Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 180 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
THỤ ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Cao Bằng, tháng 12 năm 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
THỤ ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
GIÁM ĐỐC

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN
PHÓ VIỆN TRƯỞNG

Hoàng Ngọc Sơn

Đỗ Trọng Đại


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025



MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................... 3
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................... 7
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. 7
THUẬT NGỮ ...................................................................................................................... 9
PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 12

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH ................................... 12
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH ........................................................ 13
1. Các văn bản của Trung ương ..................................................................... 13
2. Các văn bản của địa phương ...................................................................... 14
III. PHẠM VI, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH ................................................ 15
1. Phạm vi Quy hoạch .................................................................................... 15
2. Thời kỳ Quy hoạch ..................................................................................... 15
IV. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH .. 15
1. Mục tiêu của quy hoạch ............................................................................. 15
2. Nội dung nghiên cứu và quan điểm quy hoạch.......................................... 16
3. Nhiệm vụ của dự án quy hoạch .................................................................. 17
PHẦN II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI.................................................. 19

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................................ 19
1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 19
2. Địa hình ...................................................................................................... 19
3. Khí hậu ....................................................................................................... 19
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.................................................................... 20
1. Tài nguyên đất ............................................................................................ 20
2. Tài nguyên rừng ......................................................................................... 20
3. Tài nguyên khoáng sản............................................................................... 20
III. TIỀM NĂNG KINH TẾ .............................................................................. 21

1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế ................................................................... 21
2. Tiềm năng du lịch....................................................................................... 21
IV. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG .......................................................................... 22
1. Dân số và Dân tộc ...................................................................................... 22
2. Lao động ..................................................................................................... 22
V. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................ 22
1. Về kinh tế: .................................................................................................. 23
2. Về xã hội: ................................................................................................... 23
3


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

3. Về môi trường: ........................................................................................... 24
VI. HẠ TẦNG.................................................................................................... 24
1. Hệ thống giao thông ................................................................................... 24
2. Mạng lưới cấp điện..................................................................................... 25
3. Các khu công nghiệp .................................................................................. 27
4. Các khu kinh tế cửa khẩu ........................................................................... 28
VII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI .................................. 28
VIII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ
HỘI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG ................................ 31
1. Thuận lợi .................................................................................................... 31
2. Khó khăn .................................................................................................... 32
3. Cơ hội ......................................................................................................... 32
4. Thách thức .................................................................................................. 33
PHẦN III. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG MẠNG VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CAO BẰNG ...................................................................................................................... 34

I. HIỆN TRẠNG MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH CAO BẰNG ........................ 34

1. Các chỉ tiêu viễn thông ............................................................................... 34
2. Xác định những vấn đề còn tồn tại về sử dụng dịch vụ. ............................ 37
II. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH CAO BẰNG .... 38
1. Hiện trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng .......................... 38
2. Hiện trạng cột ăng ten thu phát sóng.......................................................... 41
3. Hiện trạng mạng cáp ngoại vi viễn thông .................................................. 43
III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG .... 46
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật....................................................... 46
2. Tình hình triển khai thực hiện .................................................................... 46
3. Đánh giá ..................................................................................................... 47
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG VIỄN THÔNG ............ 47
1. Điểm mạnh. ................................................................................................ 47
2. Điểm yếu. ................................................................................................... 48
3. Thời cơ. ...................................................................................................... 48
4. Thách thức. ................................................................................................. 49
PHẦN IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG........ 50

I. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN .......................................................... 50
1. Xu hướng phát triển chung của viễn thông. ............................................... 50
2. Xu hướng phát triển hạ tầng viễn thông..................................................... 52
3. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông.............................................. 62
4


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ........................................................................ 65
III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN .......................................................................... 65
1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 65
2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 65

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM
2020 .................................................................................................................... 66
1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia ............ 66
2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng. .......................................... 66
3. Hạ tầng cột ăng ten phát sóng thông tin di động........................................ 69
4. Cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm. ........................................ 73
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025 ........................................ 77
1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng ........................................... 77
2. Cột an ten ................................................................................................... 78
3. Hạ tầng mạng cáp viễn thông. .................................................................... 78
4. Các dịch vụ viễn thông ............................................................................... 79
VI. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ................................................................. 81
1. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng............. 81
2. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng hạ tầng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông
công cộng ....................................................................................................... 81
3. Nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm . 82
VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................................ 82
PHẦN V. KHÁI TOÁN, PHÂN KỲ ĐẦU TƯ DANH MỤC DỰ ÁN ............................ 86

I. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN .................................................. 86
II. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ ..................................................................................... 86
III. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ. .................................................... 87
1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng ........................................... 87
2. Hạ tầng cống bể cáp ................................................................................... 88
3. Cải tạo, chỉnh trang mạng cáp .................................................................... 89
4. Cột ăng ten ................................................................................................. 89
5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước để quản lý, thực hiện quy hoạch .... 91
IV. DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM ....................................... 92
PHẦN VI. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................ 93


I. GIẢI PHÁP ..................................................................................................... 93
1. Quản lý nhà nước. ...................................................................................... 93
2. Phát triển hạ tầng. ....................................................................................... 93
5


