2.QLNL-HCM

Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
Phía nam - đông nam gáp tỉnh Bình Thuận
Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thông
sông lớn; nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - là khu vực năng động, có

tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có
thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm
nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đốì phức tạp,
chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng
phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực
động vật... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Đặc điểm nổi bật của địa
hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam.
*Khí hậu: Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt
đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250c, thời tiết ôn hòa và mát mẻ
quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.
Lượng mưa trung bình 1.750 - 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả
năm 85 - 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 - 2.500 giờ, thuận lợi cho phát
triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cầy trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn
đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển
hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.
* Dân số: Dân số toàn tỉnh có đến 2014 là 1.246.193 người, trong đó dân số
nông thôn chiếm 62,4%, dân số thành thị chiếm 37,6%. Mật độ dân sô128
người/km2. Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với
trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sông.
* Tài nguyên thiên nhiên:


NGUYỄN VĂN DŨNG

13


CH2.QLNL-HCM

- Tài nguyên đất
Lâm Đồng có diện tích đất 977.219,6 ha, chiếm 98% diện tích tự nhiên, bao
gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất: Nhóm đất phù sa (íluvisols), Nhóm đất giây
(gleysols), Nhóm đất mới biến đổi (cambisols), Nhóm đất đen (luvisols), Nhóm đất
đỏ bazan (íerralsols), Nhóm đất xám (acrisols), Nhóm đất mùn alit trên núi cao
(alisols), Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols).
Đất có độ dốc dưới 250 chiếm trên 50%, đất dốc trên 250 chiếm gần 50%. Chất
lượng đất đai của Lâm Đồng rất tốt, khá màu mỡ, toàn tỉnh có khoảng 255.400 ha
đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có 200.000 ha đất bazan tập trung ở
cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày
có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm. Diện tích trồng chè và cà phê
khoảng 145.000 ha, tập trung chủ yếu ở Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà; diện
tích trồng rau, hoa khoảng 23.800 ha tập trung tại Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng;
chè, cà phê, rau, hoa ở Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại giá trị phẩm
cấp cao. Trong diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng chiếm 60%, còn lại là đất trồng
đồi trọc (khoảng 40%).
-Tài nguyên rừng : Lâm Đồng có 617.815ha rừng với độ che phủ 63% diện
tích toàn Tỉnh, trong đó có 355.357 ha rừng gỗ, 80.446 ha rừng tre nứa, 27.326 ha
rừng trồng ... Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt và đất đai phù hợp nên các loài tre,
nứa, lồ ô có tốc độ tái sinh râ't nhanh sau khi khai thác. Rừng Lâm Đồng mang
nhiều nét điển hình của thảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ
khác nhau, trong đó có một số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gõ, thông 2 lá, 3
lá ... và nhiều loại lâm sản khác.
- Tài nguyên khoáng sản: Theo thống kê toàn Tỉnh có 25 loại khoáng sản,
trong đó Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite và than bùn có khả năng khai thác ở
quy mô công nghiệp. Nổi bật nhất là quặng Bauxite với trữ lượng hơn l tỷ tấn, chất
lượng quặng khá tốt, 38 điểm quặng vàng (chủ yếu là vàng sa khoáng),7 điểm
quặng saphia, 32 điểm mỏ thiếc sa khoáng với trữ lượng hàng chục ngàn tấn, 19 mỏ

sét gạch ngói, ... và các loại khoáng sản khác như caolanh (12 mỏ), Diatomite,


NGUYỄN VĂN DŨNG

14

CH2.QLNL-HCM

Bentonite, đá granite, than bùn. Ngoài ra Lâm Đồng còn có một số mỏ nước khoáng
tại các huyện Lạc Dương, Đức Trọng, Cát Tiên và Đạ Huoai.
- Tài nguyên nước: Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thông sông Đồng Nai, có
nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn,
với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá
đồng đều, mật độ trung bình 0,6 km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1%. Phần lớn
sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam.
Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đều
có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn. Các sông lớn của tỉnh
thuộc hệ thông sông Đồng Nai, ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (Đạ
Đờn), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim.
* Thành tựu kinh tế xã hội
- Sản xuất nông nghiệp: Với chủ trưởng phát triển nền nông nghiệp và kinh tế
nông thôn toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đưa nhanh các tiến
bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất, đặc biệt là các giống mới, công nghệ sau
thu hoạch và công nghệ chế biến, tập trung thâm canh, nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu
dùng trong nước.
Trên cơ sở phát huy thế mạnh cây công nghiệp dài ngày, đã hình thành những
vùng chuyên canh tương đối tập trung về cây công nghiệp như cà phê, chè, vùng
rau, hoa với quy mô lớn và chất lượng ngày càng được nâng lên làm cơ sở cho phát

triển công nghiệp chế biến. Ngành nông nghiệp có mức tăng giá trị tăng thêm hàng
năm 7,88%, đóng góp từ 60-69% GDP ( giá SS 1994 ), là ngành thu hút lực lượng
lao động khá lớn khoảng 63%. Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã chú
trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng,
khí hậu của từng vùng. Hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích không ngừng tăng
lên, qua kết qủa sơ kết chương trình 50 triệu đồng/ha/năm do Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn phát động, tính đến nay toàn tỉnh có trên 8.000 ha canh tác đạt