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

3. Cơ chế chính sách. ..................................................................................... 94
4. Thực hiện đồng bộ quy hoạch. ................................................................... 95
5. Huy động vốn đầu tư. ................................................................................. 97
6. Khoa học và công nghệ. ............................................................................. 97
7. An toàn, an ninh thông tin, đảm bảo an ninh quốc phòng ......................... 98
8. Phát triển nhân lực và tuyên truyền nhận thức........................................... 98
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN .............................................................................. 99
1. Sở Thông tin và Truyền thông. .................................................................. 99
2. Sở kế hoạch đầu tư ..................................................................................... 99
3. Sở Tài chính ............................................................................................... 99
4. Sở Giao thông vận tải ............................................................................... 100
5. Sở Xây dựng ............................................................................................. 100
6. Sở Tài nguyên môi trường ....................................................................... 101
7. Sở Công thương ....................................................................................... 101
8. Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu ........................ 101
9. Các sở ban ngành khác ............................................................................. 102
10. UBND cấp huyện, thành phố ................................................................. 102
11. Các doanh nghiệp ................................................................................... 102
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 102
1. Kết luận .................................................................................................... 102
2. Kiến nghị .................................................................................................. 103
PHẦN VII. PHỤ LỤC ..................................................................................................... 104

PHỤ LỤC 1: SỞ CỨ TÍNH TOÁN QUY HOẠCH PHẦN CỘT ĂNG TEN ................ 104
PHỤ LỤC 2: BẢNG BIỂU QUY HOẠCH .................................................................... 114
PHỤ LỤC 3: BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ........................................................................... 167
PHỤ LỤC 4: CÁC KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 168
PHỤ LỤC 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH .................................................. 175

6


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.
Hình 2.
Hình 3.
Hình 4.
Hình 5.
Hình 6.

Kỹ thuật khoan định hướng ............................................................................ 169
Kỹ thuật khoan tác động ................................................................................. 170
Kỹ thuật Microtunnelling ............................................................................... 171
Bản vẽ mô tả thiết kế Tuynel, hào kỹ thuật .................................................... 172
Bản vẽ mô tả thiết kế rãnh kỹ thuật ................................................................ 173
Bản vẽ mô tả vị trí Tuynel, hào, rãnh kỹ thuật ............................................... 173

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Hiện trạng thuê bao điện thoại cố định trên địa bàn tỉnh..................................... 35
Bảng 2. Hiện trạng thuê bao điện thoại di động trên địa bàn tỉnh .................................... 36
Bảng 3. Hiện trang thuê bao Internet tỉnh Cao Bằng ........................................................ 36

Bảng 4. Danh sách điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (các điểm giao dịch)
tại các huyện, thành phố. ................................................................................................... 39
Bảng 5. Hiện trạng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng theo loại cột.................................. 41
Bảng 6. Hiện trạng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng theo nhà cung cấp ........................ 41
Bảng 7. Hiện trạng hệ thống cáp treo, cáp ngầm .............................................................. 44
Bảng 8. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ cố định đến năm 2025 .................................... 63
Bảng 9. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động đến năm 2025 ..................... 64
Bảng 10. Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ .... 67
Bảng 11. Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người
phục vụ .............................................................................................................................. 68
Bảng 12. Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có
người phục vụ giai đoạn 2015 - 2020 ................................................................................ 87
Bảng 13. Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có
người phục vụ giai đoạn 2021 - 2025 ................................................................................ 87
Bảng 14. Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không
có người phục vụ giai đoạn 2016 - 2020 ........................................................................... 88
Bảng 15. Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không
có người phục vụ giai đoạn 2021 - 2025 ........................................................................... 88
Bảng 16. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cống bể cáp giai đoạn 2016-2020 ................... 89
Bảng 17. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cống bể cáp giai đoạn 2021-2025 ................... 89
Bảng 18. Dự án đầu tư cải tạo chỉnh trang mạng cáp giai đoạn 2021-2025 ..................... 89
Bảng 19. Dự án đầu tư cải tạo hạ tầng cột ăng ten ........................................................... 90
Bảng 20. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cột ăng ten dùng chung ................................... 90
7


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

Bảng 21. Dự án đầu tư hạ tầng cột ăng ten dùng riêng hạ tầng ........................................ 90
Bảng 22. Dự án đầu tư cột ăng ten thu phát sóng ứng dụng công nghệ mới .................... 91

Bảng 23. Dự án đầu tư hạ tầng cột ăng ten dự phòng cho doanh nghiệp mới .................. 91
Bảng 24. Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị nâng cao năng lực quản lý nhà nước,
thực hiện quy hoạch ........................................................................................................... 92
Bảng 25. Danh mục các dự án đầu tư trọng điểm ............................................................. 92
Bảng 26. Thông số giả định của máy thu (điện thoại di động) ....................................... 105
Bảng 27. Thông số giả định của Node-B. ....................................................................... 105
Bảng 28. Thông số độ cao ăng ten theo vùng phủ sóng ................................................. 106
Bảng 29. Bảng tính bán kính phủ sóng trạm thu phát sóng ............................................ 106
Bảng 30. Giá trị K theo cấu hình trạm ............................................................................ 107
Bảng 31. Danh mục các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng ......................... 114
Bảng 32. Danh mục các khu vực, tuyến đường, phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại
A1 .................................................................................................................................... 145
Bảng 33. Quy hoạch khu vực, tuyến đường, phố chuyển đổi cột ăng ten loại A2b sang
cột ăng ten loại A1 ........................................................................................................... 149
Bảng 34. Danh mục các khu vực, tuyến đường, phố được lắp đặt cột ăng ten cồng
kềnh ................................................................................................................................. 151
Bảng 35. Danh mục các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng, sử dụng
công trình hạ tầng kỹ thuật để lắp đặt cáp viễn thông .................................................... 158

8


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

THUẬT NGỮ
1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là công trình
viễn thông có tính chất, đặc điểm, quy mô phù hợp với tiêu chí xác định công
trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được ban hành theo
Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ.

2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng là địa điểm lắp đặt các thiết bị
đầu cuối viễn thông và các trang thiết bị có liên quan khác do doanh nghiệp viễn
thông trực tiếp quản lý, khai thác để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử
dụng, bao gồm: điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ
(sau đây gọi là điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng loại Đ1) và điểm
cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ (sau đây gọi là
điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng loại Đ2).
3. Mạng ngoại vi là một phần của mạng viễn thông, bao gồm hệ thống cáp, hệ
thống ăng ten và các hệ thống thiết bị viễn thông khác, nằm bên ngoài nhà, trạm
viễn thông.
4. Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bao gồm nhà, trạm viễn thông, cột ăng
ten, cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (cống, bể, hào và tuy nen kỹ
thuật, v.v) được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép viễn thông, giấy
phép tần số thuê hoặc tự xây dựng để lắp đặt thiết bị viễn thông.
5. Trạm viễn thông là nhà hoặc công trình xây dựng tương tự khác được sử dụng
để lắp đặt thiết bị mạng.
6. Cột ăng ten là cột được xây dựng để lắp đặt ăng ten thu, phát sóng vô tuyến
điện (không bao gồm ăng ten máy thu thanh, thu hình của các hộ gia đình).
7. Cột ăng ten không cồng kềnh (sau đây gọi là cột ăng ten loại A1) là cột ăng
ten được lắp đặt trong và trên các công trình xây dựng nhưng không làm thay
đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình xây dựng, bao gồm:
a) Cột ăng ten tự đứng được lắp đặt trên các công trình xây dựng có chiều cao
của cột (kể cả ăng ten, nhưng không bao gồm kim thu sét) không quá 20% chiều
cao của công trình nhưng tối đa không quá 3 mét và có chiều rộng từ tâm của
cột đến điểm ngoài cùng của cấu trúc cột ăng ten (kể cả cánh tay đòn của cột và
ăng ten) dài không quá 0,5 mét (sau đây gọi là cột ăng ten loại A1a);
b) Cột ăng ten thân thiện với môi trường là cột ăng ten được thiết kế, lắp đặt ẩn
trong kiến trúc của công trình đã xây dựng, mô phỏng lan can, mái hiên, mái
9



Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

vòm, bệ cửa, vỏ điều hòa, bồn nước, tháp đồng hồ, tác phẩm điêu khắc, v.v,
hoặc được lắp đặt kín trên cột điện, đèn chiếu sáng hoặc dưới các hình thức
ngụy trang phù hợp với môi trường xung quanh và có chiều cao, chiều rộng như
quy định tại điểm a, mục 7 nêu trên (sau đây gọi là cột ăng ten loại A1b).
8. Cột ăng ten cồng kềnh (sau đây gọi là cột ăng ten loại A2), bao gồm:
a) Cột ăng ten được lắp đặt trên các công trình xây dựng không thuộc cột ăng
ten loại A1 được quy định mục 7 nêu trên (sau đây gọi là cột ăng ten loại A2a);
b) Cột ăng ten được lắp đặt trên mặt đất (sau đây gọi là cột ăng ten loại A2b);
c) Cột ăng ten khác không thuộc cột ăng ten các loại A1a, A1b, A2a, A2b (sau
đây gọi là cột ăng ten loại A2c).
9. Cột treo cáp là cột bằng thép, bê tông cốt thép hoặc vật liệu khác dùng để treo
cáp tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2011/BTTTT về lắp đặt
mạng cáp ngoại vi viễn thông đối với cột treo cáp viễn thông riêng biệt (sau đây
gọi là cột treo cáp loại C1), hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan
đối với cột treo cáp sử dụng chung với các ngành khác, như cột điện, cột đèn,
v.v (sau đây gọi là cột treo cáp loại C2).
10. Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (bao gồm cống cáp, bể cáp, hào và tuy nen
kỹ thuật, v.v) là công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng ngầm dưới mặt đất
để lắp đặt cáp, tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2011/BTTTT
về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông đối với công trình hạ tầng kỹ thuật
ngầm viễn thông riêng biệt (sau đây gọi là công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm loại
N1), hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đối với công trình hạ
tầng kỹ thuật ngầm sử dụng chung với các ngành khác, như công trình hạ tầng
kỹ thuật ngầm điện lực, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, cung cấp
năng lượng, v.v (sau đây gọi là công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm loại N2).
12. Nhà trạm: Công trình xây dựng để bảo vệ thiết bị viễn thông và các thiết bị
phụ trợ.

13. Trạm thu phát sóng thông tin di động: Bao gồm các công trình nhà trạm, cột
ăng ten và các thiết bị phụ trợ để phục vụ việc thu phát sóng thông tin di động
tại một địa điểm. Trong mạng thông tin di động thế hệ thứ 2 (2G), trạm thu phát
sóng thông tin di động được gọi là BTS; mạng 3G (Node B); mạng 4G (RAP Radio Access Point hoặc eNode B).
14. Vị trí trạm: Địa điểm, khu vực (xã, phường) lắp đặt trạm thu phát sóng thông
tin di động.
15. Dùng riêng hạ tầng: Tại một vị trí chỉ có 1 doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ
10


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

tầng cung cấp dịch vụ.
16. Dùng chung hạ tầng: Tại một vị trí có nhiều doanh nghiệp cùng đầu tư xây
dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ.
17. Thiết bị khác: Thiết bị có khả năng kết nối vào hạ tầng mạng thông tin di
động và sử dụng các dịch vụ thông tin di động nhưng không phải là điện thoại di
động. (Ví dụ: thiết bị khác như USB 3G, Ipad, máy tính xách tay….).
18. Đường dây thuê bao cố định bao gồm: Thuê bao điện thoại cố định, thuê bao
internet cáp đồng và cáp quang.