NGUYỄN VĂN DŨNG

15

CH2.QLNL-HCM

doanh thu trên 50 triệu đồng/ha/năm.
Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi
gắn với phát triển tổng hợp các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nhằm
khai thác hiệu quả tiềm năng về đất đai, vốn, lao động và kinh nghiệm sản xuất. Đã
xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới và có hiệu quả kinh tế-xã hội trong nông
nghiệp như kinh tế trang hại, kinh tế vườn rừng, vườn đồi, nông - lâm kết hợp... với
nhiều thành phần tham gia, kể cả đồng bào dân tộc.
-Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp thời gian qua đã từng bước chuyển dịch
theo hướng giảm khai thác; tăng cường công tác lâm sinh, phủ xanh đất trông, đồi
núi học; đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cho nhân dân, gắn với việc đưa đồng
bào dân tộc tham gia vào làm nghề rừng để tạo cho họ ổn định cuộc sống, gắn bó
thật sự với rừng, tiến tới không còn nạn phá rừng làm nương, rẫy nhằm xây dựng
vốn rừng, duy trì và bảo vệ tài nguyên .
Hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới về cơ chế tổ chức

quản lý nhằm mục đích giữ rừng và phát triển vốn rừng, chuyển từ hoạt động lâm
nghiệp truyền thống sang hoạt động lâm nghiệp xã hội. Thực hiện chủ trương hạn
chế khai thác, tách đơn vị khai thác khỏi đơn vị quản lý bảo vệ rừng nên khối lượng
khai thác gỗ rừng tự nhiên ngày càng giảm; khối lượng gỗ rừng trồng khai thác
ngày càng tăng (năm 2000 khoảng 4.000 m3/năm, năm 2005 khoảng 40.000
m3/năm). Sản lượng gỗ khai thác các loại xu hướng giảm dần, đặc biệt giảm mạnh
từ năm 2003 đến nay, mức khai thác gỗ bình quân hàng năm phù hợp với yêu cầu
phát triển tự nhiên về năng suất rừng và đủ đáp ứng yêu cầu địa phương, góp phần
bảo tồn một khôi lượng lớn diện tích rừng tự nhiên.
-Công nghiệp: Ngành công nghiệp ngày càng phát triển theo chiều sâu, đầu tư
có trọng tâm, trọng điểm từng bước nâng cao năng lực sản xuất và trình độ công
nghệ. Sản xuất công nghiệp đã từng bước thay đổi, thích ứng dần với cơ chế quản lý
mới đi vào thế phát triển ổn định. Để thích ứng với cơ chế mới, ngành công nghiệp
đã tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới doanh nghiệp nhà nước, quá trình sắp xếp lại gắn
chặt với quá trình xây dựng mới, gắn xây dựng nhà máy chế biến với việc phát triển


NGUYỄN VĂN DŨNG

16

CH2.QLNL-HCM

vùng nguyên liệu, lựa chọn những doanh nghiệp có điều kiện phát triển, đáp ứng
nhu cầu thị trường để đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp. Kết quả sản xuất công
nghiệp trong thời gian qua đã chứng minh: Đầu tư cho phát triển công nghiệp không
những nâng cao năng lực của nền công nghiệp, tạo tiền đề cho quá trình phát triển
của các ngành kinh tế khác, nhằm tăng nhanh khôi lượng hàng hoá, nhất là các sản
phẩm vật tư kỹ thuật, sản phẩm phục vụ xuất khẩu, góp phần tăng thu ngân sách,
từng bước thực hiện chuyển cơ cấu kinh tế, tạo môi trường để đưa nền kinh tế phát

triển theo hướng công nghiệp và dịch vụ.
-Tiểu thủ công nghiệp: Lâm Đồng tuy là một tỉnh miền núi, song với vị trí địa
lý và các điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh có mối quan hệ khá chặt chẽ
với các vùng lân cận, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Thêm vào đó,
Lâm Đồng có Đà Lạt là trung tâm du lịch - nghỉ dưỡng của cả nước, nên số khách
nội địa và khách quốc tế đến đây hàng năm khá lớn. Thực tế đó đã tạo nên nhu cầu
lớn về các mặt hàng đặc sản của du khách thập phương. Vì vậy, ở Lâm Đồng nói
chung và Đà Lạt nói riêng có nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng, bao gồm
các nghề như làm mứt, sản xuất rượu hoa quả, chế biến chè, cà phê, cưa lộng, chạm
bút lửa, đan len, thêu và các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc ít
người như dệt vải thổ cẩm, làm rượu cần, dệt chiếu lát,...
- Văn hóa - xã hội: Hoạt động văn hoá thông tin thường xuyên được tăng
cường, từng bước đổi mới về nội dung, hình thức, lượng thông tin ngày càng phong
phú hơn đã góp phần nâng cao đời sông tinh thần các tầng lớp nhân dân và tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đồng thời phục
vụ tốt nhiệm vụ chính trị. Đến nay đã có 12/12 huyện có đài phát thanh, truyền
hình, đã phủ sóng phát thanh, truyền hình trên 85% diện tích toàn tỉnh, 85% số hộ
được xem truyền hình, 80% số hộ được nghe đài phát thanh.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đẩy mạnh.
Hiện nay phong trào đã phát triển sâu rộng ở tất cả các địa phương, các tầng lớp xã
hội nhằm xây dựng, phát huy truyền thống thuần phong, mỹ tục, giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng, ấp, thôn, buôn, khu phố


×