11


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ
tầng của nền kinh tế quốc dân, là công cụ quan trọng để hình thành xã hội thông

tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Viễn thông có
nhiệm vụ đảm bảo thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng
và Chính quyền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc
phòng, phòng chống thiên tai; đáp ứng các nhu cầu trao đổi, cập nhật thông tin
của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, các vùng miền của tỉnh.
Ngành Viễn thông trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua đã có sự
phát triển nhanh chóng, tỷ lệ đóng góp của Viễn thông vào GDP của tỉnh ngày
càng cao, góp phần không nhỏ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, việc Viễn thông phát triển nhanh, bùng nổ, đã dẫn tới một số
bất cập trong phát triển hạ tầng mạng lưới và đặt ra nhiều vấn đề về quản lý nhà
nước, phát triển hạ tầng chưa đồng bộ với phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội,
phát triển chưa đồng bộ với các ngành khác, phát triển hạ tầng chồng chéo, mỗi
doanh nghiệp xây dựng một hạ tầng mạng riêng; hệ thống trạm thu phát sóng di
động dầy đặc…gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, giảm hiệu quả sử dụng hạ
tầng mạng lưới.
Thực tế hiện nay tại Cao Bằng, việc xây dựng, cấp phép xây dựng và công
tác quản lý nhà nước đối với các trạm thu phát sóng gặp rất nhiều khó khăn. Số
lượng các trạm thu phát sóng xây dựng nhiều đã ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị
và kiến trúc tổng thể tại một số khu vực. Vấn đề không sử dụng chung cơ sở hạ
tầng của các doanh nghiệp gây nên sự lãng phí trong xã hội cũng được đặt ra
nhưng chưa thực sự được các doanh nghiệp chú trọng, các văn bản quản lý nhà
nước tại địa phương về việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp
đều chưa có. Do vậy, công tác quản lý nhà nước tại địa phương thực tế gặp
nhiều khó khăn.
Trong thời gian gần đây, Chính phủ và Bộ Thông tin Truyền thông đã đưa
ra những quan điểm chỉ đạo đề cập đến việc xây dựng, quản lý và phát triển bền
vững cơ sở hạ tầng viễn thông, quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động (Luật
viễn thông; chỉ thị số 422/CT-TTg; nghị định số 25/2011/NĐ-CP…). Quy hoạch
này nhằm cụ thể hóa những quan điểm chỉ đạo trên tại địa phương.

12


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

Công nghệ viễn thông có sự thay đổi nhanh chóng (2G, 3G, 4G, NGN…),
do đó cần xây dựng Quy hoạch để phù hợp với xu hướng phát triển của công
nghệ.
Quy hoạch Phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Cao Bằng giai đoạn
2006-2010, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh chưa đề cập đến việc sử
dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi…Quy
hoạch này sẽ đề cập cụ thể các nội dung trên (cơ chế, giải pháp, tổ chức thực
hiện) và làm rõ vai trò, thẩm quyền của địa phương đối với việc quản lý, phát
triển hạ tầng viễn thông thụ động.
Dựa trên những sở cứ trên, việc xây dựng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025
là thực sự cần thiết.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
1. Các văn bản của Trung ương
Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Nghị định 41/2007/NĐ-CP, ngày 22/3/2007 của Chính phủ về xây dựng
ngầm đô thị, hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng các yêu cầu đặc thù của xây
dựng ngầm đô thị;
Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 quy định về quản lý không
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về Quản lý
không gian xây dựng ngầm đô thị.
Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Viễn thông;

Nghị định 72/2012/NĐ-CP, ngày 24/9/2012 quy định về quản lý và sử
dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và khuyến khích áp dụng
đối với khu vực ngoài đô thị;
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ
quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Chỉ thị 422/CT-TTg ngày 2 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính Phủ
về việc tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông;
Quyết định 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;
13


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23/10/2012 của Chính phủ về tiêu
chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;
Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 11/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm
2020, định hướng đến năm 2025;
Thông tư 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11/12/2007, hướng dẫn
những nội dung về cấp giấy phép xây dựng cho việc xây dựng, lắp đặt các trạm
thu, phát sóng thông tin di động ở đô thị;
Thông tư 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ GTVT về việc
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24
tháng 02 năm 2010 của Chính phủ;
Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực
và sản phẩm chủ yếu;
Thông tư 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và

Truyền thông về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch
hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh
vực và sản phẩm chủ yếu;
Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27/12/2013
về việc Quy định dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được
lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;
Thông tư liên tịch số 210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT ngày
30/12/2013 về việc Hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương
pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;
Công văn số 325/CVT-HTKN ngày 26/3/2014 của Cục Viễn thông về một
số vấn đề cần lưu ý trong quá trình xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn
thông thụ động tại địa phương theo Thông tư số 14/TT-BTTTT;
2. Các văn bản của địa phương
Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 26/10/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cao Bằng về việc phê duyệt dự án quy hoạch Phát triển Bưu chính, Viễn thông
tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.
14


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Cao Bằng v/v Phê duyệt phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 26/5/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Cao Bằng v/v Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật Viễn thông thụ động tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 2020, định hướng đến năm 2025.

III. PHẠM VI, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH
1. Phạm vi Quy hoạch
Phạm vi quy hoạch hạ tầng mạng viễn thông thụ động được thực hiện trên
phạm vi toàn bộ diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính tỉnh Cao Bằng.
2. Thời kỳ Quy hoạch
Xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Cao Bằng
giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025.
IV. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH
1. Mục tiêu của quy hoạch
Tăng cường quản lý nhà nước trong phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông
thụ động trên địa bàn tỉnh.
Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo đúng định hướng góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bảo đảm phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bền vững; thu
hẹp khoảng cách phát triển viễn thông giữa các vùng, miền; bảo đảm bảo vệ môi
trường, cảnh quan, mỹ quan đô thị; bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và
an ninh thông tin.
Thống nhất, đồng bộ phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động với
xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị, điểm dân cư nông thôn, với xây dựng, phát
triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, chiếu sáng công cộng, cấp
nước, thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong hoạt động viễn
thông trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng, phát triển
hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
Quy hoạch nhằm xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra
các lĩnh vực, dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu
quả, đề xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
15



Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

nhằm thực hiện các dự án cấp thiết về phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ
động.
Quy hoạch tổng thể hạ tầng mạng viễn thông thụ động nhằm đồng bộ với
quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh
tế xã hội tỉnh Cao Bằng.
Hiện đại hóa hạ tầng, mạng lưới viễn thông, truyền dẫn phát sóng tốt nhất,
gần gũi nhất với người tiêu dùng, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương
với chất lượng cao.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho việc phát triển
cơ sở hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu
cầu và đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Thống nhất việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng (Cống bể, Nhà trạm, cột ăng
ten, truyền dẫn và các thiết bị phụ trợ khác….) để các doanh nghiệp thực hiện
xây dựng, mở rộng mạng lưới mạng viễn thông một cách đồng bộ, khoa học,
không chồng chéo theo đúng quy định của pháp luật.
Làm cơ sở trong xây dựng, mở rộng hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh,
đảm bảo an toàn cho công trình, các công trình lân cận; đáp ứng các quy chuẩn,
tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức
khỏe cho cộng đồng; đảm bảo tuân thủ quy hoạch chuyên ngành, xây dựng, kiến
trúc, cảnh quan đô thị.
Xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra các lĩnh vực, những
dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề xuất
các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực
hiện thành công các dự án cấp thiết về phát triển hạ tầng viễn thông.
2. Nội dung nghiên cứu và quan điểm quy hoạch

2.1. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát hiện trạng mạng viễn thông trên địa bàn, trong đó tập trung vào

hạ tầng mạng thông tin di động; hạ tầng mạng cống bể, cột treo cáp; hạ tầng hệ
thống nhà trạm viễn thông.
Nghiên cứu cơ chế quản lý của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà
nước về quá trình xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng viễn thông thụ động.
Nghiên cứu xu hướng phát triển hạ tầng mạng viễn thông, kinh nghiệm
của một số nước về quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông.
Nghiên cứu các luận chứng, lựa chọn các phương án quy hoạch phù hợp
với hiện trạng và các định hướng phát triển của tỉnh.
16


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

2.2. Quan điểm xây dựng quy hoạch
Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông đồng bộ, phù hợp, thống nhất với
quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của các ngành khác tại địa phương
(giao thông, xây dựng, điện, nước...) và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có
liên quan.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển ngành gắn hiệu quả tổng thể, đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững.
Bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, liên tục và kế thừa; dựa trên các kết quả
điều tra cơ bản, các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan để xây dựng quy hoạch.
3. Nhiệm vụ của dự án quy hoạch

3.1. Quy hoạch công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh
quốc gia
Xác định địa điểm hoặc tuyến hướng, quy mô các khu vực trên địa bàn
được sử dụng để xây dựng; loại hình và thời điểm đưa vào sử dụng công trình
viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.


3.2. Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
Xác định các yêu cầu cụ thể đối với việc bố trí và xây dựng các điểm cung
cấp dịch vụ viễn thông công cộng có/không người phục vụ nhằm bảo đảm mỹ
quan, an toàn, thuận tiện trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
Xác định dự kiến số lượng, địa điểm, quy mô các điểm trên địa bàn được
dùng để triển khai và thời điểm đưa vào sử dụng các điểm cung cấp dịch vụ viễn
thông công cộng.

3.3. Quy hoạch cột ăng ten
Xác định các yêu cầu cụ thể đối với việc bố trí và xây dựng các cột ăng
ten nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động của mạng viễn thông và bảo vệ cảnh
quan môi trường, đặc biệt trong các khu vực đô thị.
Từng bước cải tạo, hạn chế việc xây dựng các cột ăng ten cồng kềnh, đặc
biệt là các cột ăng ten cao trên 50m, đồng thời triển khai kế hoạch chuyển đổi
cột ăng ten cồng kềnh sang cột ăng ten không cồng kềnh trên địa bàn trong thời
hạn của quy hoạch nhằm tiến đến một không gian đô thị và điểm dân cư nông
thôn không có cột ăng ten cồng kềnh, hoặc hạn chế cột ăng ten cồng kềnh đến
mức thấp nhất.
17


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

3.4. Quy hoạch cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
Xác định các yêu cầu cụ thể đối với việc bố trí và xây dựng cột treo cáp,
công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.
Nâng cấp, cải tạo mạng cáp treo; tăng cường sử dụng chung cột treo cáp,
công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm; triển khai kế hoạch ngầm hóa cáp viễn thông.


18


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

PHẦN II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý
Cao Bằng là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Cao Bằng có
diện tích tự nhiên 6.703,42 km², chiếm khoảng 2,12% diện tích cả nước. Phía
Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài
333 km, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc
Kạn, phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn. Theo chiều Bắc - Nam là 80 km từ
230o7’12’’ ÷ 22021’21’’ vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã
Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều Đông - Tây là 170 km, từ 105016’15’’
÷ 106050’25’’ kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý
Quốc, huyện Hạ Lang). Là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, xa các trung tâm
kinh tế lớn của vùng Đông Bắc và cả nước nhưng Cao Bằng lại có ba cửa khẩu
là Tà Lùng, Hùng Quốc và Sóc Hà. Đây là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện cho
tỉnh giao lưu kinh tế với bên ngoài, nhất là Trung Quốc.
2. Địa hình
Kiến tạo địa chất chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, bị chia cắt
bởi nhiều sông suối ngắn, thung lũng hẹp đã chia Cao Bằng thành bốn vùng địa
hình chính: (i) địa hình vùng núi đá vôi phía Bắc và Đông Bắc, chiếm 32% diện
tích tự nhiên của tỉnh dọc biên giới Việt Trung, thuộc các huyện Bảo Lâm, Bảo
Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên,
Phục Hòa và Thạch An. Độ cao trung bình trong vùng từ 700-1.000m; (ii) Địa
hình vùng núi đất ở phía Tây và Tây Nam, chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh, thuộc các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc và Nguyên Bình. Đặc trưng chủ
yếu là địa hình núi cao bị phân cắt mạnh bởi các khe, thung lũng sâu. Độ cao

trung bình từ 700-1.000m; (iii) Địa hình vùng bồn địa thuộc thành phố Cao
Bằng và huyện Hòa An dọc sông Bằng, chiếm 12% toàn tỉnh; và (iv) Địa hình
vùng thấp (thung lũng, bồn trũng) chiếm khoảng 16% diện tích toàn tỉnh, tập
trung chủ yếu ở các huyện Hòa An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Uyên.
3. Khí hậu
Khí hậu Cao Bằng mang tính chất nhiệt đới, gió mùa lục địa núi cao và có
đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Trong năm
có hai mùa rõ rệt: mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh
(mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3. Mùa hè có nhiệt độ trung bình 25-280C và
19


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

nóng nhất vào tháng 7. Mùa đông có nhiệt độ trung bình 14-180C và lạnh nhất
vào tháng Giêng. Vào mùa đông, trên vùng núi đá vôi ở phía Bắc và Đông Bắc
của tỉnh thường có sương muối, nhiệt độ trung bình khoảng 50C, có ngày xuống
đến 00C. Ngoài ra, còn có các tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới, cho phép phát triển
nhiều loại vật nuôi, cây trồng đa dạng.
Lượng mưa trung bình hàng năm của tỉnh từ 1.300-1.500 mm/năm. Số
ngày mưa trung bình khoảng 92 ngày, số giờ nắng không nhiều, chỉ khoảng
1.500-1.600 giờ/năm, độ ẩm trung bình khoảng 80%.
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Tài nguyên đất
Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của tỉnh với tổng diện là
670.786 ha, trong đó đất nông nghiệp có 629.362 ha, chiếm 93,82% diện tích đất
tự nhiên. Đất nông nghiệp truyền thống có diện tích trên 94,576 nghìn ha (chiếm
14,1%), đất lâm nghiệp 534,3 nghìn ha (chiếm 79,66%) gồm ba loại rừng: rừng
sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản là 443 ha
(chiếm 0,07%). Hệ số sử dụng đất là 1,3 lần. Về cơ bản, nguồn tài nguyên đất đã

được khai thác khá triệt để, khả năng mở rộng diện tích canh tác trong tương lai
không lớn.
2. Tài nguyên rừng
Đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh chiếm tỷ trọng cao 79,66% tổng diện tích
đất tự nhiên, độ che phủ rừng ước đạt 52%. Hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là
rừng nghèo, rừng non mới tái sinh, rừng trồng và rừng vầu nên trữ lượng gỗ ít.
Rừng tự nhiên còn một số gỗ quý như nghiến, sến, tô mộc, lát nhưng không còn
nhiều, dưới tán rừng còn có một số loài đặc sản quý như sa nhân, bạch truật, ba
kích, hà thủ ô và một số loài thú quý hiếm như: gấu, hươu, nai, và một số loài
chim… Ngoài ra, tài nguyên rừng ở khu vực Phja Oắc, Phja Đén (huyện Nguyên
Bình) có thể khai thác để hình thành các khu du lịch sinh thái.
3. Tài nguyên khoáng sản
Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, cho
phép phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Tỉnh
có 146 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có những
mỏ quy mô khá tập trung nhiều ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang,
Nguyên Bình, Thạch An… Khoáng sản của tỉnh có thể chia làm 5 nhóm chính:
(i) nhóm Năng lượng có than và uran; (ii) nhóm Kim loại: bao gồm sắt, mangan,
đồng, niken, chì, kẽm, bauxit, antimon, thiếc - wonfram, vàng; (iii) nhóm
20


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

khoáng sản không kim loại, bao gồm pyrit, barit, pluorit, photphorit; (iv) nhóm
đá quí, bán đá quí: Hiện Cao Bằng mới chỉ phát hiện loại bán đá quí đó là thạch
anh tinh thể, một trong những loại kim loại quý hiếm hiện nay; và (v) Nhóm vật
liệu xây dựng (VLXD) bao gồm đá vôi, dolomit, sét (gạch), cát cuội sỏi thuận
lợi cho các ngành sản xuất VLXD phát triển. Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản
của Cao Bằng tuy đa dạng về chủng loại nhưng trữ lượng thấp, đã được khai

thác nhiều và phân bố rải rác trên nhiều địa bàn cách xa nhau, không thuận lợi
về mặt giao thông. Bên cạnh đó, Cao Bằng cũng có một số mỏ có ý nghĩa chiến
lược về kinh tế và quốc phòng, có trữ lượng tương đối lớn và chất lượng tốt, là
cơ sở để trở thành mũi nhọn trong phát triển công nghiệp khai khoáng của tỉnh
(như sắt, mangan, chì, thiếc…).
III. TIỀM NĂNG KINH TẾ
1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Cao Bằng có nhiều cửa khẩu thông thương với Trung Quốc tạo thuận lợi
giao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá. Bên cạnh đó nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cũng là tiền đề để phát triển ngành công
nghiệp của tỉnh. Đất nông – lâm nghiệp còn tiềm năng chưa được khai thác, đất
vườn tạp còn nhiều, khả năng thâm canh tăng vụ còn lớn. Đó là các cơ sở và
cũng là điều kiện cho phép phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả. Với những
đặc điểm địa hình, đất đai, nguồn nước và khí hậu đã tạo cho Cao Bằng có điều
kiện phát triển một nền nông lâm nghiệp đa dạng, phong phú với nhiều loại cây,
con sinh trưởng và phát triển tốt cho sản phẩm có giá trị hàng hoá cao, được thị
trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhân dân các dân tộc Cao Bằng có
truyền thống cách mạng, yêu nước, đoàn kết xây dựng quê hương
2. Tiềm năng du lịch
Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và có ba cửa
khẩu chính thuận tiện cho phát triển thương mại và khai thác du lịch. Về di tích
lịch sử: khu di tích Pắc Bó; khu di tích Lam Sơn; khu di tích lịch sử rừng Trần
Hưng Ðạo (Nguyên Bình); khu di tích lịch sử Đông Khê, thành nhà Mạc, thành
Nà Lữ, đền Kỳ Sầm, hầm pháo đài thị xã. Về cảnh quan thiên nhiên: tỉnh có
nhiều khu hồ có cảnh quan đẹp như hồ Thang Hen, hồ Khuổi Lái; một số địa
danh đã có tiếng trong toàn quốc như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao. Bên
cạnh đó là các cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh và Sóc Giang thông thương với
Trung Quốc có thể hình thành các tour du lịch mua sắm hấp dẫn. Các tiềm năng
du lịch sinh thái đáng lưu ý khác là khu bảo tồn sinh thái Phja Oắc – Phja Đén,
khu nước khoáng Tân An phù hợp với nhiều loại hình du lịch đa dạng như du

21


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

lịch sinh thái, khám phá, nghỉ dưỡng, tâm linh, mua sắm...
Ngoài ra, Cao Bằng còn có một số làng dệt thổ cẩm, nghề rèn và những
làn điệu hát then, hát si, hát lượn... của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó
hát then của các dân tộc vùng Đông Bắc đang đề nghị UNESCO công nhận là di
sản phi vật thể của thế giới. Đây là nét đẹp bản sắc dân tộc thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước đến với tỉnh.
IV. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
1. Dân số và Dân tộc
Dân số tính đến năm 2014 khoảng 520.168 người. Mật độ dân số khoảng
77 người/km2. Dân số thành thị chiếm khoảng 23% dân số, dân số khu vực nông
thôn chiếm khoảng 77% dân số tòan tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó tỉ lệ
đồng bào các dân tộc ít người chiếm 92% (Tày 41%, Nùng 31,3%, H’mông
10,1%, Dao 10,1%, Kinh 5,8%, Sán Chay 1,4%...), Cao Bằng là một trong số ít
các tỉnh miền núi phía Bắc có tỉ lệ đồng bào các dân tộc ít người cao. Mỗi dân
tộc đều có những di sản văn hóa độc đáo của mình, tạo nên một nét đẹp văn hóa
đa dạng và hấp dẫn của Cao Bằng.
2. Lao động
Tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
năm 2014 đạt khoảng 346,461 người; chiếm khoảng 66% dân số. Trong đó, tỷ lệ
lao động ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, lao động qua đào tạo chiếm
58%.
Nguồn lao động trên địa bàn tỉnh khá dồi dào là yếu tố thuận lợi để phát
triển kinh tế, nhưng cũng tạo ra sức ép lớn trong giải quyết việc làm và các vấn đề
xã hội.

Đánh giá chung về nguồn nhân lực của tỉnh có thể thấy: Cao Bằng có một
lực lượng lao động tương đối dồi dào, nhưng chất lượng còn thấp và chủ yếu tập
trung trong lĩnh vực NLNN là lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng thấp, đồng thời khả
năng tiếp cận tư duy kinh tế thị trường, tác phong và kỷ luật lao động theo kiểu
công nghiệp có nhiều hạn chế. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với Cao Bằng
trong giai đoạn phát triển mới.
V. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Bước vào thực hiện năm kế hoạch 2014 nền kinh tế của cả nước nói chung
và của tỉnh Cao Bằng nói riêng vẫn tiếp tục gặp khó khăn, song với sự nỗ lực
22


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh,
tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng năm 2014 có những chuyển biến tích
cực.
Ngày 11/4/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 512/QĐ-TTg,
v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến
năm 2020, định hướng đến năm 2020. Với mục tiêu phát triển kinh tế Cao Bằng
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên các lợi thế về điều kiện tài
nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, lịch sử, xã hội và được vận hành trên cơ sở nền
hành chính cải cách theo hướng cởi mở, thân thiện. Đời sống vật chất của nhân
dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt mức khá trong
khu vực và khoảng cách ngày càng được rút ngắn so với mức trung bình của cả
nước; đời sống tinh thần được duy trì và phát triển trên cơ sở nền văn hóa đa dân
tộc; nền an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội, môi trường sống của người dân
luông được củng cố và cải thiện, với các mục tiêu cụ thể.
1. Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trong giai đoạn từ nay đến năm 2015

bình quân đạt khoảng 13,8%/năm; giai đoạn 2016 - 2020, bình quân đạt khoảng
14,2%/năm; giai đoạn 2021 - 2025, bình quân đạt khoảng 13,4%/năm. Kim
ngạch xuất khẩu tăng 18-20%/năm.
- Đến năm 2015: Cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch
vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 30,5%, 45,3%, và 24,2%; GDP
bình quân đầu người đạt khoảng 1.179 USD/năm, thu ngân sách đạt khoảng
1.500 tỷ đồng/năm.
- Đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch
vụ nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 33,4%, 46,6% và 20,2%%; GDP
bình quân đầu người đạt khoảng 2.484 USD/năm, thu ngân sách đạt khoảng
4.300 tỷ đồng/năm.
- Tầm nhìn đến 2025: Cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng,
dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 33,3%, 50%, và 16,7%;
GDP đầu người đạt khoảng 5.143USD/năm.
2. Về xã hội:
- Phấn đấu tốc độ tăng dân số khoảng 0,6%/năm; tạo việc làm mới bình
quân mỗi năm khoảng 9.500 người; giảm tỷ lệ hộ nghèo khoảng 3%/năm.
- Đến năm 2015: Phấn đấu 14% (90/657) số trường học đạt chuẩn Quốc
gia, trong đó 75% số trường dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia; phổ cập giáo dục
23


Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

tiểu học đúng độ tuổi, đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt 34%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 20%; tỷ lệ số xã đạt
chuẩn quốc gia về y tế đạt 40%; tỷ lệ phủ sóng phát thanh - truyền hình đạt
100%; 60% xã, thị trấn có nhà văn hóa và 100% làng bản có nhà văn hóa; 80%
số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; phấn đấu mỗi huyện có từ 1 đến 2 xã đạt
tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Đến năm 2020: Phấn đấu 28% số trường học đạt chuẩn Quốc gia, trong
đó 100% số trường dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia; đạt chuẩn quốc gia về
phổ cập giáo dục phổ thông trung học. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50-55%;
tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dướu 18%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn quốc gia về y
tế đạt 60%; 100% xã, thị trấn có nhà văn hóa và 100% làng bản có nhà văn hóa;
85% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn
mới khoảng 20%.
3. Về môi trường:
- Tỷ lệ che phủ của rừng trên 55% năm 2015 và trên 60% năm 2020.
- Đến năm 2015: 87% dân số đô thị được dùng nước sạch, 86% dân cư
vùng nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.
- Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân số vùng đo thị và nông thôn được
dùng nước hợp vệ sinh; 100% đo thị có quy hoạch bãi rác thảu và thực hiện thu
gom rác thải, 60% các khu đô thị và trên 80% các cơ sở có hệ thống xử lý nước
thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
VI. HẠ TẦNG
1. Hệ thống giao thông
Cao Bằng có duy nhất một loại hình giao thông đó là giao thông đường
bộ. Với tổng chiều dài 4.462,7 km trong đó: Quốc lộ: 413 km; tỉnh lộ: 607 km;
huyện lộ: 1.002,4 km; đường xã: 2.440,3 km.
- Hệ thống đường quốc lộ, với tổng chiều dài 413 km về cơ bản đã được
nhựa hóa, đạt tiêu chuẩn từ đường cấp IV miền núi (61,6%) đến cấp V miền núi
(khoảng 38,4%). Đây là những trục đường giao thông chính kết nối việc giao
lưu của Cao Bằng với các tỉnh khác trong cả nước Việt Nam. Chất lượng mặt
đường loại tốt 206 km, chiếm 50%, chất lượng mặt đường loại khá 166 km
chiếm 40%, và chất lượng mặt đương loại xấu hoặc đang thi công có 41 km,
chiếm 10%. Hiện nay QL34 đang từng bước được cải tạo để đạt chuẩn cấp IV
miền núi.
- Hệ thống đường tỉnh lộ, với tổng chiều dài 607 km bao gồm 18 tuyến
24



Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

đường, được phân bố khắp các huyện lỵ của tỉnh Cao Bằng, các loại đường chủ
yếu từ cấp IV đến cấp VI miền núi và loại GTNT A-B. Trong đó có 463,4 km đã
được rải nhựa, chiếm 76%, còn 144 km đường có mặt rải đá dăm, chiếm 24%.
Hiện tại mới có 43 km đường tỉnh lộ đạt chuẩn cấp IV miền núi. Tỉnh đang tiếp
tục triển khai thi công 53 km đoạn Quảng Uyên - Thác Bản Giốc và 31 km đoạn
Quảng Uyên - Hạ Lang.
- Đường Đô thị với tổng chiều dài 145,8 km, bao gồm 142 tuyến, có 11,5
km bê tông xi măng, 72,5 km được rải nhựa, 61,8 km km là đường rải đá dăm và
đường đất.
- Hệ thống đường huyện và đường xã với tổng chiều dài 1.002,4 km
đường huyện và 2.440,3 km đường xã, tỷ lệ đường đã kiên cố hóa hết năm 2010
đạt khoảng 8,2%. Trong đó tỷ lệ nhựa hóa đường huyện là khoảng 174,9 km,
chiếm 27,6%, đường xã được nhựa hóa là khoảng 55 km, chiếm 2,3%, còn lại
chủ yếu là đường cấp phối, cấp phối đá dăm và đường đất. Chất lượng đường
huyện nói chung có mặt đường hẹp, kết cấu mặt đường, móng, hệ thống cống,
rãnh thoát nước còn thiếu nhiều, do vậy khi có mưa thoát nước không kịp dẫn
đất bị xói lở, phá nền đường, mặt đường. Hệ thống đường xã nhìn chung là loại
đường nhỏ, hẹp chủ yếu là đường đất và đường cấp phối.
Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Cao Bằng v/v Phê duyệt phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng
đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã đặt ra các mục tiêu cụ thể phát triển hệ
thống giao thông tỉnh Cao Bằng, trong ngoài việc định hướng phát triển nâng
cấp hệ thống đường bộ, đã định hướng nghiên cứu để đề xuất phát triển các hệ
thống giao thông đường thủy, đường không và đường sắt.
2. Mạng lưới cấp điện
Cao Bằng là một trong những tỉnh nằm trong vùng tương đối khó khăn

trong việc cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với địa hình đồi núi cao, hiểm
trở, các đường dây điện lưới Quốc gia cung cấp cho Cao Bằng chủ yếu được xây
dựng băng qua các vùng đồi núi cao.
Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội,
Tỉnh đã cùng Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có nhiều cố gắng trong việc tìm
kiếm nguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh hệ thống cấp điện gồm có:

2.1. Đường dây và trạm biến áp hiện có:
Đường dây 220kV và các đường dây 110kV vận hành tốt, ổn định và vừa
25


×